1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp tác đảm bảo quyền con người trong ASEAN và thực tiễn ở Việt Nam

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 7,96 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BO TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THẠCH THỊ NGỌC TÂM

HOP TÁC ĐẢM BẢO QUYEN CON NGƯỜI TRONG ASEAN VA THỰC TIEN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

‘Ha Nội, tháng 11 năm 2021

Trang 2

THẠCH THỊ NGỌC TÂM

HOP TÁC ĐẢM BẢO QUYEN CON NGƯỜI TRONG ASEAN VA THỰC TIEN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật quốc tếMã sô 8380108

'Người hướng dan: TS Chu Mạnh Hùng

‘Ha Nội, tháng 11 năm 2021

Trang 3

LỜI CAM DOAN

"Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa hoc của riêng tôi Cac

số liêu, ví du và trích dẫn trong luân văn đảm bão đô tin cây, chính xác và

trung thực.

Hà Nội tháng - năm 202

Tác giả luận văn.

Thạch Thị Ngọc Tam

Trang 4

SIT] CHỮ TIENG VIỆT TIENG ANH

VIẾT TẮT

1 [ASEAN |Hiep hội các quúc ga Đồng |Association of SoutheastNam Á Asia Nation

2 |AEMW — |Uy ban về Quyến cia người | Committee on MigrantLao động di trú ASEAN Worker

3 [ACWC — [Uy ban về quyến của phụ nữ | Commission on the Rights of

va tré em ASEAN Women and Children.

4 |ARRD | Tuyén bo vé Quyến con ngwoi |Human Rights Dedaration

5 [ATEHR | Intergovermental Commission |Uy ban Liên chinh phi về

on Human Rights Quyển con người ASEAN

6 /ICCPR Intemational Convention on|Céng wdc quốc tế về các

Civil and Political Rights quyển dân sự, chính trị

7 [TEESCR [Intemational Convention on|Cong ước quốc tế về các

Economic, Social and Cultural | quyền kinh tế, xã hội va văn.

Rights hóa LHQ Liên hợp quốc 3 [TOR Tens of Reference Ban quy chế hoạt động

5 |UBHR [Universal Dedaration on | Tuyén ngốn toan thé giới về

Human Rightsquyển con người

Trang 5

MỞĐÀU a1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE ASEAN VÀ HỢP TAC DAM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ASEAN 6

111 Khái quát về ASEAN 6

1.11 Lịch sử phát triển của ASEAN 6 1.12 Vẫn dé quyên con người trong ASEAN 8 1.2 Hợp tác đâm bảo quyền con người trong ASEAN 10 1.2.1, Hop tác atin bảo quyén con người trước năm 2007 10

1.212 Về quên của trễ em 13 1.2.1.3 Về quyên của người lao động di trú 14 122 Hop tác đâm bảo quyền con người sau khử có Hiễn chương ASEAN

161.23 Cúc co quan quyén con người cũa ASEAN LÒ

123.1 Gy ban liền chính phũ ASEANvề nhân quyén (AICHR 19

1.2.3.2 Ủy ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bdo vệ và tiic đây cácquyển cũa người lao động ait trú (ACMI) 3

123.3 Of ban thúc đấy, bão vô quyển pin nứt và rẻ em ASEAN

(ACTC) 3

12.4 Paghia hop tác dim bảo vô quyằn con người của ASEAN, 24 13.Giải pháp thúc day hợp tác đảm bảo quyền con người trong ASEAN 27

1.3.1 Đỗi mới tổ chức, hoại đông cũa AICHR 27

13.2 Tăng cường hop tác với các cơ quan nhân quyên quốc gia 29

Kết luận chương 3

Trang 6

2.1 Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hợp tác đảm bảo quyền.

3.11 Hop tác về quyền con người cũa Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN

362.1.2 Hop tác phi chính ph 39

2.2 Thực tiễn đảm bảo quyền con người ở Việt Nam 40

2.2.1.1 Về quyền dân sự chính trị 40 2.2.1.2 Các quyền kính tế, xã hội và văn hóa 50 2.2.13, Báo vệ các nhóm đỗ bị tẫn thương và người dân 6 các kim vực it lợi thé 3 2.2.2, Han chỗ trong đâm bão quyên con người 6 Việt Nam: 61 23 Giải pháp thúc đẩy đảm bảo quyền con người của Việt Nam 62

Kết luận chương 2 73

KET LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Lý do chọn đề

Quyên con người là thành quả phát triển lâu dai của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh than quý bau, cao cả nhất của nên van minh nhân loại Do vậy từ lâu nay, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của minh, con người luôn tim cách thức để có thé bảo đảm thực hiện các quyển của mình một cách hiệu quả nhất Từ đó, đã xuất hiện những cơ chế nhất đính để hiện thực hóa quyển con người Hop tác đảm bảo quyển con người tạo lập niên ở cấp độ quốc gia, khu vực và toản cầu để có thể thúc đẩy:

việc hiện thực hóa các quyền và tự do cơ bản của con người trong cuộc sống

Thông qua đó, các quốc gia có cơ hội để ra soát hệ thống pháp luật quốc gia

Việc áp dụng các quy đính trong các văn kiện quốc tế mà quốc gia là thánh

viên có thé được thực hiện theo phương thức áp dụng trực tiếp các điều ước

quốc tế đã được kí kết va gia nhập, hoặc quốc gia thành viên sé thông qua

trình tự lập pháp của minh để có thể nội luật hóa các nguyên tắc, giá trị chung được ghi nhận trong điều ước quốc tế ma quốc gia là thảnh viên.

Ở Đông Nam A, việc Hiển chương ASEAN được thông qua vào năm.

2007 đã đánh dẫu một bước tiền mới không chi trong tién trình hội nhập ma

con trong việc bao vệ và thúc đẩy quyển con người của các quốc gia trong

khu vực Hiển chương ASEAN ra đời đã cũng cấp một cơ sỡ pháp lý quan

trong cho việc hình thành một cơ chế bao vệ và thúc đẩy quyển con người

trong khu vực Tiếp sau Hiển chương là sự ra đời của các cơ quan chuyên

môn vé vẫn để quyển con người như Ủy ban Liên chính phũ về quyển con người ASEAN, Ủy ban thực hiện Tuyên bổ ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyển của người lao đông di trú va Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyên cia phụ nữ va trẻ em Trong đó thiết chế trung tâm là Uy ban Liên chính phủ về

Trang 8

Cho đến nay, cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyển con người ở khu vực ASEAN van được coi là một cơ chế mới Các quy định vẻ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này, đặc biệt lả của cơ quan trung tâm lả Ủy ban

Liên chính phũ về quyển con người ASEAN còn nhiễu hạn chế Đồng thời,

ASEAN cũng mới chỉ có một Tuyên bồ chung vé quyển con người chr chưa

thực sự có được một văn kiện mang tính pháp lý chung của của khu vực về

quyển con người Do vậy, cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyển con người ở ASEAN chưa thé van hanh một cách hiệu quả.

"Thực trang này cho thay sự cân thiết phải có những nghiên cứu chuyên

sâu về các cơ chế bao vệ và thúc đây quyền con người trên thé giới cũng như ở các khu vực khác dé góp phan vào việc đưa ra các để xuất cho việc sây dung và phát triển về cả thể ché lẫn thiết chế nhằm hướng tới một cơ chế hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

“Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn để tải “Hop tic đấm

bão quyên con người trong ASEAN và thie

thạc sĩ là cần thiết, có ý nghĩa cả phương điện lý luận và thực tiễn 2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Cơ chế bảo vệ va thúc đẩy quyên con người nói chung và khu vực

in ở Viet Nam” làm luận vin

ASEAN nói riêng đã được để cập trong một số công trình nghiên cứu khoahọc khác nhau 6 Việt Nam cũng như trên thé giới

Ở Việt Nam có thể kể đến như “Giáo trình Lý luận va Pháp luật vẻ quyền cơn người”, Khoa Luật ~ Đại học Quốc gia Hà Nội, Nzb Chính trị quốc

gia, 2009, "Cơ chế Quốc tế và Khu vực vẻ quyền con người", Học viên Khoahọc Xã hôi, Nab Khoa học Xã hội, 2014; “Cơ chế bao dim va bao vệ quyểncon người", GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nzb Khoa học Xã hội, 2011

Trang 9

hay “Bảo vệ vả thúc đẩy quyển con người trong khu vực ASEAN”, Khoa

Luật ~ Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động ~ Xã hội, 2012

Trên thé giới có các công trình nỗi bật như: “Universal Human Rights

in Theory and Practice”, Jack Donnelly, Comell University Press, 2013,“Regional Protection of Human Rights — Volume 1”, Dinah Shelton andPaolo G Carozza OUP USA, 2013, “The ASEAN IntergovemmentalCommission on Human Rights: Iastituionalising Human Rights in SoutheastAsia’, Hsien-Li Tan, Cambridge University Press, 2011 và nhiễu bai viếtkhác như “The Evolving ASEAN Human Rights System The ASEANHuman Rights Declaration of 2012, Gerard Clarke, The Nw, UJ Int'l Hum.Rts, 2012 cũng như “Evolution of Human Rights Norms and Machinery” của

tác giả Bertrand G Ramcharan Các công trình kể trên đã cung cấp một lượng kiến thức lớn vẻ bảo dim và thúc đẩy quyên con người trên thể giới

cũng như ở các khu vực trong đó có ASEAN, những vẫn để đặt ra cho các

quốc gia Đông Nam A trong việc thúc đẩy quyển con người.

Luận văn tiếp tục nghiên cứu vấn để quyển con người trong khu vựcASEAN, nhắn mạnh hop tác kim vực, trong đó có hợp tác giữa Việt Nam vớicác thiết chế chung va các nước thành viên.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục dich nghiên cin

Mục dich nghiên cứu của luận văn lả làm rõ những vẫn để pháp ly va

thực tiễn về hop tác dam bao thúc đẩy quyên con người của ASEAN Từ đó

đưa ra các để zuất gép phan nâng cao hiệu quả hoạt đông cia cơ chế khu vực

ASEAN trong đó có thúc day hợp tác quyền con người.

3.2 Nhiệm vụ nghién cứn:

"Từ mục đích nêu trên, luân văn có những nhiệm vụ chủ yêu sau:

Trang 10

- Thực trang hợp tác vẻ quyển con người của ASEAN và những gãi

pháp thúc đẩy hợp tác đâm bao quyền con người của ASEAN.

~ Thực tiễn đăm bao quyển cơn người ở Việt Nam và các giãi pháp thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trong hợp tác dam bao quyền con người của

4, Đối trong và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cửu vé hợp tác đảm bäo quyền con người trongASEAN,

4.2 Phạm vỉ nghiên cita

Luận văn nghiên cửu và giải quyết những vẫn dé liên quan đến hợp tác

quyền con người ở khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam trên cơ sở cácnguyên tắc chung được ghỉ nhân trong pháp luật quốc té, văn kiện quốc tế củaASEAN va thực tiễn các quốc gia trong khu vực.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Để tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vậtlich sử vả chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trong quá trình nghiên cứu dé tài, tác giả đã sử dung những phương,

pháp cụ thể như: phương pháp phân tích vả tổng hợp; phương pháp so sánh, đổi chiếu, phương pháp diễn địch, quy nạp, cách tiếp cân đa ngành, liên

ngành khoa học 2 hội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.

Két quả nghiên cứu luận văn có ý ngiấa vẻ phương diện lý luận và thực

tiễn, bởi đây là công trình nghiên cứu tương đối toàn điện, có hề thông vẻ hop tác thúc đẩy quyển con người ở khu vực ASEAN, một để đang gây nên.

Trang 11

nhiêu tranh luận trong khu vực Luận văn có ý nghĩa cả vé lý luận va thực

~ Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm khoa học trong va ngoài nước về hợp tác thúc đẩy quyển con người để chỉ ra các kết quả, thành công trong.

hợp tác khu vực.

~ Tìm hiểu, nghiên cứu các quy định về quyền con người vả nguyên tắc

thực hiện ma hợp tác quyển con người ở cắp độ khu vực cân tuân thủ,

- Đánh gia thực tiễn hợp tác quyền con người trong khu vực Đông Nam A và khuôn khỗ ASEAN với những thảnh công, hạn chế va các giải pháp để thúc day hợp tác trong tương lai.

Bên cạnh đó, luên văn cũng sẽ là một tai liệu tham khảo phục vụ chocông tác dao tao, nghiên cứu nhất là đổi với học viên cao học va sinh viên củacác cơ sỡ dao tạo luật

1 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phn mỡ đầu, kết luận, danh mục tải liêu tham khảo, luận văn.được kết cầu thành hai chương, gồm:

Chương 1: Khai quát về ASEAN và hợp tác dam bão quyển con ngườitrong ASEAN.

Chương 2: Quá trình tham gia và thực tiến đâm bao quyển con người &

Việt Nam.

Trang 12

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ASEAN 11 Khái quát về ASEAN

1.11 Lịch sử phát triển của ASEAN:

ASEAN là tên viết tất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A(Association of Southeast Asia Nations), Bay là một liên minh chính tr, kinh

tế, văn hoa và x8 hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam châu A.

Tiên thân của ASEAN là một t6 chức có tên goi Hiệp hội Đông Nam A (goi tắt là ASA) - một liên minh gồm Philippin, Malaysia va Thai Lan được ra

đối năm 1961, Từ nên ting của khối này, ASEAN được chính thức thành lậpvào ngày 08/8/1967, khởi đầu với năm nước thành viên là Indonesia,Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan Văn kiện thành lập có tên làTuyên bé ASEAN (được ký ở Bangkok, Thái Lan) nên còn được gọi là Tuyênbố Bangkok Năm vị Bộ trưởng Ngoại giao - Adam Malik của Indonesia,Narciso Ramos của Philippin, Abdul Razak của Malaysia, S Rajaratnam ciaSingapore và Thanat Khoman của Thái Lan - được coi là những cá nhân có

công dau trong việc sang lập ra tổ chức.

Co nhiễu nguyên nhân thúc đây sự ra đời của ASEAN, trong đó bao gồm mong muốn hop tác để đổi phó với tình trang bạo động, trong khu vực và cả tham vọng kiêm chế lẫn nhau của các nước sáng lập Theo nhân định của một tác giã, không giống như Liên minh châu Âu EU), ASEAN được

thiết lập nhằm phục vụ chủ ngiấa quốc gia Tir năm quốc gia ban đâu, sốlượng thành vién ASEAN tăng dẫn theo thời gian Brunei Darusslam trởthành thành viên thứ sau vao ngày 8/01/1984, chỉ một tuân sau khi giảnh đượcđộc lập Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bay Lao và

Trang 13

Myanmar gia nhập ASEAN hai năm sau, cùng vao ngiy 23/7/1997.

Campuchia lẽ ra đã gia nhập ASEAN cing thời điểm với Lao vả Myanmar nhưng bi trì hodn vì những mâu thuẫn chính tri nội bộ, mặc dù vậy, nước nay

sau dé cũng gia nhập vào ngày 30/4/1999.

Bén cạnh các nước thành viên, ASEAN cịn cĩ hai quốc gia với vai troquan sit và ứng cử viên đĩ là Papua New Guinea va Đơng Timo

an ỡ

Trong thập niên 1990, khuynh hưởng vé hội nhập khu vực.

việc Malaysia dé nghị thành lập một Diễn đản Kinh tế Đơng A, bao gồm các

thành viên ASEAN vả Cơng hịa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Han

Quốc, với mục tiêu cân bang sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Ky tai Tổ chức Hop tác Kinh tế châu A - Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại khu vực

châu A nĩi chung Mặc di dé xuất nảy thất bai vì gặp phải sự phản đổi manh.

mẽ của Nhật Bản va Hoa Ky, nhưng các quốc gia thành viên ASEAN van tiép

thuế wu

tục nỗ lực để hội nhập khu vực sâu hơn Năm 1992, kế hoạch Bị

đất chung (CEPT) được ký kết, xác định một thời gian biểu cho việc từng bước hủy b6 những khoản thuế nhập khẩu giữa các nước thảnh viên nhằm tăng cường lợi thé cạnh tranh của khu vực trên thị trường thé giới, từ đĩ

hướng tới việc thành lập Khu vực Tư do Thương mại ASEAN Sau cuộcKhủng hộng tai chính Đơng A năm 1997, để nghi của Malaysia lại được đưara vé hội nhập tốt hơn nữa giữa những nên kinh tế của các nước ASEAN và‘ba nước phát triển ở Đơng A la Trung Quốc, Nhật Ban va Han Quốc (goi là

ASEAN +3) Sau đĩ, ASEAN đưa ra sáng kiến tổ chức hội nghị Thượng đỉnh

Đơng A với pham vi hội nhập rơng lớn hơn, bao gồm tất cã các nước trong

ASEAN +3 với An Ðộ, Australia va New Zealand Nhĩm mới nảy hoạt động, như một tiên dé cho ý tường thành lập một Cơng đồng Đơng A theo mơ hình của Cơng đồng châu Âu Mục tiêu gần của ASEAN 1a kết thúc việc ký kết

thưa thuân tự do thương mai của khối với Trung Quốc, Nhật Ban, Han Quốc,

Trang 14

Bén cạnh việc hop tác, hôi nhập vẻ lanh tế, các quốc gia ASEAN cũng có những hoạt đông hợp tác nhằm vào việc giữ gin hòa bình,

số vân dé khác của khu vực Điển hình la việc ngày 15/12/1995, Hiệp ước.

Đông Nam A Không Vũ khí hạt nhân đã được ký két, với mục tiêu biển ĐôngNam A trở thành khu vực không có vũ khí hạt nhân Hiệp ước nảy có hiệu lực

kế từ ngày 21/6/2001 Năm 2002, các nước ASEAN ký kết Thỏa thuận vẻ O nhiễm khói bụi ¢ Đông Nam A Năm 2005, các nước trong khôi thành lập Mang lưới ASEAN vẻ cũng cổ đời sống hoang dã Năm 2007, ASEAN ký

Tuyên bổ Cebu vé An ninh Năng lượng Đông A với các đối tác Australia,

Trung Quốc, An Độ, Nhật Bản, New Zealand, Han Quốc, đồng thời ký kết thöa thuên Đôi tác châu A - Thái Bình Dương vẻ Phát triển Sach và Khi hậu nhằm đối phó với những hiệu ứng có thé xây ra từ sự biển đổi khí hậu Trong

Tĩnh vực chính trị, các nước ASEAN ký Hiệp ước Bali II năm 2003, trong đó

mọi thành viên bay tô mong muốn quyển thực thi các quả trinh dân chủ để thúc day hòa bình và én định trong khu vực Năm 2006, ASEAN được trao vị thể quan sat viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đổi lai, tổ chức này trao vi thé "đối tac đổi thoại" cho Liên Hop Quốc Đặc biệt, tháng 11/2007 các thành.

viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một thỏa thuận mang tinh bước

ngoặt biến ASEAN thành một thực thé chính thức của luật pháp quốc tế.

định và một

Trong Hiển chương, lan đầu tiên để cép dén việc thành lập một cơ quan nhânquyển và xây dựng một văn kiện nhân quyền chung của khu vực.

1.12 Vẫn đề quyén con người trong ASEAN:

Các quốc gia Asean rất đa dạng về văn hóa, tôn giáo và có hệ thốngchính trì khác biệt Vé điểu kiến kinh tế, một số nước trong khu vực

Trang 15

(Singapore, Malaysia, Brunei) co mức sống cao hon han sơ với nhóm.

nước Việt Nam, Lao, Campuchia va Myanmar.

Mặc dù có những khác biệt kể trên, tất cả các quốc gia ASEAN đều phải

đổi mat với nhiều thách thức vé quyển con người như bao luc gia đính, bạo

Ihre va kỳ thi đối với phụ nữ, lao động trẻ em, buôn bán người, lao động di trú,

việc trin ap các lực lượng đôi ly khai, xung đột giữa các nhóm tôn giáo}

Bên cạnh các van dé nhân quyền tôn tai trong từng quốc gia, có những,

vấn dé đồng thời liên quan đến nhiéu quốc gia, cin sự phổi hợp khu vực mới

có thể giải quyết được, cụ thể như Người lao động di trú tử Việt Nam,

Indonesia, Philippin sang lam việc tại Malaysia, Singapore hoặc từ Myanmar,Lâo, Việt Nam sang làm việc tại Thai Lan, Buôn bán người, đặc biệt la phụnữ và trẻ em Người Myanmar ti nạn chay sang Thai Lan, Indonesia, Malaysia

‘va các quốc gia khác.

Tit khi Liên Hop Quốc được thành lập (1945) đến khi Chiến tranh lạnh

kết thúc, nhìn chung mỗi quan tâm đến những chuẩn mực nhân quyên quốc té tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không cao, tuy vẫn có những điểm sang Ví dụ, Philippin và Việt Nam là những quốc gia sớm tham gia vào

Công ước quốc tế vẻ các quyển dân sự và chính tri (ICCPR - 1966) và Côngtước quốc tế về các quyên kinh tê, sã hội và văn hóa (ICESCR) - 1966), c& hainước tham gia những công ước nay ngay từ đầu thập kỷ 1080 Phải đến đầunhững năm 1990, sau khi có những biến đông chỉnh tri, xế hội tai nhiều quốc.

gia trên thé giới, đặc biệt lả sau Hội nghị Thế giới về Nhân quyên do Liên Hop Quốc tổ chức vào năm 1993 (tại Vienna, Áo), môi quan tâm vả việc gia nhập các công ước nhân quyền quốc tế mới gia tăng trong khu vực Cụ thể,

Campuchia sau khi thiết lập hòa bình đã tham gia nhiều công ước nhân quyển

* Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo vd và tie đỗ gi

ASEAN, Neb Lao động x hội, 2012, tr 35

son người rong Hou vực

Trang 16

trong năm 1992; tương tư như vậy, Singapore, Malaysia, Myanmar va Thái

Lan cũng tham gia nhiều công ước cơ bản về quyên con người trong thập ky

90 Mặc dù vay, Tuyên bổ Bangkok năm 1993 do các quốc gia thành viên

ASEAN thông qua để chuẩn bi cho Hội nghị nhân quyển thé giới lan thứ hai ở

‘Vienna, tổ chức cùng năm đó, lại qua nhân manh các đặc tinh lich sử, văn hóa

vả tôn giáo của khu vực va quốc gia Tuy van thừa nhận tính phổ quát (toàn câu) của nhân quyển, Tuyên bồ nảy chịu ảnh hưởng của các luận điểm gây

nhiều tranh cãi về "các giá tri châu A” (Asian Values) về nhân quyền.

én nay, mức đô tham gia các công ước quốc tế về nhân quyển của

ASEAN không đồng đều Hai văn kiên pháp ly quốc tế được quan tâm nhất lả

Công ước vẻ xóa bé mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và

công ước vẻ quyển trễ em (CRC) đã được 10 quốc gia phê chuẩn hoặc gia

nhập Các nước Campuchia, Indonesia, Thai Lan đã tham gia tắt cả sáu côngtước cơ bản về nhân quyTrong khu vực, các nước Singapore, Brunei,Malaysia và Myanmar là những nước tham gia ít diéu ước quốc tế về nhân.quyền, cho đến nay các nước nay mới gia nhập CRC và CEDAW.

Các quốc gia trong khu vực cũng tỏ ra rất dé dat với những công ước

mới về nhân quyên, é cả công tước liên quan đến quyển của những nhóm zãhội trong khu vực, Công ước vé bảo vé quyền của người lao động di trú va giađình của họ (ICRMW) (hiện có 37 quốc gia trên thé giới là thanh viên), mới

có Philippin, Indonesia vả Campuchia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công tước

1.2 Hop tac đảm bảo quyền con người trong ASEAN. 1.2.1 Hop tác dim bio quyén con người trước năm 2007

Nếu như tốc độ hội nhập vẻ kinh tế, xã hội diễn ra rất nhanh, bắt đầu

ngày từ giai đoạn đâu, thì quá trình hop tác trong lĩnh vực nhân quyển của

ASEAN diễn ra muôn hơn, với những bước đi thân trong Điều nảy chủ yéu la

Trang 17

bi ASEAN được thành lập trong bồi cảnh phức tap về chính tri trong khu

vực, các quốc gia thảnh viên rất da dạng vẻ thé chế Thời kỳ Chiến tranh lạnh tôn tại, những nghỉ ky giữa các nước trong khu vực Vì lẽ đó, mục tiêu chủ yêu của ASEAN thời kỷ đầu và trong giai đoạn hiện nay vẫn la thúc đây quan hệ thương mại, về chính tn thì nhân mạnh việc xây dung khu vực Đông Nam A Gn định, đoàn kết chong lại sự can thiệp của bên ngoài Trên thực tế, đây là vai tro xuyên suốt của ASEAN, mặc dù nhiễu học gia cho rằng lúc mới ra đời năm 1967, mục đích của năm nước thành viên sảng lập là muén thông qua tổ chức nay để ngăn cân sự phát triển của chủ nghĩa công sản trong khu vực.

"Trong một thời kỷ dai, ở khu vực Đông Nam A, nhân quyển được xem la vấn dé hoàn toàn thuộc thẩm quyển riêng biệt của mỗi quốc gia Diéu nay phan ánh lo ngại va quan điểm tránh để van để nhân quyền trở thành nguy cơ gây bất Ôn trong khu vực và mỡ đường cho can thiệp từ bên ngoài Mặc dit vậy, đến cuối thập kỷ 1990, các quốc gia đã dân thay đổi quan điểm theo hướng thừa nhận tính phổ quát của nhân quyền va tự nguyện tham gia, thực hiện các cam kết quốc tế về bao vệ thúc day nhân quyền Kết quả lé các nước

dân dân thực hiện hop tác nhân quyển, bắt đầu từ những vấn để ngăn chăn

nan buôn bản phụ nữ, trễ em, bảo dim quyển người lao đông di trú, chống,

khủng bổ, cứu trợ thâm họa thiên nhiên

1.2.1.1 Về quyén của pin nie

Các nỗ lực bảo dim quyên phụ nữ trong khu vực ASEAN thực sự khởi đầu từ Hội nghị các nhà lãnh đạo Phụ nữ ASEAN tổ chức năm 1975 Từ kết quả của Hôi nghỉ này, Tiểu ban Phụ nữ của ASEAN (ASEAN Sub -Committee on Women - ASW) được thành lập năm 1976 (đổi tên thành

Chương trình Phu nữ của ASEAN - ASEAN Women's Programme - AWP,

năm 1981) Sau đó, để thúc day hơn nữa sự hợp tác trong các van dé về quyền của phụ nữ, AWP đã được cơ cầu lại vả chuyển thảnh Ủy ban ASEAN về Phụ.

Trang 18

nữ (ASEAN Committee on Women - ACW) vào năm 2002 Ủy ban nay phối

hợp và giảm sát hoạt đông hop tác trong các vẫn để vẻ phụ nữ của ASEAN.

Uy ban họp thường zuyên mỗi năm, trong đó có các nước thành viên ASEAN luân phiên dam nhiệm vai trò Chủ tích ACW ACW giám sát và hỗ trợ quá

trình các nước thành viên ASEAN thực hiện hai văn kiên sau của khu vực

Tuyên bố về Sự tiền bô của Phụ nữ trong ASEAN, được Hội nghị Bộ trường Ngoại giao ASEAN thông qua năm 1988 Tuyên bồ kêu gọi thúc diy ‘va đâm bao sự tham gia hiệu quả va bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và ở các cấp đô khác nhau trong đời sông chính trị, kinh tế, va văn hóa xã hội

trên pham vi quốc gia, khu vực và quốc tế

Tuyên bổ về 3túa bé Bao lực đổi với Phụ nữ trong Khu vực ASEAN,được Hội nghỉ Bộ trưởng, Ngoại giao ASEAN thông qua năm 2004

Bên cạnh đó, ACW còn xúc tiền những hoạt động phối hợp với các tổ chức quốc tế và khu vực để thúc đẩy quyển phụ nữ, trong đó bao gồm Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Phụ nữ Liên Hop Quấc (UNIFEM), Liên đoàn các tổ chức Phu nữ ASEAN (ACWO), Cơ quan phat triển quốc tế Canada (CIDA) Ủy ban đã tổ chức nhiều hội thảo khu

vực, khóa tập hun vả các cuộc tham vẫn trong đó tập hợp những quan chức

nhả nước, thành viên của các tổ chức 28 hội và những nhà chuyên môn trong ASEAN để chia sé kinh nghiệm, quan điểm va xây đựng hiểu biết chung trong các vẫn dé về quyển của phụ nữ.

Nhu đã để cập ở phân trên, tắt cả các nước ASEAN đã tham gia Công

tớc về sóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối zử với phụ nữ (CEDAW) Bên cạnh CEDAW, trong khuôn khổ chung của ASEAN, các quyết tâm vả nỗ lực.

trong bao dim quyển của phụ nữ còn được thể hiện qua các văn kiện như

Chương trình kam việc vi sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới (2005

-2010) Chương trình kam việc thực hiện Tuyên bé về Xéa bd Bao lực đối với

Trang 19

Phụ nữ trong Khu vực ASEAN Tuyên bổ 2004 của ASEAN về chống Buôn

bản người, đặc biết là Phụ nữ vả Trẻ em Tuyên bố chung của Hội nghĩ Thượng đỉnh ASEAN về các Thực tiễn tốt trong hoạt động bao cáo thực hiện

CEDAW và kế hoạch tiếp theo (Vientian, tháng 1/2008).

ASEAN cũng đã tổ chức thực hiện vả xuất ban nhiều báo cáo nghiên cứu.

về tinh hình phụ nữ trong kh vực nhằm tăng cường nhận thức vé thực trang

‘va quyên lợi của phụ nữ, cụ thể như Chuyên dé về Phu nữ trong sự phát triển (1996) Báo cáo số 1 của khu vực về sự tiền bộ của phụ nữ (1097) Báo cáo số 2 của khu vực về sự tiền bộ của phụ nữ (2002) Báo cáo sé 2 của khu vực về.

sự tiên bộ của phụ nữ (2007).

Chương trình hành đông Vientian (đưa ra tai Hôi nghị thượng đỉnh

ASEAN lẫn thứ 10) nhân mạnh việc thúc đẩy quyển của phụ nữ và trẻ em, đồng thời dé cập đến việc thành lập một Uy ban ASEAN vẻ thúc đây, bảo vệ quyển phụ nữ và trẻ em Tại Hội nghị ban tròn do ASEAN tổ chức vào tháng.

4/2008 tại Jakarta, Indonesia, đại diện các nước ASEAN cùng lãnh dao cia

ACW va một số cơ quan khác của ASEAN đã thảo luân vẻ cơ cấu, quy chế hoạt động, chức năng nhi êm vu của Uy ban nay và khẳng định việc thành lập Uy ban sé được tiến hảnh độc lập và riêng biết với việc thành lập Cơ quan

nhân quyền ASEAN được nêu trong Hiển chương ASEAN.

12.12 Về quên của trễ em

Tắt cả 10 nước ASEAN đu la thành viên của Công ước vé Quyên trẻ

em của Liên Hop Quốc (CRC) Tương tư như với CEDAW, việc tham gia vàthực hiện CRC là quyết định va công việc riêng của từng nước, không thuộc

khuôn khổ hợp tác của khu vực Mặc dù vậy, điều nay cho thay các nước ASEAN có quan điểm thống nhất về các quyền trẻ em và về việc thực hiện CRC Đây 1a điều kiện rất thuận lợi cho việc zác định và tổ chức thực hiện

Trang 20

những hoạt động phổi hop vé quyển trẻ em trong ASEAN Hợp tác ASEANtrong lĩnh vực nay được nêu rõ trong các văn kiện sau:

Chương tình Hanh động ASEAN vì Trẻ em, được các BO trưởng

ASEAN thông qua vào tháng 12/1003 nhằm thúc dy hop tác khu vực vi sự sống còn, phát triển cia trẻ em Chương trình cũng yêu cầu giải quyết các vẫn

để lam dụng trẻ em như lao động trẻ em, trẻ em đường phổ, tré em bi bỏ rơivva buôn bản tré em.

Chương trình Hanh đông Hà Nội, do các nguyên thủ quốc gia và ngườiđứng đâu chính phủ các nước ASEAN thông qua tại Hội nghị Thượng đìnhlần thứ sau của ASEAN vào tháng 12/1998, trong đó nhắn manh việc thựchiện Chương trình Hành động ASEAN vi Tré em va tăng cường phổi hợpgiữa các nước ASEAN trong việc chẳng buôn ban va bao lực đối với phụ nữvà trễ em.

Tuyên bổ cla ASEAN về chống Buôn bán người, đặc biệt la Phụ nữ vàTrẻ em, được thông qua tại Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN lẫn thứ 10 tháng

1.2.13 Về quyền của người lao động di trit

Theo thông kẽ, hiên có hơn 50 triệu lao đông đi tri trung khu vực

ASEAN Khoảng cach dia lý gin, chi phí di lai thấp, việc chuyển thu nhập vé nước khá để dang cộng thêm sự chênh lệch về phát triển kinh tế tại khu vực.

đã khiến cho làn sóng người lao động di trú giữa các nước trong khu vựcASEAN ngày cảng mạnh Do đặc thủ lâm việc tại môi trường nước ngoài,

nhóm đổi tượng nay cần được quan tâm thích đáng để đâm bảo các quyển con

người của họ được tôn trong,

Sư kiên đánh dầu bước khởi đầu hợp tác khu vực về quyên cia người lao

đông di trú diễn ra tại Hội nghỉ Thương đính ASEAN tháng 11/2004, các Bồ

trường ASEAN đã ký Chương trình Hanh động Vientian Trong đó mục tiêu

Trang 21

thúc đẩy nhân quyền bao gồm cả việc “xây dung một văn kiện về bao vệ va thúc đẩy quyền của người lao động di trú”.

Tháng 1/2007, các nước ASEAN đã ký Tuyên bổ Cebu về Bao về và Thúc đẩy Quyển của lao đông di trú tại Hội nghị Thưởng đỉnh ASEAN lần thứ 12, khẳng định nỗ lực đảm bảo điều kiện lam việc tốt, chống mọi hình.

thức lạm dung va đảm bảo được trả lương cho người lao động di trú Tuyên

‘v6 nay cũng nêu ra nghĩa vụ cụ thể của các nước gửi và nước tiếp nhận lao.

đông di tr với việc bao vệ quyển của nhóm này, kèm theo những cam kếtthực thi của các quốc gia có liên quan trong ASEAN,

‘Thang 8/2007, các nước ASEAN đã thành lập Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bổ ASEAN vẻ Bão vệ và Thúc đẩy Quyển của lao đồng di tr

(ASEAN Committee on the Implementation of the Declaration on theProtection and Promtion of the Right of Migrant Workers - ACMW) Đây la

cơ quan đâu mỗi phổi hợp việc thực hiện các cam kết trong Tuyên bồ kể trên Co quan nay cũng thúc day sự phát triển của một văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyển của người lao động di trú thông qua việc hỗ trợ trao đổi

thông tin, kinh nghiêm trong khu vực ASEAN và những hoạt động hop tắc

song phương, khu vực khác trong các van dé liên quan đến người lao động di trú Trong khuôn khổ đó, Uy ban đã tổ chức nhiêu hoạt động, bao gồm Hội.

thảo về pham vi va các Quyên của lao đồng di trú tại Manila, Philippin tháng

3/2009 nhằm đạt được hiểu biết chung về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh.

quyển của người lao đông di trú va thảo luận vé việc sly đựng một văn kiện

chung của ASEAN về bao vệ va thúc dy quyển của lao đồng di trú Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, cam kết của ASEAN về quyển của người lao

đông di trủ mới chỉ thể hiện đưới dạng một Tuyên bổ không rằng buộc về mat

pháp lý.

Trang 22

Bén cạnh sự phối hợp chung, hop tác nhân quyền giữa các nước ASEAN

con được thực hiện thông qua những thỏa thuận song phương hoặc giữa một

số quốc gia thành viên Cụ thé, hiện có bổn quốc ga ASEAN là Indonesia,

Malaysia, Philippin và Thai Lan đã thành lập các cơ quan nhân quyên chuyêntrách Vào tháng 6/2007, bổn cơ quan nhân quyển quốc gia nay đã ký Tuyên.bố Hop tác, theo đó ho nhất trí phối hợp trong năm lĩnh vực quan tâm chung

đó là: Chong khủng bổ trong khi vẫn dam bảo tén trong nhân quyên, Chong

‘budn bán người, Bão về nhân quyển của người nhập cư và lao đồng nhập cư,"Thực hiện các quyển kinh tê, xã hội và văn hóa và quyền phát triển; Giáo duc

vẻ quyển con người Bồn cơ quan nay cũng hợp tác để thúc đẩy sự thảnh lập Cơ quan nhân quyển ASEAN và khuyên khích các chính phủ ASEAN thiết lập những thể chế quốc gia nhân quyền chuyên trách

Ngoài ra, các nước ASEAN cũng đang hợp tác với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính chủ quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyển

trong khu vực như UNIFEM (Quỹ Phụ nữ của Liên Hơp Quốc), Nhóm Côngtác của Liên Hop Quốc vẻ Buôn bán người, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên

Hop Quốc), Nhóm lam việc vì một Cơ chế Nhân quyền ASEAN, Diễn dan nhân quyền ASEAN (FURUM - ASIAN) Các tổ chức nảy đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ dự án, chương trình, hội thao, tập huần để tăng cường trao đổi thông tin, nhân thức của cán bộ nhà nước, nha nghiên cứu và công

chúng trong ASEAN vẻ các quyên của cả nhân, đặc biết của phụ nữ, trễ em va

người lao động di trú, cũng như thúc đẩy tién trình xây dựng cơ chế nhân

quyền của khu vực ASEAN.

12.2 Hợp tác dim báo quyên con người sau khủ có Hiển chương ASEAN

Hiển chương ASEAN được ký kết vào tháng 2/2007 đã chính thức xác

nhận vị thé pháp nhân của ASEAN, với thé chế được thiết kế chặt chế hơn,

tạo đã cho hội nhập toàn điện về an ninh, chính trí, kinh tế va xã hội của các

Trang 23

nước trong khu vực”, Riêng đổi với lĩnh vực nhân quyển, Hiển chương thé

hiện một bước đốt phá trong hợp tác ASEAN với việc đất ra các mục tiêu,nguyên tắc cơ bản về nhân quyền va đưa ra cam kết đầu tiên về việc thiết lập

một Cơ quan nhân quyền ASEAN.

Cụ thể, Điều 1Œ) Hiển chương ASEAN nêu rõ, một trong các mục tiêu của ASEAN Ia * thúc đẩy vào bao vệ các quyển va tự do cơ bản của con người" Hiển chương cũng khẳng định “ASEAN vả những quốc gia thành

viên phải hành đông phủ hợp với các nguyên tắc sau tuân thủ pháp quyển,quản tr tốt, các nguyên tắc dân chủ và chỉnh phủ hợp hiến, tôn trọng các tư

do cơ ban vả thúc đẩy bảo vệ nhân quyên, thúc day công lý xã hội” Ngoài ra,

Hiển chương cũng nêu rõ, ASEAN ủng hộ Hiển chương Liên Hợp Quốc và

các điều ước về luật nhân quyên, nhân đạo quốc tế ma các nước ASEAN tham

ia, trên cơ sỡ tôn trong các nên văn hóa, ngôn ngữ vả tôn giáo khác nhau cianhân dân ASEAN, trong khi nhẫn mạnh các giá trị chung trên tinh than thốngnhất trong da dạng Nhu vay, lẫn đầu tiền, hợp tác nhân quyển trở thành mụctiêu, nguyên tắc hoạt đông cia ASEAN, được ghỉ nhân trong văn bản pháp lycó gia trị cao nhất của ASEAN,

"Mặc dù vậy, hoạt động hợp tác về nhân quyén trong khuôn khổ ASEAN vẫn phải chịu sự điều chỉnh của các cơ ché truyền thống của khu vực Về vấn.

để này, Hiển chương nêu rõ một số mục đích và nguyên tắc quan trong khác

như tôn trọng chủ quyển quốc gia, sự bình đẳng, toản vẹn lãnh thổ, bản sắc

dân tộc của các nước ASEAN: không can thiệp vào công việc nội bộ; tôn

trọng quyển của các nước ASEAN được phát triển không chịu sư can thiệp

hay ép buộc từ bên ngoấi Ngoài ra, Hiển chương còn nhẫn mạnh phương

thức quyết định dua trên đông thuận Cu thé, Lời mở dau của Hiển chương,

3 G5 TS Võ Khánh Vinh, TS Lê Mai Thanh, Cơ chế quốc tế và kim vực về my ễn cơn người, Neb,

"Khoa học xã hột Hà Nội 2014, 75

Trang 24

siêu: “Thông nhất với mong muôn chung vả ý chí tập thé được sông trong một khu vực hoa bình, an ninh và én định lâu dai, phát triển kinh tế bén vững, tiến ‘b6 x4 hội và thịnh vượng chung, và để thúc day các lợi ich, lý tưởng, khát vọng thiết yéu của chúng ta Tôn trọng tam quan trong cơ ban của tinh hữu nghị, hợp tác, các nguyên tắc chủ quyên, bình đẳng, không can thiệp vào công, việc nội bộ, dong thuận va thông nhất trong da dạng” Tư tưởng nảy cũng được khẳng định tại Điều 1(1) và Điều 2

Liên quan đến cam kết thành lập Cơ quan nhân quyển ASEAN, Điều 14

của Hiển chương nêu rõ "Phù hop với các mục dich va nguyên tắc của Hiểnchương ASEAN về thúc đấy và bão vệ nhân quyển va tự do cơ bản, ASEAN

sẽ thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN; cơ quan nhân quyền ASEAN:

nay sẽ hoạt đông theo Quy chế hoạt đông do Hội nghị Bộ trưỡng Ngoại giaoASEAN quyết định”.

Hiển chương ASEAN bắt đâu có hiệu lực từ tháng 12/2008,tực hiệnnhững cam kết chung vé nhân quyên theo Hién chương, các nước ASEAN đãtích cực soạn thảo Quy chế hoạt đông của Cơ quan nhân quyển ASEAN vàvào tháng 7/2009, Hôi nghỉ Bô trưởng Ngoại giao ASEAN lan thứ 42 tại

Phuket, Thai Lan đã thông qua Quy chế hoạt đông nay Sau đó, Ủy ban liên

chính phủ ASEAN về Nhân quyển (ASEAN Intergovemmental Commissionon Human Rights - AICHR) đã được thành lập tại Hội nghỉ Thương đỉnhASEAN tháng 10/2010.

Co thé thay, sau khi Hiển chương ASEAN được ký kết, hop tac trong

Tĩnh vực vẻ nhân quyền giữa các nước trong khu vực đã có một khung pháp lý

rõ rang hơn Sự ra đời và hoạt động cia Ủy ban liên chính phủ ASEAN vẻ nhân quyển thể hiên rõ điều đó Dựa trên các nm tiêu va nguyên tắc trong Quy chế hoạt động Uy ban liên chính phi ASEAN vẻ nhân quyền đảm nhiệm

nhiều chức năng khác nhau, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng và cấp

Trang 25

do là xây dựng một Tuyên bố Nhân quyển ASEAN nhằm thiết lập khuôn khổ cho hợp tác nhân quyền giữa các nước trong khu vực Tuyên bố nay sẽ được coi lả kim chỉ nam vả nên tang cho việc xây dựng các công ước,

văn kiện khác về nhân quyển ASEAN.

1.2.3 Các cơ quan quyén con người của ASEAN

2.3.1 Up ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyên (AICHR)

AICHR, cơ quan có trách nhiệm bao trùm về nhân quyền trong ASEANvới nhiêm vụ mang tính liên ngành là zữ lý các vẫn để liên quan đến hợp tácnhân quyển với các cơ quan ASEAN khác, các đối tác bén ngoài và các bền

liên quan, đã tạo khuôn khổ hợp tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong.

AICHR được thành lập theo Diéu 14 Hiến chương ASEAN Ủy ban đã

nhóm hop phiên đầu tiên từ ngảy 28/3 đến ngày 01/4/2010 tại Jakarta,Indonesia.

Khác với các cơ chế nhân quyền ở các kim vực khác, AICHR chi la mộtcơ quan tư vẫn liên chính phũ (theo Điều 4 Quy ché) Tuy nhiên, Quy chế để

mỡ cho việc kiểm điểm lại quy định nay sau năm năm kể từ khi Ủy ban đi vào hoạt động Việc kiểm điểm nảy sẽ được thực hiện bởi Hội nghỉ Ngoại trưởng ASEAN, với mục đích hướng dén việc tăng cường hiệu qua thúc đẩy va bảo

vệ nhân quyển trong khu vực (Điều 9 6)

Điền 1: Quy chế của AICHR sắc định sáu mục đích của cơ quan nay, bao gồm: Thúc đẫy và bảo vệ các quyển và tự do cơ bản cla nhân dân các

nước ASEAN Bảo vệ quyển của người dân ASEAN được sống trong hòa‘inh, tôn trong và thính vương, Góp phan hiện thực hóa các mục tiêu của

ASEAN như đã nêu trong Hiến chương ASEAN nhằm thúc đẩy én định và

hòa hop trong khu vực, tỉnh hữu nghỉ và hợp tác giữa các nước thảnh viênASEAN cũng như bao dim hạnh phúc, sinh kể, phúc lợi va sự tham gia cia

Trang 26

người dân ASEAN véo qua trình xây dung công ding ASEAN Thúcnhân quyén trên cơ sở bối cảnh khu vực, ghi nhớ tinh đặc thủ của từng nước.và của khu vực, tôn trong sự khác biết vẻ lich sử, văn hóa và tôn giáo, có tínhđến sự cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm Tăng cường hợp tác khu vực

với mong muốn bé trợ cho nỗ lực của các quốc gia va quốc tế trong việc thúc đẩy và bao vệ nhân quyển Duy trì các tiêu chuẩn nhân quyển quốc tế được quy định trong Tuyên bo chung về nhân quyền, Tuyên bó về Chương trình.

Hanh động Vientiane, các văn kiện quốc té vẻ nhân quyền mà những nướcthành viên ASEAN tham gia.

AICHR tuân theo năm nhóm nguyên tắc hoạt động nêu tại Điều 2 của

Quy chế, cu thể Tôn trong các nguyên tắc của A SAN như đã nêu trong Điều 3 Hiến chương ASEAN, đặc biết la: Tôn trong độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thé và ban sắc dân tộc của tất cả các nước thành viên ASEAN,

không can thiệp vào công việc nội bộ cia các nước thành viên ASEAN; tôn.

trọng quyển của mỗi nước thảnh viên bão vệ đất nước mình trénh khôi sự can thiệp, lật đỗ hay ap đất từ bên ngoài, tuân thủ luật pháp, sư quản lý tốt, các

nguyên tắc dan chủ và chính phi hop hiến, tôn trong các quyên tự do cơ ban,

thúc đẩy va bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy công bằng xã hội; tôn trọng Hiến

chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm luật nhân đạo quốc tếđược các nước thánh viên ASEAN tán thảnh, và tôn trọng sự khác biệt về vnhóa, ngôn ngữ và tốn giáo giữa các nước ASEAN, đồng thời nhan mạnh cácgiá tr chung trên tính than thống nhất trong da dạng

Tôn trọng các nguyên tắc vẻ nhãn quyên quốc tế, bao gồm tính toản thé, không tach rời nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tinh tổng quan của tat cả các

quyển vé tự do cơ bản của con người, cũng như không thién vị, khách quan,

không chon lọc, không phân biệt và tránh tinh trang tiêu chuẩn kép và chính

trí hóa

Trang 27

"Nhân thức được trach nhiệm chính trong việc thúc đẩy va bảo vệ nhân quyển vả các quyển tự do cơ bản thuộc về mỗi nước thanh viên Theo đuổi cách tiêp cân và hop tác xy dựng, không đối đâu nhằm tăng cường thúc vả bảo vệ nhân quyển Áp dụng cách tiếp cận tiệm tiền giúp phát triển các tiêu chuẩn vả chuẩn mực nhân quyền trong ASEAN.

AICHR có các chức năng và nhiệm vu trong nhiễu lính vực thúc đẩy va bão về nhân quyển, cụ thể như Xây dựng chiến lược, tăng cường nhân thức, thu thập thông tin, triển khai nghiên cứu, khuyên khich các nước thành viên

ASEAN xem xét gia nhập va thông qua các văn kiện nhân quyển quốc tế,

thúc đẩy việc thuc hiện đẩy đủ các văn kiện ASEAN liên quan đến nhân quyển Ngoài ra, AICHR có nhiệm vụ “thực hiện bat cứ nhiệm vu nao khác ma Hội nghị Bộ trưởng ASEAN có thé giao pho” (Điều 4 Quy chỗ)

AICHR bao gốm đại điên của tất cả các nước thành viên ASEAN, Mỗi nước thành viên bổ nhiệm một đại dién, người nay sẽ chịu trach nhiệm trước chính phủ cử dai diện Quy chế không nêu những tiêu chí cu thể của người đại điện ma chỉ khuyên nghỉ các nước thảnh viên khi bổ nhiém đại diện vao AICHR cẩn có sự xem xét hợp lý dựa trên cơ sỡ bình đẳng giới, khả năng và

mức độ tham gia trong lĩnh vực nhân quyển Mặt khác, những nước thành

viên cẩn tham khão các chủ thể liên quan trong việc bd nhiệm đại điện tới

Nhiệm ky của mỗi đại điện 1 ba năm vả có thé được tái bổ nhiệm, song chi được thêm một nhiệm ky Chính phủ bé nhiệm có thể quyết định thay thé đại diện của mảnh theo ý muốn Các đại diện có trách nhiệm tuân thủ Hiến chương ASEAN, Quy chế cia AICHR va tham dự các cuộc hop cia cơ quan

nay Chủ tịch AICHR sẽ là đại điện của nước thành viên giữ chức Chủ tịchASEAN,

Trang 28

Điều 6 Quy chế quy định các phương thức hoạt động, cu thé như việc ra quyết định, các cuộc hop, thực hiện báo cáo vả công bổ thông tin Khi ra quyết định, AICHR sẽ căn cứ trên cơ sở tham van vả đồng thuận tuân thủ Điều 20 Hiển chương ASEAN AICHR sẽ họp hai lần mỗi năm, mỗi cuộc hop

kéo dai không quá năm ngày Các cuộc họp thường niên của AICHR sé được

18 chức luân phiên tai Ban thư ký ASEAN và nước thành viên giữ chức Chủ

tích ASEAN AICHR phải trình báo cáo thường niền và các báo cáo khác tớiHội nghị Ngoại trường ASEAN AICHR sé định kỳ công khai công việc vànhững hoạt động của minh thông qua các phương tiện thông tin công côngthích hợp

'Về quan hệ với các cơ quan nhân quyển khác trong khuôn khổ ASEAN, Quy chế khẳng đính AICHR là một thé chế nhân quyền bao quát, chiu trách nhiệm tổng thể về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyển trong ASEAN Theo đó,

AICHR sẽ lam việc với tat cã các cơ quan chuyên trách khác của ASEAN về

nhân quyển để quyết định phương thức liên kết cuỗi cùng của họ với AICHR Để đạt được điều này, AICHR sẽ tham van, phổi hợp va cộng tac chặt chế với các cơ quan nói trên để tăng cường tính bé trợ, gắn kết trong quá trình thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền để quyết định phương thức liên kết cuối củng của họ với AICHR Để đạt được diéu này, AICHR sẽ tham vẫn, phối hop và công tác chặt chế với các cơ quan nói trên dé tăng cường tinh bỗ trợ, gắn kết trong

quá trình thúc đẩy vả bảo vệ nhân quyên.

Ngân sách hang năm được đóng góp trên cơ sỡ chia đều cho các nước.

thảnh viên ASEAN AICHR cũng có thể nhận các nguồn hỗ trợ từ bắt cử.

nước thành viên ASEAN nảo cho những chương trình riêng ngoải ngôn sáchtrong kế hoạch lam việc AICHR cũng sẽ thanh lập một quỹ ting hộ bao gồmkhoăn đồng góp tư nguyện từ các thành viên ASEAN và nhiễu nguồn khác

Trang 29

123.2 Uf ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc day các quyễn

cũa người lao động di trú (ACMIP)

ACMW là cơ quan có trách nhiệm điều phéi trong ASEAN trong các

vấn dé bảo dm thực hiện có hiệu qua các cam kết nêu ra trong Tuyên bổ, hố trợ xây dựng văn kiện khung ASEAN vẻ bao vệ va thúc đẩy các quyền cia

người lao động di trú.

Nhằm bão vé quyển lợi cia người lao động di tri, Hội nghỉ cấp cao

ASEAN lần thứ 12 đã thông qua Tuyên bổ ASEAN vẻ bảo vệ và thúc đẩy các

quyển của người lao đông di trú (ACMW) vio ngày 30/01/2007 tai Cebu,

Phiippin Để thực thí Tuyên bổ này, ngày 30/7/2007, tại Manila, Philippin, ASEAN đã thông qua Tuyến bố thành lập Ủy ban thực hiện Tuyên bổ ASEAN về bao vệ va thúc đây các quyền của người lao động di trú (ACMW)

"Mục tiêu của Ủy ban hướng đến là bảo dam thực hiện hiệu quả các cam kết đưa ra trong Tuyên bố ASEAN vẻ bao vệ và thúc đấy các quyển cia người lao đông di trú (ACMW) va hỗ trợ việc sây dựng một văn kiện ASEAN về quyển của người lao động di trú Ủy ban bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên vả một đại diện của Ban thư ký ASEAN Ủy ban do đại

điện của quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của người lao đông di

trú Ủy ban bao gồm đại dién cia các quốc gia thành viên và một đại điện của ban thư ky ASEAN, Ủy ban do đại diện cia quốc gia đang giữ chức Chủ tịch

lun phiên của ASEAN đứng đâu.

123.3 Uf ban thúc dy, bảo về quyền phụ nit và tré em ASEAN (ACWC)

ACMIW là cơ quan có trách nhiệm điều phổi trong ASEAN thực hiệntước nguyên cia phụ nữ và tré em ASEAN, gop phan tích cực vào việc thựchiện có hiệu quả các mục tiêu vé phụ nữ va trễ em nêu trong Hiển chươngASEAN, trong lô trình xây dựng Công đồng ASEAN va trong các văn kiệnkhác của ASEAN

Trang 30

Tại cuộc hop cấp cao ASEAN lẫn thử 10 (tháng 10/2004), các nhà lãnh

đạo ASEAN đã thông qua Chương tình Hanh động Vientina 2004 - 2010,

trong đó có việc thảnh lập Uy ban thúc đẩy va bảo vệ quyển phụ nữ, trễ em ASEAN (ACWC) tại Điểm 1.1.4.7 của Chương trình) Tại cuộc hop Cấp cao

ASEAN lần thứ 14 (tháng 2/2009), Tuyên bé Cha - am Hua Hin vẻ lộ trìnhxây dựng Công đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đã được thông qua, trong đó

có việc thiết lập Ủy ban thúc đẩy va bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em như một tiện pháp quan trong dé bảo dam sự phát triển công bằng cho hai nhóm đối tương này Quy chế hoạt động của Uy ban đã được thông qua tai Hội nghị cấp

cao lần thứ 15 tại Bangkok, Thái Lan tháng 10 năm 2009.

Quy chế của Ủy ban nêu rõ các mục đích, nguyên tắc hoạt đông, nhiệm vụ va chức năng của Ủy ban Giống như AICHR, Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyển phụ nữ và trễ em ASEAN cũng chỉ là một cơ quan tham vấn Tuy nhiên, khác với AICHR, Uy ban sẽ bao gồm hai đại điện từ mỗi quốc gia

thánh viên - một đại điện về quyên phụ nữ và một đại diện về quyển trễ em

(Điền 6 Quy chế), Như vay, Ủy ban bao gồm 20 thánh viên tới từ 10 nước

trong khu vực với nhiệm kỷ ba năm và có thể được tai cử thêm một nhiệm kỹ.

Ngày 7/4/2010, ACWC ra mắt tai Hà Nội, phát biểu trong tuyên bổ ra mất ACWC, Bộ trưởng Bộ Lao động va Thương binh xã hội Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Ngân, cho rang sự ra đời của Uy ban đánh dau một bước tiến trong việc dam bao phat triển công bang cho phụ nữ và trẻ em ở khu vực 1.2.4 Ý nghia hop tác đâm bảo vé quyén con người của ASEAN:

Hop tác quốc té nhằm thúc đẩy va bao vệ quyền con người dù trên phạm vi toàn câu hay khu vực déu doi hõi sự cổ gắng nối lực của tất c& các quốc gia, thông qua nhiêu biện pháp kể cả chính trị lẫn pháp lý Xét về công cu

pháp lý, việc xây dựng vả hoản thiện các cơ chế, văn kiên chung về nhân

quyển đóng một vai trò hết sức quan trong trong công cuộc thúc dy và bao

Trang 31

vệ quyển con người ở một khu vực nhất định Điều nay đã được chứng minh

qua sự thánh công các cơ chế va văn kiện nhân quyển của châu Âu, châu My vả gin đây là châu Phi.

Khu vực ASEAN đang trong qua trình thể chế hóa được đánh đâu bằng, cột mốc quan trọng la việc thông qua Hiển chương ASEAN, trong đó chứa đựng các quy đính về những nguyên tắc thiết yêu nhằm bao vệ quyển con

người cùng với nội dung cốt lõi nhất là việc zây dựng cơ quan nhân quyển

của ASEAN được thành lập đã mở ra một bước phát triển mới cho việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyển con người trong khu vực Tuy nhiên, hợp tác khu: vực phải có đây đủ cả cơ quan thực thi vả những van kiện nhân quyển để cụ thể hóa các quyền sao cho phù hợp với đặc thù của khu vực đó, Các văn kiện nay sẽ được xem là cơ sở cho sự hợp tác giữa những quốc gia trong lĩnh vực

nhân quyển, đồng thời là cơ sỡ cho hoạt động của các cơ quan nhân quyển

trong khu vực Ý nghia của việc hợp tác về nhân quyền đối với ASEAN thé hiện trên khía cạnh cụ thể sau:

_Một là Hop tác trong khuôn khổ các nước ASEAN những năm qua đã có bước phát triển lớn trên nhiêu lĩnh vực Việc Hiển chương ASEAN ra đời

và có hiệu lực đã nâng cao trình độ hop tác trong khu vực lên tâm cao mới với

mục tiêu xây dựng một Công dong ASEAN vào năm 2015 Để thực hiện tốt mục tiêu dé ra của Hiển chương ASEAN, qua đó thúc dy hiệu qui hop tac

trong khu vực, thi việc hoàn thiên hệ thông pháp lý ASEAN mang một ý

nghĩa võ cùng quan trọng, can phải coi la một hoạt động wu tiên thực hiện Ở

đây, việc xây dựng văn kiên nhân quyển sé có ý nghĩa góp phan hoàn thiện hệ

thống pháp lý nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp luật đây di tạo cơ sé cho sự hợp tác, đông thời cu thé hóa vả triển khai một cách hiệu qua Hiển chương.

ASEAN,

Trang 32

‘Van kiện nhân quyển sẽ thể hiện cam kết chung của những quốc gia ASEAN trong việc cụ thể hóa các quyển con người tại một văn bản riêng của

khu vực Do đó, dù phạm vi nội dung và mức độ hiệu lực đến đầu thi văn ban

nảy cũng có ý nghĩa dem lại lợi ích to lớn cho sự hợp tác nhân quyên trong

khu vực trong tương lai Ý nghĩa nay cảng quan trong khi đây là văn kiện

chung đầu tiên về nhân quyền của các nước ASEAN, tạo cơ sở é sau này các

quốc gia trong khu vuc tiếp tuc hoàn thiện hệ thông văn kiện nhân quyểnbảng việc cho ra đời các điều ước có hiệu lực rằng bude pháp lý với nội dung

toàn điện hơn,

"Trong thực té, hợp tác quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyển con người, các văn kiện dù ở dưới dang nào déu ghi nhân cam kết và quyét tâm về bảo vệ cũng như thúc day quyển con người và déu thiết lập những chuẩn mực chung chi phổi hành động va ứng xử cho các quốc gia Các chuẩn mực chung được thống nhất này sẽ tạo sự đồng thuân vả điều kiện cho các quốc gia phần đầu và hợp tac với nhau trong việc bao vẽ, thúc đẩy nhân quyển Đây cũng sẽ là động lực để các nước nỗ lực thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên phạm vi quốc tế va trong nước.

“Hai là Việc xây dựng văn kiện chung về nhân quyền tăng thêm sự hiểu triết lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN trong lĩnh vực nay Để có thể soạn.

thảo một văn kiên chứa dung các giá tri nhân quyên của khu vực, xây dựng,

những chuẩn mực ứng xử chung trong lĩnh vực bão vệ quyển con người ma tất cả các quốc gia đêu công nhận có tính đến những giá trị và ban sắc riêng của từng quốc gia, các thành viền ASEAN cần phải tréi qua quá trình dim phan, bản bạc và trao đổi ý kiến cũng như chia sẽ thông tin lẫn nhau Thông, qua quá trình nay, các quốc gia sẽ hiểu rõ va chia sẻ với nhau về quan điểm, thực tiễn, thành tựu, han chế và những thuân lợi, khó khăn của nhau trong lĩnh

Trang 33

vực nay, từ đó góp phan củng có sv tin tưởng lẫn nhau và sự hợp tác giữa các quốc gia trong những van dé về nhân quyền.

Trên bình điền quốc tế, viếc thông qua văn kiên nhân quyển sé có ý

nghia rất lớn đối với việc nâng cao uy tín của ASEAN Văn kiện nhân quyền được xây dưng sé thể hiện thành qua của hop tác nhân quyển khu vực trước công đồng quốc tế, nhất là khi bản Hiển chương ASEAN đã được thông qua

và những nội dung vẻ nhân quyển được quy định trong Hiển chương đã đượccông đẳng quốc tế quan tâm và đánh giá cao Do vay, việc xy dựng một văn

kiên nhân quyên để hoàn thiên hơn cơ chế bao vệ nhân quyển trong khu vực cũng như để cụ thé hóa các nguyên tắc vả quy định vé bảo vệ quyển con.

người trong Hiển chương ASEAN sẽ có ý ngiĩa quốc té rất lớn với tắt cả cácthành viên

Bên cạnh mất tích cực, hợp tắc về quyền con người của ASEAN cũng có

những thách thức đổi với các cơ quan bảo vệ và thúc đấy nhên quyển của ASEAN Mặc đủ đã được thành lập va đi vào hoạt động, Uy ban nhân quyền.

liên chính chủ ASEAN (AICHR) và các cơ quan bảo vệ quyển con ngườikhác trong khu vực đã vả đang phải đối mặt với nhiễu thách thức trong hoạt

động, trong đó tiêu biểu là:

Thứ nhất các nước thành viên trong ASEAN có khác biết lớn về hệ

thống chính trí, về mức đô tư do và dân chủ Các quốc gia hồi nhập với khu

vực đòi hỏi nhiều thời gian va nỗ lực từ các quốc gia khác vả từ công đồng

quốc tế nói chung

Thứ hai, dù nhiễu quốc gia trong ASEAN đã tham gia vào các công ướcquốc tế về quyền con người, mức đô cam kết thực hiện nhìn chung còn thấp.

Tại nhiêu nước côn có khuynh hướng ủng hô thuyết 'tương đối” (hay "tính đặc thủ”) về quyển con người Những quan điểm nảy từng được thể hiện.

trong Tuyên bô Bangkok (1993), khi văn kiện nay có đoan néu rằng: “Tuy

Trang 34

quyển con người 1a phổ quát, nhưng chúng phải được xem trong bối cảnh đặc.

thù của khu vực và quốc gia với các hoàn cảnh lịch sử, van hóa va tôn giáonăng động”

Thứ ba, ASEAN chưa hình thành truyền thông đổi thoại giữa xã hội dân

'khác nhau trong một quá trình xây dựng chuẩn mực quốc.

sự với các nha nước Gan đây, lãnh đạo các nước ASEAN méi tạo ra một số kênh đối thoai với các tổ chức nhân dân va 2 hội dân sự Tuy nhiên, việc đối thoại này cho đến gắn dây nhìn chung vẫn chỉ a hình thức, mang tính đối phó

hơn là lắng nghe một cách thực tâm Việc xã hội dân su tiếp cận các cơ quan

nhà nước trong khu vực vẫn gặp nhiều khó khăn, các kiến nghị dé xuất của người dân vi vây chưa có cơ hội dé tác động, ảnh hưởng đến các chính sách chung cia ASEAN và chính sách riêng của mỗi nước thành viên vé quyển

con người.

13 Giải pháp thúc đây hợp tác đảm bảo quyền con người trong

1.3.1 Déi mới to chức, hoạ động của AICHR

- Đẩy mạnh việc xây dựng các chiến lược va biên pháp bao vé quyền con

người trong giai đoạn sắp tới, như các thủ tục liên quan dén hoạt động trao déi

thông tin về các khiếu nại và các báo cáo về hanh vi vi phạm quyền conngười; các quy trình điều tra theo các vụ việc riêng lẻ cũng như điều tra có hệthang tat cả các vu việc, các chuyển thăm thực địa va việc công khai các hoạt

động của minh Đông thời can chú ý đến việc phân bé cân bằng ngân sách cho cả hoạt đông thúc day va hoạt động bảo vệ quyền,

- Xây dựng hệ thông cơ sé dữ liêu về các khiéu nại và các báo cáo khác

về vi phạm quyển con người đã nhân được để có thể quản lý chúng một cach

có hệ thông, tạo diéu kiện thuận lợi cho các phản héi hay chương hình hànhđông sau này,

Trang 35

~ Theo các nghiên cứu chuyên dé vẻ trách nhiệm xã hội của các doanh

nghiệp va quyển con người (The matic study on corporate social

responsibility and human rights) thông qua các biện pháp khuyến khich các

doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình Đồng thời, hợp tác cùng các quốc gia thành viên và các cơ quan khác của ASEAN để có được các biện pháp tổng thể nhằm dam bao các hảnh vi vi phạm quyển con người của các

doanh nghiệp nay bi ngăn chặn va ho sẽ phải chiu trách nhiêm néu thực hiệncác hành vi như vậy,

~ Tăng cường thực hiện các nỗ lực trong việc kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN phê chuẩn các điều ước quốc tế về nhân quyền;

~ Tổ chức các hội nghị tham van với tat ca các bên liên quan, đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự cả ở cấp đô quốc gia cũng như cấp độ khu vực trong

việc rả soat các hoạt động đã thực hiện và lên các kế hoạch hoạt đồng của‘minh trong thời gian sắp tới,

- Thực hiện công khai hóa các văn bản, đặc biệt là bảo cáo thưởng niên‘va báo cáo tải chính, các báo cáo hội nghị, hội thio và tập huấn,

- Công khai hóa các kế hoạch hoạt động của tắt cã các hội nghị trên trangthông tin điện từ,

- Tao điều kiện tiếp cận tôi da cho các quan sắt viên từ các tổ chức zã hộidân sự cũng như người din đối với các cuộc họp,

~ Tiếp tục đệ trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN để có thể cãi thiện

được hiệu qua làm việc cho ban thư ký và cùng cấp ngân sách đây đủ từ mọi

quốc gia thành viên ASEAN để dim bảo được cho AICHR thực hiện các hoạt

đồng theo chức năng của mình,

- Tổ chức các hôi nghị tham vấn với ACWC vả ACMW ít nhất 18 một lân mỗi năm để có thể rả soát cũng như điểu phối các hoạt động của các cơ

Trang 36

quan này để có thé tối t hỏa cdc nguồn lực đầu vào va các tác đông của cơ

chế đối với các van để liên quan,

- Công nhận vai trò chủ dao của ACWC trong các van để liên quan đến

quyển của phụ nữ va tré em cũng như ACMW trong các van dé liên quan đến quyển của người lao đông di tri Từ đó, AICHR sé có thể tả

quyết các van dé bức thiết khác của tinh hình nhân quyền cứng như quyền của.

p trùng và giải

các công đông yêu thé khác trong khu vực.

Can có các nỗ lực tập trung vảo việc vận động để có thể biển AICHR thành một cơ quan bão vệ và thúc đây quyển con người độc lập Hoạt động của AICHR chỉ có thể thực sự dat được hiệu quả khi mà nó được cầu thảnh nên bởi các chuyên gia độc lập và được thực hiện các thấm quyển của mình một cách độc lập dua trên các tiêu chuẩn chung đã được ghi nhận Đặc biết,

cần han chế tác đông của các chính phi của các thảnh viền vào hoạt đông ciaAICHR, cơ quan này phải có khả năng thực hiện các chức năng của mình makhông bi chỉ phối bởi ý chí của các chính phủ Chỉ như thé, AICHR mới có

thể nhận điện và giải quyết một cách hiệu qua các vẫn để về quyén con người

trong khu vực với một thái độ công bình và Liém chính, phù hợp với các tiêu

chuẩn, nguyên tắc chung của thé giới.

1.3.2 Tăng cường hợp túc với các cơ quan nhân quyén quốc gia

'Với tư cảch là một cơ quan hoạt đông chuyên môn trong lĩnh vực nhânquyển, các cơ quan nhân quyển quốc gia là một câu nỗi giữa các quốc gia với

cơ chế nhân quyển khu vực Bởi việc bão vé và thúc đẩy quyên con người không chỉ là một nghĩa vụ ma còn là một yêu câu khách quan cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia? Đông thời với xu thể toàn cầu hóa mạnh mẽ, các quốc gia déu phải doi mặt với ngày cảng nhiêu các van dé nhân quyền

3 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo minh ý Inn và pháp luật

(Chin i Quốc gia, Hà Nội 2005, tr 380apn con ng, Nab

Trang 37

của tit cả các cấp đô Vi vay, việc thành lập các cơ quan nhân quyển quốc gia là xu thể tất yêu, cơ quan nảy có thể giúp các quốc gia:

- Cung cấp những tu vin và trợ giúp độc lập, khách quan, có tinh sây dựng cho các Nha nước trong việc bảo vệ và thúc day nhân quyền,

- Đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, lam tăng uy tin của các Nha nước

trên trường quốc tế,

- La đầu mối cung cấp thông tin khách quan, tin cây cho công đồng quốc.tế về tinh hình nhân quyền ở quốc gia đó.

Hiện nay mới chỉ có năm quốc gia la Indonesia, Malaysia, Philippines,‘Thai Lan và Cambodia có các cơ quan nhân quyền chuyên trách, tuy nhiên,

các quốc gia khác cũng đã có chính sách sử dụng những tổ chức, đoàn thé khác nhau trong bộ máy chính trị của minh để thúc

người Bốn trong năm cơ quan nhân quyền quốc gia nói trên trong quá trìnhhoạt động của minh đã ký Tuyên bổ hợp tác các lĩnh vực quan tâm chung, baoyy, bao veeh quyền con

gdm các van để nlne

~ Hoạt động chồng khủng bo vả quyên con người,

- Hoạt động chống buôn bán người,

- Bảo vé quyền của người nhập cư và người lao động nhập cứ,

~ Thực hiên các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa va quyền phat triển, ~ Phát triển giáo dục về quyên con người.

Bén cơ quan nay cũng đã hợp tác thúc dy việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN va khuyến khích chính phủ các nước ASEAN khác trong việc thiết lập các cơ quan nhân quyên quốc gia chuyên trách cho nước mình.

Mặt khác, tuy các cơ quan này vé mat lý thuyết là có chức năng lê một

đâu môi thông tin liên quan đến các van để quyên con người ở chính quốc gia thành viên Nhưng trên thực tế, điều nay không thực sự chính xác Bỡi như cơ quan nhân quyền của Philippines có rat it thẩm quyên, cơ quan nảy cũng chi

Trang 38

có thấm quyền tìm hiểu va đưa ra khuyên nghị Điều nay cũng kha tương tự ở các cơ quan nhân quyền quốc gia của các nước còn lại, họ không có thẩm quyển để thực thi các chính sách riêng của minh trừ các van để liên quan đến hoạt động giám sát và đưa ra khuyến nghị Như vậy, để co thể tiếp cận được với các thông tin chính xác về quyển con người, van cần phải tìm hiểu thông

qua con đường chính la các cơ quan chính phi.

Do đö, can có một sự hợp tác qua lại giữa các cơ quan này va cơ chế nhân quyển khu vực để có thé tạo ra được một mỗi liên kết hỗ trợ, bổ sung

cho nhau Nhìn từ góc độ khu vực, với nguyên tắc làm việc của các quốc giaASEAN, thi việc các chính sách thi hành liên quan đến quyển con người cia

họ tại cấp độ quốc gia đương nhiên sẽ được để cập đến trên bản đảm phán khu vực khi dam phán liên quan đến quyển con người Cùng với các quốc gia có cơ quan nhân quyên chuyên trách với thẩm quyên han chế, đôi khi, các quốc gia ASEAN lại có cùng quan điểm về các van dé quyển con người.

‘Voi sự quan tâm chú ý đến cơ chế đóng gop thông tin của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong khu vực ASEAN, có thể mở ra một tiêm năng hop

tác và phổi hợp có kết quả ở cả hai cắp độ quốc gia cũng như khu vực Trongmỗi quan hệ hợp tác này, AICHR chắc chấn sẽ đóng vai trò là trung tâm điềuphối các hoạt đông hợp tác nghiên cứ, hội thảo, hội nghĩ tham vẫn cũng như

các chuyên giao lưu trao đổi kinh nghiêm thực hiện các chính sách quyển con

người cũng như việc xây dựng một cơ quan nhân quyển quốc gia ở từng nướcthành viên Sự hợp tác này cân được đáp ứng các yếu tổ

- Cần được cung cấp đây đũ nguén lực tải chính từ các nước thành viênASEAN,

- Cần dam bão được quy mô và chất lượng của các can bộ hỗ trợ của ủy an, đấc biệt là về trình độ hoc van, kết hợp với kinh nghiệm về nhân quyên,

Trang 39

- Cần có thái độ thiện chí làm việc giữa cäc thánh phan tham gia, bao

gồm các cơ quan nhân quyền quốc gia trong khu vực ASEAN,

- Cần có một giai đoạn bước đâu để lam quen cũng như trao đổi tham 'khảo với họ về các ưu tiên va để thông báo những quyết định ban đầu.

‘Nhu vậy, việc đẩy manh hop tác giữa cơ chế nhân quyền khu vực vả các cơ quan nhân quyển quốc gia là rất quan trọng Hoạt động nảy vừa có thể củng có vi trí diéu phổi của các cơ quan như AICHR, có thé phổ biển các thông tin về AICHR va các cơ quan liên quan cũng như các thông tin vé hoạt đông nhân quyên dang diễn ra trong khu vực đến với công đồng người dân

của các quốc gia thảnh viền Đồng thời cũng giúp cải thiện các chính sách vé

quyển con người của các quốc gia nay cũng như nâng cao vị thé của các cơ quan nhân quyển của các quốc gia thành viên, hướng tới sự phat triển chung của cơ chế bao vệ va thúc đẩy quyền con người ở khu vực ASEAN.

Kết luận chương 1

Hiển chương ASEAN đã dâu mốc quan trong quy định về các nguyên.

tắc cơ bản bảo vệ và thúc đẩy quyển con người va xây dung cơ quan nhân.

quyền ASEAN.

'Việc thành lập AICHR, ACWC vả ACMIW cùng với việc thông nhất

đưa ra AHRD đã bước đầu tao nên một cơ chế bao vệ va thúc dy quyển con người ở khu vực ASEAN Tuyến bé nhân quyền ASEAN năm 2012 là văn kiên của ASEAN thể hiện sự nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc tạo ra khuôn khổ chung cho các hoạt động hợp tác dé thúc dy va bão vệ nhân.

quyền ở khu vực AHRD ra đời tao cơ sỡ để các quốc gia ASEAN xây dựng

văn bản mang tính pháp lý cụ thể hóa các quyển đã được công nhân cũng như

đưa AHRD dẫn dẫn trở thành một văn kiện nang tính tập quán khu vực tương

Trang 40

tự như trường hợp của UDHR được công nhận lá một văn kiện có tính tập

quán quốc tế, co kha năng rang buộc các quốc gia.

Hop tác quyển con người ở khu vực ASEAN la một bước phát triển.

‘uot bậc trong sự nhân thức về quyển con người của các quốc gia thánh viên

ASEAN Tuy vay, các quốc gia nảy van cần cởi mỡ trong các hoạt động hop tác trong lĩnh vực quyển con người để cơ chế nảy có thể, trước hết, thực hiện.

được các chức năng ma minh đã được giao phó một cách hiêu quả, sau đó, là

tiếp tục phát triển hướng đến một cơ chế nhân quyển khu vực hoàn chỉnh với đây đủ các thiết chế va thể chế can thiết cho hoạt động bao vệ vả thúc đẩy

quyền con người.

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN