1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHUYÊN ĐỀ GÂY MÊ TRONG MỔ LẤY THAI Ở BỆNH LÝ TIỀN SẢN GIẬT

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gây Mê Trong Mổ Lấy Thai Ở Bệnh Lý Tiền Sản Giật
Trường học Đại Học Y Dược
Chuyên ngành Chuyên Khoa 2 Gây Mê - Hồi Sức
Thể loại Chuyên Đề
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 53,54 KB
File đính kèm Chuyên đề tsg.rar (52 KB)

Nội dung

Mổ lấy thai là một thủ tục phẫu thuật phổ biến trên toàn thế giới. Bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ sản khoa và bác sĩ sơ sinh chịu trách nhiệm quản lý an toàn trong quá trình phẫu thuật. Một chuỗi rủi ro liên tục tồn tại đối với mổ lấy thai khẩn cấp. Các tình huống lâm sàng cụ thể đòi hỏi một cách tiếp cận cá nhân đối với gây mê, bao gồm xuất huyết, rối loạn tăng huyết áp, bệnh tim, đường thở khó khăn và tổn thương thai nhi. Đào tạo liên tục là không thể thiếu để cung cấp gây mê an toàn. Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên người bệnh tiền sản giật nặng là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật 1. Chuyên đề của chúng tôi thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm gây mê trong bệnh lý tiền sản giật.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

MỤC TIÊU 3

I CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI TIỀN SẢN GIẬT 4

1.1 Phân loại và định nghĩa các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ 4

II CHỈ ĐỊNH VÀ KỸ THUẬT GÂY MÊ TRONG TIỀN SẢN GIẬT 7

III TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACOG Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ

The American College of Obstetricians and Gynecologists

WHO Tổ chức Y tế Thế Giới - World Health Organization

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiền sản giật - sản giật (TSG-SG) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 - 10% trong toàn bộ thai kỳ Trong 2 thập kỷ qua tỷ lệ TSG đã tăng khoảng 25%, đặc biệt là nhóm TSG sớm Tại Việt Nam, tỷ lệ TSG trước 34 tuần là 0,43%, tỷ lệ TSG từ 34 - 37 tuần là 0,70% và tỷ lệ TSG sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bộ thai kỳ Loạt nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016 tại Huế cho thấy tỷ lệ TSG khoảng 2,8 - 5,5% Mặc dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng TSG-SG vẫn là một trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Có thể hạn chế các ảnh hưởng của TSG-SG thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh, tối ưu là dự phòng xuất hiện bệnh, ngăn chặn tiến triển nặng và ngăn chặn các biến chứng Từ năm 2011, WHO đã đưa ra các khuyến cáo dự báo và điều trị dự phòng bệnh lý TSG

Mổ lấy thai là một thủ tục phẫu thuật phổ biến trên toàn thế giới Bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ sản khoa và bác sĩ sơ sinh chịu trách nhiệm quản lý an toàn trong quá trình phẫu thuật Một chuỗi rủi ro liên tục tồn tại đối với mổ lấy thai khẩn cấp Các tình huống lâm sàng cụ thể đòi hỏi một cách tiếp cận cá nhân đối với gây mê, bao gồm xuất huyết, rối loạn tăng huyết áp, bệnh tim, đường thở khó khăn và tổn thương thai nhi Đào tạo liên tục là không thể thiếu để cung cấp gây mê an toàn Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên người bệnh tiền sản giật nặng là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật [1] Chuyên đề của chúng tôi thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm gây mê trong bệnh lý tiền sản giật.

MỤC TIÊU

1 Chẩn đoán và phân loại tiền sản giật trong thai kỳ

2 Chỉ định và kỹ thuật gây mê trong mổ lấy thai ở sản phụ có tiền sản giật.

Trang 5

I CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI TIỀN SẢN GIẬT

1.1 Phân loại và định nghĩa các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ

Các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ được chia thành 4 nhóm chính [2]:

- Tăng huyết áp thai kỳ - Tiền sản giật.

- Tăng huyết áp mạn.

- Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mạn [3].

1.1.1 Tăng huyết áp thai kỳ

Sản phụ được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ là khi [2]:

- Huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg, xuất hiện lần đầu sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ [4].

- Không có protein niệu.

Huyết áp trở về bình thường trong vòng 12 tuần đầu sau sinh Chẩn đoán cuối cùng thường được khẳng định sau thời kỳ hậu sản Đôi khi cũng có các triệu chứng của tiền sản giật như: nhức đầu, đau thượng vị, protein niệu (<300 mg/24 giờ), giảm tiểu cầu,… làm ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị Thể này đôi khi còn được gọi là tăng huyết áp thoáng qua [3].

1.1.2 Tiền sản giật

1.1.2.1 Chẩn đoán tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) được định nghĩa là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ [2], [5].

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật [2]

Huyết áp

• Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg

qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ, xuất hiện sau tuần 20 thai kỳ ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.

Trang 6

• Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg,

tăng huyết áp có thể được xác định trong khoảng thời gian ngắn (15 phút) để thích hợp cho điều trị hạ áp cho bệnh nhân [6].

Và Protein niệu

• ≥ 300 mg trong 24 giờ (hoặc lượng này được suy ra từ một khoảng thời gian thu thập nước tiểu tương ứng)

• Hoặc tỷ số Protein/creatinin ≥ 0,3

• Dip-Stick ≥ 2+ (chỉ sử dụng khi các phương pháp định lượng khác không có sẵn) [3], [7].

hoặc trong trường hợp không có protein niệu thì TSG được chẩn đoánbao gồm tăng huyết áp mới xuất hiện kèm với 1 trong các dấu hiệu mới khởiphát sau:

• Giảm tiểu cầu: tiểu cầu < 100.000 /µL.

• Suy thận: creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không có nguyên nhân do bệnh lý thận khác.

• Suy tế bào gan: men gan trong máu tăng gấp 2 lần bình thường • Phù phổi

• Các triệu chứng của não và thị giác: Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng điều trị bằng thuốc mà không do các nguyên nhân khác hoặc rối loạn thị lực.

Như vậy sau khi triệu chứng phù bị loại ra khỏi tiêu chuẩn chẩn đoán TSG thì nay đến lượt vai trò của protein niệu cũng đã thay đổi Protein niệu trong quá trình mang thai được định nghĩa là cao 300mg/dl trong nước tiểu 24 giờ hoặc tỷ số protein/creatinine lớn hơn hoặc bằng 0,3 Khi phương pháp định lượng không có hoặc quyết định nhanh chóng cần đặt ra thì đọc que thử protein niệu được chấp nhận Tuy nhiên que thử có kết quả dương tính giả và âm tính giả cao Thử que 1+ có dương giả 71% so với cut-off 300mg trong nước tiểu thu

Trang 7

24 giờ và thậm chí que thử 3+ thì dương giả 7%, và âm giả 9% Khi phân tích nước tiểu được xem là phương pháp duy nhất để đánh giá protein niệu thì độ chính xác tổng chung là sử dụng 2+ làm giá trị phân biệt Protein niệu là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán tiền sản giật vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội mô hệ thống – đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng tiền sản giật Tuy nhiên, có khoảng 10% tăng huyết áp thai kỳ xuất hiện cơn co giật nhưng không có protein niệu Đồng thời, những bằng chứng gần đây cho thấy số lượng protein niệu không có mối liên quan đến kết cục xấu của thai kỳ Như vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật dựa vào huyết áp và protein niệu Bên cạnh tiêu chuẩn này, ACOG khuyến cáo rằng không nhất thiết phải có protein niệu để chẩn đoán tiền sản giật Khi protein niệu âm tính, tiền sản giật được chẩn đoán dựa vào huyết áp và một trong những tổn thương đa cơ quan mới xuất hiện [2].

1.1.2.2 Chẩn đoán tiền sản giật nặng

TSG được xếp vào TSG có dấu hiệu nặng khi tình trạng TSG có kèm bất cứ một dấu hiệu bất kỳ trong các dấu hiệu sau (ACOG 2020) 1,13:

• Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi (trừ trường hợp thuốc hạ áp đã được sử dụng trước đó)

• Giảm tiểu cầu: tiểu cầu <100.000/µL.

• Suy giảm chức năng gan: men gan tăng (gấp đôi so với bình thường), đau nhiều ở hạ sườn phải hoặc đau thượng vị không đáp ứng với thuốc và không có nguyên nhân khác.

• Suy thận tiến triển (creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không do bệnh lý thận khác)

• Phù phổi.

• Các triệu chứng của não và thị giác: đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau mà không có nguyên nhân khác, rối loạn thị giác[3], [8].

Trang 8

II CHỈ ĐỊNH VÀ KỸ THUẬT GÂY MÊ TRONG TIỀN SẢN GIẬT

2.1 Chỉ định

Gây mê toàn thân (GA) là sự lựa chọn ở những bệnh nhân bất tỉnh, bị lãng quên với bằng chứng tăng ICP Gây mê được thực hiện bằng kỹ thuật opioid và thuốc thư giãn và tăng thông khí có chủ ý Những cân nhắc quan trọng là:

 phù nề đường thở

 Khả năng quản lý đường thở khó khăn

 Mặc dù nồng độ cholinesterase giảm, nhưng thời gian tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ succinylcholine và ester hiếm khi bị ảnh hưởng

 Phản ứng tăng huyết áp quá mức đối với đặt nội khí quản

 Tương tác thuốc giữa magnesi và thuốc giãn cơ

 Một lượng nhỏ tác nhân halogen hóa dễ bay hơi có thể ngăn cản nhận thức

 Việc rút nội khí quản được thực hiện ở tư thế nằm nghiêng bên trái khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo hoặc bệnh nhân khác được chuyển đến ICU để hỗ trợ thở máy tùy thuộc vào tình trạng trước phẫu thuật và hành vi trong phẫu thuật.

Trong trường hợp tiền sản giật:

- Phẫu thuật lấy thai cấp cứu trên người bệnh có rối loạn đông máu, xuất huyết, chậm nhịp tim thai.

- Kiểm soát dường hô hấp bằng mặt nạ khó khăn.

- Trên người bệnh từ chối hoặc có chống chỉ định gây tê vùng [9].

2.2 CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

- Người bệnh không đồng ý.

- Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức - Không thành thạo kĩ thuật.

2.3 Kỹ thuật gây mê trong tiền sản giật2.3.1 CHUẨN BỊ

Trang 9

- Người thực hiện kỹ thuật

+ Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức.

+Vai trò của bác sĩ gây mê trong sản giật là giúp bác sĩ sản khoa kiểm soát và ngăn ngừa co giật tiếp theo, kiểm soát huyết áp, thiết lập đường thở thông thoáng, ngăn ngừa các biến chứng lớn, cung cấp thuốc giảm đau chuyển dạ và gây mê cho mổ lấy thai.

- Phương tiện

+ Hệ thống máy gây mê kèm thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi chức năng sống (ECG, huyết áp động mạch, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ) máy phá rung tim, máy hút

+ Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản các cỡ, ống hút, mặt nạ (mask), bóng bóp, canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.

+ Lidocain 10% dạng xịt + Salbutamol dạng xịt.

+ Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản khó: ống Cook, mask thanh quản (laryngeal mask), ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản, kìm mở miệng

- Người bệnh

+ Thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ biến chứng của tiền sản giật nặng, nhau bong non, hội chứng HELLP, sản giật,

+ Đánh giá đặt ống nội khí quản khó.

+ Sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ (nếu cần).

- Hồ sơ bệnh án: Theo qui định của Bộ y tế.

2.4 Các bước tiến hành

2.4.1 Kiểm tra hồ sơ: Phiếu tư vấn, biên bản hội chẩn, giấy cam đoan

2.4.2 Kiểm tra người bệnh: Số nhập viện trên vòng đeo tay, thời gian nhịn ăn,

răng giả, đường thở phù nề.

2.5 Thực hiện kỹ thuật

Trang 10

2.5.1 Các bước tiến hành chung:

- Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút - Lắp máy theo dõi các dầu sinh hiệu.

- Thiết lập đường truyền có hiệu quả: nên dùng Lactate ringer.

- Thuốc chống thụ thể H2 và Metoclopramide tiêm tĩnh mạch (nếu cần) - Tiền mê (nếu cần).

2.5.2 Khởi mê:

+ Oxy 100% trong 5 phút.

+ Fentanyl 50 - 100 mcg hoặc Ketamin 1- 2mg/kg - Tiêm Succinylcholin (Suxamethonium) 1,5 – 2 mg/kg.

- Tiếp tục hô hấp Masque với O2: 100%, không nên hô hấp với áp lực cao quá.

- Đặt NKQ sau 45 giây – 1 phút, sau tiêm giãn cơ.

2.5.3 Kĩ thuật đặt nội khí quản đường miệng:

- Mở miệng, một tay đặt dưới cổ để cổ ngửa thẳng, đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.

- Tiến hành khởi mê nhanh và làm thủ thuật Sellick trong trường hợp dạ dày đầy (ấn sụn nhẫn 20-30 kg ngay khi người bệnh mất tri giác tới khi đặt ống nội khí quản xong).

- Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2-3 cm

- Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng - Bơm bóng nội khí quản.

- Kiểm tra vị trí đúng của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2.

- Cố định ống bằng băng dính.

- Đặt canul vào miệng để tránh cắn ống (nếu cần).

Trang 11

- Trong trường hợp đặt nội khí quản khó: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó [10].

2.5.4 Duy trì mê:

- Isoflurane 1-3% hoặc Sevoflurane 1- 2% - Fentanyl liều bolus 0,05 – 0,1 mg/30 phút.

- Tiêm tĩnh mạch Pavulon hoặc Arduan, liều 0,04 – 0,08 mg/kg hoặc Esmeron 0,5 mg/kg.

- Hô hấp nhân tạo bằng máy với áp lực đường thở < 30 cmH2O.

- Thời gian từ lúc khởi mê đến khi lấy thai ra tốt nhất là trong khoảng từ 8 -10 phút.

- Sau khi lấy thai ra cuộc phẫu thuật sẽ trở lại bình thường như những cuộc phẫu thuật khác.

- Oxytoxin 5UI tiêm tĩnh mạch và 10UI truyền trong 500ml dung dịch - Dùng kháng sinh dự phòng sau khi cặp rốn.

- Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay

- Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.

- Đề phòng ống nội khí quản sai vị trí, gập, tắc.

2.5.5 Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản

- Người bệnh tỉnh, làm theo lệnh.

- Nâng đầu trên 5 giây, TOF >0,9 (nếu có).

- Tự thở đều, tần số thở trong giới hạn bình thường - Mạch, huyết áp ổn định.

- Thân nhiệt > 35ºC.

- Không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật [11], [1].

III TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Trang 12

3.1 Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ.

3.2 Rối loạn huyết động

Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp).

Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân.

3.3 Tai biến do đặt nội khí quản

3.3.1 Không đặt được ống nội khí quản.

Xử lý theo qui trình đặt ống nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.

3.3.2 Đặt nhầm vào dạ dày.

Nghe phổi không có rì rào phế nang, không đo được EtCO2 Đặt lại ống nội khí quản.

3.3.3 Co thắt thanh - khí - phế quản.

Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm

Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.

Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.

3.3.4 Chấn thương khi đặt ống

Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở Xử trí tùy theo tổn thương.

3.3.5 Các biến chứng về hô hấp

Gập, tụt, ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.

Trang 13

Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân

3.3.6 Biến chứng sau rút ống nội khí quản

Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản do nhiều nguyên nhân Đau họng khàn tiếng.

Co thắt thanh - khí - phế quản.

Viêm đường hô hấp trên Hẹp thanh - khí quản.

Xử trí triệu chứng và theo nguyên nhân.

3.4 Theo dõi sau phẫu thuật

Trong giai đoạn hậu sản, cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, lượng dịch vào và ra, và các triệu chứng trong ít nhất 48 giờ Những phụ nữ này thường được truyền một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ, sinh nở và sau khi sinh Ngoài ra, trong thời kỳ hậu sản có sự huy động dịch ngoại bào dẫn đến tăng thể tích nội mạch Do đó, những phụ nữ bị sản giật, đặc biệt là những người có chức năng thận bất thường, những người bị nhau bong non và những người bị tăng huyết áp mãn tính từ trước, có nguy cơ cao bị phù phổi và làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp nặng Do đó, điều cần thiết là tiếp tục cảnh giác trong giai đoạn hậu sản

Về dịch truyền tĩnh mạch, sau khi sinh, người phụ nữ nên được hạn chế chất lỏng để chờ bài niệu tự nhiên thường xảy ra vào khoảng 36-48 giờ sau khi sinh Tổng lượng dịch (tổng lượng dịch truyền qua đường tĩnh mạch và đường uống) nên được giới hạn ở mức 80 ml/h Việc hạn chế dịch truyền thường sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian điều trị bằng magie sulfat; tuy nhiên, có thể cho phép tăng lượng dịch đưa vào vào thời điểm sớm hơn khi có lợi tiểu đáng kể Magiê sulfat đường tiêm nên được tiếp tục trong ít nhất 24 giờ sau khi sinh và/hoặc ít nhất 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng Về liệu pháp hạ huyết áp, có

Trang 14

thể ngừng sử dụng methyldopa để thay thế bằng thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn alpha

Về liệu pháp hạ huyết áp, có thể ngừng sử dụng methyldopa để thay thế bằng thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn alpha Việc hạn chế chất lỏng thường sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian điều trị bằng magie sulfat; tuy nhiên, có thể cho phép tăng lượng dịch truyền đưa vào vào thời điểm sớm hơn khi có lợi tiểu đáng kể Magiê sulfat đường tiêm nên được tiếp tục trong ít nhất 24 giờ sau khi sinh và/hoặc ít nhất 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng Về liệu pháp hạ huyết áp, có thể ngừng sử dụng methyldopa để thay thế bằng thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn alpha [12].

KẾT LUẬN

Phương pháp mổ lấy thai trên người bệnh có bệnh nền tiền sản giật là phương pháp hiện đại được thực hiện nhằm giảm các biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ và bé

Tuy nhiên cần có một số lưu ý trong gây mê ở trường hợp tiền sản giật kiểm soát nguy cơ cơn động kinh, điều trị tăng huyết áp và khắc phục tình trạng thiếu oxy, việc sinh nở có thể được đẩy nhanh Luôn cân nhắc điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối Việc quản lý dịch truyền cùng với liệu pháp điều trị bằng magiê và hạ huyết áp với sự theo dõi huyết động nghiêm ngặt được tiếp tục trong giai đoạn hậu sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ACOG, Practice Guidelines for Obstetric Anesthesia: An Updated Reportby the American Society of Anesthesiologists Task Force on ObstetricAnesthesia and the Society for Obstetric Anesthesia and Perinatology.

Anesthesiology, 2016 124(2): p 270-300.

2 Bộ Y tế, Quyết định số: 1911/ QĐ-BYT ngày 19 tháng 04 năm 2021 vềviệc ban hành tài liệu "Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sảngiật" 2021: Hà Nội.

3 Bộ môn Phụ sản, Bài giảng Sản Phụ Khoa - Đại học Y Dược TP.HCM.

2020, Tp.HCM: NXB Y học chi nhánh TP HCM.

Ngày đăng: 03/04/2024, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w