ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH BỆNH NẤM VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY CÓ MÚI TẠI VÙNG TRỒNG CAM XÃ MINH HỢP, HUYỆN QÙY HỢP, TỈNH NGHỆ AN Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông – Lâm – Ngư Nghiệp Trưởng nhóm
Trang 1ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH BỆNH NẤM VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY CÓ MÚI TẠI VÙNG TRỒNG CAM XÃ MINH
HỢP, HUYỆN QÙY HỢP, TỈNH NGHỆ AN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông – Lâm – Ngƣ Nghiệp
THANH HÓA, THÁNG 3 NĂM 2023
Trang 2ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH BỆNH NẤM VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY CÓ MÚI TẠI VÙNG TRỒNG CAM XÃ MINH HỢP,
HUYỆN QÙY HỢP, TỈNH NGHỆ AN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
Trưởng nhóm nghiên cứu: Trần Thị Nhi
Nam/Nữ: Nữ
Lớp, khoa: K24 ĐH Nông học, khoa Nông Lâm Ngư nghiệp Năm thứ: 2
Ngành học: Nông học
Người hướng dẫn: TS Mai Thành Luân
THANH HÓA, THÁNG 3 NĂM 2023
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Trần Thị Nhi K24 ĐH Nông học - Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Phân lập, giám định tuyến trùng và nấm gây hại có nguồn gốc trong đất gây hại vùng rễ cây có múi trong phòng thí nghiệm
- Tổng kết đề tài
Anh
K24 ĐH Nông học - Điều tra tình hình bệnh hại vùng rễ cây có múi (cây cam, bưởi, quýt) tại xã Minh Hợp,
Trang 4MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vi
MỞ ĐẦU 10
1 Tính cấp thiết của đề tài 10
2 Mục tiêu nghiên cứu 11
3 Phạm vi nghiên cứu 11
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 13
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 13
1.1.1 Các nghiên cứu về nấm gây hại trên cây có múi 13
1.1.2 Các nghiên cứu về tuyến trùng gây hại trên cây có múi 14
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15
1.2.1 Các nghiên cứu về nấm gây hại 15
1.2.2 Các nghiên cứu về tuyến trùng gây hại 16
CHƯƠNG II VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 17
2.2 Nội dung nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập mẫu đất, rễ 17
2.3.2 Phương pháp phân lập nấm gây hại vùng rễ 18
2.3.3 Phương pháp bẫy tuyến trùng (Whitehead) 19
2.3.4 Phương pháp thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ nấm và tuyến trùng gây hại bằng nấm đối kháng, nấm ký sinh trong phòng thí nghiệm 19
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Kết quả điều tra thành phần gây bệnh hại vùng rễ cây có múi 21
3.2 Kết quả giám định sơ bộ vi sinh vật gây hại vùng rễ cây có múi 23
3.2.1 Đặc điểm của nấm gây hại 23
3.2.2 Đặc điểm của tuyến trùng gây hại 24
3.3 Kết quả hiệu lực phòng trừ sinh học của vi sinh vật đối kháng đối với vi sinh vật gây hại 25
Trang 53.3.1 Ảnh hưởng của nấm đối kháng Trichoderma sp đến sự phát triển của nấm
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra các thành phần gây hại vùng rễ cây có múi Bảng 3.2 Kết quả hiệu lực ức chế nấm bệnh của một số loài nấm đối kháng
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tên đề tài: Điều tra xác định bệnh nấm và tuyến trùng gây hại trên rễ cây
có múi tại vùng trồng cam xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An
4 Giảng viên hướng dẫn: TS Mai Thành Luân
5 Thời gian thực hiện: 5 tháng (từ tháng 11/2022 đến tháng 4/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức
7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp
Trang 9MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi cam, quýt, chanh, bưởi… thuộc họ Rutaceae là những
cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được phát triển trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, cây có múi là cây trồng quan trọng, chủ lực với diện tích khoảng gần 100 nghìn ha, sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn tính đến năm 2020 Cam là cây thích ứng rộng hiện đang được trồng ở nhiều tỉnh thành của cả nước, trải dài từ Bắc tới Nam (Tổng cục Thống kê, 2020) và trong đó có tỉnh Nghệ An Việc trồng cam giúp mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân
Theo ThS Trần Ngọc Toàn – Viện Nông nghiệp và Tài nguyên tỉnh Nghệ An, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An cũng đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển cây cam với diện tích lớn Tính đến tháng 6 năm 2017 toàn tỉnh có 4.829 ha trong đó huyện Quỳ Hợp có diện tích trồng cam tập trung lớn nhất với 2.628 ha (chiếm 54,42 % diện tích toàn tỉnh) và còn có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo
Tuy nhiên cho đến nay, tại tỉnh Nghệ An đang gặp vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với cây có múi, đặc biệt là vùng trồng cam của huyện Quỳ Hợp, đó là hiện tượng vùng cam bị dịch bệnh gây hại dẫn đến suy thoái toàn vùng Việc mở rộng diện tích, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây có múi Khi bị bệnh cây ăn quả có múi trở nên còi cọc, tán lá biến vàng, trên thân cành và đặc biệt phần gốc cây có xuất hiện các vết chảy gôm, gỗ bị biến màu nâu đen, rễ bị thối đen và dễ tuột vỏ, hoa quả ít, khi bị bệnh nặng cây không cho quả và có thể bị chết Các vườn cây có múi bị bệnh được nông dân địa phương gọi là những vườn "cam ngơ".
Những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là việc tăng diện tích, nhu cầu cây giống tăng dẫn đến người trồng cam sử dụng giống không rõ nguồn gốc; trong quá trình canh tác thiếu kỹ thuật, lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ dẫn đến đất bị suy thoái và sự bùng phát thêm một số bệnh
Trang 10nguy hiểm từ thứ yếu thành chủ yếu như bệnh vàng lá thối rễ do nấm gây ra; hiện tượng thiếu nước tưới trong thời gian dài kết hợp với khô nóng lâu ngày sẽ làm cho bộ rễ tơ bị tổn thương, cây sinh trưởng phát triển kém (Phạm Văn Linh và ctv., 2017)
Trong vài năm trở lại đây, các vườn cam ở xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp thất thu lớn làm người dân điêu đứng Tỷ lệ trồng cam giảm nhanh từ hơn 3000ha cam quýt, nay chỉ còn khoảng 1000ha Đến nay một số diện tích cam còn sót lại, cỏ dại mọc um tùm, nhiều cây cam bị khô héo, rụng trọc hết lá Bệnh hại phát sinh khiến các nhà vườn phải chặt bỏ đến 70% diện tích cam để chuyển đổi sang cây trồng khác, đe dọa xóa bỏ cả một vùng trồng cam rộng lớn
Việc điều tra và nghiên cứu các đối tượng gây hại trên rễ cây có múi tại Qùy Hợp là thực sự cần thiết, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình bệnh hại hiện nay trên rễ loài cây có múi không riêng tại xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An mà hầu hết tại các tỉnh trồng cam Xuất phát từ vấn đề này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra, xác định bệnh nấm và tuyến
trùng gây hại rễ cây có múi tại vùng trồng cam xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, phát hiện thành phần nấm và tuyến trùng gây hại vùng rễ cây có múi
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm
- Cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về biện pháp phòng trừ bệnh hại rễ trên cây có múi
3 Phạm vi nghiên cứu
Bệnh nấm và tuyến trùng gây hại rễ cây có múi tại vùng trồng cam xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa vào nhu cầu thực tiễn về tình hình bệnh hại rễ cây có múi tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Việc điều tra và xác
Trang 11định được nguyên nhân gây bệnh thối rễ trên cây có múi đối với khu vực này không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà thông qua các kết quả nghiên cứu trong đề tài, chúng tôi mong muốn hướng tới có những giải pháp phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây cam hiệu quả và triệt để, góp phần mang lại giá trị và ý nghĩa thực tiễn giúp bà con nông dân
Trang 12CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Các nghiên cứu về nấm gây hại cây có múi
Các loài nấm thuộc chi Phytophthora là tác nhân gây bệnh thối rễ, chảy
gôm một loại dịch hại kinh tế cho các vùng trồng cây ăn quả có múi trên thế giới Trong chi nấm này đã xác định được 10 loài gây bệnh cho cây ăn quả có
múi, trong đó các loài P palmivora, P nicotianae và P citrophthora là những
loài gây hại phổ biến và quan trọng nhất Quy luật phát sinh gây bệnh, các biện
pháp quản lý bệnh do nấm Phytophthora đã được nghiên cứu khá toàn diện và
hệ thống tại các vùng trồng cây ăn quả có múi trên thế giới Tại Việt Nam 9
loài nấm Phytophthora đã phát hiện gây hại trên các cây trồng nông nghiệp Các loài P palmivora, P nicotiane, P cinamomi, P capsisi và P infestans là
những loài gây hại quan trọng trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu
riêng, dứa và hồ tiêu, cao su và cây thực phẩm họ Solanaceae (Đặng Vũ Thị
Thanh, Ngô Vĩnh Viễn, Drenth, 2004)
Các nghiên cứu về quy luật phát sinh gây hại và biện pháp quản lý
bệnh Phytophthora trên sầu riêng, hồ tiêu, dứa và các cây thực phẩm đã được
nghiên cứu một cách hệ thống bởi nhiều các tác giả ở Việt Nam (Mai Văn Trị và cs (2003), Nguyễn Vĩnh Trường (2008), Phạm Ngọc Dung và cs (2007)
Nấm P citrophthora đã được phát hiện hại lần đầu tiên trên cam ở Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ 20, sau đó nấm P nicotianae tiếp tục được
phát hiện ở khắp các vùng trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam (Đặng Vũ Thị Thanh, Ngô Vĩnh Viễn, Drenth, 2004) Tuy nhiên những nghiên cứu về bệnh
Phytophthora trên cây có múi ở Việt Nam còn rời rạc không liên tục và
thường chỉ hạn chế ở mức điều tra tỷ lệ bệnh Chưa có nghiên cứu phát triển chiến lược quản lý bệnh, quản lý vườn ươm, tạo giống kháng bệnh Đặc biệt tại Nghệ An chưa có những nghiên cứu rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp quản lý bệnh hại trên các cây cam quýt đặc sản Việc điều tra, nghiên cứu nấm và tuyến trùng gây hại cây có múi là một việc hết sức cần thiết
Trang 13và cấp bách hiện nay, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển vùng cây có múi đặc sản của Nghệ An cũng nhƣ các vùng trồng cây có múi tại Việt Nam
Những năm qua, bệnh vàng lá trên các loài cây có múi nói chung và cây cam nói riêng rất phổ biến, gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất, trong đó có bệnh vàng lá do thiếu kẽm, bệnh vàng lá gân xanh (Lê Thị Thu Hồng và cs, 2002a),
bệnh vàng lá do thối rễ, do nấm Phytophthora sp., Fusarium solani và Pythium
sp gây thối rễ (Nguyễn Văn Hòa và cs, 2013) Bệnh vàng lá do thối rễ cây có múi và cây cam ở đồng bằng Sông Cửu Long đã đƣợc xác định do nấm
Phytophthora palmivora, Fusarium solani và Pythium helicoides, trong đó nấm P palmivora gây bệnh mạnh nhất, tiếp đến là nấm F solani (Nguyễn Văn Hòa
và cs, 2013)
Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, bao gồm các loài nấm
Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng (Viện cây ăn quả Miền Nam,
2012) Bệnh thối rễ, chảy gôm trên một số cây ăn quả có múi ở Cao Bằng đã
đƣợc xác định sơ bộ là do nấm Phytophthora spp gây ra (Nguyễn Thị Bích
Ngọc và cs, 2016) Nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá, thối rễ là do tập đoàn
nấm bệnh trong đất: Phytophthora spp., Fusarium spp., Pythium spp gây ra, trong đó, nấm Phytophthora là đối tƣợng gây hại rất nguy hiểm và là tác nhân chính gây bệnh chảy gôm Nấm Phytophthora gây hại trên rễ, thân, lá, quả, làm
giảm năng suất 20 - 25%, chất lƣợng quả cũng nhƣ gây suy thoái dẫn đến chết cây (Đặng Vũ Thị Thanh và cs, 2004)
1.1.2 Các nghiên cứu về tuyến trùng gây hại cây có múi
Tại Hòa Bình, đã ghi nhận Bọ trĩ và Tuyến trùng hại cam ở Cao Phong, Hòa Bình (Hà Quang Dũng, 2005; Trịnh Quang Pháp, 2016); tại Hà Giang đã xuất hiện nhện đỏ hại cam quýt (Trần Thị Bình, 2002)
Tuyến trùng ký sinh thực vật là một trong những nhóm đối tƣợng sinh vật gây hại nghiêm trọng trên nhiều loài cây trồng nói chung và cây cam nói riêng (Vũ Khắc Nhƣợng, 2004), chúng đƣợc xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam (Trịnh Quang Pháp, 2016) Ở Việt Nam đã ghi nhận có 34 loài tuyến trùng ký sinh trong vùng rễ cây Cam ngọt (Nguyễn Vũ Thanh,
Trang 142002) Kết quả nghiên cứu trên 40 mẫu đất và 20 mẫu rễ cam thu từ vùng trồng cam Cao Phong, Hòa Bình đã xác định 9 loài tuyến trùng thuộc 8 giống, 6 họ và
2 bộ bao gồm các giống Helicotylenchus, Rotylenchulus, Pratylenchus,
Criconemella, Xiphinema, Discocriconemella và Meloidogyne Trong số đó,
giống tuyến trùng Tylenchulus có tần suất bắt gặp cao nhất 74,4%, tiếp theo là các giống Helicotylenchus 35,9%, Rotylenchulus 28,2%, Pratylenchus 20,5%,
Criconemella 12,8%, Xiphinema, Discocriconemella 5,1% và thấp nhất là Meloidogyne 2,6% Sự xuất hiện và gây hại của tuyến trùng ở các vườn cam có
mối liên hệ với lịch sử canh tác, giống cây và nguồn nước tưới Tuyến trùng
Tylenchulus semipenetrans được xác định là một trong những loài gây hại chính
đối với cây cam trồng ở Cao Phong, Hòa Bình (Trịnh Quang Pháp, 2016)
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Các nghiên cứu về nấm gây hại cây có múi
Bệnh vàng lá do thối rễ, do nấm Phytophthora và Pythium khá phổ biến ở
Nam Phi, chúng thường gây thối rễ, vàng lá, héo ngọn và gây thiệt hại lớn đối
với các trang trại trồng cam (Maseko and Coutinho, 2002) Vòi voi (Diaprepes
abbreviate) cũng gây thiệt hại lớn cho ngành trồng cam ở Mỹ, chúng tạo điều
kiện cho các loài nấm Phytophthora nicotianae và P palmivora xâm nhiễm và
gây hại (Graham et al., 2003)
Bệnh vàng lá do thối rễ cam và cây có múi do các loài nấm thuộc chi
Phytophthora và Pythium khá phổ biến ở Nam Phi, các chủng nấm Phytophthora gây bệnh mạnh hơn so với nấm Pythium (Maseko and Coutinho,
2002)
Các loài nấm thuộc chi Phytophthora gây thiệt hại lớn đối với hoạt động
trồng cây có múi ở Mỹ (Graham and Feichtenberger, 2015) Trong đó nấm
Phytophthora nicotianae và P palmivora được xác định là nguyên nhân gây
thối rễ cam ở Mỹ (Graham et al., 2003), ba loài nấm gồm P nicotianae, P
palmivora, và P citrophthora là những loài gây hại nặng nhất cho cây cam,
chúng gây thối rễ, loét thân, và thối quả (Graham and Feichtenberger, 2015)
Các loài nấm thuộc chi Phytophthora thường gây thối rễ cây cam, làm giảm khả
Trang 15năng hút nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng thậm chí gây chết cây (Chaudhary et al., 2016) Bệnh thối thân rễ gây ra do Phytophthora
nicotianae hoặc Phytophthora palmivora; loài P palmivora thường gây bệnh ở
những vùng đất thoát nước kém, kết cấu đất chặt (Graham et al., 2016) Nấm
Phytophthora spp gây thối thân, chảy gôm, thối ướt rễ, nấm Fusarium spp gây
thối khô rễ cây có múi (The American Phytopathologicial Society, 2017)
1.2.2 Các nghiên cứu về tuyến trùng gây hại cây có múi
Tuyến trùng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây chủ, làm tắc mạch dẫn và giảm khả năng sinh trưởng của cây, chúng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh “chết chậm” trên cây cam, làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng cam thương phẩm Tuyến trùng là nguyên nhân gây chết 24-90% số cây trên các vườn trồng cây có múi ở Mỹ và Brazil (Ducan et al., 2007)
Theo Chris (2012), một trong những tác nhân gây bệnh là loài nấm
Fusarium solani Fusarium gây hại trong điều kiện tương tác với tuyến trùng và
rễ bị ngâm trong nước nhiều ngày Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương, đó
là điều kiện thuận lợi cho nấm Fusarium tấn công và gây bệnh làm thiệt hại cho
cây có múi Một số tài liệu nghiên cứu khác cho thấy mảng rễ bị thối do ngâm
nước lâu ngày là cửa ng chính để nấm F solani xâm nhập (Mohamedy, 2012).
Tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans được xác định là một trong những loài
gây hại chính trên cây có múi, chúng kí sinh trên rễ cây và là nhân tố chính gây bệnh chết chậm, gây thiệt hại năng suất hàng năm từ 30-50% (Suganthi et al., 2019)
Tuyến trùng liên quan đến cây có múi lần đầu tiên được phát hiện gây hại cho cây có múi ở California (Thomas 1913) Kể từ khi được phát hiện, Tylenchulus semipenetrans đã được tìm thấy ở mọi vùng trồng cam quýt trên thế giới (Duncan, 2005) Tại Hoa Kỳ, sự phá hoại trên đồng ruộng liên quan đến 50–90% vườn cây ăn quả có múi ở Arizona, California, Florida và Texas, và các vườn nho địa phương ở California (Van Gundy, Meagher 1977, Heald và O'Bannon 1987, Duncan 2005)
Trang 16CHƯƠNG II VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng nấm và tuyến trùng gây hại rễ cây có múi tại xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu đất, rễ cây khỏe, rễ cây bị bệnh
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình bệnh hại vùng rễ cây có múi tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- Phân lập, xác định sơ bộ tuyến trùng và nấm có nguồn gốc trong đất gây hại vùng rễ cây có múi trong phòng thí nghiệm
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ nấm và tuyến trùng gây hại
bằng vi sinh vật đối kháng (Trichoderma sp) trong phòng thí nghiệm
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập mẫu đất, rễ
Điều tra, thu thập mẫu được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022 trên các vườn cam ở xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An
Mẫu đất và rễ được lấy ở 2 điểm đối diện nhau của từng cây mà gốc cây làm trung tâm, sau đó trộn đều thành 01 mẫu (01 mẫu/cây) Mẫu đất, rễ lấy tại nơi có rễ tơ phát triển và theo chiều sâu của rễ, cách mặt đất từ 10 - 20 cm Mỗi vườn lấy 5 mẫu/ha theo đường chéo góc, tổng diện tích lấy mẫu là 50ha Mẫu thu thập được ghi rõ các thông tin, gồm: ngày, địa điểm, tên chủ ruộng, giống, tuổi cây, bộ phận bị hại, điều kiện đất đai Mỗi mẫu đất và rễ lấy khoảng 200-300g
Trang 172.3.2 Phương pháp phân lập nấm gây hại vùng rễ
2.3.2.1 Làm ẩm mẫu
Rửa sạch 1 cụm rễ cây rồi thấm khô Chuẩn bị 1 mảnh giấy ăn được làm ẩm bằng cách xịt nước cất lên Trải giấy ăn, rồi trải 1 lớp giấy bạc lên, sau đó đặt chùm rễ đã được làm sạch vào rồi đậy kín, để từ 3-5 ngày chờ nấm mọc
2.3.2.2 Phân lập trên môi trường PDA nghèo dinh dưỡng
- Bước 1: Chọn những rễ con có cả phần khỏe (không triệu chứng) và
phần bị bệnh, rửa chúng bằng nước vô trùng đựng trong lọ nhỏ, thay nước 3 lần Thêm một giọt thuốc tẩy vào lọ trong lần rửa đầu tiên
- Bước 2: Nhúng qua các rễ con trong cồn etylic 70%, rửa nhanh trong
nước vô trùng và để khô trên giấy thấm đã khử trùng Cách khác, khử trùng bề mặt rễ con bằng dung dịch Javen 1% trong cồn etylic 10% chỉ trong khoảng 10-15 giây, sau đó rửa bằng nước vô trùng ngay lập tức và để khô trên giấy thấm vô trùng trong tủ cấy vô trùng
- Bước 3: Dùng dụng cụ đã khử trùng cắt rễ thành từng miếng dài 1-2 mm
ở phần ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh sau đó cấy lên WA hoặc môi trường chọn lọc
- Bước 4: Ấn nhẹ các miếng cấy lên mặt thạch sao cho chúng tiếp xúc tốt
với kháng sinh trong môi trường phân lập
- Bước 5: Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ khoảng 25°C và quan sát hàng ngày dưới
kính lúp soi nổi để kiểm tra nấm mọc từ các miếng rễ cấy
- Bước 6: Cấy truyền từng tản nấm lên môi trường PDA hoặc WA có
chứa các miếng mô cây đã khử trùng, như các mẫu thân lúa còn xanh
- Bước 7: Làm thuần nấm bằng cách cấy đỉnh sinh trưởng của sợi nấm
hoặc cấy đơn bào tử nảy mầm trước khi giám định lần cuối cùng
2.3.2.3 Làm thuần nấm gây hại vùng rễ (cấy đỉnh sinh trưởng)
- Bước 1: Đổ môi trường thạch nước cất vào đĩa petri để nghiêng sao cho
phần thạch ở một phía của đĩa nông
- Bước 2: Cấy truyền một miếng nhỏ nấm từ đĩa phân lập vào một bên đĩa
nơi thạch sâu hơn
Trang 18- Bước 3: Đặt đĩa dưới kính lúp soi nổi và điều chỉnh tiêu điểm sợi nấm ở
rìa tản nấm (Các sợi nấm sẽ mọc rất thưa ở phần nông của thạch)
- Bước 4: Điều chỉnh nguồn sáng (gương) nhằm đạt độ tương phản tốt
giữa môi trường và sợi nấm
- Bước 5: Dùng que cấy dẹp đã khử trùng cấy một miếng thạch nhỏ chứa
đỉnh sinh trưởng của một sợi nấm sang một đĩa môi trường thích hợp
2.3.3 Phương pháp bẫy tuyến trùng (Whitehead)
Phương pháp khay Whitehead cũng thường được sử dụng cho mẫu đất và rễ
- Bước 1: Đặt một rây lọc (loại thường dùng trong bếp gia đình) lên một
cái bát to, trên rây lọc có lót một lớp giấy thấm dày
- Bước 2: Đổ nước vào rây sao cho mặt nước cách mặt rây khoảng 2cm - Bước 3: Nhẹ nhàng đặt đất hoặc rễ trong nước trên rây Chú ý không
làm rách giấy Tuyến trùng sẽ tập trung lại trong nước bên dưới lớp giấy thấm
- Bước 4: Sau 24 giờ, đổ nước vào một cốc đong hoặc lọ thủy tinh và để
cho tuyến trùng lắng xuống đáy lọ
- Bước 5: Dùng pilpet hút nước từ đáy lọ sang một đĩa Petri nhỏ để kiểm
tra dưới kính lúp soi nổi
2.3.4 Phương pháp thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ nấm và tuyến trùng gây hại bằng nấm đối kháng, nấm ký sinh trong phòng thí nghiệm
2.3.4.1 Thử nghiệm biện pháp phòng trừ nấm gây hại bằng các loại nấm đối kháng Trichoderma sp
- Số lượng đĩa nấm theo d i: 10 đĩa/công thức, lặp lại 5 lần - Công thức thí nghiệm
+ CT1: Đối chứng (không sử dụng chế phẩm Trichoderma) + CT2: Sử dụng nấm đối kháng T asperellum và T hazianum
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Đường kính tản nấm (cm) được theo d i hàng ngày + Hiệu lực đối kháng (%) = {(C-T)/C}x100
C: Độ dài xuyên tâm của tản nấm gây bệnh (cm) khi không có mặt của nấm đối kháng
Trang 19T: Độ dài xuyên tâm của tản nấm gây bệnh (cm) khi có mặt của nấm đối kháng
2.3.4.2 Thử nghiệm đánh giá hiệu quả của nấm Paecilomyces sp đối với tuyến trùng
- Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nở trứng tuyến trùng được tiến hành theo phương pháp mô tả bởi Pau et al (2012), có hiệu chỉnh: Thí nghiệm được tiến hành theo 3 công thức (CT) với 3 nồng độ dịch bào tử nấm khác nhau: 1,5 × 105, 3 × 105 và 4,5 × 105 bào tử/ml Mỗi CT gồm 3 đĩa petri đường kính 3,5 cm, mỗi đĩa có 300 trứng tuyến trùng Sau khi gây nhiễm, đặt các đĩa petri ở trong tủ định ôn ở nhiệt độ 27oC Theo dõi tỷ lệ trứng nở sau 24, 72 và 120 giờ Nước cất được sử dụng trong các CT đối chứng (ĐC) Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần Tỷ lệ (%) trứng nở được tính theo công thức:
Tỷ lệ (%) trứng nở =
- Thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt tuyến trùng được tiến hành theo phương pháp mô tả bởi Pau et al (2012), có hiệu chỉnh: Thí nghiệm được tiến hành theo 3 CT với 3 nồng độ dịch bào tử nấm khác nhau: 1,5 × 105 , 3 × 105 và 4,5 × 105 bào tử/ml Mỗi CT gồm 3 đĩa petri đường kính 3,5 cm, mỗi đĩa có 300 tuyến trùng Sau khi gây nhiễm, đặt các đĩa petri ở trong tủ định ôn ở nhiệt độ 27o C Theo dõi tỷ lệ tuyến trùng chết sau 24, 72, 120 và 168 giờ Nước cất được sử dụng trong các CT đối chứng Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần Tỷ lệ (%) tuyến trùng chết được tính theo công thức: