1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận truyền thông quốc tế chứng minh tính tổng hợp và hỗn dung của văn hóa việt nam thông qua công cụ giao lưu tiếp biến văn hóa

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ hàng trăm năm trước, sự giao lưu và tiếp biến đã xuất hiện tại nước ta, tạo nên một nền văn hóa tổng hợp và hỗn dung.. Chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy được bản sắc dân tộc trong

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI

CHỨNG MINH TÍNH TỔNG HỢP VÀ HỖN DUNG CỦAVĂN HÓA VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ GIAO

LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trang 2

Hà Nội – 12/2021

2

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề bài 5

PHẦN 1: LÝ LUẬN 6

A Kiến thức chung 6

I Một số khái niệm 6

II Cơ tầng Đông Nam Á 9

B Chứng minh tính tổng hợp và hỗn dung của văn hóa Việt Nam thông qua công cụ giao lưu và tiếp biến văn hóa 11

1 Những giá trị của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong lịch sử 33 2 Những hạn chế của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa 34

3 Ngăn cản quá trình xâm lăng văn văn hóa và xung đột văn hóa trong tương lai 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, sức khỏe, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất mới Theo PGS TS Bùi Hoài Sơn, quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia đã xuất hiện xu hướng tạo ra các giá trị phốt quát chung cho toàn nhân loại, làm mờ các ranh giới giữa các quốc gia, các khu vực địa lý và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa riêng cũng như sự tồn tại và phát triển của các dân tộc, quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Có thể khẳng định rằng việc Việt Nam tham gia vào quá trình giao lưu và hội nhập ở phạm vi toàn cầu là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa Tuy nhiên, thử thách đặt ra cho chúng ta là trong quá trình giao lưu và hội nhập ấy, làm thế nào để xây dựng sự phát triển đúng đắn giữa kinh tế và văn hóa, giữa truyền thống và hiện đại, và việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, nhân loại.

Từ hàng trăm năm trước, sự giao lưu và tiếp biến đã xuất hiện tại nước ta, tạo nên một nền văn hóa tổng hợp và hỗn dung Nền văn hóa tổng hợp và hỗn dung ấy vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho đến ngày nay Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện tại, sự giao lưu và tiếp biến ngày càng mạnh hơn Vậy nên, một phần của văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay chính là kết quả của quá trình giao lưu, học hỏi và biến đổi những yếu tố văn hóa ngoại lai thành nét văn hóa của nước ta Chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy được bản sắc dân tộc trong bối cảnh giao lưu văn văn hóa trên trường quốc tế như ngày nay, ta cần hiểu được đặc tính tổng hợp và hỗn dung của văn hóa Việt Nam thông qua quá trình giao lưu và tiếp biến, xét trong khoảng thời gian từ xưa đến nay với những sự kiện tiêu biểu Từ đó, ta có thể học hỏi những thế hệ đi trước cách xử

3

Trang 5

lý đúng đắn mối quan hệ giữa việc phát triển quốc gia thông qua việc tiếp thu và biến đổi văn hóa sao cho phù hợp với nhân dân và không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Với những lý do trên, “Tính tổng hợp và hỗn dung trong văn hóa Việt Nam thông qua công cụ giao lưu và tiếp biến văn hóa” đã được chọn làm chủ đề của tiểu luận này.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Từ xưa đến nay, vị trí địa lý Việt Nam luôn nằm trong khu vực ngã tư đường của các châu lục Và cũng chính bởi vị trí địa lý thuận lợi như vậy mà văn hoá Việt Nam cũng được giao thoa và tiếp xúc với những nền văn hoá khác Tuy nhiên, những yếu tố văn hoá mới khi được du nhập vào Việt Nam đã được thay đổi, cải biên sao cho phù hợp với tư tưởng cũng như quan niệm văn hoá Việt Nam Bởi những yếu tố trên, Việt Nam trở thành thành một trong những đất nước có nền văn hóa tổng hợp và hỗn dung Trong bối cảnh hiện nay, hiện tượng “toàn cầu hóa” đang diễn ra nhanh chóng, việc các nước có một nền văn hoá hỗn dung và tổng hợp là vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới, phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai Từ đây, việc nghiên cứu tính tổng hợp và hỗn dung của Việt Nam ra đời Tiểu luận nghiên cứu nhằm chứng minh rằng văn hoá Việt Nam mang tính hỗn dung và tổng hợp thông qua những công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hoá

Nhiệm vụ của tiểu luận là chứng minh luận điểm Việt Nam là đất nước có nền văn hoá tổng hợp và hỗn dung - nền văn hoá có sự giao thoa với nền văn hoá đến từ các quốc gia khác - thông qua những công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hoá Từ đó, tiểu luận đưa ra kết luận: văn hoá Việt Nam cũng mang một số yếu tố văn hoá của các nước khác - Ấn Độ, Trung Quốc và các nước phương Tây.

4

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận chính là tính tổng hợp và hỗn dung trong văn hóa Việt Nam, được chứng minh qua những công cụ giao lưu và tiếp biến văn hóa Trong bài tiểu luận, nhóm quan tâm chủ yếu đến những khía cạnh khác nhau của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa trong suốt tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, dựa trên nguồn tài liệu thu thập được từ các phương tiện thông tin đại chúng cùng nhiều tác phẩm khoa học khác nhau, nhóm 4 đã thể hiện cái nhìn tổng thể hơn về đề tài cũng như có khả năng chọn lọc và tổng hợp các tư liệu sẵn có Điều này không chỉ giúp cho kết cấu bài tiểu luận được chặt chẽ, đầy đủ mà còn mang lại nhận thức sâu sắc về kiểu văn hóa tổng hợp, hỗn dung của nền văn hóa Việt Nam.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề bài

Về mặt lý luận, tiểu luận góp phần chứng minh và làm rõ yếu tố tổng hợp và hỗn dung của văn hoá Việt Nam trên nhiều khía cạnh và qua các thời kì qua công cụ định vị giao lưu tiếp biến văn hoá Đồng thời cũng góp phần chỉ ra vai trò của công cụ đối với nhận thức và thực tiễn Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số học phần liên quan.

Về mặt thực tiễn, iểu luận có thể là nguồn tài liệu và bài học để chứng minh t

sự giao thoa và hội nhập của văn hoá Việt Nam Trải qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước, văn hoá Việt Nam có không ngừng giao lưu và có nhiều thành tựu lớn Tuy nhiên người Việt Nam luôn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc tốt đẹp, hoà nhập mà không hoà tan, có những biến đổi phù hợp với văn hoá và thời đại.

5

Trang 7

PHẦN 1: LÝ LUẬNA Kiến thức chung

I Một số khái niệm1 Khái niệm chung của văn hoá

Văn hoá là một khái niệm rất rộng, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có những định nghĩa thống nhất Hiện nay, số lượng định nghĩa của văn hoá có thể lên đến gần 500 Từ hàng trăm khái niệm, định nghĩa về văn hoá chủ yếu được chia thành các loại chính như sau: định nghĩa miêu tả, định nghĩa lịch sử, định nghĩa chuẩn mực, định nghĩa tâm lý học, định nghĩa cấu trúc, định nghĩa nguồn gốc hay định nghĩa của UNESCO Vì văn hoá là hiện tượng bao trùm lên tất cả các khía cạnh của đời sống con người nên không có một định nghĩa nào có thể khái quát hết nội dung của văn hoá, dẫn đến việc hệ thống hoá sơ bộ các định nghĩa Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc, sự khác biệt của từng dân tộc

2 Giao lưu tiếp biến văn hoá

Đây là 1 phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết “Khuếch tán văn hoá” Với “Thuyết khuếch tán văn hoá”, văn hoá phân bố không đồng đều mà chỉ tập trung ở 1 số khu vực, sau đó lan tỏa ra những khu vực xung quanh Theo lý thuyết, sức ảnh hưởng của văn hoá gốc sẽ càng giảm khi càng xa trung tâm cho tới khi mất hẳn Cơ chế này tạo nên những vùng giao thoa văn hoá - nơi chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hoá khác nhau và những “vùng tối” nơi sức lan tỏa không tới.

Tương tự các nền văn hoá gốc, những vùng giao thoa văn hoá cũng có khả năng lan toả, hình thành trung tâm văn hoá mới.

“Thuyết lan toả văn hoá” đã giải thích cho nguồn gốc và quá trình hình thành và tồn tại của những nền văn hoá hỗn dung, tổng hợp “Thuyết khuếch tán văn

6

Trang 8

hoá” được xây dựng dựa trên 1 số cơ sở khoa học Trước hết, luận điểm đầu tiên của thuyết khuếch tán văn hoá là: văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở “con người xã hội”, mà không phải ở cá thể người tự nhiên Chính sự hợp quần thành xã hội của các cá thể mới là nền tảng đích thực của văn hoá Luận điểm thứ 2 đó chính là: không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã hội của con người, và do đó cũng không thể có văn hoá Luận điểm thứ 3 là: văn hoá chỉ có thể tồn tại khi có sự giao lưu Giao lưu và tiếp biến là sự vận động thường xuyên của văn hoá Khi đề cập đến văn hoá cũng có nghĩa là đề cập đến tất cả các khâu của giao lưu: từ chủ thể của giao lưu cho đế hoạt động và sản phẩm của hoạt động giao lưu.

Có 1 sự thật rằng: xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, các nền văn hoá hiện nay là kết quả cuối cùng của sự giao lưu và tiếp biến văn hoá Hiện tượng “giao lưu - tiếp biến văn hoá” là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau và gây ra sự thay đổi trong mô thức văn hoá của các bên Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các bên, một số hiện tượng có thể xảy ra như: những yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia - tiếp thu thụ động, hoặc là nền văn hoá này vay mượn các yếu tố văn hoá từ nền văn hoá khác - tiếp thu chủ động Từ đó, dựa trên những yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà những yếu tố văn hoá này sẽ được biến đổi sao cho phù hợp với nền văn hoá ấy.

3 Khái niệm nền văn hoá tổng hợp - hỗn dung

Văn hoá tổng hợp là sự kết hợp, tổng hòa từ nhiều nền văn hoá khác nhau Còn văn hoá hỗn dung là nền văn hoá hỗn hợp và dung chấp các nền văn hoá khác lân cận Các nền văn hoá tổng hợp, hỗn dung mang 1 phần đặc điểm văn hoá của các quốc gia khác, thường xuất hiện ở các vùng ranh giới của các nền văn hoá lớn

7

Trang 9

Văn hoá hỗn dung được hình thành do nhiều yếu tố như: địa - văn hóa, nhân học - văn hoá, tôn giáo - giao lưu tiếp biến văn hoá.

4 Một số khái niệm khác

Xung đột văn hóa được hiểu là sự khác biệt về văn hóa dẫn đến mức mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến sự phủ nhận lẫn nhau của các giá trị và bản sắc văn hóa khác nhau Xung đột này thể hiện rõ nhất ở tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng xét đến cùng bản chất là sự đụng độ, va chạm mạnh mẽ, tương phản gay gắt giữa các giá trị khác nhau Nếu sự va chạm, chống đối gay gắt này không được giải quyết một cách khéo léo, hợp tình, hợp lý thì rất có thể sẽ dẫn đến xung đột văn hóa.

Xâm lăng văn hóa chính là dùng văn hóa để xâm lược, tấn công bằng văn hóa, cưỡng chế các giá trị văn hóa và lối sống của các cường quốc tư bản, hủy hoại bản sắc văn hóa của dân tộc Nó khiến người dân, đặc biệt là bộ phận giới trẻ, lãng quên bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm với cộng đồng, phai nhạt lý tưởng Cách mạng, không có chí tiến thủ mà vẫn mong được hưởng lợi, Điều đó không chỉ gây nguy hiểm về văn hóa mà các lĩnh vực khác về lâu dài.

Văn hoá ngoại lai là những yếu tố văn hoá mới từ những nền văn hoá khác du nhập vào 1 nền văn hoá và tác động nhiều lên đời sống của con người.

II Cơ tầng Đông Nam Á

Muốn nghiên cứu được sự giao lưu tiếp biến trong văn hoá Việt Nam, cần hiểu nền tảng tạo ra những yếu tố nội sinh của văn hoá Việt Nam Nền tảng ấy chính là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á.

8

Trang 10

Trước tiên, ta cần hiểu về định nghĩa Đông Nam Á theo quan niệm địa lý hiện đại Đây là khu vực nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo đan xen giữa biển rất phức tạp Là khu vực có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng Với diện tích 4,5 km2, Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông ti mo.

Tuy nhiên, khái niệm Đông Nam Á rộng hơn nhiều so với định nghĩa theo vị trí địa lý Vào thời tiền sử, vùng Đông Nam Á là vùng đất có ranh giới phía bắc tới bờ sông Dương Tử ( Trung Quốc ), phía nam đến tận biên giới bang Át Xam của Ấn Độ, phía đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm cạnh châu Đại Dương Dựa vào cứ liệu của các ngành nhân loại học, ngôn ngữ học, ngành khoa học nhân văn đã xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hoá riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn, không phải như học giả Anh Anthony Christie trong Dawn of Civilisation: “ Đông Nam Á chẳng có gì sáng tạo đáng kể … ngoài trống đồng và có thể kể thêm cái nơm úp cá”.

Trên vùng Đông Nam Á thời tiền sử, các đại chủng sống trên đại lục này sáng tạo ra nền văn hoá của mình: “Nền văn hoá đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử Đó là phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.”

Cơ tầng văn hoá chung ấy được tạo từ nhiều yếu tố Trước hết, cư dân cổ vùng Đông Nam Á đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỉ VI, V, IV trước công nguyên Trải qua nhiều giai đoạn phát triển như thời đại đồ đá cũ, đồ đá mới , bước sang thời đại đồ đồng hay thời đại kim khí (cách nay khoảng 4000 năm ) , trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cư dân Đông Nam Á đã bước sang

9

Trang 11

thời kì trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng nhỏ hẹp Cây lúa, đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng thung lũng hệ chân núi, dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước do nơi đây đất đai màu mỡ ,cây lúa nước lại cho năng suất cao hơn hẳn cây lúa khô Cùng với việc trồng lúa nước người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo Từ đó nông nghiệp lúa nước đã trở thành nguồn cội , thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực Ngoài ra, trâu bò, nhất là trâu được sử dụng chủ yếu để làm sức kéo Kim khí, chỉ yếu là đồng và sắt, được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ.

Cư dân thành thạo trong nghề đi biển Người phụ nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cộng đồng xã hội thu nhỏ Đời sống tinh thần của cư dân vẫn ở dạng bái vật giáo với việc thờ thần: thần đất, thần nước, thần lúa Ngoài ra là tục thờ trời, thờ cây, thờ đá, thờ hổ, thờ cá sấu Tổ tiên được thờ phụng.

Đáng lưu ý là quan niệm về tính lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới cư dân thời kì này, đồng thời là việc sử dụng các ngôn ngữ đơn tố có khả năng phát sinh phong phú bằng tiền tố, hậu tố, trung tố… Những yếu tố nội sinh của văn hoá Việt Nam mang những đặc điểm chung của cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, có đủ 3 yếu tố văn hoá núi, đồng bằng, biển Có đủ các sắc tộc, là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Hình thành một cộng đồng tộc người làm ruộng nước được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

B Chứng minh tính tổng hợp và hỗn dung của văn hóa Việt Nam thông qua công cụ giao lưu và tiếp biến văn hóa

I.Ngôn ngữ1 Trung Quốc

10

Trang 12

Việt Nam thời xưa không có chữ viết (hoặc đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng), vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã nhận thấy đây là một phương tiện cực kỳ hữu ích dùng để truyền thông tin được xa và lâu, không bị hạn chế về khoảng cách và thời gian như cách truyền thông tin bằng tiếng nói, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học đối với người Việt: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe/nói tiếng Hán Sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán đã diễn ra cả nghìn năm dưới chế độ đô hộ của phong kiến Trung Quốc, trong khuôn khổ một chính sách đồng hóa quyết liệt, tàn bạo; rồi sau đó, còn diễn ra cả nghìn năm tiếp theo, dưới chính quyền của vua quan trong nước Suốt giai đoạn này, chữ Nho giữ vị trí rất quan trọng Nó được dùng trong hành chính, tế lễ, học thuật, thơ văn.

Và dựa trên chữ Nho, mà người Việt đã tự sáng tạo ra cho mình chữ Nôm, như một ngôn ngữ chính thống của nước ta để chống lại sự xâm lăng của văn hóa Hán Theo những tài liệu còn lại hiện được biết, có thể nghĩ rằng chữ Nôm đã xuất hiện vào khoảng các thế kỉ IX-X, nhưng đến các thế kỉ XIII-XV mới có thơ phú "quốc âm", "quốc ngữ" viết bằng chữ Nôm, của những người như Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), Nguyễn Sĩ Cố, Chu An, Nguyễn Trãi.

Đáng chú ý hơn cả là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Tập thơ này là một thành công đầu trong nền văn học viết của tiếng Việt Nhà thơ là một vị anh hùng có công đuổi giặc, cứu nước, đồng thời là một nhà văn hoá đã nhận rõ được ý nghĩa vô cùng quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

Từ thế kỉ XV về sau, đặc biệt là ở các thế kỉ XVIII, XIX, trào lưu văn học chữ Nôm phát triển mỗi thời một mạnh hơn, với nhiều tác phẩm hơn, những tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, trước thái độ tiêu cực của triều đình và tầng lớp khá đông những nhà nho quá sùng bái chữ Hán.

11

Trang 13

Trào lưu này đã đưa chữ Nôm đến những bước tiến rõ rệt Kho từ vựng tăng lên, giàu có hơn Bộ phận nền tảng của nó là những từ gốc Việt Đó là những từ một âm tiết, như: đất, người, trăng, đẹp, vui… và những từ hai tiếng được cấu tạo theo quy tắc phối hợp âm thanh như: long lanh, ngậm ngùi… hoặc quy tắc phối hợp nghĩa, như: vuông tròn, mây gió… Nó cũng tiếp nhận và đồng hoá nhiều từ gốc Hán Có những từ một tiếng gốc Hán đã được đưa vào tiếng Việt từ rất xưa, và được Việt hoá hoàn toàn, như: tuổi vốn là gốc ở âm của của chữ Hán "tuế"; buông gốc ở âm cổ của chữ Hán "phóng"… Ngoài ra, còn có những từ một tiếng hay hai tiếng gốc Hán đã đi vào tiếng Việt ở thời kì sau và chủ yếu theo con đường sách vở Đó là những từ thi ca, như: phong, hoa, tuyết, nguyệt, tài tử, giai nhân… và những từ văn hoá, chủ yếu về đạo lí, triết lí, như: nhân, nghĩa, trung, hiếu, bạc mệnh, tang thương… Nói về cách đặt câu, cách làm thơ, thì qua trào lưu văn học chữ Nôm, rõ ràng là tiếng Việt đã đạt tới trình độ điêu luyện hơn, mà vẫn bền vững, nhuần nhuyễn tính cách Việt Nam.

Những tác phẩm như Chinh phụ ngâm Truyện Kiều… chứng tỏ rằng tính , cách ấy ngày càng đậm đà và có tác dụng sâu sắc Người Việt Nam chúng ta yêu mến, quý trọng nó là yêu mến và quý trọng bản sắc của ngôn ngữ, của văn hoá dân tộc Tư tưởng và tình cảm này có hiệu lực đặc biệt quan trọng trong sự bồi dưỡng và phát huy tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Nhưng mà sự ra đời một thứ chữ viết sẽ chỉ là một sự kiện không quan trọng, không ai chú ý đến, nếu nó không trở thành một thiết chế được áp đặt do một ,

quyền lực chính trị, và được nhìn nhận như vậy do những người sử dụng nó

Ðó chính là điều mà chữ Nôm không bao giờ đạt đến, vì chữ Nôm chưa bao giờ được nhìn nhận như là một thiết chế, một chữ viết chính thức của Việt Nam, có lẽ ngoại trừ hai khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407) và của nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802)

2 Phương Tây:

a) Tiếng Pháp

12

Trang 14

Dưới thời cai trị của thực dân Pháp (1861–1945), trên diễn đàn văn hoá Việt Nam, có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, văn ngôn Hán và bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán Thời gian đầu, tiếng Pháp vươn lên chiếm vị thế số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt càng ngày càng được đề cao Đây cũng là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ Chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp đối với Việt Nam là đồng hoá về ngôn ngữ và văn hoá Mọi quyết sách đưa ra đều nhằm mục đích cuối cùng và tối thượng là làm cho người Việt Nam chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp; chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp; lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt Nam, hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của văn hoá Hán đối với Việt Nam.

b) Quốc ngữ:

Từ thế kỷ 17, Âu Châu đã chú ý đến Việt Nam trên mặt văn hoá, bằng cớ là cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điển Việt-Bồ-La), Romae, đã được xuất bản từ năm 1651 Tác giả là Alexandro de Rhodes, một giáo sĩ dòng tên quê ở Provence, đã có mặt ở Việt Nam từ 1624 Với cuốn Dictionarium, có thể nói là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh đã ra đời Từ lúc cấu tạo vào giữa thế kỷ 17 cho đến khi đem áp dụng một cách tác động vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trong suốt hai thế kỷ, thứ chữ viết này chỉ được biết đến và sử dụng bởi một nhóm người theo Kitô giáo; chữ quốc ngữ trước tiên là công cụ phục vụ cho các giáo sĩ trong việc truyền bá đạo chúa Khi nước Pháp chiếm đóng quân sự miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1859 thì chữ quốc ngữ mới ra khỏi cái khung cảnh nhỏ hẹp của người công giáo để được đem ra phổ biến vào quần chúng ở các vùng do Pháp quản trị Từ đó thứ chữ viết theo mẫu tự La-Tinh trở thành một tay phụ trợ quý báu trong guồng máy cai trị của Pháp ở Việt Nam Cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp càng ngày càng tỏa rộng ra thì sự áp dụng chữ quốc ngữ càng ngày càng lan lớn Ban đầu các nhà nho yêu nước Việt Nam chống sự truyền bá chữ quốc ngữ Thái độ lạnh nhạt đối với chữ quốc 13

Trang 15

ngữ chỉ thay đổi kể từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa chính trị, như phong trào Đông kinh nghĩa thục, ở đầu thế kỉ này Những người lãnh đạo phong trào là một số nhà nho yêu nước, chống Pháp Họ nêu việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn minh tân học sách(1907), và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì tương lai của đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy Những tài liệu văn hoá bằng chữ quốc ngữ, do phong trào này phát hành, đã được phổ biến khá rộng Sách báo chữ quốc ngữ được xuất bản nhiều là từ khoảng 1920 trở về sau Không những sách báo công khai mà cả sách báo bí mật Công khai là những tờ "nhật trình", những "tuần san", "nguyệt san", những tiểu thuyết dịch từ Hán văn, Pháp văn lưu hành chủ yếu trong giới trí thức và tiểu tư sản ở các thành phố, các thị trấn Bí mật là những tờ báo nhỏ, những tài liệu chính trị do các tổ chức như "Nông hội đỏ" chủ trương, phần lớn in bằng phương tiện thô sơ, được truyền tay nhau trong giới thợ thuyền ở những thành phố có ít nhiều cơ sở công nghiệp như Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Vinh, Sài Gòn,… và trong giới dân cày, ở những nơi có hình thức tổ chức "Nông hội đỏ" Những tài liệu chính trị quan trọng, như "Đường kách mệnh" (1925) của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, "Luận cương chính trị" (1930) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được truyền đi, trong thời kì này.

II.Tôn giáo

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, tôn giáo không ngừng giữ gìn và phát huy vai trò của mình trong đời sống nhân dân trên cả hai phương diện của đời sống con người: cộng đồng và cá thể Trong các tôn giáo du nhập vào Việt Nam như Lão giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Tin Lành, hay Islam, dung hợp, đan xen và hòa đồng, không có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo Ba tôn giáo lớn và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Việt Nam ta là: Nho giáo, Đạo giáo, và Phật giáo Ngoài ra, ba tôn giáo trên được du nhập vào Việt Nam, hòa trộn với các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài; kết hợp

14

Trang 16

với các tín ngưỡng thờ Tổ tiên để hình thành Đạo Hòa Hảo - một tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

1 Nho giáo

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên theo nhiều con đường, chủ yếu qua sự xâm lược của nhà Hán Tuy nhiên, người Việt Nam ta khi ấy không chịu sự đô hộ, đồng hóa về cả tư tưởng nên thời kì này, ở nước ta không có tầng lớp Nho sĩ Nho giáo ở Việt Nam không phải là Nho giáo nguyên thủy, mang màu sắc phong kiến của Khổng Tử mà chủ yếu là Nho giáo của thời quân chủ chuyên chế tập quyền như thời Tống, thời Minh Bằng sức mạnh cưỡng chế, Nho giáo trùm lên đời sống tinh thần của người Việt Nam và chèn lấp các yếu tố văn hóa khác như Phật giáo và văn hóa bản địa, từ đó đẩy các yếu tố văn hóa xuống hàng thứ yếu bằng cách tước bỏ khỏi chúng tính hợp pháp Nhân dân ta tiếp nhận hình thức Nho giáo theo cách thức của riêng mình, cụ thể, Nho giáo đã bị khúc xạ khi du nhập vào Việt Nam và tạo nên nét đặc thù riêng của Nho giáo Việt Nam

Người Việt tiếp thu Nho giáo với mục đích giữ vững quyền độc lập tự chủ của dân tộc Chính vì vậy, Nho giáo đi vào tâm thức người Việt Nam đã bị khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước qua hai biểu hiện chính Đầu tiên, quan niệm về từ “nước” của nhân dân ta khác so với quan niệm về “nước” của Khổng Tử Với Khổng Tử, hay theo quan niệm của người Trung Quốc, “nước” là vua, là cái mà vua có quyền cắt xẻ để ban cho các chư hầu Theo người Việt, “nước” chính là nơi họ sinh ra, lớn lên và giành giật từ tay thiên nhiên thông qua quá trình khai khẩn, trị thủy, lấn biển Vậy nên, “nước” của nhân dân ta là thuộc về người dân chứ không phải bất kì ông vua hay triều đại nào Thêm vào đó, khái niệm cơ bản của Nho giáo, khúc xạ qua tâm thức người Việt Nam, cũng không còn giữ nguyên nội hàm ban đầu Cụ thể, khái niệm “trung”, “hiếu”, “nhân”, “trí” từ Nho giáo Trung Quốc đã được người Việt gắn liền với chủ nghĩa yêu

15

Trang 17

nước, tiêu biểu là trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi Thứ hai, Nho giáo bị khúc xạ qua tâm lý làng xã của người Việt Nam Trước hết, người Việt Nam là con người của làng xã, hình ảnh “nước” cũng là sự phóng chiếu mô hình làng xã ở quy mô rộng hơn Ngoài ra, nhu cầu quần dưới dạng làng xã của người Việt Nam xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên, từ đòi hỏi tất yếu của nghề trồng lúa nước - hoạt động nông nghiệp yêu cầu sự hợp tác của nhiều gia đình Có thể thấy, Nho giáo Việt Nam du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh văn hóa làng xã bị quy định bởi những phương thức sản xuất, tồn tại và gìn giữ được cấu trúc qua hàng nghìn năm, thậm chí tiếp tục chừng nào nghề canh tác lúa nước còn tồn tại Vậy nên, không phải Nho giáo mà chính văn hóa làng xã Việt Nam mới là nền tảng của tâm thức người Việt và khi vào Việt Nam, Nho giáo buộc phải tán sắc Biểu hiện đầu tiên là thái độ “kính nhi, viễn chi”, tức nghĩa chỉ tôn trọng mà tránh xa Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người dân làng xã rằng Nho giáo là thứ học vấn của tầng lớp cai trị Thứ hai, người Việt học đại Nho cốt để lên làm quan nên họ chỉ chú trọng quy định thi cử chứ không nhấn mạnh đến nhân sinh quan hay lối sống và đạo đức trong Nho giáo Thứ ba, tại Việt Nam, các nhà Nho không tách thành tầng lớp nho sĩ độc lập như tại Trung Hoa Ngược lại, quan niệm của họ cho rằng bản thân là một thành viên của cộng đồng làng xã Nếu đi thi đỗ đạt thì làm quan cho triều đình, nếu không thì ở lại làm nghề dạy học Chính vì bị chi phối bởi văn hóa hóa làng xã, các nhà Nho Việt Nam đã nghiên cứu và cải tiến chữ Hán thành chữ Nôm để truyền tải văn hóa

2 Đạo giáo

Đạo giáo, hay còn được biết đến là Đạo Lão, Đạo gia hay thuyết Lão - Trang, được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ II Tại thời kỳ này, Trung Hoa thường xuyên xảy ra chiến tranh, loạn lạc, khiến rất đông người phương Bắc chạy xuống phương Nam, vùng Giao Chỉ để lánh nạn, trong đó có nhiều đạo sĩ

16

Trang 18

Đặc trưng Đạo giáo Việt Nam là không tồn tại độc lập mà hòa trộn Nho giáo, tạo nên lối sống an nhàn, ở ẩn, không màng danh lợi của nhiều nhà Nho Việt Nam Đặc biệt, khi du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo đã kết hợp cùng những tín ngưỡng bản địa, dẫn đến sự ra đời của đạo giáo phù thủy Đạo phù thủy là sự kết hợp giữa yếu tố ngoại sinh và yếu tố nội sinh tại Việt Nam Khi đại phù thủy được du nhập vào văn hóa Việt, kết hợp với tín ngưỡng thờ mẫu - một tín ngưỡng rất phổ biến và đặc trưng tại Việt Nam, tạo thành tín ngưỡng tam phủ, tứ phủ

Tín ngưỡng tam phủ, tứ phủ là một tín ngưỡng đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam Đây vừa là tín ngưỡng thờ mẹ - mộc mạc, chất phác bản địa, kết hợp với các yếu tố trừ tà, trừ bệnh, xin thẻ, xin xăm, bói toán, phong thủy, và việc dung hợp vào hệ thống các đối tượng tôn thờ nhiều ông hoàng, bà chúa, cô, cậu, của đạo phù thủy

Thế gian được chia thành ba khu: Thiên Đình, Âm Phủ và Thủy Phủ Trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế là chủ tể của nhân dân, dưới có chư tiên và bách thần giữ các chức vụ tương tự như quan liêu ở dưới trần ta Các chư vị thần tiên giúp Ngọc Hoàng thống trị thế gian đều có phép thuật cao cường để trừng trị những những yêu quái hay đi quấy nhiễu nhân gian Tuy nhiên, đó là việc của quỷ thần Có một hạng người trên có thể thông với quỷ thần mà dưới có thể chỉ bảo dân chúng biết, họ là đạo sĩ - những người có phù chú, có ấn quyết, có thể gọi được quỷ thần, trừ được yêu quái và xua đuổi được ma quỷ Ai đau ốm cũng kêu vì ma vì quỷ, ai có tai nạn cũng đổ lỗi tại thần thánh, càng ngày càng tạo thêm sự mê tín trong dân gian Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam không có các đạo sĩ, mà chỉ có các phù thủy, nửa phần theo lỗi đạo sĩ, nửa phần theo thói vu sử ngày trước Phù thủy được chia thành hai phái: phái đạo nội và phái đạo ngoại Đạo nội là gốc từ bên Ấn Độ truyền sang, cốt đặt mấy chữ phép rồi cứ tâm niệm vào đấy mà tu luyện, học chủ yếu qua khẩu truyền, ít qua sách vở và không đi phản nghịch ai bao giờ Ở nước ta thì vùng Thanh Hóa đạo ấy thịnh hơn cả Tục tương truyền rằng ở đấy ngày trước có ba anh em ông Nghè đi sang Ấn Độ tu được đạo 17

Trang 19

đó, cho nên bây giờ vẫn thờ ba ông ấy làm thánh tổ Đạo ngoại là những phù thủy thường xưng là luyện âm binh, âm tướng rồi đi làm nghề đánh đồng thiếp, bắt ma bắt tà, phụ đồng, làm bùa làm phép ở chỗ dân gian Tục truyền rằng những phù thủy cao tay sai được âm binh làm mọi việc, như khiêng đình làng này sang đình làng khác, đào cây cau ở đằng trước sân đem trồng ở đàng sau nhà, sai người bằng rơm bằng có đi được và chạy được như người thật Những người phù thủy ở nước ta như ông Đại Điên, ông Từ Đạo Hạnh từ đời nhà Lý đã nổi tiếng có phép thần thông quảng đại

Đạo phù thủy rất thịnh hành ở dân gian Những nhà có người bệnh hay người chết thường mời thầy phù thủy về để trị bệnh, hoặc đuổi bắt ma quỷ Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đạo giáo Phù thủy tại Việt Nam còn thờ nhiều vị thần khác của dân tộc Việt như Đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị anh hùng của dân tộc đã hai lần thắng quân Nguyên, được dân chúng thờ như vị thần có tài diệt trừ yêu ma; Bà Chúa Liễu Hạnh, tương truyền là một nàng tiên có nhiều phép thần thông, phù hộ dân, trừng phạt bọn hủ nho quen thói chọc nữ giới,

Có thể nói, Đạo giáo phù thủy nói du nhập vào Việt Nam đã được nhân dân ta học hỏi và chọn lọc những gì phù hợp, đồng thời bổ sung thêm những đặc trưng của dân tộc ta, từ đó tạo nên Đạo giáo phù thủy mang đậm bản sắc Việt Nam, tổn tại đồng thời cùng những giáo phái và tôn giáo khác.

3 Phật giáo

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên những năm 168 đến 189 Một người có tên Khâu-đà-la đến Luy Lâu, trị sở của quận Giao Chỉ, và từ đó nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam Phật giáo được chia thành hai phái chính: Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa Với Phật giáo Tiểu thừa, Phật được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt và trừng phạt kẻ ác Phật giáo Đại thừa được một nhà sư tên Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa xây dựng một Đại thừa giáo mang màu sắc Trung Hoa (nhập thế) và về sau ảnh hưởng đến Việt Nam

18

Trang 20

Phật giáo khi truyền vào Việt Nam đã được cái vị thiền sư người Việt Nam bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam qua hai đặc điểm Đầu tiên, Phật giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, từng là cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc Thứ hai, đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam là tính tổng hợp Đây được xem là đặc tính nổi bật nhất vì nhân dân ta gắn liền với các hoạt động và lối tư duy nông nghiệp Đặc tính này được thể hiện qua tính tổng hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống, giữa các tông phái của Phật giáo, và giữa Phật giáo với các tôn giáo khác

Phật giáo Việt Nam mang ba đặc điểm chính Vốn xuất thân là một tôn giáo xuất thế nhưng khi vào Việt Nam, Phật giáo lại mang tính nhập thế, đây là sự kết hợp giữa đạo và đời Khuynh hướng thiên về nữ tính được thể hiện qua Phật giáo thông qua triết lý âm dương, triết lý này cũng ảnh hưởng nhiều đến lối tư duy của cư dân nông nghiệp Cuối cùng, Phật giáo Việt Nam là phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam.

Theo PGS TS Sử học Trần Thuận có viết trong cuốn sách “Phật giáo Việt Nam, góc nhìn lịch sử và văn hóa”: “Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam chính là sự dung hòa - dung hòa với tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, dung hòa giữa các tông giáo Phật giáo, dung hòa với Lão giáo và Nho giáo để tạo nên tinh thần viên dung tam giáo.”

4 Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần, là sự hòa trộn giữa Phật giáo và tất cả các tôn giáo khác tại Việt Nam vào thập niên 1920 Quan điểm của đạo Cao Đài là “Thiên nhân hợp nhất” và “Vạn giáo nhất lý” “Cao Đài” hiểu theo nghĩa đen là một nơi cao, hay chính là nơi Thượng đế ngự trị, Thượng đế trong đạo Cao Đài là danh xưng rút gọn của cụm từ “Cao Đài Tiên Ông Bồ Tát Ma Ha Tát” Nhìn chung, Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn tại

19

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w