Do đó, việc đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 có ý nghĩa vô cùng lớn đối với nước chủ nhà Trung Quốc.Nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình
NỘI DUNG
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về truyền thông, mô hình truyền thông
Truyền thông là quá trình (không diễn ra ngay tức thời mà cần có thời gian) tương tác, chia sẻ và trao đổi thông điệp, thông tin liên tục giữa hai hay nhiều người nhằm đạt đến sự thấu hiểu nhất định và từ đó, góp phần thuyết phục, thay đổi nhận thức, tư tưởng thậm chí là hành vi.
Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông (Một số vấn đề lý luận về mô hình truyền thông, 2018).
1.1.2 Khái niệm về truyền thông đối ngoại và vai trò của truyền thông đối ngoại
Truyền thông đối ngoại là hoạt động truyền tải thông tin với mục đích làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của quốc gia chủ thể trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Bản chất truyền thông đối ngoại là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác thông tin, truyền phát thông điệp giữa hai quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích song phương; là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông… của một nước đối với nước khác.
Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến công tác tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa - xã hội, dân trí của quốc gia đó, góp phần vào việc tăng cường vị thế quốc gia (Thanh Bình, 2021).
1.1.3 Khái niệm hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia
Về khái niệm hình ảnh quốc gia, có tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia là tài sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá (Tân Lương, no date,
439) Còn theo một quan điểm khác, hình ảnh đất nước có thể được hiểu là:
“Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về truyền thông, mô hình truyền thông
Truyền thông là quá trình (không diễn ra ngay tức thời mà cần có thời gian) tương tác, chia sẻ và trao đổi thông điệp, thông tin liên tục giữa hai hay nhiều người nhằm đạt đến sự thấu hiểu nhất định và từ đó, góp phần thuyết phục, thay đổi nhận thức, tư tưởng thậm chí là hành vi.
Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông (Một số vấn đề lý luận về mô hình truyền thông, 2018).
1.1.2 Khái niệm về truyền thông đối ngoại và vai trò của truyền thông đối ngoại
Truyền thông đối ngoại là hoạt động truyền tải thông tin với mục đích làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của quốc gia chủ thể trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Bản chất truyền thông đối ngoại là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác thông tin, truyền phát thông điệp giữa hai quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích song phương; là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông… của một nước đối với nước khác.
Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến công tác tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa - xã hội, dân trí của quốc gia đó, góp phần vào việc tăng cường vị thế quốc gia (Thanh Bình, 2021).
1.1.3 Khái niệm hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia
Về khái niệm hình ảnh quốc gia, có tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia là tài sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá (Tân Lương, no date,
439) Còn theo một quan điểm khác, hình ảnh đất nước có thể được hiểu là:
“Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia nào đó” Hình ảnh của một đất nước được phản ánh bởi nhận thức của người dân, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh (Vicente,
2004, tr.20) Do vậy, theo nghĩa rộng, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên tưởng đến đất nước đó.
Quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người, …), đồng thời khắc phục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó Thứ nhất,quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia Thứ hai làm,thay đổi nhận thức, chuyển đổi những định kiến truyền thống, tạo dựng niềm tin trong quan hệ quốc tế, từ đó các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận,hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự Thứ ba, xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia không phải là con đường một chiều mà còn là quá trình tương tác,học hỏi, giao lưu, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc.
Khái quát về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
1.2.1 Lý do Trung Quốc trở thành quốc gia đăng cai sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách sử dụng Thế vận hội Olympic để chứng minh với các quốc gia khác rằng Trung Quốc có một hệ thống quản trị hiệu quả và xứng đáng có một vị trí nổi bật trong trật tự quốc tế Có thể thấy rằng năm 2008, Trung Quốc đã đầu tư một lượng lớn vốn và nhân lực để thể hiện bộ mặt hào phóng, chịu chi cho sự kiện Thế vận hội và cởi mở, niềm nở với phần còn lại của thế giới, và người dân Trung Quốc đã rất kỳ vọng rằng chiến lược này sẽ mang lại hiệu quả lần nữa vào năm 2022 Một cuộc thăm dò ý kiến từ năm 2008 đã cho thấy rằng người dân Trung Quốc gần như nhất trí với quan điểm và tự tin rằng Thế vận hội Bắc Kinh sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách nhìn nhận của quốc tế về đất nước của họ Tuy nhiên, sự kiện Thế vận hội 2008 chỉ có tác động vừa phải trong việc thúc đẩy sự hoà hợp của chính phủ Trung Quốc và nền kinh tế quốc tế, được cho là thể hiện những giới hạn của quyền lực mềm của Trung Quốc (Patrick & Morgan, 2022) Nhưng không chỉ vì sự “rộng rãi” của chính phủ mà Trung Quốc được chọn làm chủ nhà tổ chức Thế vận hội tiếp theo Trong quá trình lựa chọn quốc gia tổ chức kỳ Thế vận hội, các thành phố tiềm năng ở châu Âu - có tới
6 thành phố - đã bỏ cuộc đấu thầu sau khi chứng kiến Thế vận hội Mùa đông
2014 đầy bê bối doping ở Sochi, Nga Mức giá của sự quảng bá rộng rãi khắp thế giới cho Sochi là 51 tỷ đô la Mỹ đã khiến cho những người đấu thầu Thế vận hội sợ hãi, chùn bước và bỏ cuộc Khi bước vào giai đoạn bỏ phiếu vào năm 2015 trong các cuộc họp ở Kuala Lumpur, Malaysia, Ủy ban Olympic Quốc tế chỉ còn lại hai ứng cử viên là thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc và thành phố Almaty, Kazakhstan. Đã có một danh sách dài những lời từ chối từ các thành phố trên khắp châu Âu Oslo và Stockholm là hai thành phố nổi tiếng đã rút lui trong quá trình đấu thầu Tham gia cùng họ là Krakow, Ba Lan và Lviv, Ukraine, cũng đã rút hồ sơ dự thầu Hai khu vực khác có khả năng đấu thầu mạnh - St. Moritz, Thụy Sĩ và Munich, Đức - cũng đã bị công chúng bác bỏ trong các cuộc trưng cầu dân ý Oslo và Stockholm, có lẽ được coi là 2 địa điểm ưa thích của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC - International Olympic Committee) khi họ cố gắng đưa Thế vận hội trở lại các địa điểm mùa đông truyền thống của châu Âu, tuy nhiên cả hai đều rút lui vì chi phí và chính trị Vào thời điểm đó, chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế, Thomas Bach, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 rằng Thế vận hội Mùa đông rất khó để được các nước chấp nhận tổ chức Ông đã nói: “Số lượng ứng cử viên cho mùa đông đã rất hạn chế theo địa lý Chúng ta cũng không thể quên rằng đây là thời điểm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới.”
Thành phố Almaty đã cố gắng giành được phiếu bầu với lý do rằng đây là một thành phố thể thao mùa đông được bao quanh bởi những ngọn núi và tuyết tự nhiên Ngược lại ở thành phố Bắc Kinh, nơi không có truyền thống tổ chức thể thao mùa đông và có ít tuyết tự nhiên ở những khu vực được chọn để trượt tuyết Tuy nhiên, người đại diện thành phố Bắc Kinh và một số thành viên IOC đã phản bác rằng những người trượt tuyết thực sự thích tuyết nhân tạo hơn IOC cũng coi Bắc Kinh là một cơ hội kinh doanh thể thao mùa đông khổng lồ.
Cuối cùng, vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, Bắc Kinh đã được trao quyền để đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 với hơn 4 phiếu bầu, tỷ số 44-
40 Các thành viên Uỷ ban Olympic quốc tế đã chọn những gì họ tin là lựa chọn ít rủi ro hơn, nhưng điều đó đã không xảy ra như vậy (Stephen, 2021). Tầm nhìn của Bắc Kinh về Thế vận hội Olympic 2022 về cơ bản không khác với năm 2008, nhưng có rủi ro cao hơn vì rất nhiều vấn đề Trong bối cảnh sự bùng phát đại dịch COVID-19, những khiếu nại về vi phạm nhân quyền và cáo buộc tấn công tình dục trong giới thể thao ở Trung Quốc, Thế vận hội Olympic 2022 vẫn được xem là một cơ sở không chỉ để tái khẳng định hệ thống quản lý độc tài của Trung Quốc mà còn để chứng minh sự vượt trội đổi mới của nước này đối với thế giới và người dân Trung Quốc.
1.2.2 Khái quát tình hình trong và ngoài Trung Quốc trước sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
Năm 2008, toàn cầu sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc và hội nhập nước này vào các thể chế quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, vào năm 2022, những thách thức liên quan đến việc thuyết phục công chúng toàn cầu ủng hộ hệ thống độc tài của Trung Quốc gây khó khăn hơn đáng kể so với những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt tại Thế vận hội 2008 Trên khắp thế giới, quan điểm về Trung Quốc đã trở nên xấu đi khá nhiều do cách xử lý ban đầu của chính phủ đối với đại dịch COVID-19, những lo ngại về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng, việc Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng chế kinh tế, cùng các yếu tố khác. Đã có nhiều diễn biến khi Thế vận hội đến gần có nguy cơ gây nguy hiểm cho mục tiêu của Trung Quốc là tăng sức hấp dẫn toàn cầu thông qua sự kiện này.
Trong khoảng thời gian gần diễn ra sự kiện, biến thể Omicron đã làm suy yếu lợi ích quyền lực mềm tiềm năng của Thế vận hội và đe doạ tới sức khỏe cộng đồng Trái ngược với Nhật Bản, quốc gia không cho phép khán giả đến xem trực tiếp tại Thế vận hội Mùa hè năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng đón tiếp “hàng trăm nghìn khán giả được tiêm chủng, không đeo khẩu trang được bố trí chật cứng các sân vận động” - hoàn toàn là khán giả trong nước Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến thể Omicron ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã hủy bỏ việc bán vé cho công chúng, thay vào đó chọn mời các nhóm khán giả được chọn tham dự trực tiếp các trò chơi Việc hạn chế khán giả tham dự Olympic đã làm giảm nỗ lực, uy tín của Trung Quốc khi so sánh với Nhật Bản cũng như với các nước phương Tây trong việc ngăn chặn đại dịch kém hiệu quả hơn.
Những lo ngại về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc cũng đe dọa làm hỏng các mục tiêu của Bắc Kinh trong Thế vận hội Mùa đông 2022. Trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội, hơn 180 nhóm nhà xã hội đã gửi thư đề nghị các chính phủ tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội này vì những vấn đề xoay quanh việc lạm dụng nhân quyền Hoa Kỳ, Úc, Canada và Vương quốc Anh, là một trong những quốc gia nhận được thư, đã tiếp nhận những lời kêu gọi ấy và tuyên bố tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh
2022 Nhật Bản và New Zealand cũng tuyên bố các nhà ngoại giao của họ sẽ không tham dự Thế vận hội, nhưng đã ngừng ngay việc chính thức tổ chức các cuộc tẩy chay ngoại giao Mặc dù hầu hết các quốc gia trên thế giới tuyên bố không tham gia ngoại giao tẩy chay Thế vận hội 2022, nhưng sự tồn tại của nó rõ ràng báo hiệu sự phản đối của quốc tế, nhất là ở một số quốc gia dân chủ đối với các chính sách đối nội của Bắc Kinh
Hơn nữa, sự chỉ trích toàn cầu đối với những hình phạt nặng tay của chính quyền Trung Quốc và thậm chí là quấy rối đối với các nhà báo đưa tin về Thế vận hội Mùa đông 2022 đã làm hoen ố thêm hình ảnh trên trường quốc tế của Bắc Kinh Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng TrungQuốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo nước ngoài đưa tin về Thế vận hội thì việc Trung Quốc can dự vào việc đưa tin trong thời gian diễn ra sự kiện này đã làm cho các phóng viên trước đây đặt ra câu hỏi liên quan đến quyền tự do ngôn luận của các nhà báo Vào tháng 11 năm 2022, Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc (FCCC) đã cáo buộc Ủy ban tổ chứcOlympic quốc gia của Trung Quốc cấm các nhà báo chụp ảnh các địa điểm tổ chức Olympic, không tuân thủ các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận về đưa tin trên các phương tiện truyền thông.
Ngoài ra, các vận động viên Olympic cũng thấy rất khó khăn khi phải đối mặt với các hạn chế về tự do ngôn luận và căng thẳng về nhân quyền tại Trung Quốc trong thời gian họ tham gia thi đấu Đặc biệt, "Hệ thống quản lý vòng khép kín của chính phủ" đã gây trở ngại trong việc tiếp cận thông tin đối với hầu hết các thành viên báo chí, khiến cho việc đưa tin về sự kiện Olympic trở nên khó khăn, đồng thời hạn chế các vận động viên tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong quá trình tham gia sự kiện Ủy ban Olympic Hoa Kỳ cũng đã khuyến nghị các vận động viên Mỹ mang “điện thoại ổ ghi” đến Bắc Kinh do lo ngại về an ninh mạng và giám sát Hiệp hội Canada, Hà Lan và Anh cũng đã đưa ra những cảnh báo tương tự.
Tiểu kết
Truyền thông đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới Qua việc truyền tải thông điệp và giá trị của quốc gia, truyền thông đối ngoại có thể tạo ra một bức tranh tích cực và hấp dẫn về quốc gia đó trong mắt cộng đồng quốc tế, nhằm khẳng định vị thế, giá trị và quan điểm của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế Đối với Trung Quốc, việc giành được quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 đã mở ra cơ hội lớn để tăng cường công tác truyền thông đối ngoại Olympic Bắc Kinh
2022 giúp Trung Quốc nâng cao hình ảnh và thương hiệu của mình trên thế giới Đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc trình diễn khả năng tổ chức sự kiện quy mô lớn cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại Trung Quốc có thể thông qua sự kiện này để truyền tải thông điệp về sự tiến bộ và sự phát triển của quốc gia họ Việc đăng cai Olympic Mùa đông cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để kiểm soát thông tin và truyền thông đối ngoại Như mọi nước chủ nhà Olympic khác, Trung Quốc có quyền kiểm soát các thông điệp và tin tức liên quan đến sự kiện này Qua việc kiểm soát thông tin, Trung Quốc có thể tạo ra một bức tranh tích cực và kiểm soát tốt hơn những thông điệp và hình ảnh đến cộng đồng quốc tế Ngoài ra, một sự kiện thể thao quốc tế quy mô lớn có thể thu hút sự quan tâm đặc biệt của hàng triệu người dân và giới truyền thông trên toàn thế giới đến Trung Quốc Điều này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển ngành du lịch của nước này Trung Quốc không chỉ có thể tận dụng sự kiện này để đẩy mạnh phát triển kinh tế trong khu vực tổ chức mà còn góp phần tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác Bên cạnh những lợi ích không nhỏ đến từ việc đăng cai Thế vận hội Mùa đông
2022, Trung Quốc cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức khi sự kiện diễn ra trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an toàn và giãn cách xã hội.
TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI TRUNG QUỐC TRONG VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH, VĂN HOÁ QUỐC GIA TRONG KỲ THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG BẮC KINH 2022
Người gửi
Chính phủ Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia Họ sử dụng các cơ quan truyền thông như Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV), Đài Phát thanh Trung Quốc, và Bưu điện Truyền thông Trung Quốc để phát sóng các sự kiện, tin tức và thông điệp quan trọng về Thế vận hội.
Các tổ chức truyền thông nhà nước: Các tổ chức truyền thông nhà nước như Xinhua News Agency (Tân Hoa Xã) và China Daily tham gia chính trong việc quảng bá thông tin và hình ảnh về Thế vận hội, ngoài ra còn cung cấp tin tức, bài viết và báo cáo về các hoạt động và thành tựu trong sự kiện Những người làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền thông như các phóng viên và nhà báo có vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin, phỏng vấn vận động viên và các nhân vật liên quan, viết bài báo, bình luận, và đưa tin về Olympic Bắc Kinh Họ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin có tính xác thực cao đến với công chúng và phát triển ý thức, sự hiểu biết thêm về sự kiện. Ủy ban Olympic Trung Quốc: Ủy ban Olympic Trung Quốc chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý Thế vận hội Họ sử dụng các kênh truyền thông chính thức để truyền tải thông tin liên quan đến sự kiện thông qua những trang web chính thức, các tài khoản mạng xã hội và ứng dụng di động.
Mạng xã hội và truyền thông trực tuyến được vận hành bởi các tổ chức, cơ quan nhà nước: Trong thời đại kỹ thuật số, mạng xã hội và các nền tảng truyền thông trực tuyến đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc truyền tải thông tin về Olympic Người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin, hình ảnh và video về sự kiện, đồng thời tạo ra diễn đàn để thảo luận và tương tác với nhau về Olympic Bắc Kinh.
Các nhà tài trợ: Các công ty và nhà tài trợ lớn của Olympic Bắc Kinh có vai trò quan trọng trong truyền thông Một số nhà tài trợ lớn của sự kiện này có thể kể đến như Airbnb, Alibaba, Coca-Cola, Intel, Matsushita Electric,Visa, PetroChina, Anta, Ngoài ra còn có 10 nhà cung cấp độc quyền chính thức là Arowana, Tsingtao Brewery, Panpan Food, Parkson China, v.v và 13 nhà cung cấp chính thức trong đó có mặt Jinshan Office Họ sử dụng quảng cáo, tài trợ sự kiện và các chiến dịch truyền thông để tạo sự nhận biết thương hiệu và quảng bá sản phẩm của họ trong suốt thời gian diễn ra Olympic, đóng góp quảng bá hình ảnh và văn hoá của Trung Quốc trên cấp quốc tế Qua việc hợp tác với tổ chức Olympic và các bên liên quan, các nhà tài trợ có thể tận dụng cơ hội để thúc đẩy các hoạt động truyền thông đối ngoại và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan trong lĩnh vực thể thao và truyền thông.
Người nhận
Người dân Trung Quốc: Công chúng trong nước gồm các cư dân và người dân Trung Quốc Họ sẽ nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông trong nước như truyền hình, báo chí, trang web tin tức và mạng xã hội Trung Quốc. Công chúng trong nước sẽ có cơ hội xem trực tiếp các sự kiện Thế vận hội, cảm nhận không khí và sự tự hào của quốc gia.
Các nhà báo và phóng viên trong nước: Các nhà báo và phóng viên Trung Quốc cũng sẽ tham gia báo cáo và ghi lại các sự kiện Thế vận hội Họ sẽ cung cấp thông tin và tin tức liên quan đến Thế vận hội cho công chúng trong nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc giúp cho sự kiện này được nhiều người biết đến hơn và gợi sự tò mò và hứng khởi đến toàn người dân cùng hướng mắt đến sự kiện
Các cổ động viên: Các cổ động viên trong nước sẽ tham gia trực tiếp vào các sự kiện Thế vận hội Họ sẽ mang theo cờ, khẩu hiệu và cổ vũ cho các vận động viên Trung Quốc, tạo ra bầu không khí náo nhiệt và hỗ trợ cho đội tuyển quốc gia về mặt tinh thần.
Khán giả truyền hình quốc tế: Những người xem truyền hình trên khắp thế giới có thể theo dõi các sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh thông qua các kênh truyền hình quốc tế như BBC, CNN, NBC và nhiều kênh khác Dù không thể xem trực tiếp nhưng họ cũng sẽ nhận thông tin, quan sát được các trận đấu, cũng như thành tích vận động viên và các hoạt động phụ khác được tổ chức bởi bên Trung Quốc.
Các nhà báo và phóng viên quốc tế: Các nhà báo và phóng viên từ các tờ báo, truyền hình và các phương tiện truyền thông quốc tế sẽ tham gia báo cáo và ghi lại các sự kiện Thế vận hội Họ sẽ thu thập thông tin, phỏng vấn vận động viên và quan chức cấp cao trong ban tổ chức sự kiện, đồng thời chia sẻ những câu chuyện và hình ảnh về Thế vận hội tới công chúng quốc tế.
Cách thức và thông điệp truyền tải
Thế vận hội Mùa đông 2022 tại Bắc Kinh là thế vận hội Mùa đông thứ tư được tổ chức tại châu Á sau các kỳ Olympic mùa đông 1972 ở Sapporo (Nhật Bản), năm 1998 ở Nagano (Nhật Bản) và năm 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc) Là chủ nhà của sự kiện này, Bắc Kinh đồng thời cũng trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả Olympic Mùa hè lẫn Olympic Mùa đông Người phát ngôn hàng đầu của thành phố Bắc Kinh, Xu Hejian cho biết: “Thành công trong việc khai mạc Thế vận hội Mùa đông đã mang lại những lợi ích kinh tế tích cực và tạo ra những nguồn tăng trưởng mới cho nền kinh tế địa phương” Và để mang lại một kỳ Olympic Mùa đông đắt đỏ nhưng
“xứng đáng từng xu” (Ngân Hà, 2023) như vậy, chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều phương thức truyền thông đa dạng và tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh và văn hóa quốc gia cũng như chi một số tiền khổng lồ để phục vụ cho quá trình Thế vận hội diễn ra thành công.
2.1.3.1 Truyền thông bằng các phương thức truyền thống
Trung Quốc đã sử dụng báo chí và các kênh truyền hình quốc gia để đưa tin về sự kiện quan trọng này như CCTV, Daily China và Xinhua NewsAgency, tổ chức phát sóng trực tiếp các sự kiện, tin tức và chương trình đặc biệt về Thế vận hội Mùa đông Tập đoàn truyền thông Trung Quốc (CMG),đơn vị phát sóng truyền hình lớn của Trung Quốc đã ra mắt CCTV-8K, một kênh truyền hình độ nét cực cao 8K, được sử dụng lần đầu tiên trong một kỳ
Thế vận hội để phát sóng Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022 (Hoàng Linh,
2022) Chỉ riêng thông qua truyền hình, phạm vi phát sóng đã tiếp cận được hơn 686 triệu người ở nước chủ nhà Hơn 150 nhà báo từ các phương tiện truyền thông trung ương và 76 phương tiện truyền thông trong nước đã trở thành đội đưa tin hàng ngày cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh (IOC marketing report, 2022).
2.1.3.2 Truyền thông qua các hoạt động truyền bá văn hoá
Kể từ năm 2014, Bảo tàng Olympic Bắc Kinh (Beijing Olympic Museum - BJOM) đã tổ chức một loạt các chương trình và hội thảo cho công chúng địa phương để quảng bá văn hóa Olympic và giáo dục Olympic cho giới trẻ, bên cạnh việc giới thiệu các bộ sưu tập đuốc, huy chương, đồng phục, thiết bị và các vật phẩm di sản khác thông qua triển lãm thường trực “Một thế giới, Một giấc mơ”.
Bảo tàng chào đón khoảng 200.000 sinh viên mỗi năm và các hoạt động giáo dục của nó được chia thành bốn loại: hướng dẫn du lịch, sự kiện đặc biệt, chiến dịch thông tin và tham quan triển lãm Bằng cách tận dụng triệt để di sản do hai kỳ Thế vận hội tổ chức tại thành phố để lại, BJOM hy vọng sẽ đưa tầm ảnh hưởng của Phong trào Olympic tới nhiều nơi nhiều người hơn và khuyến khích công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên, tích cực tham gia thể thao (IOC News, 2023).
Nhiều tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn như thư pháp và tranh vẽ theo chủ đề Olympic của Trung Quốc cũng đã được trưng bày hoặc làm quà tặng cho bạn bè nước ngoài tại Bắc Kinh 2022, là tác phẩm của chương trình "Cổ vũ cho Thế vận hội" được thành lập vào năm 2017 để quảng bá tiếng Trung Quốc, văn hóa và cụ thể hơn là góp phần gia tăng sự hội nhập của nó với Thế vận hội. Ông Wu Aihua, tổng giám đốc của ban tổ chức chương trình "Cổ vũ cho Thế vận hội", tự hào rằng nhóm của ông đã làm việc chăm chỉ để giúp văn hóa Trung Quốc được nhiều người nhìn thấy hơn trên trường quốc tế và những nỗ lực này sẽ tiếp tục trong tương lai Ông cũng cho biết, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày tại Medals Plaza thuộc thành phố TrươngGia Khẩu, Trung Quốc trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2022 và các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới có thể xem những tác phẩm nghệ thuật này khi họ ăn mừng chiến thắng Nhóm ký họa của đã vẽ những ngọn núi vĩ đại và các địa điểm tuyệt vời của khu vực thi đấu Trương Gia Khẩu theo phong cách truyền thống của Trung Quốc
Từ năm 2017 đến năm 2022, "Cổ vũ cho Thế vận hội" đã tổ chức một loạt các hoạt động và triển lãm nghệ thuật liên quan đến văn hóa Trung Quốc và Thế vận hội trên khắp Trung Quốc cũng như một số thành phố ở nước ngoài Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là việc tổ chức các hoạt động tại trường học và cộng đồng địa phương nơi các nghệ sĩ, vận động viên ngôi sao tham gia và giao lưu với học sinh, thanh niên
"Từ Pyeongchang đến Lausanne và Tokyo, các nghệ sĩ của chúng tôi đã ghi lại Thế vận hội bằng nghệ thuật của họ Với các hoạt động nghệ thuật theo chủ đề Olympic này, mọi người trên toàn cầu có thể khám phá thêm và tương tác với văn hóa Trung Quốc", Zhang Minxia, tổng thư ký của "Cổ vũ cho Thế vận hội" cho biết "Chúng tôi cũng mời các nghệ sĩ và nhà vô địch thể thao đến trường để học sinh có thể tương tác với họ Họ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc không chỉ về nghề nghiệp của mình mà còn về lịch sử và câu chuyện Olympic." (China Daily, 2022).
Ngày 28 tháng 10 năm 2019, một cuộc triển lãm có tiêu đề “Beijing in snow and ice " (Tạm dịch: Bắc Kinh trong băng tuyết) dựa theo chủ đề về Thế vận hội Mùa đông 2022 đã được tổ chức vào tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Tel Aviv Triển lãm đã giới thiệu logo, linh vật và tầm nhìn của Thế vận hội Mùa đông 2022, đồng thời giới thiệu cảnh đẹp của Bắc Kinh vào mùa đông và niềm đam mê tham gia các môn thể thao mùa đông của người dân. Triển lãm được đồng tổ chức bởi Quỹ Phát triển Thành phố Olympic Bắc Kinh, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Tel Aviv và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hải ngoại Bắc Kinh (Tân Hoa xã, 2019).
2.1.3.3 Truyền thông qua các trang mạng xã hội và áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình truyền thông
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2016, trang web chính thức của Ban tổ chứcThế vận hội đã được ra mắt và mạng lưới các nền tảng truyền thông mới đã được ra mắt liên tiếp, tạo thành một nền tảng tự xây dựng bao gồm trang web chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông và trang web chính thức APP, mạng xã hội trong nước, video ngắn, nền tảng thông tin và mạng xã hội nước ngoài Nhờ vào hoạt động truyền thông đối ngoại đã góp phần khiến cho công tác chuẩn bị các giai đoạn và sự kiện quan trọng của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trở nên hiệu quả và toàn diện, thu hút cả trong và ngoài nước bằng cách phổ biến qua các phương tiện truyền thông và công chúng Cư dân mạng từ đó đã hướng sự quan tâm và ủng hộ tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, điều này đã góp phần liên tục thúc đẩy việc quảng bá Thế vận hội Mùa đông Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2021, lượt truy cập trung bình hàng ngày của trang web chính thức đã đạt 45.000; số lượng người hâm mộ trên Weibo chính thức đã đạt 2,156 triệu, số lượng người hâm mộ trên nền tảng công khai WeChat đã đạt 546.000, số lượng người theo dõi trên Douyin đã đạt 1,09 triệu và số lượng người hâm mộ trên Kuaishou đã đạt 1,611 triệu; trong số các nền tảng truyền thông xã hội ở nước ngoài, tài khoản Twitter chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có 163.800 người theo dõi và 70.000 lượt theo dõi trên Facebook.
Trên khắp thế giới, số giờ đưa tin liên quan đến Thế vận hội Mùa đông
2022 dành cho người hâm mộ nhiều hơn bất kỳ phiên bản Thế vận hội Mùa đông Olympic nào trước đây, bao gồm cả mức độ phủ sóng kỷ lục thông qua các nền tảng kỹ thuật số Điều này chứng tỏ Bắc Kinh 2022 trở thành Thế vận hội Mùa đông có tương tác kỹ thuật số nhiều nhất từ trước đến nay, với hàng tỷ lượt tương tác trên các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm tài nguyên từ Chủ sở hữu quyền Olympic và Truyền thông nói chung Tổng cộng, Olympic Bắc Kinh 2022 đã tiếp cận hơn hai tỷ khán giả toàn cầu, với người xem trên khắp thế giới tiêu thụ gần 12 tỷ giờ phủ sóng trên cả nền tảng truyền hình tuyến tính và kỹ thuật số Điều này tương đương với trung bình 5,9 giờ cho mỗi người xem Nhưng trong khi lượng xem và mức tiêu thụ kỹ thuật số tăng đáng kể – với số lượng người xem kỹ thuật số tăng 123,5% so với Thế vận hội Mùa đông PyeongChang 2018 – truyền hình tuyến tính vẫn là nền tảng thống trị nhất, chiếm 92% tổng số giờ phát sóng được tiêu thụ trên toàn cầu Đúc kết sau sự kiện, đã có hơn 62,8 tỷ lượt xem được ghi lại trên nhiều nền tảng củaTập đoàn truyền thông Trung Quốc (CMG), hơn 782 triệu lượt xem trên kênh mạng xã hội Douyin của Olympic Bắc Kinh 2022 và 24 tỷ lượt tương tác đối với các bài viết có từ khoá “Bắc Kinh 2022” trên Weibo (IOC marketing report, 2022) Từ đó, có thể thấy rằng mức độ phủ sóng của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Trung Quốc rộng hơn nhiều so với ba Thế vận hội Mùa đông trước đó.
Về xử lý thông tin phát sóng, vào tháng 9 năm 2019, hai dự án được chọn vào danh sách Kế hoạch nghiên cứu và phát triển trọng điểm quốc gia, là dự án đặc biệt trọng điểm "Thế vận hội Mùa đông khoa học và công nghệ". Trong số đó, "công nghệ chính của nền tảng phát sóng đám mây cho Thế vận hội Mùa đông" dựa trên điện toán, trí tuệ nhân tạo và công nghệ truyền Internet tốc độ cao đảm bảo trải nghiệm xem mượt mà và ổn định cho khán giả trên khắp thế giới và đáp ứng các yêu cầu chức năng của khán giả ở các khu vực khác nhau để chuyển đổi nhanh chóng đa ngôn ngữ và thích ứng với tốc độ đa bit Đồng thời giảm bớt đạo diễn và nhân viên sản xuất tại chỗ, nâng cao hiệu quả phát sóng, giảm chi phí phát sóng sự kiện, ngoài phục vụ phát sóng truyền hình truyền thống còn phù hợp hơn với truyền thông mạng xã hội Áp dụng 5G, điện toán đám mây, AI và các công nghệ khác để thực hiện phát sóng đám mây.
Daniel Zhang tại Thượng Hải (bên trái) cùng với Thomas Bach tại Bắc Kinh (bên phải), đã có một cuộc gặp mặt “chân thực” nhờ công nghệ Cloud ME, chiếu tại
Trung tâm Truyền thông Bắc Kinh - Ảnh: PRNewsfoto.
Kể từ khi trở thành đối tác Olympic toàn cầu vào năm 2017, Alibaba đã cam kết giúp Uỷ ban Olympic quốc tế biến Thế vận hội thành kỷ nguyên kỹ thuật số Hợp tác với Dịch vụ phát thanh truyền hình Olympic (OBS), công nghệ đám mây của Alibaba đã giúp cải thiện hiệu quả phát sóng ở Bắc Kinh
Ảnh hưởng của hoạt động truyền thông đối ngoại trong việc quảng bá hình ảnh, văn hoá quốc gia trong kỳ Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.33 1 Ảnh hưởng đối với nội bộ Trung Quốc
bá hình ảnh, văn hoá quốc gia trong kỳ Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
2.2.1 Ảnh hưởng đối với nội bộ Trung Quốc
Trước khi diễn ra kỳ Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, trênWeibo - trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay của Trung Quốc - đã có rất nhiều các bài đăng thể hiện quan điểm, thái độ của người dân về việc TrungQuốc đăng cai tổ chức Thế vận hội 2022 và việc chuẩn bị cho kỳ Thế vận hội này Nhờ các công tác quảng bá, tuyên truyền trước đó, hầu hết các cư dân mạng Trung Quốc đều rất mong đợi, bày tỏ sự nhiệt tình đối với sự kiện bằng việc sử dụng các từ ngữ như “ước mơ”, “khích lệ, “thành công trọn vẹn” trên các bài đăng thảo luận Một bài đăng có nội dung: 'Mong chờ Bắc Kinh
2022, vì ước mơ và niềm tin! Chiến đấu vì danh dự, cổ vũ cho chính mình! Chúng ta cùng chờ đợi Bắc Kinh 2022!' đã nhận về nhiều lượt ủng hộ và tán thành của đông đảo các cư dân mạng Về công tác chuẩn bị cho Thế vận hội, nhờ việc quảng bá qua các bài ca chủ đề Olympic mà các ngôi sao giải trí thể hiện trên đài truyền hình trong các dịp quan trọng như Tết nguyên đán, phản ứng của người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, hầu hết đều tỏ ra cực kì thích thú và mong chờ.
Tuy nhiên, một số người dùng cá nhân bày tỏ quan điểm chỉ trích Bắc Kinh 2022 Theo ý kiến của họ, các môn thể thao mùa đông không phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Nam nước này (nơi không có tuyết rơi và các bộ môn thể thao liên quan đến tuyết không được phổ biến) và đây sẽ là một thách thức lớn trong việc đảm bảo rằng toàn bộ quốc gia được hưởng lợi từ Thế vận hội Bắc Kinh 2022 Họ cho rằng Trung Quốc không còn cần tổ chức các sự kiện thể thao để thể hiện sức mạnh quốc gia và nâng cao vị thế của mình; thay vào đó, sẽ tốt hơn nếu chính phủ dành những khoản tiền đó để cải thiện, nâng cao đời sống xã hội của người dân (Zesheng, Yang và Jianing, 2023).
Dù phản ứng của người dân trên mạng xã hội có một số ý kiến trái chiều, song trong thời gian Thế vận hội được tổ chức, xu hướng chung của dư luận ở Trung Quốc là tích cực Trong thời gian khai mạc Thế vận hội Mùa đông, tờ báo Daily China đã giới thiệu Thế vận hội Mùa đông tới khán giả thông qua một số lượng lớn các báo cáo và bài báo, truyền tải những cảm xúc tốt đẹp tới công chúng trong nước Dưới hiệu ứng khởi động đó, những cảm xúc tích cực này đã được định vị sẵn, thúc đẩy lòng tự tôn dân tộc của họ ngày một dâng cao song song với những thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.Khi tiếng nói của các chính trị gia phương Tây tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh như ngọn lửa hừng hực trên các kênh truyền thông khác nhau, thì thái độ của cư dân mạng Trung Quốc thường là thờ ơ hoặc bất bình, họ sẵn sàng lên tiếng bảo vệ hình ảnh đất nước trước những lời chỉ trích đến từ truyền thông quốc tế (Menglong, Benchuyue và Jiaying, 2023).
Công tác chuẩn bị chu đáo và các công việc liên quan cho Thế vận hội Mùa đông đã được triển khai và thực hiện chặt chẽ qua các chính sách phòng chống dịch bệnh mà chính phủ triển khai Cơ sở vật chất tiên tiến và đầy đủ của khu vực tổ chức Olympic và các địa điểm lớn khác ở Bắc Kinh không bị chỉ trích nhiều như những chiếc giường bằng bìa cứng được trưng bày trong Thế vận hội Tokyo ở Nhật Bản (Menglong, Benchuyue và Jiaying, 2023). Đồng thời, sự cống hiến của nhiều tình nguyện viên, sự nỗ lực hết mình để lan tỏa lòng nhiệt tình và ấm áp của người dân Trung Quốc ra cộng đồng quốc tế có thể được nhìn thấy ở các góc màn hình trong các video được phát sóng đã để lại ấn tượng tích cực cho người xem Đặc biệt, các tài khoản mạng xã hội của các vận động viên trực tiếp tham gia Thế vận hội như vận động viên trượt tuyết người Mỹ Shaun White (@shaunwhite) và Maddie Mastro (@maddie_mastro) đã chia sẻ các video về cuộc sống hàng ngày của họ ở Làng Thế vận hội Mùa đông trên các nền tảng truyền thông, mạng xã hội, trang cá nhân của mình và thu về hàng triệu lượt xem Tất cả những điều đó được truyền tải đầy đủ và đầy sống động qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, cho phép người dân Trung Quốc tự hào về con người và đất nước họ, khiến lòng tự tôn, tự hào dân tộc ngày một tăng cao. Đánh giá về mặt lợi ích, đối với sự kiện Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, không ai khác ngoài người dân và chính phủ Trung Quốc sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất Là thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức cả hai kỳ thế vận hội Mùa đông và Mùa hè đã là một niềm tự hào và hãnh diện to lớn đối với người dân đất nước Trung Hoa. Đầu tiên là sự tăng trưởng sức ảnh hưởng của các môn thể thao mùa đông ở Trung Quốc Nhờ các hoạt động truyền thông đối ngoại, kể từ khi giành quyền đăng cai, các câu lạc bộ thể thao mùa đông như Câu lạc bộ khúc côn cầu trên băng Bắc Kinh, Câu lạc bộ múa nghệ thuật trên băng, đã trở nên bận rộn và đông đúc hơn bao giờ hết Các thành viên của câu lạc bộ đã tăng từ hàng chục người vào năm 2016 lên hơn hàng nghìn người ngày nay và đã phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều vận động viên tỏa sáng trên đấu trường thế giới Tính đến tháng 6 năm 2022 ở Bắc Kinh, số lượng huấn luyện viên cho các môn thể thao mùa đông đã lên đến 29000 người Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, tính đến tháng 10 năm 2021, số người tham gia các môn thể thao như là trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng, ở TrungQuốc đã đạt đến khoảng 346 triệu người “Thu hút 300 triệu người tham gia các môn thể thao trên băng và tuyết” là lời hứa long trọng của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế, trước khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh khai mạc,Trung Quốc đã thực hiện thành công lời hứa đó Một năm sau khi Thế vận hộiMùa đông Bắc Kinh bế mạc, các địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông lần lượt được mở cửa cho công chúng, các cuộc thi trên băng tuyết diễn ra thành công tốt đẹp, ngành công nghiệp băng tuyết phát triển ổn định và sự nhiệt tình của người dân đối với các môn thể thao trên băng tuyết tiếp tục tăng ZhaoWen, Giám đốc Sở Thể thao Thành phố Bắc Kinh, cho biết Bắc Kinh hiện có hơn 80 sân trượt băng, hơn 30 khu trượt tuyết và di sản Thế vận hội Mùa đông phong phú Đây là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của các môn thể thao trên băng tuyết cũng như ngành công nghiệp băng và tuyết khổng lồ, có hệ thống ở Trung Quốc Ngành du lịch, truyền thông, thể thao liên quan đến băng tuyết cũng như các ngành liên quan khác cũng sẽ phát triển nhanh chóng trước cơ hội của Thế vận hội Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022 Sự phát triển như nấm của lĩnh vực này đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân như là sức khỏe, giải trí, có cơ hội được khám phá, tìm hiểu nhiều hơn về thế giới của các môn thể thao mùa đông, và hơn hết là đem lại sự phát triển lớn mạnh hơn cho nền kinh tế quốc gia (IOC News, 2023).
Tối 04/02/2023, lễ phát động chuỗi hoạt động kỷ niệm 1 năm đăng cai thành công Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đã được tổ chức tại Nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng Thọ Cương Bắc Kinh.
Lễ phát động chuỗi hoạt động kỷ niệm 1 năm đăng cai thành công Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, tổ chức tại Nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng Thọ Cương Bắc Kinh ngày
4/02/2023 - Ảnh: Uỷ ban đối ngoại Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch IOC Thomas Bach đã nói “Một năm trước, sự nhiệt tình của người dân Trung Quốc đối với Thế vận hội Olympic vẫn sôi động hơn bao giờ hết Thế vận hội Olympic Mùa đông với mức độ tham gia kỹ thuật số cao nhất, Bắc Kinh cũng đã trở thành "Thành phố Olympic kép" đầu tiên trong Thế vận hội lịch sử”; “Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã mở ra một kỷ nguyên mới của các môn thể thao trên băng và tuyết toàn cầu Cảm ơn tất cả mọi người đã làm việc chăm chỉ và cống hiến quên mình” (Uỷ ban đối ngoại Bắc Kinh, 2023).
Sau kỳ Thế vận hội, các địa điểm từng được tổ chức Olympic cũng được đưa vào hoạt động phục vụ cho lợi ích giải trí và nâng cao sức khoẻ của người dân “Bước vào thời kỳ hậu Thế vận hội Mùa đông, chúng ta kiên quyết thực hiện tinh thần chỉ thị quan trọng của Tổng bí thư Tập Cận Bình, đồng thời nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các địa điểm tổ chức Thế vận hội
Mùa đông như Sân trượt băng tốc độ quốc gia và Sân nhảy trượt tuyết Thọ Cương Những địa điểm này đã trở thành những địa danh mới của thành phố được người dân và khách du lịch yêu thích” - ông Yin Yong, Phó Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Bắc Kinh cho biết “Thể thao đang bùng nổ, và các sự kiện trên băng và tuyết đã trở thành mốt mới cho thể thao của người dân; việc khai thác và sử dụng các tài nguyên văn hóa của Thế vận hội Mùa đông đã được thúc đẩy, và trình độ văn minh của người dân đã được cải thiện, sự phối hợp khu vực đã được nâng lên một tầm cao mới và việc xây dựng Vành đai Du lịch Văn hóa Thể thao Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu đang tiến triển nhanh chóng Di sản của Thế vận hội Mùa đông đang được chuyển hóa thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thủ đô trong thời kỳ mới” (Uỷ ban đối ngoại Bắc Kinh, 2023) Nhờ tác động của các phương tiện truyền thông, quảng bá trong thời gian diễn ra Thế vận hội và những hình ảnh trực tiếp trên sóng truyền hình về cơ sở vật chất nơi đây, những địa danh này trở nên nổi tiếng hơn, thu hút hơn thời kỳ hậu Thế vận hội và kéo theo đó là sự quan tâm đáng kể của người dân cũng như khách du lịch Qua đó, người dân Trung Quốc không chỉ hưởng lợi từ nền cơ sở vật chất tiên tiến đến từ các công trình xây dựng phục vụ cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 mà còn có cơ hội phát triển các ngành du lịch, thể thao trên băng tuyết, tạo nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy nền kinh tế ở thành phố này nói riêng và toàn Trung Quốc nói chung phát triển hơn Theo các số liệu, Thế vận hội đã tạo ra khoảng 81.000 cơ hội việc làm mới đối với những người sống ở các khu vực xung quanh địa điểm tổ chức
Không chỉ thế, việc đẩy mạnh truyền thông về Thế vận hội Mùa đông
2022 đã mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cho Trung Quốc Theo ông Li Yanli, giáo sư tại Đại học Thể thao Bắc Kinh, cho biết việc chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã mang lại môi trường kinh doanh chất lượng cao cho nhiều công ty muốn tham gia vào ngành thể thao và hỗ trợ thể thao phát triển, đồng thời mang thêm niềm tin đầu tư Được thúc đẩy bởi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất lạc quan về thị trường thể thao trên băng và tuyết của Trung Quốc Trung Quốc đi trên đà phát triển mạnh mẽ các môn thể thao trên băng và tuyết, mở ra thị trường từ trung cấp đến cao cấp và thúc đẩy các thương hiệu nội địa của
Trung Quốc đẩy nhanh việc triển khai, chuyển đổi và nâng cấp Vào tháng 9 năm 2021, thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng của Thụy Điển "Peak Performance" chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc và mở cửa hàng chính thức trên Tmall; Công ty sản xuất sản phẩm ngoài trời Diamond của
Mỹ đã mở cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2021 Thương hiệu đồ thể thao trượt tuyết Hyde của Áo và những thương hiệu khác cũng đã tuyên bố gia nhập thị trường thiết bị trượt tuyết Trung Quốc (Tân Hoa xã,
2021) Ở "Báo cáo nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp băng tuyết của Trung Quốc (2021)" đã cho thấy, từ năm 2015 đến 2020, quy mô ngành công nghiệp băng tuyết của Trung Quốc đã tăng từ 270 tỷ nhân dân tệ lên 600 tỷ nhân dân tệ Ước tính đến năm 2025, con số này sẽ đạt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Việc đẩy mạnh truyền thông để quảng bá sự giàu mạnh của quốc gia, sự đoàn kết của dân tộc thông qua Thế vận hội Mùa đông 2022 cũng đã duy trì được khẩu hiệu “con người là trên hết”, phản ánh nhiệm vụ lịch sử là xây dựng một Trung Quốc lành mạnh và thúc đẩy hạnh phúc của người dân Khẩu hiệu này đã được thể hiện rõ nét xuyên suốt các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, điển hình là tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: Phát triển phải lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội phải gắn với hạnh phúc của người dân Thông qua việc chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông, Trung Quốc không chỉ bắt kịp về mặt cạnh tranh mà còn về độ phổ biến và quảng bá các môn thể thao trên băng và trên tuyết, chất lượng và số lượng các môn thể thao cũng được tăng lên Các vận động viên châu Âu và châu Mỹ không còn là đối tượng chính thi đấu như trong nhiều kỳ Thế vận hội Mùa đông trước đây Tốc độ, sức mạnh và tham vọng của Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông phản ánh sự nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và sự tiến bộ của xã hội, đồng thời cho thế giới thấy những thành tựu to lớn của của Trung Quốc trong thời đại mới Quan trọng hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định:
ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Nhận định của nhóm tác giả về cách thức tuyên truyền của Trung Quốc46 1 Ưu điểm
Qua tìm hiểu cũng như nghiên cứu về cách thức truyền thông tại Thế vận hội Mùa đông 2022, có thể nhìn thấy một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, Trung Quốc đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh đất nước ra ngoài thế giới, quảng bá du lịch và kinh tế, mở rộng hình ảnh đất nước Truyền thông tại Thế vận hội đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch và kinh tế Trung Quốc cũng như các địa phương tổ chức sự kiện. Trung Quốc đã sử dụng Thế vận hội Mùa đông 2022 như một cơ hội để giới thiệu bản sắc văn hóa, điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi đối với khách du lịch có niềm quan tâm lớn tới thể thao nói chung và các môn thể thao liên quan tới băng tuyết nói riêng, đồng thời giới thiệu một số thành tựu công nghệ nổi bật. Thông qua việc đưa đến những cảnh đẹp, các hoạt động du lịch và tiềm năng kinh tế của khu vực, truyền thông đã giúp tăng cường sự quan tâm cũng như thu hút khách du lịch, qua đó còn tạo động lực cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.
Nhờ xây dựng gần như toàn bộ mạng lưới cơ sở kỹ thuật tại Thế vận hội Mùa đông và khâu chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, các nội dung nghệ thuật và nhân tố truyền thông đã được cẩn thận nghiên cứu và truyền tải đến đúng đối tượng nên những nỗ lực của Trung Quốc đối với việc xây dựng thương hiệu quốc tế và nâng cao ảnh hưởng của quyền lực quốc gia đã được đền đáp xứng đáng Slogan chủ đề "Một Cộng đồng vì Tương lai sẻ chia của Nhân loại" đã được công bố chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2021, và thực tế đã tạo ra phản ứng tích cực và nhiệt tình trong công chúng Như Chen Ning, Giám đốc Phòng Hoạt động Văn hóa của Ban Tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, đã nói: "Slogan chủ đề này phù hợp với sáng kiến của Trung Quốc là xây dựng một cộng đồng vì nhân loại, đồng thời cũng phù hợp với nguyện vọng chung của thế giới rằng cần phải cùng nhau chung tay vì một ngày mai tốt đẹp hơn trong bối cảnh phải đối phó với dịch bệnh viêm phổi cấp mới Đây cũng là một thông điệp phù hợp với các giá trị cốt lõi, tầm nhìn của phong trào Thế vận hội và Thế vận hội Paralympic - sự đoàn kết, hòa bình, tiến bộ và sự bao dung Đồng thời, slogan đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc và ghi nhớ, và có sức mạnh kêu gọi hành động." (Wu, Dong, Zhuo Ran, 2021).
Không chỉ có những chủ đề liên quan đến Thế vận hội được các vận động viên nước ngoài và những người xem trên Internet chú ý, ngay cả những sự kiện văn hoá truyền thống Trung Quốc và đồ ăn bản địa cũng rất thu hút được sự quan tâm Một loạt các hoạt động trải nghiệm văn hóa, như cắt giấy thủ công truyền thống và viết thư pháp, đã được tổ chức cho các vận động viên trong suốt Thế vận hội, diễn ra trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Các làng vận động viên và trung tâm truyền thông cũng cung cấp cho các vận động viên các món ăn truyền thống Trung Quốc, trong đó vịt quay Bắc Kinh là một trong những món ăn được yêu thích nhất (China Daily, 2023).
Cùng với đó, việc giới thiệu linh vật tượng trưng của Thế vận hội Mùa đông "Băng Đôn Đôn" cũng là một dấu hiệu thành công trong lòng mến mộ đối với công chúng Hình ảnh chú gấu trúc dễ thương đã chiếm lấy tình cảm tốt đẹp trong công chúng và được yêu thích không ngừng, Băng Đôn Đôn đã được chào đón ở trong và cả ngoài sân vận động Olympic, mang lại dấu ấn mạnh mẽ với vai trò là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc, loài vật “quốc bảo” Linh vật này đã gây nên một cơn sốt truyền thông trong xã hội với dòng người hâm mộ xếp hàng hàng giờ đồng hồ để sở hữu những sản phẩm với hình dáng người bạn đáng yêu này Mặc dù ban đầu số lượng sản phẩm hạn chế, nhưng tính đến tháng 12, đã có hơn 5,5 triệu sản phẩm Băng Đôn Đôn được bán ra (China Daily, 2023).
Thứ hai, Trung Quốc đã sử dụng hiệu quả kỹ thuật số và truyền thông, tiếp cận đa dạng khán giả, tận dụng tối đa thế mạnh của mình là sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và truyền thông xã hội Nhờ đó hiệu quả truyền thông cũng như sức hút của Thế vận hội được tăng cường, tầm ảnh hưởng cũng trở nên rộng lớn hơn và phổ biến hơn tới nhiều đối tượng truyền thông khác nhau Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội như Weibo, Wechat và TikTok, truyền tải thông tin, thông điệp qua nhiều ngôn ngữ khác nhau kết hợp phương pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã giúp Trung Quốc tiếp cận và thu hút được một lượng lớn khán giả cả trong và ngoài nước
Olympic Bắc Kinh 2022 đã thu hút gần 600 triệu khán giả Trung Quốc trong tuần đầu tiên diễn ra, trở thành Thế vận hội Mùa đông được theo dõi nhiều nhất từ trước đến nay, theo số liệu do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công bố Tính đến ngày 10.02.2022, hơn 515 triệu người đã theo dõi các sự kiện tại Thế vận hội lần này trên kênh CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) Ước tính khoảng nửa tỷ người đã xem lễ khai mạc Tại Hồng Kông, Thế vận hội được phát sóng độc quyền trên đài TVB với gần 3 triệu người theo dõi lễ khai mạc Đây cũng là Thế vận hội Mùa đông được xem nhiều nhất ở Mỹ với hơn 100 triệu người Mỹ theo dõi thông qua đài NBC
Tại châu Âu, nơi các sự kiện được phát sóng trên kênh Discovery, tổng lượng người xem trực tuyến chỉ sau 4 ngày thi đấu đã vượt qua tổng lượng người xem của Olympic Pyeongchang 2018 Người Úc cũng đang thể hiện sự quan tâm đến Thế vận hội, khi đài truyền hình chính thức Seven Network đạt11,7 triệu người xem vào ngày 16.2 Nixie Lam Lam, nhà lập pháp và thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội Liên hợp quốc Trung Quốc cho biết việc quảng bá sự kiện trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của những người thường không bị cuốn hút bởi các môn thể thao mùa đông “Các vận động viên nổi tiếng với nhiều lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội nhưInstagram, Tiktok có thể dễ dàng chia sẻ với người hâm mộ của họ và công chúng quốc tế tinh thần của Thế vận hội Việc truyền thông trong Thế vận hội chưa bao giờ đa chiều như bây giờ Đại dịch COVID-19 cũng khiến mọi người ở nhà nhiều hơn và có nhiều thời gian hơn để theo dõi Thế vận hội Tôi hy vọng áp lực về mặt chính trị không ảnh hưởng đến thành tích của các vận động viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi”, Nixie chia sẻ (Đơn Thuỳ, 2022).
Sự phổ biến của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 được chứng minh bởi lượng người xem truyền hình toàn cầu khổng lồ Theo một nghiên cứu độc lập được tiến hành thay mặt IOC, Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh
2022 đã đạt tới 2,01 tỷ người trên toàn thế giới, từ đó trở thành Thế vận hội Mùa đông có sự tham gia kỹ thuật số nhiều nhất trong lịch sử Người xem đã xem tổng cộng 713 tỷ phút của các chương trình liên quan đến Thế vận hội qua các kênh của các đối tác quyền truyền thông Olympic, và mạng xã hội Olympic cũng thu hút 3,2 tỷ tương tác và thu hút hơn 11 triệu người theo dõi mới trên nhiều nền tảng khác nhau
Năm 2019, KDDI đã thiết lập một chương trình đặc biệt giúp tăng tốc độ triển khai các ứng dụng Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, sử dụng nền tảng dịch vụ ngôn ngữ và giọng nói thông minh đa ngôn ngữ Họ đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để loại bỏ mọi rào cản giao tiếp, như nhận dạng giọng nói, tổng hợp giọng nói, dịch máy, và các chức năng hỗ trợ dịch câu hỏi và đưa ra câu trả lời tự động Nhờ điều này, sự ngăn cách về mặt ngôn ngữ giữa các vận động viên và giới truyền thông cũng như khoảng cách với khán giả đã bị xoá nhoà Các sản phẩm trí tuệ nhân tạo của Xunfei như bút dịch, máy phiên dịch, máy ghi âm, và các robot thông minh đã được sử dụng phổ biến tại Thế vận hội Olympic Mùa đông Bắc Kinh Chúng đã giúp các nhà báo quốc tế tường thuật thông tin trực tiếp về Thế vận hội Mùa đông một cách sôi nổi mà không cần mất nhiều thời gian ghi chép cũng như biên tập lại sự kiện Tại Làng Olympic Mùa đông, “Aiga”, một người ảo thông thạo ngôn ngữ của sáu quốc gia, bao gồm tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp và Tây Ban Nha, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn, giúp các tình nguyện viên làm quen với các tuyến đường đi lại hàng ngày trong khu vực tổ chức Olympic, cung cấp các thông tin về tuyến tham quan có hướng dẫn chi tiết… Công nghệ người ảo đã được áp dụng trong hơn bốn trăm phương tiện truyền thông và doanh nghiệp ở Trung Quốc (Yuxi, 2022).
Ngoài ra, dựa vào thế mạnh của mình là sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật số và thông tin, Trung Quốc còn kết hợp công nghệ đám mây và dữ liệu khổng lồ, công nghệ VR, công nghệ AR cùng các công nghệ tương tự với nền tảng bảo đảm truyền dẫn 5G và kết nối đám mây 5G, phát trực tuyến độ nét cao, xem trực tuyến và liên kết mạng cùng các công nghệ khác đã được phát triển nhằm phục vụ yêu cầu của khán giả bên ngoài trang web muốn xem trực tuyến và đem tới trải nghiệm xem tốt hơn nữa đối với khán giả trên khắp hành tinh Không những thế, bằng việc sử dụng các thuật toán và ghi nhớ thói quen người dùng được khai thác của các nền tảng truyền thông như Weibo, Tiktok và YouTube, từ đó phân tích và xây dựng các nội dung trên các nền tảng xã hội, sắp xếp theo cách có mục tiêu hơn, để đạt được mục đích truyền thông chính xác hơn Thông qua việc thu thập thông tin và phản hồi của người dùng, hướng dẫn khán giả khám phá, dần dần lan tỏa độ phổ biến của linh vật Băng Đôn Đôn, đồng thời tiếp tục củng cố mối liên kết giữa hình tượng “quốc bảo” này với khán giả, truyền thông Trung Quốc đã khéo léo đưa vào các biểu tượng yếu tố Trung Quốc có giá trị văn hóa được công nhận và chấp nhận rộng rãi, thúc đẩy sự hứng thú và quan tâm yêu thích của công chúng trên các nền tảng truyền thông nước ngoài cũng như trong nước.
Thứ ba, Thế vận hội Mùa đông 2022 truyền tải nhiều thông điệp tích cực, tạo động lực và tăng cường nhận thức của công chúng về các môn thể thao, vận động viên, vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực thể thao Truyền thông Trung Quốc đã tập trung vào việc truyền tải thông điệp tích cực về tinh thần thể thao, sự đoàn kết và văn hóa, khuyến khích mọi người tham gia và ủng hộ Thế vận hội Khán giả theo dõi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh khó có thể quên hình ảnh VĐV trượt tuyết người Canada Max Parrot ăn mừng khi anh xuất sắc giành HCV nội dung trượt tuyết vượt chướng ngại vật Hay khi chứng kiến nụ cười tươi của anh trong phút giây về đích đầu tiên cùng với số điểm bỏ xa người về tiếp theo, người ta sẽ càng cảm phục anh hơn khi biết Max đã vượt qua chính mình, chiến thắng bệnh tật để trở lại với thể thao sau khi anh đã phải nghỉ thi đấu 3 năm chiến đấu với bệnh ung thư (Dương Trang,
Vận động viên Max Parrot ăn mừng đoạt huy chương vàng trong lễ trao huy chương cho nội dung trượt ván trượt tuyết nam ở Trương Gia Khẩu, Trung Quốc, ngày 7 tháng 2 năm 2022 - Ảnh: AARON FAVILA. Qua một bài phỏng vấn với Đạo diễn Lu Chuan, tinh thần đó cũng được thể hiện vô cùng rõ ràng: “Mỗi ngày kể từ Lễ khai mạc, mỗi khoảnh khắc đều mang lại cho tôi những bất ngờ khi tôi xem các cuộc thi và theo dõi các vận động viên Đó là một thế giới thể thao hấp dẫn và mới mẻ đối với tôi, và tôi chắc chắn rằng nhiều người Trung Quốc cũng đã cảm thấy như vậy Thế vận hội Mùa đông đã làm dấy lên sự nhiệt huyết của vô số người Trung Quốc đối với các môn thể thao mùa đông.” (IOC News, 2022) Việc tuyên truyền những câu chuyện cảm động về sự cố gắng, nghị lực vượt qua khó khăn để dẫn tới thành công đã đạt được hiệu quả khi có thể truyền cảm hứng và khích lệ mọi người tham gia, tăng cường và nâng cao nhận thức của người dân cũng như bạn bè quốc tế về các môn thể thao, các vận động viên và tính lịch sử của sự kiện
Trước những khó khăn mà Bắc Kinh đã phải đối mặt, lời chào mừng của thành phố này đối với các vận động viên vẫn luôn nêu cao tinh thần củaThế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, thể hiện rõ nét thái độ tích cực của nước chủ nhà, truyền đầy cảm hứng, gây thiện cảm lớn đối với bạn bè quốc tế: "Anh/chị đã đến đây sau khi vượt qua nhiều thách thức, thử thách đầy khó khăn Nhưng giờ đây đã đến thời khắc tỏa sáng của anh/chị, là lúc mà anh/chị đã khao khát - lúc mà tất cả chúng ta đã từng khao khát." (David, 2022). Bên cạnh đó, truyền thông còn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới trong Thế vận hội Mùa đông 2022 bằng cách nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin, phản ánh sự thay đổi của Thế vận hội và khuyến khích sự tham gia từ các vận động viên nữ Phong trào Olympic hiện đại được phục sinh vào cuối thế kỷ XIX nhờ những nỗ lực không nhỏ của Nam tước Pháp Pierre de Coubertin Chính nhờ có ông mà Ủy ban Olympic quốc tế đã được thành lập ngày 23/6/1894 và tiếp sau đó là sự kiện Đại hội Olympic đầu tiên của thời hiện đại đã diễn ra tại Athens ngày 6/4/1896 (Nhất Mai, 2008) Ông mong muốn các nguyên tắc, các giá trị của thể thao từ thời
Hy Lạp cổ đại được tiếp tục phát huy trong thế giới đương đại như tình hữu nghị, sự bình đẳng, đoàn kết và công bằng, với mục tiêu chính là tạo ra và duy trì một thế giới tốt đẹp hơn Tuy nhiên, các vận động viên nữ không thể tuân theo lý tưởng này tại Thế vận hội Olympic vì định nghĩa về bình đẳng vào thời điểm đó khác với ngày nay Thời đó họ tập trung hoàn toàn vào suy nghĩ của những người đàn ông châu Âu da trắng, không bao giờ xem xét góc nhìn đến từ nữ giới Bản thân Coubertin đã phản đối sự tham gia của phụ nữ do ông tin rằng sự tham gia như vậy sẽ là “không đứng đắn” (Santana & Oliveira,
Đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh, văn hoá quốc gia
Ngày nay, danh tiếng và hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do hình ảnh quốc gia và dân tộc không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước, nhất là trong thời đại mà toàn cầu hoá và hội nhập hoá đang diễn ra nhanh chóng và tác động to lớn đến môi trường quốc tế Từ những phân tích về mô hình truyền thông của công tác truyền thống đối ngoại Trung Quốc trong chương 2, có thể thấy đất nước này rất chú trọng đến việc phát triển chiến lược sức mạnh mềm thông qua quảng bá hình ảnh quốc gia trong sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2022 Qua đó, ta có thể rút ra một số bài học thiết thực đối với truyền thông nói chung và truyền thông đối ngoại của Việt Nam nói riêng.
Thứ nhất, Việt Nam cần có chiến lược nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước, thương hiệu quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, tận dụng những giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử lâu đời mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc cùng danh lam thắng cảnh tự nhiên.
Có thể thấy Trung Quốc đã có một chiến lược rất phù hợp, hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh mềm, quảng bá hình ảnh quốc gia dù đất nước này lúc đó đang còn tồn tại những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và truyền thông quốc tế còn nhiều ý kiến trái chiều Đây là một điều đáng để Việt Nam học hỏi
Trong những năm vừa qua, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với những giá trị văn hoá đặc sắc đã trở nên gần gũi hơn với bạn bè quốc tế qua hàng loạt các hoạt động quảng bá được nước ta triển khai như thông tin tuyên truyền đối ngoại; hợp tác quốc tế trong tổ chức các sự kiện văn hóa, xây dựng các cơ sở, công trình văn hóa, lịch sử; tiến hành giao lưu văn hóa, giáo dục, trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các hoạt động văn hóa thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại…
Chính phủ Việt Nam đã ý thức rõ được tầm quan trọng của truyền thông đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia giữa bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi, vì vậy, nhiều văn bản chỉ đạo đã được ban hành như: Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25-11- 2003 về xây dựng Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08- 10-2019 về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08-10-
2009 phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 Trong đó, Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu: nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu rộng rãi hình ảnh quốc gia Việt Nam trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế (Hoa Nguyễn, 2021).
Dù vậy, việc cụ thể hoá các chiến lược và kế hoạch quảng bá hình ảnh quốc gia còn chưa thực sự rõ ràng và đem lại hiệu quả một cách rõ rệt, nhất là trong các sự kiện quốc tế quan trọng Vì vậy, Việt Nam cần có những chiến lược, kế hoạch cụ thể và toàn diện hơn để phát huy tối đa sức mạnh mềm, xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đồng thời “Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực và quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021).
Thứ hai, Việt Nam cần chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực với trình độ cao, nền tảng công nghệ báo chí truyền thông mới phục vụ công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng yêu cầu mới, kết hợp tiếp thu văn hoá và tri thức nhân loại có chọn lọc.
Như đã được đề cập tới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Điều này đòi hỏi lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cũng như trình độ và sức sáng tạo trong công tác đối ngoại cần được đổi mới và phát triển hơn.
Do đó, cần có các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại cho các cán bộ chuyên trách và các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, gắn kết chặt chẽ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại để có thể kịp thời đề ra các phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu thời đại. Bên cạnh đó, cần chú trọng bồi dưỡng tầng lớp trẻ bằng cách phối hợp với các trường đại học có các chuyên ngành về thông tin đối ngoại như Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí - Tuyên truyền , tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội để bồi dưỡng cán bộ thông tin đối ngoại.
Bên cạnh đó, về dài hạn, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử người Việt Nam tham gia làm việc tại các tổ chức quốc tế Việt Nam cần phải có chính sách và biện pháp phù hợp nhằm tiếp thu tinh hoa văn hóa, tri thức nhân loại và khoa học tiên tiến của thế giới một cách có ưu tiên, chọn lọc Về nghiên cứu, trao đổi học thuật, các cơ sở đào tạo chuyên ngành văn hóa của Việt Nam như Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Ngoại giao, các viện nghiên cứu văn hóa… cần chủ động hơn nữa trong việc trao đổi, hợp tác đào tạo, nghiên cứu, chương trình giảng dạy, giáo trình…với các đối tác Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung Các phân tích trong chương 2 đã chỉ ra điểm mạnh của Trung Quốc trong truyền thông đối ngoại khi đã áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong công tác tổ chức và tuyên truyền về Thế vận hội Bắc Kinh như sử dụng hệ thống phát thanh ngôn ngữ ký hiệu nhờ vào AI, robot phục vụ, máy móc tạo và phun tuyết nhân tạo trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội… Ngoài ra, Trung
Quốc cũng được đánh giá là một trong các quốc gia nắm giữ hàng loạt các công nghệ quan trọng với nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao
Thứ ba, cần phát huy vai trò của các cơ quan đại diện tại nước ngoài và các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, cũng như bản sắc văn hoá và danh lam thắng cảnh đất nước.
Trong thời đại mà mạng xã hội đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội của công chúng trong nước và quốc tế, việc quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các trang chính thức của đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài hay phát huy vai trò của các cơ quan đại diện là vô cùng cần thiết. Các cơ quan đại diện (các đại sứ quán, tổ chức đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, đại diện cơ quan truyền thông đại chúng…) cần kiện toàn cơ chế, lựa chọn cán bộ đủ tâm, đủ tài, đủ tầm, làm việc hiệu quả, đồng thời tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát, khen thưởng, xử phạt phù hợp với giai đoạn mới. Tác giả Lê Thanh Bình từng viết: “Muốn chính sách đi vào thực tiễn, cần người thực hiện đủ năng lực, vì thế cần tăng cường việc chọn lựa nhân sự làm tham tán, tùy viên văn hóa tại các đại sứ quán nước ta ở nước ngoài Cần cụ thể tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ các cán bộ chuyên môn này, cần đầu tư họ theo hướng: Vừa có phẩm chất tư tưởng, trình độ ngoại giao, ngoại ngữ, lại am hiểu nghiệp vụ văn hóa - truyền thông, thấu hiểu các đặc thù như: tính chất giao thoa văn hóa, văn hóa tinh hoa, văn hóa địa chúng, văn hóa vùng, khu vực… để vận dụng thuần thục, đáp ứng yêu cầu của ngành, của đất nước” (Thanh Bình, 2012)
Lấy ví dụ từ hiệu quả truyền thông của Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, có thể thấy thông qua quảng bá việc sử dụng năng lượng tái tạo, các địa điểm thi đấu bền vững và hệ thống giao thông xanh, Trung Quốc đã cho thế giới thấy một hình ảnh đất nước cực kỳ phát triển với hệ thống công nghệ năng lượng sạch, tiên tiến cùng hệ thống cơ sở vật chất tiến bộ, từ đó góp phần củng cố, nâng cao sức mạnh mềm - vốn là một vấn đề chính phủ Trung Quốc cực kì quan tâm và chú trọng Mặc dù truyền thông Phương Tây có ý kiến phản hồi tiêu cực về lần Thế vận hội này, song nhờ những hình ảnh, video trực tiếp chia sẻ về điều kiện sinh hoạt, hệ thống dịch vụ, nhà hàng, robot thông minh và những điều thú vị trong quá trình khám phá văn hoá Trung Quốc trên tài khoản cá nhân của các vận động viên nước ngoài khi họ đang trực tiếp tham gia Thế vận hội mà công chúng quốc tế có một cái nhìn khách quan hơn và thiện cảm hơn về đất nước này Vì vậy, đất nước ta cần có những kế hoạch, chiến lược thích hợp để kết hợp truyền thông trong nước và truyền thông đối ngoại, điều động nhân lực có năng lực và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài, từ đó phát huy được tối đa hiệu quả vai trò của các cơ quan đại diện tại nước ngoài, tranh thủ các diễn đàn đa phương cũng như các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời truyền tải thông điệp về hình ảnh một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn có tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ hòa bình đối với bạn bè quốc tế.
KẾT LUẬN
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, truyền thông nói chung và truyền thông đối ngoại nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng, quảng bá và nâng cao hình ảnh một quốc gia cũng như thu hút sự chú ý, quan tâm của công chúng trong và ngoài nước Trước những cơ hội tiềm năng và thách thức mới mà truyền thông quốc tế mang lại, con người cần có một hiểu biết sâu hơn, một sự nhận thức chính xác hơn về vai trò của truyền thông và tận dụng, khai thác tài nguyên thông tin này để việc tạo dựng một bức tranh, một hình ảnh tích cực và hấp dẫn về quốc gia trong mắt cộng đồng quốc tế có thể trở nên khả thi Có thể nói, việc giành được quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 của Trung Quốc đã giúp đất nước này mở ra cơ hội lớn để tăng cường công tác truyền thông cũng như các hoạt động truyền thông đối ngoại, từ đó thành công khẳng định vị thế, giá trị và những hình ảnh mới tốt đẹp của quốc gia này trên trường quốc tế.
Chính phủ Trung Quốc đã tận dụng đa dạng phương thức truyền thông và triển khai các hoạt động quảng bá khác nhau để lan tỏa và tôn vinh hình ảnh cũng như văn hóa của đất nước Trong chiến lược truyền thông đối ngoại của Trung Quốc tại sự kiện, một yếu tố quan trọng được nhấn mạnh là cần phải tạo dấu ấn, thu hút sự chú ý bởi các biểu tượng và kỷ niệm đặc trưng riêng cho Thế vận hội và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Trung Hoa, điển hình như là linh vật đại diện Băng Đôn Đôn dưới hình dạng gấu trúc - loài vật nằm trong sách đỏ chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc và được coi là “quốc bảo” của đất nước, màn trình diễn tại buổi lễ khai mạc với nhiều hình ảnh gợi nhắc đến văn hoá truyền thống đặc trưng phương Đông như Snow Dragon, Tổ chim, sắc đỏ, đèn lồng, các tên gọi của những nơi thi đấu, và tác phẩm nghệ thuật truyền thông đầy độc đáo Việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện bản sắc văn hóa và đặc trưng riêng của quốc gia chủ nhà. Đặc biệt, với vị thế là một cường quốc đi đầu về kĩ thuật công nghệ,Trung Quốc đã vận dụng tối đa mạng lưới Internet, công nghệ hiện đại để lập nên những Kế hoạch nghiên cứu và phát triển trọng điểm quốc gia liên quan đến Thế vận hội, tạo trải nghiệm xem mượt mà với độ ổn định cao cho khán giả toàn cầu Các công nghệ đi đầu khác như AI Sign Language Anchor hay hệ thống robot linh hoạt cũng gây ấn tượng mạnh với khán giả quốc tế về một Trung Quốc hiện đại, phát triển và lớn mạnh Ngoài ra, nhờ hệ thống công nghệ tiên tiến với thuật toán đặc biệt dựa trên thói quen sử dụng mạng xã hội, Trung Quốc không chỉ thể hiện được tiềm lực quốc gia mà còn truyền tải thông tin đến với các đối tượng người nhận một cách chính xác và hiệu quả hơn
Qua các hoạt động truyền thông cũng như các kế hoạch, chiến lược truyền thông đầy sáng tạo, kết hợp vận dụng tốt lợi thế về công nghệ, Trung Quốc đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, đồng thời củng cố thêm vị thế của nước này trong cộng đồng quốc tế, góp phần thúc đẩy chiến lược sức mạnh mềm Những hoạt động truyền thông đối ngoại này đã đem tới cho Trung Quốc những lợi ích đáng kể về mọi mặt, hơn hết là phát triển nền kinh tế quốc gia khi việc tổ chức Thế vận hội đã đem tới cơ hội việc làm cho người dân, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển các ngành du lịch, thể thao băng tuyết, Đồng thời, việc quảng bá văn hóa truyền thống và giới thiệu giá trị quốc gia cũng đã góp phần nâng cao hiểu biết và tình yêu đối với Trung Quốc từ phía các quốc gia tham dự Kinh nghiệm truyền thông của Trung Quốc cũng để lại cho thế giới những bài học quý giá khi tổ chức một sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế Nhờ cơ hội được tổ chức Thế vận hội Mùa đông lần này, Trung Quốc đã thành công trong việc quảng bá, đưa hình ảnh quốc gia cùng những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc đến với cộng đồng quốc tế Từ các hoạt động, sự kiện quảng bá văn hóa được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện, sự giao lưu văn hóa giữa quốc gia chủ nhà và cộng đồng quốc tế được thúc đẩy mạnh, qua đó xây dựng một cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau và thu hút một lượng lớn sự chú ý từ bạn bè quốc tế vào sự đa dạng trong văn hóa của Trung Quốc.
Tổng quan, vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia tại Thế vận hội Mùa đông 2022 đã mang lại những kết quả tích cực Qua nghiên cứu, bài tiểu luận đã phân tích các yếu tố xây dựng cũng như những ảnh hưởng quan trọng của hoạt động truyền thông nước chủ nhà - Trung Quốc tại Thế vận hội Mùa đông 2022 lên công chúng trong nước và quốc tế Từ những phân tích trên, bài tiểu luận rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận quan trọng, cũng như những bài học mà Việt
Nam có thể học được từ sự kiện truyền thông mang tính quốc tế này OlympicMùa đông Bắc Kinh 2022 là một cơ hội tốt mà Trung Quốc đã mong đợi rất lâu để có thể đưa ra cũng như truyền tải những thông điệp về sự tiến bộ và phát triển về tiềm lực kinh tế, công nghệ của đất nước mình Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn rất lớn, điển hình là Đại dịch COVID-19, các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an toàn và giãn cách xã hội, các cuộc tẩy chay ngoại giao từ các nước phương Tây nhưng những hình ảnh tích cực mà Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 đem lại vẫn không bị lấn át.