1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) vị trí và vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốcgia trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay

21 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vị Trí Và Vai Trò Của Các Tập Đoàn Xuyên Quốc Gia, Đa Quốc Gia Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu Hiện Nay
Tác giả Đỗ Ngọc Bảo Trâm
Người hướng dẫn ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Lĩnh vực kinh tế và tình hình phát triển kinh tế có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm chính trị, văn hóa, sản xuất tiêu dùng, mơi trường, … Ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Trang 2

Chương I LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Công ty đa quốc gia

1.1.2 Toàn cầu hóa

1.2 Đặc điểm của tập đoàn đa quốc gia

1.2.1 Đặc điểm nhận diện

1.2.2 Mục đích vươn lên thành công ty đa quốc gia

1.2.3 So sánh sự giống và khác nhau giữa công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia và công ty toàn cầu

Chương II VỊ TRÍ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA

3.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo

555666781011111313141517

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Kinh tế luôn là ngành đi đầu và không bao giờ có thể thiếu được ở mỗi quốc gia Lĩnh vực kinh tế và tình hình phát triển kinh tế có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm chính trị, văn hóa, sản xuất tiêu dùng, môi trường, … Ngày nay, với làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, cùng với độ phổ biến của mạng Internet, các công ty đã có thể đặt trụ sở tại nhiều quốc gia và đồng thời giao thương buôn bán với toàn thế giới Họ có thể xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ sang nước khác, thậm chí mở thêm chi nhánh sản xuất tại quốc gia xuất khẩu Họ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những tác nhân trực tiếp giúp họ tiếp tục lớn mạnh hơn nữa ở thị trường mục tiêu Khicác công ty phát triển và bành trướng ra nước ngoài, họ trở thành các tập đoàn đa quốc gia, những nhãn hàng trực thuộc các doanh nghiệp này đã lenlỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội, kiểm soát hành vi người tiêu dùng và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại Lần đầu xuất hiện từ những 300 năm trước tại châu Âu, bản chất của các công ty đa quốc gia đã thay đổi rất nhiều trong những thế kỷ qua Bắt đầu từ thế kỷ XX, chế độ thực dân – phong kiến và chế độ nhà nước tập quyền đặt dấu chấm hết, đồng nghĩa với việc tự do thương mại được đẩy mạnh, giảm thiểu sự can thiệp sâu sắc của chính phủ vào hoạt động buôn bán giao thương giữa các quốc gia Nhờ vào xu thế toàn cầu hóa và nới lỏng tự do thương mại, các công ty đa quốc gia đã khuếch trương mạnh mẽ

về số lượng và quy mô hoạt động Ngày nay, các tập đoàn đa quốc gia không chỉ là trung tâm sản xuất cung cấp hàng hóa thương mại và quan trọng cho người dân mà đã phát triển đến mức có thể bắt đầu đóng vai trò như một chủ thể kinh tế, chính trị và có tầm ảnh hưởng Những “gã khổng lồ” này chính là những trung tâm quyền lực có thể ảnh hưởng đến các tổ chức quốc tế, các quốc gia sở tại, quan hệ quốc tế, mối quan hệ giữa họ và các vấn đề nội bộ của đất nước

Trang 4

Chương I.

LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Những khái niệm cơ bản

Trang 5

1.1.1 Công ty đa quốc gia

Công ty đa quốc gia thường viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc MNE (Multinational Enterprises) Đây là khái niệm

để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp hàng hóa - dịch vụ ở ít nhất haiquốc gia Những công ty này có thể lớn đến mức doanh thu của chúng lớn hơn ngân sách của cả một quốc gia phát triển Nhìn chung, công ty

đa quốc gia còn có tên gọi khác như công ty xuyên quốc gia, công ty phiquốc hữu hóa, công ty toàn cầu Trên thực tế, những khái niệm này không hoàn toàn giống nhau mà có những cách phân biệt nhất định Thông thường, các nhà kinh tế học sẽ không có một định nghĩa chung cho khái niệm này Ví dụ, một công ty đa quốc gia được định nghĩa là “công ty sở hữu và kiểm soát của cải tạo ra thu nhập tại nhiều hơn một quốc gia có tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sở hữu hoặc kiểm soát các hoạt động làm thay đổi giá trị gia tăng ở nhiều quốc gia chi nhánh” (Dunning, 1985) Trong một định nghĩa khác, một công ty đa quốc gia “thường bao gồm một công ty mẹ đặt tại nước chủ nhà và có tối thiểu 5 hoặc 6 chi nhánh ở ngước ngoài” (Alan C.Shapiro).Nếu xét theo định nghĩa trên thì ước tính có ít nhất 35 000 công ty được xếp vào công ty đa quốc gia Hoặc những công ty mà có ít nhất 25% doanh thu nhận được từ sản xuất và buôn bán ở nước ngoài Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ quy ước một công ty đa quốc gia là công ty đặt trụ sở tại một quốc gia và vận hành ở ít nhất một quốc gia khác Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát triển (UNCTAD) năm 2011, có khoảng 100 000 công ty đa quốc gia trên toàn thế giới, quản lý trên dưới 900 000 công ty con Những công ty này chiếm hơn một nửa giá trị thương mại quốc tế, thường là docác công ty con của một tập đoàn trao đổi hàng hóa với nhau Tuy nhiên, sự phân bổ của các công ty đa quốc gia không đồng đều, với

Trang 6

phần lớn trong tổng số hơn 63 000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản

1.1.2 Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế toàn cầu, với sự gia tăng thương mại, đầu tư và giao dịch tài chính giữa các quốc gia Kinh tế toàn cầu là toàn bộ quá trình hoạt động của các nền kinh tế trong khối kinh tế chung, đó là nền kinh tế của hơn 190 nước Nền kinh tế toàn cầu đề cập đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế trên toàn thế giới Toàn cầu tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội; thúc đẩy mở cửa thị trường; thúc đẩy tự

do hóa thương mại đầu tư dịch vụ… Tuy nhiên, mặt tiêu cực là toàn cầu hóa, khu vực hóa khiến các quốc gia có nguy cơ suy giảm độc lập, tự chủ

về kinh tế, suy giảm về quyền lực quốc gia; các ngành kinh tế trong nước bịcạnh tranh khốc liệt khi mở cửa thị trường nội địa

1.2 Tính chất của công ty đa quốc gia

1.2.1 Đặc điểm nhận diện

Nhìn chung, những công ty đa quốc gia thường là những tổ chức lớn,quyền lực, có mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức phức tạp Các MNC giao dịch buôn bán hàng hóa – dịch vụ trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu vàquy trình được thực hiện bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy theo ngôn ngữ của quốc gia chi nhánh Họ đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế nước ngoài với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất và mở rộng thị phần, từ đó tạo ra công ăn việc làm với mức tiền công cao hơn cho công nhân so với những công việc tìm được tại địa phương Những công ty này buộc phải trả thuế tại quốc gia mà nó hoạt động Thông thường, các tậpđoàn đa quốc gia cũng sẽ được coi là các tổ chức đa văn hóa, nhưng điều này không phải lúc nào chính xác Để trở nên đa văn hóa, doanh nghiệp

Trang 7

quốc tế None

1

BÀI TẬP BAN MC HVMC TUẦN 5Thương mại

quốc tế None

2

国际贸易 - cx,x,xc,Thương mại

Trang 8

phải làm mọi cách tránh phân biệt đối xử giữa ban giám đốc và nhân viên, cũng như giữa các nhân viên với nhau, đồng thời tuyển dụng lực lượng lao động đến từ đa dạng đân tộc ở tất cả các phòng ban và cấp độ.

1.2.2 Mục đích vươn lên thành công ty đa quốc gia

Một là, mở rộng tệp khách hàng Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng

muốn tăng số lượng khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm, khi đó, doanh nghiệp càng có tiềm năng nâng cao doanh thu và lợi nhuận

Hai là, giảm thiếu chi phí sản xuất Lao động tại các nền kinh tế kém hoặc đang phát triển có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với lao động tại quốc gia phát triển Chính vì vậy, khoảng hơn 50 năm trước, các công ty bắt đầu chuyển địa bàn hoạt động đến Trung Quốc và Ấn Độ Hiện nay, các công tynước ngoài cũng đang đầu tư vào thị trường Việt Nam với mục đích tương tự

Ba là, tính kinh tế vĩ mô toàn cầu Tính kinh tế vĩ mô thể hiện lợi thế tiết kiệm chi phí các công ty lớn có được khi phân bổ chi phí sản xuất trên một lượng hàng hóa lớn hơn Mặt hàng của các công ty đa quốc gia thường

rẻ hơn, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh so với các công ty nhỏ Lí do là bởi có các chi phí cố định , dù thuê bao nhiêu nhân công thì chi phí thuê phòng, lắp đặt nhà xưởng, máy móc vẫn không đổi

Bốn là, phân bố rủi ro Trong trường hợp mặt hàng mà công ty sản xuất không được đón nhận ở đất nước A nhưng lại được tiêu thụ rộng rãi ở đất nước B, doanh thu và lợi nhuận thu được ở người tiêu dùng của nước B

có thể khỏa lấp phần lỗ ở đất nước A Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất

Năm là, tìm kiếm vật liệu thô Những công ty khai mỏ, dầu lửa lớn như British Petroleum và Standar Oil, đã đi đến những nơi mà những con khủng long đã chết để thu thập nhiên liệu

Why you procrastinate even…Dẫn luận

ngôn ngữ 100% (1)

4

Trang 9

1.2.3 So sánh sự giống và khác nhau giữa công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia và công ty toàn cầu

Các tập đoàn đa quốc gia và các tập đoàn xuyên quốc gia có 3 điểm giống nhau Một là, đó là những tổ chức rất phức tạp với nhiều hoạt động

đa dạng Họ hoạt động ở nhiều nước trên thế giới và tuyển dụng một số lượng lớn nhân công Hai là, cả các tập đoàn đa quốc gia và các tập đoàn xuyên quốc gia thường có những thương hiệu đặc biệt giúp họ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh Họ cũng có thể có mạng lưới quốc tế mạnh mẽ cho phép họ chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất và cộng tác trong các dự

án Ba là, các công ty này có thể là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh

tế Họ có thể đóng góp đáng kể vào sự đổi mới, khả năng cạnh tranh và tạo việc làm

So sánh sự khác nhau, các nhà kinh tế học dựa trên 7 tiêu chí như sau

để phân biệt tập đoàn đa quốc gia và tập đoàn xuyên quốc gia

Tiêu

chí

Công ty đa quốc gia Công ty xuyên quốc gia

Kích cỡ Thường lớn hơn do có công ty

con đặt tại quốc gia nước

Trụ sở Thường chỉ đặt ở nước nhà Đặt ở nhiều quốc gia khác nhau

Cơ cấu mỗi bộ phận chịu trách nhiệm

về một dòng sản phẩm, dòng

dịch vụ riêng lẻ

có ít bộ phận hơn, nhưng mỗi bộphận sẽ tập trung vào một thị trường cụ thể

R&D Diễn ra tại quê hương và sau Diễn ra ở từng công ty trong

Trang 10

đó phân phối sản phẩm sang

các quốc gia có công ty con

nước, điều này giúp họ tập trunghơn vào thị trường khu vựcĐưa ra

quyết

định

Cơ quan quản lý tập trung ở

nước sở tại nên việc đưa ra

quyết định cần có thời gian

Đưa ra quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn

Ví dụ Nestle, Apple, Walmart, … McDonald’s

Bảng 1.2.3 Phân biệt tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia

Các công ty quốc tế là nhà nhập khẩu và xuất khẩu, họ không có khoản đầu tư nào bên ngoài đất nước của mình Các công ty toàn cầu có trụ

sở ở nhiều quốc gia, nhưng họ đã tìm ra cách tạo ra văn hóa doanh nghiệp đồng nhất Văn hóa doanh nghiệp thường được hình thành bởi các quy phạm và tập quán được thực hiện trong nội bộ và khuynh hướng, niềm tin chung của tổ chức

Chương II.

VỊ TRÍ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN ĐA VÀ XUYÊN QUỐC GIA 2.1 Lịch sử hình thành

Trang 11

Lịch sử hình thành của công ty đa quốc gia được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 trước thế kỉ XX Các công ty đa quốc gia hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc Trong thời kỳ này, quátrình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giớicông thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinh doanh độc quyền Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa

tư bản với sự thôn tính công ty nhỏ cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn Bắt nguồn từ thế kỷ 17, với sự

ra đời của các công ty thương mại thực dân như Công ty Đông Ấn Anh (VOC) năm 1602 và Công ty Đông Ấn Hà Lan (EIC) năm 1600 Các công

ty này được thành lập để khai thác tài nguyên và thị trường ở các thuộc địa của các đế quốc châu Âu Họ có quyền độc quyền buôn bán với châu Á và

đã trở thành một thế lực hùng mạnh trong khu vực, đã giúp mở rộng đế chế Anh và đế quốc Hà Lan ra khắp thế giới Sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này

Công ty đa quốc gia của Mỹ bắt nguồn từ thời kỳ thuộc địa, khi các thương gia đưa các thành viên trong gia đình họ đến những vùng đất xa xôi Trong khi đó, mãi cho đến những năm 1850, các tập đoàn đa quốc gia hiện đại của Mỹ mới bắt đầu hoạt động ở châu Âu nhờ có công nghệ sản xuất tiên tiến Họ đã tận dụng những đổi mới công nghệ theo cách tốt hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào

Giai đoạn 2 từ sau thế kỉ XX Công ty đa quốc gia gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Từ cuối thế kỷ XX, chủnghĩa tư bản bước vào giai đoạn phát triển mới, được gọi là thời kỳ chủ nghĩa tư bản toàn cầu với những đặc trưng mang tính toàn cầu; là sản phẩmcủa xu thế toàn cầu hóa gắn với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có

Trang 12

trình độ xã hội hóa ở quy mô toàn cầu Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận và sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hànghoá và thị trường tài chính Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài Trong giai đoạn này, các công ty đa quốc gia đã trở thành một lực lượng kinh tế toàn cầu Họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên quốc gia, và họ cũng

đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế và xã hội của các quốc gia mà họ hoạt động Các công ty tiêu biểu trong thời kì này là Coca Cola, General Motors, McDonald’s, …

2.2 Vị trí của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu

Các công ty đa quốc thực hiện hơn 80% thương mại thế giới, chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới, nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ Hiện nay, xu hướng chính trong vị trí của các công ty đa quốc gia đang có những cải tiến mới Nhìn chung, các công ty chú trọng vào các biện pháp phục vụ mục đích tăng trưởng Các công ty đa quốc gia đang ngày càng mởrộng sang các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, châu Mỹ Latinh

và châu Phi Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, việc đầu tư vào các nước đang phát triển sẽ tạo nên các cú nhảy vọt về doanh thu, do ở các nước đang phát triển đang có sự gia tăng số lượng của tầng lớp trung lưu vàthị trường mới tiềm năng Ngoài ra, các công ty đa quốc gia đang ngày càng hợp tác với nhau để mở rộng thị trường và giảm chi phí qua các hình thức như liên doanh, hợp tác chiến lược hay mua lại và sáp nhập để hình thành các tập đoàn lớn Thậm chí, các công ty đa quốc gia cũng tăng cườngđầu tư vào các lĩnh vực mới, chẳng hạn như công nghệ, năng lượng tái tạo

Trang 13

và chăm sóc sức khỏe Khi con người đã có đầy đủ của cải vật chất, họ bắt đầu xem xét đến vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và ô nhiễm môi trường Hơn nữa, chính các công ty cũng đang thực hiện trách nhiệm cộng đồng sau quá trình hủy hoại môi trường do sản xuất

Đáng buồn, quyền lực của các công ty đa quốc gia thể hiện ở chỗ chúng rất khó kiểm soát Do hoạt động xuyên biên giới, các quy định pháp luật ở cấp độ quốc gia không đủ để điều chỉnh hành vi của các công ty đa quốc gia Thực tế, việc điều phối pháp luật ở cấp độ quốc tế còn rất yếu và rất khó đảm bảo thực thi Chính vì vậy, mặc dù các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn cầu, việc các công ty này có thể chuyển hoạt động sang các quốc gia khác khi gặp phải các rào cản quản lý ở nước sở tại khiến cho các quốc gia đơn

lẻ hầu như không thể kiểm soát được hoạt động và hành vi của các công ty

đa quốc gia

Chương III.

VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN ĐA VÀ XUYÊN QUỐC GIA 3.1 Tác động tích cực

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w