Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những vấn đề từ quá khứ, tranh chấp lãnh thổ có lẽ là một trong những yếu tố chính khiến cho quan hệ hai nước luôn ở trạng thá
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: SỰ HÀN GẮN MỐI QUAN HỆ NHẬT BẢN
-HÀN QUỐC TRONG NĂM 2023
Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Hoàng Như Thanh
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Lý thuyết về “cân bằng quyền lực” 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 7
1.2.1 Tình hình khu vực 7
1.2.2 Tình hình Hàn Quốc 8
1.2.3 Tình hình Nhật Bản 9
1.2.4 Thực tiễn sự hàn gắn quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2023 .10
Tiểu kết chương 1 10
CHƯƠNG 2 : NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG SỰ HÀN GẮN MỐI QUAN HỆ CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC 11
2.1 Cạnh tranh Mỹ - Trung 11
2.1.1 Cơ sở của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung 11
2.1.2 Về phương diện kinh tế - công nghệ 11
Trang 42.1.3 Về phương diện an ninh - quân sự 13
2.1.4 Về phương diện hợp tác đa phương 14
2.2 Ảnh hưởng của cạnh tranh Mỹ - Trung tới sự hàn gắn mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc 15
2.2.1 An ninh và quân sự 15
2.2.2 Kinh tế, thương mại 16
Tiểu kết chương 2 18
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HÀN GẮN MỐI QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC TỚI AN NINH KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 19
3.1 Tác động 19
3.1.1 Tác động tới an ninh Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác 19
3.1.2 Tác động tới an ninh khu vực 20
3.2 Rào cản trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc 21
Tiểu kết chương 3 22
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Chính trịquốc tế và Ngoại giao đưa môn học Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế vàotrong chương trình giảng dạy và đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập vàhoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnthầy Nguyễn Hoàng Như Thanh đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫnnhóm trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu
Bộ môn Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là môn học vô cùng bổ ích
và có tính thực tế cao Nhóm đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học đượctrong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức hạn chế và không
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trìnhnghiên cứu và trình bày Rất kính mong nhận sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểuluận của nhóm được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, nhóm 3 xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp và nhậnxét của thầy đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài tiểu luậnnày
Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á, cùngnhau chia sẻ về không gian chiến lược và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa Từsuốt thời kỳ chiến tranh Lạnh đến nay, hai nước còn cùng là đồng minh thân thiếtvới Mỹ Tuy nhiên, có một sự thật rằng quan hệ của hai quốc gia này chưa bao giờthực sự hòa thuận, thân thiết, thậm chí cũng có những lúc rơi vào bế tắc, đỉnh điểmtrong thế kỉ XXI là việc Nhật Bản áp đặt các hạn chế thương mại đối với Hàn Quốcvào năm 2019 Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhữngvấn đề từ quá khứ, tranh chấp lãnh thổ có lẽ là một trong những yếu tố chính khiếncho quan hệ hai nước luôn ở trạng thái căng thẳng, là trở ngại chính để hai nước tiếntới mối quan hệ hữu hảo thực sự
Nhìn lại quá khứ, trong nửa đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là đế quốc đô hộ HànQuốc, sự tàn bạo của đế quốc Nhật Bản với một loạt các vấn đề vẫn còn gây tranhcãi đến tận ngày nay như phụ nữ trở thành nô lệ tình dục (comfort women), sáchgiáo khoa (Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản đã bôi nhọ lịch sử trong sách giáo khoacủa mình) ,… đã gây ra những vết thương và nỗi đau lớn cho người dân HànQuốc Ngoài ra, tranh chấp về mặt lãnh thổ ở hòn đảo Dokdo/Takeshima, mâuthuẫn về thương mại và các vấn đề an ninh, hợp tác quân sự cũng là yếu tố gây ra sựxung đột, tác động mạnh mẽ đến quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc
Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trong số những quốc gia có nền kinh
tế hàng đầu khu vực Châu Á, tham gia và có những đóng góp tích cực trong các tổchức liên kết kinh tế, chính trị an ninh khu vực và thế giới, mối quan hệ giữa haiquốc gia này có ảnh hưởng nhất định vào sự phát triển ở Đông Á nói chung Đó làmối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và bị tác động mạnh bởi sự can thiệp củacác nhân tố bên ngoài, đặc biệt là từ các nước lớn và bối cảnh quốc tế, khu vực Hoạt động ngoại giao con thoi Hàn - Nhật bắt đầu vào năm 2004 qua cácchuyến thăm thường niên của lãnh đạo hai nước, song đã dừng lại kể từ sau lần cựuTổng thống Lee Myung-bak thăm Nhật Bản vào tháng 12-2011 Kể từ đó, hai nước
đã có những nỗ lực để hàn gắn và xây dựng lại mối quan hệ song phương, song đềuthất bại Những tưởng sau những cuộc gặp gỡ sẽ mở ra những trang mới, nhưngcăng thẳng lại tiếp tục gia tăng, hàng loạt đòn “ăn miếng trả miếng” giữa cả hai lạitiếp tục tiếp diễn Và đến tận ngày 16/3/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có chuyến thăm Nhật Bản Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổngthống Hàn Quốc đến Nhật Bản kể từ năm 2011 Hai bên thảo luận việc nối lại hoạt
Trang 7động “ngoại giao con thoi” sau 12 năm gián đoạn Tại hội nghị này, cả hai đã nỗ lựchàn gắn mối quan hệ và thắt chặt hợp tác an ninh để đối phó với các thách thức anninh tại khu vực Theo Japan Times, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm HànQuốc trong hai ngày 7 và 8-5-2023 và gặp Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk-yeol Chuyến thăm Hàn Quốc trong 2 ngày của ông Kishida là chuyến thăm songphương đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản sau 12 năm Yonhap dẫn lời ngườiphát ngôn Tổng thống Hàn Quốc Lee Do-woon nhấn mạnh chuyến thăm của Thủtướng Kishida có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh dấu sự khôi phục toàn diệnngoại giao con thoi của lãnh đạo hai nước Hội nghị thảo luận các chủ đề bao gồm
an ninh quốc gia, các ngành công nghệ cao, khoa học và công nghệ và hợp tác tronglĩnh vực văn hóa và thanh niên
Thông qua 2 cuộc hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3 và tháng 5/2023 giữa Thủtướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thì NhậtBản và Hàn Quốc đã chính thức nối lại ngoại giao “con thoi” Việc Nhật Bản vàHàn Quốc bình thường hóa lại mối quan hệ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai vàkhu vực châu Á Tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, đối phó vớichương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, xây dựng chuỗi cung ứngchất bán dẫn vững chắc, mang lại sự ổn định cho khu vực, tăng cường năng lực đốiphó với những bất ổn đáng lo ngại trong và sau dịch Covid 19…
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, với những lợi ích khi hợp tác như vậy thì tại saoNhật Bản và Hàn Quốc không nỗ lực để thúc đẩy quá trình hàn gắn sớm hơn mà sau
12 năm “đóng băng”, đến 2023 hai nước mới chính thức hàn gắn mối quan hệ thôngqua hai hội nghị thượng đỉnh liên tiếp diễn ra trong tháng 3 và tháng 5?
Trên thực tế, đã có khá nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về quan
hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứumối quan hệ này trên hai bình diện quan trọng là kinh tế, chính trị, đặc biệt là tronggiai đoạn mang tính chất “gạch nối”, trong và sau Chiến tranh lạnh vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức Trong đó, còn nhiều vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiêncứu sâu hơn, toàn diện hơn liên quan đến cơ sở hình thành quan hệ, thành tựu, hạnchế, đặc điểm và tác động đa chiều của mối quan hệ này Bởi vậy nhóm tác giả đãlựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự hàn gắn mối quan hệ của Nhật Bản – Hàn Quốctrong năm 2023”
2
Trang 82 Tình hình nghiên cứu
Về các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc,bản thân Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các nước đã có những nghiên cứu về đề tàinày, có thể kể đến như:
Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo của các tác giảnước ngoài, các bài báo đăng tải trên các trang web truyền thông uy tín của NhậtBản và Hàn Quốc có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Cuốn sách “The Japan - South Korea Identity Clash: East Asian Security andthe United States”xuất bản năm 2015 (Tạm dịch: Xung đột bản sắc Nhật Bản - HànQuốc: An ninh Đông Á và Hoa Kỳ) của tác giả Brad Glosserman và Scott A.Snyder có nội dung chủ yếu là điều tra nguồn gốc của sự xung đột bản sắc giữaNhật Bản - Hàn Quốc và đưa ra những định hướng để khắc phục sự xung đột này vàtạo điều kiện cho hợp tác Mỹ - Nhật - Hàn
Cuốn sách “The Burden of the Past: Problems of Historical Perception inJapan-Korea Relations” (Tạm dịch: Gánh nặng quá khứ: Những vấn đề về nhậnthức lịch sử trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc) xuất bản năm 2019 của tác giảKan Kimura Bài viết bàn về những tranh chấp lịch sử của Nhật Bản và Hàn Quốc
và những vấn đề phức tạp đằng sau những tranh chấp này
Bài viết “Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly”(Tạm dịch: Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang trở nên căng thẳng ởmức báo động) đăng trên báo The Economist 18/01/2019 bàn về những vấn đềkhiến cho quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trở nên căng thẳng trong quá khứ cũng nhưtrong thời điểm đó
Bài viết “To build a new Japan-Korea relationship” (Tạm dịch: Xây dựng mốiquan hệ mới giữa Nhật Bản và Hàn Quốc) của tác giả Masahide Kumagai đăng trênbản tin đại học Koshien xuất bản năm 2021 có nội dung chủ yếu là nêu những mâuthuẫn đã từng có trước đó của hai nước và nêu triển vọng phát triển mối quan hệmới
과제” (Tạm dịch: “Yoon Suk-yeol và Kishida: Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản saukhi khôi phục ngoại giao con thoi: ý nghĩa, triển vọng và thách thức”) của tác giảChoi Eunmi đăng ngày 27/7/2023 trên trang của Viện nghiên cứu chính sách Asanbàn về việc Nhật Bản và Hàn Quốc khôi phục lại ngoại giao con thoi, tương lai của
Trang 9quan hệ hai bên, đưa ra những triển vọng và thách thức và đề xuất những biện pháp
để hàn gắn và cùng cố hơn nữa quan hệ hai nước
Các công trình nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sĩ,luận văn tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu cấp Bộ trong nước về mối quan hệ giữa NhậtBản và Hàn Quốc có thể kể đến như:
Đề tài cấp viện của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á “Quan hệ Nhật Bản - HànQuốc trong thập niên 90” của tác giả Hoàng Minh Hằng Đề tài nghiên cứu khá đầy
đủ và chi tiết về quan hệ hai nước trên nhiều phương diện kể từ khi Chiến tranhLạnh kết thúc cho đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX
Luận văn thạc sĩ “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau Chiến tranh Lạnh” củaTrần Thị Duyên phân tích mối quan hệ của hai nước này trên các phương diện từsau Chiến tranh Lạnh cho đến năm 2011
Bài viết “Về quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc hiện nay” của tác giả Ngô HươngLan đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 1 (107) 1-2010 Bài viết bàn chủyếu về quan hệ hai nước trong giai đoạn 2008 - 2009
Bài viết “Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc lại căng thẳng xung quanh khuvực tranh chấp” của tác giả Linh Linh đăng trên Tạp chí Cộng sản tiếp tục bàn vềtranh chấp lãnh thổ nhiều năm của Nhật Bản và Hàn Quốc sau chuyến thăm củaTổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới quần đảo Takeshima năm 2012.Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích được những tranh chấp, mâuthuẫn cũng như mối quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc Tuy nhiên, các công trìnhtrên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, nghiên cứu quan hệ Nhật - Hàn trong nhữngkhoảng thời gian từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến hơn một thập niên sauChiến tranh Lạnh và nghiên cứu về sự căng thẳng trong quan hệ Nhật Hàn trongnăm 2019 Những bài viết từ 2021 đến nay tập trung nhiều hơn vào vấn đề xâydựng và củng cố, hàn gắn mối quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên chưa
có bài nghiên cứu nào đi sâu vào việc phân tích quá trình và nhân tố thúc đẩy sự hàngắn mối quan hệ của hai nước trong năm 2023 Chính vì vậy, nhóm tác giả mongmuốn nghiên cứu sâu hơn về sự hàn gắn mối quan hệ Nhật Hàn trong năm 2023
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu muốn làm rõ quá trình hàn gắncủa hai nước là Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2023 do cuộc cạnh tranh MỹTrung tác động Trên cơ sở đó, đánh giá tác động của sự hàn gắn mối quan hệ giữaNhật Bản và Hàn Quốc đến tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á
4
Trang 103.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ thực hiện những nhiệm
vụ cơ bản như sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn: Lý thuyết “Cân bằng quyền lực” vàthực tiễn áp dụng lý thuyết này đối với quan hệ hai nước Nhật Bản – Hàn Quốc.Hai là, phân tích cuộc cạnh tranh của hai nước lớn là Mỹ - Trung Quốc trêncác phương diện: kinh tế, công nghệ, an ninh – quốc phòng và hợp tác đa phương
và đánh giá cuộc cạnh tranh có tác động như thế nào đến việc thúc đẩy quá trìnhhàn gắn mối quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc
Ba là, đưa ra nhận định và đánh giá về tác động của sự hàn gắn mối quan hệNhật Bản và Hàn Quốc đến tình hình an ninh của hai nước và tình hình an ninhchung của khu vực Đông Bắc Á trên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh Mỹ Trung đến quá trình hàn gắn quan hệ của Nhật Bản – Hàn Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Để nghiên cứu đề tài này, nhóm đã vận dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính: phương pháp lịch sử, phươngpháp logic và phương pháp phân tích chính sách
Đây là một bài nghiên cứu về lịch sử quan hệ hai nước trên phương diện vềkinh tế, chính trị cho nên phương pháp lịch sử và logic đóng vai trò chủ đạo Trongđó:
Phương pháp lịch sử: Nhóm nghiên cứu đã đọc và tham khảo các sách, bàinghiên cứu khoa học về vấn đề này thông qua các nguồn như Tạp chí nghiên cứuĐông Bắc Á, tạp chí Cộng Sản, web nghiên cứu quốc tế, nhằm tái hiện tiến trình
Trang 11quan hệ chính trị, kinh tế hết sức đa dạng và phức tạp của Nhật Bản và Hàn Quốc.Đồng thời, sử dụng phương pháp logic để khái quát được những thành tựu, hạn chế,đặc điểm, bản chất của quan hệ giữa hai quốc gia này.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích chính sách, trong đó có
kỹ thuật phỏng vấn Thông qua việc phỏng vấn chuyên gia là tiến sĩ Nguyễn HoàngNhư Thanh, nhóm đã có cách nhìn nhận và đánh giá về đề tài một cách toàn diện vàxác thực hơn
1.1.1 Lý thuyết về “cân bằng quyền lực”
“Cân bằng quyền lực” là một trong những thuật ngữ lâu đời nhất của trườngphái hiện thực trong quan hệ quốc tế Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đếnviệc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia, đồng thời cũng giải thíchnguyên nhân dẫn đến sự thiết lập những trật tự thế giới mới 1
Việc duy trì trạng thái cân bằng quyền lực đồng nghĩa với việc gia tăng quyềnlợi của các cường quốc, và những quốc gia nhỏ bé Nhìn chung mọi hệ thống cânbằng quyền lực trong lịch sử đều có những điều kiện chung gắn liền với những giảđịnh của lý thuyết chủ nghĩa hiện thực Thứ nhất, các quốc gia có chủ quyền nhưngtồn tại trong một thế giới vô chính phủ, không có một chính phủ toàn cầu hợp phápbao trùm giúp điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau Thứ hai, các quốc gialiên tục cạnh tranh với nhau nhằm giành giật các nguồn tài nguyên khan hiếm, bảo
vệ lợi ích quốc gia và khuếch tán các giá trị vốn thường mâu thuẫn nhau của mình
1 Lục Minh Tuấn, “Cân bằng quyền lực (Balance of power)” , Nghiên cứu Quốc tế, 24/12/2014,
https://nghiencuuquocte.org/2014/12/24/can-bang-quyen-luc/
6
Trang 12Thứ ba, giữa các quốc gia trong hệ thống có sự chênh lệch nhau về địa vị, mức độgiàu có và sức mạnh 2
Theo lý thuyết “cân bằng quyền lực”, khi một quốc gia hoặc một nhóm cácquốc gia mạnh mẽ hơn so với các quốc gia khác, sẽ xuất hiện sự phân chia và hìnhthành liên minh để chống lại sức mạnh đó Nguyên tắc chính là không để cho bất kỳquốc gia nào trở nên quá mạnh, nhằm tránh tình trạng áp đảo và sự chi phối của mộtquốc gia lên toàn bộ hệ thống 3
Lý thuyết “cân bằng quyền lực” đã được áp dụng và giải thích nhiều hiệntượng trong lịch sử quốc tế, từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại Nó cũng tạo nền tảng chocác chiến lược ngoại giao và chính sách an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phản đối rằng lý thuyết này có thể gây ra sự căngthẳng và xung đột trong hệ thống quốc tế, khi các quốc gia cố gắng giữ cân bằngquyền lực bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự hoặc hình thành liên minhchống lại nhau Đồng thời, trong thế giới đa phương hóa ngày nay, một số học giảcho rằng sự cân bằng này không còn phản ánh đúng tình hình thực tế, khi các yếu tốkinh tế, xã hội, và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình khu vực
“Mối đe dọa từ Trung Quốc” được đặt ra trong tình trạng tiến thoái lưỡng nancủa Nhật Bản, Hàn Quốc khi Trung Quốc là một trong những đối tác, thị trường rấtquan trọng đối với nền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc 4
Tính đến tháng 6/2023 Hàn Quốc đã chứng kiến chuỗi thâm hụt về thươngmại, kinh tế với Trung Quốc lần đầu tiên trong năm 2023, đánh dấu một bướcchuyển lịch sử đáng báo động trong quan hệ Hàn - Trung kể từ khi 2 nước thiết lậpquan hệ ngoại giao cách đây 31 năm Mối bất hòa ngày càng căng thẳng xảy ra khiBắc Kinh đang tập trung vào sản xuất tự túc nhằm cắt giảm nhập khẩu từ phía HànQuốc Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công ty Hàn Quốc chuyển chuỗi cung ứngdần dần tách ra khỏi thị trường Trung Quốc Sự cạnh tranh thương mại gay gắt giữa
2 Lục Minh Tuấn, “Cân bằng quyền lực (Balance of power)” , Nghiên cứu Quốc tế, 24/12/2014,
Trang 13https://vtc.vn/bo-ba-dong-a-bat-hoa-nhat-han-tim-cach-giam-phu-thuoc-nguon-cung-tu-trung-quoc-Mỹ - Trung Quốc cũng là nhân tố quan trọng trong việc tiếp tục định hình các độnglực địa chính trị ở Đông Bắc Á
Tuy nhiên các liên kết thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc với hai đồngminh của Mỹ đã bắt đầu chuyển qua giai đoạn chuyển đổi từ rất lâu trước khi xảy raxích mích gia tăng trong những năm gần đây Theo các chuyên gia cho biết khoảngcách ngày càng lớn về sức mạnh kinh tế và bối cảnh công nghiệp hóa đang thay đổi
là một trong những yếu tố lớn nhất cho sự bất hòa ngày càng gia tăng giữa Bộ baĐông Á Song với đó, các mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng khi mà TrungQuốc tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và thách thức vị thế Nhật Bản - HànQuốc
Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại họcNam Kinh (Trung Quốc), cho biết việc Trung Quốc nâng cấp lĩnh vực công nghệcao đã khiến thị phần và lợi nhuận của nước này đối với các sản phẩm của Nhật Bản
và Hàn Quốc bắt đầu giảm Ông nhấn mạnh đây là một trong những yếu tố chínhkhiến quan hệ của Trung Quốc với cả hai nước này bước vào “giai đoạn căng thẳngmới” Ngoài ra, theo ông Zhu, "sự đàn áp toàn diện" của Mỹ đối với Trung Quốc đãkhiến Tokyo và Seoul không có nhiều thời gian để cân bằng các mối quan hệ kinh
tế và ngoại giao với Washington và Bắc Kinh 5
1.2.2 Tình hình Hàn Quốc
Những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc – Hàn Quốc cũng trở nên rõ rànghơn trong lĩnh vực thương mại với việc Bắc Kinh hiện là nguồn thâm hụt thươngmại lớn nhất đối với Hàn Quốc Theo dữ liệu chính thức của Hàn Quốc, nước này
đã ghi nhận mức thặng dư thương mại tụt đáng báo động vào tháng 6/2023, đánhdấu tháng thâm hụt thứ 9 liên tiếp với Trung Quốc Bên cạnh đó, mức gia tăng đáng
kể trong nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc bao gồm sợi, máy móc, máy tính,pin ô tô và thậm chí cả chất bán dẫn - những lĩnh vực mà Hàn Quốc từ lâu đã có lợithế - đang khiến vị thế của Seoul trên thị trường thương mại bị đe doạ Các sảnphẩm của Hàn Quốc cũng tiếp tục mất vị thế trên toàn cầu trước các sản phẩm thaythế do Trung Quốc sản xuất.6
5
Phương Thảo, “Bộ ba Đông Á bất hòa, Nhật - Hàn tìm cách giảm phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc” , VTC, 10/8/2023,
ar811376.html
https://vtc.vn/bo-ba-dong-a-bat-hoa-nhat-han-tim-cach-giam-phu-thuoc-nguon-cung-tu-trung-quoc-6 Phương Thảo, “Bộ ba Đông Á bất hòa, Nhật - Hàn tìm cách giảm phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc” , VTC, 10/8/2023,
8
Trang 14Trước mối đe dọa bị bỏ xa trong cuộc đua kinh tế, Tổng thống Hàn QuốcYoon Suk-yeol đang dẫn đầu nỗ lực đa dạng hóa thương mại của Hàn Quốc khỏiTrung Quốc và xây dựng “các liên minh chuỗi cung ứng”, đặc biệt là liên quan đếnchip bán dẫn tiên tiến Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington vào tháng
4, ông Yoon cho biết Seoul sẽ tăng cường hơn nữa liên kết kinh tế với Mỹ theo Đạoluật CHIPS và Khoa học cùng với Đạo luật Giảm lạm phát Bên cạnh đó, Hàn Quốc
và Nhật Bản cũng là thành viên của Sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) do Mỹ lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp táckinh tế giữa Washington và các đối tác trong khu vực
-1.2.3 Tình hình Nhật Bản
Xả thải nước hạt nhân có lẽ là sự kiện quan trọng, đang chú ý nhất trong năm
2023 tại Nhật Bản Việc xả thải bắt đầu được tiến hành từ ngày 24/8, dưới sự giámsát của Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).Ngay sau khi tiến hành xả thải đợt 1, Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) đã phốihợp với Bộ Môi trường, Cơ quan Thủy sản Nhật Bản và chính quyền tỉnhFukushima triển khai công tác phân tích và đánh giá nồng độ triti trong môi trườngxung quanh nhà máy điện hạt nhân Kết quả lấy mẫu và phân tích nước biển gầnnhà máy cho thấy nồng độ triti ở dưới mức giới hạn do Nhật Bản quy định Tậpđoàn điện lực Tokyo (TECPO) đã quyết định tiến hành 4 đợt xả thải trong năm tàichính hiện tại (đến hết tháng 3/2024), với tổng khối lượng nước xả khoảng 31.200tấn IAEA sẽ tiếp tục giám sát cho đến khi lượng nước thải cuối cùng từ nhà máyFukushima xả ra biển 7
Tuy nhiên, việc xả thải nước phóng xạ đã qua xử lý nói trên được triển khaibất chấp những lo ngại của ngư dân địa phương và sự phản đối từ Trung Quốc Từngày 24/8, Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã thông báo về quyết định đình chỉ nhậpkhẩu các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc từ Nhật Bản Trước đó từ tháng7/2023, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu thực phẩm, đặc biệt là hải sản, từ 10/47tỉnh của Nhật Bản Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến đến kinh tế Nhật Bảncũng như mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc
ar811376.html
https://vtc.vn/bo-ba-dong-a-bat-hoa-nhat-han-tim-cach-giam-phu-thuoc-nguon-cung-tu-trung-quoc-7 Nguyễn Hà, 11/09/2023, “Nhật Bản: Hoàn thành đợt xả thải đầu tiên từ nhà máy Fukushima ra biển”, báo VIETNAMPLUS,
post893727.vnp
Trang 15https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-hoan-thanh-dot-xa-thai-dau-tien-tu-nha-may-fukushima-ra-bien-1.2.4 Thực tiễn sự hàn gắn quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2023
Có thể nói, năm 2023 là năm đánh dấu cánh cửa hợp tác kinh tế mở rộng giữaNhật Bản và Hàn Quốc Trong các cuộc đối thoại an ninh kinh tế khi sau khi nối lạingoại giao con thoi, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tập trung thảo luận vấn đề về chuỗicung ứng liên quan đến chất bán dẫn, xe điện và pin, cũng như phản ứng chungnhằm đối phó với các áp lực kinh tế Trên cơ sở đó, hai bên đã quyết định tăngcường hợp tác giữa các nhà sản xuất chất bán dẫn Hàn Quốc và doanh nghiệp củaNhật Bản, xây dựng cơ sở sản xuất để đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhưmới đây, tập đoàn Samsung đã có kế hoạch xây dựng nhà máy và cơ sở nghiên cứuchip bán dẫn mới tại Nhật Bản.8
Ngoài hai cuộc hội nghị thượng đỉnh lần lượt diễn ra vào tháng 3 và tháng 5năm 2023, lãnh đạo hai nước Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướngNhật Bản Fumio Kishida ngày 16/11 đã có buổi gặp mặt tại San Francisco (Mỹ)nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái BìnhDương (APEC) 2023 Hai bên đã có những chia sẻ và cam kết sẽ tăng cường hợp9tác chặt chẽ trên từng lĩnh vực khác nhau, bao gồm chính trị, đảm bảo an ninh, kinh
tế và văn hóa
Với những dấu hiệu “tan băng” tích cực trong quan hệ hai nước Nhật Bản vàHàn Quốc, quan hệ song phương của hai nước đang ấm dần lên và trở lại đúnghướng
Tiểu kết chương 1
Mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc là mối quan hệ đã có nềntảng lâu đời, nhưng chịu chi phối của rất nhiều các nhân tố từ cả bên trong lẫn bênngoài cũng như nhiều mối quan hệ song phương khác Lý thuyết “Cân bằng quyềnlực” có ảnh hưởng rõ nét nhất, tác động tới sự điều chỉnh chính sách và thiện chíhợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản Việc duy trì trạng thái cân bằng quyền lựcđồng nghĩa với việc gia tăng quyền lợi của các nước nhỏ hơn trong cân bằng cácnước lớn Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc đã dần thay thế vị trí của Hàn Quốc
và Nhật bản trên thị trường quốc tế, dẫn tới việc hai nước đã gặp phải rất nhiều áplực về kinh tế, Hàn Quốc đã thâm hụt kinh tế 9 tháng liên tiếp ở Trung Quốc Vàonăm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế số 2 thế giới
8 VTV, “Hợp tác kinh tế rộng mở giữa Nhật Bản và Hàn Quốc” , VTV, 29/06/2023,
https://vtv.vn/the-gioi/hop-tac-kinh-te-rong-mo-giua-nhat-ban-va-han-quoc-2023062822473029.htm
9 Ngọc Ánh, 17/11/2023,“APEC 2023: Hàn Quốc, Nhật Bản hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác song phương”, Thông tấn xã Việt Nam
phuong-20231117063849234.htm
https://baotintuc.vn/the-gioi/apec-2023-han-quoc-nhat-ban-huong-toi-muc-tieu-tang-cuong-hop-tac-song-10
Trang 16Bởi vậy, sau khi Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập mối quan hệ ngoại giao con thoi,hai nước đã tập trung thảo luận vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến chất bándẫn, xe điện và pin, cũng như phản ứng chung nhằm đối phó với các áp lực kinh tế.Ngoài ra, hai nước cùng lấy hệ thống thị trường và thương mại tự do làm trọng tâmtrong quản lý kinh tế của mình, nên có nhiều lĩnh vực mà chính phủ hai nước và khuvực tư nhân cùng hợp tác Cho nên, việc Nhật Bản và Hàn Quốc hằn gắn mối quan
hệ để cân bằng với Trung Quốc là điều dễ hiểu
CHƯƠNG 2 : NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG SỰ HÀN GẮN MỐI QUAN HỆ CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC
2.1 Cạnh tranh Mỹ - Trung
2.1.1 Cơ sở của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang thách thức vị thế chủ đạo của
Mỹ Sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc là hiện thân của một thay đổi cấu trúc
đe dọa thế lực của Hoa Kỳ Lối suy xét thường có hiện nay cho rằng Trung Quốc,vốn thực thi quyền lực đang tăng lên của mình, sẽ va chạm mạnh với thế lực củaHoa Kỳ, và do đó có nguy cơ cao tạo ra xung đột Như vậy, chúng ta có thể lí giải10nguyên nhân Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở cấp độ hệ thống như sau: với sức mạnhtổng hợp quốc gia gia tăng, Trung Quốc mong muốn thay đổi cấu trúc quyền lựccủa hệ thống quốc tế để xác lập địa vị cao hơn, thậm chí trở thành bá quyền Những
sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc bị đặt ở thế khógiải quyết trong ngắn hạn, khiến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càngdiễn ra sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.11
2.1.2 Về phương diện kinh tế - công nghệ
Về cuộc cạnh tranh thương mại: Sự phát triển ổn định của nền kinh tế chính là
sự đảm bảo và tạo thuận lợi cho tiềm lực quốc phòng và quân sự Nền kinh tế TrungQuốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với Mỹ.Bởi vậy, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau về sức mạnh kinh tế ngàycàng gay gắt hơn
10 Lê Hồng Diệp, Trần Quốc Nam, “ Tránh bẫy “Thucydides: Không chỉ là của Trung Quốc” , Nghiên cứu quốc tế, 21/05/2016,
https://nghiencuuquocte.org/2016/05/21/tranh-bay-thucydides-trung-quoc/
11 Nguyễn Ngọc Anh, “Chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ và tác động của nó đến quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ cấp độ hệ thống”, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019)