1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vi phạm pháp luật là gì làm thế nào để giảm bớt các vi phạm pháp luật

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vi phạm pháp luật là gì làm thế nào để giảm bớt các vi phạm pháp luật
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Hưng, Nguyễn Anh Thư, Vũ Phương Linh, Trần Vũ Khánh Linh, Trần Ngọc Thảo Lam
Người hướng dẫn Nguyễn Anh Đức
Trường học Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiệ

Trang 1

BÁO CÁO

Vi phạm pháp luật là gì?

Làm thế nào để giảm bớt các vi phạm pháp luật?

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Đức

Môn: Pháp luật đại cương Nhóm 4 - Lớp: PLĐC.3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

1 Nguyễn Ngọc Bảo Hưng – QHQT49C11217

2 Nguyễn Anh Thư – QHQT49C11433

3 Vũ Phương Linh – QHQT49C11268

4 Trần Vũ Khánh Linh – QHQT49C11266

5 Trần Ngọc Thảo Lam – QHQT49C11246

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT 3

II CÁC DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT 3

1 Là hành vi nguy hiểm cho xã hội 3

2 Trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ 3

3 Có lỗi của chủ thể 3

4 Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý 3

III CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT 4

1 Mặt khách quan: 4

2 Mặt chủ quan: 4

IV PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT 5

1 LUẬT HÌNH SỰ 5

2 LUẬT HÀNH CHÍNH 7

3 LUẬT DÂN SỰ 8

4 KỶ LUẬT: 10

V Các biện pháp để giảm thiểu VPPL 11

1.Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phát hiện và đấu tranh phòng, chống VPPL 11

2.Trách nhiệm của trường học, học sinh, sinh viên trong việc phát hiện và đấu tranh phòng, chống VPPL 15 3.Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát hiện và đấu tranh phòng, chống VPPL.17

Trang 3

I KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

I CÁC DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT

1 Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Khi xác định một vi phạm pháp luật thì hành vi nguy hiểm cho xã hội là không thể thiếu được Không có hành vi nguy hiểm của con người thì không thể có vi phạm pháp luật Hành vi đó có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật

2 Trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó còn phải trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

Do vậy, những hành vi hợp pháp hay trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với tập quán, đạo đức và các tín điều tôn giáo nhưng không trái các quy định pháp luật thì không bị xem

là vi phạm pháp luật

Đây là một đặc tính không thể thiếu của hành vi vi phạm pháp luật

3 Có lỗi của chủ thể

Dấu hiệu trái pháp luật chỉ là dấu hiệu bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi mà ở đây mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi

Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật

Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức hành vi của mình thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật

4 Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định Thông thường nhà nước chỉ quy định những người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình

Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý đối với những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và tự do ý chí Đối với trẻ em ít tuổi chưa nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và tâm sinh lý thì nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi chúng gây ra cho xã hội Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý được quy định khác nhau trong các lĩnh vực và từng loại quan hệ xã hội khác nhau

Trang 4

Đối với những người do mất năng lực nhận thức hoặc khả năng lựa chọn, điều khiển hành

vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi thì họ cũng không có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật

II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT

1 Mặt khách quan:

Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố sau:

a Hành vi trái pháp luật: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi trái với các quy định của pháp luật, gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội

a Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người, tài sản hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội

a Mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi-hậu quả của vi phạm pháp luật: là mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau Hành vi đã chứa đựng nguyên nhân gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả, nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác

a Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm: là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật

a Địa điểm vi phạm pháp luật: là nơi xảy ra vi phạm pháp luật

a Phương tiện vi phạm pháp luật: là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật, thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng trường hợp vi phạm Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định

2 Mặt chủ quan:

Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật

a) Lỗi: Là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp

+ Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra

Trang 5

+ Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn, song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả; và vô ý vì quá tự tin

+ Vô ý vì cẩu thả: Là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này

+ Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội

b) Động cơ vi phạm pháp luật: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật

c) Mục đích vi phạm pháp luật: Là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật:

Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật

Khách thể của vi phạm pháp luật:

Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới

III PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT

1 LUẬT HÌNH SỰ

Khái niệm: Luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các

quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã

hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt có thể áp

dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó

Ở Việt Nam, Bộ luật hình sự Việt Nam là nguồn của ngành luật hình sự và

do Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội ban hành

Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh (quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà

nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra), phương pháp điều chỉnh

riêng, đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt, có

những nhiệm vụ riêng và được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ

bản: nguyên tắc hành vi, nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá TNHS

Trang 6

Bộ luật hình sự được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của Việt Nam, những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ nhiều quốc gia trên thế giới

Các tội phạm

Trong đó, vi phạm pháp luật hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý )

Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:

- Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

- Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; (Ảnh:

- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức

- Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…

Các loại tội phạm:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong

Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn

mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tô li ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoă lc phạt tù đến 03 năm;

2 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn

mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên

15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Một số các loại tội phạm được quy định trong BLHS

1 Tội phạm chống Nhà nước: Bao gồm các hành vi như lật đổ chính phủ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, và tạo điều kiện cho kẻ khủng bố hoạt động

Trang 7

2 Tội phạm đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước: Bao gồm các hành vi như nhiễu loạn, phá hoại hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tham nhũng, và lạm quyền

3 Tội phạm chống lại con người: Bao gồm các hành vi như giết người, cố ý gây thương tích, bạo hành, và xâm hại tình dục

4 Tội phạm tài chính và kinh tế: Bao gồm các hành vi như trộm cắp, cướp, lừa đảo, tham ô, rửa tiền, và gian lận tài chính

5 Tội phạm về ma túy: Bao gồm các hành vi như sản xuất, vận chuyển, buôn bán, và sử dụng trái phép các chất ma túy

6 Tội phạm về môi trường: Bao gồm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, săn bắn và săn bắn trái phép các loài động và thực vật quý hiếm

7 Tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin: Bao gồm các hành vi tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến, và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

8 Tội phạm về trật tự xã hội: Bao gồm các hành vi như tụ tập bất hợp pháp, gây rối, hoặc vi phạm an ninh trật tự công cộng

9 Tội phạm về vũ khí và nổ: Bao gồm các hành vi như sở hữu, sản xuất, và sử dụng trái phép vũ khí và nổ

10 Tội phạm về hòa bình và an ninh quốc tế: Bao gồm các hành vi như tấn công, tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược, và các tội phạm liên quan đến tội ác chiến tranh

2 LUẬT HÀNH CHÍNH

Khái niệm:

Luật hành chính là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp

hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát) – Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Vi phạm hành chính:

- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

Trang 8

- Chủ thể vi phạm hành chính: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật

- Các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: An ninh trật tự, an toàn xã hội; trật tự, an toàn giao thông; y tế; tài chính; ngân hàng…

Một số hành vi vi phạm pháp luật hành chính phổ biến:

- Giao thông và vận tải: Gồm việc vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không tuân thủ biển báo giao thông, và không có giấy phép lái xe

- Quản lý đất đai và xây dựng: Bao gồm xây dựng trái phép, vi phạm quy định về quy hoạch đô thị, vi phạm quyền sở hữu đất đai, và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng

- Bảo vệ môi trường: Bao gồm xả thải trái phép, vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và không thực hiện quy tắc về xử lý và tái sử dụng chất thải

- Kinh doanh và thuế: Bao gồm việc vi phạm quy định về thuế, trốn thuế, gian lận thương mại, và vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh

- An ninh xã hội: Bao gồm các hành vi như lừa đảo, gian lận, đánh ghen, bạo hành gia đình, và vi phạm quy định về trật tự xã hội

- Quản lý lao động và việc làm: Bao gồm vi phạm quy định về luật lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động, và quản lý cơ hội việc làm

- Hành vi vi phạm quy tắc an toàn và vệ sinh: Bao gồm việc không tuân thủ các quy tắc an toàn lao động, việc không đảm bảo an toàn trong việc sử dụng các thiết bị, và không tuân thủ quy tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm

3 LUẬT DÂN SỰ

Khái niệm: Luật Dân sự là một Ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó

Đối tượng điều chỉnh:

- Quan hệ tài sản: là các quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định như vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản

- Quan hệ nhân thân: là các quan hệ giữa người với người phát sinh từ một giá trị tinh thần gắn liền với một chủ thể và không thể chuyển giao

Vi phạm pháp luật Dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực

trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản

Các hành vi:

Trang 9

- Vi phạm nguyên tắc, điều cấm của Bộ luật Dân sự;

- Vi phạm nghĩa vụ dân sự;

- Vi phạm hợp đồng dân sự;

- Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;

- Vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức…

Ví dụ:

- Công ty A ký kết hợp đồng mua bán với công ty B hàng hóa là 2 tấn bột mì Theo thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 24/8/2022 Tuy nhiên, đến ngày giao hàng

mà A đã mang thiếu số lượng hàng hóa theo thỏa thuận, điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bên B

Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm vi phạm dân sự (trách nhiệm dân sự) là một loại trách

nhiệm pháp lý được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự

Hai trường hợp của trách nhiệm dân sự:

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa

vụ quân sự

Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ

quân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Phạt vi phạm

Cá nhân gồm:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự bồi thường

Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ, nếu tài sản của cha mẹ không đủ bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì bồi thường bằng tài sản của mình; nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần tài sản còn thiếu

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường (nếu có người giám hộ), nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì lấy tài sản của người giám hộ bồi thường; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

Trang 10

Đối với tổ chức, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao theo quy định của pháp luật

4 KỶ LUẬT:

Khái niệm: là những quy tắc được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật, đạo đức xã

hội, do cơ quan, tổ chức đặt ra tạo khuôn khổ ứng xử chung trong một tập thể để duy trì

sự ổn định, trật tự nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quản lý, công tác, lao động, rèn luyện

Vi phạm Kỷ luật:Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó Tội phạm: Hành vi trái quy chế, quy định nội bộ cơ quan, tổ chức (vi phạm kỷ luật lao

động, học tập, công tác)

Xử lí kỉ luật

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị

xử lý kỷ luật là thành viên

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản

Ví dụ :

Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng

đến 17 giờ chiều Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật

Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động

- Đang bị tạm giữ, tạm giam

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w