1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế đối ngoại chính sách thu hút kiều hối của trung quốc và học kinh nghiệm cho việt nam

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách thu hút kiều hối của Trung Quốc và học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả Đoan Tảo Vy, Thu H
Trường học Học viện Ngoại giao Việt Nam, Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
Thể loại Luận văn kết thúc học phần
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

MỤC L C ỤMỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tàiMục đích và nhiệm vụ nghiên cứuĐối tượng và phạm vi nghiên cứuCơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuÝ nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tàiKết cấ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

Ế ĐỐI NGOẠI

Ủ ĐỀ: Chính sách thu hút kiều hối của Trung Quốc và

học kinh nghiệm cho Việt Na

Đoan T ảo Vy

ớp

ỘI

Trang 2

MỤC L C Ụ

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết cấu của đề tài

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn

Khái niệm về kiều hối

Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối

Vai trò của kiều hối

Chương 2: Tổng quan về kiều hối của Trung Quốc trong những năm qua

Tổng quan

Sự phân phối lượng kiều hối nội địa

Những dòng kiều hối đã được sử dụng vào nhiều lĩnh vực ở Trung Quốc

Chương 3: Chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của Trung Quốc

Chính sách ưu đãi đối với Hoa kiều thông qua chiến dịch mời gọi Hoa Kiều về nước

Nỗ lực trong việc cải cách các chính sách tài chính thương mại

Áp dụng chế độ thẻ xanh

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Chương 4: Vài nét về kiều hối của Việt Nam và một số kinh nghiệm có thể vận dụng từ thực tiễn Trung Quốc

Tổng quan về kiều hối của Việt Nam

Bài học kinh nghiệm về thu hút và sử dụng kiều hối có hiệu quả cho Việt Nam KẾT LUẬN

THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay ở Việt Nam, trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, trong khi vốn ưu đãi nước ngoài ngày càng giảm dần, nguồn kiều hối từ kiều bào

ở nước ngoài đóng vai trò ngày càng quan trọng Vấn đề cần thiết đặt ra là cần một

oàn diện và thông thoáng hơn để thu hút nguồn lực kiều hối, cũng như hướng dòng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thông qua tiểu luận, tác giả nghiên cứu chính sách kiều hối của Trung Quốc quốc gia hiện đang đứng thứ ba trên thế giới về tiếp nhận các dòng kiều hối, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo với Việt Nam

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có mục đích phân tích tổng quan về tình hình nguồn kiều hối chảy về Trung Quốc, chính sách ưu đãi, thu hút kiều hối của Trung Quốc Từ đó, đề tài

có nhiệm vụ rút ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thu hút kiều hối của Trung Quốc

Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi ra đời của các chính sách

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên các cơ sở chính sách của đối tượng nghiên cứu, với các phương pháp như so sánh, phân tích case study, tổng hợp, khái quát

và hệ thống hóa

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trước hết, về ý nghĩa lý luận, đề tài sẽ giúp giải quyết vấn đề lý luận của kiều hối và vai trò của kiều hối Còn xét về góc độ thực tiễn thì đề tài thực sự có

Trang 4

ý nghĩa trong việc phân tích những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế hội từ những chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của Trung Quốc Từ đó, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam

Kết cấu của đề tài

Đề tài sẽ tập trung phân tích nội dung trong 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Tổng quan về kiều hối của Trung Quốc trong những năm quaChương 3: Chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của Trung QuốcChương 4: Vài nét về kiều hối của Việt Nam và một số kinh nghiệm có thể vận dụng từ thực tiễn rung Quốc

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn

Khái niệm về kiều hối

Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế Đối với các nước, nhất là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối

Có thể nói những người sống ở nước ngoài sẽ thường quan tâm đến cuộc sống của người thân tại quê nhà Do đó thì họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản tiền gửi về Khoản tiền đó có thể được sử dụng để trả nợ, nâng cao đời sống của các thành viên trong gia đình thân nhân có người ở nước ngoài.Ngoài ra thì kiều hối cũng là một khoản tiền đầu tư nếu người ở nước ngoài thành công, có của ăn của để Kiều hối hiện tại là một hình thức giúp những người

ở nước ngoài tham gia vào những cách sinh lời như các sản phẩm tài chính, công nghệ, hay bất động sản ở quê nhà

Trang 6

Mở rộng hơn thì hoạt động kiều hối cũng là phương thức để nhằm bảo toàn vốn, giảm thiểu các rủi ro tại thị trường tài chính nước ngoài như khủng hoảng về chính trị hay kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vai trò của kiều hối

Kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới Đặc biệt

là các nước đang phát triển Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng Trong những năm gần đây, dòng kiều hối vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP, góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối

Kiều hối là tiền ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, đối với những loại tài chính khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và tiền viện trợ Kiều hối giúp cân bằng cán cân thương mại, tăng trưởng ngoại tệ dự trữ,

và giúp cải thiện đời sống của người nhận Cụ thể, có thể kể ra như sau:Thứ nhất, kiều hối có vai trò tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế đất nước, giúp giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán Và, từ đó chúng làm cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá,…

Thứ hai, kiều hối có tác dụng cân bằng vãng lai, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và làm giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài Trong đó, cũng có giảm thiểu sức ép tỷ giá của đồng đô la Mỹ

Thứ ba, kiều hối phát triển giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân bằng cách đầu tư, kinh doanh của việt kiều Đồng thời, chúng góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục, ổn định đời sống người dân Dòng kiều hối còn có tác dụng gián tiếp xóa giảm đói nghèo thông qua việc phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, là hai kênh quan trọng thoát nghèo Nghiên cứu

Trang 7

của Taylor và các cộng sự (2005) cho vùng nông thôn của Mexico với dữ liệu được khảo sát năm 2002 cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và khoảng cách đói nghèo là ngược chiều trong dài hạn Trong dài hạn, kiều hối là dòng vốn giúp tích lũy các tài sản sinh lời, làm tăng sức sản xuất trong nông nghiệp, giảm đói nghèo.

Chương 2: Tổng quan về kiều hối của Trung Quốc trong những năm qua

Tổng quan

Hiện nay, cùng với sự hồi hương đông đảo của lực lượng Hoa Kiều khắp thế giới cũng như sự gia tăng mạnh mẽ luồng đầu tư trực tiếp của Hoa Kiều về nước, kiều hối của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, hàng năm lượng kiều hối đổ về Trung Quốc là rất lớn, chiếm khoảng 14% 20% GDP của Trung Quốc Lượng kiều hối gửi về nước này đã tăng mạnh qua các năm

Năm 2022, lượng kiều hối đổ về Trung Quốc đạt 51 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ, Mexico iều hối gửi về Trung Quốc trong năm 2022 giảm gần 4%, xuống còn 51 tỉ đô la Mỹ do người lao động nước này bị hạn chế đi ra nước ngoài trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt các hạn chế biên giới để kiểm soát đại dịch COVID 19 Tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng

và y tế của các nền kinh tế có thu nhập cao và giá dầu cao hơn vốn đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia vùng Vịnh đã thúc đẩy nhu cầu về lao động trong năm 2022, qua đó làm gia tăng nguồn kiều hối đổ về khu vực ĐôThái Bình Dương Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của kiều hối như là một

“cứu cánh quan trọng” cho các quốc gia để bổ sung vào nguồn ngân sách hạn chế trong nước, góp phần duy trì nền kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội

Trang 8

Biểu đồ thể hiện những những quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, năm 2022

Kiều hối là một đặc điểm không thể thiếu của quá trình di cư nội bộ ở Trung Quốc Theo một báo cáo do Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo công bố, nămnhững người di cư từ nông thôn Trung Quốc đã gửi gần 30 tỷ đô la Mỹ về quê hương cho gia đình họ Ý nghĩa của kiều hối trong nước càng trở nên rõ rệt hơn khi tính đến số lượng lớn người nhận kiều hối Do khoảng cách di chuyển ngắn hơn, chi phí gia nhập thị trường lao động thấp hơn và số lượng người di cư trong nước lớn hơn so với người di cư quốc tế, kiều hối trong nước có thể mang lại lợi ích cho người nghèo nhiều hơn so với chuyển tiền quốc tế Rõ ràng, trong trường hợp của Trung Quốc, kiều hối đã cải thiện đáng kể thu nhập của người dân nông

Trang 9

Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của Hoa Kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư và lấy chính Hoa Kiều làm cầu nối để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường quốc tế Những năm qua, Trung Quốc đã tiếp đãi trọng thể các học giả là người gốc Hoa

và xây dựng hơn 70 trung tâm cho họ làm việc Các học giả này khi quay lại Trung Quốc, có thể được miễn thuế thu nhập, có điều kiện làm việc thuận lợi, được cấp vốn vay và có thể tư vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương

Số liệu cho thấy mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia có lượng kiều hối chuyển về Trung Quốc lớn nhất (hơn 16 tỉ USD), song Châu Á với các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Công, Macao, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, lại là châu lục rót kiều hối vào Trung Quốc nhiều nhất Có 2 nguồn chính chuyển kiều hối về Trung Quốc đại lục Thứ nhất, từ lực lượng hoa kiều đông đảo ở khắp nơi trên thế giới, trong đó ở Bắc Mỹ là lớn nhất; và thứ hai, từ những khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước, trong đó nhiều nhất ở EU và một số nước Châu Á

Sự phân phối lượng kiều hối nội địa

Người di cư ở Trung Quốc di chuyển cả trong và ngoài ranh giới các tỉnh

Di cư nội tỉnh chiếm 50% di cư lao động (China Daily, ngày 15 tháng 5 năm 2004) Phần lớn người di cư trong tỉnh di chuyển từ nông thôn ra thành thị ở các tỉnh phía đông, nơi họ có thể kiếm được số tiền đáng kể để gửi về quê hương của

họ Nông dân ở các tỉnh nội địa nghèo hơn cũng di cư đến các thành phố lân cận Nhưng những điểm đến này mang lại ít cơ hội kiếm tiền hơn và thu nhập thấp hơn so với vùng ven biển nên chỉ thu hút dưới 30% người di cư từ các tỉnh nội địa Đại đa số nông dân từ các tỉnh nội địa đông dân cư thích thay vì di cư đến các tỉnh phía đông (Cai, 2005) Do đó, không ngạc nhiên, các tỉnh nội địa này nhận được lượng kiều hối lớn nhất Năm 2000, Tứ Xuyên Kiều hối của tỉnh đạt

202 tỷ nhân dân tệ, tương đương với tổng thu ngân sách của tỉnh Cùng năm đó,

Trang 10

lượng kiều hối của tỉnh An Huy đạt 174,3 tỷ nhân dân tệ, vượt tổng doanh thu tài chính của nó là 43 tỷ nhân dân tệ (Wang, 2003: 3)

Những dòng kiều hối đã được sử dụng vào nhiều lĩnh vực ở Trung Quốc

Rất nhiều dữ liệu dựa trên các cuộc phỏng vấn với người dân nông thôn ở Trung Quốc về việc sử dụng tiền gửi, quan sát thực địa và các hồ sơ khác đã cho phép các học giả xác định rằng cả ở Trung Quốc và các nước đang phát triển khác rằng: Chỉ một phần nhỏ tiền được phân bổ cho đầu tư sản xuất (p

investement); trong khi, phần lớn được sử dụng cho đầu tư tiêu dùng

Zhan, 2005b; Murphy, 2002) Ở đây đầu tư sản xuất đề cập đến đầu tư vào các hoạt động làm tăng khả năng kiếm tiền của hộ gia đình Đầu tư tiêu dùng đề cập đến hàng hóa và dịch vụ cải thiện ngay lập tức phúc lợi của các thành viên trong gia đình

Đầu tư sản xuất:

Nông nghiệp

Đầu tư trực tiếp kiều hối vào nông nghiệp chỉ là một cách tiềm năng mà các quỹ kiều hối có thể hỗ trợ sản xuất Một cách khác là kiều hối có thể giúp giảm bớt những khó khăn về vốn và cung cấp sự an toàn trong các lĩnh vực nông nghiệp đầy rủi ro, nơi thị trường tín dụng và bảo hiểm chưa phát triển (Stark và Lucas, 1988) Một nghiên cứu ở vùng nông thôn Giang Tây cho thấy rằng do kiều hối, các hộ gia đình nghèo nhất với các thành viên di cư không còn cần phải dựa vào

Migrant remittances in China: The distribution of economic benefits and social costs (2008)

Trang 11

vay nợ, hạt giống và phân bón từ hàng xóm trước khi thu hoạch và khi trả nợ trong hạt sau thu hoạch (Murphy, 2002) Và một nghiên cứu ở tỉnh nông thôn Chifang, tỉnh Nội Mông, nhận thấy rằng kiều hối cung cấp một tấm đệm bảo hiểm

và cứu nhiều hộ gia đình khỏi cảnh túng quẫn trong thời kỳ thảm họa

sử dụng làm an ninh để được vay vốn từ các hợp tác xã tín dụng nông thôn Một điều kiện tiên quyết để áp dụng cho một khoản vay là lấy giấy chứng nhận tài sản nhà được cấp sau khi một quan chức từ Văn phòng đất đai thị trấn đã kiểm tra tài sản

Thành lập doanh nghiệp

Các nghiên cứu điển hình cho thấy rằng khi thành lập doanh nghiệp, phần lớn những người trở về bắt chước các hoạt động kinh tế của những người sử dụng lao động nước ngoài và đô thị trước đây của họ Đôi khi đây là một công thức cho thành công Ví dụ, một số người trở về làm giày và túi xách với chất lượng

và kiểu dáng phù hợp với trình độ tiêu dùng của thị trường nông thôn nếu không thì họ thực hiện gia công lẻ cho các công ty đô thị Đôi khi bắt chước các dự án

đô thị là một công thức dẫn đến thất bại Tuy nhiên vẫn có trường hợp những người trở về đầu tư không phù hợp với nền kinh tế và môi trường tiêu dùng của các thị trấn nông thôn và quận lỵ

Trang 12

Đầu tư tiêu dùng:

Tương tự như các gia đình của những người di cư trên toàn thế giới (Fadayomi và cộng sự, 1992; Lipton, 1980; Mills, 1997; Oberai và Singh, 1980; Rempell và Lobdell, 1978), phần lớn tiền gửi về và tiết kiệm đô thị được sử dụng

để mua nhà sửa chữa và xây dựng Nghiên cứu tại quận Yudu tỉnh Giang Tây cho thấy các hộ gia đình nông thôn phân bổ khoảng 60% số tiền gửi về để xây nhà Chi tiêu như vậy cho phép các thành viên trong gia đình ở lại để tận hưởng những lợi ích của những bức tường không cho gió vào và trần nhà ngăn gió không

bị rò rỉ Những cải thiện về chỗ ở như vậy rất có giá trị trong việc nâng cao giá trị hạnh phúc của gia đình

Ở những vùng nghèo nhất, kiều hối giúp chi trả cho các vật dụng hàng ngày như xà phòng, diêm, pin và quần áo Ở các khu vực trung bình và giàu có hơn, kiều hối giúp duy trì bền vững việc tiêu dùng ở nông thôn đối với hàng hóa được sản xuất để sử dụng dài lâu Nhu cầu về hàng hóa như máy thu hình, máy điều hòa không khí, máy giặt và xe máy đã được đặc biệt sử dụng mạnh và nhu cầu ở nông thôn đối với các mặt hàng này tăng 17% vào năm 2019 (Kynge, 2019) Một phần do cơ sở hạ tầng kém hơn, tỷ lệ thâm nhập của hàng trắng vào nông thôn chỉ bằng 25% so với thành phố (Qu, 2005: 30), cho thấy phạm vi đáng kể cho sự tăng trưởng liên tục Kiều hối góp phần kích thích việc tiêu thụ những hàng hóa lâu bền đó bằng cách tạo ra thu nhập cao hơn Kiều hối thường được người dân nông thôn sử dụng để mua hàng tiêu dùng như một phần của những món quà được trao đổi tại các lễ kỷ niệm vòng đời, đặc biệt là các cuộc hôn nhân một khía cạnh của vật đổi quà trong cưới hỏi là tiền, của cải nhà trai trao cho nhà gái

Trang 13

Y tế và giáo dục

Chi tiêu cho y tế và giáo dục là những cách sử dụng kiều hối phổ biến ở khu vực nông thôn Điều này là do ở hầu hết các vùng nông thôn Trung Quốc, chăm sóc y tế phần lớn được tư nhân hóa và liên quan đến thanh toán phí sử dụng Về giáo dục, mặc dù chính phủ đã nhiều lần quy định rằng tất cả trẻ em phải được giáo dục bắt buộc trong chín năm, nhiều vùng nông thôn nghèo thiếu tiền trả lương cho giáo viên và điều hành trường học nên phải bắt buộc đóng học phí Ngoài ra, phụ huynh cần phải trả tiền cho sách giáo khoa, đồng phục và văn phòng phẩm Chi phí y tế và giáo dục gây căng thẳng cho ngân sách hộ gia đình và không thể được đảm bảo duy nhất bằng thu nhập thông qua việc làm nông

Tiểu kết: Các chỉ số về dòng kiều hối đang chảy mạnh mẽ về Trung Quốc

đã cho thấy sự hiệu quả trong những chính sách thu hút kiều hối của nước này

Và kiều hối ở Trung Quốc không mặc định duy nhất trong việc vận hành từ nước ngoài chảy về nội địa mà là sự di chuyển của dòng tiền từ thành thị về nông thôn

để cân bằng sự phát triển giữa nông thôn thành thị Ngoài ra, từ dòng kiều hối

cá nhân chảy về, có thể thấy người Trung Quốc thường sử dụng cho việc đầu tư vào tiêu dùng hơn đầu tư vào sản xuất

Chương 3: Chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của Trung Quốc

Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ Trung Quốc đã vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong thu hút và sử dụng kiều hối

Chính sách ưu đãi đối với Hoa kiều thông qua chiến dịch mời gọi Hoa Kiều về nước

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận người Hoa sống ở nước ngoài

ina: The distribution of economic benefits and social costs (2008)

Trang 14

Trung Quốc đang tích cực theo đuổi quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế định hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và kỹ năng thấp sang nền kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới Sự chuyển đổi như vậy chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề cao tăng nhanh

Hướng tới mục tiêu cạnh tranh nhân tài toàn cầu này, Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về nhu cầu cấp thiết đối với việc đưa ra các kế hoạch và chính sách cụ thể để thu hút những người Hoa đang sống ở nước ngoai có tay nghề cao Các Hoa kiều khi đầu tư về nước được chính phủ Trung Quốc tạo nhiều ưu đãi như giá thuê đất thấp, giảm tiền điện, thuế kinh doanh thấp, cho vay vốn để kinh doanh lúc ban đầu… Chính phủ Trung Quốc tổ chức những buổi họp mặt để tuyên dương, để nghe những nguyện vọng, những suy nghĩ của những Hoa kiều hồi hương, qua đó có những điều chỉnh phù hợp Song chất xúc tác quan trọng chính

là vấn đề lợi nhuận, với một thị trường tiêu dùng lớn mạnh, ngày càng có nhiều doanh nhân gốc Hoa đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, tại thị trường đang rất sôi động này có nhiều thành công hơn

Sự đổi mới chính sách đối với người Hoa từ 1978 đến cuối thế kỷ XX

Sau chiến tranh lạnh, hoà bình và phát triển đã trở thành nhu cầu của thời đại Trước trào lưu tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ đang diễn ra sôi động như vũ bão và những xu hướng kinh tế mới có lợi cho sự phát triển của các nước trên thế giới đang mở ra triển vọng to lớn cho sự liên kết, hoà nhập, hoà bình và phát triển mà điển hình là xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đang được hình thành và phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, đã tác động mạnh mẽ đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc, buộc họ phải có cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt và tinh thần “thực sự cầu thị” để nhận định chính xác về tình hình trong nước và trên quốc tế, nhanh chóng đề ra chính sách điều chỉnh kinh tế và chính sách Kiều vụ đúng đắn, khách quan, thúc đẩy cải thiện quan hệ hợp tác kinh

tế với các quốc gia trên thế giới và quan hệ với Hoa kiều, người Hoa ở trong nước

và ngoài nước, đưa kinh tế xã hội Trung Quốc ngày càng phát triển ổn định, đời

Trang 15

sống của nhân dân kể cả Hoa kiều, người Hoa và Kiều quyến ở trong nước không ngừng tăng lên Tháng 12 1978, Hội nghị toàn thể lần thứ ba khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, chuyển trọng tâm công tác vào lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Trong

đó, đưa ra chính sách thu hút nguồn vốn và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng người Hoa và Hoa kiều hải ngoại, chủ trương này đã làm cho công tác Kiều vụ của Trung Quốc về cơ bản có sự chuyển hướng tích cực Từ những năm 80 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành sửa sai, xây dựng và điều chỉnh chính sách Kiều vụ có lợi cho sự sinh tồn và phát triển của người Hoa, Hoa kiều ở trong và ngoài nước Đồng thời, nới lỏng việhạn chế người Hoa xuất nhập cảnh, phê chuẩn cho rất nhiều người xuất ngoại với

lý do đoàn tụ gia đình, thân nhân và cho phép lưu học sinh ra nước ngoài Từ năm

1985, có 350.000 người Trung Quốc ở Đại lục được phép ra nước ngoài , đồng thời, đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích và ưu đãi nhà đầu

tư người Hoa hải ngoại mở rộng đầu tư, thương mại tại Trung Quốc đóng góp vào công cuộc xây dựng kinh tế xã hội của nước này

Từ năm 1984, Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh một số nội dung chủ yếu của chính sách Kiều vụ như sau: (1) Tán thành và khuyến khích người Hoa nhập quốc tịch nước cư trú, không thừa nhận hai quốc tịch (2) Nhấn mạnh công dân sau khi gia nhập quốc tịch nước cư trú được hưởng toàn bộ quyền lợi và nghĩa

vụ bình đẳng (3) Không coi việc khuyến khích người Hoa gia nhập quốc tịch là hành vi bắt buộc, đồng thời Chính phủ Trung Quốc ra sức bảo vệ quyền lợi hợp pháp thực sự và chịu trách nhiệm đối với người muốn giữ quốc tịch Trung Quốc (4) Đối với vấn đề người Hoa ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đặc biệt chú

ý và trân trọng đến tính nhạy cảm, tính nguyên tắc trong chính sách đối với người Hoa của Chính phủ các quốc gia này Việc điều chỉnh chính sách này là sự thừa

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w