1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch đa giác nghề luật tìm hiểu về doanh nghiệp

17 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đa Giác Nghề Luật Tìm Hiểu Về Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Ngọc Linh
Người hướng dẫn Th.S Mai Thị Chúc Hạnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định và thông qua những vấn đề quan trọng của công ty như: Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT

-*** -BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN: ĐA GIÁC NGHỀ LUẬTTÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Tìm hiểu về doanh nghiệp 2

II Tìm hiểu về nhân viên pháp chế 4

1 Thực hiện soạn thảo và kiểm tra sự đúng đắn của hợp đồng 5

2 Tư vấn và cố vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật 5

III Tìm hiểu về chuyên môn và kỹ năng đối với chuyên viên pháp lý 6

1 Về chuyên môn công việc: 6

2 Về kỹ năng liên quan: 7

IV Trải nghiệm rút ra: 8

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một doanh nghiệp, khi thành lập và đi vào hoạt động đều có mong muốn rằng tổ chức của mình sẽ ngày càng phát triển và mở rộng, không chỉ trong phạm vi một tỉnh, thành phố, quốc gia, mà nó còn là tham vọng vươn ra toàn thế giới Trong một nền kinh tế mở như hiện tại, khi cơ hội được chia đều cho tất cả mọi người, điều đó cũng đồng thời mang ý nghĩa: nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp phải chiến đấu, phải luôn bước về phía trước, thậm chí còn phải biết giành cả vị trí tiên phong Chính vì vậy, cách tổ chức và việc xây dựng cơ cấu thể chế của một doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần đưa công ty phát triển.

Với học phần Đa giác nghề luật, Đa giác nghề luật mang đến cho sinh viên những góc nhìn đa chiều về ngành luật, tạo cơ hội cho sinh viên được tham quan các đơn vị, cơ quan có thể là nơi công tác trong tương lai Học phần không chỉ giúp đưa ra định hướng cho sinh viên mà còn tạo điều kiện tìm hiểu về cơ cấu, mô hình tổ chức của những doanh nghiệp tiềm năng.

Trên tinh thần đó, em đã có cơ hội tìm hiểu về doanh nghiệp, các công việc của một nhân viên pháp chế và các phẩm chất của một người hành nghề luật qua học phần này Dựa vào thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp và các vị trí người hành nghề luật, em xin phép làm bài thu hoạch sau Trong quá trình làm bài, em vẫn còn tồn tại thiếu sót Vậy nên, em rất mong nhận được sự góp ý của cô cho bài thu hoạch, để em có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

NỘI DUNGI Tìm hiểu về doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp quy định, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Trong đó:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần,

thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.

Trang 5

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định và thông qua những vấn đề quan trọng của công ty như: Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty…

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên, nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.

Hội đồng quản trị sẽ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty …

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh

hằng ngày của công ty; do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê làm việc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm kỳ không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Trang 6

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty cũng như phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh…

Ban kiểm soát: có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao…

Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 Kiểm soát viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát phải có hơn một nửa Kiểm soát viên thường trú ở Việt Nam Trưởng Ban kiểm soát - phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Trường hợp công ty cổ phần không bắt buộc có ban kiểm soát

Công ty cổ phần sẽ không bắt buộc phải có Ban kiểm soát trong các trường hợp sau:

Công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần.

Hoặc ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Khi đó, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần sẽ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

II Tìm hiểu về nhân viên pháp chế

Trang 7

Chuyên viên pháp lý - Legal Executive - là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật Bạn cũng có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật Vị trí này thường được gọi với tên khác là chuyên viên pháp chế.

Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

1 Thực hiện soạn thảo và kiểm tra sự đúng đắn của hợp đồng

Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chuyên viên pháp lý Với nhiệm vụ này, họ sẽ cần thực hiện những công việc như sau:

Thực hiện những công việc liên quan đến soạn thảo văn bản, soạn thảo các loại tài liệu liên quan đến pháp lý, các loại hợp đồng của doanh nghiệp.

Cần kiểm tra và xác thực tính đúng đắn, hợp pháp của những loại hợp đồng và tài liệu đó.

Đảm bảo cho những thông tin ở trong các loại văn bản, tài liệu hoặc hợp đồng của doanh nghiệp luôn có tính chính xác, hợp pháp cao nhất.

Thực hiện bổ sung, kiểm tra và chỉnh sửa những loại tài liệu cũng như hồ sơ liên quan đến pháp lý Giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo được quá trình vận hành theo đúng quy định của pháp luật.

2 Tư vấn và cố vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật

Với nhiệm vụ này, chuyên viên pháp lý sẽ đóng vai trò như một luật sư trong doanh nghiệp Cụ thể, họ sẽ thực hiện những công việc như:

Trang 8

Đảm nhiệm vai trò thực hiện nghiên cứu về những điều luật, nghị định, có liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động của doanh nghiệp.

Đưa ra những sự tư vấn hoặc cố vấn hợp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo cho các quy trình cũng như hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ pháp luật.

Bên cạnh hai nhiệm vụ quan trọng nói trên, chuyên viên pháp lý sẽ còn phảithực hiện thêm các công việc hỗ trợ khác Ví dụ như sau:

Thường xuyên rà soát, kiểm tra và cập nhật những điều lệ cũng như chủ trương mới của doanh nghiệp, đảm bảo những vấn đề này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

Phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng các quy chế và chính sách liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Là người đóng vai trò cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến kiện tụng hoặc khiếu nại Bao gồm các vấn đề từ nội bộ cũng như phía bên ngoài doanh nghiệp.

Cập nhật, thường xuyên nghiên cứu những điều lệ hoặc thông tin mới nhất liên quan đến pháp luật hiện hành Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

III Tìm hiểu về chuyên môn và kỹ năng đối với chuyên viên pháp lý1 Về chuyên môn công việc:

Những kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn là một trong những yếu tố đầu tiên mà một người làm chuyên viên pháp chế cần có Với yêu cầu này, bạn cần:

Hiểu biết và có kiến thức liên quan đến những vấn đề pháp lý, thông thạo về những bộ luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Có kỹ năng soạn thảo văn bản theo quy định của pháp luật.

Trang 9

Liên quan đến thẩm định và xử lý tranh chấp, khiếu nại và kiện tụng Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ (là những loại văn bản sẽ được dùng để áp dụng cho toàn bộ các nhân viên ở trong doanh nghiệp, quy định về từng phạm vi cụ thể trong công việc của họ).

Kỹ năng tư vấn pháp luật: Chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng tư vấn liên quan đến pháp luật một cách đúng đắn và chính xác cho các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp.

Kỹ năng bảo mật thông tin: Bạn cần có trách nhiệm về việc bảo mật với những công việc và thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

2 Về kỹ năng liên quan:

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn nói trên, để có thể thành công khi làm việc ở vị trí là một chuyên viên pháp lý, bạn sẽ cần phải trau dồi thêm các kỹ năng liên quan khác Cụ thể như sau:

2.1 Nhóm kỹ năng giao tiếp:

Bên cạnh các loại văn bản, tài liệu cũng như hồ sơ, chuyên viên pháp chế sẽ còn phải làm việc với rất nhiều đơn vị cũng như các cá nhân có liên đới khác Do đó nhóm kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng cần thiết cho vị trí này Trong nhóm kỹ năng giao tiếp, sẽ cần rèn luyện thêm những kỹ năng nhỏ hơn Cụ thể như sau:

Khả năng lắng nghe tích cực và tổng hợp các thông tin cần thiết Giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể Khả năng đưa ra được các phản hồi thích hợp.

Trang 10

Sự khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, ngôn từ phản chiếu trong quá trình giao tiếp.

Khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân và xác định được cảm xúc của người đối diện.

2.2 Kỹ năng đàm phán:

Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà người làm pháp chế cần phải có Bởi, bạn sẽ cần phải tiếp xúc với nhiều đối tượng làm việc khác nhau bao gồm từ các cơ quan pháp lý đến các nhân sự trong công ty Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng đàm phán tốt để có thể mang lại được sự thỏa thuận có lợi nhất cho doanh nghiệp.

2.3 Một số kỹ năng khác:

Bên cạnh hai kỹ năng quan trọng trên, cũng cần phải rèn luyện thêm một số kỹ năng khác Ví dụ như:

Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để có thể phối hợp nhịp nhàng với những bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Kỹ năng phân tích cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, điều này sẽ giúp hạn chế được các tổn thất không đáng có của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.

Khả năng chịu được áp lực cao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc.

IV Trải nghiệm rút ra:

Có thể thấy, yêu cầu để trở thành một người làm luật chân chính là vô cùng nhiều và đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn về kỹ năng Từ những bài học trên lớp cùng quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp cũng như các vị

Trang 11

trí dành cho ngành luật, bản thân em rút ra được những hiểu biết, bài học để chuẩn bị cho định hướng tương lai của bản thân.

1 Về kiến thức:

Đầu tiên, việc nắm vững kiến thức chuyên ngành là vô cùng quan trọng.Kiến thức chuyên môn nền tảng là cái cơ bản nhất không thể thiếu Đối với các nhà tuyển dụng khi ứng cử viên của mình có một thành tích học tập tốt, xuất sắc thì đương nhiên đã gây được ấn tượng với họ và là tiền đề quan trọng để bạn có được việc làm Do đó, sinh viên cần tập trung đối với các môn chuyên ngành để nắm chắc kiến thức chuyên ngành.

Bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên ngành, sinh viên cũng cần có hiểu biết cơ bản về kinh tế Bởi lẽ, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế đào tạo cử nhân và có định hướng cho cử nhân làm ngành Luật trong lĩnh vực Thương mại quốc tế Chính vì vậy, có tầm hiểu biết cơ bản về kinh tế sẽ tạo cơ hội, điều kiện gia tăng cơ hội việc làm và cạnh tranh với các cử nhân ra trường.

Trong quá trình tìm hiểu, ngoài các kiến thức về chuyên ngành và kinh tế, một trong những yếu điểm của sinh viên còn bao gồm kiến thức xã hội Để có thể xử lí các tình huống linh hoạt, người làm ngành luật cũng nên trang bị cho mình kiến thức xã hội Cách bổ sung nền tảng cho điều này là không hề khó, có thể thông qua các bài giảng liên hệ thực tế trên lớp của các thầy cô, thông qua các phương tiện truyền thông.Từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân về xã hội, tình hình thế giới hoặc các sự kiện xung quanh.

2 Về kỹ năng:

Kỹ năng là những phương cách giúp chúng ta thực hiện được công việc một cách dễ dàng hơn Có người nói rằng: Nếu có 6 giờ để đốn cây thì hãy dành 4 giờ để mài rìu, bạn sẽ chặt được cây trong 2 giờ còn lại một cách nhanh chóng và

Trang 12

dễ dàng Có kỹ năng tốt cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng.Hơn thế nữa, điều đặc biệt của cố vấn pháp lý là sự kết hợp giữa tư duy của một người làm kinh doanh với một nhà tư vấn pháp lý tin cậy, giữa một chuyên gia “quản lý” rủi ro với một người “gác cổng” cho việc kinh doanh suôn sẻ

Đầu tiên, phải khẳng định rằng không gì cần thiết hơn bằng việc tự trang bị kiến thức về luật pháp và kỹ năng mềm Một số kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần trang bị như:

Kỹ năng ra quyết định:

Đối với người hành nghề luật, phần nối tiếp cơ bản của kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng ra quyết định Việc ra quyết định đối với Nghề Luật không tách rời thành kỹ năng độc lập, mà nó có mối quan hệ biện chứng với kỹ năng giải quyết vấn đề, tùy thuộc vào tính chất của vấn đề liên quan đến cá nhân người hành nghề hay liên quan đến chủ thể là đối tượng của hoạt động hành nghề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề:

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng tổng hợp của quá trình nhìn nhận, đánh giá và phân tích một vấn đề, một hiện tượng, một sự kiện nào đó để từ đó đưa ra những phán đoán, giải pháp và phương án xử lý phù hợp nhất Đối với người làm nghề luật, đây là một trong những kỹ năng mềm rất cơ bản cần có, bởi Nghề Luật luôn gắn với nhu cầu giải quyết những “vấn đề” của các vấn đề về đời sống xã hội và nhân sinh.Khi thuần thục kỹ năng giải quyết vấn đề thì việc ra quyết định của mỗi chức danh tư pháp hoặc bổ trợ tư pháp mới chính xác và có những giải pháp tốt nhất cho chính mình cũng như cho các chủ thể pháp luật khác.

Kỹ năng làm việc nhóm:

Trang 13

Đối với Nghề Luật, mặc dù theo truyền thống là nghề gắn liền với sự độc lập, công việc tự chủ và có thể mang tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân nhưng xu hướng hợp tác, làm việc theo nhóm ngày càng trở nên phố biến Các nhóm làm việc có thể xuất hiện trong công ty luật, văn phòng Luật sư, Tòa án, Viện kiểm sát Tăng cường làm việc nhóm là cách thức tốt để sử dụng tối ưu các nguồn lực về con người nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc.

Ngoài ra còn một số những kỹ năng mềm khác mà sinh viên ngành luật cần có như kỹ năng giao tiếp, xây dựng thương hiệu cá nhân, Bên cạnh đó, bản thân em nhận thấy sinh viên luật cũng cần trang bị các kỹ năng cứng:

Kỹ năng soạn thảo văn bản:

Đây là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng bởi người hành nghề luật luôn cần phải soạn hợp đồng, các văn bản liên quan đến luật Do đó, thành thạo sử dụng và nắm vững kỹ năng soạn thảo văn bản là vô cùng cần thiết cho sinh viên ngành Luật.

Kỹ năng tư duy logic:

Trên giảng đường chúng ta luôn được các giảng viên cung cấp vô số kiến thức và sinh viên ngành luật có nhiệm vụ tiếp cận và phân loại thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là chưa cần thiết.

Học luật là gắn liền với văn bản pháp lý với bộ luật, luật, nghị định,… nên cần phải trang bị bộ kỹ năng tra cứu văn bản trước nhất là phục vụ việc học sau là phục vụ công việc của mình Làm sao để có thể khai thác luật một cách nhanh nhất nhưng lại hiệu quả chính xác thì sinh viên cũng cần có bí quyết và trau dồi rất nhiều.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w