1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng nho giáotrong lịch sử và xã hội trung quốc và một số quốc gia phương đông

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nho giáo có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến trật tự quan hệ xã hội Trung Quốc thể hiện qua hai mặt tích cực và tiêu cực như sau: Ảnh hưởng tích cựcĐịnh hình, hình thành các mối quan hệ

Trang 1

Học phần Lịch sử Văn minh Thế giới

ẢNH HƯỞNG NHO GIÁO

Trang 2

Nho học sau thời Minh Trị (1912- nay) 11

Triều Tiên - Hàn Quốc 12

Trật tự quan hệ xã hội 12

Giáo dục 13

Đời sống văn hóa 13

Cu c c i cách Nho giáo Hàn Quốốcộảở 13

NHẬN XÉT CHUNG 14

Trang 3

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

Đề tài thuyết trình: Ảnh hưởng của Nho Giáo trong lịch sử và xã hội Trung Quốc và các quốc gia phương Đông

Trang 4

ẢNH HƯỞNG TRONG LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Trật tự quan hệ xã hội

Nho giáo được sinh ra từ Trung Quốc, cho nên Nho giáo tại Trung Quốc không phải trải qua giai đoạn du nhập, càng không có sự lựa chọn tiếp thu những cái hay từ Nho giáo như ở Nhật Bản Ở một đất nước đa dạng về tôn giáo như Trung Quốc mà hệ tư tưởng chính trị - đạo đức của Nho giáo lại được nhiều triều đại phong kiến Trung tôn trọng và áp dụng để cai quản đất nước, duy trì sự tồn tại và thịnh vượng của triều đại Từ đó có thể thấy, Nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính trị, kinh tế, văn hóa và đặc biệt hơn cả nó có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến trật tự quan hệ xã hội Nho giáo có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến trật tự quan hệ xã hội Trung Quốc thể hiện qua hai mặt tích cực và tiêu cực như sau:

Ảnh hưởng tích cực

Định hình, hình thành các mối quan hệ xã hội và phân chia các mối quan hệ trong xã hội từ cao xuống thấp (theo tam cương)

Cách ứng xử trong đạo tam cương của Nho giáo ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép, khuôn khổ Tam cương là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định, có trật tự, có trên có dưới, nó là cơ sở để đảm bảo quyền thống trị của thiên tử

Xây dựng lên hệ thống đạo đức chuẩn mực, tạo nên phẩm cách đạo đức của người quân tử

Sở dĩ nói Nho giáo góp phần tạo nên phẩm cách đạo đức của con người là sau khi đã định ra các quan hệ cơ bản cho xã hội, Nho giáo không quên dựng lên chuẩn mực đạo đức, một hệ thống quy tắc xã hội, được biểu hiện qua ngũ thường với năm đạo đức cơ bản của đạo làm người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín

Khi con người tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức sự ổn định của trật tự quan hệ xã hội cũng được duy trì

Trang 5

Khiến cho con người ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội.

Từ đó tu thân để ngày một tốt hơn Điều này thể hiện rõ qua thuyết chính danh của nho giáo.

Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn với phạm vi là toàn đất nước.

Ai ai cũng đề cao chữ tín thì xã hội không còn điều dối trá, lòng tin giữa người với người càng được nâng cao, dễ dàng kết giao bạn bè, khiến cho tình cảm trong các mối quan hệ thân thiết hơn, các mối quan hệ càng thêm bề chặt.

Ngoài ra, Nho giáo còn góp phần xây dựng quan hệ trong gia đình bền chặt hơn, có tôn ty hơn

Nhờ tuân theo 3 học thuyết tam cương, ngũ thường, chính danh và đặc biệt hơn là vai trò quan trọng của chữ hiếu.

Ảnh hưởng tiêu cực

Tuyệt đối hóa vai trò của vua, hoàng đế, thiên hoàng, tạo ra tư tưởng bảo thủ, độc quyền độc đoán Đôi khi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh quốc gia, cuộc sống nhân dân.

Hình xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với phụ nữ.

Trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.

Trong các mối quan hệ người người đàn ông thường được nhắc trước như mối quan hệ chồng – vợ, phụ nữ lấy chồng được gọi theo họ chồng Theo những quy định mang tính nghĩa vụ của người Trung Quốc như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” Cho thấy trật tự xã vô cùng bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Những tư tưởng khắt khe của Nho giáo về lễ, nghĩa, trung, hiếu đôi khi là sợi dây bó buộc, kìm hãm sự triển của con người, làm cho con người trở nên thụ động, bắt con người chấp nhận vô điều kiện những chuẩn mực đạo đức nghiệt ngã, chỉ được làm đúng bổn phận “chính danh”.

Những yếu tố này, được xem là những bước cản cho sự và triển của xã hội Trung Quốc

Trang 6

Ngày nay tư tưởng Nho giáo đã được chú trọng phục hồi hơn trong những năm trở lại đây Một số yếu tố ảnh hưởng không tích cực đã dần bị xóa bỏ, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

Các công ty thường ưu tiên chọn nhân viên nam hơn, do họ không trải qua thời kỳ làm mẹ, các công ty sẽ không mất một khoản trợ cấp lớn trong thời gian nhân viên nghỉ chăm con.

Các ông chủ, giám đốc công ty thường ưu tiên chọn nam giới vào vị trí lãnh đạo, trong khi đó nhân viên nữ thường chỉ làm các công việc đơn giản và có mức lương thấp,

Văn hóa

Ở khu vực nông thôn, Nho giáo có vai trò như 1 tôn giáo

Bởi ở đây tồn tại những nhà Nho( hay nho sĩ) có vai trò như những vị tu sĩ ở phương Tây Nhà Nho là những hạng người học thông đạo lý của Thánh Hiền, biết được lẽ Trời Đất và Người, để hướng dẫn người phải ăn ở và cư xử thế nào cho hợp với Đạo Trời, hợp với lòng người.

Giáo dụcMặt tích cực

Nho giáo vốn rất coi trọng văn, coi trọng văn trị, đề cao lễ nhạc, văn hiến, đề cao việc giáo dục Nhà nước coi việc “bồi dưỡng nhân tài” và “lựa chọn được nhân tài” là việc lớn của quốc gia Vì vậy, việc học hành và thi cử trở thành hết sức trọng thể.

Vua đích thân đến nghe giảng ở trường Quốc học và chủ trì việc thi Đình chọn các tiến sĩ.

Chế độ quan liêu và khoa cử vì có chế độ tập trung ổn định nên đã được thực hiện thành hệ thống, được tổ chức rộng rãi,về sau gần như đã trở thành nét đẹp truyền thống về văn hóa giáo dục ở Trung Quốc Những thành tựu đó là nhờ sự truyền bá rộng rãi của Nho giáo Hình thành cho nhân dân truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, hình thành nên nền văn học dân tộc tiêu biểu với nhiều thành tựu nổi bật trong chữ viết, xuất bản các tác phẩm kinh điển.

Trang 7

Nho giáo còn tạo cho người TQ thói quen sùng chữ viết

Không thể phủ định rằng nền Nho học do vậy mà được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, càng nhiều người được đi học, được biết chữ; số người biết viết chữ và biết làm thơ ngày càng tăng lên.

Mặt hạn chế

Nhà nước có tính quan liêu, sĩ phu đi học để làm quan, nặng tính nông thôn, kinh viện và từ chương cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử.

Học nhằm thi đỗ và làm quan nên suốt cả cuộc đời đi học chỉ học có kinh truyện, bắc sử và tập viết thơ, phú, tứ lục, văn sách Họ học thuộc lòng hết sách vở và những bài văn mẫu, mong thành hay chữ và viết văn nhanh Học như thế dù đỗ đạt cao, tri thức cũng không nhiều Nhất là tri thức của họ chỉ liên quan đến văn và sử, không hướng vào giới tự nhiên, vào xã hội hay con người trước mắt Cho nên đặc tính của loại trí thức đó là kinh viện và từ chương.

Hệ thống thi cử như vậy chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử nhất định, nếu không đổi mới thì sẽ sinh ra những sĩ tử có tư duy thiếu thực tế và không sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước

ẢNH HƯỞNG TRONG LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI MỘT SỐ QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG

Việt Nam

Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên không phải là Nho nguyên thủy, mà là Hán Nho và Tống Nho trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại với Phật giáo và Đạo giáo và phải trải qua một thời gian khá dài mới bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh thần của xã hội Nho giáo thịnh hành nhất vào thời Lê sơ, với nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Nho Giáo ở Việt Nam để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại.

Ảnh hưởng tích cực

Trang 8

Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Nho giáo đóng vai trò là cơ sở tư tưởng của việc xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền, quản lý xã hội và hoạch định chính sách của triều đình phong kiến.

Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín, ham học tập để phò vua giúp nước

Về tín ngưỡng: nhà nho Việt Nam coi Nho giáo như là tôn giáo; gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên

Về văn học và nghệ thuật: Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú ), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ, đối ), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo

Về giáo dục: Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã

Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành Văn Miếu -Quốc Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu

tiên ở Việt Nam Nơi đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các Nho sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều bài văn bia nêu lên triết lý giáo dục.

Như vậy, trong chặng đường hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa Hán của Việt Nam, Nho giáo đã thật sự tác động mạnh vào xã hội Việt Nam trong hai giai đoạn: Hậu Lê (1428 - 1527) và Nguyễn sơ (1802 - 1883) Hai đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo và văn hóa Hán là chủ thể văn hóa và văn hóa tinh thần

Ảnh hưởng tiêu cựcVề kinh tế:

Sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực, là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước

Trang 9

Về xã hội:

Quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ Việt Nam xuống đất đen Việc của phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng, đầu tắt mặt tối, nhưng không vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được nâng lên.

Yếu tố đặc trưng tác động trở lại ảnh hưởng của Nho giáo

Có rất nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hóa dân tộc, tức là: “Chữ nghĩa nó vẫn thế nhưng cách hiểu thì khác nhiều”.

Trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, giữa văn hóa Việt Nam và Nho giáo đã bộc lộ những nét tương đồng và dị biệt, và nó đã được Việt Nam hóa, làm cho Nho giáo ở Việt Nam không còn trạng thái nguyên sơ của nó nữa.

Ở Nho giáo, tư tưởng trung quân đóng vai trò quan trọng, còn tư tưởng yêu nước thì không được đề cập đến Trong khi đó thì ở Việt Nam tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, là truyền thống rất mạnh Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến có cái trung quân bị biến đổi Khi triều đại cũ không còn đủ năng lực để lãnh đạo đất nước Nên đều được quân dân ủng hộ Nguyễn Trãi theo Lê Lợi và không theo con cháu nhà Trần, Ngô Thời Nhậm theo Tây Sơn mà không theo nhà Lê; các nhà Nho yêu nước cuối thế kỷ XIV từ Trương Định trở đi không theo triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, mà tiến hành khởi nghĩa chống giặc (và chống triều đình) đều vì đặt nước trên Vua.

Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp ở nước ta đã làm “mềm” đi sự độc tài hà khắc của nhà nước Hán Nho (Thật sự Nho giáo nguyên thủy cũng có yếu tố dân chủ, nhưng đến Hán Nho đã bị loại trừ hẳn.

Tâm lý khinh rẻ nghề buôn là sản phẩm truyền thống của văn hóa nông nghiệp, của tính cộng đồng và tính tự trị Nó đã bám rễ vào mọi người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể phát triển được, nó còn được khái quát thành đường lối trọng nông ức thương (trong Nho giáo cũng có tư tưởng xem nhẹ nghề buôn, nhưng đó chỉ là sản phẩm của quan điểm coi trọng “đạo” và “đạo đức” ở Trung Hoa, Nho giáo không hề cản trở nghề buôn phát triển), “truyền thống” này, kết hợp với Nho giáo khiến cho Việt Nam nông nghiệp âm tính vốn đã thiên

Trang 10

về ổn định, lại càng thêm trì trệ Đến nay, ta hầu như dứt bỏ được quan niệm khinh rẻ nghề thương nghiệp, nhưng để dứt bỏ hết những hậu quả của nó còn cần phải có thời gian.

Ở Nho giáo, Vua là bậc chí tôn đứng trên đầu của xã hội còn nhân dân là tầng lớp thấp kém đáng khinh rẻ và cần được “Chăn dắt” Cách mạng thắng lợi đã làm lật ngược lại, lật đổ tầng lớp vua chúa và đưa quần chúng nhân dân lên địa vị người chủ đất nước.

Cách mạng và Nho Giáo

Chính Nho giáo (nguyên thủy) đã coi “nhân dân là gốc” Nhưng điều quan trọng nhất đối với nhân dân là quyền dân chủ, quyền bình đẳng của xã hội, quyền tự do của mỗi người thì Nho giáo lại không thừa nhận, không coi nhân dân là lực lượng chính làm nên lịch sử Cách mạng đã đặt lại vị trí của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, đem lại cho nhân dân những quyền lợi cơ bản, xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, nhân dân trở thành sức mạnh vô địch chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của thế kỷ.

Nho giáo với tinh thần “Trọng nam khinh nữ”, trói buộc người phụ nữ trong bếp núc gia đình, gạt bỏ phụ nữ khỏi công việc chung của xã hội Cách mạng đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu đó, mở cửa cho người phụ nữ ra xã hội cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất và quản lý đất nước.

Nho giáo luôn hoài niệm về quá khứ, đời nay không bằng đời xưa, người ít tuổi không bằng người nhiều tuổi Cách mạng thì ngược lại, luôn luôn nhìn về phía trước, đặt niềm tin vào thanh niên và là tiền đồ của dân tộc.

Cách mạng luôn coi trọng truyền thống dân tộc Với tinh thần đó, cách mạng không xóa bỏ toàn bộ nội dung của Nho giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều câu chữ Nho của Nho giáo, nhiều kinh nghiệm giáo dục và tu dưỡng của Nho giáo, nhiều biện pháp động viên tinh thần và ý chí của Nho giáo để giáo dục cán bộ, động viên nhân dân tự giác tham gia chiến đấu giành độc lập tự do với một khí phách kiên cường, mưu trí và sáng tạo.

Nho giáo đặt sự tu dưỡng đạo đức lên hàng đầu Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi “Đạo đức là gốc” Người nói : “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang” Người lấy câu nói của Mạnh Tử để nêu lên khí phách của người chiến sĩ cách mạng “Giàu sang không thể

Trang 11

quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục” (Lời ra mắt Đảng lao động Việt Nam, 1951), “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” – (Thiên đằng văn Công – Hạ) Cách mạng đòi hỏi mọi người luôn rèn luyện đạo đức, thường xuyên phê bình và tự phê bình.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Nho giáo bắt đầu được truyền vào từ thế kỷ thứ V Năm 604, Thái tử Shotoku đã dùng lý tưởng Nho học để xây dựng pháp luật Đến thời Nara (710 – 794) và và giai đoạn đầu của thời Heian (794 – 1185) Nho học phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp quý tộc và tăng sĩ.

Tại Nhật, chữ Trung của Nho giáo là đức mục được đề cao nhất – ngưòi Nhật gọi nó là "Trung thành tâm", và quan hệ bề tôi với chủ ấy gọi là "Quan hệ chủ tòng".Người Nhật ai cũng biết đến câu chuyện về 47 Ronin trong sự kiện Akô thời Nguyên Lộc (1748) Cùng với một loạt các câu chuyện khác.Lòng trung thành trong một cấu trúc xã hội đến nay vẫn còn tiếp tục được phát huy trong xã hội Nhật Bản hiện đại.

Nho học trước thời Minh Trị (Tokugawa 1603- 1867)

Trở thành công cụ tư tưởng giúp chính quyền Tokugawa duy trì chế độ phong kiến của mình: quan học-môn giáo dục chính của nhà nước:

- Các thuyết Khổng Tử được đề cao.

- Trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp được coi là trật tự khép kín không được thay đổi.

- Ở lãnh địa, một số lãnh chúa Daimyo là những người đỡ đầu hăng hái cho Nho giáo.

- Với tầng lớp Samurai, ngoài sự trung thành và tinh thông võ nghệ hết mực được đề cao, chính quyền Tokugawa muốn họ đi theo tư tưởng Nho giáo Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước sử dụng cách

- Tinh thần duy lý của Nho giáo kết hợp mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hóa Nhật Bản đã hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức Nền giáo dục tương đối rộng rãi dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức khắp Nhật Bản Những tư tưởng của Nho giáo được đem ra giảng dạy cho mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.

Thời Minh Trị

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w