Sự phân bố dân số thế giới2.1 Dân số thế giới phân bố không đồng đều do điều kiện tự nhiên, kinh tế ở mỗi vùng khác nhau2.1.1 điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế2.2 Dân số phân bố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
BÀI TẬP NHÓM GIỮA KỲ CHƯƠNG 3: DÂN SỐ THẾ GIỚI Môn học: Dân số học đại cương Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội,2023
Trang 2MỤC LỤC
1.Dân số thế giới
1.1 Sự phát triển của dân số thế giới qua từng thời kỳ lịch sử
1.2 Nguyên nhân gia tăng dân số ngày nay
1.2.1.Chênh lệch tỷ lệ sinh/tử
1.2.2.Do nhu cầu lao động
1.2.3.Quan niệm
1.2.4.Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
1.3 Xu hướng phát triển của dân số thế giới
1.3.1 Quy mô dân số thế giới tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảm
1.3.2 Mức sinh ngày càng giảm
1.3.3 Mức chết tiếp tục giảm
1.3.4.Già hóa dân số là đặc trưng thế kỷ 21
1.3.5.Di cư ngày càng trở nên phức tạp
2 Sự phân bố dân số thế giới
2.1 Dân số thế giới phân bố không đồng đều do điều kiện tự nhiên, kinh tế ở mỗi vùng khác nhau
2.1.1 điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế
2.2 Dân số phân bố không đều ở các châu lục
2.3 Sự di dân ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của dân số thế giới
3 Những vấn đề về dân số mà thế giới đang phải đối mặt
3.1 Sự già hoá dân số
3.2 Mất cân bằng giới tính
3.3 Quá tải dân số
3.3.1 Quá tải dân số gây ra sự mất cân bằng giữa cung – cầu
3.1.2 Quá tải dân số tạo nên gánh nặng cho môi trường
Trang 31.Dân số thế giới
1.1 Sự phát triển của dân số thế giới qua từng thời kỳ lịch sử
Cách mạng đồ đá mới đã làm xuất hiện sự thay đổi đáng kể trong hoạtđộng sinh sống của con người từ “săn bắn hái lượm” về phía “hoạt động nôngnghiệp ban sơ” Lúc này, con người biết làm nông cơ bản như trồng trọt, chănnuôi dù còn đơn sơ nhưng việc tạo ra lượng lương thực nhất định đã giúp cuộcsống con người trở nên ổn định hơn, từ đó dân số có điều kiện tăng lên nhưngtốc độ tăng ở mức thấp Ở buổi đầu nông nghiệp năm 8000 TCN thì dân số đạtxấp xỉ 5 triệu người Sự tăng trưởng tăng chầm chậm về dân số chấm dứt vàokhoảng năm 1000 TCN Bắt đầu từ mốc này, dân số tăng đỉnh, từ 5 triệu dân đạtđến con số 200-300 triệu dân
Trong khoảng thời gian về sau đó, dân số tăng trưởng ở mức ổn địnhnhưng không quá nhanh Vào thế kỷ 14, đại dịch hạch hay còn gọi là “tử thầnđen” xuất hiện đã làm ngắt quãng sự gia tăng dân số Sau khi nhân loại vượt qua
đc đại dịch, dân số tiếp tục tăng, cuộc Cách mạng Công nghiệp sau năm 1700 đãkhiến cho dân số phát triển nhanh 1 cách đáng kể Cách mạng Công nghiệp bắtđầu một phần do sự gia tăng sản xuất lương thực, đó là kết quả chính của cuộcCách mạng Nông nghiệp Nhờ có sự xuất hiện của kỹ thuật tiến bộ, nhân loạităng gia sản xuất, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho dân số thế giới tăngmạnh
Dân số thế giới chính thức đạt mốc 1 tỷ nam 1804; năm 1927 đạt 2 tỷngười Tuy nhiên, đến năm 1939, Thế chiến thứ 2 bùng nổ, dân số thế giớichững lại, cùng với đó là sự thiệt hại về người không nhỏ, ước tính khoảng 72triệu người
Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỉ
XX khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh giành được độclập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tửvong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao Cuộc Cách mạng xanh diễn ra khiến dân
Trang 4số thế giới tăng mạnh mẽ Cách mạng xanh là một thuật ngữ dùng để mô tả sựchuyển đổi nền nông nghiệp trên khắp thế giới đã dẫn đến các gia tăng đáng kểsản lượng nông nghiệp giữa thập niên 1940 và thập niên 1960 Lương thực, mứcsống con người ngày càng gia tăng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của dân số.Đến năm 1960, dân số đạt 3 tỉ người.
Từ sau thời gian này, dân số tăng rất mạnh, cán mốc 7 tỉ người vào năm 2021.15/11/2022 dân số toàn cầu đạt con số 8 tỷ người và Ấn Độ sẽ vượt TrungQuốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, theo Liên hợpquốc Và hiện tại năm 2023, dân số toàn thế giới là 8,020,038,458 tỉ dân – 1 con
số rất lớn
Qua tiến trình phát triển dân số vừa rồi có thể thấy ngay tốc độ tăngnhanh chóng của dân số thế giới Dưới đây là bảng ước tính dân số thế giới quacác mốc thời gian:
Trang 5Ước tính dân số thế giới qua các mốc thời gian
(Nguồn: Wikipedia.com - Population in the World)
Bảng số liệu trên cho thấy phải mất hàng triệu năm, dân số thế giới mớiđạt được 1 tỷ người Nhưng để đạt thêm 1 tỷ người nữa thì chỉ mất 123 năm Sốnăm để tăng thêm 1 tỷ người giảm xuống còn hơn 30 năm, sau đó là hơn 10năm Từ đây có thể thấy rõ tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng của thế giới.Nghiên cứu dân số thế giới của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy sau mỗikhoảng thời gian 10 năm càng về sau thì dân số tăng thêm càng lớn Và số dântăng thêm hằng năm khoảng 100 triệu, tức là bằng một quốc gia lớn hiện nay(hơn 150 triệu trẻ em sinh ra và khoảng 50 triệu người chết đi) Dự báo hiện tạicho thấy sự gia tăng dân số vẫn sẽ tiếp tục và không bao giờ có sự ổn định trong
tỷ lệ gia tăng dân số Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới hàng năm, được công
bố vào thứ Hai trùng với Ngày Dân số Thế giới, cũng lưu ý rằng dân số toàn cầuđang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, và đã giảm xuống dưới 1% vàonăm 2020
Dự đoán dân số thế giới trong những năm tới:
Trang 6Trung Quốc và Ấn Độ: quốc gia đông dân nhất
Trung Quốc (1,4 tỷ) và Ấn Độ (1,4 tỷ) vẫn là hai quốc gia đông dân nhất thếgiới, cả hai đều có hơn 1 tỷ người, mỗi nước chiếm gần 18% dân số thế giới.Vào khoảng năm 2023, Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt Trung Quốc trở thànhquốc gia đông dân nhất thế giới, trong khi dân số Trung Quốc được dự đoán sẽgiảm 48 triệu người, tương đương khoảng 2,7%, từ năm 2019 đến năm 2050.(Nguồn: Triển vọng Dân số Thế giới 2022 và Bảng điều khiển Dân số Thế giới).Thế giới năm 2100
Dân số thế giới được dự đoán sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030 và tiếp tục tănglên 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 10,4 tỷ người vào năm 2100
Châu Phi: lục địa phát triển nhanh nhất
Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu từ nay đến năm 2050 dự kiến sẽ xảy ra
ở Châu Phi Châu Phi có tốc độ tăng dân số cao nhất trong số các khu vựcchính Dân số của châu Phi cận Sahara được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm
2050 Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở châu Phi được dự đoán ngay cả khimức sinh giảm đáng kể trong tương lai gần Bất kể sự không chắc chắn xungquanh các xu hướng sinh sản trong tương lai ở Châu Phi, số lượng lớn thanhniên hiện đang ở lục địa này, những người sẽ trưởng thành trong những năm tới
và có con, đảm bảo rằng khu vực này sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc địnhhình quy mô và sự phân bố dân số thế giới trong những thập kỷ tới
Giảm dân số ở châu Âu
Ngược lại, dân số của 61 quốc gia hoặc khu vực trên thế giới dự kiến sẽ giảmvào năm 2050, trong đó 26 quốc gia có thể giảm ít nhất 10% Một số quốc gia
dự kiến sẽ chứng kiến dân số của họ giảm hơn 15% vào năm 2050, bao gồmBosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Hungary, Nhật Bản, Latvia, Litva,Cộng hòa Moldova, Romania, Serbia và Ukraine Mức sinh ở tất cả các nướcchâu Âu hiện đang ở dưới mức cần thiết để thay thế hoàn toàn dân số trong thời
Trang 7gian dài (khoảng 2,1 trẻ em trên một phụ nữ) và trong phần lớn các trường hợp,mức sinh đã ở dưới mức thay thế trong vài thập kỷ.
1.2 Nguyên nhân gia tăng dân số ngày nay
1.2.1.Chênh lệch tỷ lệ sinh/tử
Gia tăng dân số quá nhanh về bản chất được hiểu là chênh lệch lớn giữa tỉ lệ sinh và tỷ lệ tử Dân số sẽ tăng khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi
Diện tích trái đất dường như sẽ không thay đổi nhưng điều kiện sống của con người thì ngày càng được cải thiện, nhiều người sống thọ hơn Trong khi đó, tỉ
lệ sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng lên dẫn đến tình trạng gia tăng dân số nhanh
1.2.2.Do nhu cầu lao động
Từ nhu cầu lao động trong phạm vi gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con để nhằm đáp ứng các nhu cầu về việc làm, lao động trong gia đình Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế
1.2.4.Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Một trong những mục đích của việc này là để giảm tỉ lệ sinh Tuy nhiên, ở nhiều
Trang 8nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.
Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay
1.3 Xu hướng phát triển của dân số thế giới
1.3.1 Quy mô dân số thế giới tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảmTheo Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2019 của UNFPA, thế giới có 7,7
tỷ người, tăng gần 100 triệu người so với năm 2018 Dân số các nước đang phát triển chiếm tới 84%, các nước phát triển chỉ chiếm 16% Châu Á đông nhất thế giới với hơn 4,5 tỷ người, châu Phi đứng ở vị trí thứ hai với gần 1,3 tỷ người Khu vực ít nhất thuộc về Châu Đại dương với 41 triệu người
Ở cấp độ quốc gia, ngôi vị đầu bảng thế giới vẫn là Trung Quốc (1,4 tỷ người)
và đuổi sát nút là Ấn Độ (1,37 tỷ người) Dân số Ấn Độ hiện nay đông hơn cả dân số châu Phi Ấn Độ sẽ soán ngôi Trung Quốc và giữ vị trí Quán quân vào năm 2030 Mỹ vẫn đứng ở vị trí thứ 3 với 329 triệu người Cộng đồng ASEAN
có các đại diện Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan thuộc nhóm 25 cường quốc về quy mô dân số trên thế giới
Thế giới đạt 4 tỷ người vào năm 1974 và 13 năm sau có 5 tỷ người (năm 1987) Các tỷ người sau đó cũng trong khoảng sau 12-13 năm Tuy nhiên, thế giới sẽ cán mốc 8 tỷ người sau 15 năm (năm 2027) và 19 năm sau đó mới đạt mốc 9 tỷ người (năm 2046) Điều đó cho thấy mặc dù quy mô dân số thế giới vẫn tiếp tụctăng lên hàng năm nhưng tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm đi
1.3.2 Mức sinh ngày càng giảm
Năm 2019, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có 2,5 con Ngoại trừ khu vực châu Phi (4,7 con) và các nước Arab (3,3 con), các khu vực còn lại trên thế giới đều ghi nhận mức sinh đạt và dưới mức 2,1 con
Trang 9Mặc dù mức sinh của lục địa đen còn cao nhưng quan sát mức sinh các khu vực
và thế giới từ năm 1950 đến 2025 đều ghi nhận xu hướng mức sinh giảm, thấp chí còn xuống mức rất thấp như tại châu Âu là 1,66 con, Bắc Mỹ là 1,86 con vào giai đoạn 2020-2025
Việc mức sinh ở mức xung quanh mức sinh thay thế cũng không có gì đáng bàn nếu như không có hiện tượng mức sinh ngày càng tụt dốc Thảm trạng
về mức sinh thấp vẫn tiếp tục cho đến hiện nay và có xu hướng gia tăng Thế giới hiện có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh từ 2,1 trở xuống, trong
đó có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 1,8 con trở xuống Một số nước có mức sinh rất thấp như: Portugal (1,2 con), Moldova (1,2 con) Singapore (1,3 con), Hàn Quốc (1,3 con), Poland (1,3 con), Spain (1,4 con), Hungary (1,4 con)…
1.3.3 Mức chết tiếp tục giảm
Báo cáo Tử vong Thế giới năm 2017 của LHQ cho thấy, tỷ suất chết thô của thế giới hiện nay là 7,7%o Thành công của chương trình KHHGĐ, y khoa và những nỗ lực của cộng đồng thế giới chung tay xóa đói giảm nghèo đã làm cho mức chết của trẻ em, bà mẹ giảm đi nhanh chóng Theo WHO, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi trên thế giới là 31%o và tỷ số tử vong bà mẹ là 216
Báo cáo Xu hướng và mức chết của trẻ em trên thế giới, 2018 của UNICEF cho thấy tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 18%o, tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 39%o.Tuy mức chết này còn cao nhưng đã là sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng thế giới bởi năm 1990, các tỷ suất này lần lượt là 37% và 93%
1.3.4.Già hóa dân số là đặc trưng thế kỷ 21
Thế kỷ XXI là thế kỷ của già hoá dân số Với 9% nhóm dân số 65+, thế giới đang ở thời kỳ già hóa dân số và năm 2050 là thế giới già nua Tỷ trọng này của nhóm nước phát triển là 20% Châu Âu, châu Á - Thái Bình dương, khu vực Bắc Mỹ và vùng biển Carribbean đều đang già hóa
Nâng cao tuổi thọ vừa là niềm mơ ước và là thành tựu vĩ đại nhất của loài
Trang 10người Nếu như năm 1969, con người chỉ thọ trung bình 56 năm thì đến năm
1994 đã là 65 tuổi và hiện nay là 72 tuổi
Trong số các quốc gia đã và đang quá trình già hoá dân số hay dân số già đều triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm thích ứng với sự biến đổi nhân khẩu lớn lao này
1.3.5.Di cư ngày càng trở nên phức tạp
Di cư là một thuộc tính của loài người Theo Báo cáo Di cư Toàn cầu năm 2018 của Tổ chức Di cư Quốc tế, thế giới có 258 triệu người di cư quốc tế Trong đó
có 124,8 triệu phụ nữ và 36,1 triệu trẻ em Các dòng di cư chủ đạo là từ Bắc xuống Nam, từ Nam đến Nam và từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển Khoảng 2/3 người di cư quốc tế đang sinh sống tại châu Âu và châu Á
Di cư mang đến những thách thức cho cả nơi đi và nơi đến như khuyến khích thế hệ, trốn thuế, dịch vụ xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhưng cũng mang đến những lợi thế như đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao thoa văn hóa…
Người di cư có nhiều lý do nhưng chủ yếu vì việc làm, chiếm tới 58% Chiếm gần 10%, di cư tị nạn vẫn là một thách thức lớn cho nền hòa bình thế giới, đặc biệt trong những năm gần đây Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị, biên giới lãnh thổ… vẫn đang diễn ra cùng với đó là biến đổi khí hậu, tan băng, nước biển dâng, sa mạc hóa, biến đổi nhân khẩu, già hóa dân số … buộc con người phải di cư
2 Sự phân bố dân số thế giới
Dân số thế giới tính đến ngày 15/11/2022 đã cán mốc 8 tỷ người, số dân của mỗi quốc gia là khác nhau và luôn có xu hướng tăng theo thời gian
Đề thể hiện sự phân bố dân cư người ta dùng tiêu chí mật độ dân số, là số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích Năm 2022 mật độ dân số của thế giới là 59,22 người /km2
Trang 11Trên trái đất, có chỗ đông dân, nhưng lại có chỗ dân cư vô cùng thưa thớt Ở buổi ban đầu, sự phân bổ dân cư theo lãnh thổ mang tính chất bản năng, tương
tự việc di trú của một số loài chim vậy Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, thời kì này sớm chấm dứt và nhường chỗ cho thời kỳ phân bố dân cư có ý thức và có quy luật
2.1 Dân số thế giới phân bố không đồng đều do điều kiện tự nhiên, kinh tế
ở mỗi vùng khác nhau
2.1.1 điều kiện tự nhiên
Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời lại là một thực thể của
xã hội và sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên ở nhiều mức độ khác nhau Sau đây là một vài yếu tố chủ yếu có tác động tới sự phân bố dân cư
- Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân
cư Nói chung, nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người Trên thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới Dân cư ở vùng khí hậu nóng ẩm trù mật hơn ở vùng khô hạn Trong cùng một đới khí hậu, con người ưa thích khí hậu ôn đới hải dương hơn khí hậu ôn đới lục địa Nhiệt độ quá thấp cũng trở ngại cho việc tập trung dân cư
ấm áp, ôn hòa
ôn đới
nóng ẩm
ôn đới hải dương
khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp
khô hạn
ôn đới lục địa
- Nguồn nước cũng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phân bố dân cư Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần đến nước Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người mỗi năm cần khoảng 2.700m3 nước Muốn sản
Trang 12xuất 1 kg thức ăn thực vật phải có 2.500 lít nước, 1 kg thịt cần 20.000 lít nước Hoạt động công nghiệp cũng tiêu thụ rất nhiều nước Nói chung, ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống Không phải ngẫu nhiên, các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong nhữnglưu vực của những con sông lớn Như nền văn minh Babylon ở Lưỡng Hà(sông Tigrơ và sông Ơphơrát), nền văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nin, nền văn minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn – Hằng… Bên cạnh lưu vực sông Nin dân cư đông đúc là hoang mạc Sahara vắng bóng người, thậm chí bên trong các hoang mạc, dân cư chỉ tập trung quanh các ốc đảo, nơi
có nguồn nước xuất hiện
- Địa hình và đất đai:
Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang,
Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư Địa hình lại thường có mối quan hệ với độ phì nhiêu cửa đất đai Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư Nhìn chung trên thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao không quá 200m so với mặt nước biển vì có nhiều thuận lợi cho cả sản xuất lẫn cư trú Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có mật độ dân số cao nhất trong cả nước
- Nguồn tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong việc phân
bố dân cư Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn do thiên nhiên khắc nghiệt
2.1.2 Điều kiện kinh tế
- Trình độ phát triển lực lượng sản xuất:
Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắt, hái lượm nay đây mai đó nên cần phải có địa bàn đất đai rộng lớn Việc tập trung dân cư