1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập môn kỹ năng ngoại giao số các công cụ ngoại giao số của trung quốc

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Facebook, Instagram Việc Trung Quốc gia tăng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội của Mỹ như Twitter, Facebook và Instagram là một hiện tượng tương đối mới, bắt đầu nghiêm túc vào kh

Trang 1

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

BÀI TẬP MÔN KỸ NĂNG NGOẠI GIAO SỐCÁC CÔNG CỤ NGOẠI GIAO SỐ CỦA TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng

Trang 3

Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Lưỡng Hội) năm 2021, chính phủ nước này đã cho thảo luận về ý định xây dựng một “Trung Quốc kỹ thuật số - Digital China” Kế hoạch này chỉ đạo các bộ ban ngành liên quan tập trung thực hiện các cách thức ứng dụng ngành công nghiệp kỹ thuật số mới, bao gồm công nghệ VR, 3D, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain và điện toán đám mây vào trong các hoạt động phục vụ cho công tác ngoại giao.

Chính vì vậy, ngoại giao số đã được Trung Quốc thúc đẩy nhằm mục tiêu thay đổi các luồng ý kiến, đánh giá tiêu cực với Trung Quốc và sự trỗi dậy của quốc gia này.

I.Mạng xã hội

1 Facebook, Instagram

Việc Trung Quốc gia tăng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội của Mỹ như Twitter, Facebook và Instagram là một hiện tượng tương đối mới, bắt đầu nghiêm túc vào khoảng cuối năm 2019 và đạt tốc độ nhanh chóng đến năm 2020.

Trong vòng 7 năm trở lại đây, dẫu bị cấm sử dụng trong nội địa Trung Quốc, trên nền tảng Facebook và Instagram, Chính phủ Trung Quốc tích cực lập nên các tài khoản cho các cơ quan ngoại giao (Nhà ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán…) và các đơn vị truyền thông được nhà nước hậu thuẫn (state-backed) (CGTV, Tân Hoa Xã, Thời Báo Hoàn Cầu…) để tuyên truyền hình ảnh quốc gia và chính sách đối ngoại ra nước ngoài

1.1 Với Facebook

Trang 4

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Internet Oxford (Anh), từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, trên Facebook có đến 84 tài khoản ngoại giao, đại sứ quán (diplomat account) và 95 tài khoản được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn (state-backed account) Con số này vẫn không ngừng tăng đến thời điểm hiện tại Thống kê có đến 424420 bài đăng đã được 179 tài khoản Facebook này đăng, thu hút hơn 342 triệu lượt react trong 8 tháng đó, cho thấy nguồn lực truyền thông dồi dào mà Trung Quốc đầu tư vào nền tảng mạng xã hội số 1 thế giới này Tuy nhiên, theo phương Tây, Trung Quốc đã có thể phát triển cho mình thuật toán thông minh để vận hành nhiều tài khoản ảo phục vụ cho việc tăng tương tác, tăng lượt theo dõi, nhân rộng ảnh hưởng trên nền tảng này Các bài đăng trên Facebook chủ yếu là quảng bá hình ảnh về con người, thiên nhiên, văn hóa Trung Quốc và được tối ưu hóa bằng tiếng bản địa nơi quốc gia này đặt Đại sứ quán Cũng có những bài đăng tuyên truyền về chính sách ngoại giao của Trung Quốc Có trang đặc thù như Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao (中 华人民共和国外交部发言人办公室) và Trang của người phát ngôn Uông Văn Bân hầu như chỉ đăng tải phát ngôn của các phát ngôn viên và các thông điệp của họ thường hướng đến và chỉ trích Mỹ và bảo vệ chính sách Trung Quốc với đảo Đài Loan Tuy nhiên, vì sự bùng nổ mạnh mẽ của các tài khoản ngoại giao, Facebook đã có chính sách gán nhãn (labelling) để minh bạch hóa nguồn thông tin, các tài khoản mạng xã hội trên dần được Facebook gắn tích xanh kèm theo đó là việc gán nhãn như “kênh truyền thông do chính phủ quản lý” (state-controlled media) để người dùng dễ dàng nhận biết trang họ đang truy cập có liên đới và được Chính phủ Trung Quốc kiểm soát Việc làm này được

Trang 5

cho là nước đi của phương Tây để hạn chế ảnh hưởng của truyền thông tuyên truyền Trung Quốc.

CGTN được gán nhãn Phương tiện truyền thông do chính phủ Trung Quốc quản lý.

Quảng bá hình ảnh Trung Quốc trên trang Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.

Trang 6

Bài đăng bằng tiếng bản địa về lập trường Đài Loan của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangladesh.

Trang 7

Quảng bá văn hóa tại Tân Cương trên trang Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ, bài đăng nhận về ít tương tác.

Bài đăng trên trang Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc có “đụng chạm” đến Hoa Kỳ.

Về mặt tích cực, Trung Quốc đổ dồn nguồn lực rất nhiều vào nền tảng số Facebook, có rất nhiều tài khoản Đại sứ quán, bài đăng luôn được đa dạng ngôn ngữ, thông tin quảng bá hình ảnh đa dạng, hấp dẫn, có đầu tư, ngày càng thu hút nhiều người theo dõi Tuy nhiên, các trang có sự hậu thuẫn của nhà nước ngày càng được gắn nhãn, tick xanh, đây không phải là mạng xã hội không thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nên không thể chơi theo luật Trung Quốc, nhiều tài khoản ảo lập ra để nhân rộng ảnh hưởng Trung Quốc bị đình chỉ hoạt động do Facebook cứng rắn hơn với chính sách người dùng.

1.2 Với Instagram

Hoạt động khiêm tốn hơn so với Facebook với số lượng tài khoản trên dưới 40 (theo số liệu thu thập được từ các tài khoản mà Văn phòng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc @mfa_chn và CGTN @cgtn theo dõi), song các tài khoản Instagram của nước này cũng đang có sự phát triển Trung Quốc thiết lập các tài khoản state-backed từ những năm 2014 và 2015 cho các đơn vị

Trang 8

truyền thông như Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc nhật báo, Tân Hoa xã, CGTN và đều đã có tích xanh Đến giai đoạn 2020, 2021, Instagram chứng kiến sự ra đời của những tài khoản ngoại giao như Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các đại sứ quán, một số cơ quan này đã được gán tích xanh và một số cơ quan đang chờ được gán Các đơn vị state-backed đưa ra phần lớn bài viết về quảng bá hình ảnh, ít có yếu tố chính trị, các tài khoản Ngoại giao thì đưa xen lẫn các bài viết quảng bá và bài viết bày tỏ quan điểm chính trị (thông điệp chính trị ở đây thường thì với Đại Sứ Quán là các hoạt động hợp tác, với tài khoản của Bộ ngoại giao và nhà ngoại giao thì trích dẫn phát ngôn của các nhà ngoại giao), tuyệt nhiên không có tài khoản nào chỉ đưa bài post về chính trị

Có thể thấy, các bài đăng trên Instagram đa dạng về nội dung, sử dụng nhiều ngôn ngữ, ít mang yếu tố chính trị Tuy nhiên, số lượng tài khoản của các nhà ngoại giao còn khiêm tốn, số lượng theo dõi và tương tác còn ít, các tài khoản của nhà nước vẫn bị gán nhãn phương tiện truyền thông chính phủ kiểm soát.

Bài đăng quảng bá về một góc vạn lý trường thành trên kênh Instagram của Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vốn không xuất hiện

trên kênh Facebook của cơ quan này.

Trang 9

Một bài đăng tuyên truyền “đụng chạm” Mỹ của Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Một bài đăng “đá xoáy” Mỹ trên trang Instagram của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraina nhận về luồng ý kiến trái chiều.

2 Twitter

Mặc dù hầu như 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã có mặt trên Twitter, Trung Quốc vẫn còn khá mới trong việc sử dụng Twitter như một công cụ cho ngoại giao số (Twiplomacy) với tài khoản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (@MFA_China) hoạt động từ năm 2019

Trang 10

Trong một cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/06/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: “Giống như việc các phóng viên và nhà ngoại giao quốc tế ở Trung Quốc sử dụng Weibo, Twitter là một con đường, một nền tảng để các nhà ngoại giao Trung Quốc giao tiếp với thế giới bên ngoài”

Các nội dung đăng tải tập trung vào ba chủ đề chính: (i) Thể hiện Trung Quốc là nước ủng hộ tự do thương mại và hợp tác quốc tế, minh chứng cho sự cởi mở và chân thành của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại; (ii) Tăng sức hút của Trung Quốc thông qua đăng tải cảnh quan du lịch, văn hóa truyền thống, cuộc sống thường nhật của người dân; (iii) Quảng bá các thành tựu phát triển của Trung Quốc, thể hiện cho thế giới thấy một Trung Quốc hấp dẫn và thịnh vượng.

Hiện nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và nhiều đại sứ quán, cơ quan đại diện, kênh truyền thông của Trung Quốc đã sử dụng Twitter để tương tác với công chúng

Trang 11

Tài khoản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Tài khoản của Phái đoàn Trung Quốc tại LHQ

Trang 12

Tài khoản của ĐSQ Trung Quốc tại Mỹ

Tài khoản của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc CIDCA

Trang 13

Tài khoản của tờ China Daily.

Một trong những công cụ thực hiện chính sách ngoại giao công chúng của Trung Quốc - tờ China Daily, cung cấp nhiều thông tin tin tức, văn hóa và chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho công chúng thế giới thông qua tài khoản Twitter chính thức của mình

Trang 14

Là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bản thân Hua Chunying cũng có tài khoản Twitter và về cơ bản chỉ đăng

các dòng tweet bằng tiếng Anh và tương đối tích cực.

Tuy nhiên, chỉ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì các tài khoản chính thức của Trung Quốc mới thật sự hoạt động tích cực Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Prof Chris Alden (The London School of Economic and Political Science), tính tới tháng 7 năm 2021, hastag được sử dụng nhiều nhất là #covid19.

Về mặt tích cực, mặc dù các cơ quan ngoại giao và cán bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ vận hành một số lượng nhỏ tài khoản Twitter, song việc trích dẫn lại, trả lời và các hình thức tương tác khác giúp phân phối nội dung trên một hệ thống rộng lớn và tới đúng đối tượng mục tiêu (thông qua hastag), giúp Trung Quốc thúc đẩy hình ảnh thiện chí qua việc kể chuyện Ngoài ra, Twitter cũng giúp Trung Quốc theo dõi và đánh giá dư luận quốc tế tốt hơn Tuy vậy, hoạt động của các tài khoản Twitter nói trên được kiểm soát và quản lý chặt chẽ,

Trang 15

hầu hết là retweet lại các bài đăng hơn là tweet trực tiếp Các cuộc đối thoại trực tiếp gần như không có

3 Weibo, WeChat

Trong khi Twitter, Facebook, Youtube và một số mạng xã hội khác bị chặn bởi hệ thống tường lửa ở Trung Quốc, Weibo, Wechat – các trang web, tiểu blog phiên bản tiếng Trung được sử dụng, cho phép cư dân bắt kịp xu hướng thế giới, quan trọng hơn, đó là nơi để Trung Quốc thực hiện các hoạt động ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc (MFA) không chỉ phụ trách “biên chế và hỗ trợ các cơ quan đại diện ở nước ngoài” để quản lý các mối quan hệ hợp tác hoặc thù địch với các quốc gia khác, mà còn là một cơ quan chính trị tham gia vào việc “hoạch định và thực hiện chính sách” Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng nền tảng công nghệ số để quản lý ngoại giao trong nước và quốc tế.

1.3.1 Đối nội

Trung Quốc sử dụng Weibo và Wechat để đưa thông tin chính sách nhà nước đến người dân trong nước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tạo tài khoản mạng xã hội đầu tiên của mình với tên “Văn phòng Ngoại giao Công chúng” trên Weibo vào tháng 4 năm 2011 Mục đích là để “phổ biến khái niệm ngoại giao công chúng, giới thiệu những quan điểm của Trung Quốc, đồng thời giải thích các chính sách và chủ trương của Trung Quốc cho công chúng trong nước”

Weibo không chỉ thú hút những người dùng thông thường mà còn có cả những người nổi tiếng, giới truyền thông, những người thuộc cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp Weibo xác minh nghiêm ngặt bất kỳ tài khoản nào được công chúng quan tâm Tài khoản của người nổi tiếng được tặng huy hiệu màu cam (chữ “V”) Trong khi tài khoản của các tổ chức và công ty có huy hiệu màu xanh da trời Vì vậy, để truyền tải nội dung các chính sách Ngoại giao, các quan

Trang 16

điểm của Nhà nước đến người dân trong nước, Trung Quốc sử dụng tài khoản Weibo để đăng tải thông tin.

Tài khoản Weibo của tờ Nhân dân Nhật Báo Trung Quốc có huy hiệu màu xanh da trời, dễ dàng đăng tải các nội dung liên quan đến vấn đề ngoại giao của nước này, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình thông qua tương tác bình luận,

chia sẻ.

Tài khoản Weibo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp thông tin về các cuộc gặp mặt giữa Chính phủ Trung Quốc với các cơ quan nước ngoài, các

hoạt động ngoại giao trong và ngoài nước,…

Trang 17

Tài khoản của Bộ Ngoại giao được lập nên trên Wechat nhằm cung cấp thông tin đến người dân.

1.3.2 Đối ngoại

Do các chính sách hạn chế người sử dụng tài khoản Weibo và Wechat, Trung Quốc tạo điều kiện cho các tài khoản của các Đại sứ quán nước ngoài thiết lập trên 2 nền tảng này để trao đổi thông tin và các chính sách từ nước ngoài vào quốc gia này Ví dụ, các phái đoàn Liên minh châu Âu, đại sứ quán Hoa Kỳ và Nhật Bản đã sử dụng Weibo là một nền tảng để thực hiện các chiến lược ngoại giao Họ thường xuyên đăng tải các bài viết lên Weibo và Wechat, trung bình từ 2-4 bài/ngày.

Cụ thể, một phần ba khác các bài đăng trên Weibo của Mỹ chủ yếu là quảng bá theo định hướng dịch vụ hoặc hoạt động ngoại tuyến, nhắm mục tiêu đến phạm vi rộng hơn cộng đồng Các bài đăng của tài khoản Đại sứ quán Mỹ trên weibo đã mang ý nghĩa tích cực đối với quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cụ thể trong hai dịp: thông điệp chúc mừng từ Tổng thống Obama, Đại sứ Locke, Ngoại trưởng Kerry và đại sứ nhân dịp Tết Nguyên đán, và một bài về triển vọng của mối quan hệ song phương sau khi ông Tập được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc (năm 2012) Một cuộc khảo sát cho thấy những bài đăng này đã được người dùng Weibo Trung Quốc đón nhận nồng nhiệt

Trang 18

Như vậy, cả Weibo và Wechat đều là nền tảng mạng xã hội nội địa của Trung Quốc, chính phủ dễ dàng kiểm soát, có cảnh sát mạng để theo dõi những bài đăng trên mạng xã hội Bên cạnh đó, Weibo không phải là một nền tảng công khai Một nội dung được sao chép từ Twitter sang Weibo cũng không dễ để đăng tải lên do chính sách kiểm soát luồng thông tin từ nước ngoài vào TQ vô cùng chặt chẽ Thế nhưng, tầm ảnh hưởng chỉ giới hạn trong nội địa quốc gia như vậy cũng sẽ khó chạm được tới khán giả quốc tế Có sự giám sát của chính phủ, người dùng sẽ ko thể tự do ngôn luận cũng như nhắn tin tuỳ tiện bàn luận về chính phủ hay những tin nói xấu, phản động, dễ bị bắt bỏ tù.

II.Website do Nhà nước quản lý

Tại Trung Quốc, trang web cổng thông tin điện tử sớm nhất do chính phủ thành lập là trang web chính thức của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế, được thử nghiệm công khai vào ngày 21 tháng 1 năm 1999 Ngoài việc cung cấp kịp thời thông tin chính phủ, luật, quy định và thông tin thống kê của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế và các tổ chức địa phương , nó còn mở ra ở nước ngoài thị trường cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Trung Quốc; cung cấp một địa điểm trực tuyến có thẩm quyền Kể từ đó, chính quyền trung ương và địa phương các cấp và các cơ quan ban ngành của họ lần lượt bắt đầu thành lập các trang thông tin điện tử, năm 1999 được gọi là “Năm Internet của Chính phủ”.

Ngày 1 tháng 1 năm 2006, trang web của Chính phủ Nhân dân Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (www.gov.cn) chính thức được khai trương Tính đến quý I năm 2017, có tổng số 43.143 trang thông tin điện tử của chính phủ đang hoạt động trên cả nước, bao gồm 2.229 trang web chính phủ của các cơ quan Quốc vụ và các cơ quan quản lý nội bộ và ngành dọc, 32 trang thông tin điện tử chính phủ cấp tỉnh và 2.591 trang web cấp tỉnh.

Trang 19

Trong những năm qua, việc xây dựng trang web của chính phủ ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhất định; trở thành một công cụ số quan trọng, hỗ trợ chính phủ Trung Quốc trong công tác ngoại giao nói chung và công bố thông tin của chính phủ, nâng cao hiệu quả công việc của chính phủ nói riêng

Tuy nhiên, việc sử dụng các trang web chính phủ ở Trung Quốc trong hoạt động ngoại giao vẫn còn một số vấn đề, ví dụ như do điều kiện chính trị, kinh tế, kỹ thuật và các yếu tố khác, việc xây dựng một số tên miền, trang web chính phủ là chưa chuẩn hóa, tốc độ và tần suất cập nhật thông tin website chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội, việc xây dựng dịch vụ trực tuyến còn tương đối tụt hậu, chưa phát huy hết chức năng dịch vụ Do đó, tính tương tác trực tuyến của website trong công tác ngoại giao còn chưa cao

Do đó, việc tiếp tục phát huy và củng cố những ưu điểm, thế mạnh của việc xây dựng Trang thông tin điện tử của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời hoàn thiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế là ưu tiên hàng đầu của việc xây dựng Trang thông tin điện tử của Nhà nước Trung Quốc hiện nay và trong tương lai.

III Công nghệ số 1 Công nghệ 5G

Trong giáo trình Ngoại giao số: Lỹ luận và thực tiễn, Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh có viết: “Trung Quốc là một nước lớn triển khai ngoại giao số phục vụ cho mục đích chính trị Trung Quốc đã đẩy mạnh việc quốc tế hóa tiêu chuẩn công nghệ thông tin và truyền thông theo tiêu chuẩn của nước này trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó giảm thiểu phụ thuộc vào công nghệ của phương Tây, đẩy mạnh phát triển công nghệ nội địa và mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và công nghệ 5G trong ngành công nghiệp 5G toàn cầu” Trung Quốc đang dựa vào công nghệ mạng thế hệ tiếp theo này để chuyển đổi các ngành công nghiệp

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w