1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tác động của trào lưu foodtour đến sự phát triển của du lịch hải phòng

124 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Tác Động Của “Trào Lưu Foodtour” Đến Sự Phát Triển Của Du Lịch Hải Phòng
Tác giả Lê Thu Phương, Lê Thị Huyền My, Lê Uyên Nhi, Lê Hoàng Anh, Phạm Thị Xuân Diệp
Người hướng dẫn ThS. Vương Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 4,78 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (11)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài (17)
  • 6. Kết cấu bài nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA “TRÀO LƯU FOODTOUR” ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH (19)
    • 1.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch ẩm thực - "trào lưu Foodtour" (19)
      • 1.1.1. Khái niệm du lịch (19)
      • 1.1.2. Đặc điểm du lịch (20)
      • 1.1.3. Các yếu tố cấu thành du lịch (20)
      • 1.1.4. Động cơ du lịch (22)
      • 1.1.5. Các loại hình du lịch (23)
      • 1.1.6. Quan điểm về PTDL dựa vào ẩm thực (24)
      • 1.1.7. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch (25)
      • 1.1.8. Đặc điểm của du lịch ẩm thực (26)
      • 1.1.9. Phát triển du lịch ẩm thực (28)
      • 1.1.10. Nội dung phát triển du lịch ẩm thực (32)
      • 1.1.11. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ẩm thực (34)
    • 1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực và bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Phòng (36)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nội (36)
      • 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Huế (38)
      • 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Thanh Hóa (42)
      • 1.2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Thái Lan (45)
      • 1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Phòng (46)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FOODTOUR ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HẢI PHÒNG (48)
    • 2.1. Tổng quan về du lịch Hải Phòng (48)
      • 2.1.1. Khái quát về Hải Phòng (48)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (48)
        • 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên (49)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động du lịch tại Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2022 (57)
    • 2.2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động du lịch ẩm thực (65)
      • 2.2.1. Thực trạng điều kiện phát triển hoạt động du lịch ẩm thực tại Hải Phòng . 56 2.2.2. Kiểm định các tác động của “trào lưu Foodtour” đến du lịch Hải Phòng (65)
      • 2.2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến “Văn hóa ẩm thực” và “Dân cư địa phương” bởi “Trào lưu foodtour” đến Hải Phòng (74)
      • 2.2.4. Phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động du lịch ẩm thực tại Hải Phòng (78)
    • 2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến phát triển hoạt động du lịch ẩm thực tại Hải Phòng (82)
      • 2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khách quan (82)
      • 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường chủ quan (86)
    • 2.4. Đánh giá chung yếu tố “Văn hóa ẩm thực” và “Dân cư địa phương” đến du lịch Hải Phòng (0)
      • 2.4.1. Thành công và nguyên nhân (89)
      • 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (90)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC HẢI PHÒNG (93)
    • 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại Hải Phòng (93)
      • 3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch tại Hải Phòng (93)
      • 3.1.2. Mục tiêu PTDL tại Hải Phòng (93)
    • 3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng (95)
      • 3.2.1. Phương hướng phát triển du lịch tại Hải Phòng (95)
      • 3.2.2. Quan điểm phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng (96)
    • 3.3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu (96)
      • 3.3.1. Nhóm giải pháp về các điều kiện phát triển (96)
      • 3.3.2. Nhóm giải pháp về nội dung phát triển (98)
      • 3.3.3. Nhóm giải pháp về các tiêu chí phát triển trào lưu Foodtour cũng như du lịch ẩm thực tại Hải Phòng (102)
    • 3.4. Kiến nghị (103)
      • 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ (104)
      • 3.4.2. Kiến nghị với Bộ, Ban, Ngành (104)
      • 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương (105)
  • KẾT LUẬN (15)
  • PHỤ LỤC (111)

Nội dung

Thời gian gần đây, nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong PTDL, một số chương trình du lịch CTDL trong nước đã bắt đầu xây dựng những tour khám phá ẩm thực cho KDL như: đưa khách đi cù

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Nếu như du lịch mạo hiểm, giải trí được phần lớn là người trẻ ưa thích, hay du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh lại thu hút người lớn tuổi thì du lịch ẩm thực (DLÂT) lại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, giới tính, điều kiện của khách

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của đời sống, con người không chỉ đơn giản có nhu cầu ăn no, mặc ấm như trước kia mà còn mong muốn hơn nữa, khát khao hơn nữa là được ăn ngon, mặc đẹp Do đó, ngoài việc tiêu thụ đồ ăn để duy trì sự sống thì thưởng thức đồ ăn ngon, khám phá ẩm thực cũng là cách để con người thỏa mãn, tận hưởng giá trị cuộc sống thông qua đường “dạ dày” Không chỉ gói gọn trong nhu cầu thiết yếu thì ẩm thực còn đặc biệt mang những giá trị riêng Ẩm thực giúp tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt của từng địa phương, vùng miền, quốc gia Mỗi một thế hệ đi qua, ẩm thực lại được gìn giữ và phát huy để đại diện cho bản sắc của cả một nền văn hóa

UNWTO đã nhận định DLÂT là một trong những lợi thế riêng có của mỗi quốc gia, là yếu tố chiến lược, là động lực quan trọng để phát triển du lịch (PTDL) Việc kết hợp ẩm thực và du lịch sẽ tạo cơ hội lớn cho việc phát triển và quảng bá du lịch (QBDL) Cũng theo nghiên cứu của UNWTO, trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch (KDL) trong chuyến đi, trung bình một KDL chi khoảng 1/3 ngân sách chuyến đi cho việc việc ăn uống DLÂT có điểm khác biệt với những loại hình du lịch (LHDL) khác là không giới hạn thành phần khách tham gia Trước đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, quan điểm về DLÂT được đưa ra, nhưng trên thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu rõ về tác động của nó tới sự PTDL

Thời gian gần đây, nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong PTDL, một số chương trình du lịch (CTDL) trong nước đã bắt đầu xây dựng những tour khám phá ẩm thực cho KDL như: đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửa ngày/ một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; dẫn khách tới những khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu… Bài toán được đặt ra đối với các địa phương muốn khai thác loại hình DLÂT này Đặc biệt đối với các doanh nghiệp du lịch và người làm du lịch cần có những kiến thức về ẩm thực để xây dựng những SPDL ẩm thực thật sự hấp dẫn du khách Người hướng dẫn viên tour DLÂT cần có vốn am hiểu ẩm thực và VHÂT mới có thể mang lại những giá trị trải nghiệm cho du khách DLÂT (trong tiếng Anh là: gastronomic tourism, food tourism hoặc culinary tourism) đã trở thành một trong những LHDL đang ngày càng phát triển

Thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng đang thu hút lượng khách rất lớn đến tham quan, trải nghiệm bằng SPDL độc đáo - DLÂT (food tour) Sản phẩm này đang tạo nên trào lưu du lịch hấp dẫn các bạn trẻ với nhiều thông điệp (slogan) ấn tượng như “Cùng Hải Phòng - Lòng vòng ẩm thực”, “Đi một nơi, vô số món”

Nửa năm trở lại đây, “cuối tuần rồi, food tour Hải Phòng thôi” hay “cùng ăn sập Hải Phòng trong 48 giờ” là những lời mời gọi quyến rũ được liên tục gửi tới các thành viên trên nhiều hội nhóm, diễn đàn có chung niềm đam mê khám phá ẩm thực Không chỉ nhanh chóng trở thành “từ khóa” thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người trẻ thuộc thế hệ trẻ, đến Hải Phòng để “lòng vòng ẩm thực” và “lòng vòng check-in” đã trở thành trào lưu du lịch được đông đảo du khách gần xa ưu tiên lựa chọn

Tuy nhiên, nhìn chung, sự phát triển quá mạnh mẽ của “trào lưu foodtour” cũng mang đến nhiều bất cập Cụ thể, hiện trạng sử dụng các dịch vụ ăn uống, trực tiếp tìm đến các SPDL (món ăn đặc sản địa phương) của thực khách được nhìn nhận là vẫn còn mang tính tự phát cao Rõ ràng, CQĐP thành phố Hải Phòng chưa thật sự tổ chức điều phối HDDL kết hợp ẩm thực một cách hiệu quả Quy mô du lịch chưa đáp ứng được hết các nhu cầu song hành với ẩm thực; việc khai thác tiềm năng du lịch để phục vụ cho riêng hoạt động thưởng thức ẩm thực còn rất hạn chế, không phát huy được hết khả năng vốn có của du lịch Có thể nhận thấy rõ, CSHT, GTVT kết nối tới Hải Phòng chưa thật sự nhất quán và đồng bộ; TNMT vốn có bị khai thác sai mục đích; một số vùng trọng điểm không được đầu tư kỹ càng… Vì vậy, từ những vấn đề bức thiết như trên; đặc biệt đòi hỏi phải nghiên cứu rõ để tìm ra những yếu tố tác động tiêu biểu kiến tạo và thúc đẩy hơn nữa HĐDL sôi nổi tại Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hải Phòng phát triển hơn nữa trong tương lai Đây cũng chính là cách giúp nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam, đưa đất nước ta có thể cạnh tranh hơn nữa trên thị trường du lịch quốc tế

Xuất phát từ những căn cứ trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài:

“Những tác động của “trào lưu foodtour” đến sự phát triển của du lịch Hải Phòng” để tiến hành nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng và trải nghiệm của du khách về ẩm thực, đưa DLÂT thành mũi nhọn trong PTDL Hải Phòng.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhóm nghiên cứu nhận thấy các vấn đề về du lịch và DLÂT, đặc biệt là PTDLÂT Hải Phòng và sự nở rộ của du lịch điểm đến Hải Phòng đã được xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu; các bài báo, ấn bản, tài liệu:

2.1 Nghiên cứu liên quan đến du lịch ẩm thực

Samantha Morris, Tomás Dwyer & Julie Mulligan (2020), “Destination Management: The Influence of Local Food”, Institute of Technology Carlow, Ireland đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài lòng của KDL đối với MĂĐP có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến, từ đó làm rõ được ĐCDL và nhấn mạnh địa phương muốn

PTDL cần tập trung khai thác tốt SPDL, cụ thể là món ăn đặc sản của vùng, địa phương đó

Zohreh Namavar Jahromy & Yeganeh Tajik (2011), “Tourism and Local Food and Beverages Consumption”, Luleồ University of Technology đó chỉ ra tiềm năng

DLÂT đến dân số trẻ của Iran khi DLÂT đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi các phong tục tập quán và thói quen ăn uống của đại đa số bộ phận giới trẻ; do đó họ có xu hướng chấp nhận rủi ro liên quan đến sức khỏe để thử nghiệm những món ăn mới Qua đó, đề xuất các giải pháp: (1) Kiến nghị các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm tuyệt đối ATVSTP; (2) Triển khai công tác đào tạo NNL phục vụ bài bản; (3) Xác định rõ thói quen, khẩu vị ăn uống và VHÂM của thực khách; (4) Chú trọng đến sự đổi mới trong thực đơn và sáng tạo trong công thức…

Rebecca O’Flynn (2021), “Food in Tourism and the Role of the Artisan Food

Producer in Ireland”, Technological University Dublin đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về vấn đề gian lận thực phẩm trong DLÂT và các hình thức mà nó diễn ra, những rủi ro của nó đối với thực phẩm trong du lịch Từ đó, hiểu được rõ tác động nghiêm trọng đến các đơn vị sản xuất thực phẩm thủ công nói riêng và thực phẩm của Ireland về danh tiếng du lịch nói chung từ góc độ chính phủ, cơ quan để đề xuất một số giải pháp

Erik Cohen & Nir Avieli (2004), “FOOD IN TOURISM - Attraction and Impediment”, Annals of Tourism Research, Vol 31 đã phân tích những tình huống khó xử mà KDL phải đối mặt với các tình huống ẩm thực không quen thuộc tại các điểm đến du lịch mà họ lựa chọn Đồng thời đưa ra hướng giải quyết là chọn lọc và biến đổi cách thức tiếp cận ẩm thực địa phương, làm cho các MĂĐP tiếp cận được với KDL một cách dễ dàng nhất

G Gheorghe, P Tudorache, P Nistoreanu (2014), “Gastronomic Tourism, a New Trends for Contemporary Tourism?”, Cactus Tourism Journal đã đề cập đến các giá trị của ẩm thực, chính xác là: các giá trị đạo đức và bền vững được thiết lập dựa trên các sản phẩm, văn hóa, lối sống và cảnh quan địa phương… Đây là các nhân tố giúp giúp phát triển xu hướng du lịch mới

Báo Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Trà Vinh (2018), “Phát triển tour DLÂT tại Việt Nam” đã nêu ra những khái quát về VHÂM Việt nhưng đánh giá VHÂM vẫn thật sự chưa được sử dụng triệt để trong các hoạt động xúc tiến du lịch Do đó các đề xuất nghiên cứu cụ thể để PTDL thông qua tour DLÂT cần tập trung vào các nội dung sau: (1) Nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của các món ăn, có công thức chung thống nhất để tiện đánh giá, phân loại; (2) Xây dựng và đưa vào quảng bá các món ngon, đặc trưng của địa phương thông qua các hoạt động trình diễn, festival; (3) Các ban, ngành có liên quan; các CTDL, lữ hành nên chủ động giới thiệu tour bằng phương tiện truyền thông…

Nguyễn Vũ Thùy Chi (2021), “DLÂT – Hướng đi mới trong PTDL tỉnh An Giang”, Tạp chí Công thương đã mô tả tiềm năng PTDLÂT ở tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy lợi thể ẩm thực cho du lịch An Giang trong tương lai: (1)

Sở, ban ngành, CQĐP cần đầu tư nghiên cứu để khai thác, PTDLÂT trong cơ cấu các LHDL của tỉnh; (2) Tổ chức các khu phố ẩm thực mang dấu ấn đặc trưng của địa phương; (3) Bổ sung đào tạo đội ngũ chuyên về ẩm thực bài bản và chuyên nghiệp; (4) Nghiên cứu đẩy mạnh gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề ẩm thực; (5) Xây dựng hình ảnh điểm đến về ẩm thực, đẩy mạnh hoạt động quảng bá về VHÂM địa phương dưới nhiều hình thức

Nguyễn Thị Thạch Ngọc (2022), “Ẩm thực trong phát triển bền vững du lịch cộng đồng”, Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh đã đánh giá dịch vụ ăn uống tại các cộng đồng địa phương chính là một nhân tố quan trọng giúp PTDL cộng đồng bền vững LHDL này đang phát triển khá nhanh và thành công, do đó tác động của ẩm thực ở nhiều khía cạnh được nghiên cứu dự báo sẽ nâng cao đời sống cho cư dân địa phương và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế

2.2 Nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch Hải Phòng

Thanh Giang (2022), “Hiến kế giúp ngành du lịch Hải Phòng tăng trưởng mạnh mẽ”, Báo Thông tấn xã Việt Nam đã tập trung phân tích lợi thế du lịch vốn có của Hải

Phòng và nhận xét rằng thành phố Hải Phòng sẽ được định hướng phát triển bền vững, trở thành động lực thúc đẩy PTDL cả nước và là trọng điểm du lịch quốc gia Tuy được đánh giá có nhiều tiềm năng nổi bật nhưng du lịch Hải Phòng vẫn còn nhiều hạn chế, giải pháp trước hết là phải phát triển đa dạng SPDL, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm khác biệt, đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh cao

Minh Thư (2022), “Phát triển SPDL Hải Phòng thích ứng với tình hình mới”, Trang thông tin đối ngoại đã chỉ ra những điều kiện sẵn sàng của du lịch Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách sau đại dịch Để có thể mở cửa trở lại và phục hồi tốt thì yêu cầu đặt ra đó là: (1) Đảm bảo an toàn điểm đến cho du khách; (2) Đầu tư, mở rộng CSHT, GTVT; (3) Đa dạng SPDL đặc thù gắn với đặc trưng vùng thổ nhưỡng, khí hậu của Hải Phòng; (4) Kết hợp khai thác sâu hơn LHDL văn hóa di tích lịch sử, văn hóa tâm linh…

Báo Thông tấn xã Việt Nam (2022), “Du lịch Hải Phòng phục hồi mạnh mẽ”, Báo Thông tấn xã Việt Nam đã khẳng định lượng doanh thu đáng kể của du lịch Hải Phòng nhờ vào điểm đến Đồ Sơn Ngoài sự quan tâm, đầu tư của trung ương và thành phố Hải Phòng, Đồ Sơn cũng tập trung hơn nữa việc đầu tư bài bản CSHTVCKT, phát triển SPDL dựa trên thế mạnh của địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của du khách Thêm vào đó, du lịch nội đô cũng nở rộ và được làm mới bằng cách công bố các chính sách về giao thoa giữa cảnh quan du lịch và ẩm thực địa phương

Lê Linh – Hải Ngân (2022), “Hải Phòng – PTDL gắn với ẩm thực”, Diễn đàn Doanh nghiệp đã khẳng định vai trò của ẩm thực và nhấn mạnh sự PTDL Hải Phòng bằng cách nâng tầm ẩm thực vùng miền thông qua các cuộc thi giao lưu ẩm thực của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới Giải pháp được đưa ra ở trên sẽ đưa ẩm thực địa phương tới gần du khách hơn quốc tế hơn, giúp Hải Phòng được lựa chọn như một điểm đến DLÂT

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu chính của đề tài: Nghiên cứu những tác động của "trào lưu foodtour" đến sự phát triển của du lịch Hải Phòng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ của đề tài bao gồm:

Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về du lịch và DLÂT của điểm đến du lịch Làm rõ các điều kiện, nội dung, tiêu chí đánh giá PTDLÂT Xác định các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của “trào lưu foodtour” Nghiên cứu kinh nghiệm PTDLÂT của một số địa phương trên cả nước, rút ra các bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng

Hai là, phân tích tình hình HĐDL tại Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2022; thực trạng điều kiện phát triển HĐDL ẩm thực tại Hải Phòng làm rõ tầm quan trọng của các điều kiện phát triển HĐDL ẩm thực tại Hải Phòng

Ba là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm PTDLÂT của điểm đến du lịch

Phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1.1 Nguồn dữ liệu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng cả 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

- Dữ liệu thứ cấp: gồm các vấn đề lý luận về du lịch ẩm thực; điều kiện, nội dung, tiêu chí, các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển du lịch ẩm thực, kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của một số địa phương trong cả nước và của một số quốc gia khác; kết quả hoạt động du lịch của Hải Phòng, các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực của Hải Phòng, hiện trạng du lịch ẩm thực; các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ẩm thực tại hải Phòng; phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch ẩm thực Hải Phòng; Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách, tạp chí, chiến lược phát triển du lịch ẩm thực, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, các đề án xây dựng và phát triển du lịch ẩm thực, các công trình nghiên cứu khoa học, của các tác giả trong và ngoài nước, của các cơ quan QLNN về du lịch…

- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc lập bảng hỏi điều tra khách du lịch giới trẻ về những ảnh hưởng/ tác động của du lịch ẩm thực đến du lịch Hải Phòng.

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu liên quan đến ý kiến đánh giá về các điều kiện nhằm phát triển du lịch ẩm thực theo hướng bền vững cho tỉnh Hải Phòng thời gian tới.

Với mục đích để thử nghiệm xem nhóm yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến du lịch Hải Phòng, nhóm nghiên cứu đề xuất 4 yếu tố tác động sau

+ Kinh tế - xã hội (KTXH)

+ Dân cư địa phương (DCĐP)

+ Hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT)

+ Văn hóa ẩm thực (VHÂT)

5.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các thang đo, nói cách khác, đây là quá trình kiểm định các số liệu đó có ý nghĩa thống kê hay không, mức độ quan trọng ở mức nào.

Nghiên cứu dựa trên việc khảo sát giới trẻ thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến (xem phụ lục 1) Các câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động đến từ “trào lưu foodtour” đối với du lịch Hải Phòng được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài Các biến quan sát trong phiếu khảo sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá:

Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm (W.G Zikmund, 1997).

Sau đó dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25 với kĩ thuật phân tích: Thống kê mô tả (thống kê tần số và thống kê trung bình).

Cơ sở lý thuyết phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả là các đại lượng mô tả như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn… kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị… để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn

Phạm vi thời gian: Từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022.

Phạm vi không gian: tại Hải Phòng và Hà Nội

Cách thức thực hiện: Khảo sát trực tuyến qua Google Form (công cụ tạo biểu mẫu và khảo sát người dùng) Tất cả người tham gia khảo sát đều sẵn sàng cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung có trong bài khảo sát Toàn bộ nội dung khảo sát được lưu trữ trong máy tính.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về những tác động của "trào lưu foodtour" đến sự phát triển của du lịch Hải Phòng

Chương 2: Thực trạng hoạt động “foodtour” ảnh hưởng tới hoạt động du lịch Hải

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển về du lịch ẩm thực Hải Phòng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA “TRÀO LƯU FOODTOUR” ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH

Một số vấn đề cơ bản về du lịch ẩm thực - "trào lưu Foodtour"

Từ khi sinh ra, con người vốn luôn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác

Và du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng mang tính quan trọng trong đời sống của con người Để hiểu sâu, trước hết cần hiểu khái niệm du lịch là gì?

Khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Sau đây là một số khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận phổ biến:

+ Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu: Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được

+ Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa KDL, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ KDL”

+ Luật Du lịch Việt Nam (2005) cũng đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

+ Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

+ Theo I.I pirôgionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”

Theo luật du lịch 2017 (số: 09/2017/QH14): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Từ các góc độ tiếp cận du lịch nói trên, bản chất của du lịch được chỉ rõ thông qua 5 đặc điểm chính như sau:

1 Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau

2 Có 2 yếu tố chính trong HĐDL: Hành trình tới nơi đến và lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến

3 Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệt với những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây

4 Sự di chuyển tới nơi đến mang tính tạm thời, thời gian ngắn và sau đó quay trở về trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng

5 Chuyến đi với nhiều mục đích song không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm

1.1.3 Các yếu tố cấu thành du lịch

Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp và liên ngành, nó được hợp thành bởi nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của du khách trong chuyến đi du lịch Đó là các bộ phận:

+ Vận chuyển hàng không + Vận chuyển bằng đường bộ + Vận chuyển đường sắt + Vận chuyển đường thuỷ

Khi KDL ra khỏi nhà của mình thì nhu cầu ở lại qua đêm được đặt ra tại những nơi mà họ đến Vì vậy, bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong du lịch Tham gia vào phục vụ lưu trú có các loại hình như khách sạn, nhà khách, nhà trọ, motel (motor hotel), bãi cắm trại (camping) Trong đó, mỗi loại nhằm thỏa mãn những nhu cầu có tính chất đặc trưng, ví dụ như motel là những khách sạn xây dựng ở ven đường, thường là trên các trục đường nằm cách khá xa các khu vực dân cư Các khách sạn này đáp ứng nhu cầu KDL đi bằng ô tô nghỉ lại trên đường đi với các dịch vụ có thể chỉ là ăn uống, lưu trú và có chỗ để xe Hoặc khu vực cắm trại chỉ phục vụ cho du lịch cắm lều trại Còn khách sạn thường nằm ở các trung tâm du lịch nhằm phục vụ tương đối đầy đủ các dịch vụ ăn uống, lưu trú và các hoạt động vui chơi, giải trí cho khách Trong du lịch, khách sạn là loại hình phục vụ lưu trú có tính phổ biến nhất, cùng với sự phát triển rất đa dạng từ khách sạn phổ thông đến khách sạn cao cấp, khách sạn nổi (floating hotel), từ khách sạn có quy mô nhỏ (mini hotel) đến các khách sạn có quy mô lớn, từ khách sạn hoạt động độc lập đến các tập đoàn khách sạn đa quốc gia

Trong ngành du lịch, kinh doanh lưu trú có một vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện trong cơ cấu doanh thu của ngành Ví dụ ở Việt Nam, doanh thu từ kinh doanh khách sạn chiếm tới 60 - 70% tổng doanh thu của ngành Đồng thời, nó có ảnh hưởng quan trọng đến CSVCKT và chất lượng phục vụ của ngành du lịch Chính vì vậy, phát triển hệ thống phục vụ lưu trú là một vấn đề quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch

1.1.3.3 Ăn uống Ăn uống cũng là một loại nhu cầu không thể thiếu được đối với KDL và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch Tham gia phục vụ ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, các quán bar, quán cà phê, tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa Các cơ sở này vừa phục vụ KDL vừa có thể phục vụ dân cư địa phương

Trong phục vụ ăn uống du lịch, các nhà kinh doanh thường khai thác nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng của địa phương nơi khách đến du lịch (chẳng hạn như đến Huế du khách được thưởng thức cơm cung đình, các món ăn Huế) Cũng như bộ phận lưu trú, các tập đoàn và công ty đa quốc gia trong lĩnh vực ăn uống hình thành và phát triển nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và cạnh tranh Đồng thời, các loại hình kinh doanh ăn uống cũng phát triển đa dạng theo quy mô, chất lượng phục vụ và chuyên môn hóa, hình thành nên các cơ sở quy mô lớn, quy mô nhỏ, các nhà hàng bình dân, đặc sản, nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh

1.1.3.4 Các hoạt động giải trí

Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực và bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Phòng

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Hà Nội

1.2.1.1 Nét đặc sắc của ẩm thực Hà Nội

Hà Nội được coi là trung tâm VHÂT, nơi tập trung nhiều món ăn hấp dẫn và tinh tế, trong đó phải kể đến xôi lúa Tương Mai, chả cá Lã Vọng, phở, bánh cốm - cốm Vòng, bún thang, bánh trôi, bánh cuốn Thanh Trì, nem, chè sen long nhãn… Đặc biệt, dù không phải là đặc sản riêng có của Thủ đô, nhưng nhắc đến Hà Nội du khách thường nhớ đến các hàng phở nổi tiếng như phở Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn, phở Thìn Lò Đúc, phở gà

Lê Văn Hưu… Ẩm thực Hà Nội là sự kết hợp của rất nhiều thành phần nguyên liệu trong một món ăn Hương vị đặc trưng trong các món ăn truyền thống của Hà Nội là đậm đà nhưng thanh dịu Chính những nguyên liệu tươi, lành và thanh mát đã khiến các món ăn Hà Nội có thể chinh phục được các thực khách khó tính Thêm vào đó, các gia vị phụ trợ trong món ăn cũng được biến tấu tạo nên màu sắc và mùi vị không thể quên Các món ăn truyền thống Hà Nội còn được kết hợp với nhiều loại nước chấm khác nhau, trong đó phải kể đến nước mắm Khi nhắc đến yếu tố này, các cụm từ được du khách thường xuyên đề cập trên các website hay kênh đánh giá uy tín là “ngon”, “độc đáo”, “đa dạng trong cách kết hợp hương vị”

Không chỉ thế, những thức quà dân dã cũng được khéo thổi hồn thành nét riêng của ẩm thực Hà Thành Một thức quà dễ dàng bắt gặp ở bất cứ gánh hàng rong nào là mía Nếu như ở các vùng khác mía thường được sử dụng như một món quà chiều giản dị (gọt bỏ vỏ ép lấy nước, hoặc chặt khúc ăn trực tiếp) thì với người Hà Thành mía còn được ướp với hoa bưởi tạo nên món ngon hấp dẫn

Hà Nội còn có nhiều món ăn gắn liền với một địa danh cụ thể Nếu muốn thưởng thức, du khách thường phải cất công tìm đến đúng địa danh đó để cảm nhận trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn nổi tiếng đó Đây là cơ sở cho việc xây dựng các food tour đưa du khách tới trải nghiệm những địa chỉ ẩm thực uy tín Còn một đặc điểm rất riêng nữa của ẩm thực Hà Nội là “gánh hàng rong”, vỉa hè Đây chính là mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến và đem lại trải nghiệm đặc biệt cho du khách tới thăm Hà Nội

Trái với các thế mạnh nêu trên, vệ sinh an toàn thực phẩm đôi khi là điểm trừ của ẩm thực Hà Nội Nhiều du khách sau khi khen thức ăn Hà Nội “ngon” thì phản hồi không tốt về ATVSTP Vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ được chú trọng ở những nhà hàng hay quán ăn cao cấp Những quán ăn ven đường, hàng rong thì còn xem nhẹ trong khi đây chính là loại hình kinh doanh ẩm thực chiếm đa số và là trải nghiệm thu hút đông du khách trải nghiệm Công tác quảng bá hình ảnh VHÂT Hà Nội đã dần được chú ý nhưng chưa đạt hiệu quả cao

1.2.1.2 Phát triển du lịch gắn với văn hoá ẩm thực Hà Nội

+ Yếu tố sức khỏe đặt lên hàng đầu Đặc trưng các món ăn của ẩm thực Việt nói chung và Hà Nội nói riêng thường không chứa nhiều chất béo, lành và sạch Do vậy, yếu tố “có lợi cho sức khỏe” chính là sức hút lớn nhất của ẩm thực Hà Nội để thu hút KDL nước ngoài Do vậy, việc giữ gìn hương vị truyền thống và cách thức kết hợp nguyên liệu chế biến tinh tế cần được đẩy mạnh đối với các mô hình kinh doanh ẩm thực Hà Nội Đẩy mạnh PTDLÂT Hà Nội cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Đối với người bán hàng rong cần có hình thức quản lý phù hợp, nâng cao ý thức về vệ sinh thực phẩm, đảm bảo giữ được hình thức trải nghiệm dân dã nhưng không làm ảnh hưởng đến tiêu chí ATVSTP của điểm đến

Nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế vẫn chưa biết nhiều về ẩm thực của Hà Nội và Việt Nam Một trong những chiến lược marketing VHÂT cần đầu tư là hình ảnh gánh hàng rong trên phố, xây dựng câu chuyện liên quan đến hình tượng gánh hàng và mở những phiên họp chợ nhằm đem đến trải nghiệm mới cho du khách Các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội cần xây dựng thêm các chương trình trải nghiệm ẩm thực truyền thống và coi đây là sản phẩm chiến lược mới để tiếp thị tới khách hàng

Ngoài ra, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho những nhà kinh doanh cung cấp trải nghiệm ẩm thực Hà Nội phục vụ du khách; chú trọng các yếu tố về hương vị, nguyên liệu chế biến… nhằm đưa VHÂT Hà Nội đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước

+ Hình thành các tour DLÂT

DLÂT Hà Nội đã manh nha từ lâu, được một vài CTDL thiết kế đưa vào sản phẩm tour Nhưng đối tượng khách chủ yếu là người nước ngoài, thích trải nghiệm, khám phá văn hóa khi đến Hà Nội

Tour du lịch được xây dựng theo cách thức đưa khách đến tham gia làm món ăn truyền thống và thưởng thức luôn món ăn đó

Trước kia, một vài nơi còn tổ chức tour khép kín, đưa khách đi chợ truyền thống, nấu ăn và thưởng thức món ăn, nhưng hiện nay, hình thức này ít được tổ chức do điều kiện về thời gian, vệ sinh an toàn tại chợ

+ Hình thành các phố ẩm thực, chợ đêm ẩm thực

Vào các buổi tối, đặc biệt là tối cuối tuần, trên các tuyến phố Tạ Hiện, Đinh Liệt, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Tống Duy Tân, Tô Tịch, phố Gầm Cầu trong khu phố cổ Hà Nội, tập trung rất nhiều người dân và du khách thưởng thức ẩm thực Hà Nội Ẩm thực khu chợ đêm phố cổ xưa nay luôn nổi tiếng bởi sự hấp dẫn và đa dạng Khu chợ đêm bày bán rất nhiều các món ăn khác nhau Không chỉ những món ăn truyền thống của vùng đất Hà Thành nói riêng và Việt Nam nói chung, rất nhiều hàng quán còn bày bán các loại đồ ăn Á – Âu hấp dẫn Ẩm thực gồm món ăn tuổi thơ như kẹo ngọt, chè trôi, chè đậu, kem,… rất nhiều các món ăn vặt khác như: hoa quả dầm, đồ chiên nướng… Ngoài ra, tất cả các đặc sản của Hà Nội đều có thể được tìm thấy ở đây

Hà Nội đang có lợi thế khu phố cổ Hà Nội và phố đi bộ Trịnh Công Sơn tập trung phát triển ẩm thực Do vậy, hoạt động kinh tế đêm sẽ thu hút khách tốt hơn, KDL sẽ lưu trú tại Hà Nội lâu hơn Nếu ngành du lịch PTDL đêm, DLÂT, đây sẽ trở thành sản phẩm đặc trưng của Thủ đô

Ngành du lịch phát triển nhóm sản phẩm ẩm thực, món ngon Hà Nội tại một số quận trọng điểm như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên…

Cùng với đó, ngành du lịch phát triển đồng bộ các dịch vụ đi kèm, công tác quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển SPDLÂT đặc trưng, thu KDL đến với Thủ đô, khám phá văn hóa Hà Nội qua hương vị ẩm thực

+ Phong vị riêng trong thế giới hội nhập

Những thức quà của Hà Nội không chỉ làm say lòng thực khách phổ thông mà còn thuyết phục ngay cả những chính trị gia hay các nhà ẩm thực uy tín, như: Cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande; cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama; cố đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain… Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai diễn ra ở Hà Nội, ẩm thực Hà thành đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ với giới truyền thông quốc tế Hình ảnh các món ngon Hà Nội, như: Phở Thìn, bánh cuốn bà Hoành, giò chả Ước Lễ, xôi chè Phú Thượng, chè sen Tây Hồ, cà phê trứng Giảng , với những lời khen ngợi tràn ngập trên nhiều kênh thông tin cũng như trang mạng xã hội của các nhà báo quốc tế…

Theo dõi những trang viết về ẩm thực của những cây bút tài hoa, như: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… hay những đánh giá, xếp hạng của nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới, như: Top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới (Trang National Geographic xếp hạng năm 2014); top 10 và top 50 món ăn ngon nhất thế giới (CNN Travel xếp hạng năm 2015, 2016); đứng thứ 2 trong 18 thành phố có VHÂT hấp dẫn nhất thế giới (Telegraph xếp hạng năm 2017)…, có thể khẳng định, ẩm thực Hà thành đang làm tốt việc gìn giữ các món ăn dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc để theo kịp với nhịp đập phát triển của thành phố; trong đó có công rất lớn của những nghệ nhân và những người kinh doanh ẩm thực có tâm, có tầm

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực tại Huế

1.2.2.1 Nét đặc sắc của ẩm thực Huế

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FOODTOUR ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HẢI PHÒNG

Tổng quan về du lịch Hải Phòng

2.1.1 Khái quát về Hải Phòng

2.1.1.1 Vị trí địa lý a, Vị trí địa lý

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước Về ranh giới hành chính: Phí Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo trong đó có 2 huyện đảo là Bạch Long Vĩ và Cát Hải) b, Mối liên hệ vùng

Cao tốc Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (CT04): có chiều dài nội thành là 33,5 km lộ giới 100m, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng) là 105,5 km Có hai điểm thắt là Cầu Thanh Trì và đập Đình Vũ Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái (CT 06): dài 175km có điểm đầu giao cắt với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An, điểm cuối là đầu cầu Bắc Luân II thuộc phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT 08): có dự án chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m

Quốc lộ 5A(QL5): có chiều dài nội thành là 29,0 km, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng) là 102 km

Quốc lộ 10(QL10): có chiều dài 52,5 km, lộ giới 61,5m, chiều dài toàn tuyến (Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa) là 151 km Quốc lộ 37(QL37): chiều dài 20,1 km (Hải Phòng - Thái Bình), lộ giới 52,0 m

Cầu Quang Thanh: Bắc qua sông Văn Úc, kết nối QL10, các đường tỉnh 360,

390, 392, QL37 và các tuyến đường trong khu vực, hoàn thiện tuyến đường bộ liên tỉnh kết nối giữa huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà (Hải Dương)

Cầu Dinh: Bắc qua sông Kinh Thầy, kết nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Kinh Môn (Hải Dương), kết nối QL37, QL10, các tỉnh lộ 389B, 352 và các tuyến đường trong khu vực tạo sự liên kết vùng rộng lớn

Theo dự kiến, đầu năm 2021, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục khởi công xây dựng cầu Lại Xuân và cầu Bến Rừng để kết nối với tỉnh Quảng Ninh Quốc lộ 10 đoạn từ Quán Toan (Hải Phòng) đến Bí Chợ (Quảng Ninh), quốc lộ 17b được đầu tư nâng cấp mở rộng; quốc lộ 37 đoạn qua Hải Phòng được xây dựng tuyến mới và dự án mở rộng tuyến đường bộ ven biển đều đang được triển khai tích cực…

Các tuyến khác Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà: toàn tuyến dài 35 km Đường bộ ven biển Việt Nam (Chiều dài 3.127 km, đi qua tất cả các tỉnh thành ven biển, đây có thể coi là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên: a Đặc điểm địa hình:

Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km2 bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ) Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi; phía nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 – 1,7 m so với mực nước biển Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long Đảo chính Cát Bà ở độ cao 200m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố 30 hải lý Cách Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ, khá bằng phẳng và nhiều cát trắng b Đồi núi, đồng bằng:

Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, gồm cả lục địa và hải đảo, bị chia cắt bởi sông và kênh đào, có mật độ sông lớn nhất Vùng đồng bằng Bắc bộ Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng được phân chia thành 3 vùng chính: (1) Vùng đá thấp chia cắt mạnh chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong vịnh Lan Hạ, Hạ Long; (2) Vùng đồi chia cắt mạnh, chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên; (3) Vùng đồng bằng, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên, phân bổ ở hầu hết các huyện và khu vực nội thành

Biểu đồ 2.1: Phân bố địa hình Hải Phòng Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi c Bờ biển và biển:

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ đẹp và kì thú Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long

Vùng biển Hải Phòng có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình là thủy triều theo chế độ nhật chiều: Độ cao 3,7-3,9m, cao nhất là +4,44m, chu kỳ triều ổn định kéo dài

24 giờ, nước ròng xuất hiện trong tháng 7,8; nước cường xuất hiện trong tháng 12 và tháng 1 d Sông:

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km² Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300km, các con sông chính ở Hải Phòng gồm:

1 Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh

2 Sông Cấm dài trên 30km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm

3 Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành

4 Sông Văn Úc dài 35km chảy từ Quý Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng

5 Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình

6 Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quang Ninh

7 Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng

Mạng lưới sông ngòi của Hải Phòng có mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2

Có 6 sông chính và 9 nhánh sông với tổng chiều dài khoảng 300 km là các sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Luộc ngoài các sông chính là các nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thủy Nguyên), sông Đa Độ (An Lão - Kiến An - Kiến Thụy - Dương Kinh - Đồ Sơn), sông Tam Bạc e Khí hậu:

Phân tích thực trạng phát triển hoạt động du lịch ẩm thực

2.2.1 Thực trạng điều kiện phát triển hoạt động du lịch ẩm thực tại Hải Phòng 2.2.1.1 Nguồn tài nguyên thủy, hải sản

Hải Phòng là tỉnh giáp biển nên có lợi thế đặc biệt cho sự phát triển của ngành thủy sản nói riêng và ngành du lịch nói chung Một số địa điểm mang lại giá trị kinh tế lớn, chỉ tính riêng giá trị cho nguồn cung thực phẩm có thể kể đến như: huyện Cát Bà, nhất là vùng biển Cát Bà với hàng trăm đảo lớn nhỏ, nhiều vùng, vịnh, gần ngư trường, nuôi trồng và khai thủy sản, dịch vụ hậu cần và chế biển hải sản; huyện đảo Bạch Long

Vĩ với trữ lượng cá cho phép khai thác lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng

Ngoài ra, Hải Phòng có trên 23 nghìn ha bãi bồi ngập triều, trong đó có 9.000 ha bãi triều cao có thể nuôi trồng thủy sản và trên 5.000 ha mặt nước mặn xung quanh đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ có điều kiện môi trường thuận lợi để nuôi đặc sản biển với công nghệ cao, thu hút nhiều lao động và tạo nguồn ngoại tệ như nuôi tôm biển, cá song, tu hài… Thực tế ghi nhận có gần 20 cơ sở sản xuất và dịch vụ giống hàng năm, cung cấp cho nuôi trồng thủy sản Hải Phòng và các tỉnh lân cận từ 700- 800 triệu cá giống, tôm rảo, tôm càng xanh và cua biển

Năm 2020, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng 82.000 tấn (ven bờ khoảng 38.000 tấn, còn lại là ở vùng lộng), trong đó có không ít loài có giá trị kinh tế cao, như: Ghẹ Trà Cổ, ngán, sá sùng, cá vược, cá giò (theo đánh giá của ngành

Nông nghiệp tỉnh Hải Phòng)

Trữ lượng cá ở vùng biển Hải Phòng khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% trữ lượng của vùng Vịnh Bắc Bộ, khả năng khai thác khoảng 70.000 tấn Khoảng 20 loài mực sống trong vùng biển Hải Phòng đã được xác minh, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế có trữ lượng ước tính khoảng 5.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 2.000 tấn Ngoài ra, còn có các loại nhuyễn thể khác như sò huyết, sò lông, bào ngư, hải sâm, cầu gai…

Riêng về lĩnh vực chế biến, thành phố Hải Phòng đã có nhiều dự án triển khai đầu tư, nâng cấp CSHT; xây dựng thêm một số nhà máy mới tại Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Cửa Cấm với công suất lớn và thiết bị hiện đại nhằm đưa ra thị trường nguồn thủy sản tươi ngon nhất, mà theo ghi nhận nơi tiêu thụ nhiều nhất chính là tại các chợ lớn, nhỏ tại Hải Phòng

2.2.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống

Nhìn chung các cơ sở ăn uống của Hải Phòng từ trước cho đến nay còn nhỏ lẻ, tự phát và không đồng nhất; chất lượng phục vụ rất hạn chế và cách thức chế biến món ăn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của thực khách Cơ chế quản lý chưa chặt chẽ và còn lỏng lẻo Đa số hệ thống ăn uống được tìm thấy tại Hải Phòng là một chuỗi cung ứng tập trung chủ yếu trong chợ Tình đến đầu năm 2022, tổng số chợ trên địa bàn thành phố gồm 151 chợ (trong đó có 9 chợ hạng 1, 20 chợ hạng 2, 117 chợ hạng 3 và 05 chợ đầu mối) Mô hình chợ tại Hải Phòng đã có từ rất lâu và luôn được đầu tư xây dựng qua từng năm Cho đến giai đoạn 2021 – 2022 khi “trào lưu foodtour” nở rộ thì chợ lại càng được ưu tiên mở rộng và phát triển, số lượng mọc lên ngày càng nhiều

- Tại khu vực nội thành: Tiến hành nâng cấp, cải tại, sắp xếp lại mạng lưới chợ truyền thống theo hướng hiện đại; đồng thời phát triển các loại hình thương mại như: siêu thị, trung tâm thương mại, tuyến phố mua sắm… với sự đầu tư của Vingroup, Sungroup, Tập đoàn BRG, Tập đoàn Geleximco…

- Tại khu vực ngoại thành: xây mới các chợ thị trấn thành các chợ lớn hơn, với quy mô chợ hạng 2; phát triển chợ dân sinh với quy mô chợ hạng 3 ở các xã, cụm xã Điều này giúp đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá, phục vụ sản xuất và thiết lập mối liên hệ giữa DLÂT với đời sống địa phương Ngoài ra, tiến hành cải tạo và nâng cấp chợ trung tâm ngay trong huyện hoặc trong một tiểu vùng (gồm nhiều xã trong huyện) để thiết lập mạng lưới các chợ dân sinh xung quanh

2.2.2 Kiểm định các tác động của “trào lưu Foodtour” đến du lịch Hải Phòng 2.2.2.1.Thống kê tần số

Số lượng đối tượng giới trẻ khảo sát thực tế là 223 mẫu Từ số phiếu thu thập được, nhóm tiến hành:

Thiết kế bảng hỏi: Gồm 4 phần (xem phụ lục 1)

Mô tả mẫu: a, Giới tính

Thống kê cho thấy có 72 người thuộc nhóm “Nam”, chiếm 32,3% quan sát hợp lệ; có 138 người thuộc nhóm “Nữ”, chiếm 61,9% quan sát hợp lệ, còn lại là không muốn đề cập với tỉ lệ với 13 người bình chọn, chiếm 5.8% quan sát hợp lệ Nhìn chung, trong số 223 đối tượng lấy phiếu khảo sát, tỷ lệ giới tính nữ nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ giới tính nam

Bảng 2.4: Thống kê tần số giới tính

Phần trăm quan sát hợp lệ (%)

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phân chia theo giới tính

NamNữKhông muốn đề cập b, Nhóm tuổi

Thống kê cho thấy có 10 người thuộc nhóm “Dưới 18”, chiếm 4.5% quan sát hợp lệ; có 206 người thuộc nhóm “Từ 18 – dưới 25 tuổi”, chiếm 92.4% quan sát hợp lệ; có

206 người thuộc nhóm “Từ 18 – dưới 25 tuổi”, chiếm 92.4% quan sát hợp lệ; có 7 người thuộc nhóm “Từ 25 – dưới 35 tuổi”, chiếm 3.1% quan sát hợp lệ Nhìn chung, với 223 đối tượng lấy phiếu khảo sát, nhóm “Từ 18 – dưới 25 tuổi” chiếm tỷ lệ cao nhất

Bảng 2.5: Thống kê tần số nhóm tuổi

Phần trăm quan sát hợp lệ (%)

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phân chia theo nhóm tuổi c, Nghề nghiệp

Thống kê cho thấy có 213 người thuộc nhóm “Học sinh, sinh viên”, chiếm 95.5% quan sát hợp lệ; có 3 người thuộc nhóm “Công chức, viên chức”, chiếm 1.3% quan sát hợp lệ; có 2 người thuộc nhóm “Doanh nhân, nhà đầu tư”, chiếm 0.9% quan sát hợp lệ;

Dưới 18 Từ 18 – dưới 25 tuổi Từ 25 – dưới 35 tuổi có 5 người thuộc nhóm “Công nhân”, chiếm 2.2% quan sát hợp lệ Nhìn chung, tỷ lệ nhóm “Học sinh, sinh viên” được ghi nhận là cao nhất

Bảng 2.6: Thống kê tần số nghề nghiệp

Phần trăm quan sát hợp lệ (%)

Doanh nhân, nhà đầu tư 2 0.9 0.9 97.8

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ phân chia theo nghề nghiệp d, Mức độ hiểu biết biết “Trào lưu foodtour”

Thống kê cho thấy nhóm đối tượng biết “Qua các nền tảng mạng xã hội” chiếm tỷ lệ cao nhất với 48.3%, theo sau là nhóm biết “Qua bạn bè, người thân” và nhóm biết

“Qua các website” với lần lượt là 24.4% và 13.9%

Học sinh, sinh viên Công chức, viên chức Doanh nhân, nhà đầu tư Công nhân

Biểu đồ 2.7: Đánh giá cá nhân về mức độ hiểu biết “Trào lưu foodtour”

• Đối với “Kinh tế - Xã Hội”:

Biểu đồ 2.8: Đánh giá cá nhân về yếu tố KTXH

Bảng 2.7: Thang đo về KT-XH Thang đo Trung bình đánh giá Độ lệch chuẩn Trung bình chung

Mức độ hiểu biết về "Trào lưu Foodtour"

Qua bạn bè, người thân Qua báo chí, tờ rơi Qua các website Qua các nền tảng MXH Không biết

KTXH1 KTXH2 KTXH3 KTXH4 Đánh giá cá nhân về yếu tố KTXH

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập/ không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Trung bình đánh giá của KTXH xấp xỉ 3.70 do đó đa số người ta đánh giá ở mức trên trung bình ( vì mức trung bình là 3 trong thang đo Likert 5) Điều đó cho thấy mức độ hài lòng về thực trạng KT-XH của Hải Phòng dưới sự tác động của “trào lưu foodtour” là tương đối lớn Cụ thể nhờ sức hút của ẩm thực mà du lịch Hải Phòng có nguồn thu dồi dào, giúp cho kinh tế ổn định và phát triển, theo đó các sự kiện du lịch cũng được đầu tư quy mô hơn và an ninh trật tự được chú trọng hơn

• Đối với “Dân cư địa phương”:

Biểu đồ 2.9: Đánh giá cá nhân về yếu tố DCĐP

Bảng 2.8: Thang đo về “Dân cư địa phương”

Thang đo Trung bình đánh giá Độ lệch chuẩn Trung bình chung

Trung bình đánh giá của DCDP là 3.79 do đó đa số người ta đánh giá ở mức trên trung bình (vì mức trung bình là 3 trong thang đo Likert 5) Điều đó cho thấy mức độ rất hài lòng của người tham gia khảo sát về thực trạng dân cư địa phương của Hải Phòng dưới sự tác động của “trào lưu foodtour” Cụ thể, trải nghiệm ẩm thực giúp gia tăng lượng KDL tìm đến các địa điểm ăn uống tại địa phương, tạo cơ hội cho người dân địa

DCĐP1 DCĐP2 DCĐP3 DCĐP1 Đánh giá cá nhân về yếu tố DCĐP

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến phát triển hoạt động du lịch ẩm thực tại Hải Phòng

ẩm thực tại Hải Phòng

2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khách quan

Các yếu tố về kinh tế:

Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, là một trong những trung tâm du lịch biển lớn của khu vực miền Bắc và của cả nước Sở hữu bờ biển dài 125km cùng với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, như khu du lịch Đồ Sơn, Hòn Dấu, đảo ngọc Cát Bà, cùng nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Đền Nghè (đền thờ Nữ tướng Lê Chân), sông Bạch Đằng lịch sử, Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến tàu không số K15 - điểm khởi đầu của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, các làng nghề truyền thống…

Hằng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng luôn duy trì mức tăng 14,94%/năm, gấp 1,4 lần mục tiêu đề ra là tăng trưởng 10,5%/năm, gấp 2,1 lần giai đoạn

2011 - 2015 và gấp 2,2 lần mức tăng trưởng trung bình 6,78% của cả nước Kinh tế của Hải Phòng cũng có những chuyển dịch theo hướng tích cực, khi tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ của Hải Phòng chiếm 95,68% quy mô nền kinh tế… Trong giai đoạn 3 năm trước khi bùng phát dịch bệnh COVID-19, Hải Phòng đã tập trung rất cao PTDL, từ hạ tầng GTVT, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa… gắn với hạ tầng tự nhiên, bước đầu đã đạt được những thành tựu tích cực Thời gian qua, Hải Phòng đã không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ với các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, đường biển và đường hàng không Cụ thể, có 46 cây cầu được xây dựng, 118 tuyến đường nội đô được trải nhựa phẳng phiu, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được hình thành

Hệ thống GTVT thuận lợi với 5 phương thức vận tải (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy, hàng không); đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Hạ Long hiện đại nhất Việt Nam kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng với cả nước; dự án đầu tư, xây dựng khách sạn cao cấp và khu vui chơi giải trí tại nội thành, đảo Vũ Yên, Hòn Dấu;

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được mở rộng và đưa vào khai thác Những năm gần đây, du lịch Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh du lịch, DVDL có nhiều cải thiện, CSHT phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư mạnh mẽ

An ninh, chính trị, pháp luật:

Về cơ bản, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; không xảy ra đột xuất, bất ngờ Công an thành phố thường xuyên tuần tra, kiểm soát các tuyến đường, địa bàn trọng điểm, đảm bảo trật tự ATGT, không xảy ra ùn tắc giao thông Trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ việc TNGT, không có vụ cháy nổ Với khẩu hiệu hành động "Xây dựng Công an thành phố Hải Phòng thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại", năm 2023, Công an thành phố đặt ra các mục tiêu, tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác nắm, dự báo tình hình, chủ động tham mưu đề xuất cấp ủy, chính quyền các cấp những chủ trương, giải pháp phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch; bảo vệ tuyệt đối an toàn các Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và làm việc tại Hải Phòng cùng các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội quan trọng của đất nước, thành phố; triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, trước mắt là đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06; nâng cao chất lượng công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; triển khai quyết liệt các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài ; xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đoàn kết thống nhất Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì và phát động sâu rộng

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương, đơn vị được tổ chức nề nếp, triển khai nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế Tình hình chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân ngày càng được nâng lên; an ninh, trật tự ở các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển, đảo ổn định Tình hình thường trực cấp cứu và khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện đảm bảo đúng quy chế, các Bệnh viện chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và thuốc men phục vụ cho công tác cấp cứu và khám chữa, bệnh cho nhân dân Tuy nhiên, nếp sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm và các vấn đề xã hội khác như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm và trật tự an toàn xã hội, …

Hiện nay ở Hải Phòng có 447 CSLT du lịch với 9.939 phòng lưu trú với 98 cơ sở đã thẩm định xếp hạng từ 1 đến 5 sao và cao cấp, 72 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp mới, đổi và cấp lại hiện là 610 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 268 thẻ hướng dẫn viên quốc tế,

342 thẻ hướng dẫn viên nội địa Các phương tiện vận chuyển khách tham gia HĐDL tăng cả về số lượng và chất lượng, có trên 220 ô tô (từ 8 - 47 chỗ), có 114 tàu du lịch, trong đó địa bàn Cát Bà có 102 tàu, Đồ Sơn có 12 tàu (tuyến Hải Phòng - Cát Bà gồm

14 tàu cao tốc kinh doanh vận chuyển khách, tuyến Bến Gót - Cái Viềng có 11 tàu) Ngoài ra còn có sân bay Cát Bi được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế cấp 4E đã bảo đảm khai thác được nhiều đường bay quốc tế và trong nước NNL du lịch chủ yếu là người dân địa phương, trình độ ngoại ngữ đã nâng cao nhưng vẫn còn hạn chế, kĩ năng, thái độ phục vụ KDL nhìn chung đã tạm thời đáp ứng đủ tiêu chuẩn Nhìn chung tình hình PTDLÂT tại Hải Phòng đã đáp ứng được yêu cầu toàn cầu hóa trong bối cảnh hiện nay

Sự nhận thức về môi trường xã hội:

Các đơn vị chuyên ngành đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát tài nguyên rừng thường xuyên nên đã góp phần bảo tồn hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Công tác tuyên truyền và thực hiện bảo vệ môi trường đang từng bước được cải thiện, các chất thải đã được thu gom và xử lý tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường làm cho hiện tượng ô nhiễm cục bộ ngày một giảm Công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản được đặc biệt quan tâm bằng việc thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh, thực hiện tốt công tác quản lý khai thác nguồn nước ngầm, hạn chế để xảy ra trường hợp ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong những năm gần đây khá cao và ổn định, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp đang làm gia tăng sức ép lên môi trường, tài nguyên có nguy cơ khai thác quá mức, sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái và môi trường du lịch bị xâm hại là những thách thức đối với công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cũng như sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

Sự tác động của dịch bệnh COVID-19:

Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn ra, Hải Phòng đã phải nhiều lần dừng các hoạt động không thiết yếu, nhiều sự kiện, lễ hội phải hủy bỏ, nhiều khu, điểm tham quan, du lịch đóng cửa, nhiều tour du lịch phải hủy Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đã dừng hoạt động, các cơ sở DVDL phải tạm nghỉ, giãn nhân công, hướng dẫn viên du lịch thất nghiệp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của huyện căn cứ vào thông báo về cấp độ dịch của Sở Y tế để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương; khẩn trương tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng đã đến lịch được tiêm Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh tại Hải Phòng đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để duy trì hoạt động Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 9/2021, số CSLT đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn thành phố là 412 cơ sở, chiếm 76% trên tổng số 541 cơ sở (hầu hết là các CSLT du lịch tại Đồ Sơn, Cát

Bà và các cơ sở có quy mô nhỏ); số CSLT hoạt động cầm chừng là 129 cơ sở, chiếm 24% trên tổng số 541 cơ sở (với quy mô khoảng hơn 5.000 phòng); nhưng công suất trung bình của các cơ sở này cũng chỉ đạt 30%, bao gồm cả hoạt động lưu trú của chuyên gia, người lao động đang làm việc tại thành phố Hải Phòng và từ 10 khách sạn (722 phòng) tổ chức cách ly y tế tập trung cho chuyên gia người nước ngoài, 04 khách sạn

(227 phòng) tổ chức cách ly y tế tập trung cho người về Hải Phòng từ vùng dịch và 15 khách sạn (822 phòng) tổ chức cách ly y tế tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành cách ly tập trung

Sau 2 năm bị kìm nén bởi dịch bệnh COVID-19, du lịch Hải Phòng đang bật dậy và phục hồi mạnh mẽ 8 tháng năm 2022, Du lịch Hải Phòng ước đón và phục vụ 5.022.989 lượt khách, tăng 75,69 % so với cùng kỳ, (tăng 10,9% so với kế hoạch năm

Đánh giá chung yếu tố “Văn hóa ẩm thực” và “Dân cư địa phương” đến du lịch Hải Phòng

2.4 Đánh giá chung về yếu tố “Văn hóa ẩm thực” và “Dân cư địa phương” đối với du lịch Hải Phòng

2.4.1 Thành công và nguyên nhân

Thứ nhất về điều kiện phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng: Điều kiện TNDL: nổi bật với nền ẩm thực địa phương đa dạng với nhiều món ăn độc đáo, mới lạ mà không kém phần hấp dẫn với hương vị đặc trưng mà chỉ Hải Phòng mới có Cùng với đó có nhiều biển và huyện đảo nổi tiếng vừa có cảnh quan đẹp thu hút KDL lại vừa cung cấp cho thành phố nguồn nguyên vật liệu thủy - hải sản tươi ngon và chất lượng. Điều kiện về chính sách PTDL: đã được địa phương quan tâm hơn, hỗ trợ tích cực hơn, Chính phủ thành phố đã có những chính sách quyết liệt góp phần thay đổi về chất ngành công nghiệp không khói của thành phố, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, nêu rõ mục tiêu tổng quát: Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, bền vững, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế

Thứ hai về nội dung phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng

Sở Du lịch thành phố Hải Phòng cùng phối hợp với các cơ quan chức năng, người dân địa phương và đặc biệt là phối hợp với Tổng cục Đường sắt Việt Nam triển khai chương trình foodtour Hải Phòng, thu hút đông đảo khách du lịch, cùng với đó người dân địa phương cũng chung tay gây dựng, đóng góp và phát triển dịch vụ nhằm phục vụ, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch Sở Du lịch cũng đưa ra 1 số hình ảnh quảng bá cùng với áp dụng công nghệ 4.0 để giới thiệu hình ảnh du lịch ẩm thực tại thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng cũng có những đề xuất, phương hướng phát triển du lịch thành phố vào những năm tới, cùng với việc xây dựng các TTTM lớn hoặc các cơ sở lưu trú 5 sao đạt chuẩn quốc tế để KDL có thêm các địa điểm để khám phá và nghỉ ngơi.

Thứ ba về tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng

Hoạt động DLÂT đáp ứng được nhu cầu KDL, trước tiên Hải Phòng có hệ thống ẩm thực đa dạng thu hút KDL cùng với chất lượng chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo an toàn cùng với chất lượng dịch vụ tương đối tốt, thái độ người dân thân thiện khiến

KDL cảm thấy thoải mái và an tâm khi trải nghiệm dịch vụ Không những thế giá thành hợp lý với túi tiền khiến nhiều KDL tầm trung quan tâm, tham gia trải nghiệm Sở Du lịch thành phố còn chú trọng quan tâm quảng bá, giới thiệu qua nhiều nền tảng, đặc biệt là nền tảng số áp dụng công nghệ 4.0 ở thời kỳ mới.

Du lịch ẩm thực tại Hải Phòng còn phát triển bền vững về kinh tế Doanh thu của du lịch ẩm thực tăng đều qua các năm, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, mang lại việc làm ổn định và lợi nhuận từ kinh doanh cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch và người dân địa phương Người dân địa phương cùng nhau quảng bá DLÂT qua các trang MXH, kêu gọi người quen tham gia trải nghiệm DLÂT đặc sắc khiến cho DLÂT Hải Phòng ngày càng được nhiều người biết đến Không những vậy người dân còn cố gắng phát triển, thân thiện mang lại dịch vụ và thiện cảm tốt nhất cho KDL khiến họ có trải nghiệm du lịch tốt nhất tại Hải Phòng

Thành công của DLÂT Hải Phòng là tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Về vị trí địa lý, Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam với TNDL đa dạng, có nền ẩm thực độc đáo cùng với các biển và huyện đảo thu hút KDL Các cơ quan chức năng cùng với Chính phủ thành phố quan tâm đến việc phát triển CSHT cho thành phố, vận động, tuyên truyền người dân địa phương hưởng ứng, chung tay phát triển thành phố, đảm bảo an ninh đô thị , ATVS thực phẩm để đưa du lịch ẩm thực thành phố được biết đến rộng rãi Đặc biệt Sở Du lịch cũng quan tâm, quảng bá những điểm đến cho KDL, đồng thời cũng đã áp dụng thành công công nghệ vào việc quảng bá du lịch, đưa thông tin lên các trang MXH để mọi người cập nhật tin tức nhanh chóng, hiệu quả Không chỉ vậy còn đưa ra các tiện ích như bản đồ foodtour, bản đồ số Hải Phòng Citytour, khiến KDL dễ dàng tìm đến các địa điểm để trải nghiệm du lịch thuận tiện và hiệu quả

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Do sự phát triển của DLÂT của Hải Phòng chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây, dù có rất nhiều thành quả, để lại được ấn tượng đặc biệt cho du lịch Hải Phòng, bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng, phát triển được hết tiềm năng du lịch của địa phương Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng những hạn chế trong việc duy trì, khai thác và phát triển các sản phẩm trong loại hình DLÂT.

Những nhân viên tham gia vào DLÂT là chính những người dân, mặc dù có sự hiếu khách và thân thiện vốn có, nhưng họ lại không được đào tạo bài bản và không có khả năng giao tiếp với du khách ngoại quốc Hạn chế này là một khó khăn không chỉ của DLÂT Hải Phòng nói chung, DLÂT Việt Nam nói riêng, trong việc quảng bá và đón nhận du khách nước ngoài, để đưa Việt Nam trở thành “bếp ăn” của thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển Hạn chế về giao tiếp và ngôn ngữ trong thời kỳ Việt Nam mới mở cửa trở lại còn chưa thể hiện rõ, nhưng sẽ trở thành một khó khăn lớn để đưa

Hải Phòng trở thành thành phố du lịch theo chỉ đạo của chính quyền trong tương lai đặc biệt là khi đường bay đến các thị trường ngoại quốc mở cửa khai thác trở lại.

Phát triển DLÂT vẫn chưa có văn bản chỉ đạo rõ ràng của cơ quan chức năng, các công ty du lịch chưa đưa du lịch trở thành một phần của các sản phẩm du lịch cung cấp ra thị trường, khiến cho du lịch ẩm thực vẫn chỉ dừng lại là “phong trào”, chưa có tính bền vững và tính thời điểm cao, gây ra những khó khăn trong công tác quản lý và điều tiết của chính quyền địa phương Tính tự phát của DLÂT cũng góp phần tạo nên mâu thuẫn và xáo trộn giữa du khách và người dân địa phương, vì loại hình du lịch này chủ yếu là tự phát, không có nhân viên quản lý và điều tiết Do tính chất tự phát của DLÂT cũng tạo ra những ý kiến trái chiều của du khách, khách du lịch chủ yếu đi qua những lời đồn thổi, không có tính chính xác cao nên những món ăn họ thưởng thức trong DLÂT có thể chưa thực sự đạt chất lượng chung, có hương vị đặc trưng của Hải Phòng, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh DLÂT mới được xây dựng.

Trong chương 2, nghiên cứu đã khái quát đặc điểm tỉnh Hải Phòng về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, TNDL và một số kết quả hoạt động kinh doanh DL của Hải Phòng Bên cạnh đó, nghiên cứu phân tích thực trạng 4 điều kiện về các tác động của trào lưu Foodtour đến du lịch Hải Phòng Đồng thời cũng tiến hành kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của các điều kiện tác động của DLÂT Hải Phòng Qua đó, rút ra kết quả cả 4 điều kiện đều tác động thuận chiều với việc phát triển DLÂT tại địa phương Ngoài ra, nghiên cứu đã phân tích thực trạng về nội dung, các tiêu chí phát triển DLÂT tại địa phương, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc phát triển DLÂT.

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC HẢI PHÒNG

Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại Hải Phòng

3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch tại Hải Phòng

Hải Phòng có rất nhiều lợi thế, gần cảng và có sân bay nội địa Cát Bi Hơn thế, tiềm năng du lịch của Hải Phòng rất phong phú: có vườn quốc gia Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới Hải Phòng có khu nghỉ mát với những bãi biển lượn quanh bán đảo Đồ Sơn vươn ra biển đông Từ Hải Phòng đi tàu, du khách có thể tới thăm vịnh Hạ Long và ra xa là đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa biển vịnh Bắc Bộ Với tiềm năng du lịch như vậy, Hải Phòng không đứng ngoài xu thế chung của cả nước

Sở du lịch cũng như ban lãnh đạo thành phố đã xác định:

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế của thành phố cảng Phát triển ngành du lịch sẽ thúc đẩy ngành khách sạn và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu nhập cho ngân sách thành phố và giải quyết việc làm cho một số lượng không nhỏ lao động

PTDL phải đảm bảo mối quan hệ giữa yêu cầu của việc phát triển kinh tế và giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước khác Chỉ có dựa trên cơ sở này, du lịch Hải Phòng mới phát triển đúng hướng và có kết quả tốt, tránh được những tác động tiêu cực của ngành du lịch tới nền văn hoá

3.1.2 Mục tiêu PTDL tại Hải Phòng

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các loại hình và SPDL, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP của thành phố; tạo việc làm, nâng cao dân trí; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đặc biệt văn hoá địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và toàn dân PTDL, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH

Chuẩn bị tốt các dự án đề xuất với Trung ương đầu tư một số CSHT du lịch quy mô lớn; bố trí vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng có mục tiêu của Trung ương theo đúng quy hoạch của ngành Du lịch đã phê duyệt; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; hàng năm thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách để lập quy hoạch chi tiết và chuẩn bị đầu tư cho các dự án du lịch, kết hợp đầu tư, tôn tạo phục dựng các di tích lịch sử, công trình văn hoá, đầu tư đồng bộ về đường, điện, cấp thoát nước, thoát và xử lý nước thải trong các khu du lịch; dành quỹ đất hợp lý cho khuôn viên cây xanh, đường nội bộ, bãi đỗ xe, vệ sinh công cộng ở các trọng điểm du lịch Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá để tăng nguồn lực đầu tư cho PTDL

Lựa chọn LHDL chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và những lợi thế của thành phố như:

- Du lịch sinh thái biển kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao, hội thảo, hội nghị và du lịch mạo hiểm

- Du lịch lễ hội, thăm các di tích lịch sử, văn hoá, khảo cứu văn hoá truyền thống, đặc thù địa phương;

- Du lịch điền dã, khảo cứu văn hoá làng xã, thưởng ngoạn miệt vườn ven sông

- Du lịch văn hoá ẩm thực, mua sắm

Hình thành tour du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao; các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao; các loại hình dịch vụ đặc sắc tại các trọng điểm du lịch; nghiên cứu, sản xuất hàng lưu niệm đặc trưng của Hải Phòng; tổ chức tốt việc giới thiệu, dịch vụ hàng lưu niệm cho khách Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu PTDL, chú trọng lao động quản lý hoạt động kinh doanh

Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế Tăng cường quản lý, bảo tồn, quảng bá Phấn đấu mỗi ngành, địa phương đều có sản phẩm, DVDL chất lượng cao; chú trọng các SPDL đặc sắc của Hải Phòng

Từng bước xây dựng Hải Phòng thành trung tâm đón nhận và phân phối khách quốc tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch Phấn đấu đến năm 2025, tầm nhìn 2035, du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển KT-XH của thành phố, là động lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ

Mục tiêu: Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành một trong những cửa ngõ đón khách quốc tế, trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Trước mắt, tập trung xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên thành trung tâm du lịch cấp quốc gia

Năm 2023, ngành Du lịch Hải Phòng phấn đấu đạt trên 7,5 triệu lượt khách, trong đó Cát Bà phấn đấu đón 3 triệu lượt khách, Đồ Sơn đón 2,5 triệu lượt khách Ông Phạm Trí Tuyến, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch huyện Cát Hải cho biết, từ ngày 29 tháng Chạp (20/1) đến ngày 5 Tết Quý Mão (26/1), du khách đến Cát Bà tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là khách nội địa tăng cao so với cùng kỳ (ước đạt 10.900 lượt khách, tăng 72,9% so với dịp này năm 2022)

+ PTDL nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử của thành phố Vì vậy, phải gắn chặt chẽ văn hoá, lịch sử vào du lịch, lấy văn hoá, lịch sử để thúc đẩy du lịch, lấy du lịch để quảng bá văn hóa, lịch sử

+ PTDL nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội

+ PTDL nhằm góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc; khai thác và quảng bá những truyền thống văn hóa dân tộc; mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hưởng những giá trị tinh hoa thông qua HĐDL

+ PTDL “xanh” gắn HĐDL với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường

+ Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thương hiệu du lịch

Với mục tiêu trên, phương hướng PTDL Hải Phòng đến năm 2023 là đưa Hải Phòng trở thành một trọng điểm du lịch của quốc gia trong đó có các khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn, phấn đấu sớm đạt kế hoạch so với lộ trình chung của cả nước, xứng đáng là địa bàn mang tính động lực thúc đẩy sự PTDL của vùng Bắc Bộ và cả nước.

Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng

3.2.1 Phương hướng phát triển du lịch tại Hải Phòng

- Phương hướng chung: Phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng được nhu cầu du khách; ưu tiên kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm; liên kết phát triển thêm những loại hình du lịch khác như: du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái,

- Phương hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể ở Hải Phòng gồm: triển khai nhiều công tác liên quan để hỗ trợ du khách và quảng bá du lịch; tập huấn, trao đổi với các hàng quán để nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường bảo đảm an toàn an ninh trật tự…

+ Phát triển những loại hình du lịch khác nhằm đa dạng hóa thêm loại hình du lịch, thu hút du khách đến với Hải Phòng không chỉ để thưởng thức ẩm thực Phát triển các loại hình như: du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng

+ Về nâng cao chất lượng dịch vụ: Đối với các chủ hộ kinh doanh cần ưu tiên đầu tư, tăng cường kiểm soát đầu ra, đầu vào của nguyên liệu, thực phẩm; cố gắng bình ổn giá cả của thực phẩm Đối với chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra các hộ kinh doanh về chất lượng dịch vụ, chất lượng của thực phẩm được bán ra

+ Về bảo vệ môi trường du lịch: Đối với chính quyền cũng như người dân địa phương hướng dẫn, thông tin về địa điểm, nơi vứt rác, tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường tới du khách Đảm bảo vẫn gìn giữ nguyên trạng tài nguyên và cảnh quan sinh thái tự nhiên cũng như nhân văn của khu vực khai thác du lịch

+ Về công tác xúc tiến quảng bá: Tiếp tục tiến hành xây dựng thương hiệu du lịch; Tổ chức sự kiện, hội chợ du lịch; Thực hiện các chiến dịch quảng bá, hội thảo, hội nghị, famtrip cho doanh nghiệp lữ hành và các nhà đầu tư

3.2.2 Quan điểm phát triển du lịch ẩm thực tại Hải Phòng

- Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch, tiếp tục quảng bá du lịch ẩm thực cũng như Foodtour Hải Phòng trong thời gian sắp tới Tiếp tục phát huy, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm du lịch ẩm thực Hải Phòng

- Phát triển các thế mạnh của du lịch ẩm thực như: giá rẻ, sản phẩm du lịch ẩm thực đạt chất lượng, khẩu vị hợp du khách,

- Định hướng và tổ chức phát triển kèm theo các sản phẩm du lịch thuộc loại hình du lịch khác.

Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

3.3.1 Nhóm giải pháp về các điều kiện phát triển

• Giải pháp về điều kiện “CSHT – CSVCKT”

UBND tỉnh cần có các chính sách để thu hút vốn đầu tư phát triển CSHT - CSVCKT du lịch Nguồn vốn từ địa phương rất hạn chế nên việc kêu gọi nguồn vốn từ các tập đoàn tư nhân là cần thiết Việc có vốn đầu tư dồi dào sẽ là nền tảng để thực hiện các dự án du lịch, giúp tăng khả năng cạnh tranh du lịch Hải Phòng so với các tỉnh khác trong cả nước Rõ rang việc đầu tư cho du lịch có thể kích thích khả năng sẵn sàng chi tiêu của KDL đồng thời kéo dài thời gian du lịch, góp phần phát triển bền vững cho kinh tế địa phương

Muốn thu hút đầu tư, chính quyền địa phải có chính sách hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn đầu như: hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thi công dự án…

Tuy nhiên, thu hút đầu tư cần có sự giám sát kĩ càng Chỉ phê duyệt dự án khi đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề về môi trường, như: không gây hại đến động, thực vật; không phá hủy cảnh quan sinh thái; không làm ô nhiễm môi trường nước, đất; không ảnh hưởng đến bầu khí quyển… Các vấn đề về an sinh xã hội cũng cần được tuân thủ như tránh thi công, xây dựng CSVC quá gần các bệnh viện, trường học; không gây ô nhiễm tiếng ồn, cam kết cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đảm bảo duy trì nguồn thu cho địa phương… ngay khi dự án được đưa vào hoạt động Chỉ có như vậy mới đảm bảo được tính bền vững du lịch

Thực tế CSHT phục vụ DLÂT được duy trì với hình thức chợ nên cần có sự xây dựng bổ sung và đồng bộ các cơ sở ăn uống trên địa bàn, có thể kết hợp với kinh doanh hộ gia đình Điều này vừa giúp CSHT được mở rộng vừa giúp tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương Nên có các dự án cầu đường giúp kết nối các tuyến điểm ăn uống và tuyến điểm du lịch trong và ngoài tỉnh Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch đồng thời đảm bảo các điều kiện tốt để tiến hành xây dựng được tối đa CSHT phục vụ du lịch

Cần phải có tầm nhìn xa cho các hoạt động phát triển lượng KDL quốc tế ghé thăm Hải Phòng, như việc mỗi địa phương tái tạo các khu du lịch với sản phẩm ẩm thực đặc trưng để không bị trùng lặp với địa phương khác trong tỉnh

Ngoài ra, cần thiết phải hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ hoạt động trải nghiệm du lịch như: mở rộng diện tích bãi đỗ xe, xây dựng đường đi bộ xuyên biển, quy hoạch các điểm ăn uống… tại các khu, điểm du lịch trọng điểm Có sự nâng cấp về chất lượng y tế; ngân hàng; ga tàu; bến, phà; cảng… Xây dựng mới CSVCKT cho các hạng mục internet như: trạm phát wifi tốc độ cao, điểm truy cập internet…

• Giải pháp về điều kiện “Văn hóa ẩm thực”

Tài nguyên thủy, hải sản là một trong các điều kiện quan trọng để có thể khai thác, phát triển SPDLÂT Trong khi đó, điều kiện này lại có tính đặc thù khá cao khi chỉ tập trung tại một số ngư trường như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cát Hải, Lan Hạ… Do đó địa phương phải chỉ đạo, đưa ra lộ trình khai thác phù hợp, có mức độ và tiết chế số lượng khai thác trước khi nguồn khai thác bị cạn kiệt Thay vào đó đưa ra các đề xuất, dự án nghiên cứu các nguồn thực phẩm khác bên cạnh nguồn thủy, hải sản để tăng tính đa dạng trong ẩm thực

Ngoài ra, UBND tỉnh cần các chủ trương gắn chặt ẩm thực với phát triển du lịch, cụ thể phải biến sản phẩm ẩm thực – yếu tố cơ bản trong các gói dịch vụ du lịch thực sự trở thành một sản phẩm dịch vụ gia tăng, tạo nên đặc trưng của du lịch Hải Phòng Phải xác định đặc sản ẩm thực Hải Phòng là di sản văn hóa và xem đặc sản ẩm thực như một yếu tố quan trọng của du lịch, gắn bó mật thiết, hỗ trợ phát triển du lịch

Mỗi địa phương nên nâng cao nhận thức từ cấp quản lý đến người dân về việc gìn giữ văn hóa chế biến ẩm thực thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo để chính quyền và người dân nói chuyện, trao đổi các giá trị văn hóa ẩm thực; tạo ra cảm hứng, nâng cao nhận thức và sức lan tỏa sâu sắc, toàn diện những vấn đề của ẩm thực đối với đời sống và phát triển kinh tế địa phương

Cần phải xác định loại ẩm thực nào có đặc trưng riêng của Hải Phòng để thiết lập một quy mô tương xứng Nếu xét về đặc sản thì phải là đặc sắc, riêng biệt, không trùng với nơi khác như: nem cua bể Đồ Sơn, nem chua An Lão, chả chìa Hạ Lũng, mực khô Cát Bà, sủi dìn, bánh mỳ cay, bún cá cay, bánh đa cua… Từ đó có kế hoạch, chiến lược mở rộng thành chuỗi thương hiệu, chú trọng các khâu: đăng ký sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác, thiết lập kênh phân phối, tổ chức bán hàng Có kế hoạch đầu tư nâng cao chất lượng, số lượng đặc sản để đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường Đi kèm với đó là chủ động thiết lập biện pháp đầu tư để gìn giữ, bảo tồn, phát huy, nâng cao ảnh hưởng ẩm thực địa phương; ưu tiên vốn và nguồn lực cho việc phát triển đặc sản theo lộ trình thời gian ngắn nhất

3.3.2 Nhóm giải pháp về nội dung phát triển

• Giải pháp về quản lý chất lượng, ATVSTP Để có thể quản lý được vấn đề an toàn thực phẩm, thành phố nên quy hoạch ẩm thực đường phố thành những khu kinh doanh riêng Do đặc thù đa số các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố là buôn bán lưu động, buôn bán không cố định, người làm thay đổi thường xuyên nên trong công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, người bán hàng còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, mua nguyên liệu giá rẻ nên nguy cơ không đảm bảo là rất cao Người bán còn chưa được trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có ý thức trong việc thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa quan tâm đến việc khám sức khỏe khi hết hạn Để có thể quản lý tốt loại hình kinh doanh thức ăn đường phố này, ngành y tế Thành phố Hải Phòng có thể thực hiện thí điểm mô hình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố tại một vài phường trong khoảng một năm để có thể thấy được hiệu quả của mô hình này Bên cạnh đó các phường nên hỗ trợ thùng rác có nắp đậy, khẩu trang, găng tay, kẹp gắp, tạp dề, Ngoài ra, nên tổ chức những buổi tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh vỉa hè, lòng đường,… cho những người buôn bán hàng rong, kinh doanh quán ăn Tuy nhiên, đa số người bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè là những người khó khăn, người dân nghèo từ các tỉnh, vì vậy các phường nên đưa ra giải pháp là quy định thời gian bán hàng cho họ Bên cạnh đó, quy định chặt chẽ vấn đề ATVSTP thông qua những quy định cụ thể, rõ ràng về nơi chế biến món ăn, nguồn gốc nguyên liệu chế biến, chế độ bảo quản thức ăn, che chắn thức ăn, tránh dùng thực phẩm bẩn, hư để chế biến, hay quy định người bán phải đeo bao tay, mặc trang phục phù hợp, đầu tóc gọn gàng,

Sau khi tuyên truyền và kiểm tra về ATVSTP, Sở Y tế thống kê và cung cấp thông tin những hộ kinh doanh thức ăn đường phố đạt chuẩn cho Sở Du lịch biết, từ đó xem xét đưa các hộ kinh doanh này vào cẩm nang ẩm thực đường phố, phổ biến cho KDL biết để tìm đến thưởng thức Những việc làm này hiệu quả sẽ này góp phần làm cho ẩm thực của Việt Nam vươn lên trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn cho kinh tế và thu hút lượng khách hàng năm tới Hải Phòng cao hơn nữa

• Giải pháp về đầu tư

Hải Phòng cần đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất có chất lượng, có địa chỉ cụ thể xác tín rõ ràng, đăng ký mẫu mã, chất lượng hàng hóa, có thương hiệu, đảm bảo các tiêu chuẩn về y tế, về ATVSTP Đầu tư kênh phân phối thực phẩm để đủ sức cung cấp một cách kịp thời, tốt nhất cho các nhà hàng, khách sạn, các CSLT khi có nhu cầu

Ngoài ra, cần tập trung đầu tư tài chính góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng, khả năng tiếp thị hàng hóa Đầu tư kêu gọi, mời chuyên gia về thị trường để tư vấn, đưa ra giải pháp phát triển mô hình ẩm thực sao cho phù hợp với từng khu, điểm, địa danh trong tỉnh Đầu tư xây dựng và thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, khẳng định tốt vị thế để giành lợi thế chiếm thị phần SPDL độc quyền Đầu tư phát triển sản phẩm ẩm thực gắn liền với thương hiệu điểm đến và có dự án cụ thể, rõ ràng trong việc triển khai chương trình kích cầu DLÂT vào thành phố, đột phá thủ tục hành chính về cung cấp dịch vụ

Thường xuyên theo dõi, giám sát báo cáo các cấp có thẩm quyền về kết quả đầu tư, từ đó tổ chức, đánh giá rút ra kinh nghiệm, bài học, tổng kết mô hình và nhân mô hình, tạo ra hiệu quả trong đầu tư; tránh đầu tư dàn trải, đầu tư sai địa chỉ, thất thoát trong đầu tư

Ngày đăng: 02/04/2024, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w