1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm và vai trò của triết học mác – lênin trong việc học các môn khoa học tự nhiên của sinh viên trường đh bách khoa tp hcm hiện nay

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

● Không gian và thời gian Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem không gian và th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC

TỰ NHIÊN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP.HCM HIỆN NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chương 1 TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 4 1.1 Những nội dung cơ bản của triết học Mác-Lênin 4

1.1.3 Giá trị của triết học Mác – Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực

1.2 Ý nghĩa triết học Mác – Lênin đối với khoa học tự nhiên 10

1.2.2 CNDV biện chứng với khoa học tự nhiên 10

Chương 2 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH

2.1 Thực trạng học các môn khoa học tự nhiên của sinh viên trường ĐH Bách

2.1.1 Thế giới quan của sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM trong việc học các môn khoa học tự nhiên hiện nay 15 2.1.2 Những tích cực và hạn chế của phương pháp luận siêu hình và biện chứng trong việc học các môn khoa học tự nhiên 15 2.1.3 Nguyên nhân của những tích cực và hạn chế 18 2.2 Biện pháp rèn luyện phương pháp luận biện chứng trong việc học các môn khoa học tự nhiên của sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM hiện nay 19 2.2.1 Phát huy vai trò của giảng viên trong việc giúp sinh viên xác định ý nghĩa của môn Triết học Mác – Lênin, của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của Triết học Mác – Lênin trong việc học các môn khoa học tự nhiên của sinh viên Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM Đề tài nghiên cứu này làm rõ nội dung đó thông qua việc phân tích, đánh giá thế giới quan và phương pháp luận trong việc nhìn nhận các kiến thức khoa học; đồng thời, đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục rèn luyện tư duy biện chứng trong việc học các môn khoa học tự nhiên của sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP HCM hiện nay qua môn triết học Mác – Lênin Bên cạnh đó, giảng viên và sinh viên cần thực hiện các biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Triết học Mác - Lênin để khắc phục những hạn chế đã chỉ ra

Trang 4

Chương 1 TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1.1 Những nội dung cơ bản của triết học Mác-Lênin 1.1.1 Vật chất

a Định nghĩa vật chất của V.I Lênin:

● Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức;

● Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác;

● Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

b Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác - Lênin Định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng; cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan…

c Phương thức tồn tại của vật chất ● Vận động

Sự tồn tại của thế giới vật chất hết sức phong phú và phức tạp Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung Ph Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

Trang 5

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất Ph Ăngghen khẳng định: “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”

Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, được biểu hiện ra với các quy mô, trình độ và tính chất hết sức khác nhau Việc khám phá và phân chia các hình thức vận động của vật chất diễn ra cùng với sự phát triển nhận thức của con người Dựa vào những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội

● Không gian và thời gian

Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động; trong đó, không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian là cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm, siêu hình tách rời không gian và thời gian với vật chất vận động Quan niệm đó đòi hỏi phải quán triệt nguyên tắc phương pháp luận về tính lịch sử - cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

d Tính thống nhất của thế giới vật chất

● Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới

Trong quan niệm về sự thống nhất của thế giới phải lấy việc thừa nhận sự tồn tại của nó làm tiền đề Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới

Trang 6

● Thế giới thống nhất ở tính vật chất

○ Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất

○ Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau

○ Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận

Quan niệm trên đây của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được cuộc sống hiện thực của con người và toàn bộ sự phát triển của khoa học xác định Con người không thể bằng ý thức của mình sản sinh ra được các đối tượng vật chất, mà chỉ có thể cải biến thế giới vật chất trên cơ sở nắm vững những thuộc tính khách quan vốn có của các dạng vật chất và những quy luật vận động của thế giới vật chất

1.1.2 Phép biện chứng duy vật a Hai loại hình biện chứng

Biện chứng thường được hiểu theo hai nghĩa:

1 Biện chứng là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người;

2 Biện chứng là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và sự vận động, biến đổi của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người

b Khái niệm phép biện chứng duy vật

C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác phẩm của các ông có nhiều định nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy vật:

● Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph Ăngghen định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật

Trang 7

phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”

● Khi chỉ ra nội dung chủ yếu của phép biện chứng, Ph Ăngghen định nghĩa: “phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”

● Khi giới thiệu về C Mác, V.I Lênin định nghĩa: “ phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” ● …

Từ những định nghĩa trên có thể chỉ ra một số đặc điểm và vai trò của phép biện chứng duy vật:

● Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều được xây dựng trên lập trường duy vật, mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật đều được rút ra từ sự vận hành của giới tự nhiên và lịch sử xã hội loài người; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó

● Về vai trò, phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn; là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác

Trang 8

c Nội dung phép biện chứng duy vật

● Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật ○ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ○ Nguyên lý về sự phát triển

● Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật ○ Cái riêng và cái chung

○ Cái đặc thù và cái phổ biến ○ Nguyên nhân và kết quả ○ Tất nhiên và ngẫu nhiên ○ Nội dung và hình thức ○ Bản chất và hiện tượng ○ Khả năng và hiện thực

d Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp “Quy luật khách quan” vốn thuộc biện chứng của sự tồn tại khách quan khác với “quy luật khoa học” vốn là sự khái quát những liên hệ và quy luật khách quan được trình bày trong các lý thuyết khoa học bằng những phán đoán phổ biến Do đó, về nguyên tắc, các quy luật khoa học chỉ gần đúng với các quy luật khách quan

Các quy luật cơ bản gồm có:

● Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất

Trang 9

làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc

● Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển

● Quy luật phủ định của phủ định

Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

1.1.3 Giá trị của triết học Mác – Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người

a Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn

Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng và của triết học Mác - Lênin nói chung là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ phổ biến nhất của hiện thực khách quan Vì vậy, chúng có giá trị định hướng quan trọng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình

Trang 10

b Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ

Trong thời đại ngày nay, vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng được nâng cao, trước hết là do những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại quy định Bản chất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự cải biến về chất các lực lượng sản xuất trên cơ sở tri thức khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Đặc điểm nổi bật là quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền sản xuất vật chất và các lĩnh vực của đời sống xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo thời cơ và thách thức cho các quốc gia, dân tộc trên con đường phát triển Do kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà loài người bước vào thế kỷ XXI với những vấn đề nhận thức mới rất cơ bản và sâu sắc Trước tình hình đó, triết học Mác - Lênin đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự tích hợp và truyền bá tri thức khoa học hiện đại Dù tự giác hay tự phát, khoa học hiện đại phát triển phải dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng

1.2 Ý nghĩa triết học Mác – Lênin đối với khoa học tự nhiên 1.2.1 Khái niệm khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn Trong khoa học tự nhiên, giả thuyết được sử dụng rộng rãi để xây dựng những lý thuyết khoa học

1.2.2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên

Từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới Triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan

Trang 11

đúng đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên đã giúp cho các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu khoa học tự nhiên, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, và ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học để chứng minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học Thực tế đã cho thấy, càng đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đề mà tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên nhưng lại là những vấn đề triết học

Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói chung trải qua quá trình lịch sử lâu dài Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện Tuy nhiên như chúng ta đã biết, cùng với quá trình chuyên biệt hoá tri thức, xét về tính chất thì triết học không còn đóng vai trò là “khoa học của các khoa học” nữa (nghĩa trực tiếp) Trong thời đại của chúng ta các nhà khoa học có thể trở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại Ý

Trang 12

tưởng “triết học – khoa học của các khoa học” biểu thị một truyền thống, hơn là thực chất của vấn đề

Đứng trước những đổi thay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyên môn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩ để giải quyết Và ngược lại, C Mác và Ph Ĕngghen đã khẳng định, việc khôi phục triết học tự nhiên theo nghĩa đen của nó (triết học là “khoa học của mọi khoa học”) vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể Bởi vì, khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật

Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên góp cho con người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và khoa học tự nhiên đó là giới tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và khoa học tự nhiên là không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà khoa học tự nhiên là một tất yếu lịch sử Bởi, nếu không có sự liên kết và hợp tác đó thì chẳng những triết học và khoa học tự nhiên không thể tiến lên được mà các nhà triết, các nhà khoa học tự nhiên cũng không thể chiến thắng nổi trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo vốn đã kìm hãm và trói buộc sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên Như Ph Ĕngghen đã viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó… Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối Vấn đề là ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”

Ngày đăng: 02/04/2024, 11:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w