1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật việt nam

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả Đào Sỹ Nguyên, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Nhân Quang, Phạm Thị Hoa, Nguyễn Lan Hương
Người hướng dẫn ThS. Trần Minh Trang
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị - Luật
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,64 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu (9)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu (12)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận (12)
    • 5.1. Cách tiếp cận (12)
      • 5.1.1. Hướng tiếp cận trực tiếp (12)
      • 5.1.2. Hướng tiếp cận gián tiếp (12)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Tính mới, tính đóng góp của đề tài (13)
  • 7. Kết cấu của đề tài (13)
  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (15)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm của việc chuyển đổi giới tính (15)
      • 1.1.1. Khái niệm chuyển đổi giới tính và người chuyển giới (15)
      • 1.1.2. Đặc điểm của chuyển đổi giới tính và người chuyển giới (18)
    • 1.2. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính (21)
      • 1.2.1. Ý nghĩa về việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính (21)
      • 1.2.2. Sự cần thiết của việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính (22)
    • 1.3. Tác động của các yếu tố đến việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính (26)
      • 1.3.1. Tác động của yếu tố chính trị (26)
      • 1.3.2. Tác động của yếu tố kinh tế (27)
      • 1.3.3. Tác động của yếu tố pháp lý (28)
      • 1.3.4. Tác động của yếu tố văn hoá - xã hội (28)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (35)
    • 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ người chuyển đổi giới tính (35)
      • 2.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến người chuyển đổi giới tính (35)
      • 2.1.2. Thực trạng pháp luật liên quan đến bảo vệ người chuyển đổi giới tính ở Việt (37)
    • 2.2. Tình hình thực thi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay 42 2.3. Một số bất cập trong hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật liên quan đến người chuyển đổi giới tính (49)
    • 2.4. Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong việc đảm bảo việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính (0)
      • 2.4.1. Nguyên nhân và kết quả đạt được từ việc bảo đảm việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính (58)
      • 2.4.2. Nguyên nhân và những hạn chế trong việc đảm bảo đối với người chuyển đổi giới tính (63)
  • CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN (69)
    • 3.1. Quan điểm bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật ở Việt (69)
    • 3.2. Giải pháp bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay (71)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách (71)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về thực thi pháp luật bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính của pháp luật (77)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp khác (81)
  • KẾT LUẬN (86)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Hiện nay người dân Việt Nam đã có một cái nhìn thiện cảm hơn về người chuyển giới, văn hoá Việt Nam đã dần thừa nhận sự tiến bộ từ văn hoá nhân loại vì đã có những người đi đầu trong việ

Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là một trong những giá trị cao nhất mà các quốc gia đều đề cao và bảo vệ Ở mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hoá của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt và đầy đủ nhất Có thể hiểu rằng, vấn đề chuyển giới bao hàm về giới, giới tính, thể hiện giới, xu hướng tình dục và còn nhiều tranh luận ở các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay xu hướng ủng hộ người chuyển giới cũng ngày càng gia tăng và Việt Nam cũng không ngoại lệ

Hiện nay, trên thế giới có 71 quốc gia thừa nhận “quyền chuyển đổi giới tính” 1 Tại Việt Nam, người chuyển giới là đối tượng ngày càng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 8 năm 2022 ƣớc tính có khoảng 480.000 người chuyển giới mang quốc tịch Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ nước ta 2 Tuy nhiên với một nước có nền văn hoá Phương Đông nhƣ Việt Nam thì phần lớn chúng ta sẽ chƣa thừa nhận một giới tính nào khác với giới tính sinh học từ khi sinh ra nam và nữ Do vậy thì người chuyển giới thường bị kỳ thị và gặp khó khăn trong cuộc sống của mình, với khát vọng đƣợc là chính mình

Hiện nay người dân Việt Nam đã có một cái nhìn thiện cảm hơn về người chuyển giới, văn hoá Việt Nam đã dần thừa nhận sự tiến bộ từ văn hoá nhân loại vì đã có những người đi đầu trong việc chuyển giới như Hoa hậu Hương Giang (Hương Giang Idol), Hoa hậu Nguyễn Hà Dịu Thảo, Ca sỹ Tô Ngọc Bảo Linh (Lynk Lee), Người đẹp Đỗ Nhật Hà, Ca sỹ Lâm Khánh Chi… Từ khi bản Hiến pháp năm 2013 của nước ta ra đời đã ghi nhận về tầm quan trọng của quyền con người (quyền con người được ghi nhận tại Chương 2) và theo sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2015 Cụ thể thì Điều 37 -

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân Qua đó chúng ta có thể hiểu pháp luật nước ta đã thừa nhận và tôn trọng quyền chuyển đổi

1 Theo Báo cáo của Cổng thông tin điện tử Quốc hội, tính đến tháng 2 năm 2023

2 Theo Báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 8 năm 2022

2 giới tính của các cá nhân, đó là một sự tiến bộ nhanh chóng để theo kịp với xu thế thời đại

Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn chưa được làm rõ, ví dụ bản chất quyền của người chuyển giới, lý do pháp luật phải ghi nhận quyền của các đối tƣợng này, vị trí của quyền với các đối tƣợng này trong hệ thống pháp luật… Pháp luật tuy đã thừa nhận và tôn trọng quyền chuyển đối giới tính của cá nhân xong vẫn chƣa thể thực thi vào thực tế Đây là những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu, luận giải thấu đáo để góp phần xây dựng, bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về quyền và pháp luật với quyền của người chuyển giới

Bên cạnh đó, một số quyền trong lĩnh vực khác nhau nhƣ tƣ pháp hình sự, quyền dân sự, trợ giúp pháp lý, xác định giới tính Vẫn còn những rào cản trong thực tế Cùng với quan niệm truyền thống của các tầng lớp xã hội, sự kì thị, phân biệt đối xử đối với các đối tƣợng này xảy ra khá phổ biến Theo báo điện tử lao động thủ đô, cơ quan của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội thì tính đến tháng 1 năm 2022 có tới 71,4% số người chuyển giới gặp khó khăn trong việc làm thủ tục giấy tờ pháp lý 1 Từ đó, có thể nhận thấy pháp luật về quyền của người chuyển giới tại Việt Nam còn có những khoảng trống nhất định

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về quyền của người chuyển giới sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, nâng cao giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới và thay đổi quan điểm về người chuyển giới tại Việt Nam Vì những lẽ trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua tại Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến pháp luật về chuyển đổi giới tính đƣợc thực hiện, trong đó tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

*Luận án Tiến sĩ luật học nghiên cứu về pháp luật chuyển đổi giới tính bao gồm:

1 Theo Báo cáo của báo điện tử laodongthudo.vn, tính đến tháng 1 năm 2022

Trương Hồng Quang (2019), Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

*Nhóm Luận văn Thạc sĩ luật học nghiên cứu pháp luật về chuyển đổi giới tính bao gồm:

Vũ Thị Ngọc (2021), Quyền làm mẹ của người thuộc nhóm LGBT theo pháp luật

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

Trịnh Thu Hà (2020), Pháp luật về chuyển đổi giới tính trên thế giới và những giá trị tham khảo cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính của Việt Nam, Luận văn

Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà nội;

Lê Thị Hoa (2019), Đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

Huỳnh Lê Mỹ Hạnh (2019), Thực tiễn bảo vệ quyền của nhóm LGBT tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

Vũ Thị Ngọc Anh (2017), Hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở

Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;

Bùi Thị Hằng (2016), Một số vấn đề về quyền nhân thân liên quan đến nhóm

LGBT trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội; Đặng Hoàng Hiếu (2015), Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

*Nhóm bài báo, sách chuyên khảo khác về pháp luật chuyển đổi giới tính bao gồm:

TS Nguyễn Văn Hợi (2020), Hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt

Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Công an nhân dân;

Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Góp ý dự thảo Luật

Chuyển đổi giới tính, Kỉ yếu Hội thảo khoa học, Bài báo, Trường Đại học Luật Hà Nội;

Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thuý Lan Anh (2019), Bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính bằng mô hình đánh giá, Dân chủ và Pháp luật, Bài báo, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật của Bộ Tƣ pháp

Những nghiên cứu về pháp luật chuyển đổi giới tính hiện nay chƣa nhiều, các bài viết này đã tiếp cận vấn đề quyền chuyển đổi giới tính từ nhiều góc độ và đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền chuyển đổi giới tính Đây là nguồn tƣ liệu hữu ích cho người đọc tham khảo và triển khai nghiên cứu về đề tài chuyển đổi giới tính

Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều khía cạnh về người chuyển đổi giới tính chưa đƣợc làm rõ ở Việt Nam Những nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này hiện còn rất ít và kết quả nghiên cứu mới chỉ là những phát hiện, phân tích ban đầu Một bất cập tiếp theo là việc nghiên cứu về quyền chuyển đổi giới tính ở nước ta còn chưa nhiều, qua đó có thể gây khó khăn trong tiếp cận và tìm hiểu về quyền chuyển đổi giới tính hiện nay và với đề tài này Vì vậy, vô hình chung làm cho chúng ta thiếu kiến thức về nhóm người chuyển đổi giới tính nói riêng hay nhóm LGBT nói chung, do đó sẽ chưa thể cải thiện được cái nhìn thân thiện với nhóm người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam Do đó, đây sẽ là đề tài nghiên cứu khoa học góp phần bổ sung, làm sáng tỏ thêm cở sở lý luận khoa học về vấn đề bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng về việc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc chuyển đổi giới tính

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu

Là các quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và trong thực tiễn của người chuyển đổi giới tính nói riêng.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

 Phạm vi nghiên cứu về không gian: trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật trong giai đoạn từ năm 2017 - đến nay.

Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

Cách tiếp cận

5.1.1 Hướng tiếp cận trực tiếp

Tìm hiểu các văn bản quy định của pháp luật về bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật Việt Nam từ các nguồn tài liệu tham khảo, từ những số liệu thực tiễn về người chuyển đổi giới tính hiện nay qua đó có các giải pháp bảo vệ phù hợp

5.1.2 Hướng tiếp cận gián tiếp

Các bài viết, các tạp chí, các chuyên đề, về vấn đề bảo vệ người chuyển đổi giới tính hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng

Hồ Chí Minh về quyền con người; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:

 Phương pháp phân tích: Phân tích những điểm hạn chế bất cập trong quy định của pháp luật về các vấn đề bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật Việt Nam

 Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình bảo vệ người chuyển đổi giới tính để tổng hợp các tri thức khoa học của Bộ luật Dân sự

 Phương pháp quy nạp: Đƣa ra các lập luận của chứng minh cho sự bất cập trong các quy định của pháp luật khi chƣa giải quyết triệt để các vấn đề tiêu cực liên quan tới người chuyển đổi giới tính ở nước ta

 Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin từ mọi người thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay.

Tính mới, tính đóng góp của đề tài

Mặc dù việc nghiên cứu đề tài có hạn nhƣng nhóm tác giả đã cố gắng nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật hiện hành ở nước ta Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển lý luận Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Việt Nam và phát triển thực tiễn về bảo vệ người chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện nay

 Về mặt lý luận: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo vệ người chuyển đổi giới tính và Dự hhảo Luật Chuyển đổi giới tính Việt Nam; khái niệm, mục đích và ý nghĩa của người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta

 Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng về vấn đề người chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính nhƣ: “Tình hình bảo vệ người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam; những kết quả đạt được trong quá trình bảo vệ nhóm người này; các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình bảo vệ toàn diện người chuyển đổi giới tính hiện nay”.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo phần nội dung của đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

 Chương I: Những vấn đề chung về bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam

 Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

 Chương III: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Khái niệm, đặc điểm của việc chuyển đổi giới tính

1.1.1 Khái niệm chuyển đổi giới tính và người chuyển giới

Sự cải thiện, nâng cao về chất lƣợng cuộc sống kéo theo sự quan tâm ngày càng sâu sắc của toàn xã hội đến các quyền nhân thân của con người, đặc biệt là các quyền liên quan đến giới tính Giới tính là những khác biệt về mặt sinh học và biểu hiện xã hội giữa những người mang giới tính nam và giới tính nữ Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới thể hiện qua cơ quan sinh dục, khuôn mặt, hình dáng cơ thể, hormone (kích thích tố giới tính) và cả nhiễm sắc thể

Thuật ngữ giới tính hay bị nhầm lẫn với thuật ngữ giới Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nữ giới và nam giới Vai trò giới đƣợc biết đến thông qua quá trình dạy dỗ, học tập và có sự khác nhau theo từng nền văn hoá, từng thời kỳ Nhƣ vậy, giới là yếu tố thuộc cảm nhận, mong muốn của mỗi cá nhân, suy nghĩ của người đó về mình là nam hay nữ (bản dạng giới) 1 ; còn giới tính là sự thể hiện bên ngoài của giới thông qua cấu tạo bộ phận trên cơ thể Sự biểu hiện của giới tính so với giới có thể thống nhất hoặc khác biệt Khi giới và giới tính không đồng nhất, cá nhân thường có mong muốn đƣợc chuyển đổi giới tính, tức là thay đổi cấu tạo, hình dáng các bộ phận trên cơ thể cho phù hợp với cảm nhận, mong muốn, khát vọng của chính mình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có những người đến một thời điểm nào đó một người tự nhận giới tính của mình khác với giới tính sinh học khi sinh ra (nam và nữ), bao gồm:

(a) Do bẩm sinh: Các yếu tố sinh học như ảnh hưởng bởi gen, mức độ nội tiết trước khi mang thai, những trải nghiệm trong thời niên thiếu hay khi trưởng thành và nhiều nghiên cứu cho thấy, một người chuyển giới thường có cảm nhận về giới tính của bản thân mình từ khá sớm, từ 2-4 tuổi, xong việc công khai nhận mình là giới tính khác còn phụ thuộc vào kiến thức của từng cá nhân cũng nhƣ sự cởi mở của mỗi xã hội khác nhau

1 Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thƣ (Wikipedia tiếng Việt) wiki/Bản_dạng_giới

(b) Do xu hướng, phong trào: Phong trào đấu tranh của LGBT nói chung hay của người chuyển giới nói riêng nhằm thúc đẩy sự công nhận quyền LGBT và quyền chuyển giới trong xã hội Nhiều cộng đồng đã phối hợp với nhau hoặc độc lập trong nhiều hoạt động khác nhau như phong trào đòi quyền và các hoạt động của người chuyển đổi giới tính Tuy nhiên, InterPride hầu nhƣ là tổ chức điều phối các hoạt động lễ hội quốc tế về niềm tự hào của cộng đồng này 1 Mục tiêu của cộng đồng là đòi quyền LGBT và quyền chuyển đổi giới tính; xây dựng cộng đồng này về mặt luật pháp Phong trào ngày nay bao gồm các hoạt động nhƣ: “Văn hoá, vận động hành lang chính trị, diễu hành đồng tính” Do đó, sự xuất hiện với số lƣợng gia tăng đáng kể người chuyển giới cũng xuất phát từ nguyên nhân này

(c) Do một tác động khác: Do tuổi dậy thì biến đổi gen, nhiễm sắc thể, hormone; việc này được hiểu là người mong muốn được chuyển giới có thể không xuất phát từ xu hướng phong trào hay do bẩm sinh, khi đến độ tuổi dậy thì người đó có sự biến đổi về gen, nhiễm sắc thể hay hormone trong cơ thể dẫn đến việc cách nhìn nhận của người này về giới tính thật của bản thân đối lập với giới tính sinh học hiện có (bản dạng giới)

Chuyển đổi giới tính, theo nghĩa giản dị nhất, chỉ quá trình mà một con người hay động vật thay đổi từ giới tính sinh học từ khi sinh ra sang giới tính mới Đây là quá trình xảy ra một cách tự nhiên ở một số loài, xong ở con người thì phải thông qua một quá trình với các biện pháp can thiệp khác nhau và thường là diễn biến theo từng phần cho đến sự thay đổi hoàn toàn Các biện pháp quan trọng nhất bao gồm tiêm và sử dụng hormone hay phẫu thuật chuyển đổi giới tính Phẫu thuật chuyển đổi giới tính là bắt buộc đối với những người có bản dạng giới khác với giới tính sinh học để có thể có một cơ thể hoàn toàn phù hợp với giới tính mong muốn của mình

Chuyển giới không đồng nhất với đồng tính mặc dù được xem là một người chuyển giới là người có giới tính mong muốn khác với giới tính lúc sinh ra, ví dụ sinh ra là nam và nghĩ mình là nữ hoặc sinh ra là nữ và nghĩ mình là nam Chuyển giới liên quan tới cảm nhận về giới tính còn đồng tính là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình cảm, vì vậy chuyển giới và đồng tính là khác nhau Về mặt biểu hiện, không phải người

1 Theo Bách khoa toàn thƣ (Wikipedia tiếng Việt), tính đến tháng 6 năm 2011

10 chuyển giới nào cũng thể hiện ra bên ngoài đúng nhƣ giới tính mình mong muốn Ví dụ: “Nam ăn mặc và hành xử như nữ, hay nữ ăn mặc và hành xử như nam”

Người chuyển giới còn được gọi là người hoán tính, khái niệm người hoán tính là chỉ trạng thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể; chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính của mình là nữ hoặc một người sinh ra với cơ thể nữ nhưng lại cảm nhận giới tính của mình là nam Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mình mong muốn gọi là người chuyển giới đã phẫu thuật Người chuyển giới hoàn toàn độc lập với thiên hướng tính dục Họ có thể thuộc xu hướng tính dục dị tính, đồng tính hoặc song tính, luyến ái… Một số khác có thể xem xét định hướng tính dục thông thường không đầy đủ hoặc không áp dụng đối với họ

Có thể nói: “Người chuyển giới, hay còn gọi là người hoán tính, là người mà bản dạng giới hoặc thể hiện giới không tương ứng với chỉ định giới lúc sinh của họ 1 " Bên cạnh đó, website này cũng đưa ra khái niệm cụ thể về người chuyển giới nữ và người chuyển giới nam, theo đó người chuyển giới nữ là người sinh ra là nam và giới tính tự nhận, nghĩ rằng mình là nữ và người chuyển giới nam sinh ra là nữ và có giới tính tự nhận, nghĩ rằng mình là nam Theo những định nghĩa này, việc xác định một cá nhân là người chuyển đổi giới tính phụ thuộc vào suy nghĩ, cảm nhận, và sự thừa nhận của chính họ, không phụ thuộc vào thủ tục pháp lý

Những người chuyển đổi giới tính được mô tả là những người khi sinh ra đã mang sẵn một giới tính sinh học nhất định dựa vào cơ quan sinh dục để phân biệt, nhƣng tâm lý của những người này cảm nhận rằng giới tính của họ không giống với giới tính mà cơ thể họ có Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dù một số khác thì mong muốn điều này Tuy nhiên, hầu hết những người chuyển giới đều mong muốn thiết lập một vai trò xã hội phù hợp với giới tính mà tâm lý của họ tự xác định Tóm lại, có thể hiểu người chuyển giới là một khái niệm rộng, dùng để chỉ tất cả những người có bản dạng giới thể hiện giới không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh học từ khi sinh ra của họ

1 Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia tiếng Việt) wiki/Bản_dạng_giới

1.1.2 Đặc điểm của chuyển đổi giới tính và người chuyển giới

Chuyển đổi giới tính là một vấn đề rất phức tạp và là quyết định rất khó khăn đối với những người chuyển giới Nhận thức thông thường trong xã hội nhấn mạnh đến yếu tố phẫu thuật để chuyển đổi giới tính: “Chuyển đổi giới tính chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người trong đó có thể bao gồm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không” Hiểu theo quan điểm này, việc chuyển đổi giới tính chỉ đơn thuần là sự tác động về mặt y học vào cơ thể con người, sau khi kết thúc các thủ tục đó họ sẽ được xã hội thừa nhận là người chuyển đổi giới tính mà không cần bất cứ một sự ghi nhận nào từ phía Nhà nước Cách hiểu này là chưa chính xác, vì mỗi cá nhân trong xã hội đều là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nên việc chỉ bao gồm các thủ tục y khoa là chƣa đầy đủ Việc các cá nhân đã tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính mà chƣa đƣợc thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ làm mất đi ý nghĩa của các thủ tục y khoa vì họ sẽ không thể tham gia vào các quan hệ xã hội với tƣ cách chủ thể mới

Theo quan điểm của nhóm tác giả, cần phải nhìn nhận một cách tổng thể dưới nhiều góc độ khác nhau, chuyển đổi giới tính không chỉ bao gồm các thủ tục y khoa mà còn có cả những thủ tục pháp lý, trong đó thủ tục y khoa là tiền đề và là cơ sở để tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý Những thủ tục y khoa ở đây có thể bao gồm việc tiến hành xét nghiệm, kiểm tra, phẫu thuật, sử dụng nội tiết tố… Để thay đổi về mặt hình dạng theo đúng giới tính mà họ mong muốn Việc thay đổi hình dáng cơ thể, bộ phận sinh dục chỉ mới giải quyết về mặt “hình thức” bởi những cá nhân này cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chính thức đƣợc thừa nhận, đƣợc tham gia vào những quan hệ xã hội với tƣ cách một chủ thể mới Thủ tục pháp lý bao gồm thay đổi trên giấy tờ nhân thân và các giấy tờ liên quan tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận một sự kiện pháp lý về thay đổi giới tính sinh học của họ Qua đó, nhóm tác giả khái quát các đặc điểm của chuyển đổi giới tính và người chuyển giới nhƣ sau:

(a) Dưới góc độ y khoa: Việc chuyển đổi giới tính chỉ đơn thuần là sự tác động về mặt y học vào cơ thể con người, sau khi kết thúc các thủ tục can thiệp bằng y học đó họ sẽ được xã hội thừa nhận là người chuyển đổi giới tính

Ý nghĩa và sự cần thiết của việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính

Quyền chuyển đổi giới tính là quyền của cá nhân, có nghĩa là bất cứ người chuyển giới nào cũng có thể tự mình thực hành quyền này, còn với tƣ cách là một quyền của nhóm, để bảo đảm thực hiện hiệu quả quyền này, đặc biệt là trong việc đạt đƣợc sự công nhận của xã hội, nhà nước và được pháp điển hoá trong pháp luật, những người chuyển giới cần có những hành động vận động tập thể Giống nhƣ các quyền con người khác, quyền chuyển đổi giới tính là những giá trị tự nhiên, vốn có mà mỗi thành viên của cộng đồng nhân loại đều được hưởng

Từ lý thuyết về quyền tự nhiên, có thể thấy người chuyển giới là người bình thường như mọi cá nhân khác trong xã hội, có khả năng thực hiện các nghĩa vụ và được quyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như những người khác Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền đƣợc công nhận và tôn trọng Vì thế, xã hội cần nhìn nhận người chuyển giới như người bình thường với đầy đủ các nghĩa vụ,

15 không đƣợc phép miệt thị, xúc phạm hay xem họ nhƣ những bệnh nhân lệch lạc về tâm thần

Như vậy, ý nghĩa của việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính là được sự công nhận, không miệt thị và xem nó như là một giá trị tự thân của con người

1.2.2 Sự cần thiết của việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính Ở Việt Nam cũng nhƣ ở nhiều quốc gia khác có những ý kiến trái chiều về việc ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật Những ý kiến phản đối và ủng hộ dựa trên những lập luận chủ yếu sau đây:

(a) Về góc độ tự nhiên

Những người phản đối cho rằng theo lý thuyết của triết học Phương Đông Mọi vật trong vũ trụ đều cấu thành từ hai thực thể đối lập nhau là âm và dương Ngoài ra, tín ngƣỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là sinh sôi, nảy nở) ở Việt Nam và một số quốc gia khác đã cho chúng ta thấy đƣợc quy luật phồn sinh của mọi loại sinh vật phải có âm và dương, âm dương có giao hoà thì mọi vật mới phát triển Như vậy, theo cách tiếp cận này, việc một người đàn ông hoặc phụ nữ chuyển đổi giới tính là ngược với quy luật tự nhiên, có thể tác động tiêu cực đến bản thân người đó và cộng đồng

Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng, quyền của người chuyển đổi giới tính là quyền riêng của họ Về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do, người chuyển đổi giới tính là người bình thường như mọi cá nhân khác trong xã hội họ có khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền được hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như người khác Một trong những điều quan trọng nhất mà người chuyển đổi giới tính họ mong muốn nhất là đƣợc công nhận và tôn trọng

Mặt khác, chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi người, gắn liền với đời sống riêng tƣ của mỗi cá nhân Ví dụ quyền thay đổi họ, quyền thay đổi tên, quyền của cá nhân đối với hình ảnh… Dưới góc độ pháp luật Dân sự, quyền nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của một cá nhân, tổ chức 1 Việc quy định chuyển đổi giới tính

1 Điều 25 - Bộ luật Dân sự năm 2015

16 là một quyền nhân thân nhằm tạo cơ chế pháp lý chống phân biệt đối xử với người chuyển đổi giới tính, bảo đảm họ có giá trị pháp lý bình đẳng nhƣ cá nhân khác và sự minh bạch trong thực hiện các quyền nhân thân, tài sản trong các quan hệ dân sự Trước những phân tích trên, có thể thấy rõ ràng là thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người chuyển đổi giới tính là một trong những vấn đề đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội

Trong thực tế ở trên thế giới và ở Việt Nam, trước đây, những người thuộc nhóm người LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng ít nhận được sự cảm thông và thường bị kỳ thị trong xã hội Vì vậy họ thường sống khép kín, không dám thổ lộ giới tính của bản thân mình để tránh sự kỳ thị từ chính người thân trong gia đình, trong xã hội mà họ đang sống Tuy nhiên trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về giới tính thứ ba, về cuộc sống, tâm sinh lý của người chuyển giới nói riêng và nhóm LGBT nói chung Vì vậy, các xã hội đã bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề này và nhiều nước đã công nhận và cho phép người chuyển giới sống đúng với giới tính và tâm lý thật của mình Đây cũng là ước muốn của tất cả những người trong nhóm LGBT nói chung và của người chuyển giới nói riêng trên thế giới

Thêm vào đó, quyền chuyển đổi giới tính gắn liền với những quyền dân sự cơ bản của người chuyển giới Mặc dù Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm

1966 cũng nhƣ Công ƣớc quốc tế về quyền kinh tế, văn hoá, xã hội năm 1966 không đề cập cụ thể đến khía cạnh chuyển giới do hoàn cảnh lịch sử của nó, nhưng dưới góc độ quyền chuyển đổi giới tính với tư cách một bộ phận của nhóm những người dễ bị tổn thương, quyền của họ gắn với quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do theo Điều 10 ICCPR 1 Đối với người đã hoàn thiện chuyển đổi giới tính về sinh học nhƣng chƣa hoàn thiện về pháp lý, sự đối xử với họ trong hoàn cảnh bị tước tự do bởi nhà nước mà điển hình là giam giữ có thể gây tổn hại quyền của những người này

Cuối cùng, thừa nhận quyền chuyển giới là một xu thế tất yếu và luôn song hành với sự phát triển của nhân loại Điều đó bắt nguồn từ một yếu tố khách quan đó là tỉ lệ người chuyển giới trong xã hội thường dao động trong khoảng 0,1% đến 0,5% 1 Như

1 Điều 10 - Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị

1 Theo Báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 8 năm 2022

17 vậy, cùng với sự tăng lên của dân số, số lượng người chuyển giới trong xã hội ngày càng tăng, sự quan tâm của xã hội đến đối tƣợng này cũng sẽ lớn dần theo, đặc biệt là khi vị trí, vai trò và cống hiến của những người thuộc nhóm này dần dần trở nên đáng kể đối với sự phát triển chung của toàn xã hội Vì vậy:

(b) Về góc độ xã hội

Những người phản đối cho rằng chuyển đổi giới tính dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu trong xã hội khó kiểm soát đƣợc, cụ thể nhƣ việc lợi dụng chuyển đổi giới tính để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, để gian lận trong thể thao, trốn việc bị cơ quan cảnh sát điều tra truy nã, hoạt động mại dâm; chuyển đổi giới tính (từ nữ sang nam) nhằm kéo dài tuổi lao động… Thậm chí, chuyển đổi giới tính có thể gây ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ, tạo ra trào lưu chuyển giới gây khó khăn trong việc xác định nhân thân, kiểm soát giấy tờ, thủ tục hành chính

Người tiến hành chuyển giới sẽ phải chịu sự phản đối của gia đình cũng như khó tìm kiếm việc làm, dễ dẫn tới các hành vi tiêu cực, làm tăng tỷ lệ phạm tội và bất ổn trong xã hội Không những thế, phẫu thuật chuyển giới dễ dẫn tới tai biến do hàng loạt các cuộc phẫu thuật liên tiếp, dẫn tới các vụ kiện cáo về sau, một số người sau khi chuyển đổi giới tính, chƣa kịp thích nghi với nhiều thứ thay đổi, dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự sát, phải tiêm hormone liên tục, trong suốt cuộc đời khiến người chuyển giới mắc nhiều tác dụng phụ, bị ung thƣ, sức khoẻ suy giảm và bị giảm đáng kể tuổi thọ, tạo ra gánh nặng cho gia đình, hệ thống y tế và an sinh xã hội

Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng xét về góc độ xã hội, những lo ngại trên là không chính xác bởi các vấn đề sau:

Tác động của các yếu tố đến việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính

Bảo đảm quyền con người nói chung, quyền chuyển đổi giới tính nói riêng chịu sự tác động của nhiều điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, cụ thể:

1.3.1 Tác động của yếu tố chính trị

Trong mối quan hệ giữa chính trị và quyền con người nói chung với quyền chuyển đổi giới tính nói riêng, ý chí và quyết tâm chính trị đóng vai trò tiên quyết trong việc bảo đảm quyền con người, bao gồm quyền chuyển đổi giới tính Điều kiện chính trị trước hết thể hiện ở chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, coi trọng và đề cao quyền con người Chế độ chính trị dân chủ tiến bộ, có mục tiêu chính trị thì mới hướng tới việc tạo ra mọi khả năng bảo đảm tốt nhất việc thực hiện quyền con người trong đó có quyền chuyển đổi giới tính

Trong đề tài này, nhóm tác giả chỉ đề cập đến 2 chế độ chính trị có ảnh hưởng lớn đến nhân loại ngày nay đó là “Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa” Sự tác động của hai chế độ chính trị này lên nhân quyền nói chung hay quyền chuyển đổi giới tính nói riêng là khác nhau nên dẫn tới quan niệm về quyền chuyển đổi giới tính cũng khác nhau Đối với Tƣ bản chủ nghĩa thì gốc rễ của chế độ này là chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất Chế độ này thường gắn liền với tư tưởng cá nhân, mà bản chất mỗi người tự lo liệu cho bản thân Do đó, các nước này thường nhấn mạnh đến quyền chính trị, dân sự và trong đó có quyền chuyển đổi giới tính nhƣ Hoa Kỳ, Anh… Đối với Xã hội chủ nghĩa, bản chất chế độ này là công hữu về tƣ liệu sản xuất Ở xã hội này, quyền về kinh tế - xã hội đƣợc đặt lên hàng đầu nhƣ (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba) Do đó, thì quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam sẽ bị hạn chế hơn một phần so với các nước Tư bản chủ nghĩa

Nhƣ vậy, tác động của yếu tố chính trị ở Việt Nam đối với quyền chuyển đổi giới tính và người chuyển giới được Nhà nước ta chưa hoàn toàn chấp nhận về việc này

1.3.2 Tác động của yếu tố kinh tế

Việc đề ra chính sách, pháp luật đối với người chuyển giới ít nhiều phải dựa trên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Mặc dù không thể hiện hộ cho tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc không thực hiện quyền con người bằng những lý do kinh tế, nhƣng cũng hoàn toàn không thể phủ nhận vai trò hậu thuẫn quan trọng của trình độ phát triển kinh tế và khà năng cung cấp cơ sở vật chất của nền kinh tế cho việc đảm bảo thực thi quyền chuyển đổi giới tính Điều kiện kinh tế còn được xét ở góc độ khả năng của gia đình và cá nhân người chuyển giới chi trả cho những chi phí về phẫu thuật chuyển giới mà thường rất tốn kém Do đó, khi kinh tế phát triển thì điều kiện của mỗi gia đình và cá nhân trong xã hội Việt Nam sẽ đƣợc nâng cao, tạo thuận lợi cho khả năng biến các quyết tâm chính trị và cá nhân về quyền chuyển đổi giới tính thành hiện thực Các cá nhân có thể tự do thể hiện bản dạng giới mà không có bất kỳ rào cản pháp lý hay rào cản kinh tế nào Nhƣ vậy, tác động của yếu tố kinh tế ở Việt Nam đối với quyền chuyển đổi giới tính và bản thân người chuyển giới đã được ghi nhận

1.3.3 Tác động của yếu tố pháp lý

Quyền con người tuy là những giá trị vốn có do tạo hoá ban tặng, bẩm sinh của mọi cá nhân nhƣng phải đƣợc ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật thì mới thành hiện thực Pháp luật là công cụ hữu hiệu để đảm bảo các quyền con người được thực thi, trong đó có quyền đƣợc chuyển giới Pháp luật có vị trí, vài trò trung tâm trong việc bảo vệ quyền chuyển đổi giới tính bởi vì nó có các đặc điểm nhƣ:

(a) Pháp luật là phương tiện chính thức hoá các giá trị xã hội của quyền con người, các quyền đó đƣợc pháp luật hoá và mang tính bắt buộc chung với toàn xã hội;

(b) Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền chuyển đổi giới tính và được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật, được bảo đảm bằng bộ máy thi hành, cưỡng chế của quyền lực Nhà nước;

(c) Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền trong đó có quyền chuyển đổi giới tính, qua đó các yếu tố khác sẽ phát triển quyền chuyển đổi giới tính thông qua yếu tố này

Tại Việt Nam, sự tác động của yếu tố pháp lý mới chỉ ghi nhận việc chuyển đổi giới tính ở Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015, chƣa thừa nhận cho việc kết hôn đồng tính Do vậy, người chuyển giới chưa thể đạt được mong muốn của bản thân khi chuyển đổi giới tính

1.3.4 Tác động của yếu tố văn hoá - xã hội

Văn hoá về quyền con người thể hiện ở trình độ tư duy, nhận thức, ở lương tâm, trách nhiệm, phong cách sống và lối ứng xử đúng đắn của những chủ thể trong xã hội trong những vấn đề liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính Theo đó, văn hoá nhân quyền ở Việt Nam tiến bộ giúp đảm bảo cho người chuyển giới được hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người mà không có sự phân biệt đối xử nào Liên quan đến mối quan hệ giữa văn hoá - xã hội đối với người chuyển giới, ở các quốc gia nhận thức của cộng đồng về quyền con người nói chung và quyền chuyển đổi giới tính nói riêng hiện vẫn có sự khác nhau về nhiều khía cạnh

Có nhiều quốc gia đã công nhận và nhìn nhận người chuyển giới theo hướng cởi mở, thân thiện, ở đó họ coi người chuyển giới là hoàn toàn bình thường và công nhận

22 tất cả các quyền chuyển đổi giới tính; nhƣng cũng còn nhiều xã hội, nhiều quốc gia vẫn chưa công nhận người chuyển giới là một bộ phận của xã hội và do đó người chuyển giới vẫn còn bị cả xã hội, quốc gia đó kỳ thị, phân biệt, xem những nhóm người này là bất thường

Văn hoá về quyền con người và quyền chuyển đổi giới tính ở các nước Phương Đông không đƣợc ủng hộ, thậm chí là bị kỳ thị trong đó có cả Việt Nam bởi lẽ việc thừa nhận người chuyển đổi giới tính là đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức, văn hoá của cha ông ta để lại do quan niệm truyền thống xa xưa của nước ta là tôn thờ “bộ phận sinh dục nam và nữ” hay giống “đực và cái”, do vậy không thừa nhận việc có thêm một giới tính “khác”

1.4 Bảo vệ người chuyển đổi giới tính trong pháp luật của một số quốc gia khu vực ASEAN

Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã có 8/11 quốc gia công nhận quyền của LGBT nói chung và quyền chuyển đổi giới tính nói riêng và trong đó vẫn có một số quyền bị hạn chế nhất định, cụ thể đó là: Thái Lan (1956), Singapore (Nam bất hợp pháp; Nữ hợp pháp từ năm 2007), Đông Timor (1975), Indonesia, Campuchia, Lào, Philippines, Việt Nam (còn hạn chế một số quyền nhất định) Tuy nhiên thì pháp luật về chuyển đổi giới tính của các nước “Thái Lan, Đông Timor, Campuchia nổi bật hơn các nước hợp pháp hoá một phần (5 nước còn lại) 1 ” Cụ thể:

Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại Thái Lan

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ người chuyển đổi giới tính

Thực trạng người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam cũng như trên thế giới gặp phải những khó khăn nhất định Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Bản thân người chuyển giới là nhóm thiểu số trong xã hội và đôi khi chỉ công khai trong cộng đồng riêng Bên cạnh đó, chƣa có một điều tra thống kê mang tính chất toàn quốc nào về người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam Qua đó, ta có thể thấy trong lý luận cũng như thực tiễn thì người chuyển đổi giới tính vẫn chưa được Đảng và Nhà nước ta dành một sự quan tâm đặc biệt và cũng chƣa có một quy định cụ thể nào nhằm bảo vệ cho nhóm người này

2.1.1 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến người chuyển đổi giới tính

Trong tính nhân văn và bảo đảm quyền con người, nhiều quốc gia đã ghi nhận và bảo hộ quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân, bảo đảm các quyền nhân thân, trong đó có các quyền về hộ tịch, dân sự, các quyền về hôn nhân và gia đình của cá nhân sau khi cá nhân đó đã thực hiện chuyển đổi giới tính Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hợp thức hoá quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân, trong đó có cả Việt Nam Tôn trọng quyền con người là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình lãnh đạo và xây dựng đất nước qua các thời kỳ Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao và tôn trọng quyền con người, xem quyền này là trung tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước Điều này thể hiện ở việc phương châm hoạt động của nước ta tất cả vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể quyền con người tại chương II, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta quyền con người được đề cao đến vậy và nó là nền tảng cho việc hình thành các bộ luật, luật chuyên ngành có liên quan hướng dẫn thi hành về quyền và nghĩa vụ của nhóm người chuyển đổi giới tính Như vậy, có thể hiểu đơn giản là quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta luôn luôn nhất quán, tôn trọng đảm bảo quyền con người nói chung và quyền của người chuyển đổi giới tính nói riêng luôn đƣợc pháp luật bảo vệ, bảo đảm và thực thi nhƣ những chủ thể

29 khác trong xã hội Bên cạnh, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định cụ thể tại Điều 37 về quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân

(a) Về cơ sở lý luận: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các điều kiện về kinh tế, xã hội đã là cơ sở để Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp quy, đặc biệt là hệ thống pháp luật dân sự (luật tƣ) Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 cùng với những luật khác có liên quan đã đƣợc thể chể hoá cụ thể, làm thay đổi nhận thức của cả nhân dân và nhà chức trách trong bảo vệ và tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Nhƣ vậy, có thể thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên đã ghi nhận việc xác định lại giới tính (Điều 36) và quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân (Điều 37) Đây là một điều khoản hướng dẫn thi hành cơ bản, tạo tiền đề cho các quyền pháp lý của nhóm người chuyển đổi giới tính được hưởng các quyền cơ bản thuộc nhóm quyền con người như những người khác trong một tương lai gần, phù hợp với sự đòi hỏi không ngừng của xã hội đầy phức tạp và biến hoá khôn lường

(b) Về cơ sở thực tiễn: Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn

“không thừa nhận” hôn nhân giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên, trong đời sống xã hội vẫn tồn tại nhiều trường hợp thuộc nhóm người chuyển giới (theo Bộ Y tế ước tính đến tháng 8 năm 2022 là 480 000 người) Người chuyển giới là người có giới tính bẩm sinh không trùng với giới tính sinh học của con người từ khi sinh ra hoặc do ảnh hưởng của văn hoá, xu hướng hay trào lưu, giới tính sinh học từ thời điểm ấy không trùng với giới tính mong muốn của họ Theo nghiên cứu của Viện iSEE (Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường) ở Việt Nam, khi tiến hành tìm hiểu về người chuyển giới, cần hiểu các thuật ngữ nhƣ thể hiện giới hay bản dạng giới Bản dạng giới là sự cảm nhận của mỗi người về giới tính thực sự của mình là nam hay nữ Bản dạng giới độc lập với xu hướng tính dục, vì bản dạng giới liên quan đến việc một người nghĩ mình thuộc giới tính nào, là nam hay nữ hay giới tính khác Còn thể hiện giới là sự thể hiện vai trò về nam tính hay nữ tính trong cuộc sống qua các hành vi, ăn mặc, phong cách, kiểu tóc

Thực tiễn cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm người chuyển giới chưa được Nhà nước, xã hội và pháp luật quan tâm một cách đúng đắn Cũng như người

30 chuyển giới ở Việt Nam những năm qua luôn mong muốn đạt đƣợc nguyện vọng của mình, rằng pháp luật công nhận và bảo hộ quyền chuyển đổi giới tính Mặc dù, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận về vấn đề quyền chuyển đổi giới tính, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều ý kiến chƣa nhất quán về vấn đề này Cho đến nay thực tiễn nhận thấy các quy định và hướng dẫn thi hành liên quan đến vấn đề chuyển đổi giới tính của cá nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chỉ nằm trên “giấy tờ”

2.1.2 Thực trạng pháp luật liên quan đến bảo vệ người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, ngoài quy định chung trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề quyền chuyển đổi giới tính đƣợc đề cập tập trung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số văn bản hướng dẫn thi hành Bên cạnh đó, vấn đề này còn được đề cập trong một số văn bản pháp quy khác Phần này khái quát những quy định có liên quan đến nhóm người chuyển đổi giới tính trong một số văn bản pháp luật quan trọng của nước ta và phân tích những bất cập của nó

(a) Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 là văn bản pháp lý “đầu tiên” của Việt Nam ghi nhận về quyền chuyển đổi giới tính Điều 37 của Bộ luật quy định:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan 1 ”

Với sự ghi nhận này, cơ hội để đƣợc sống thật với tâm tƣ, nguyện vọng của những người chuyển giới được mở ra Đó là bước tiến đầu tiên và là bước quan trọng vì thay đổi cái nhìn, tư duy và công nhận quyền của một nhóm người thiểu số, đó là người chuyển giới trong xã hội Quy định đó cũng thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013 tôn trọng quyền con người Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch Việc đăng ký hộ tịch của những cá nhân này vừa đƣợc xem là quyền vừa là nghĩa vụ

1 Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015

Với sự ghi nhận này, những cá nhân đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước ngày 1/1/2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật) đƣợc quyền thay đổi giới tính trên các giấy tờ nhƣ: “Căn cước công dân gắn chip, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…” Việc cho cá nhân chuyển đổi giới tính đƣợc đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch là một điểm rất tiến bộ, giải quyết đƣợc nhiều bất cập trong quan hệ pháp luật hành chính và dân sự trong thời gian vừa qua, góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự… Liên quan đến nhóm người này Để đảm bảo cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính, Bộ luật Dân sự năm 2015 còn ghi nhận cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã đƣợc chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lĩnh vực lao động nói chung hay việc làm nói riêng Người lao động nam và nữ có những quyền lợi cũng như các chế độ khác nhau, vì thế việc ghi nhận tại Điều 37 đã từng bước đảm bảo quyền lợi cho nhóm người chuyển giới Điều 36 - Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền xác định lại giới tính, trong đó nêu rõ nội dung cụ thể:

“Điều 36 Quyền xác định lại giới tính

1 Cá nhân có quyền xác định lại giới tính

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính

2 Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật

3 Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Tình hình thực thi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay 42 2.3 Một số bất cập trong hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật liên quan đến người chuyển đổi giới tính

Trước đây, pháp luật Việt Nam không cho phép hành vi phẫu thuật chuyển giới bởi đây là hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn cơ thể của một người không có khuyết tật về sinh học Điều này đƣợc thể hiện trong Điều 36 - Bộ luật Dân sự năm 2005 khi quy định này cho phép cá nhân có quyền đƣợc xác định lại giới tính song chỉ trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác

Ngoài ra, trong Văn bản hợp nhất số 01/2019/VBHN-BYT ngày 30/01/2019 của

Bộ Y tế về xác định lại giới tính có quy định cấm hành vi: “Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính” Trước đó, đã có những thay đổi nhất định trong tƣ duy của các nhà lập pháp thể hiện ở Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật” Nhƣ vậy, từ 01/01/2017, Việt Nam đã cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính, tuy nhiên điều kiện về độ tuổi, quy trình, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch, tiêu chuẩn về cơ sở đƣợc thực hiện chuyển đổi giới tính… Chƣa đƣợc quy định cụ thể

Do vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tình hiện nay mới chỉ là trên lý thuyết mà chƣa đƣợc triển khai thực hiện trong thực tiễn Để cải thiện tình trạng này Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế

43 hoạch triển khai thi hành Bộ luật Dân sự giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới tính Theo đó, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đƣợc Bộ Y tế xây dựng từ năm 2016 (sau đây gọi là Dự luật) và hiện đang chờ Quốc hội xem xét quyết định đưa vào chương trình xây dựng luật

(a) Bộ luật Dân sự năm 2015

Bên cạnh những ƣu điểm nói trên tại Điều 37 - của Bộ luật Dân sự, bộ luật này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong quy định về vấn đề chuyển đổi giới tính

Vì vậy, điều này đã ghi nhận khả năng chuyển đổi giới tính nhƣng với điều kiện đó là “thực hiện theo quy định của luật” Vấn đề là cho đến nay vẫn chƣa có luật đặc thù nào đƣợc ban hành để cụ thể hoá việc thực hiện chuyển đổi giới tính Khi chƣa có luật nào quy định rõ ràng về các nguyên tắc của việc chuyển đổi giới tính, ai là người đƣợc chuyển đổi giới tính? Trình tự thực hiện việc chuyển đổi giới tính cũng nhƣ một loạt các vấn đề khác liên quan nhƣ vấn đề hộ tịch, các quan hệ pháp luật dân sự… Thì quyền chuyển đổi giới tính chƣa thể đƣợc hiện thực hoá

Hơn nữa, Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015 dừng lại ở việc quy định chung, bao quát “người đã chuyển đổi giới tính” Quy định nhƣ vậy rất khó để thực hiện vì trong thực tiễn xác định thế nào là “người đã chuyển đổi giới tính” không hề đơn giản và cũng chƣa có một định nghĩa chính xác nào trong văn bản pháp luật về vấn đề này Hiện nay, có rất nhiều trường hợp một số cá nhân tiến hành phẫu thuật chuyển đổi một hoặc một số bộ phận mà không phải toàn bộ vì lý do sức khoẻ, kinh phí, thời gian…

Do đó, tồn tại nhiều trường hợp một người đã tiến hành phẫu thuật bộ phận sinh dục nhƣng không tiến hành phẫu thuật phần ngực hoặc ngƣợc lại thì theo pháp luật hiện hành không rõ họ có đƣợc quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, nhân thân hay không và không biết liệu có phải nhóm người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi sẽ không được thụ hưởng quyền này? Theo nghiên cứu của Viện iSEE cho thấy cứ 5 người chuyển giới thì sẽ có khoảng 4 người có nhu cầu muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính Số còn lại không muốn phẫu thuật vì các lý do nhƣ: “Pháp luật chưa cho phép (51,9%); Điều kiện kinh tế chưa đảm bảo (79,6%); Sợ bị ảnh hưởng sức khoẻ (38,5%); Sợ bị kỳ thị (17%); Gia đình không cho phép (42%) 1 ” Xét về mặt pháp lý,

1 Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) năm 2015

44 nội dung Điều 37 cho thấy quyền lợi chỉ thuộc về những người đã phẫu thuật chuyển giới Trong khi đó, cộng đồng người chuyển giới có rất nhiều người không có mong muốn hoặc không đủ điều kiện để phẫu thuật chuyển giới, nhƣng họ vẫn mong muốn được sống với giới tính thực của mình và được khai họ tên, hưởng các quyền nhân thân theo đúng giới tính của mình Nhƣ vậy, việc Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn chưa công nhận quyền của nhóm người này là một bất cập lớn

Bộ luật Dân sự cũng không có định nghĩa nhƣ thế nào là “đã chuyển đổi giới tính” (là phẫu thuật một phần hay toàn bộ? là đã tiêm hormone hay không?), khiến người chuyển giới và các cơ quan chức năng có liên quan rất lúng túng, không rõ căn cứ để thực hiện việc thay đổi giấy tờ nhân thân, hộ tịch là gì Vì thế cho đến nay người chuyển giới vẫn chưa được hưởng quyền này của mình Ở góc độ rộng hơn, việc chuyển đổi giới tính có phải là một quyền hay không cũng chƣa đƣợc làm rõ ở Điều 37

- Bộ luật Dân sự năm 2015

Khi tìm hiểu các quy định từ Điều 25 đến 39 - Bộ luật Dân sự năm 2015, ta thấy các nhà làm luật đều sử dụng thuật ngữ “quyền”, Ví dụ: Quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ, quyền xác định lại giới tính, quyền kết hôn… Trong khi đó, chuyển đổi giới tính lại không đƣợc ghi nhận là “quyền chuyển đổi giới tính”, mà chỉ đƣợc ghi nhận là

“việc chuyển đổi giới tính” Cách thức quy định nhƣ vậy cho thấy sự thiếu tính nhất quán trong việc cấu trúc văn bản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Cụ thể có 13/14 điều luật trong Mục 2 về quyền nhân thân đều sử dụng thuật ngữ “quyền”, duy nhất “đề” của Điều 37 không có thuật ngữ “quyền” Hay nói một cách khác, tên của Điều 37 không thống nhất với tên của các điều còn lại quy định về quyền nhân thân nằm trong Mục 2, chương II Bộ luật Dân sự năm 2015 Do đó, điều này có sự “cố ý” từ các nhà làm luật bởi việc Nhà nước và nhân dân ta có một cái nhìn “ít thân thiện” với nhóm người chuyển đổi giới tính

(b) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trong thực tế ở Việt Nam, tỷ lệ người đồng tính và chuyển giới có mong muốn đƣợc pháp luật thừa nhận mối quan hệ hôn nhân đồng giới là rất cao, vì hai lý do:

Thứ nhất, đó là nhu cầu cuộc sống thực tế của rất nhiều người chuyển giới khi họ muốn được chung sống, công khai hóa quan hệ của mình và được bảo đảm mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong hôn nhân

Thứ hai, luật hóa hôn nhân cùng giới mang ý nghĩa đem lại sự bình đẳng cho mọi cá nhân trước pháp luật việc thừa nhận của pháp luật sẽ làm bước tiến cơ bản nhằm đẩy lùi sự định kiến, kỳ thị của xã hội đối với người chuyển giới, tạo điều kiện cho họ được sống tốt và cống hiến cho xã hội

Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong việc đảm bảo việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính

2.4.1 Nguyên nhân và kết quả đạt được từ việc bảo đảm việc bảo vệ người chuyển đổi giới tính Để kiểm chứng trên thực tế, nhóm tác giả đã đi khảo sát những người đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa về cách nhìn nhận của họ đối với người chuyển giới bằng phiếu khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi; bao gồm: “Sinh viên chính quy, tại chức, liên thông, vừa học vừa làm và nhóm người khác trong độ tuổi từ

18 - 25 tuổi; Giảng viên đại học, công chức - viên chức, công nhân… Trong độ tuổi từ

Số phiếu khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi này đƣợc nhóm tác giả thực hiện việc khảo sát mọi người trong địa bàn Thành phố Thanh Hóa với số lượng là 500 phiếu tương ứng với việc khảo sát 500 người khác nhau, do vậy thì mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác biệt về người chuyển đổi giới tính Qua đó, nhóm tác giả đã lập bảng biểu để thống kê số lượng người “ung hộ, không ủng hộ, ủng hộ nhiệt tình…”, trong đó nhóm tác giả phân ra làm 2 nhóm tuổi bao gồm: “Độ tuổi từ 18 - 25 tuổi” và “Độ tuổi từ 26 - 50 tuổi” với nhiều nghề nghiệp, giới tính khác nhau, cụ thể:

Bảng 2.1: Độ tuổi từ 18 - 25 tuổi

STT CÂU HỎI SỐ LƢỢNG TỶ LỆ CHÚ

1 Câu 1: Theo anh(chị) có cần thiết phải có quy định của Pháp luật về bảo vệ người chuyển đối giới tính không?

2 Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc một người mong muốn đƣợc chuyển đổi giới tính?

(3) 151 người (3) 30,2% Do một tác động khác

3 Câu 3: Theo anh(chị) có nên thừa nhận mối quan hệ của người chuyển đổi giới tính hay không?

4 Câu 4: Theo anh(chị) có nên ủng hộ quan hệ tình dục của người chuyển đổi giới tính hay không?

(3) 37 người (3) 7,4% Chỉ cho yêu chứ không cho quan hệ tình dục

5 Câu 5: Người chuyển đổi giới tính có cần phải xác nhận lại hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử… Về mặt pháp luật) hay không?

6 Câu 6: Anh(chị) có suy nghĩ nhƣ thế nào về hôn nhân của những người chuyển đổi giới tính?

(3) 121 người (3) 24,2% Ủng hộ nhiệt tình

Bảng 2.2: Độ tuổi từ 26 - 50 tuổi

STT CÂU HỎI SỐ LƢỢNG TỶ LỆ CHÚ

1 Câu 1: Theo anh(chị) có cần thiết phải có quy định của Pháp luật về bảo vệ người chuyển đối giới tính không?

2 Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc một người mong muốn đƣợc chuyển đổi giới tính?

(2) 11 người (2) 2,2% Do xu hướng, phong trào

(3) 14 người (3) 2,8% Do một tác động khác

3 Câu 3: Theo anh(chị) có nên thừa nhận mối quan hệ của người chuyển đổi giới tính hay không?

4 Câu 4: Theo anh(chị) có nên ủng hộ quan hệ tình dục của người chuyển đổi giới tính hay không?

(3) 7 người (3) 1,4% Chỉ cho yêu chứ không cho quan hệ tình

5 Câu 5: Người chuyển đổi giới tính có cần phải xác nhận lại hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử… Về mặt pháp luật) hay không?

6 Câu 6: Anh(chị) có suy nghĩ nhƣ thế nào về hôn nhân của những người chuyển đổi giới tính?

(3) 12 người (3) 2,4% Ủng hộ nhiệt tình

Qua hai bảng biểu trên, ta nhận thấy tỷ lệ người dân trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa: “Đồng ý, ủng hộ, thừa nhận” về sự xuất hiện của người chuyển giới có xu hướng số lượng người thừa nhận hơn so với những ý kiến còn lại Điều ấy thể hiện sự ủng hộ nhiệt tình về việc bảo vệ “quyền của người chuyển đổi giới tính” trong địa bàn Thành phố Thanh Hóa nói riêng và trên lãnh thổ nước ta nói chung

Như vậy, nhóm tác giả thấy người dân trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa nói riêng hay toàn thể người dân trên địa bàn nước Việt Nam nói chung đang có xu hướng mọi người ủng hộ đông đảo nhóm người chuyển đổi giới tính (Transgerder) trong giai đoạn hiện nay Sự xuất hiện của nhóm người này là hoàn toàn tất yếu và khách quan, không ai hay không tổ chức nào có thể cản trở họ thực hiện “quyền con người”, vốn dĩ quyền con người là quyền của mỗi người khi sinh ra trong thế giới này nên việc số ít người dân đang có cái nhìn kỳ thị, thái độ phản đối sự xuất hiện của người chuyển đổi

56 giới tính là đi ngƣợc lại với quy luật phát triển của tự nhiên Họ có quyền đƣợc sống, có quyền đƣợc phát triển và quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, việc làm… Nói riêng hay sự bình đẳng về địa vị pháp lý, địa vị xã hội nói chung

Trong những năm gần đây, cái nhìn về người chuyển giới cũng như nhóm LGBT đã có nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội Việt Nam, cụ thể trong một số lĩnh vực truyền thông, pháp lý và một số lĩnh vực khác Nhận thức của truyền thông về cộng đồng LGBT đã đƣợc cải thiện trong vài năm qua từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 6 năm

2016, đã có hơn 40 chương trình về chủ đề đồng tính và chuyển giới tại Việt Nam Thông tin đã đến với hàng triệu độc giả của các tờ báo, bao gồm các bài báo trên các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên Tiền Phong, Người Lao Động, Sài Gòn, Giải Phóng, Phụ Nữ, An Ninh Thế Giới và VnExpress Những kênh truyền hình nhƣ VTV3, VTV1, VTV4 và VTV6 đã chiếu những bộ phim tài liệu đầy đủ về cuộc sống của người chuyển giới ICS đã tổ chức những buổi nói chuyện về sự đa dạng tình dục và quyền của người LGBT tại 30 trường Đại học, các câu lạc bộ và những nhóm thanh niên sáng tạo ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh Cần Thơ, Nha Trang, Đắk Lắk 1 Đã có nhiều sự kiện tăng cường nhận thức và cung cấp thông tin đƣợc cộng đồng tổ chức thành công

2.4.2 Nguyên nhân và những hạn chế trong việc đảm bảo đối với người chuyển đổi giới tính Ở nước ta, trong thời gian qua, nhiều người đã công khai xu hướng tính dục và bản dạng giới của bản thân là người đồng tính; đồng thời xã hội đã có phần nào đó bớt đi cái nhìn ít thân thiện, định kiến đối với những người này Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người đồng tính vẫn phải sống trong sự kỳ thị của xã hội, họ bị coi thường là những người “biến thái”, “bệnh hoạn”… Hiện nay hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã có những bước thay đổi căn bản để bảo vệ quyền chuyển đổi giới tính nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu cho nhiều nỗ lực tiếp theo nhằm không chỉ công nhận những quyền hiển nhiên của người chuyển giới mà còn phải thay đổi cả nhận thức của xã hội có cái nhìn tôn trọng về họ, đó đang là hạn chế lớn và đƣợc đánh giá là khó khăn Họ bị kỳ thị khi sống đúng với bản dạng giới của mình nhất là vấn đề việc làm của những

1 Theo một báo cáo của báo điện tử vtv.vn năm 2016

57 người chuyển giới, theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế, môi trường (iSEE), có 53% người chuyển giới nữ và 60% người chuyển giới nam bị các nhà tuyển dụng từ chối nhận vào làm việc trong khi đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực 1

Trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019 của Việt Nam đã có những quy định chung chung, bao quát về việc cấm hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị với những người có giới tính khác dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới những lại chưa có một quy định cụ thể nào liên quan đến việc chống lại sự phân biệt đối xử, kỳ thị này Thậm chí, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường lao động dành cho nhóm LGBT nói chung hay người chuyển giới nói riêng Vì vậy, vẫn chƣa có đủ nguồn thông tin đáng tin cậy để tiến hành xây dựng những chiến dịch thay đổi nhận thức xã hội về câu chuyện này Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chƣa thể hiện thái độ hoàn toàn ủng hộ đối với nhóm LGBT Việc một doanh nghiệp thực hiện chính sách ủng hộ của mình với người chuyển giới một cách công khai vẫn chƣa bao giờ phản ánh trên truyền thông tại Việt Nam

Trong vấn đề giáo dục, người chuyển giới cũng đang gặp khó khăn Họ thường phải chịu nhiều định kiến và bị cô lập trong môi trường học đường, Giáo dục giới tính hiếm khi được đưa vào chương trình giảng dạy chính quy Nếu có, những bài học về giáo dục giới tính thường được xếp ở các chương cuối trong sách giáo khoa và bị giáo viên bỏ qua Học sinh, sinh viên cũng không đƣợc dạy những kiến thức cơ bản về xu hướng tính dục và bản dạng giới, hoặc cần tôn trọng sự đa dạng Ví dụ, người chuyển giới sẽ tránh đƣợc tình trạng đi xin việc nhƣng giới tính đƣợc ghi trên giấy tờ không khớp với ngoại hình của họ, đơn giản hơn, họ sẽ vào đúng nhà WC công cộng dành cho giới tính thực của mình mà không phải chịu sự soi mói khi vào “nhầm” nhà WC công cộng dành cho giới tính khác

Một khó khăn nữa mà người chuyển giới đang gặp phải là vấn đề pháp lý Chuyển giới được khoa học xem là một tình trạng tâm lý bình thường, nếu họ không cảm thấy đau khổ hay bế tắc vì tình trạng của mình Quy định cấm thực hiện chuyển giới với người “đã hoàn thiện” về giới tính chưa được giải thích cụ thể trong các văn bản pháp luật chính thức của nước ta Trong khi nguyên tắc của việc xác định lại giới tính là

1 Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế, môi trường (iSEE) năm 2016

“bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình 1 ” thì việc hiểu chƣa đầy đủ ý nghĩa thật của “được sống theo đúng giới tính của mình” đã dẫn đến quan điểm cấm cản này

Một hạn chế trong việc tiếp cận quyền con người của người chuyển giới lại xuất phát ngay chính trong gia đình của mình Với quan điểm truyền thống về giới tính và xu hướng tính dục trong văn hoá Việt nói riêng hay văn hoá phương Đông nói chung vẫn còn nặng nề và bảo thủ Số đông cha mẹ của người chuyển giới hay rộng hơn là nhóm người LGBT vẫn quan niệm rằng giới tính, hôn nhân gia đình cẩn tuân thủ theo các gia trị văn hoá truyền thống Vì vậy, họ rất khó chấp nhận khi con cái mình có xu hướng tính dục và biểu hiện “lệch chuẩn” so với chuẩn mực xã hội, từ đó có những hành động phản đối gay gắt và bắt đầu có sự kỳ thị nhƣ cấm cản, chửi bới, thậm chí đánh đập con mình chỉ vì họ là người chuyển giới

Thực tiễn ghi nhận pháp luật cũng như thi hành pháp luật về quyền của người LGBT tại Việt Nam thời gian qua có những thành công cũng nhƣ hạn chế, khó khăn nhất định Sự phát triển của đời sống xã hội cũng nhƣ việc tiếp cận với các yếu tố phát triển trên thế giới đã góp phần tạo ra nhiều sự thay đổi tích cực trong quá trình ghi nhận, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT Tuy nhiên, qua các phân tích trên, vấn đề này cũng có các hạn chế, khó khăn khá đa dạng (pháp luật chƣa hoàn thiện, giải pháp thi hành pháp luật chƣa hiệu quả ) Qua đó, nhóm tác giả khái quát một số nguyên nhân cơ bản của các hạn chế, khó khăn này:

Thứ nhất, sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống Tại Việt Nam

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN

Quan điểm bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật ở Việt

Từ những phân tích ở chương 1 và chương 2 có thể thấy bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay cần quán triệt một số quan điểm sau đây:

Một là, cần nhìn nhận chuyển đổi giới tính như một nhu cầu thực tế tự nhiên khách quan của người chuyển giới

Khi nhìn nhận đây là một nhu cầu thực tế tự nhiên và khách quan thì Nhà nước, các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền của nhóm người chuyển giới Khi xem xét quyền con người dưới góc độ là những nhu cầu lợi ích tự nhiên, vốn có của con người thì rõ ràng là quyền chuyển đổi giới tính cũng là quyền con người đối với những đối tượng nhất định, đối tượng này chính là người chuyển giới Chuyển đổi giới tính có thể coi là một cách thức có thể coi một người có thể tự do là chính mình theo đúng bản năng tự nhiên của cơ thể Đây là một nhu cầu rất tự nhiên của con người cần được tôn trọng và bảo vệ hơn nữa bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính còn là phương thức nhằm bảo đảm cho sự bình đẳng giữa con người, bình đẳng giữa người chuyển đổi giới tính và những người bình thường Với những góc nhìn trên thì cần thiết phải đƣa ra vấn đề bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính Nhƣ vậy, xuất phát từ thực tế chuyển đổi giới tính là một nhu cầu tự nhiên khách quan thì dẫn đến việc bảo đảm bảo vệ người nhóm người này cần được nhìn nhận một cách tất yếu mà Nhà nước phải bảo đảm

Hai là, cần thiết phải bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính xuất phát từ luận điểm cần tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người của người chuyển giới

Nhìn chung, thế giới và Việt Nam đều có chung quan điểm là tôn trọng bảo vệ quyền con người trong đó có những quyền dân sự rất cụ thể cần được bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định rằng thúc đẩy và khuyến khích tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, đối xử nào về chủng tộc giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo Nhƣ vậy, những yêu cầu đặt ra đối với người chuyển giới cần thiết giới hạn ở mức tối thiểu để tạo những điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người chuyển giới thụ hưởng quyền con người của họ Họ

63 cần được tạo điều kiện thuận lợi để hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền riêng tư, bí mật đời tư, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền có cuộc sống gia đình, quyền về bảo vệ chăm sóc sức khỏe… Thông qua bảo đảm quyền con người của người chuyển giới là phương thức tích cực bảo đảm quyền của nhóm người này

Ba là, bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính cần thiết phải xem xét việc chuyển đổi giới tính là quyền dân sự gắn với một nhóm người cụ thể được xác định thông qua quy định, điều kiện mà pháp luật đặt ra

Khi xem xét chuyển đổi giới tính là quyền dân sự gắn với nhóm người cụ thể là chúng ta đang xem chất điều kiện cụ thể của người chuyển giới được hưởng quyền này Điều kiện cụ thể này xuất phát từ hai căn cứ là căn cứ vào quy trình xác nhận về y tế đối với người chuyển giới và điều kiện về mặt pháp lý cho phép người chuyển giới thực hiện quyền của mình Vậy khi đầy đủ các điều kiện về mặt y tế và pháp luật thì chuyển đổi giới tính đƣợc coi là một quyền dân sự mà không vấp phải sự cản trở từ phía xã hội Ở góc độ nhân quyền, người chuyển giới là những người được coi là những người dễ bị tổn thương, do đó, quyền chuyển đổi giới tính cần được bảo đảm mạnh mẽ hơn, quan tâm nhiều hơn Trên bình diện chung nếu coi việc chuyển giới là quyền dân sự thì điều đó đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền tốt hơn trong người chuyển giới mà đặc biệt trong đó là quyền đƣợc chuyển đổi giới tính

Bốn là, cần tiếp cận việc bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính với góc độ bảo đảm cho người chuyển giới những quyền mang tính chất pháp lý Điều này là bởi nếu người chuyển giới được bảo đảm bởi những quyền năng pháp lý thì có nghĩa là những quyền chuyển đổi giới tính được bảo đảm bằng Nhà nước, bảo đảm thông qua hệ thống các quy định của pháp luật, thông qua đó những quyền lợi đƣợc xã hội tôn trọng và không xâm phạm Về mặt đạo đức, thông qua việc bảo đảm các quyền chuyển đổi giới tính sẽ giúp cho những người này giữ gìn được phẩm hạnh và các lợi ích chính đáng của họ Về mặt pháp lý, các quyền chuyển đổi giới tính đƣợc bảo đảm và tôn trọng sẽ góp phần bảo vệ cho nhóm người này về nhiều mặt trong đời sống xã hội, góp phần cho họ hòa nhập cộng đồng tránh những kỳ thị chung từ phía xã hội

Năm là, cần thiết phải bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính để tránh những hệ lụy tác động xấu đối với người chuyển giới từ nhiều góc độ

Nếu không bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính thì rất dễ dẫn đến tình trạng người chuyển giới không đƣợc thỏa mãn nhu cầu đƣợc sống đúng với bản chất của mình, đúng với giới tính của mình, gây ra tổn thương về tâm lý cho họ Nếu không được thừa nhận các quyền của mình còn dẫn đến tình trạng một số người chuyển giới không được đáp về việc đƣợc thực hiện phẫu thuật để có ngoại hình phù hợp với giới tính của mình Do vậy, một số người chuyển giới tìm cách ra nước ngoài để phẫu thuật mà thường tốn kém hơn rất nhiều hoặc phải thực hiện phẫu thuật “chui” trong nước mà tiềm ẩn nhiều rủi ro

Về mặt xã hội: nếu không công nhận quyền cho người chuyển giới dẫn đến pháp luật không ghi nhận việc họ tham gia phẫu thuật chuyển giới là hợp pháp, không ghi nhận lại giới tính phù hợp với giới tính tự nhiên của họ…

Về mặt pháp luật: nhiều trường hợp hiện trạng của người chuyển giới sang sau khi phẫu thuật không giống với giấy tờ tùy thân ban đầu thì dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý xử lý các vụ việc liên quan đến người chuyển giới, ví dụ như các giao dịch dân sự do họ thực hiện việc khám xét người việc bố trí phòng tạm giam tạm giữ đối với người chuyển giới bảo vệ người chuyển giới khi họ có hành vi xâm phạm tình dục… Với những vấn đề pháp lý và xã hội nêu trên thì cần thiết phải bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính.

Giải pháp bảo vệ người chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay

Các giải pháp bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính cần xuất phát từ những mặt hạn chế trong việc bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính, kết hợp với các điều kiện hiện tại về chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa - xã hội Dựa trên những điều kiện cụ thể trên mà có thể đƣa ra các nhóm giải pháp bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính Từ những phân tích ở chương II và những quan điểm nêu ra ở mục 3.1 chương III, nhóm tác giả xác định những nhóm giải pháp cụ thể để bảo đảm quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay, cụ thể:

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách

Các giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người chuyển giới cần kết hợp các yếu tố về chính trị kinh tế pháp lý văn hóa xã hội tại Việt Nam để có chính sách phù hợp, cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước ta cần tích cực tham gia ký kết các văn bản quốc tế về công nhận quyền của người chuyển giới

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các văn bản quốc tế, tuyên ngôn quốc tế về quyền con người thì cần tích cự thực hiện các quyền con người trong Hiến chương của Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ƣớc quốc tế về Quyền văn hoá, xã hội và kinh tế 1966 Đặc biệt, cần tích cực thực thi nội dung của các văn kiện này mà đề cập trực tiếp đến quyền của người chuyển giới, cụ thể như: “Tuyên bố về Xu hướng tính dục và quyền con người 2005; Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới 2006; Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới 2011…” Nhƣ đã nêu, đối với quyền chuyển giới, Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã yêu cầu các quốc gia “thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính được thay đổi giới tính của họ bằng cách cho phép cung cấp cho họ giấy chứng sinh mới”; bởi vậy, Nhà nước cũng cần xem xét thực thi những khuyến nghị cụ thể này của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc để từ đó có những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có những hành động rất tích cực trong việc chống lại tình trạng sử dụng bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới Điều đó thể hiện cụ thể là ngày 30/6/2016, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 32/2, theo đó bổ nhiệm một Chuyên gia Độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới Việt Nam là một trong những nước bỏ phiếu

“thuận” cho nghị quyết này Như vậy, có thể thấy Nước ta ngày càng có những hành động rất thân thiện với việc bảo vệ quyền chuyển đổi giới tính thông qua việc tham gia, hưởng ứng và thực thi các tuyên bố, nghị quyết chung của quốc tế

Thứ hai, Nhà nước cần tạo ra chính sách phải công bằng và bình đẳng trên thực tế đối với người chuyển giới Để đảm bảo sự bình đẳng công bằng giữa người chuyển giới và các chủ thể khác trong các quan hệ xã hội thì pháp luật cần ghi nhận và bảo đảm quyền của người chuyển giới trên phương diện: “Giáo dục, y tế, lao động, hôn nhân và gia đình…”

Chính sách này cần phải đƣợc cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật để xóa bỏ việc phân biệt đối xử và tạo điều kiện thuận lợi cho người chuyển giới hòa nhập dễ dàng vào cộng đồng, trong đó cần quan tâm đến chính sách việc làm, tạo ra cơ hội bình đẳng giới, chính sách hỗ trợ y tế dành cho người chuyển giới khi tiến hành can thiệp y tế, chính sách về quan hệ gia đình nhƣ quyền kết hôn Do đó, nhìn về giải pháp tổng thể Nhà nước thông qua công cụ các chương trình hoạt động, chính sách tác động lên xã hội để tạo ra sự công bằng, bình đẳng, chống lại sự phân biệt đối xử với người chuyển giới, cụ thể:

(a) Về phương diện giáo dục: Bộ Giáo dục và đào tạo cần xây dựng văn bản về việc cấm hành vi phân biệt đối xử, sự kỳ thị trong học đường đối với người chuyển giới và cần đưa chương trình dảng giạy về giáo dục giới tính đối với nhóm người này; cần bổ sung thêm kiến thức cơ bản về xu hướng tính dục và bản dạng giới; sự tôn trọng về đa dạng sinh học; học sinh và sinh viên là chuyển giới cần đƣợc cung cấp kiến thức nền tạng và sự hỗ trợ về các vấn đề bản dạng giới, xu hướng tính dục từ thầy cô

(b) Về phương diện y tế: Khó khăn về y tế đối với người chuyển giới chủ yếu do cơ sở hạ tầng của các dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ y tế chưa thể hỗ trợ cho người chuyển giới vì chưa có cơ sở hạ tầng chuyên về lĩnh vực này Đa số người chuyển giới sử dụng các loại thuốc điều chỉnh Hormone với các hướng dẫn dựa trên cơ chế “truyền miệng” trong cộng đồng chuyển giới chứ không có sự tƣ vấn dùng từ các bác sĩ, đó đó cần có đội ngũ y tế có chuyên môn tƣ vấn các kiến thức liên quan đến các vấn đề xung quanh đến người chuyển giới nhằm giúp nhóm người này được hỗ trợ y tế một cách toàn diện nhất

(c) Về phương diện lao động: Nhà nước cần đặt ra một mục riêng dành cho nhóm người chuyển đổi giới tính trong chương XI của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về người lao động cụ thể như: “Lao động là người chuyển đổi giới tính” Qua đó, Nhà nước có thể đặt ra những điều về cơ hội việc làm, nghiêm cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người chuyển giới trong quan hệ lao động và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của nhóm người này, quyền được bảo hộ lao động…

(d) Về phương diện hôn nhân và gia đình: “Quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình liên quan đến người chuyển giới thường đề cập đến các quyền như quyền kết hôn,

67 quyền về con cái, quyền về chia tài sản” Trước hết, Nhà nước nên thừa nhận hay nói cách khác là hợp pháp hoá quyền kết hôn của nhóm người chuyển giới, qua đó tạo tiền đề cho các nhóm quyền tiếp theo nhƣ quyền về con cái và quyền chia tài sản…

Thứ ba, Nhà nước cần ghi nhận tính nhất quán trong việc thừa nhận quyền của người chuyển giới

Pháp luật Dân sự đã ghi nhận chuyển đổi giới tính tại Điều 37 - Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cần phải nhất quán với vấn đề công nhận pháp lý mới của người chuyển giới liên quan đến các quyền nhân thân đi liền nhƣ là hệ quả của việc chuyển đổi giới tính Nhà nước cần phải có phương án cụ thể về điều kiện chuyển đổi giới tính và đưa ra các vấn đề còn đang tranh cãi nhƣ lý luận để thể chế hóa thành các quy định chung trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính sắp tới đây mà Quốc hội đang thảo luận trong thời gian tới và có định hướng để công nhận hoàn toàn về mặt pháp lý các vấn đề liên quan đến quyền của người chuyển đổi giới tính

Mặt khác, Nhà nước cần thống nhất quan điểm chung nhất, cụ thể nhất đối với vấn đề công nhận pháp lý đối với nhóm người này Hiện tại, xã hội hiện nay tồn tại hai luồng quan điểm đối với việc xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tính Quan điểm truyền thống đòi hỏi thủ tục công nhận về mặt pháp lý đối với người chuyển giới là khá chặt chẽ, trong đó phẫu thuật chuyển giới là điều kiện bắt buộc Quan điểm hiện đại xuất phát từ nhận thức mới trong y học hiện đại về chuyển giới và sự phát triển các liệu pháp đa dạng để đạt mục đích chuyển giới, trong đó phẫu thuật không còn là liệu pháp duy nhất, do vậy sẽ có những thủ tục cởi mở hơn với người chuyển giới Để cụ thể hoá các vấn đề này, ngoài việc ghi nhận về chuyển đồi giới tính trong

Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Nhà nước cần đặt ra các quy định cụ thể về người chuyển đổi giới tính tại các Bộ luật, luật khác nhƣ: “Bộ luật Lao động năm 2019 về vấn đề việc làm, cơ hội việc làm, quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới”; “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề quyền kết hôn, tài sản chung của vợ chồng là người chuyển giới…” và các văn bản hướng dẫn thi hành khác như Nghị định chính phủ,

Ngày đăng: 02/04/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w