1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

48 33 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bibica
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phan Thu Thảo, Bùi Khánh Linh, Lê Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Thu Phương
Người hướng dẫn THS. Phạm Thị Bích Thảo
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 333,61 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (0)
    • 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty (0)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty (12)
    • 1.3 Cơ cấu và máy móc thiết bị sản xuất (13)
    • 1.4 Hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu (14)
    • 1.5 Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối (15)
    • 1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty (17)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (19)
    • 2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính (19)
    • 2.2 Phân tích hoạt động tài chính của công ty thông qua các tỷ số tài chính (20)
    • 2.3 NHẬN XÉT CHUNG (40)
      • 2.3.1 Thành tựu đạt được (40)
      • 2.3.2 Hạn chế (41)
  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA (42)
    • 3.1 VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH (42)
      • 3.1.1 Triết lý kinh doanh của Công ty (42)
      • 3.1.2 Tầm nhìn và chiến lược của công ty (43)
    • 3.2 GIẢI PHÁP (44)
      • 3.2.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty giai đoạn (0)
      • 3.2.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT (46)

Nội dung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1. Giai đoạn mở đầu Vào năm 1993 , Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất : dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu , dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh , dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thuỷ phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan Sản phẩm bánh kẹo của công ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng 2. Giai đoạn thành lập công ty (19992000) Ngày 1611999 Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hoá ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Trụ sở công ty đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bánh kẹo , mạch nha . Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 25 tỉ đồng 3. Tăng vốn đi u lệ, thành lập thêm nhà máy thứ 2 ở Hà Nội (20002005) Bắt đầu từ năm 2000 Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập dể kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước. Tháng 3 năm 2001, Đại Hội Cổ Đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng lên 35 tỉ đồng từ nguồn vốn tích luỹ sau 2 năm hoạt động với pháp nhân Công Ty Cổ Phần Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 56 tỉ đồng. Ngày 1612001 Công Ty Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 122001. Mã chứng khoán là BBC Tháng 4 năm 2002 Nhà máy Bánh kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội. Vào năm đầu năm 2005, với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam. Công ty cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Cơ cấu tổ chức của công ty

Stt Tên phòng ban Tên thành viên và tổ chức

Hội đồng quản trị Ông Jung Woo Lee: chủ tịch HĐQT

2 Ông Trương Phú Chiến: thành viên HĐQT

3 Ông Võ Ngọc Thanh: thành viên HĐQT

4 Ông Jeong Hoon Cho: thành viên HĐQT

5 Ông Nguyễn Ngọc Hoà: thành viên HĐQT

Ban điều hành Ông Trương Phú Chiến: Tổng GĐ và Phó chủ tịch HĐQT

2 Ông Phan Văn Thiện: Phó tổng giám đốc kĩ thuật

3 Ông Lê Võ An: Phó tổng GĐ kinh doanh

4 Ông Nguyễn Quốc Hoàng: Phó tổng GĐ sản xuất

5 Ông Phạm Sơn Hà: GĐ bán hàng toàn quốc

6 Ông Seok Hoon Yang: GĐ tài chính

7 Bà Ngô Kim Phụng: kế toán trưởng

8 Ông Trần Đức Tuyển: GĐ khối kế hoạch và dịch vụ

9 Ông Lưu Anh Vũ: phó GĐ khối QA

10 Ông Nguyễn Công Thành: GĐ khối hành chính nhân sự

11 Ông Trần Vũ Ngọc Huy: GĐ khối mua hàng

12 Ông Nguyễn Trọng Kha: GĐ khối nghiên cứu phát triển

13 Ông Đạo Ngọc Huy: GĐ khối kĩ thuật đầu tư

14 Ông Nguyễn Quan Tường Thuỵ: GĐ khối marketing

15 Ông Nguyễn Văn Bình: GĐ nhà máy BBC Biên

16 Ông Lê Xuân Dũng: GĐ cty BBC Miền Đông

17 Ông Đặng Văn Đường: GĐ nhà máy BBC Hà Nội

Ban kiểm soát Ông Vũ Cường

Cơ cấu và máy móc thiết bị sản xuất

Công suất (Tấn/ngày - Thiết kế

Nhìn vào cơ cấu máy móc của công ty, hầu hết dây chuyền còn mới Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất Bim chiên, Bim nổ, Cookie được nhập vào từ năm 1995 đến nay, nên hiện nay đã trở thành lạc hậu làm cho sản phẩm này của công ty thiếu một số tính năng quan trọng Đặc biệt là sản phẩm truyền thống Bim Bim, gần đây không được người tiêu dùng ưa thích vì công nghệ phun gia vị làm người tiêu dùng bị bẩn tay khi ăn và gia vị chỉ đọng lại ở bên ngoài không thấm sâu vào mỗi cánh Bim Bim được Trong hướng phát triển tới, công ty sẽ trang bị thêm máy móc phụ, hỗ trợ cho dây chuyền Bim Bim với công nghệ trộn gia vị, nâng cao tính năng của sản phẩm nào Vào thời điểm những tháng hè, tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm lại, thời gian ngừng máy dài, công suất khai thác trung bình khoảng 50% dẫn đến tình trạng khẩu hoa máy móc tính trong giá thành sản phẩm, làm đội gía thành, đây là một nhược điểm cần khắc phục Chiến lược sản phẩm của công ty trong thời gian tới phải chú ý đến cơ cấu các mặt hàng để đảm bảo khai thác tốt công suất của máy móc thiết bị, giảm chi phí chung, hạ giá thành làm tăng sức mạnh của sản phẩm.

Hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu

Công ty Bánh kẹo Bibica, hằng năm doanh nghiệp có nhu cầu cao về đường, sữa, bột gạo, tinh dầu, Gluco, mạch nha, trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được 1 số nguyên liệu như: đường, bột gạo, mạch nha, từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi, Công ty sữa Việt Nam Đây là nhà cung ứng thường xuyên nguyên liệu cho doanh nghiệp chất lượng tốt và giá cả đảm bảo hợp lý Còn phần lớn các nguyên liệu khác phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Singapo Malaixia, Thái Lan, Hà Lan, và chịu nhiều sự biến động về giá cả Khi tỷ giá hối đoái tăng doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí vật liệu cao hơn, làm giảm lợi nhuận và tính cạnh tranh của của các sản phẩm của công ty.

Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đường, tinh bột sắn, tinh bột mì và chất béo, các nguyên liệu này chiếm khoảng 60% cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty, chính vì vậy biến động về giá của nhóm nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Bibica.

Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối

Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu 8,5 tỷ USD vào năm

2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17% Theo Statista, lượng tiêu thụ bánh kẹo có đường hiện là lớn nhất, tiếp theo là bánh ngọt và các sản phẩm được bảo quản.

Hiện cũng có sự cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực bánh kẹo giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Mặc dù thuế nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam đã giảm xuống 0%, nhưng bánh kẹo sản xuất trong nước vẫn tiếp tục nắm giữ thị trường, chiếm hơn 90% tổng doanh số bán bánh kẹo của cả nước.

Về xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thực phẩm ít béo, ít đường và ít calo Nguyên do là tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống, cũng như ý thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu đối với các loại thực phẩm ít béo tăng lên đáng kể Theo báo cáo từ UNICEF, tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em Việt Nam Số trẻ em từ 5 đến 19 tuổi thừa cân tăng từ 8,5 năm 2010 đã lên 19% năm 2020.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay cũng đang dần quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường Tiêu dùng xanh cũng là một trụ cột chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Nắm bắt xu hướng này, các công ty cũng đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững, ưu tiên tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, lựa chọn các thành phần có nguồn gốc thân thiện với môi trường, đồng thời cân nhắc sử dụng vật liệu đóng gói có thể tái chế để giảm lượng khí thải carbon.

Hiện tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ ở mức 2 kg/người/năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm Đặc biệt, tại thị trường nông thôn,tiêu thụ bánh kẹo vẫn còn rất hạn chế nên hứa hẹn sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo.

Thị trường tiêu thụ bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời gian sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt, được tiêu thụ mạnh Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70 %, bánh kẹo của các nước lân cận như như Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc chiếm khoảng 20 % và bánh kẹo Châu Âu chiếm khoảng 6-7

Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp có tên tuổi HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh đô miền Bắc với quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.

Tuy nhiên đa phần hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu sự ảnh hưởng và biến động về giá sản phẩm do tình hình nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi, giá nguyên liệu tăng, mà chủ yếu là các nhập khẩu như đường, bột,

Kênh phân phối ba cấp (nhà sản xuất > đại lý > nhà bán buôn > nhà bán lẻ > khách hàng): khác với hai kênh phân phối trên thì kênh phân phối ba cấp có thêm một trung gian phân phối.

Người bán buôn Người bán lẻ Đại lý Người bán buôn

Quầy GTSP Đại lý Hanosimex

Hình 1.5: Kênh phân phối của công ty Bibica

Hệ thống phân phối của Bibica trải khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc thông qua kênh bán lẻ, là kênh phân phối chủ yếu của Bibica với 91 đại lý/phân phối và trên 40000 điểm bán lẻ.

Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc,Campuchia, Malaysia.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Theo tài liệu họp Đại Hội Đồng Cổ Đồng thường niên 2023, CTCP Bibica (HOSE: BBC) đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1,850 tỷ đồng, và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh(HĐKD) đạt 96 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 31% so với thực hiện năm 2022 Nếu đúng như kế hoạch, Công ty sẽ tiếp tục xô đổ kỷ lục doanh thu vừa lập. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 1.6 Kết quả kinh doanh các năm và kế hoạch năm 2023

Ban lãnh đạo BBC cho biết năm 2023, Công ty sẽ tiếp tục trung thành với mục tiêu tăng trưởng bền vững, chú trọng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, doanh thu thuần của BBC đạt 1,613 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2021 và được ghi nhận là năm có doanh thu cao nhất lịch sử của Công ty Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 72 tỷ đồng, cao hơn 200% và vượt 6% kế hoạch đề ra Sau cùng, lãi sau thuế đạt gần 193 tỷ đồng, gấp hơn 8.6 lần cùng kỳ.

BBC giải thích nguyên nhân lợi nhuận tăng chủ yếu do các nhà máy và dây chuyền mới đã được Công ty tinh gọn và chuyên biệt hóa theo từng nhóm sản phẩm, giúp tiết giảm chi phí sản xuất và tối hóa công suất hoạt động Bên cạnh đó, Công ty chủ động đầu tư

17 máy móc, thiết bị tăng tự động hóa, đồng thời cơ cấu sản xuất sang các nhóm sản phẩm có hiệu quả tốt hơn.

Với kết quả thu được khả quan, BBC dự kiến chi trả cổ tức 2022 bằng tiền với tỷ lệ 20% (2,000 đồng/cp), tương ứng tổng mức chi hơn 37.5 tỷ đồng Sang năm 2023, mức chi trả cổ tức được ủy quyền cho HĐQT đề xuất, theo tình hình kinh doanh của Công ty.

Kết phiên 13/04, giá cổ phiếu BBC tăng trần lên mức 56,900 đồng/cp Tuy nhiên, thanh khoản khiêm tốn, chỉ vài trăm đến vài nghìn đơn vị mỗi phiên.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Đánh giá khái quát tình hình tài chính

2.1.1 Những kết quả đạt được

- Tình hình tài sản của doanh nghiệp là hợp lý với mô hình hỏa động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp an toàn và hợp lý khi mà tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu chỉ ở mức thấp và doanh nghiệp không sử dụng nợ vay

- Mặc dù có sự sụt giảm về doanh thu cũng như lợi nhuận tuy nhiên biên lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn giữ được ở mức ổn định do doanh nghiệp có những biện pháp quản lý chi phí rất tốt.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp không bị mất cân bằng về mặt tài chính.

2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Mặc dù tình hình tài sản của doanh nghiệp hợp lý và an toàn tuy nhiên từ năm 2021-2024, các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng Đặc biệt các khoản phải thu này là các khoản mua bán hàng hóa với các công ty con, vì vậy chúng ta cần xem xét về những giao dịch này.

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả và chủ yếu là vốn chủ sở hữu làm cho việc doanh nghiệp, làm cho ROE của doanh nghiệp ở mức thấp và chi phí sử dụng vốn cao

- Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2021-2023 Nguyên nhân là do áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế của ngành.

- Các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ giai đoạn 2021-2023.

- Các chỉ số phản ánh hiệu quả và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả khi mà vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành đồng thời có xu hướng giảm từ năm 2021-2023 cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không quá mạnh.

Phân tích hoạt động tài chính của công ty thông qua các tỷ số tài chính

2.2.1 Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 2.1 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tổng TSNH 1000 VND 765.809.240 487.020.339 573.204.833 Tổng nợ NH 1000 VND 702.632.709 538.894.014 506.758.853

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

1.13 Đồ thị biểu diễn tỷ số khả năng thanh toán hiện hành theo năm

Khả năng thanh toán hành động (là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với thời hạn nợ ngắn) hay còn được gọi là hệ số khả năng thanh toán hạn mức, biểu thị sự cân bằng giữa hạn mức tài sản ngắn hạn và hạn mức nợ Công ty Bibica có khả năng thanh toán hiện hành qua 2 năm 2021 và 2023 đều lớn hơn 1 (HH>1), điều đó cho thấy Bibica có khả năng thanh toán vượt trội, có tình hình tài chính chính, phản ánh độ đảm bảo chi trả các khoản nợ cao, rủi ro khi phá sản tài sản thấp, cho thấy sự giàu có trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng hệ số này quá cao thì không tốt lại giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (TSNH – HTK) / Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

1.03 Đồ thị biểu diễn khả năng thanh toán nhanh theo năm

Hệ số thanh toán nhanh nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho Hệ số này khác với hệ số thanh toán ngắn hạn ở chỗ nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao, giúp cho các doanh nghiệp tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng Giai đoạn từ năm 2021 và 2023 khả năng thanh toán nhanh đều vượt trên 1 cho thấy khả năng thanh toán rất thuận lợi trong đó năm 2023 khả năng thanh toán tăng cao nhất với 1,03 cho thấy tiền lực của Doanh nghiệp dư khả năng chi thanh toán mà không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm.

Nhưng đến giai đoạn 2021-2022 hệ số thanh toán nhanh tốt dốc nhanh chóng giảm mạnh từ 1.05 năm 2021 xuống còn 0.84 năm 2022 cho thấy một năm đầy biến động khả năng thanh toán nhanh bị gặp khó khăn, nguyên nhân giảm sút này là do hàng tồn kho gia tăng từ 29.739.753 nghìn đồng năm 2021 lên 31.828.791 nghìn đồng năm Tình hình kinh tế suy thoái và đại dịch tác động dẫn đến doanh nghiệp không chỉ bị ứ động hàng hóa mà còn cần nhiều khoản vay để duy trì hoạt động của doanh nghiệp Do đó cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho và thúc đẩy hoạt động kinh doanh để đảm bảo khả năng thanh toán.

Bảng 2.3 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền / Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tiền và các khoản tương đương tiền

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời của công ty Bibica qua 3 năm liên tiếp từ năm 2021-

2023 có sự biến động, năm 2021 và 2023 khả năng thanh toán tức thời lớn hơn 0,2 (TT>0,2) cho thấy doanh nghiệp có nhiều tiền và các khoản tương đương tiền hơn nợ ngắn hạn Lúc này, doanh nghiệp có khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn và vẫn còn tiền mặt Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao cũng cho thấy có thể doanh nghiệp đang sử dụng tiền mặt không hiệu quả hoặc không tối đa hóa lợi ích tiềm năng của các khoản vay chi phí thấp Ngoài ra, tỷ số thanh toán tức thời cao cũng có thể cho thấy công ty đang lo lắng về lợi nhuận trong tương lai và đang tích lũy một khoản vốn bảo vệ.

Năm 2022, tỷ số khả năng thanh toán tức thời < 0,2: cho thấy doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó khăn về tài chính Tuy nhiên, tỷ lệ tiền mặt thấp cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy chiến lược cụ thể của doanh nghiệp đòi hỏi phải duy trì mức dự trữ tiền mặt ở mức thấp – ví dụ như tiền đang được sử dụng để mở rộng thị trường.

2.2.2 Phân tích các nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn (Khả năng thanh toán nợ dài hạn)

Bảng 2.4 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)

Nợ phải trả/Tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)

Nhận xét: Đánh giá tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2021 của doanh nghiệp là 0.431 đến năm 2022 doanh nghiệp giảm xuống còn 0.3 năm 2023 doanh nghiệp có tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0.272 Giai đoạn 2021-2023 tỷ số nợ trên tổng tài sản của Bibica đều nhỏ hơn 0.5 điều này rất tốt cho công ty vì tỷ số này càng thấp công ty đang lệ thuộc về tài chính bên ngoài càng ít và khả năng tự chủ về tài chính thì cao.

Bảng 2.5 Hệ số khuếch đại VCSH

Hệ số khuếch đại trên VCSH

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Nhận xét: Từ 2021 đến 2023 hệ số khuếch đại VCSH biến động giảm,

Bảng 2.6 Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

Tỷ số Nợ phải trả trên VCSH

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Nhận xét: Hệ số nợ tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn, lại là nguồn vốn không hoàn trả, điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt, hoặc có sự

Bảng 2.7 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE)

EBIT/I= (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/ (Lãi vay)

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Lợi nhuận trước thuế 1000 VND 76.020.063 27.299.311 151.117.749

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Nhận xét: Tỷ số khả năng thanh toán lãi (hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đolường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay càng lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và ngược lãi hệ số thanh toán lãi vay càng thấp thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp thấp.

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Bảng 2.8 Tỷ số nợ dài hạn

Nợ dài hạn/ (Nợ dài hạn+VCSH)

Tỷ số Nợ dài hạn

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tỷ số nợ dài hạn

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Tỷ số nợ dài hạn

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Nhận xét: Tỷ số nợ dài hạn phân tích khả năng thanh toán dài hạn là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ có thời hạn trả nợ trên một năm của doanh nghiệp.

Như vậy, tỷ số nợ dài hạn giảm, khả năng thanh toán dài hạn có thể thấy trong 3 năm 2021-2023 tăng đều chứng tỏ doanh nghiệp có các khoản nợ dài hạn được đảm bảo an toàn Đến năm 2023, tình hình tài chính được cải thiện rõ Cơ cấu vốn an toàn hơn, doanh nghiệp phát triễn, kinh doanh có hiệu quả, khả năng tài chính vững vàng

2.2.3 Phân tích nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả khả hoạt động (hiệu suất sử dụng tài sản)

Bảng 2.8 Vòng quay Hàng tồn kho

Gía vốn hàng bán/HTK bình quần

Vòng quay Hàng tồn kho

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho

Nhận xét: Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động, nó luôn vận động Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn mà vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho phải được dự trữ hợp lý Tình hình giai đoạn qua 3 năm năm

2021 cho thấy hàng tồn kho quay được gần 14 lần chỉ lần tiêu lớn nhất chứng tỏ tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho rất nhanh, số ngày hàng lưu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao Năm 2022 hàng tồn kho quay được gần 16 lần tốc độ luân chuyển hàng tồn kho vẫn nhanh cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vẫn ổn định.

Chỉ số trung bình ngành năm 2022 là 16.434, trong khi đó tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 15.29 lớn hơn và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành.

Bảng 2.9 Vòng quy khoản phải thu

Doanh thu thuần/KPT bình quân Vòng quay khoản phải thu

Chi tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Khoản phải thu bình quân

(Nguồn: Tính toán và tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

NHẬN XÉT CHUNG

Dựa trên bảng tỷ số tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây (2021-2023), có thể rút ra kết luận là doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý và tối ưu hóa tài chính Điều này có thể cho thấy cần có các biện pháp cải thiện để giải quyết những khó khăn này, chẳng hạn như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý rủi ro và tối ưu hóa chi phí, tăng cường vốn chủ sở hữu, và đặc biệt là tập trung vào quản lý và tối ưu hóa chu trình thanh toán để đảm bảo sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Về khả năng sinh lời, tỷ suất lợi nhuận ròng của Bibica sụt giảm trong năm 2023 cho thấy công ty cần cải thiện hiệu quả hoạt động và cơ cấu chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm, cho thấy công ty không tạo ra đủ lợi nhuận tài sản từ các khoản thu đầu tư của công ty

Tỷ lệ nợ của Bibica cho thấy kết quả trái ngược nhau khi tổng tỷ lệ nợ giảm qua các năm trong khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng vào năm 2021 trước khi giảm nhẹ vào năm

2022 Điều này cho thấy công ty có thể đang phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn chủ sở hữu

Nhìn chung, Công ty Bibica cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và quản lý hàng tồn kho để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường Nó cũng có thể cần phải xem xét việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay và khám phá các cơ hội huy động vốn cổ phàn để tài trợ cho sự tăng trưởng của mình

Căn cứ các báo cáo và phân tích số liệu tài chính của công ty qua 3 năm 2021-2023, có thể đánh giá BIBICA có tình hình tài chính tương đối tốt.

Thứ nhất, về cơ cấu tài sản có sự tăng trưởng qua các năm Cơ cấu tài sản ngắn hạn 2022 có sự giảm tỷ trọng so với năm 2021, tuy nhiên năm 2021 do ảnh hưởng tình hình dịch

39 bệnh Covid-19 nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2021 giảm nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến tổng tài sản doanh nghiệp Mặc dù cơ cấu tài ngắn hạn đang có sự biến động nhưng cơ cấu tài sản dài hạn tăng trưởng liên tục qua các năm Điều này cho thấy công ty chú trọng vào việc đầu tư các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm góp phần để giúp công ty ổn định hơn trong bối cảnh khó khăn.

Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn qua các năm Hệ số tài trợ (VCSH/Tổng NV) của công ty nằm ở mức 0.5-1 (tương đối gần 1) cho thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty ở mức tương đối tốt Điều này làm cho côngty giảm khả năng tự đảm bảo tài chính nhưng lại giúp hoạt động sinh lời của công tytăng giúp công ty có nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ tư, tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty, khả năng thanh toánhiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1 nên BIBICA có thừa khả năng thanh toán và tình hình tài chính khả quan, có khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ cao Hệ số nợ với tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều nhỏhơn 1 cho thấy doanh nghiệp vay ít nên khả năng tự chủ tài chính cao Nhìn chung Bibica thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn Tức là tình hình tài chínhcủa công ty trong 3 năm đều rất khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanhcủa Bibica.

Thứ năm, kết quả sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng, có thể thấy qua doanh thuthuần, các chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản (ROE, ROA) từ năm 2021-2023 giảm do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid 19 Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn thu được lợi nhuận góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước.

Về khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Bibica thấp, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính Công ty cần xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

- Về hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản làm tăng chi phí lưu kho, làm giảm tỷ số thanh toán nhanh

- Về các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Bibica chiếm tỷ trọng lớn trong tổngTSLĐ, điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn tương đối nhiều Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ.

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH

- Đến năm 2023 trở thành Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam

- Doanh số từ năm 2018 – 2023 tăng trưởng bình quân 22%/năm

- Tập trung hệ thống phân phối vào các thành phố lớn, doanh số kênh MT chiếm 30% doanh số toàn Công ty. b Chiến lược trung và dài hạn.

- Đầu tư mở rộng sản xuất tại Long An

- Phát triển dòng bánh kẹo chất lượng cao và dòng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.

- Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, tươi, có lợi cho sức khỏe; Phát triển kênh bán hàng Key Account, online. c Phát triển bền vững:

- Xây dựng chính sách phát triển bền vững đàm bảo hài hòa các lợi ích của Cổ đông, các đối tác, Công nhân viên và Người tiêu dùng Đi kèm với việc đảm bảo một môi trường làm việc với mức độ thỏa mãn cao.

- Cam kết đảm bảo các khoản đóng góp đối với Chính phủ và Cộng đồng như: Thuế, các nghĩa vụ và các khoản đóng góp xã hội khác Công ty luôn đảm bảo việc phát triển kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3.1.1 Triết lý kinh doanh của Công ty

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, triết lý kinh doanh của Bibica là: “cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tới khách hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích của khách hàng.”

Công ty luôn không ngừng cải tiến công tác quản lý, giảm chi phí, tối ưu quy trình sản xuất để giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.

Tuân thủ các quy định của nhà nước và đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm Là công ty có trách nhiệm với xã hội, có những đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

3.1.2 Tầm nhìn và chiến lược của Công ty

Tầm nhìn: Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam

Chiến lược: Hơn 20 năm tồn tại với chiến lược 4Ps toàn diện:

Bibica tập trung vào thế mạnh sản xuất vào các dòng sản phẩm bánh kẹo, đồng thời, thương hiệu cũng thường xuyên mở rộng và đa dạng hoá danh mục sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Đánh trúng insight “đồ ăn sức khoẻ” của người tiêu dùng Việt, sản phẩm bánh kẹo của Bibica không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị đặc trưng mà còn chứa giá trị dinh dưỡng cao.

Chiến lược giá của Bibica được xác định dựa trên phân khúc khách hàng của từng sản phẩm Đồng thời, thương hiệu còn đảm bảo duy trì giá ở mức cạnh tranh, luôn ngang bằng hoặc thấp hơn đối thủ trong cùng phân khúc để đáp ứng khả năng chi tiêu của người dùng nhiều phân khúc Trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bibica cũng thường xuyên triển khai chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mua combo sản phẩm và chương trình khuyến mại, giảm giá vào mỗi dịp lễ, Tết.

Bibica tập trung vào chiến lược tăng cường mức độ phủ sóng thông qua hệ thống các nhà phân phối và đại lý trên khắp cả nước Sản phẩm của thương hiệu hiện đang có mặt tại3.000 siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và hệ thống phân phối với hơn 140.000 điểm bán hàng phủ khắp từ Nam chí Bắc Chiến lược tập trung bao phủ và đẩy mạnh các sản phẩm vào kênh tạp hoá, điểm bán nhỏ gần khu dân cư hay siêu thị, cửa hàng tiện lợi cùng với những chính sách bán hàng ưu đãi đã mang lại cho Bibica một lợi thế “sân nhà” trước các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.

Là một thương hiệu đã có mặt lâu đời tại thị trường Việt Nam, trước đây, kênh truyền thông chính cho các hoạt động quảng bá của Bibica thường bao gồm TV, báo chí, chương trình phóng sự hay phim tài liệu giới thiệu về công ty Nhờ tận dụng tốt hiệu ứng Word- of-mouth cùng các kênh truyền thông có uy tín, Bibica đã thành công xây dựng giá trị và uy tín thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng Việt vào thời điểm Internet vẫn chưa thật sự bùng nổ tại Việt Nam Đến thời điểm hiện tại, TVC vẫn là một hình thức truyền thông hiệu quả được Bibica thường xuyên sử dụng trong hoạt động quảng bá của mình.

GIẢI PHÁP

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về Công ty Cổ phần BIBICA, phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Nhóm xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tài chính của công ty

- Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ánh mức năng lực sản xuất hiện có Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Công ty nên tiến hành kiểm kê tài sản cố định nhằm nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản cố định vào định kì Nếu những tài sản nào không còn sử dụng được hoặc không cần dùng đến thì kịp thời thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn Tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt, nhịp nhàng hạn chế tối đa tình trạng thời gian nhàn rỗi của máy móc thiết bị (ví dụ như thời gian ngừng hoạt động do lỗi sản xuất) Khi quá trình này được thực hiện đồng bộ sẽ giúp công ty tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, phòng cung ứng vật tư, phòng kỹ thuật và các phân xưởng nhà máy phải phối hợp một cách có hiệu quả trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa và kịp thời thay đổi về sản lượng sản xuất do biến động của thị trường

- Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu giải

43 pháp đầu tiên đặt ra là công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý Cụ thể đó là cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành quá trình này phải theo một trình tự và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ phía khách hàng để có mức đều chỉnh hợp lý nhất. Để quản lý các khoản phải thu, công ty có thể dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:

+ Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu tiêu thị bình quân một ngày

+ Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu (theo phương pháp này thì các khoản phải thu được sắp xếp theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp thu nợ khi đến hạn) + Xác định số dư khoản phải thu (theo phương phá này phải thu hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán Sử dụng phương pháp này hàn toàn có thể thấy nợ tồn đọng của khách hàng

- Nếu dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến tốn kém chi phí lưu kho, ứ đọng vốn dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả nên để giảm hàng tồn kho như nguyên vật liệu và các dạng bán thành phẩm, giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất Công ty cần bố trí một cách khoa học chu trình sản xuất, giám sát chặt chẽ các công đoạn, tìm ra những vị trí bất hợp lí gây ứ đọng làm tăng bán thành phẩm Đối với thành phẩm tồn kho: Công ty cần xây dựng kế hoạch tiêu thụ một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng trong kho, chủ động được nguồn hàng và giảm tối đa những chi phí không cần thiết

- Như chúng ta đã thấy, Bibica có tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn Vì vậy vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn, theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vòng vốn, rủi ro và chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ

- Doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Để tăng doanh thu, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới do việc đẩy mạnh hướng tìm kiếm khách hàng mới là điều cần thiết, nhằm đa dạng khách hàng và tăng thêm uy tín cho công ty Xây dựng chính sách bán chịu đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm hoặc các doanh nghiệp mà có uy tín tín dụng dựa vào các tiêu chí như ứng xử của khách hàng thể hiện qua thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ, khả năng trả nợ này được xem xét thông qua các báo cáo thường niên của đối tác, và tình hình kinh tế vĩ mô Xây dựng chính sách bán chịu có thể là phương thức bán trả chậm, trả góp với phương thức trả và điều khoản bán chịu linh hoạt từ đó làm tăng doanh thu.

Như chúng ta đã thấy, Bibica có tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hoan nợ dài hạn; đây cũng là đặc điểm chung của các công ty trong nghành thực phẩm tiêu dung nhan Vì vậy vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn, theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vòng vốn, rủi ro và chênh 92 lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ

- Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn: Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dưng mô hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế Trong mô hình đó cấu trúc vốn phải phản ánh được các đặc điểm của nền kinh tế, bao gồm mức độ hoạt dộng kinh doanh, triển vọng phát triển của thị trường vốn, thuế suất…Các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động thời vụ, các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, giai đoạn chu kỳ tuổi thọ, điều tiết chính phủ và các thông lệ… Các đặc tính

45 của công ty bao gồm quy mô, xếp hạng tín nhiệm, bảo đảm quyền kiểm soát…Công ty phải đa dạng hóa cơ cáu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nàh tài trợ trong tương lai. Việc xem xét đến các điều tiết của Chính phủ là rất quan trọng Sự ảnh hưởng của các quyết định của Chính phủ thể hiện rõ nhất khi thuế suất nhập khẩu của các nguyên liệu sữa, đường đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua, làm cho giá thành sản xuát tăng lên

Trong giai đoạn 3 năm 2021-2023 dòng tiền từ các hoạt động khác nhau của công ty có sự biến động nhất định nhưng tình hình chung vẫn khả quan Minh chứng là công ty đãđạt được những kết quả cụ thể như lưu chuyển tiền ở cả ba hoạt động kinh doanh, đầutư, tài chính luôn ở mức dương trong suốt cả giai đoạn này Điều đó thể hiện tổng dòngtiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền chi ra đồng nghĩa có sự tăng trưởng của quy môvốn bằng tiền của doanh nghiệp và còn cho thấy công ty đang có độ an toàn ngân quỹ, an ninh tài chính công ty nói chung ở mức tốt kết quả công ty có được do thu lãi vay, cổ tức, lợi nhuận được chia thì đó cũng là kênh tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn. Song kết quả đó có được do thu hồi tiền đầu tư và thanh lý, nhượng bán tài sản cố địnhthì đó lại là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền không bền vững Còn trong hoạt động tài chính, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương, đó sẽ là kênh tạo rasự tăng trưởng vốn bằng tiền phụ thuộc vào những người cung cấp vốn Kênh tạo tiền này cho thấy quy mô nguồn vốn huy động cũng như trách nhiệm pháp lý của doanhnghiệp đối với những người cung cấp vốn đang gia tăng Qua phân tích tình hình tài chính ta thấy, nhìn chung tình hình tài chính của Công ty khá tốt tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn Sau thời gian nghiên cứu tại Công ty cổ phần Bibica kết hợp với những lý luận đã học ở trường tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bibica” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình Qua việc phân tích kết quả Công ty đã đạt được và những tồn tại mà Công ty cần khắc phục, tôi mạnh dạn đóng góp một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty trong thời gian tới Hy vọng rằng với khả năng còn hạn chế, tôi có thể đóng góp phần nào vào quá trình phát triển của Công ty.

Ngày đăng: 01/04/2024, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w