1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

107 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tình Hình Sử Dụng Nước Sạch Trong Sinh Hoạt Của Người Dân Tại Xã Mai Trung, Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Hồ Tú Ngà
Người hướng dẫn ThS. Trần Hương Giang
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 9,49 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình sử dụng nước sạch trong sinh của người dân tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

HỒ TÚ NGÀ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SẠCHTRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ MAI TRUNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SẠCHTRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ MAI TRUNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Họ tên sinh viên: HỒ TÚ NGÀChuyên ngành đào tạo: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS TRẦN HƯƠNG GIANG

HÀ NỘI – 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình sử dụng nước sạch trong sinh của người dân tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023

Sinh viên

Hồ Tú Ngà

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Ths Trần Hương Giang đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập và làm khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương Và đặc biệt là những người dân đã tham gia các cuộc phỏng vấn, cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý thư viện khoa KT và PTNT, quản lý thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo khoa KT và PTNT, các thầy cô trong bộ môn Kế hoạch và đầu tư, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023

Sinh viên

Hồ Tú Ngà

Trang 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, chiếm khoảng 70% cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp Trong cuộc sống hàng ngày, nước sạch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống, giúp ngăn ngừa các loại bệnh nước và bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng Mỗi người cần khoảng 120 lít nước/ngày để đảm bảo nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu cung cấp nước sạch cho mọi người, còn tồn tại một số thách thức và hạn chế Tình hình sử dụng nước sạch trên cả nước đã có sự cải thiện, nhưng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch vẫn thấp, đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùng sâu, và vùng xa Mặc dù chất lượng nguồn nước sinh hoạt đã được nâng cao, nhưng vẫn còn những thách thức cần được giải quyết, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và ven đô thị.

Xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là xã đang có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh Trước đây, người dân xã chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, nước mưa hoặc nước ao hồ để sinh hoạt Nguồn nước này thường không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Việc sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đã giúp người dân xã Mai Trung có được nguồn nước sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất Nhờ đó, tình trạng mắc các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu, ở người dân đã được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn mà người dân xã Mai Trung gặp phải trong việc sử dụng nước sạch, cụ thể như: Chi phí lắp đặt đường ống nước sạch còn cao, khiến nhiều hộ dân khó tiếp cận; một số hộ dân chưa có ý thức sử dụng nước sạch tiết kiệm, dẫn đến tình trạng thất thoát nước; Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 7

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng nước sạch của hộ nông dân trên địa bàn xã Mai Trung từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của hộ nông dân trong việc tiếp cận và sử dụng nước sạch trên địa bàn UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Để đánh giá thực trạng tiếp cận và sử dụng nước của các hộ nông dân tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân trên địa bàn xã Mai Trung: Kết quả điều tra cho thấy có 41 hộ trong số 60 hộ điều tra sử dụng nước sạch, chiếm tỷ lệ 68,33% Còn lại 19 hộ chưa sử dụng nước sạch, nguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ học vấn, tuổi tác, mức thu nhập của hộ, chi phí lắp đặt sử dụng nước.

Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch của hộ dân như trình độ học vấn, nhận thức, thu nhập, chất lượng nước sạch, chi phí lắp đặt, chi phí sử dụng hay cơ chế quản lý, hình thức tuyên truyền của chính quyền và đơn vị cấp nước đến người dân Từ đó tìm ra các khó khăn trong việc cản trở việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước của các hộ dân Đồng thời đưa ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn ảnh hưởng đó.

Để có thể thu hút người dân trên địa bàn xã Mai Trung tham gia sử dụng nước sạch thì cần nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng nước sạch.

Trang 8

1.1 T€NH C•P THIẾT C‚A Đƒ T„I 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN C†U 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ЇI TƯ‰NG V„ PHŠM VI NGHIÊN C†U 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ S^ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 CƠ SŒ L• LU•N 4

2.1.1 Mô •t số khái niê •m cơ bản 4

2.1.2 Đặc điểm và nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ 10

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của nước sạch đối với hộ 11

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về thực trạng sử dụng nước sạch của hộ dân 13

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng nước sạch của hộ nông dân 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 17

2.2.1 Thực trạng sử dụng nước sạch trong sinh hoạt ở Việt Nam 17

2.2.2 Thực trạng sử dụng nước sạch trong sinh hoạt ở tỉnh Bắc Giang 19

Trang 9

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt tại các

xã trên địa bạn tỉnh Bắc Giang 22

2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 27

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 29

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA B„N NGHIÊN C†U 29

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 29

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C†U 34

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34

3.2.3 Phương pháp sử lý số liệu 36

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 36

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 THỰC TRŠNG SỬ DỤNG NƯỚC SŠCH C‚A CÁC HỘ DÂN TRÊN ĐỊA B„N XÃ MAI TRUNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 38

4.1.1 Hệ thống cung cấp nước sử dụng trong sinh hoạt trên địa bàn xã Mai Trung 38

4.1.2 Khái quát về công ty cung cấp nước sạch và khả năng cung cấp nước sạch của đơn vị 39

4.1.3 Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ trên địa bàn xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 40

4.2 CÁC YẾU T‡ ẢNH HƯŒNG ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC SŠCH C‚A CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA B„N XÃ MAI TRUNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 70

4.2.1 Cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên 70

4.2.2 Yếu tố thuộc về công ty cung cấp nước sạch 73

Trang 10

4.3 ĐỊNH HƯỚNG V„ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN V„ SỬ DỤNG NƯỚC SŠCH TRONG SINH HOŠT C‚A NGƯỜI DÂN TŠI XÃ MAI TRUNG, HUYỆN

HIỆP HO„, TỈNH BẮC GIANG 82

4.3.1 Định hướng tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch của người dân 82

4.3.2 Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch của người dân tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắtNghĩ tiếng Việt

UBND HĐND

Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Mai Trung (2020-2022) 31 Bảng 3.2: Tình hình dân số xã Mai Trung giai đoạn 2020-2022 31 Bảng 3.3: Kết quả phát triển các ngành kinh tế của xã Mai Trung giai

đoạn 2020-2022 33 Bảng 4.1: Hệ thống các nguồn cung cấp nước sử dụng trong sinh hoạt

của các hộ gia đình trên địa bàn xã năm 2022 38 Bảng 4.2: Hệ thống cấp nước sinh hoạt của các hộ điều tra trên địa bàn

xã Mai Trung 74 Bảng 4.3 Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ điều tra Error: Reference

source not found

Bảng 4.4: Hình thức nắm bắt thông tin về nước sạch của người dân trên địa bàn xã Mai Trung 45 Bảng 4.5: • kiến của các hộ điều tra về nhu cầu sử dụng nước sạch

trong sinh hoạt 71 Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điểu tra 41 Bảng 4.7: Tiêu chí của hộ khi quyết định sử dụng nước sạch trên địa

bàn xã Mai Trung 79 Bảng 4.8: Mục đích sử dụng nước sạch của các hộ điều tra 72 Bảng 4.9: Lượng nước trung bình hàng tháng của các hộ gia đình sử

dụng nước sạch trên địa bàn xã Mai Trung 81 Bảng 4.10: Sự ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe của hộ sử dụng

nước sạch trên địa bàn xã Mai Trung 83 Bảng 4.11: Đánh giá của các hộ gia đình về chi phí lắp đặp hệ thống

nước sạch trên địa bàn xã Mai Trung 90 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chi phí chi trả dịch vụ cung ứng nước sạch

tới các hộ dân trên địa bàn xã Mai Trung 92 Bảng 4.13: Ảnh hưởng mức thu nhập và thực trạng sử dụng nước sạch

của các hộ điều tra 94 Bảng 4.14: Ảnh hưởng của trình độ học vấn và nhận thức tới các hộ 96

Trang 13

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1: Nguồn nước sử dụng hằng ngày của hộ điều tra 76 Hộp 4.2 Nhận xét của người dân về dự án nước sạch 77 Hộp 4.3 Phỏng vấn lấy ý kiến của hộ dân về dự án cung cấp nước sạch

tại địa phương 79 Hộp 4.4: Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của

các hộ gia đình trên địa bàn xã 84 Hộp 4.5: Phỏng vấn lấy ý kiến cán bộ về sử ảnh hưởng của yếu tố

khách quan 87 Hộp 4.6: Đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt 89 Hộp 4.7: • kiến của hộ dân về việc chi trả dịch vụ nước sạch và nhu

cầu sử dụng 93

Trang 14

PHẦN I: M^ ĐẦU

1.1 TlNH CmP THIẾT CỦA Đn TÀI

Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống, chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể Nước là yếu tố quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm nông nghiệp, sản xuất, và năng lượng Nó là nguồn cung cấp cho nhiều loại cây trồng và thú nuôi, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm Nước cũng được sử dụng để sản xuất năng lượng điện, trong quá trình công nghiệp, và trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người Việc sử dụng nước sạch giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh nước và bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng (Nguyễn Thị Vững Vàng, 2019).

Tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn cả nước đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng trong việc đảm bảo nguồn nước sạch cho tất cả người dân Trong giai đoạn 2012-2022, chất lượng nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình Việt Nam không ngừng được nâng cao Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh năm 2022 là 98,3%, tăng 0,9 điểm % so với 2020 và tăng 7,3 điểm % so với

Trang 15

năm 2012 Có 99,7% hộ thành thị và 97,4% hộ nông thôn có nguồn nước hợp vệ sinh (Tổng cục Thống kê, 2023).

Tuy nhiên, còn tồn tại một số thách thức và hạn chế trong công tác cung cấp nước sạch Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch vẫn còn thấp, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu, và vùng xa Chất lượng nước sạch ở một số địa phương vẫn chưa được đảm bảo, đặc biệt ở các vùng nông thôn và vùng ven đô thị.

Xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là xã đang có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, trước đây, người dân xã chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, nước mưa hoặc nước ao hồ để sinh hoạt Nguồn nước này thường không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Việc sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đã giúp người dân xã Mai Trung có được nguồn nước sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất Nhờ đó, tình trạng mắc các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu, ở người dân đã được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn mà người dân xã Mai Trung gặp phải trong việc sử dụng nước sạch, cụ thể như: Chi phí lắp đặt đường ống nước sạch còn cao, khiến nhiều hộ dân khó tiếp cận; một số hộ dân chưa có ý thức sử dụng nước sạch tiết kiệm, dẫn đến tình trạng thất thoát nước; Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Moc tiêu chung

Trên cơ sở xác định thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nước sạch của các hộ trên địa bàn xã Mai Trung,

Trang 16

huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch cho người dân trên địa bàn xã Mai Trung trong thời gian tới.

1.2.2 Moc tiêu co thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng sử dụng nước sạch của hộ.

- Đánh giá thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ trên xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ trên địa bàn xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch cho người dân trên địa bàn xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

1.3 ĐỐI TƯqNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Đri tưsng nghiên ctu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ nông dân trên địa bàn xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng khảo sát: là các hộ dân chưa và đang sử dụng nước sạch; một số cán bộ tại địa bàn nghiên cứu.

1.3.2 Phạm vi nghiên ctu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung:

+ Vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của hộ;

+ Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của hộ trên địa bàn xã Mai Trung,

Trang 17

+ Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch trong sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

1.3.2.3 Phạm vi về thời gian

Thông tin số liệu thứ cấp từ năm 2020 – 2022 Thong tin số liệu sơ cấp trong năm 2023

PHẦN II: CƠ S^ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 CƠ S^ LÝ LUÂuN 2.1.1 Mô ut sr khái niê um cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm nước, tài nguyên

Theo hiệp hội chất lượng nước Hoa Kỳ - WQA (11/2017): “ Nước là một phân tử gọi là H2O chứa hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy Đó là một chất lỏng trong suốt, không mùi mà bạn có thể tìm thấy trong ao hồ, sông ngòi, đại dương Nó rơi từ bầu trời như mưa hay tuyết.

Theo tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (TS Nguyễn Thị Phương Linh, 2017): “Nước là một loại tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của các xã hội Xét dưới góc độ kinh tế học, nước có giá trị kinh tế đối với tất cả các đối tượng sử dụng và là một loại hàng hóa kinh tế với những đặc trưng vừa tương đồng vừa khác biệt với các loại hàng hóa thông thường khác”.

Theo luật tài nguyên nước (2012): “ Tài nguyên nước là tổng hợp các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển, nước

Trang 18

khí quyển, nước ngầm, nước lợ, nước mặn thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài nguyên nước là một loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên Nước là thành phần thiết yếu của sự sống, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thực vật, là nguồn lực quan trọng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Tài nguyên nước được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

 Sinh hoạt: Nước được sử dụng để uống, ăn, vệ sinh cá nhân, sinh hoạt gia đình,

 Sản xuất: Nước được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện,

 Giao thông vận tải: Nước được sử dụng trong vận tải đường thủy, du lịch biển,

 Du lịch: Nước là tài nguyên du lịch quan trọng, được sử dụng trong các hoạt động du lịch biển, du lịch sông hồ,

Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và toàn xã hội Để thực hiện nhiệm vụ này, cần thực hiện các giải pháp sau:

 Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên nước  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước.

 Xây dựng và thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước  Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước  Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước.

Trang 19

2.1.1.2 Nước sạch

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế : “ Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngay cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa,vệ sinh… thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp - QCVN 02:2009/BYT do bộ Y tế ban hành ngày 26/10/2009 Theo tổ chức WHO: “Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh”.

Nước sạch là nước có hàm lượng khoáng càng nhỏ càng tốt (không có các khoáng chất như kim loại nặng, sắt, canxi), vì người ta cho rằng, nước chỉ là dung môi hòa tan các chất khác, và nhu cầu mỗi người khác nhau nên không có nước nào có thể bổ sung đầy đủ Hơn nữa, nếu uống sắt thì sẽ giảm lượng hấp thụ canxi Đối với những người bị bệnh thận thì không thể uống nước có hàm lượng natri, cacbonat cao vì nó làm suy thận, nước có hàm lượng khoáng cao có thể làm bệnh huyết áp thêm trầm trọng (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2016).

Theo định nghĩa bộ Y tế: “Nguồn nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nguồn nước đáp ứng được các chỉ tiêu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN 02: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009”.

Nước sạch phải thỏa mãn các điều kiện yêu cầu: - Về chất lượng, không màu, không mùi, không có vị lạ;

- Không chứa các thành phần có thể gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

- Có thể dùng để ăn uống ngay sau khi đun sôi.

Trang 20

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: “ Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt cá nhân và gia đình không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp Nếu dùng làm nước ăn uống trực tiếp phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QQĐ – BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế”.

Như vậy, diễn đạt theo một cách khác: “Nước sạch là nguồn nước được lọc sạch cặn bẩn và các tạp chất gây hại, các vi khuẩn, vi rút có trong nước, mang đến một nguồn nước đủ độ tinh khiết để con người các loại động vật, thực vật có thể sử dụng mà không gặp nguy hại trước mắt hoặc lâu dài”

2.1.1.2 Nước sạch trong sinh hoạt

Nước sạch trong sinh hoạt là nước đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT Về cơ bản, nước sạch là nước trong suốt, không màu không mùi không vị lạ, và không chứa các chất, kim loại nặng gây tổn hại sức khỏe con người.

a) Các tiêu chuẩn chất lượng nước sạch trong sinh hoạt

Tiêu chuẩn nước sạch trong sinh hoạt bao gồm các thông số sau:

Thông số cảm quan:

oMàu sắc: Không màu hoặc có màu nâu nhạt, không có mùi lạ oMùi vị: Không mùi lạ, không vị lạ.

Thông số vật lý:oĐộ pH: 6,5 - 8,5.

oĐộ cứng: Không quá 250 mg/L CaCO3 oĐộ dẫn điện: Không quá 1.000 μS/cm oĐộ đục: Không quá 5 NTU Thông số hóa học:

oTổng chất rắn hòa tan (TDS): Không quá 1.000 mg/L.

Trang 21

Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): Không quá 50 mg/L oTổng hàm lượng amoni (NH4+): Không quá 0,5 mg/L oTổng hàm lượng nitrit (NO2-): Không quá 0,1 mg/L oTổng hàm lượng nitrat (NO3-): Không quá 50 mg/L oTổng hàm lượng clo dư (Cl2): Không quá 0,2 mg/L oTổng hàm lượng sắt (Fe): Không quá 0,2 mg/L oTổng hàm lượng mangan (Mn): Không quá 0,1 mg/L oTổng hàm lượng đồng (Cu): Không quá 1 mg/L oTổng hàm lượng kẽm (Zn): Không quá 5 mg/L oTổng hàm lượng thủy ngân (Hg): Không quá 0,0001 mg/L oTổng hàm lượng chì (Pb): Không quá 0,01 mg/L Thông số vi sinh:

oTổng coliform: Không quá 100 CFU/100 mL oE.coli: Không có trong 100 mL.

oColiform hiếu khí: Không quá 400 CFU/100 mL.

b) Vai trò của nước sạch trong sinh hoạt

Nước sạch đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt của con người Nước sạch được sử dụng cho các nhu cầu sau:

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân.Nấu nướng, chế biến thực phẩm.Giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa.Tưới tiêu cây trồng.Sản xuất công nghiệp.

Nước sạch đảm bảo sức khỏe cho con người, giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường nước Nước sạch cũng giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

c) Biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch

Trang 22

Để bảo vệ nguồn nước sạch, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Không xả rác thải, chất thải bẩn ra môi trường.Chống thất thoát nước.

Tiết kiệm nước.

Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm nước.Trồng cây xanh, phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Mỗi người dân cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch, vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

2.1.1.3 Sử dụng nước sạch

Khái niệm "sử dụng nước sạch" được hiểu là việc sử dụng nước sạch cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, Nước sạch là nước đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người a) Các mục đích sử dụng nước sạch

Nước sạch được sử dụng cho các mục đích sau:

Sinh hoạt: Tắm rửa, vệ sinh cá nhân, nấu nướng, ăn uống, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa,

Sản xuất: Sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện,

Kinh doanh: Dịch vụ ăn uống, dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch, Các biện pháp sử dụng nước sạch hiệu quả

b) Để sử dụng nước sạch hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau: Sử dụng nước đúng mục đích: Không sử dụng nước sạch để tưới cây, rửa xe,

Tiết kiệm nước: Đóng vòi nước khi không sử dụng, sử dụng các sản phẩm tiết kiệm nước,

Trang 23

Bảo vệ nguồn nước sạch: Không xả rác thải, chất thải bẩn ra môi trường,

Vai trò của việc sử dụng nước sạch hiệu quả c) Việc sử dụng nước sạch hiệu quả mang lại những lợi ích sau: Bảo vệ sức khỏe: Nước sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường nước.

Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Tiết kiệm tài nguyên: Giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nước ngầm,

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức sử dụng nước sạch hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

2.1.1.4 Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt

Khái niệm "sử dụng nước sạch trong sinh hoạt" được hiểu là việc sử dụng nước sạch cho các mục đích sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm:

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân: Nước sạch giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ

bụi bẩn, vi khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Nấu nướng, ăn urng: Nước sạch đảm bảo an toàn cho thực phẩm,

giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa: Nước sạch giúp làm sạch quần áo, đồ

dùng, giúp giữ gìn vệ sinh nhà cửa.

Vai trò của việc sử dong nước sạch trong sinh hoạt

Việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đời sống của con người, bao gồm: Bảo vệ stc khỏe: Nước sạch giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm

qua đường nước, bao gồm các bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn, viêm gan A,

Trang 24

Giữ gìn vệ sinh: Nước sạch giúp giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa,

góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Tạo thuận tiện cho sinh hoạt: Nước sạch giúp cho các sinh hoạt

hàng ngày của con người trở nên thuận tiện và thoải mái hơn.

2.1.1.5 Tiêu chuẩn về nước sạch

Để đánh giá nước có sạch hay không, Bộ y tế đưa ra tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT Trong đó có đến 109 chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất có trong nước như: Màu sắc, mùi vị, độ đục, độ PH, độ kiềm cứng, tổng chất rắn hòa tan, các hàm lượng vô cơ và hữu cơ: nhôm, sắt, mangan, thạch tín, cadimi, crom, đồng, chì, kẽm, niken, , mức nhiễm xạ, vi sinh vật (coliform, ecoli, ).

Nước sạch là nước có chỉ số đo dưới nồng độ các chất cho phép của Bộ y tế như đã được ban hành theo thông tư số 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 Ngoài ra, bộ còn đưa thêm 21 chỉ tiêu hóa học và 5 chỉ tiêu vi sinh theo chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT để đạt thêm tiêu chuẩn nước sạch mà có thể uống trực tiếp ngay được mà không cần phải đun sôi Nước được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu trên và có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 (pH trung hòa trong nước là 7,0).

Nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường: Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp Nếu dung trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ - BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.1.2 Đặc điểm và nhu cầu sử dong nước sạch của hộ

Trang 25

Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người Trong nền CNH-HĐH thì nhu cầu sử dụng nước sạch đang trở thành một vấn đề hết sức cần thiết Nước sạch đảm bảo sức khỏe con người giúp nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy kinh tế xã hội.

Nước sạch được chia làm 4 mức độ chính : - Nhu cầu sinh hoạt :ăn uống, tắm giặt, giặt giũ, vệ sinh

- Nhu cầu sử dụng trong sản xuất công nghiệp – nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ

- Dùng làm nước uống trực tiếp: tại các địa điểm đông người như trường học, trạm y tế, chương trình vì cộng đồng

- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo điều kiện sống: công trình dự án thí điểm vì sức khỏe, bệnh viện,

Như vậy, mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90%-95%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85% Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70% (Lưu Hiền, 2016).

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của nước sạch đri với hộ

Trang 26

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, nhất là nước sạch Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ, trong quá trình trao đổi chất nước có vai trò trung tâm Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho muối đi vào cơ thể Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Nước là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu tố cần thiết để duy trì sự sống.

Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu bức thiết của con người để tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của xã hội, vì nó góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cho cuộc sống của cộng đồng con người Do vậy, chính phủ các nước nói chung và chính phủ Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến bảo vệ, duy trì, phát triển nguồn nước để phục vụ đời sống con người Nước sạch có vai trò quan trọng đối với con người, với môi trường và với xã hội Như vậy, nguồn nước mà đặc biệt là tài nguyên nước sạch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trên Trái đất cũng như trong cơ thể mỗi con người chúng ta Nước chiếm khoảng 70-75% trọng lượng cơ thể con người Trung bình mỗi người mỗi ngày cần ít nhất là 2 lít nước uống Ngoài ra, nước còn có vai trò như là: Làm sạch phổi, cấu thành nên bộ não, nước chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp, chiếm 83% lượng máu trong cơ thể,…Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó

Trang 27

liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng (Báo sức khỏe,2015).

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu của con người về nước, đặc biệt là nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng lên Một số vai trò không thể không nhắc tới:

- Cung cấp sức khỏe cho con người: Điều hoà thân nhiệt; nước vận chuyển Oxy, dinh dưỡng đến các tế bào, nuôi sống cơ thể; thải độc tế bào; làm trơn các khớp,

- Đời sống: Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của con người ăn, mặc, ở và đi lại

- Sản xuất nông nghiệp: Tưới cây, phun thuốc trừ sâu; rửa thành phẩm nông sản, chăn nuôi, rửa chuồng trại; làm thủy lợi và hệ thống tưới tiêu.

- Sản xuất công nghiệp: Rửa rau củ quả trong chế biến nông sản; giặt quần áo trong ngành may mặc, vải vóc; làm mát các hệ thống máy móc; sử dụng làm nguyên liệu chính để làm lò hơi.

Vì vậy có thể thấy nước có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và trong sản xuất Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng nước vẫn còn lãng phí và có nhiều hành động gây ô nhiễm nguồn nước Do việc quản lý còn phân tán, quá trình khai thác và sử dụng chưa hợp lý dẫn tới tình trạng khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước.

Nước sạch là nguồn tài nguyên quý nhưng không phải là vô tận Cho nên, việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân (Lệ Giang, 2019).

2.1.4 Nội dung nghiên ctu về thực trạng sử dong nước sạch của hộ dân

Trang 28

2.1.4.1 Đánh giá về thực trạng nguồn nước và khả năng cung cấp dịch vụ nướcsạch

Để đánh giá tình hình sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân cần phải xem xét hiện trạng sử dụng nước của người dân trên địa bàn xã Mai Trung trước tiên Xem xét xem trên địa bàn hiện nay hộ đang sử dụng những nguồn nước sinh hoạt nào với tỷ lệ sử dụng ra sao, nguồn nước nào người dân sử dụng trong sinh hoạt nhiều nhất và nguồn nước nào người dân sử dụng ít trong sinh hoạt hằng ngày của hộ Sau đó, đánh giá xem các nguồn nước đó có đảm bảo chất lượng nước sạch hay không.

Đánh giá nhận thức của hộ dân về tầm quan trọng trong việc sử dụng nước sạch, có bao nhiêu hộ nhận thức đúng về nước sạch, bao hộ nhận thức sai về nguồn nước sạch và đồng thời có bao nhiêu hộ chiếm bao nhiêu % số hộ thực sự hiểu biết về các thông tin về nước sạch và bao nhiêu hộ không hiểu gì về nước sạch Dựa vào tìm hiểu tình hình sử dụng nước sạch thì xem xét xem có bao nhiêu hộ có tình hình sử dụng nước sạch và có bao nhiêu hộ có khả năng đáp ứng được cầu sử dụng nước sạch của mình.

Nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ nông dân: Nhu cầu về khối lượng, chất lượng nước,

Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và trách nhiệm của các cấp tại địa phương.

2.1.4.2 Thực trạng sử dụng nước sạch của các hộ dân

Đánh giá thực trạng sử dụng nước sạch chung của các hộ gia đình trên địa bàn xã Mai Trung, những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng nước sạch Từ đó, có những giải pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch chung, góp phần

Trang 29

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Đánh giá tình hình sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cụ thể thông qua điều tra các hộ nông dân; đánh giá của các hộ dân về nước sạch các hộ đang sử dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng nướcsạch của hộ nông dân

2.1.5.1 Trình độ học vấn và nhận thức của hộ nông dân

Hiện nay, nhu cầu và mong muốn của người dân về vấn đề sử dụng nước sạch đang ngày càng thay đổi Tuy nhiên, việc nhận thức như thế nào là nước sạch, nước hợp vệ sinh thì không phải ai cũng nắm rõ Phỏng vấn sâu của các hộ thì phần lớn hiện nay số hộ dân ở nông thôn quan niệm nước mưa, nước giếng của hộ là sạch, vẫn trong và dùng bình thường €t ai hiểu được rằng nếu sử dụng nước từ các nguồn không đảm bảo sẽ gây hại đến đời sống sức khỏe của người dân và đặc biệt gây nguy hiểm cho người già và trẻ em và thực trạng này đang diễn ra phần lớn tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo sự phát triển của CNH – HĐH thì công tác tuyên truyền, công tác cung cấp dịch vụ và công tác quản lý cũng như khuyến khích trao đổi để người dân sử dụng nước sạch là một vấn đề hết sức trọng tâm Việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đều được người dân cho là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh… Muốn thay đổi để đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, đời sống hộ dân cải thiện thì từ nhận thức tới hành động là một trong các khâu không hề dễ ràng đặc biệt với những hộ có trình độ hạn

Trang 30

chế, thu nhập thấp và sống xa khu vực trung tâm Đó là một trong các yếu tố cơ bản tác động đến việc sử dụng nước sạch của hộ nông dân trên địa bàn xã.

2.1.5.2 Thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập được xem như là một yếu tố nòng cốt dẫn tới việc hộ có quyết định sử dụng nước sạch hay không? Trên thực tế khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng, mức độ sẵn lòng chi trả về dịch vụ sử dụng được cao hơn Hộ có thu nhập cao sẽ bằng lòng và sẵn lòng chi trả những dịch vụ, chất lượng sản phẩm tốt nhất theo khả năng đến việc chi trả Ngược lại, hộ có thu nhập thấp hoặc trung bình sẽ cân nhắc và bận tâm hơn tới vấn đề chi tiêu Do đó thu nhập của các hộ gia đình sẽ quyết định trực tiếp tới nhu cầu sử dụng nước sạch, tần suất sử dụng nước là bao nhiêu khối/tháng,

2.1.5.3 Chất lượng nguồn nước

Nước giếng khoan, nước mưa, nước sông hồ hiện nay đều chứa nhiều các chất nguy hại: chì, asen, thủy ngân và các nấm mốc cũng như vi khuẩn gây bệnh Khi đời sống hộ dân cải thiện con người quan tâm hơn tới vấn đề ăn, mặc, ở xanh sạch thì họ sẽ quan tâm tới chất lượng nước nhà mình dùng từ nguồn nào có đảm bảo vệ sinh hay không? Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 cũng cho thấy, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nước bị nhiễm asen do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe Cả nước có hơn 4 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ asen cao hơn 20-50 lần giới hạn cho phép (0,01mg/l) (Ánh Dương, 2018).

Tất cả chúng ta đều biết rằng, chất lượng nguồn nước đặc biệt quan trọng, nước là thiết yếu của sự sống và môi trường,

Trang 31

quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên, trên khắp thế giới, chất lượng nước còn chưa đạt ngưỡng an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ Chất lượng nguồn nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác.

Nước giúp cân bằng hệ sinh thái, cung cấp sự sóng của cho người Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn sẽ nâng cao mức sống, là cơ sở để đánh giá chất lượng sức khỏe, trình độ nhận thức, mức độ hưng thịnh của một quốc gia Các chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch tới khu vực nông thôn, miền múi và hải đảo đang được chú trọng đẩy mạnh Ngoài ra còn có các quy chuẩn về nước sạch hợp vệ sinh của bộ Y tế ban hành Đây là căn cứ để tạo thêm độ tin cậy từ phía nhân dân, nâng cao khả năng sử dụng nguồn nước sạch, tạo thương hiệu và khẳng định vị thế trong lòng nhân dân.

2.1.5.4 Các chi phí: lắp đặt, vận hành, sử dụng

Mỗi một dự án đầu tư công phần lớn được chi tiêu từ ngân sách chính phủ, các tổ chức nhà nước, các đoàn thể và chính quyền địa phương nhưng vẫn cần có sự đóng góp, đồng lòng từ phía các hộ nông dân Các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án, công trình cấp nước nông thôn được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, cộng đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước việc huy động tiền đóng góp của người dân sử dụng nước sạch phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh Mức huy động tiền đóng góp để xây

Trang 32

dựng công trình cấp nước sạch nông thôn phụ thuộc vào quy mô đầu tư từng dự án và trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng nước sạch có trong nội dung hợp đồng cung cấp nước sạch theo quy định của pháp luật Do đó, mức huy động tiền đóng góp của người sử dụng nước sạch của mỗi dự án là khác nhau Ngoài việc cung cấp được ống, công người lắp đặt đường dẫn, bể dẫn tới từng hộ dân tùy thuộc vào chiều dài, nhu cầu đặt để của mỗi nhà Theo ước tính kinh phí thì mỗi hộ sẽ phải chi trả 2.000.000 – 2.600.000 đồng cho việc lắp đặt sử dụng.

Thực tế lại cho thấy rằng, thu nhập của người dân tương đối thấp khi họ phải chi trả cho nhiều loại chi phí trong cuộc sống, khoản chi phí cho việc sử dụng nước sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản sinh hoạt phí của từng gia đình Chi phí cao sẽ khiến cho lượng nước tiêu thụ ít hơn, người dân tiết kiệm hơn trong việc sử dụng nước sinh hoạt đồng thời cũng khiến cho các hộ khó khăn không có điều kiện sử dụng nước sạch cộng với giá cao làm cho số lượng người dùng hạn chế Còn chi phí thấp thì sẽ khiến người dân ít ý thức được bảo vệ nguồn tài nguyên nước, sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm (Văn Linh, 2018).

2.1.5.5 Cơ chế quản lý, hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sửdụng nước sạch

Công tác quản lý thanh tra, kiểm tra cần tăng cường sát sao từ khâu thi công cho tới vận hành sử dụng Sử dụng nước sạch không chỉ là nhu cầu cần thiết mà đó còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống, đóng góp không nhỏ vào từng bước xây dựng bộ mặt nông thôn mới Nhưng hiện trạng tại địa phương còn nhiều bất cấp các nhà chức trách, ban lãnh đạo thờ ơ không quan tâm, các vấn đề phát sinh đường sống rỉ rét, chất

Trang 33

lượng nước bị ảnh hưởng không được xử lý làm cho người dân thêm phần e ngại, cẩn trọng hơn Người dân tự đặt ra câu hỏi chất lượng nước có còn thật sự đảm bảo? Giá cả trên một m nước có3 thực sự ổn định theo năm? Bằng nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành, những năm gần đây hoạt động quản lý, vận hành và cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, thu hút các doanh nghiệp tham gia tiếp nhận và đầu tư hiệu quả các công trình cấp nước tập trung Từ đó nâng cao chất lượng nguồn nước và tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch (Mai Lan, 2019).

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng sử dong nước sạch trong sinh hoạt ở Việt Nam

Chúng ta đã biết, 70% diện tích Trái đất được bảo phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt Trong đó chỉ có khoảng 1% nước ngọt là có thể dễ dàng tiếp cận, còn lại lượng nước tập trung ở các dòng sông băng và núi băng (Theo nghiên cứu của National Geographic).

Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2020, nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại, nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130% và 40% dân số thế giới sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước do hệ quả của biến đổi khí hậu và lạm dụng tài nguyên nước.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 4°C, sẽ có từ 43 đến 50% dấn số thế giới phải sống ở những vùng khô hạn Thiệt hại kinh tế do không có dây chuyền lọc nước tinh khiết an toàn có thể lên tới 7% GDP của một quốc gia (Chính phủ, 4-7).

Trang 34

Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Dưới đây là một vài con số về thực trạng nước sạch tại Việt Nam.

Khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, hiện có khoảng 17,2 triệu người Việt Nam (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua hệ thống lọc nước giếng khoan.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, hiện mỗi năm, có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250 ngàn người nhập viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước Trong khi đó, WHO cũng từng cảnh báo về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, khi tổ chức này đưa ra thông tin có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch và chất lượng nước kém, thiếu vệ sinh Bên cạnh đó, có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu m³ nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy nước khai thác thành nước sinh hoạt Nhưng, đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, từ việc bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, cho tới ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan, thiếu quy

Trang 35

hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước Hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nước ngầm do tốc độ đô thị hóa, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Ngoài ra, tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và ĐBSCL, nguồn nước bị ô nhiễm asen cũng chiếm rất lớn, khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm chất này.

Ðược sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường là một trong những quyền lợi cơ bản, chính đáng của mỗi người dân; ngăn ngừa, phòng chống những bệnh dịch liên quan đến nước, môi trường sống một cách có hiệu quả là bảo đảm sức khỏe an toàn cho cộng đồng và cho chính mình Việc thực hiện hiệu quả “Chiến lược quốc gia cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn đến năm 2030” là nhiệm vụ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể và nhân dân ngoại thành Chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong lành, cung cấp đủ nguồn nước sạch cho các tầng lớp nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền và toàn xã hội.

2.2.2 Thực trạng sử dong nước sạch trong sinh hoạt ở tỉnh Bắc Giang

Ngày 29/9 bà Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh thường kỳ tháng 9/2022 để giải trình về công tác quản lý, khai thác, kinh doanh các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại phiên họp, ông Nguyễn Thế Toản- Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong những năm qua tỉnh luôn quan tâm xây dựng các công trình cấp nước sạch đến người dân, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao và khu vực còn nhiều khó khăn Qua đó, góp phần nâng cao tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp

Trang 36

vệ sinh, cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 137 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng Trong đó, 133 công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, với tổng kinh phí hơn 442 tỉ đồng và 04 công trình do doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn hơn 487 tỉ đồng Năm 2021, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh Bắc Giang đạt 99,72%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 54,81%.

Qua giám sát của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cho thấy, có 42/133 công trình hoạt động đạt trên 50% công suất, 29 công trình hoạt động đạt 30 - 49% công suất Có 72 công trình không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả Bên cạnh đó, vấn đề kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu ở một số công trình khai thác nước sông còn nhiều bất cập…

Theo ông Dương Thanh Tùng- Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, giai đoạn 2022 - 2025 tỉnh Bắc Giang phấn đấu có 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 43/79 xã người dân đang được sử dụng nước từ công trình nước sạch tập trung Các xã còn lại chưa được cấp nước, Sở đã đề xuất rất rõ trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, có đề xuất xây mới 24 công trình cấp nước sạch, cải tạo nâng cấp, mở rộng 11 công trình và khôi phục 32 công trình ngừng hoạt động Thời gian tới, Sở sẽ yêu cầu các doanh nghiệp lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp và xác định rõ thời gian hoàn thành đối với các công trình Nâng cao năng lực cấp nước nhằm mở rộng vùng phục vụ góp phần tăng tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch…

Trang 37

Cũng tại cuộc hợp, ông Lê Ô Pích – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: "Hiện nay, nguồn lực đầu tư cho các công trình nước sạch còn hạn chế, chất lượng của nhiều công trình thấp, hoạt động kém hiệu quả Cơ chế quản lý còn bất cập, thiếu thống nhất Với những cơ chế, chính sách hiện hành không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình nước sạch vào khu vực miền núi, vùng cao, khu vực ít dân cư do vốn đầu tư lớn trong khi hiệu quả kinh tế thấp.

Do đó, để khắc phục tình trạng quản lý cấp nước sạch ở những vùng này, cần phải huy động nguồn lực của các cấp, đồng thời phải có cơ chế đặc thù, thu hút doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho Nhân dân".

Về một số công trình kém chất lượng chưa được khắc phục kịp thời, ông Pích cho rằng, nguyên nhân do khâu đánh giá thẩm định thiết kế của các cơ quan chuyên môn còn yếu Quá trình giám sát thi công chưa chú trọng đến chất lượng Thời gian tới, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương rà soát các công trình nước sạch Qua đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác Đồng thời xem xét lại các cơ chế, chính sách để tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi để đảm bảo độ bao phủ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Theo bà Lâm Thị Hương Thành- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang, vấn đề sử dụng nước hiện nay, đang được người dân đặc biệt quan tâm, do đó việc quản lý nước sạch vệ sinh nông thôn là vấn đề đặt ra cho các cấp, ngành, đơn vị, địa phương Qua đánh giá cho thấy công tác quản lý cấp nước sạch vẫn còn hạn chế, hiệu quả thấp Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do

Trang 38

công tác quản lý còn nhiều bất cập, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, vấn đề quản lý chất lượng nước chưa được quan tâm đúng mức, quản lý tài chính còn yếu.

"Để nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, HĐND tỉnh đề nghị UBND sớm có giải pháp để xử lý những bất cập, tồn tại Trong đó, nghiên cứu kỹ cơ chế về quản lý cấp nước sạch cho các doanh nghiệp Chỉ đạo rà soát phê duyệt lại giá nước, dựa trên cơ sở phê duyệt giá nước sạch theo vùng, đảm bảo giá ban hành cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, người dân chi trả hợp lý Rà soát lại giá bán nước sạch, điều chỉnh theo từng vùng, khu vực cho phù hợp với thực tế Gắn với đó là kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, quản lý, vận hành các công trình cấp nước" – bà Thành phát biểu tại hội nghị

Qua đó, chấn chỉnh hoạt động quản lý chất lượng nước, bảo đảm cung cấp nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho người dân Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành, đơn vị Đồng thời, tăng cường phối hợp, đề cao phân cấp, phân công rõ nhiệm vụ, đặc biệt là với các Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc tỉnh ( Đồng Diệm, 2023).

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về sử dong nước sạch trong sinh hoạt tại các xãtrên địa bạn tỉnh Bắc Giang

2.2.3.1 Lục Nam

Được sự quan tâm của Trung ương, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, một số xã trên địa bàn huyện Lục Nam được hỗ trợ đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó có đầu tư hệ thống cấp nước sạch; trên

Trang 39

địa bàn huyện có một số doanh nghiệp tham gia đầu tư và quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần nâng cao tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho Nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án nước sạch nông thôn còn hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn và các đơn vi, doanh nghiệp giao quản lý, vận hành Các công trình được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ theo Chương trình 134 giai đoạn trước đây chủ yếu là thu gom đường ống dẫn chưa có khâu xử lý, không có nguồn vốn cho duy tu, bảo dưỡng Khi lập dư án thiếu điều tra khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng nước, cũng như mức ổn định của nguồn nước Việc quản lý, giám sát thi công còn nhiều bất cập việc xã hội hóa đầu tư xây dựng các trạm cấp nước còn hạn chế; việc bàn giao công trình chưa cụ thể, chưa hợp lý, cán bộ phụ trách vận hành máy móc không có năng lực Một số công trình khi hoạt động không hết công suất gây lãng phí Nhiều công trình còn xảy ra hiện tượng tự đào, tháo lắp thêm đường ống dẫn nước cho các mục đích khác nhau, dẫn đến thiếu nước tại một số điểm, cụm dân cư (Lục Sơn, Huyền Sơn…) Một số công trình khi đi vào hoạt động không đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, chất lượng nước không đảm bảo Công tác quản lý, sử dụng sau đầu tư còn nhiều bất cập, rất nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung chưa được tổ chức quản lý một cách bài bản, đúng quy trình, thiếu các quy chế, quy định, tài liệu hướng dẫn vận hành, không có chi phí cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành.

Trang 40

Để quản lý, khai thác, kinh doanh các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đạt mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả, UBND huyện Lục Nam đề nghị UBND tỉnh tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn; đẩy mạnh truyền thông về bảo vệ, sử dụng các công trình nước sạch nông thôn và nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sử dụng nước bảo đảm vệ sinh Hàng năm bố trí kinh phí để hỗ trợ các công trình do UBND các xã quản lý, phục vụ duy tu, sửa chữa thường xuyên.

Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động, thực trạng, xác định rõ tồn tại, nguyên nhân của từng công trình và tình hình quản lý, vận hành của đơn vị quản lý Trên cơ sở đó, các công trình do doanh nghiệp quản lý yêu cầu doanh nghiệp lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cụ thể đối với từng công trình, thời gian hoàn thành Trong trường hợp không có khả năng quản lý vận hành, đề nghị UBND tỉnh thu hồi để giao cho doanh nghiệp khác quản lý.

Đối với các công trình hiện nay đang giao cho UBND các xã quản lý, đề nghị UBND tỉnh kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để giao quản lý, vận hành Trường hợp không có doanh nghiệp nhận quản lý công trình, đề xuất danh mục cần đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp các công trình hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động (còn khả năng khai thác) để khôi phục cấp nước cho nhân dân Những công trình không còn khả năng sửa chữa, sử dụng sẽ đề xuất thanh lý.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w