Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tại công ty tnhh việt nadia clothing

39 0 0
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tại công ty tnhh việt nadia clothing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÁO CÁO THỰC TẬP

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NADIA CLOTHING

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VŨ LỆ HẰNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT NADIA CLOTHING 1

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing 1 1.1.1.Thông tin chung về công ty 1

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 1

1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing 2

1.3.Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing 3

1.4.Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing 5

1.5.Tình hình kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Việt Nadia Clothing giai đoạn 2021 - 2022 6

PHẦN 2.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NADIA CLOTHING 8

2.1.Phân tích môi trường kinh doanh 8

2.2.Thực trạng nhận diện rủi ro 9

2.2.1.Nhận diện rủi ro, mối nguyên nhân, độ nguy hiểm 9

2.2.2.Biểu đồ xương cá 10

2.2.3.Biểu đồ nguyên nhân gốc rễ 14

2.3.Đo lường rủi ro 17

2.3.1.Ma trận đo lường rủi ro 17

2.3.2.Sử dụng bảng FMEA đánh giá thang điểm mức độ rủi ro 20

2.3.3.Sơ đồ nơ bướm 22

2.4.Kiểm soát rủi ro 23

2.5.Quản trị truyền thông 26

Trang 4

3.1.Những kết quả mà bản thân đạt được trong quá trình thực tập tại công ty 29

3.2.Đề xuất một số giải pháp cho công ty 29

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, ẢNH

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức công ty 2

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ xương cá 10

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ đo lường rủi ro 19

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ nơ bướm 22

Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 6

Bảng 2.1 Phân tích SWOT 8

Bảng 2.2 Bảng nhận diện rủi ro 9

Bảng 2.3 Phân tích nguyên nhân gốc rễ 14

Bảng 2.4 Bảng ma trận đo lường rủi ro 17

Bảng 2.5 Bảng FMEA 20

Bảng 2.6 Bảng quản trị truyền thông 26

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời ký nền kinh tế Việt Nam đang từng bước và dần dần hội nhập với những nền kinh tế khác trên thế giới, các doanh nghiệp vẫn còn quá non trẻ để có thể nhận biết được được những rủi ro tiềm tàng từ các hoạt động giao dịch và thương mại có thể xảy đến với mình Nhận thức được điều này, những người điều hành doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và phát triển một kế hoạch nhằm kiểm soát và ngăn ngừa những mối nguy này Việc quản trị rủi ro không chỉ là một nhiệm vụ khó khăn mà còn là một yếu tố then chốt đối với sự bền vững của doanh nghiệp Sự biến động nhanh chóng của môi trường kinh doanh, cùng với những thách thức đa dạng từ các yếu tố ngoại vi, đặt ra những yêu cầu cao về khả năng đánh giá và ứng phó với rủi ro

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trên, trong quá trình hoạt động tại công ty TNHH Việt Nadia Clothing, bằng vào những gì mình đã được trải nghiệm thì tôi đã viết đã bài báo cáo với đề tài “Xây dựng kế hoạch quản trụ rủi ro tại công ty TNHH Việt Nadia Clothing” với hy vọng có thể góp một phần ý kiến của bản thân để xây dựng thêm vào công tác quản trị hiện có của công ty cũng như đề xuất những giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Bản báo cáo gồm 3 phần:

Phần 1: Khát quát về công ty TNHH Việt Nadia Clothing

Phần 2: Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tại công ty TNHH Việt Nadia Clothing Phần 3: Đề xuất giải pháp cho công ty TNHH Việt Nadia Clothing

Trang 7

PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT NADIA CLOTHING 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing

1.1.1 Thông tin chung về công ty

Công ty TNHH Việt Nadia Clothing được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 14/11/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp với chức năng chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) Với các thông tin như sau:

 Tên công ty: Công ty TNHH Việt Nadia Clothing

 Tên quốc tế: VIET NADIA CLOTHING COMPANY LIMITED  Mã số thuế: 2300233150

 Trụ sở chính đặt tại: Đường Lý Anh Tông , Khu Hòa Đình , Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

 Người đại diện: Cho Lee Huyn

 Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngay từ trong những ngày đầu thành lập vào năm 2003, công ty đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc hoạt động khi bản thân là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài, việc hòa nhập với thị trường còn mang nặng tính chất địa phương như Việt Nam tại thời điểm đó còn quá nhiều trở ngại Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm và sẵn sằng chấp nhận rủi ro của Ban lãnh đạo kèm với việc không ngừng trau dồi, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tại địa phương đã đưa công ty trở thành một trong những đơn vị sản xuất đồ may mặc tốt nhất tại Bắc Ninh ở thời điểm hiện nay Nhờ vào việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và Nhà nước đã giúp công ty có được sự tin tưởng và tạo điều kiện của chức trách địa phương, tạo cơ hội việc làm cho hơn 3000 công nhân viên có việc làm, thu nhập ổn định, được đóng BHXH và có chế độ phúc lợi đầy đủ

Công ty đã trải qua 3 giai đoạn chính:

 Giai đoạn 1 (2003 - 2010): Gia nhập vào thị trường Việt Nam và chỉ tập trung sản xuất trong thị trường nội địa

 Giai đoạn 2 (2010 - 2015): Chuyển dịch cơ cấu, mở rộng thị trường

 Giai đoạn 3 (2015 - Nay): Chú trọng mở rộng xuất khẩu và mở rộng quy mô quốc tế

Trang 8

Nhờ vào quá trình không ngừng đổi mới và phát triển qua từng giai đoạn, công ty đã đạt được những tựu đáng nể như mở rộng được quan hệ với các đối tác nước ngoài và mở rộng ra thị trường quốc tế, đa đạng hóa về ngành hàng, mặt hàng Và hơn hết là trong 2 năm (2021 và 2022), Công ty được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Bắc Ninh giải ngân cho vay gần 28 tỷ đồng vốn ưu đãi (lãi suất 0%/năm) để trả cho người lao động Với phương châm hoạt động là tập trung vào chất lượng sản phẩm, công ty không chỉ chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và công nghệ sản xuất tiên tiến, mà còn đặt yếu tố con người lên hàng đầu Bởi mỗi một sản phẩm được làm ra có tốt hay không, không chỉ phụ thuộc vào dây chuyền máy móc tự động mà còn phải dựa vào bàn tay của con người Đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo chuyên sâu, có niềm đam mê nghề nghiệp và có trách nhiệm trong công việc, số thành phẩm được hoàn thành có tỷ lệ sai lỗi ở mức thấp nhất Chính phương châm đó đã giúp công ty có được sự tin tưởng của khách hàng, đối tác, dần dần khẳng định được vị thế, từ từ bước sang các thị trường rộng lớn hơn

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing được bố trí theo mô hình tổ chức theo chức năng Đây là một mô hình khá phổ biến hiện nay với các bộ phận được chuyên môn hóa sâu theo chức năng Có ưu điểm giúp các hoạt động của công ty được bài bản và chuyên môn hóa hơn, trách nhiệm của mọi công nhân được cố định, từ đó chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện và nâng cao Nhưng song song với đó nó còn tồn đọng nhiều nhược điểm cố hữu như do việc phân cấp chặt chẽ khiến nhà quản lý khó điều phối và đưa ra quyết định tức thì

Cụ thể, cơ cấu tổ chức củ a Công ty TNHH Việt Nadia Clothing được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Trang 9

1.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing

 Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm , xét duyệt khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân, phòng ban trong công ty

 Tổ chức, xây dựng, đề ra kế hoạch, phương hướng kinh doanh hàng năm của công ty

 Chịu trách nhiệm trong việc điều hành và quản lý tổ chức hoàn thành đúng chỉ tiêu đặt ra trong năm

 giám sát các hoạt động kinh doanh, tuân thủ theo các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

1.3.2 Phòng Hành chính nhân sự

Trong công ty, chức năng của phòng hành chính nhân sự chính là tham mưu cho Ban Giám đốc về:

 Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp  Thực hiện, hoàn thành và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, văn bản, tài liệu của công ty  Thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý, soạn thảo các văn bản hành chính và tổ chức các cuộc họp, sự kiện hàng năm của doanh nghiệp

 Đảm bảo việc truyền đạt thông tin quan trọng cho toàn bộ nhân viên, đảm bảo tính kịp thời và chính xác

 Tìm kiếm và liên hệ với các đơn vị tư vấn pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty, bao gồm xây dựng, sửa chữa và bổ sung các văn bản kèm quy định

 Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc

 Hỗ trợ các Ban Giám đốc trong việc xem xét lương thưởng, phúc lợi hàng năm, đánh giá hiệu quả công việc, các chương trình thăng tiến cho nhân sự

Trang 10

1.3.3 Phòng Kế toán

Phòng kế toán có các chức năng và nhiệm vụ như sau:

 Đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để hoạt động, bằng cách theo dõi và nhắc nhở khách hàng về số tiền nợ và hạn thanh toán

 Tính toán tổng số tiền lương cũng như khấu trừ thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp khác của nhân viên  Thu thập, sắp xếp thông tin cần thiết để điền vào biểu mẫu thuế, bao gồm thông tin bảng lương, chi phí hoạt động để tính thu nhập ròng

 Theo dõi số sách chứng từ

 Lưu giữ hồ sơ về hàng hóa và dịch vụ mà công ty thanh toán

 Hạch toán những nghiệp vụ phát sinh một cách kịp thời để chúng được theo dõi trong bảng cân đối kế toán

 Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra cho kế hoạch chi tiêu trình lên Ban Giám đốc xem xét và đưa ra phương án tốt nhất cho tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.3.4 Phòng Mẫu

Phòng mẫu chính là nơi quy trình sản xuất bắt đầu, được sản xuất như một nhà máy mini, có nhiệm vụ và chức năng như sau:

 Phát triển thiết kế mới theo yêu cầu của khách hàng  Tìm ra phương pháp may tối ưu cho sản xuất

 Chỉ đạo nhân viên và trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phòng, bộ phận

 Trực tiếp xây dựng bộ thông số kỹ thuật của sản phẩm cho từng mã hàng, nhóm hàng theo mùa vụ và giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo tính phù hợp, ổn định với đối tượng khách hàng, với mục tiêu và sự góp ý của bộ phận phòng ban

 Xây dựng và bám sát việc thực hiện kế' hoạch theo bộ tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật may mặc

 Tính định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, kỹ thuật, chịu trách nhiệm xử lý các sự cố kỹ thuật của phòng mẫu

Trang 11

 Tham gia, phối hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng, chỉnh sửa và giám sát áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng dòng sản phẩm, từng mùa vụ cụ thể

1.3.5 Phòng Kinh doanh

Phòng kinh doanh là nơi trực tiếp làm việc với khách hàng, thực hiện các hoạt động marketing, đưa sản phẩm đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Qua đó, có thể nêu ra được các nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là:

 Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

 Đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng  Chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận diện sản phẩm, phát triển thương hiệu; Phối hợp triển khai các chương trình Marketing, PR, khuyến mại và phát triển thương hiệu  Quản lý công nợ, phòng ngừa rủi ro và kịp thời hỗ trợ trong mọi vấn đề liên quan đến bán hàng, thu hồi công nợ bán hàng

 Phân tích và đánh giá tổng hợp tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh phục vụ cho kế hoạch phát triển bền vững của Công ty theo quý và theo yêu cầu từ Ban giám đốc

1.4 Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty TNHH Việt Nadia Clothing

Công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp sản phẩm may mặc, trong đó công ty còn chia ra nhiều phân khúc để đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau Từ việc sản xuất theo mẫu có sẵn với khối lượng lớn đến nhận đơn sản xuất theo bản mẫu có sẵn của đối tác, công ty luôn bắt kịp với xu hướng thời trang biến đổi từng ngày để đưa ra thêm dịch vụ tư vấn và thiết kế sao cho đáp ứng được từng tệp khách hàng mà đối tác đang hướng tới Bên cạnh đó, nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty còn rộng mở, thêm với việc công ty đã sở hữu chuỗi cung ứng toàn cầu từ các chi nhánh khác, công ty bắt đầu chuyển dần lĩnh vực kinh doanh của mình và hướng tới việc mở rộng thị trường ra toàn thế giới Để làm được điều này, công ty đã đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, với công suất lên tới 48 dây chuyên sản xuất, đáp ứng được khả năng cho ra trên một triệu sản phẩm mỗi năm, cung cấp đầy đủ các sản phẩm khác nhau từ áo khoác, trang phục thể thao, áo lông thú, áo da,… Hơn cả là có đủ điều kiện để nhận nhiều đơn đặt hàng cùng một lúc và nhận được sự tin tưởng từ các thương hiệu lớn như Fila, Umbro, New Balance

Trang 12

1.5 Tình hình kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Việt Nadia Clothing giai đoạn 2021 – 2022

Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

1 Tổng doanh thu 449.709.912.959 323.622.447.987 126.087.464.972

2 Tổng chi phí 424.239.357.890 311.567.328.516 112.672.029.374

3 Lợi nhuận trước thuế 25.470.555.069 12.055.119.471 13.415.435.598

4 Chi phí thuế 5.094.111.014 2.411.023.894 2.683.087.120

5 Lợi nhuận sau thuế 20.376.444.055 9.644.095.577 10.732.348.478

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

Qua số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2022, ta có thể thấy được công ty đã có những tiến triển tốt hơn so với năm 2021 Cụ thể ở chỉ tiêu Tổng doanh thu thì trong năm 2022, công ty đã thu về 449.709.912.959 Việt Nam đồng, tăng 126.087.464.972 Việt Nam đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng 38,96% Lý giải cho điều này thì vào năm 2022, công ty đã được giải ngân hoàn toàn số vốn vay 28 tỷ đồng để trả cho công nhân, giúp công ty có đầy đủ nhân lực để hoàn thành các đơn đặt hàng của đối tác kèm với việc có nguồn vốn dự phòng đầy đủ khiến cho kết quả doanh thu đạt được trong năm 2022 tăng mạnh so với năm 2021

Ở năm 2022, do việc nhận được nhiều đơn đặt hàng cũng như còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới khiến cho các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng mạnh 112.672.029.374 Việt Nam đồng so với năm 2021

Với nguyên nhân từ việc phải chịu sự biến động của giá hàng hóa cũng như tình hình kinh tế khó khăn và đặc thù của ngành may mặc có biên lợi nhuận thấp thì lợi nhuận trước thuế mà công ty đạt được trong năm 2022 chỉ đạt được 25.470.555.069 Việt Nam đồng, khá khiêm tốn so với doanh thu mà công ty thu về trong cùng năm

Chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành mà công ty đang phải nộp cho Nhà nước hiện ở mức 20% trong năm 2022 cũng như năm 2021 Điều này khiến công ty phải chịu khoản thuế 5.094.111.104 Việt Nam đồng kéo theo việc lợi nhuận sau thuế mà công ty thu về năm 2022 dừng mở mức 20.376.444.055 Việt Nam đồng Và vì là công ty TNHH nên công

Trang 13

ty sẽ không chia khoản lợi nhuận này cho cổ đông mà tiếp tục dùng để tái đầu tư sản xuất, dự phòng vốn cho các trường hợp có thể gặp rủi ro

Nhìn chung, công ty đang có quá trình hoạt động khá tốt khi cả hai năm 2021 và 2022 đều có lợi nhuận dương và không phải chịu các khoản chi phí lãi vay nào Song, lợi nhuận trước thuế của công ty thu về chỉ chiếm 5,66% so với tổng doanh thu, một con số khá nhỏ và mong manh Nếu năm sau cơ cấu này còn không thay đổi thì rất có thể với những khoản vốn vay để đầu tư cho năm 2023 và 2024 sẽ khiến cho công ty phải chấp nhận thua lỗ

Trang 14

PHẦN 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NADIA CLOTHING

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

Bảng 2.1 Phân tích SWOT

Điểm mạnh

1 Tạo dựng được hệ thống toàn cầu ở hơn 20 nước

2 Có trụ sở đặt ở vị trí thuận lợi cho việc giao thương quốc tế

3 Dây chuyền sản xuất hiện đại với 48 dây chuyền sản xuất và hơn 3000 công nhân viên

4 Là đối tác của nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới như New Balance, Fila, Umbro

5 Năng suất sử dụng của dây chuyền còn chưa được khai thác triệt để

6 Công tác quản trị chất lượng sản phẩm còn nhiều mặt hạn chế

Cơ hội

1 Chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp

2 Môi trường chính trị an toàn, ổn định 3 Tiềm năng của các thị trường nước ngoài còn chưa được khai thác hết

4 Sự phát triển của khoa học công nghệ ra sự ra đời của các phương pháp may mặc mới

5 Làn sóng đầu tư vào Việt Nam để sản

xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành dệt may

4 Khó cạnh tranh với nguồn hàng giá rẻ khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi thay đổi chính sách chống dịch Covid

5 Nguy cơ từ chiến tranh có thể gây ra biến động kinh tế không dự báo được

Trang 15

- Các quốc gia thắt chặt và thay đổi các quy định, chính sách gây ra khó khăn trong việc thay đổi phù hợp với môi trường pháp luật ở mỗi quốc gia,

- Sự không ổn định của các hiệp định thương mại tự do và các cộng đồng quốc gia cùng

- Sự thay đổi nhanh chóng của các xu hướng thời trang khiến khách hàng không còn nhu cầu mua sản phẩm lỗi mốt nữa

- Hành vi của người tiêu dùng ngày càng khó

- Khách hàng ở trong khu vực gặp chiến tranh và không thể vận chuyển hàng hóa

- Ứ đọng hàng hóa ở các cảng biển, cửa khẩu do giao thông bị phá hoại bởi chiến tranh và các

- Sản xuất quá nhiều sản phẩm mà không dự báo được nhu cầu của thị trường có tiêu thụ hết nguồn hàng đó không

- Sự biến động trong nhu cầu thị trường, khách hàng không còn nhu cầu sử dụng nhiều sản

- Ảnh hưởng từ các yếu tố ngoài ý muốn như thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ trong quá trình lưu

- Các nhà sản xuất quần áo Trung Quốc có hội trở lại khi chính sách đóng cửa do Covid được gỡ bỏ

- Đối thủ bán phá giá để tranh giành khách hàng

Trang 16

tiêu thụ ở nước ngoài

Rủi ro ngoài ý muốn

Trang 17

1 Rủi ro từ pháp luật nước ngoài

Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành Và sau khi chính thức gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do khác, các công ty có trụ sở tại Việt Nam càng có thêm cơ hội để mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ gặp phải rủi ro khi chịu sử tác động bởi hệ thống luật pháp của các quốc gia khác Hiện nay, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam và sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật của các quốc gia khác sẽ tạo nên những rủi ro cũng như bất cập cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong ngành dệt may Đặc biệt trong các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu thì luật pháp của họ là khá khó khăn khi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của từng quốc gia, bao gồm cả quy định về chất lượng, an toàn, và môi trường Ngay từ những ngày đầu, công ty THNN Việt Nadia Clothing cũng đã chịu sự rắc rối bao gồm xử phạt, cấm vận hàng hóa, hoặc thậm chí là tố cáo về vi phạm nhân quyền trong quá trình sản xuất

2 Rủi ro từ thị trường nước ngoài

Các công ty dệt may hoạt động trên thị trường quốc tế đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình mở rộng kinh doanh và duy trì sự ổn định trên các thị trường nước ngoài Một trong những thách thức chính là sự biến động trong nhu cầu sử dụng của thị trường và các yếu tố môi trường kinh doanh tại các quốc gia khác nhau

Các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn về nhu cầu, giá cả, và độ biến động của tiền tệ, đặc biệt là khi giao dịch với nhiều quốc gia Một điểm rủi ro khác là sự cạnh tranh đặc biệt khốc liệt trong ngành công nghiệp dệt may Các công ty cần đối mặt với áp lực giảm giá và cải tiến liên tục về chất lượng và thiết kế để duy trì và đáp ứng được nhu cầu đến từ khách hàng của mình

Thay đổi trong xu hướng mua sắm và sở thích của khách hàng trên thị trường quốc tế cũng tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp dệt may Sự thay đổi nhanh chóng về ưa thích sản phẩm và phương thức mua sắm làm suy giảm cầu sản phẩm, đặt ra thách thức về việc dự đoán và thích ứng với thị trường

Để giảm thiểu rủi ro thị trường nước ngoài, công ty cần phát triển chiến lược linh hoạt, chú trọng vào nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, và xây dựng mối quan hệ vững chắc với đối tác kinh doanh và nhà cung ứng trên toàn cầu Đồng thời, việc duy trì sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với biến động của thị trường là chìa khóa quan trọng để thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay

Trang 18

3 Rủi ro đến từ sự bất ổn chính trị trong khu vực

Sự bất ổn chính trị trong khu vực là một trong những rủi ro chính mà các công ty dệt may phải đối mặt khi hoạt động trên thị trường quốc tế Bất ổn chính trị có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm xung đột vũ trang, thay đổi chính sách, biến động chính trị nội bộ, hay thậm chí là các biện pháp trừng phạt quốc tế

Một trong những thách thức lớn nhất đó là khả năng ảnh hưởng của sự bất ổn chính trị đến chuỗi cung ứng và sản xuất Các doanh nghiệp dệt may thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn trong việc nhập khẩu nguyên liệu hoặc xuất khẩu sản phẩm do các biện pháp hạn chế thương mại hoặc vận chuyển bị ảnh hưởng Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu suất sản xuất và tăng chi phí vận chuyển

Sự bất ổn chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến quyền sở hữu và an toàn tài sản của các doanh nghiệp Trong môi trường không chắc chắn, có thể xảy ra rủi ro về việc mất mát tài sản, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, hay thậm chí là sự mất mát về nhân sự do những rủi ro an ninh và an toàn

Ngoài ra, sự bất ổn chính trị còn có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp Khả năng xử lý tốt sự bất ổn chính trị và duy trì sự ổn định trong kế hoạch kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi và uy tín của công ty

Để giảm thiểu rủi ro từ sự bất ổn chính trị, công ty cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, tiếp tục theo dõi tình hình chính trị trong khu vực hoạt động, và thiết lập các kế hoạch dự phòng để ứng phó với các tình huống không mong muốn

4 Rủi ro đến từ hàng tồn kho

Tồn đọng hàng hóa là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ công ty dệt may nào khi phải đối mặt với sự khó khăn trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất Sự tích tụ lượng lớn hàng tồn kho có thể đặt ra nhiều thách thức và ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp

Một trong những rủi ro lớn đó là áp lực tài chính do việc duy trì hàng tồn kho lớn Công ty phải chi trả cho việc lưu trữ, bảo quản và bảo vệ hàng hóa, đồng thời đối mặt với rủi ro về giảm giá và giữ giá trị của hàng tồn kho theo thời gian Nếu xuất hiện biến động đột ngột trong thị trường hoặc xu hướng mua sắm, có thể dẫn đến việc hàng tồn kho trở nên lạc hậu và khó bán ra

Một thách thức khác là mất mát về chất lượng của hàng tồn kho do thiếu kiểm soát và theo dõi hiệu suất chuỗi cung ứng Hàng tồn kho lâu ngày có thể bị hư hại, lỗi kỹ thuật

Trang 19

hoặc trở nên lạc hậu với xu hướng thị trường Điều này có thể dẫn đến việc phải tiêu hủy hoặc giảm giá bán hàng tồn kho, gây thiệt hại cho lợi nhuận của công ty

Để giảm thiểu rủi ro từ tồn đọng hàng hóa, công ty cần áp dụng các chiến lược như tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện dự báo nhu cầu, và áp dụng kỹ thuật quản lý tồn kho hiệu quả Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin kỹ thuật số cũng sẽ giúp theo dõi và quản lý hàng tồn kho một cách chính xác và linh hoạt Đồng thời, liên tục theo dõi xu hướng thị trường và tương tác chặt chẽ với đối tác trong chuỗi cung ứng cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho

5 Rủi ro ngoài ý muốn

Có những nguy cơ có thể lường trước được những cũng có những nguy cơ không biết khi nào nó sẽ xảy ra Rủi ro bất khả kháng là một phần không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của công ty dệt may, đặc biệt là khi đối mặt với những yếu tố tự nhiên hay sự kiện không lường trước được Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà còn đặt ra những thách thức lớn trong việc duy trì sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp

Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất chính là thời tiết và biến đổi khí hậu Các sự kiện như bão, lụt lớn, hay thậm chí là biến động không dự đoán được trong nhiệt độ và khí hậu của môi trường có thể gây nguy hiểm đối với quá trình sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, và thậm chí là gây mất mát về cơ sở hạ tầng

Thách thức tiếp theo đến từ yếu tố địa lý và địa chính trị Các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là những công ty có nhiều nhà máy hoặc đối tác quốc tế, phải đối mặt với rủi ro từ sự biến động trong chính trị, thuế, và thậm chí là các thách thức về an ninh

Các đợt dịch bệnh toàn cầu, như đại dịch Covid gần đây, cũng đưa ra rủi ro bất khả kháng Sự lan truyền nhanh chóng của các loại virus có thể dẫn đến gián đoạn trong chuỗi cung ứng, đóng cửa nhà máy, và giảm đột ngột nhu cầu từ phía khách hàng

Trong tình huống những rủi ro bất khả kháng, quan trọng nhất là sự chuẩn bị và khả năng đàm phán linh hoạt Công ty cần phải xây dựng kế hoạch khẩn cấp, có khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động không lường trước được, và duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng

6 Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh là một khía cạnh quan trọng cần xem xét đối với các công ty dệt may, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày nay đầy cạnh tranh và biến động Các doanh nghiệp này thường phải đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ có chiến lược và lợi thế cạnh tranh khác nhau

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan