1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tốt nghiệp đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường tăng nhơn phú b, quận 9, tp hcm

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM
Tác giả Vũ Hoàng Diễm
Người hướng dẫn Ngô Minh Thụy
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Chuyên ngành Quản lí đất đai
Thể loại Tiểu luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 802,62 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢNTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬNQUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬNQUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG

TĂNG NHƠN PHÚ B, QUẬN 9, TP.HCM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

VŨ HOÀNG DIỄM

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬNQUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG

TĂNG NHƠN PHÚ B, QUẬN 9, TP.HCM

Giáo viên hướng dẫn: NGÔ MINH THỤY

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) Ký tên: ………

Tháng 4 năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chân thành ghi ơn sâu sắc nhất đến Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy con nên người và các thành viên trong gia đình đã tiếp sức cho con vững tiến bước trên con đường học vấn.

Em xin chân thành cảm ơn:

● Thầy cô của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường.

● Thầy Ngô Minh Thụy và quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp của mình ● Các cô, chú, anh, chị trong tổ địa chính và Ủy ban nhân dân phường Tăng Nhơn

Phú B đã chỉ bảo những kinh nghiệm của mình cho em và cung cấp những tư liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo này.

● Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp DH10QL đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.

Trang 4

TÓM TẮT

Vũ Hoàng Diễm, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động Sản, Trường Đại Học Nông

Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địabàn phường Tăng Nhơn Phú B - Quận 9 - TPHCM”.

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Minh Thụy, Khoa Quản lý Đất đai và Bất Động Sản,

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở để Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả nhất cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người sử dụng đất Phường Tăng Nhơn Phú B thuộc Quận 9 là phường có những những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, đạt được một số thành tựu về kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng Cùng với sự phát triển đó đã phát sinh không ít vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất của người dân, gây ra một số khó khăn trong công tác quản lí đất đai Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và dễ dàng trong công tác quản lí thì việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết.

Từ thực tế đó, đề tài này được thực hiện nhằm mục đích hệ thống, đánh giá lại toàn bộ quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B Từ đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa công tác cấp giấy đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính sau: Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội trên địa bàn phường Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 1993 đến nay Và những tồn tại trong công tác cấp giấy, cũng như đề xuất các giải pháp giúp công tác cấp giấy chứng nhận được hoàn thiện hơn.

Với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê Đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định.

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 TỔNG QUAN 3

1.1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 3

PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

Trang 6

2.1 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến công tác đăng kí

2.1.3 Đánh giá chung sự ảnh hưởng của kinh tế - xã hội đến công tác đăng kí đất đai

2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất 16

2.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 17 2.2.1.3 Đánh giá chung tình hình quản lý đất đai ảnh hưởng đến công tác cấp giấy 21

2.2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân 24 2.3 Đánh giá tình hình đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25 2.3.1 Đánh giá tình hình đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn

Trang 7

2.3.1.2 Kết quả công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ giai đoạn 1993-2003 29 2.3.2 Đánh giá tình hình đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn

2.3.3 Đánh giá chung tình hình đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 36 2.3.3.1 Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ giai đoạn 1993-2003 36 2.3.3.2 Nguyên nhân, tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ 39

2.4.3 Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về đất đai khác có liên quan 45

PHẦN 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 47

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tài nguyên đất phường Tăng Nhơn Phú B 7

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế các ngành 12

Bảng 2.2 Thống kê dân số phường Tăng Nhơn Phú B qua các năm 13

Bảng 2.3 Tổng hợp số tờ, số thửa theo tỉ lệ bản đồ của Phường Tăng Nhơn Phú B 18

Bảng 2.4 Số liệu hoà giải tranh chấp đất đai phường Tăng Nhơn Phú B 20

Bảng 2.5 Cơ cấu loại đất phường Tăng Nhơn Phú B 23

Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân 24

Bảng 2.7 Kết quả cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn 1993-2003 29

Bảng 2.8 Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp giai đoạn 1993-2003 30

Bảng 2.9 Kết quả cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn 2004-2013 34

Bảng 2.10 Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp giai đoạn 2004-2013 35

Bảng 2.11 Số liệu kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn từ khi Luật Đất đai 1993 có đến nay 36

Bảng 2.12 Diện tích cấp GCNQSDĐ so với hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân 37

Bảng 2.13 Nhóm nguyên nhân dẫn đến việc các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9 5 Hình 2.1 Cơ cấu sử dụng đất 23 Hình 2.2 Quy trình cấp GCNQSDĐ giai đoạn 1993-2003 26 Hình 2.3 Quy trình thực hiện việc đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2003 (một cửa liên thông) 32

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất không thể thay thế Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất,…ngày càng tăng Đặc biệt đối với nước ta là một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và có ý nghĩa to lớn.Sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên, đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó.

Cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, công tác quản lý đất đai là một vấn đề bức xúc và nhạy cảm Trong những năm gần đây nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu bức thiết cho công tác quản lý đất đai, nhằm đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp Trong khi đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm về bảo vệ, cải tạo đất, thực

Trang 10

hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của Nhà nước và là cơ sở để xử lí các trường hợp tranh chấp về đất đai.

Phường Tăng Nhơn Phú B thuộc Quận 9 là phường có những những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, đạt được một số thành tựu về kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng Cùng với sự phát triển đó đã phát sinh không ít vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất của người dân, gây ra một số khó khăn trong công tác quản lí đất đai Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và dễ dàng trong công tác quản lí thì việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ là rất cần thiết.

TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ đạo các địa phương tích cực rà soát, kiểm tra để hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành Vì vậy, việc tìm ra những nguyên nhân còn vướn mắc và đề ra các giải pháp cụ thể giúp hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc làm hết sức quan trọng.

Xuất phát từ thực tế đó, em xin thực hiện đề tài: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM

2 Mục tiêu nghiên Cứu

Tìm hiểu và đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ tại phường Tăng Nhơn Phú B Xác định được những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần đẩy mạnh tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ, hỗ trợ việc quản lý đất đai trên địa bàn.

3 Ý nghĩa

Trong học tập: củng cố kiến thức đã được học và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSDĐ ngoài thực tế.

Trong thực tiễn: đề tài nghiên cứu kết quả cấp GCNQSDĐ từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ nhằm đạt kết quả tốt hơn.

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM.

Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Việc thực hiện đề tài này có 2 phạm vi: phạm vi không gian và phạm vi thời gian ● Phạm vi không gian: Tại phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM

● Phạm vi thời gian: Tìm hiểu, nghiên cứu thu thập số liệu, tài liệu và hoàn thành đề tài được thực hiện từ 15/1/2014 đến 17/04/2014.

Trang 12

PHẦN 1TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Đăng ký đất đai: Là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước thực hiện đối với các

đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất bởi nó thực hiện đăng ký đất đai một loại tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mật thiết với quá trình sản suất trong đời sống con người.

Đăng ký đất đai gồm:

● Đăng ký ban đầu được thực hiện đầu tiên ở từng địa phương trong cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất đủ điều kiện.

● Đăng ký biến động là được tổ chức thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành công tác đăng kí ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính thiết lập.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử

dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầy tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.

1.1.2 Căn cứ pháp lý

Công tác đăng ký đất đai được thực hiện dựa trên các căn pháp lý như sau: ● Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/ 2003

● Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003

● Luật nhà ở - Luật số 56/2005/QH11và nghị định liên quan ngày 29/11/2005 ● Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định về hướng

dẫn thi hành luật nhà ở.

● Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/04/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải

Trang 13

● Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

● Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

● Thông Tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 quy định về Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

● Quyết định 54/2007/QĐ- UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của UBND thành phố qui định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quyền sủ dụng đất ở.

1.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội1.2.1.1 Vị trí địa lý

Phường Tăng Nhơn Phú B nằm ở phía tây bắc quận 9 giới hạn bởi xa lộ hà nội, xa lộ vành đai dự kiến (trong và ngoài) và sông Rạch Chiếc, là khu dân cư đô thị tập trung, diện tích tự nhiên 528,29 ha có vị trí địa lý như sau:

● Phía bắc: giáp phường Tăng Nhơn Phú A và phường Hiệp Phú ● Phía đông: giáp phường Long Trường và phường Long Thạnh Mỹ ● Phía nam: giáp phường Phú Hữu và phường Phước Long B

● Phía tây : giáp phường Phước Long B

Trên địa bàn phường chia làm 05 khu phố, 46 tổ dân phố Phường có vị trí địa lý thuận lợi trong đầu mối giao thông khu xa lộ hà nội và khu Công nghệ cao.

Trang 14

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 91.2.1.2 Địa hình, địa mạo

Phường nằm ở phía tây bắc của quận nên đặc trưng địa hình của vùng là vùng gò đồi và triền gò có độ cao từ 8-30m.

Với dạng địa hình trên rất thích hợp trong xây dựng các công trình lớn và phát triển công nghiệp, bên cạnh đó một số nơi của phường với địa hình thấp trũng, đất bị nhiễm phèn và ngập úng nên cần phải có biện pháp phòng chống và xây dựng hệ thông thuỷ lợi thích hợp.

1.2.1.3 Khí hậu

Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với hai mùa mưa và khô rõ rệt mùa mưa có gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô có gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5, một số đặc điểm khí hậu chính:

Trang 15

● Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C.

● Chế độ mưa trong khu vực phường lượng mưa tương đối đều trong mùa.

1.2.1.4 Thủy Văn

Phường Tăng Nhơn Phú B có hệ thống suối rạch gồm:

● Sông kinh là con sông quan trọng nhất trên địa bàn phường Đây là con sông giúp điều tiết nước mưa trên địa bàn,.

● Rạch Vàm Xuống là rạch chảy sông Trao Trảo (nằm thuộc khu công nghệ cao, chủ yếu giữ vai trò điều tiết nước và tạo cảnh quan cho khu công nghệ cao.

1.2.1.5 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt: Diện tích đất có mặt nước của phường chiếm đến 57% tổng diện tích tự nhiên của phường.

Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của phường Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tố vẫn là khu vực vùng gò độ sâu 5-50m và có nơi từ 50-100m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn ( nằm ở hướng Tây Nam ) thì thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo.

1.2.1.6 Tài nguyên đất

Tài nguyên đất: Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là 528,29 hecta chiếm 4,63 % diện tích của toàn quận.

Phân loại đất: Xét theo hệ thống phân loại Việt Nam thì phường Tăng Nhơn Phú B thuộc 3 nhóm đất trong 5 nhóm đất của quận 9.

Bảng 1.1 Tài nguyên đất phường Tăng Nhơn Phú B

Ngày đăng: 31/03/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w