BỘCÔNGTHƯƠNG TRƯỜNGĐẠIHỌCCÔNGNGHIỆPTHÀNHPHỐHỒCHÍ MINH KHOA KHOA HO ̣ C CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG KẸT XE TẠI
Trang 1BỘCÔNGTHƯƠNG TRƯỜNGĐẠIHỌCCÔNGNGHIỆPTHÀNHPHỐHỒCHÍ MINH
KHOA KHOA HO ̣ C CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG KẸT XE TẠI QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHTMDT17C
GVHD: ThS ĐỖ THỊ THÌN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2BỘCÔNGTHƯƠNG TRƯỜNGĐẠIHỌCCÔNGNGHIỆPTHÀNHPHỐHỒCHÍ MINH
KHOA KHOA HO ̣ C CƠ BẢN
MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG KẸT XE TẠI QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHTMDT17C
Nhóm: 2
1 Đinh Thị Thu Hà
2 Đỗ Ngọc Huy
3 Phan Thị Mỹ Huyền
4 Trần Nguyễn Tấn Lộc
5 Nguyễn Kha My
6 Nguyễn Thị Tường Vy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 3Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 1 2 1 2.1 1 2.2 1 3 2 4 2 4.1 2 4.2 2 5 2 5.1 2 5.2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1 2 1.1 2 1.2 3 1.3 3 2 3 3 4 4 66 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 6
1 67 2 7 3 78 4 88 4.1 89 4.2 90 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 11
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 11
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH 12
Trang 4BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KẸT XE TẠI QUẬN GÒ VẤP TP HCM 13
Trang 5TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG KẸT XE TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội thế giới đang ngày càng phát triển theo thời gian, từ đó con người cũng được trải qua lối sống văn minh hiện đại Ban đầu từ những phát minh cơ khí thô sơ đến những phương tiện không người lái càng được lưu hành trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ Để
có thể đến được bước phát triển này là nhờ sự sáng tạo vô hạn của con người Thế nhưng
đi cùng với những phát triển vượt bậc đó thì chúng ta cũng không thoát khỏi được những vấn đề nhức nhối mà đến bây giờ vẫn chưa có thể khắc phục được Vấn nạn thường được thấy nhiều nhất ở các thành phố “xa hoa bậc nhất” trên toàn thế giới chính là ùn tắc giao thông “Sự gia tăng cơ giới hóa và đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến tắc nghẽn giao thông
và ô nhiễm không khí ở hầu hết các thành phố trên toàn thế giới” (Lê Thị Phương Linh và Trịnh Tú Anh, 2016)
Tình trạng ùn tắc giao thông và kẹt xe vẫn luôn là một thách thức không dễ giải quyết một sớm một chiều, đặc biệt là trong bối cảnh thành phố lớn nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Đối với những ai đang sống, làm việc, và học tập tại quận Gò Vấp, việc phải đối mặt với cảnh kẹt xe là điều không còn lạ lẫm Tình trạng kẹt xe này không chỉ xuất hiện trong giờ cao điểm mà còn diễn ra liên tục trên những con đường dễ dàng lưu thông trước đây Giao thông ở khu vực này thường xuyên ùn tắc với sự đông đúc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, và đặc biệt là với những công trình xây dựng và đào đường lắp cống Điều đáng chú ý là tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian Chúng em là một nhóm sinh viên đang sinh sống và học tập tại quận Gò Vấp nên cũng cảm nhận được nỗi khổ của tình trạng kẹt xe xảy ra liên tục cả ngày lẫn đêm như này Chính vì lý do này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài "Tìm hiểu về thực trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh" cho bài nghiên cứu của nhóm nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Tìm hiểu về thực trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Mục tiêu cụ thể
● Khảo sát thực trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
● Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
● Đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe tại quận Gò Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh
Trang 62
3 Câu hỏi nghiên cứu
● Thực trạng kẹt xe ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
● Nguyên nhân nào dẫn đến nạn kẹt tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh?
● Làm sao để có thể hạn chế tình trạng kẹt xe hiện nay tại quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kẹt xe tại Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi thời gian: 01/01/2024 – 01/06/2024
● Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh
● Phạm vi nội dung: Nhóm tập trung nghiên cứu tình trạng kẹt xe tại địa bàn Quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trong một số khía cạnh như thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe của người dân đang sinh sống và làm việc tại đây
● Đối tượng khảo sát: Tất cả những người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn Quận
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm học sinh, sinh viên và những người lao động bởi vì thông tin sẽ được thu thập nhiều và đa dạng hơn, từ đó có thể rõ được tình trạng kẹt xe tại đây qua các năm
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này giúp tìm hiểu cụ thể hơn về mức độ phức tạp, nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe ở Gò Vấp đã ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia giao thông của mọi người trên địa bàn Gò Vấp Từ đó, có thể đưa ra giải pháp góp phần khắc phục tình trạng kẹt xe, nâng cao ý thức tham gia giao thông của mọi người Hơn nữa, bài nghiên cứu còn cung cấp nguồn thông tin chính xác cho các lĩnh vực liên quan như cơ sở hạ tầng của đô thị, mạng lưới giao thông vận tải, có thể đánh giá và đưa ra dự đoán tình trạng kẹt xe trong tương lai gần
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này giúp cho mọi người và đặc biệt là những người tham gia giao thông hiểu thêm về thực trạng kẹt xe hiện nay, từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục và giảm thiểu tình trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại quận Gò Vấp nói riêng Giúp người tham gia giao thông và người dân trong khu vực lân cận nâng cao nhận thức hơn trong việc tham gia giao thông đường bộ Bên cạnh đó, khắc phục tắc nghẽn giao thông cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm ùn tắc giao thông (kẹt xe)
Trang 7Theo Phan Cao Thọ và cộng sự (2010) ùn tắc giao thông là hiện tượng dòng người và phương tiện tham gia giao thông bị ngưng trệ, không thể di chuyển bình thường hoặc di chuyển rất chậm, không liên tục do lưu lượng quá lớn hoặc gặp sự cố cản trở việc lưu thông
1.2 Khái niệm phương tiện giao thông đường bộ
Theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ:
● Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới), gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể cả xe ô tô, xe mô tô,
xe gắn máy dùng cho người tàn tật
● Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ,) gồm: các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ, gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích-lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự; xe lăn có động cơ dùng cho người tàn tật
1.3 Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm các công trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công
cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác
2 Thực trạng kẹt xe hiện nay
Theo PGS.TS.Doãn Minh Tâm (2011), theo số liệu thống kê nhiều năm gần đây tại nhiều nút giao thông vào những giờ cao điểm ở thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều, con số lên đến hàng nghìn phương tiện tham gia giao thông bị ùn tắc, ngoài ra còn tràn lên cả lề đường, vỉa hè kéo dài đến hàng trăm mét, có nhiều hôm kẹt tại các nút nghiêm trọng đến gần 3 tiếng đồng hồ Trong thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và các quận nói riêng vẫn không hề có dấu hiệu sụt giảm, mà còn xảy ra nhiều hơn trên diện rộng hơn, không chỉ trong giờ cao điểm Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở GTVT thành phố, thành phố đang có trên 33 điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài Hiện nay các giải pháp cấp bách để giải quyết tình trạng
ùn tắc giao thông này như phân luồng, chấn chỉnh xe buýt, sắp xếp làm việc và học lệch ca vẫn chưa phát huy được hiệu quả
Theo Nguyễn Khải Huyền Trương (2011), có rất nhiều trường hợp tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, một số người tham giao thông bằng xe máy cũng gây lo lắng cho người đi bộ vì họ thường xuyên vi phạm làn đường và đôi khi còn sử dụng vỉa hè để tránh tắc nghẽn giao thông Việc ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần là do mật độ cao của các phương tiện, hạ tầng yếu
và tắc nghẽn giao thông gây ra Tác động tiêu cực của tắc nghẽn giao thông được ước tính
có thể gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng
Tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày khai giảng năm học mới và lễ Vu Lan Theo ghi nhận, từ 7h ngày 5-9, tại 2 tuyến đường tập
Trang 84
trung nhiều trường học và chùa là Lê Quang Định, Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh, tuyến đường Hoàng Minh Giám và Phổ Quang, quận Phú Nhuận đã xảy ùn
ứ nghiêm trọng, hàng ngàn phương tiện phải nhích từng chút một để di chuyển Tại các giao lộ của đường Phạm Văn Đồng và khu vực vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm cũng có lượng phương tiện lưu thông rất đông, xe máy, ô tô di chuyển rất khó khăn Tình trạng ùn tắc còn nghiêm trọng hơn tại đường Bạch Đằng (quận Tân Bình), nhiều phương tiện phải leo lên lề để di chuyển nhưng cũng rất khó khăn Ngoài ra, kẹt cứng và giao thông tê liệt tại khu vực bến xe miền Đông và các tuyến đường Quốc lộ 13, Nguyễn
Xí, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh)
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng kẹt xe tại thành phố ngày càng khủng khiếp Kẹt xe kéo dài và triền miên trên khắp các tuyến đường chứ không riêng gì các điểm giao nhau của các trục đường chính và giờ cao điểm so với 5 năm trước Tại cửa ngõ của thành phố, mỗi lần kẹt xe kéo dài tận 2-3 giờ, thậm chí kéo dài lên tận đến 6 giờ
so với các tuyến đường ở các cây cầu huyết mạch Phỏng vấn trực tiếp chị Nguyễn Thanh Nhàn, con đường từ nhà đến cơ quan tầm 10km nhưng mất khoảng 1 tiếng rưỡi để đi lại Kết quả của tình trạng kẹt xe là mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh thiệt hại khoảng 1,2 tỷ USD do ùn tắc giao thông
3 Nguyên nhân xảy ra tình trạng kẹt xe
Theo Tổng cục thống kê (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở đã tiến hành việc tổng hợp thông tin cơ bản về nhân khẩu học và dân số của hơn 96,2 triệu người, số lượng này đều là những người thường trú tại gần 26,9 triệu hộ dân cư trên toàn lãnh thổ Việt Nam tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019 Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009 Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba về mật độ dân số, sau Phi-lip-pin (363
Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, lần lượt là 1.060 người/km2 và 757 người/km2 Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân ở Việt Nam sử dụng phương tiện giao thông cá nhân có động cơ như mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và ô tô cho mục đích sinh hoạt hằng ngày (chiếm 88%) Tỉ lệ này ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 91,8% và 85,9% Đặc biệt, các tỉnh, thành phố có tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao nhất bao gồm Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, và Tây Ninh, với tỷ lệ trên 94% ở mỗi địa phương Theo Nguyễn Xuân Phương và cộng sự (2019), tình trạng giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đang rất khan hiếm về đất đai Đến năm 2016, thành phố này có hơn 4.000
km đường phố với mật độ là 1.98 km/km2 Đến ngày 15 tháng 11 năm 2016, thành phố quản lý hơn 7.8 triệu phương tiện giao thông, không kể hơn một triệu phương tiện hàng ngày từ các tỉnh khác Ngoài ra, thành phố có hơn 11.000 xe taxi, hơn 15.000 xe dưới 9 chỗ và 2.764 chuyến xe buýt hàng ngày Trong khi đó, thành phố chỉ có gần 30 ha diện tích cho bãi đỗ xe buýt, không có bãi đỗ taxi so với kế hoạch là 81 ha cho xe buýt và 3 ha cho taxi Mật độ mạng lưới xe buýt hiện tại đang ở mức 0.45 km/km2, trong khi hệ số
Trang 9mạng lưới xe buýt là 0.58 km/km2 (tức là khoảng 1 km đường chỉ có khoảng 0.6 km xe buýt) Quan sát quốc tế cho thấy mật độ trung bình của mạng lưới xe buýt là khoảng 2.5 km/km2 Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, chúng ta cần nâng cao mật độ này lên mức 3-4 km/km2 tại trung tâm thành phố và khoảng 2-2.5 km/km2 ở khu vực ngoại
ô Hiện tại, tình trạng giao thông tắc nghẽn thường xuyên xuất hiện do thiếu hụt về mật độ mạng lưới xe buýt đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong cả thành phố và khu vực ngoại ô
Theo Super Global High School Committee (2019), tình trạng kẹt xe là một trong những vấn đề giao thông trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn Nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe là do sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân Nhiều người cho rằng Việt Nam nổi tiếng với việc sử dụng nhiều xe máy Thật vậy, Việt Nam là vương quốc của xe máy Vào năm 2016, có khoảng 45 triệu xe máy được đăng ký, trong khi dân
số Việt Nam vào năm lúc đó là 92,7 triệu người Từ hai con số này có thể thấy được một nửa số người Việt Nam sử dụng xe máy Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều xe máy thứ 9 thế giới sau Đài Loan Doanh số bán xe máy tăng 9,5-10% trong năm 2016 so với một năm trước lên 3,12 triệu chiếc Bộ Công Thương dự đoán Việt Nam sẽ có 36 triệu xe máy vào năm 2020 Thị trường ô tô tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới Theo JATO, 84.24 triệu ô tô được bán ra trên toàn thế giới trong đó có 228.478 ô tô được bán tại Việt Nam Số lượng phương tiện cá nhân sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Theo Nguyễn Văn Toàn và cộng sự (2017), hệ thống giao thông đang phải đối mặt với tình trạng quá tải nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh Ban đầu, kế hoạch được triển khai với quy mô dự kiến khoảng 2 triệu người, nhưng theo thời gian, cơ quan chức năng đã không thực hiện điều chỉnh phù hợp (đến nay, dân số đã vượt quá 9 triệu người, trong đó
có hơn 2 triệu người cư trú) Điều này đã dẫn đến sự yếu đuối của hạ tầng giao thông Mạng lưới đường phố, đặc biệt là ở khu vực trung tâm, có những đặc điểm cụ thể Đường chính thường chỉ có ≤ 4 làn đường và đường phụ hẹp hơn với ≤ 2 làn đường, kèm theo mật độ giao thông cao lên đến 10-20 điểm giao thông trên mỗi km2 Khoảng cách giữa các điểm giao thông ngắn, chỉ khoảng 200-300m, tạo ra khó khăn trong việc di chuyển phương tiện Điều này buộc xe phải liên tục điều chỉnh tốc độ, tăng giảm ga, và thường di chuyển ở tốc
độ rất thấp Trong quá trình đô thị hóa, sự xây dựng nhiều tòa nhà văn phòng ở các quận trung tâm đã làm tăng nhu cầu di chuyển cho doanh nhân và thương nhân Sự mở rộng của thành phố cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu di chuyển giữa các khu vực tăng lên, nhưng
hệ thống giao thông không được mở rộng đúng mức, đặc biệt là ở các đường chính Sự quá tải của hệ thống đường là nguyên nhân chính gây tình trạng kẹt xe, thường xảy ra tại các ngã tư trong giờ cao điểm Trong vài năm gần đây, phát triển của hệ thống giao thông không đáp ứng kịp thời với sự tăng trưởng nhanh chóng của số lượng ô tô và dân số Nếu không có sự chú ý và biện pháp cải thiện, tình trạng quá tải sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm sắp tới Để đáp ứng nhu cầu phát triển, cần xây dựng các đại lộ có quy
mô hợp lý ở các khu vực trung tâm, bao gồm văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và cảng thương mại Đồng thời, cần nâng cấp đường phố trong các khu vực lân cận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về ô tô
Trang 106
Nguyễn Minh Quyên và cộng sự (2019), ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện, bao gồm cả cơ giới và thô sơ, đang ở mức thấp Dữ liệu từ Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đến 90% số vụ tai nạn giao thông xảy ra do thiếu ý thức, không tuân thủ luật, tạo ra hậu quả đáng tiếc Hiện tượng ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, khác với một số quốc gia khác, khi gặp ùn tắc, người lái xe thường tuân thủ nghiêm ngặt Luật Giao thông, không vi phạm quy tắc như luồn lách, đi trên vỉa hè, và sử dụng còi ồn ào Trái ngược với điều này,
ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, với nhiều người không tuân theo bất kỳ quy tắc cụ thể nào khi di chuyển Họ thường "đi đâu cũng được" mà không tuân thủ quy tắc cụ thể Đa số người tham gia giao thông cố tình vi phạm, như vượt đèn đỏ, leo lên vỉa hè, và lấn làn đường, không chỉ gây ùn tắc và tăng nguy cơ tai nạn mà còn làm xấu đi bức tranh giao thông đô thị Việt Nam Điều đáng chú ý là hầu hết người điều khiển xe, không phân biệt hạng của giấy phép lái xe, đều phải tuân theo quy định của Luật Giao thông đường bộ
4 Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Qua tổng quan về vấn đề nghiên cứu, nhóm đã nhận thấy được rằng các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh như: dân số, đất đai, phương tiện cá nhân, hệ thống đường,
ý thức Bên cạnh đó cũng có một số khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu nghiên cứu: Thứ nhất là mức phạt tiền cho vi phạm Luật Giao thông vẫn được cho là quá thấp, không
đủ mạnh mẽ để ngăn chặn hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường Đặc biệt, có ý kiến cho rằng CSGT hiện tại không đặt sự chú ý đúng mức vào việc xử phạt người điều khiển phương tiện thô sơ hay những người bán hàng rong khi vi phạm Luật Giao thông
Thứ hai là việc sử dụng vỉa hè và lòng đường để thực hiện hoạt động kinh doanh Điều này đặc biệt phổ biến ở các quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, như quận 1, 3, 5, Gò Vấp và Bình Thạnh Tại những tuyến đường này, nhiều người bán hàng rong hoặc thực hiện dịch vụ ẩm thực đã chiếm giữ phần lớn diện tích vỉa hè và lòng đường, tạo thành các điểm tắc nghẽn giao thông, gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua khảo sát ý kiến của người dân bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, nghiên cứu này nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kẹt xe tại Gò Vấp và nghiên cứu nguyên nhân, biện pháp thực ( ưu nhược điểm biện pháp) để giảm thiểu kẹt xe
Thiết kế cắt ngang: Nhóm lựa chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang vì có thể tiết kiệm thời gian, chi phí thấp, mỗi đối tượng chỉ cần thu thập thông tin một lần nên có thể nhanh chóng đánh giá mối tương quan giữa các đối tượng
Thiết kế phi thực nghiệm: Nhóm sử dụng phương pháp thiết kế phi thực nghiệm để thu thập liệu mà không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu