1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ và trụ trở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy

22 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 1

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 2

I Dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ và trụ trở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy 2

II Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập công ty 5

III Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên 8

IV Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị công ty cho mình thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô 14

V Giả định sau khi công ty được thành lập, Tuấn đã chuyển nhượng 50% phần vốn góp của mình cho Hoa (là vợ Tuấn) Tuấn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho vợ được không? Vì sao? 16

C KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

D PHẦN THÔNG TIN VÀ PHIẾU ĐÁNH GIÁ 18

Trang 3

ĐỀ BÀI

ĐỀ SỐ 8: Nhóm bạn thân An, Định, Huyền, Hải, Tuấn dự định thành lập

công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có trụ sở tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Trong cơ cấu góp vốn do họ thỏa thuận thì An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt; Định góp bằng chiếc xe ô tô; Hải góp bằng 200.000 USD; Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty; Tuấn góp 500 triệu đồng Hãy tư vấn các nội dung pháp lý sau cho họ:

1 Họ dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ và trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.

2 Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập công ty.

3 Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên.

4 Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị công ty cho mình thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô.

5 Giả định sau khi công ty được thành lập, Tuấn đã chuyển nhượng 50% phần vốn góp của mình cho Hoa (là vợ Tuấn) Tuấn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho vợ được không? Vì sao?

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Thực hiện công cuộc Đổi mới, nước ta đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển, góp phần xây dựng đất nước Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, ngày 21/12/1990, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Công ty trong đó điều chỉnh sự hoạt động của hai loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, qua đó tạo ra hành lang pháp lí cho sự phát triển của các loại hình công ty, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn Từ đó mà công ty trách nhiệm hữu hạn đang trở thành một hình thức doanh nghiệp phổ biến và ngày càng được ưa chuộng Để tìm hiểu kĩ hơn về loại hình công ty này, nhóm em xin chọn đề

LTM1-N8 (Tác giả: TS Trần Thị Bảo Ánh) để làm bài tập nghiên cứu và đánh giá

lần này.

B NỘI DUNG

I Dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mạiHUYỀNF & DINHJ và trụ trở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy,quận Cầu Giấy.

1 Tên của công ty

Những điều hợp lệ và điều cấm kỵ, cần tránh khi đặt tên cho doanh nghiệp đã được Nhà nước ta quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/ NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp

Điểm chung trong việc đặt tên của các doanh nghiệp đó là cấm được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Tránh đặt tên

Trang 5

trùng, gây nhầm lẫn và sử dụng đúng từ ngữ, ký hiệu khi đặt tên doanh nghiệp (Quy

định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020.)

1.1 Công ty đặt tên bằng tiếng việt

Những người bạn định đặt tên cho doanh nghiệp là Công ty hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ.

Theo Điều 37 của Luật DN 2020 quy định về tên doanh nghiệp thì tên tiếng Việt

của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp ở đây là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” Với thành tố này thì tên doanh nghiệp sẽ được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty

TNHH” (khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) Cho nên phần đầu của tên tiếng

Việt cho doanh nghiệp đã hợp pháp.

Về thành tố thứ hai là tên riêng thì được đặt là “thương mại HUYỀNF &

DINHJ” Tại khoản 3 Điều 37 của Luật này quy định “Tên riêng được viết bằng các

chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việc, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.” Như vậy, với các chữ cái được quy định trong bảng chữ tiếng Việt thì tên riêng này cũng vẫn hợp lệ.

“Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ” tuy hợp pháp về mặt pháp luật, nhưng lại khá khó khăn trong việc phát âm và tiếp cận tới người tiêu dùng Với tư cách là người tư vấn pháp lý thì nên khuyên người đăng ký tên cho doanh nghiệp chọn một chiếc tên thuần Việt, có thể đọc được bằng tiếng Việt chứ không đơn thuần sử dụng những chứ cái từ bảng chữ tiếng Việt Như là việc bỏ chữ F sau chữ HUYỀN và bỏ chữ J sau chữ DINH Tuy nhiên tên công ty chỉ đề đặt theo tên của hai người bạn là Huyền và Định, nhưng nhóm bạn có 05 người và đều góp vốn thành lập công ty thì sẽ không tránh khỏi việc mâu thuẫn sau này Để tránh sự bất đồng trong tương lai khi công ty được thành lập bởi nhiều nguồn vốn chung thì không nên chỉ để tên riêng của hai người là Huyền và Định

Trang 6

Hơn nữa, việc đem lại sự rõ ràng cho người tiêu dùng cũng là một vấn đề cần quan tâm khi đặt tên Việc xem xét thêm vào tên doanh nghiệp loại mặt hàng, chất liệu chính của sản phẩm mà công ty dự định sản xuất là cần thiết bởi khách hàng sẽ tránh được việc tốn thời gian vào việc tìm hiểu công ty sản xuất sản phẩm gì, liệu có đáp ứng nhu cầu của mình hay không Điều này giúp việc nắm bắt thông tin về mặt hàng của công ty nhanh hơn và gây nhiều thiện cảm hơn Ví dụ như Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ gia dụng Cầu Giấy.

1.2 Công ty đặt tên bằng tiếng nước ngoài

Các quy định về đặt tên doanh nghiệp theo tiếng nước ngoài được quy định tại

Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trong trường hợp muốn đặt tên doanh nghiệp là tên nước ngoài thì có thể ghép tên riêng (tiếng nước ngoài) với Limited Liability Company (LLC) hoặc Company Limited (Ltd), cả hai từ tiếng Anh này đều mang nghĩa là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” Ví dụ: HUYEN & DINH Trading Ltd (Công ty hữu hạn thương mại HUYEN & DINH) hoặc Cau Giay Houseware Ltd (Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ gia dụng Cầu Giấy).

2 Trụ sở của công ty

Theo Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có

nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Theo Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính của doanh nghiệp” thì trụ

sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanhnghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax vàthư điện tử (nếu có).”

Theo Khoản 11, Điều 6, Luật Nhà ở 2014: “Các hành vi bị nghiêm cấm” quyđịnh rằng “ Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần

Trang 7

diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mụcđích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường,tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình,cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.”

Theo hai điều luật nêu trên thì việc đặt trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy là trái pháp luật trong trường hợp phần diện tích của chung cư nhóm bạn đó đặt trụ sở là phần diện tích không được kinh doanh hoặc nhóm bạn đó kinh doanh vật liệu gây cháy nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, … Với tư cách là người tư vấn pháp lý thì nên hỏi nhóm bạn có đặt trụ sở công ty ở phần diện tích chung cư được kinh doanh không? Mục đích kinh doanh của họ không được trái với quy định của pháp luật, nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên thì nhóm bạn này hoàn toàn có quyền đặt trụ sở của mình tại chung cư đó.

II Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanhđã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn chohọ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lậpcông ty.

Theo đề bài, An vốn là một viên chức nhà nước nhưng lại cam kết góp vốn và đăng ký là thành viên của công ty Việc làm này của An đã vi phạm nghiêm trọng vào

điểm b khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 Ngoài ra, đối với loại hình Công ty

TNHH 2 thành viên trở lên thì khi viên chức góp vốn mặc nhiên có tư cách được tham gia quản lý doanh nghiệp, là thành viên của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công tư Do đó An không được tham gia góp vốn vào loại hình Công ty TNHH dưới mọi hình thức

Hành vi của A có thể khiến cho công ty bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo Điểm b, Khoản 1, Điều 212 Luật doanh nghiệp và theo quy định tại Điểm b, Khoản b, Điều 75 Nghị định 1/2021 NĐ-CP về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh Nếu như công ty không có hướng giải quyết hợp lý thì công ty sẽ phải chịu trách

nhiệm và hậu quả được quy định tại Điều 207 và 209 Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 8

Hiện tại mới chỉ có đơn tố cáo và chưa có quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh của cơ quan nhà nước nên công ty vẫn còn rất nhiều thời gian để giải quyết mà không phải bị giải thể và nhóm em đưa ra những cách giải quyết sau :

Cách thứ nhất, công ty có thể mua lại phần vốn góp của An theo điều 51 Luật

Doanh nghiệp 2020:

Nếu An đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, An có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình và yêu cầu mua lại phần vốn góp của An phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của An thì công ty phải mua lại phần vốn góp của An theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty

Nếu trong trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì An có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

Cách thứ hai, chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên công ty hoặc người

khác thực hiện theo điều 52 Luật doanh nghiệp 2020

An có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác bằng cách:

(1) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

(2) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

An chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm

Trang 9

b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

Ngoài ra, sau khi An chuyển nhượng phần vốn góp thì công ty phải thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020

Cách thứ ba, tặng cho phần vốn góp:

Trường hợp An tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định: (1) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty Tức là An sẽ tiến hành tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác theo căn cứ khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 Lúc này nếu người được tặng cho là vợ, cha mẹ, con của An hay người có quan hệ họ hàng tới hàng thừa kế thứ 3 của An thì đương nhiên sẽ trở thành thành viên hợp pháp của công ty

(2) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì An sẽ chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

III Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên

Vốn điều lệ được quy định cụ thể tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, vốn điều lệ của công ty TNHH được hiểu là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty Từ đó nhóm tư vấn thủ tục góp vốn vào Công ty TNHH cho 5 nhà đầu tư trên được thực hiện như sau:

1 Chủ thể được góp vốn

Chủ thể được góp vốn vào công ty TNHH là tất cả các cá nhân hay tổ chức không

bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì đều có quyền

góp vốn vào các doanh nghiệp Trừ hai trường hợp cụ thể sau:

Trang 10

– Thành viên công ty hợp danh không được góp vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu không được các thành viên công ty hợp danh đồng ý

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần

Như vậy để được góp vốn vào công ty TNHH thì 5 nhà đầu tư trên phải đảm bảo mình là các cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn theo quy định tại

khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 và hai trường hợp đặc biệt nêu trên

2 Loại tài sản được sử dụng để góp vốn

Pháp luật quy định rất đa dạng về tài sản nào được sử dụng để góp vốn tại Điều

34 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,

vàng,giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ), công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Qua đó có thể thấy 5 nhà đầu tư thỏa thuận góp lần lượt An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt; Định góp bằng chiếc xe ô tô; Hải góp bằng 200.000 USD; Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty; Tuấn góp 500 triệu đồng là hoàn toàn hợp pháp.

3 Trách nhiệm trong việc định giá tài sản góp vối

Đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng phải được các sáng lập viên (trong trường hợp góp vốn để thành lập công ty) hoặc được Chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị và người góp vốn(trong trường hợp góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty) định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá và quy đổi giá trị sang Đồng Việt Nam, giá này cũng phải được đa số các sáng lập viên chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các sáng lập viên (trong trường hợp góp vốn để thành lập công

Trang 11

ty)hoặc được Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị và người góp vốn (trong trường hợp góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty) cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Xét trong tình huống trên có 2 nhà đầu tư góp vốn không phải Đồng Việt Nam đó là: Định góp bằng chiếc xe ô tô và Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty Do đó cần phải được các sáng lập viên định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá và quy đổi giá trị sang Đồng Việt Nam, giá này cũng phải được đa số các sáng lập viên chấp thuận.

4 Thủ tục góp vốn vào Công ty TNHH của 5 nhà đầu tư:

4.1 Đối với những thành viên góp vốn bằng tài sản phải đăng ký quyền sởhữu:

Đối với tài sản góp vốn phải đăng ký quyền sở hữu ( như nhà đất,

xe cơ giới,máy bay, tàu biển …) Cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Bao gồm các bước:

- Ký Hợp đồng góp vốn bằng (tài sản có đăng ký quyền sở hữu) có công chứng,chứng thực;

- Bàn giao tài sản trên thực tế, thực địa;

- Nộp hồ sơ sang tên trước bạ; Khai thuế, và đóng các khoản phí, lệ phí liên quan;

- Nhận Giấy đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên Công ty

Trong tình huống trên có 2 nhà đầu tư là Định và Huyền góp vốn bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Cụ thể Định góp bằng chiếc xe ô tô; Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ

Ngày đăng: 29/03/2024, 21:35

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w