1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở an giang hiện nay (tt)

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nguyễn Văn Đới 2022, “Nhận diện các xu hướng biến đổi của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN ĐỚI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI,

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Hoàng Sa

2 PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc

Phản biện 1: PGS.TS Chu Văn Tuấn

Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Lan Hiền

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ

1 Nguyễn Văn Đới (2022), “Một số đặc điểm của Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 (221)/ 2022

2 Nguyễn Văn Đới (2022), “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hòa Hảo (Trường hợp tỉnh An Giang)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6

(222)/ 2022

3 Nguyễn Văn Đới (2022), “Nhận diện các xu hướng biến đổi của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại - Đời sống các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn

giáo, Hà Nội, 11 - 2022

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

PGHH ra đời ở An Giang năm 1939, sau đó đã phát triển nhanh chóng trên toàn vùng Tây Nam Bộ và trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất của Nam Bộ Việt Nam Trải qua những thăng - trầm trong dòng lịch sử dân tộc, PGHH vẫn thể hiện là một tôn giáo có sức sống mạnh mẽ và sự ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội các địa phương trong vùng Đặc biệt từ khi PGHH được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân(năm 1999) để chính thức hoạt động trở lại, sức sống và ảnh hưởng của tôn giáo này càng thể hiện rõ nét hơn qua những đổi thay, khởi sắc của ĐSCĐ tín đồ Việc nghiên cứu ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là rất cấp thiết, từ đó có thể nhận thức toàn diện hơn, đầy đủ hơn về ĐSCĐ tín đồ PGHH và mối quan hệ của nó với các lĩnh vực của ĐSXH tỉnh An Giang Ngoài những nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của ĐSCĐ đã được nhận diện thì những hiện tượng, những hình thức sinh hoạt, hoạt động tôn giáo có tính chất tiêu cực, không bình thường cũng đang tồn tại trong ĐSCĐ rất cần được xem xét, làm rõ hơn với tư cách là những nhân tố cản trở, ảnh hưởng trái chiều đối với vận động, phát triển của ĐSCĐ tín đồ ở An Giang, cũng như là của PGHH Từ trước đến nay, PGHH đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình khác nhau, với các cấp độ và góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về ĐSCĐ tín đồ PGHH tỉnh An Giang ở cấp độ luận án tiến sỹ và dưới góc độ tôn giáo

học, vì vậy, chúng tôi đã chọn "Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay" để làm chủ đề cho công trình luận án

Trang 5

tiến sỹ Tôn giáo học Việc có thể kế thừa, tiếp nối được những kết quả, những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học về PGHH trước đây, cũng như có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng được nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu mới và phong phú về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là cơ sở để chúng tôi tự tin lựa chọn và thực hiện thành công đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận án là làm rõ về thực trạng và đặc điểm của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay; kiến giải xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với ĐSCĐ tín đồ, từ đó nêu một số khuyến nghị với các bên liên quan của PGHH ở An Giang nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong ĐSCĐ tín đồ PGHH này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài; Thứ hai, khái quát về PGHH và hình thái cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay; Thứ ba, trình bày thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay và chỉ ra những đặc điểm của ĐSCĐ đó; Thứ tư, xác định xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra của ĐSCĐ

tín đồ PGHH ở An Giang

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Với đề tài “Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay”, đối tượng nghiên cứu của đề tài là ĐSCĐ của tín đồ

PGHH ở An Giang hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu : - Phạm vi không gian: Đề tài luận án

được giới hạn trong phạm vi tỉnh An Giang, nơi mà PGHH được ra đời và cũng là nơi tập trung đông nhất tín đồ từ khi PGHH ra đời đến nay - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được tiến hành bởi 2

đợt khảo sát Đợt 1, từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 Đợt 2,

từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 7 năm 2023 - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung vào mô tả thực trạng ĐSCĐ tín đồ

PGHH tại địa bàn khảo sát với những yếu tố cơ bản tạo thành ĐSCĐ đó, đồng thời xem xét một số yếu tố khác ảnh hưởng đến ĐSCĐ cùng sự biến đổi của ĐSCĐ như giáo lý PGHH, Giáo hội PGHH,

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của đề tài luận án là quan điểm chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo Ngoài ra, những lý thuyết tham chiếu khác cũng được tác giả luận án áp dụng vào nghiên cứu đề tài luận án

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Cách tiếp cận tôn giáo học; - Cách tiếp cận triết học; - Cách tiếp cận sử học tôn giáo; - Cách tiếp cận xã hội học; - Cách tiếp cận tâm lý học; - Cách tiếp cận nhân học tôn giáo

4.2 Khung lý thuyết nghiên cứu

4.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 7

- Câu hỏi nghiên cứu chính: ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu phái sinh: • SHTG và đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào? Các yếu tố cơ bản nào tác động tới đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang? • Hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào? • ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay biến đổi theo xu hướng nào?

4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

- ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay không tách rời khỏi thực tiễn vận động và phát triển của PGHH ở An Giang từ khi ra đời Không gian tôn giáo PGHH đã tạo hình một ĐSCĐ tín đồ PGHH mang những đặc điểm riêng biệt, và những đặc điểm đó, về cơ bản, vẫn duy trì như thế đến ngày nay - Đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay được mô tả dựa trên việc làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo của tín đồ với SHTG, và với sự liên kết cộng đồng của tín đồ, trong đó niềm tin tôn giáo PGHH là yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ quá trình của ĐSCĐ kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phương An Giang

4.2.3 Lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo; Lý thuyết cấu trúc - chức năng; Lý thuyết vùng văn hóa

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi); Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát - điền dã

4.4 Các khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án

Các khái niệm được định nghĩa sau đây chỉ nằm trong phạm vi

phục vụ việc giải quyết vấn đề của đề tài luận án.: - Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; Cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo; Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa

- Ứng dụng một số tri thức, một số lý thuyết tôn giáo học, triết học, xã hội học tôn giáo vào nghiên cứu một hiện tượng tôn giáo - dân tộc tiêu biểu của PGHH là ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang; đồng thời góp phần kiểm nghiệm một số lý thuyết về tôn giáo liên quan được ứng dụng vào nghiên cứu

- Những kết quả thu được trong nghiên cứu đề tài luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức về tính quy luật của sự hình thành, vận động và phát triển của tôn giáo, nói chung, cũng như của các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam mà PGHH là một trường hợp điển hình trong số đó

Trang 9

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc mô tả toàn cảnh về thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang, đề tài luận án góp phần làm rõ nội dung và vai trò của ĐSCĐ tín đồ này đối với PGHH ở An Giang nói riêng, và với PGHH nói chung; kết quả đề tài luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, học viên cao học

7 Cơ cấu của luận án

Luận án có cơ cấu bao gồm: Mở đầu; Chương 1 Tổng quan tình

hình nghiên cứu; Chương 2 Khái quát về PGHH và hình thái cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang; Chương 3 Thực trạng và đặc điểm ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay; Chương 4 Xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang; Kết luận; Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Nội dung đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang

1.1.1 Đức Huỳnh Giáo chủ và niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Đức Huỳnh Giáo chủ - con người, sự nghiệp và giáo lý, đứng ở vị trí trung tâm trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH và dẫn dắt, chi phối mạnh mẽ các hoạt động tôn giáo và những hoạt động xã hội khác của tín đồ

Trang 10

1.1.2 Người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và những hoạt động tôn giáo trong đời sống cộng đồng của tín đồ

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ truyền thống BSKH và với điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới của Nam Bộ Việt Nam sau gần một thế kỷ BSKH ra đời, ông Huỳnh Phú Sổ đã sáng lập tôn giáo mới – PGHH, trong đó đề xuất và thực thi một phương pháp tu tập mới mẻ, sáng tạo và rất phù hợp với những người nông dân nghèo Nam Bộ bấy giờ mà các tác giả gọi chung đó là sự cải tiến phương pháp hành đạo

1.1.3 Hoạt động từ thiện xã hội của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Trong các công trình nghiên cứu về PGHH, hoạt động TTXH của tín đồ PGHH được trình bày cho thấy chúng rất sôi động, mạnh mẽ và là một truyền thống nổi bật của PGHH Các tác giả cũng khẳng định rằng hoạt động TTXH mạnh mẽ như vậy là kết quả tác động, thúc đẩy từ giáo lý PGHH đối với tín đồ

1.1.4 Các sinh hoạt đời sống xã hội khác của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Những vấn đề đặt ra liên quan đến PGHH và kiến nghị được tác giả trình bày có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác tôn giáo ở nước ta trong việc bảo đảm sự phát triển đúng định hướng của PGHH trong lòng

dân tộc và đất nước Việt Nam

1.2 Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài và các định hướng tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài

Trang 11

Thứ nhất, tín đồ PGHH có niềm tin sâu sắc, bền chặt vào nền đạo

tốt đẹp của PGHH và vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Đức Huỳnh giáo chủ

được tín đồ xem như là vị “cứu tinh” xuống trần để “giải thoát” cho chúng sinh, bá tánh Thứ hai, tín đồ PGHH chủ yếu là nông dân, xuất

phát và tiếp nối truyền thống BSKH gắn với điều kiện, hoàn cảnh xã hội

của Nam Bộ Việt Nam sau gần một thế kỷ BSKH ra đời Thứ ba, đời

sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH được mô tả là đầy khởi sắc và

phát triển Thứ tư, hoạt động TTXH mạnh mẽ là một trong những nét

đặc trưng, đặc sắc nhất của PGHH và cũng là của cộng đồng tín đồ PGHH Những hoạt động như vậy rất phong phú, đa dạng và hiệu quả

Thứ năm, các sinh hoạt ĐSXH khác của cộng đồng tín đồ PGHH cũng được chỉ ra, mô tả và phản ánh với lượng thông tin phong phú Thứ sáu,

nhìn chung PGHH - trong đó bao gồm ĐSCĐ tín đồ - đang có những vận động, biến đổi theo chiều hướng tích cực

1.2.2 Các định hướng tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Thứ nhất, trình bày rõ hơn nữa những biểu hiện niềm tin tôn giáo

của tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay thông qua thực hành tôn giáo của họ, nhất là niềm tin về Đức Huỳnh giáo chủ, về Sấm Giảng giáo lý của

đạo Thứ hai, làm rõ về những HĐTG trong đời sống tôn giáo của cộng

đồng tín đồ PGHH ở An Giang trên các mặt như: Hoạt động PTGL và sự tham gia của tín đồ PGHH vào các hoạt động PTGL; hành hương đến

vùng “Thánh địa Hòa Hảo” trong các ngày lễ trọng của đạo, đi thăm các “thánh tích” của PGHH ở Nam Bộ Việt Nam; hoạt động thờ cúng tại

nhà của tín đồ PGHH Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định về tính chất, đặc điểm của những HĐTG trong đời sống tôn giáo đó của cộng

Trang 12

đồng tín đồ Thứ ba, làm rõ hơn về những mô hình và nội dung hoạt

động TTXH của tín đồ PGHH ở An Giang Cố gắng chỉ rõ được niềm tin tôn giáo PGHH và giáo lý PGHH đã tác động ảnh hưởng như thế nào

đến hoạt động TTXH đó của tín đồ Thứ tư, trình bày về các sinh hoạt

ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang như hoạt động sản xuất – kinh doanh – làm ăn kinh tế, sự tham gia hoạt động giáo dục – y tế –

việc làm, sinh hoạt văn hóa – văn nghệ v.v Thứ năm, xác định những

xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang trên cơ sở kết quả nghiên cứu, làm rõ về các HĐTG, các sinh hoạt ĐSXH và các mặt đời sống khác của cộng đồng tín đồ

CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ HÌNH THÁI CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở AN GIANG

2.1 Khái quát về phật giáo Hòa Hảo

2.2.1 Quá trình ra đời của Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang và các giai đoạn phát triển của nó

2.1.1.1 Vùng đất An Giang và làng Hòa Hảo - nơi Phật giáo Hòa Hảo ra đời

Cái tên “An Giang”, với tư cách là tên tỉnh, có từ tháng 10 năm 1832 (Nhâm Thìn) sau khi vua Minh Mạng đổi “Ngũ trấn” (bao gồm: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Hà Tiên, Vĩnh Thanh) thành “Lục tỉnh” (bao gồm: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên

và An Giang Tên tỉnh An Giang được duy trì từ đó cho đến năm 1868 Năm 1868, sau khi bình định xong Nam kỳ, thực dân Pháp đã chia An Giang thành 3 hạt: Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên (sau đổi thành Long

Trang 13

Xuyên) .Làng Hòa Hảo xưa không đồng nhất về địa giới cũng như tên gọi với xã Hòa Hảo - một thời, và với thị trấn Phú Mỹ - bây giờ Làng đã trải qua nhiều đổi thay theo thời cuộc

2.1.1.2 Hoàn cảnh xã hội ra đời Phật giáo Hòa Hảo và sự kiện ông Huỳnh Phú Sổ lập đạo Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang

- Hoàn cảnh xã hội ra đời Phật giáo Hòa Hảo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, vì vậy nguyên nhân, điều kiện ra đời của tôn giáo cũng phải được xem xét trong hoàn cảnh xã hội nhất định

+ Về kinh tế, chính trị và văn hóa

- Sự kiện ông Huỳnh Phú Sổ lập đạo Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang, và “Hòa Hảo” - tên làng trở thành tên đạo

2.1.1.3 Các giai đoạn phát triển cơ bản của Phật giáo Hòa Hảo

- Giai đoạn thứ nhất, từ 1939-1947; Giai đoạn thứ hai, từ 1948 – 1963; Giai đoạn thứ ba, từ 1963 – 1975; Giai đoạn thứ tư, từ 1975 – 1999; Giai đoạn thứ năm, từ 1999 đến nay

2.1.2 Nội dung cơ bản của Phật giáo Hòa Hảo

Nội dung cơ bản của PGHH được xác định bao gồm nội dung của giáo lý, giáo luật, hoạt động thờ cúng và hệ thống tổ chức

2.1.2.1 Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo

Về cội nguồn của giáo lý PGHH, chúng ta thấy giáo lý PGHH dựa trên nền tảng Phật Giáo, đồng thời kế thừa đạo BSKH và TÂHN.Giáo lý PGHH thể hiện cơ bản ở tư tưởng Học Phật, Tu Nhân của Đức Huỳnh Giáo Chủ Giáo lý học Phật, tu Nhân được ví như la bàn, như bản đồ để cho tín đồ nương theo đó mà tu tập, thực hành

Ngày đăng: 29/03/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w