Riêng tỉnh An Giang, vị trí đặc biệt của tỉnh trong không gian tôn giáo PGHH cùng với những sinh hoạt tôn giáo tự do, cởi mở, những hoạt động TTXH sôi nổi của tín đồ, và những tiến bộ đá
Trang 1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN ĐỚI
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở AN GIANG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN ĐỚI
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Đới
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 16
1.1 Nội dung đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang 17
1.2 Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài và các định hướng tiếp tục nghiên cứu 34
CHƯƠNG 2.KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO HÕA HẢO VÀ HÌNH THÁI 40
CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG 40
2.1 Khái quát về Phật giáo Hòa Hảo 40
2.2 Hình thái cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang 60
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG HIỆN NAY 73
3.1 Thực trạng đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang hiện nay 73
3.2 Đặc điểm đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay 99
CHƯƠNG 4.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG 116
4.1 Xu hướng biến đổi của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang 116
4.2 Những vấn đề đặt ra của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang và một số khuyến nghị 129
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 5HĐTG Hoạt động tôn giáo PGHH Phật giáo Hòa Hảo PTGL Phổ truyền giáo lý SHTG Sinh hoạt tôn giáo TÂHN Tứ Ân Hiếu Nghĩa TGGL Thuyết giảng giáo lý TTXH Từ thiện xã hội
Trang 6
DANH MỤC BẢNG
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (nguồn: BanDoVietNam.COM.VN) 60 Bảng 3.1: (Trả lời câu hỏi 9) Hiểu biết về giáo lý qua những nguồn nào 76 Bảng 3.2: (Trả lời câu hỏi 22) Ăn chay 77 Bảng 3.3: (Trả lời câu hỏi 13) Tham gia bao nhiêu lễ hội PGHH trong năm 81 Bảng 3.4: (Trả lời câu hỏi 19) Có quy định cụ thể về việc tín đồ phải có những đóng góp (bắt buộc) 100 Bảng 3.5: (Trả lời câu hỏi 16) Giáo lý có phù hợp với hiện tại 104 Bảng 3.6: (Trả lời câu hỏi 12) Những cách thức để giải tỏa khi gặp khó khăn, trở ngại 105 Bảng 3.7: (Trả lời câu hỏi 2) Có bàn thờ nào trong nhà 106 Bảng 3.9: (Trả lời câu hỏi 23) Đóng góp cho phong trào ở địa phương 111
Trang 71
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
PGHH ra đời ở An Giang năm 1939, sau đó đã phát triển nhanh chóng trên toàn vùng Tây Nam Bộ và trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất của Nam Bộ Việt Nam Trải qua những thăng - trầm trong dòng lịch sử dân tộc, PGHH vẫn thể hiện là một tôn giáo có sức sống mạnh mẽ và sự ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội các địa phương trong vùng Đặc biệt từ khi PGHH được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân(năm 1999) để chính thức hoạt động trở lại, sức sống và ảnh hưởng của tôn giáo này càng thể hiện rõ nét hơn qua những đổi thay, khởi sắc của ĐSCĐ tín đồ
Riêng tỉnh An Giang, vị trí đặc biệt của tỉnh trong không gian tôn giáo PGHH cùng với những sinh hoạt tôn giáo tự do, cởi mở, những hoạt động TTXH sôi nổi của tín đồ, và những tiến bộ đáng kể về đời sống vật chất – tinh thần của cộng đồng tín đồ PGHH nơi đây, đã tạo ra cho ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang tính cách đại diện cho sức sống mạnh mẽ của PGHH toàn đạo, như đã nêu ở trên
Nói cách khác, sự “hồi sinh” của PGHH qua những gì được thấy nơi ĐSCĐ tín đồ
ở An Giang là tiêu biểu cho sức vươn lên mãnh liệt của PGHH toàn vùng Tây Nam Bộ và Nam Bộ Việt Nam Trong khuôn khổ đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam, những sự khởi sắc và phát triển của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang từ khi PGHH được phục hoạt chủ yếu dựa trên
nền đạo tốt đẹp “Học Phật, Tu Nhân” của PGHH và nó được phát huy trong điều
kiện, hoàn cảnh mới gắn liền với vai trò của hệ thống BTS từ Trung ương đến cơ sở ở tỉnh An Giang Hiện nay, vẫn dựa trên nền đạo tốt đẹp đó, hoạt động tích cực của cộng đồng tín đồ và những phát triển của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang đang được tiếp tục thúc đẩy, cùng với đó PGHH ngày càng thể hiện sự gắn kết, hòa nhịp chặt chẽ hơn với những bước phát triển mọi mặt của ĐSXH tỉnh An Giang và các địa phương khác trong khu vực Những khởi sắc, hay sự bừng dậy
của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang là kết quả sự “tương hợp” giữa nội lực phát
Trang 82
triển bên trong PGHH với đường lối, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tôn giáo chính đáng của quần chúng tín đồ kể từ khi PGHH được công nhận tư cách pháp nhân Điều đó cũng có nghĩa là những hoạt động tích cực, mạnh mẽ của quần chúng tín đồ gắn với quá trình mà nhu cầu tôn giáo chính đáng của họ được đáp ứng là nguồn sức mạnh to lớn gây tạo một ĐSCĐ tín đồ PGHH
ở An Giang sống động và trở thành nội dung “trung tâm” của PGHH
Như vậy, việc nghiên cứu ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là rất cấp thiết, từ đó có thể nhận thức toàn diện hơn, đầy đủ hơn về ĐSCĐ tín đồ PGHH và mối quan hệ của nó với các lĩnh vực của ĐSXH tỉnh An Giang Ngoài những nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của ĐSCĐ đã được nhận diện thì những hiện tượng, những hình thức sinh hoạt, hoạt động tôn giáo có tính chất tiêu cực, không bình thường cũng đang tồn tại trong ĐSCĐ rất cần được xem xét, làm rõ hơn với tư cách là những nhân tố cản trở, ảnh hưởng trái chiều đối với vận động, phát triển của ĐSCĐ tín đồ ở An Giang, cũng như là của PGHH Việc có những nhận thức khoa học, toàn diện về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về PGHH trong bối cảnh Nhà nước ta đang tăng cường công tác tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ Việt Nam, bao gồm vấn đề các tôn giáo nội sinh mà PGHH là một điển hình
Cụ thể là những kết quả nghiên cứu ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay của luận án góp phần nhỏ giúp cho các chủ thể của PGHH cùng các cơ quan quản lý nhà nước về HĐTG đối với PGHH ở An Giang thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc - tôn giáo, tiếp tục phối hợp, hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc dựng xây ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang ngày càng phát triển ổn định, mạnh lành hơn, và cũng qua đó tạo điều kiện để PGHH đóng góp ngày càng nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà
Từ trước đến nay, PGHH đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình khác nhau, với các cấp độ và góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có một công trình
Trang 93
nào nghiên cứu riêng về ĐSCĐ tín đồ PGHH tỉnh An Giang ở cấp độ luận án tiến
sỹ và dưới góc độ tôn giáo học, vì vậy, chúng tôi đã chọn "Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay" để làm chủ đề cho công trình
luận án tiến sỹ Tôn giáo học Việc có thể kế thừa, tiếp nối được những kết quả, những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học về PGHH trước đây, cũng như có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng được nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu mới và phong phú về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là cơ sở để chúng tôi tự tin lựa chọn và thực hiện thành công đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận án là làm rõ về thực trạng và đặc điểm của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay; kiến giải xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với ĐSCĐ tín đồ, từ đó nêu một số khuyến nghị với các bên liên quan của PGHH ở An Giang nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong ĐSCĐ tín đồ PGHH này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài Thứ hai, khái quát về PGHH và hình thái cộng đồng tín đồ PGHH ở An
Giang hiện nay
Thứ ba, trình bày thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay và
chỉ ra những đặc điểm của ĐSCĐ đó
Thứ tư, xác định xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra của ĐSCĐ tín đồ
PGHH ở An Giang
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay”, đối tượng nghiên cứu của đề tài là ĐSCĐ của tín đồ PGHH ở An Giang
Trang 104
hiện nay Theo đó, khách thể nghiên cứu của đề tài là những tín đồ PGHH và một bộ phận người dân không là tín đồ PGHH ở tỉnh An Giang
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài luận án được giới hạn trong phạm vi tỉnh An
Giang, nơi mà PGHH được ra đời và cũng là nơi tập trung đông nhất tín đồ từ khi PGHH ra đời đến nay
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được tiến hành bởi 2
đợt khảo sát Đợt 1, từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 Đợt 2, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 7 năm 2023 Các thông tin (hồi cố) được chú trọng quan tâm tập trung thu thập khoảng thời gian từ năm 1999, năm mà PGHH được Nhà nước chính thức công nhận tư cách pháp nhân đến nay
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung vào mô tả thực trạng
ĐSCĐ tín đồ PGHH tại địa bàn khảo sát với những yếu tố cơ bản tạo thành ĐSCĐ đó, đồng thời xem xét một số yếu tố khác ảnh hưởng đến ĐSCĐ cùng sự biến đổi của ĐSCĐ như giáo lý PGHH, Giáo hội PGHH, và dự báo, phán đoán một số xu hướng thay đổi, biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang trong thời gian tới
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của đề tài luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo Ngoài ra, những lý thuyết tham chiếu khác cũng được tác giả luận án áp dụng vào nghiên cứu đề tài luận án
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu - Cách tiếp cận tôn giáo học
Đây là cách tiếp cận chủ đạo của luận án, xem PGHH là một tôn giáo với bản chất và cấu trúc nhất định mà ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang bao gồm trong đó Các bộ phận trong cấu trúc của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cũng được chỉ ra và xác định vai trò của từng bộ phận cùng mối liên hệ giữa chúng
Trang 115
với nhau Trong cấu trúc đó, niềm tin tôn giáo PGHH là cái quy định, chi phối một cách toàn diện những HĐTG của tín đồ PGHH mà tạo thành nội dung cơ bản của đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ đó Đời sống tôn giáo và ĐSXH của cộng đồng tín đồ tác động ảnh hưởng lẫn nhau theo các chiều hướng và mức độ khác nhau
- Cách tiếp cận triết học
Cách tiếp cận triết học được sử dụng trong luận án để nghiên cứu về ĐSCĐ
tín đồ PGHH ở An Giang theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo đó, tôn giáo nói chung là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một phạm trù có tính lịch sử (không phải là phạm trù vĩnh viễn), nó được hình thành trong những điều kiện xã hội nhất định và mất đi khi các nguyên nhân tạo ra nó không còn Đề tài luận án vận dụng quan điểm triết học nêu trên nhằm có những đánh giá khách quan, xác đáng về nguyên nhân, nguồn gốc, bản chất cùng những đặc trưng cơ bản của tôn giáo PGHH mà ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang là một cấu thành của nó
- Cách tiếp cận sử học tôn giáo
Đây là cách tiếp cận mà việc trình bày tiến trình hình thành, củng cố và phát
triển ĐSCĐ tín đồ PGHH được luận án chú trọng Qua đó chúng ta có thể thấy
được sự vận động, biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang với từng giai đoạn, được minh họa bằng những thông tin định tính và định lượng
- Cách tiếp cận xã hội học
Xã hội học nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ là những sự kiện xã hội về mặt vật chất và tinh thần Ngoài ra xã hội học còn tiếp cận tôn giáo như là những thiết chế xã hội có chức năng kiểm soát cộng đồng, kết dính cộng đồng và đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh cho cộng đồng
- Cách tiếp cận tâm lý học
Cách tiếp cận tâm lý học được sử dụng trong luận án để nghiên cứu về
niềm tin tôn giáo liên quan đến hành vi tôn giáo của tín đồ PGHH và nghiên cứu
Trang 126
tâm lý cộng đồng tín đồ PGHH trong quan hệ tác động qua lại với các yếu tố tôn giáo PGHH và ĐSXH chung quanh cộng đồng
- Cách tiếp cận nhân học tôn giáo
Cách tiếp cận nhân học tôn giáo [xem: 61, tr.35, 61] là cách tiếp cận được tác giả luận án sử dụng nhằm phân tích sắc thái tôn giáo đặc trưng của người Việt Nam Bộ, hay nói khác hơn, là làm rõ đặc tính dân tộc vùng Tây Nam Bộ Việt Nam của PGHH thể hiện qua những hình thức và nội dung sinh hoạt, HĐTG của ĐSCĐ tín đồ ở An Giang Từ đó sẽ phân tích để làm rõ hơn về đặc điểm và một số xu hướng biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang
4.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
4.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu chính:
ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu phái sinh:
• SHTG và đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào? Các yếu tố cơ bản nào tác động tới đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang?
• Hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay như thế nào?
• ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay biến đổi theo xu hướng nào?
4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
- ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay không tách rời khỏi thực tiễn vận động và phát triển của PGHH ở An Giang từ khi ra đời Không gian tôn giáo PGHH đã tạo hình một ĐSCĐ tín đồ PGHH mang những đặc điểm riêng biệt, và những đặc điểm đó, về cơ bản, vẫn duy trì như thế đến ngày nay
- Đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay được mô tả dựa trên việc làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo của tín đồ với SHTG, và với sự liên kết cộng đồng của tín đồ, trong đó niềm tin tôn giáo PGHH
Trang 137
là yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ quá trình của ĐSCĐ Hình thức biểu hiện niềm tin tôn giáo thông qua sinh hoạt, HĐTG tôn giáo của tín đồ một cách phong phú, đặc sắc và có nét riêng ở ĐSCĐ tín đồ PGHH
- Ngoài yếu tố giáo lý, giáo hội tác động, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cũng đồng thời chịu tác động, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài khác, như đặc điểm lịch sử hình thành tôn giáo PGHH ở An Giang, hay điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phương An Giang Các yếu tố trên tác động tạo ra những thay đổi nhất định về hình thức và cả nội dung SHTG và hoạt động ĐSXH của tín đồ PGHH ở An Giang theo 4 xu hướng: 1) Hội nhập mạnh mẽ vào ĐSXH tỉnh An Giang và tiếp tục sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; 2) Khẳng định và làm sâu sắc thêm những giá trị đạo đức PGHH thông qua hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ; 3) Mở rộng không gian và hình thức sinh hoạt,
HĐTG của tín đồ; 4) “xích lại” gần hơn với Phật giáo Việt Nam trong một số lĩnh
vực HĐTG của tín đồ
4.2.3 Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo
Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo được vận dụng trong luận án cho biết về sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ từ các quá trình xã hội làm thay đổi, biến đổi nội dung sinh hoạt, HĐTG của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang theo hướng
thích nghi để tồn tại và ngày càng “đời hóa”, “vật chất hóa”
Thế tục hóa - được thể hiện ở việc hội nhập mạnh mẽ vào ĐSXH tỉnh An Giang - là một trong những xu hướng biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang đã được nêu ra trong giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án Theo đó, vận dụng lý thuyết thế tục hóa tôn giáo đem lại sự khẳng định về một biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang, mà xét trong bối cảnh hiện nay, về cơ bản, là thuận chiều với những mục tiêu và giá trị phát triển chung của xã hội và đất nước ta mà tỉnh An Giang cũng nằm trong quá trình đó
- Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Trang 148
Đây là lý thuyết mà các nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng Phương Tây xây dựng, như H.Spencer (1820-1903), E.Durkhem (1858-1917), R.Merton
(1910-2003) Trong bài Lý thuyết xã hội trong nghiên cứu tôn giáo, tác giả
Phạm Minh Anh chỉ ra điều được nhấn mạnh trong lý thuyết cấu trúc - chức
năng là: "Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống ( ) Mỗi hệ thống đều có quan hệ với môi trường cảnh quang xung quanh" [1,
tr.112] Như vậy, tôn giáo được coi là một thành tố cấu thành và không tách rời hệ thống xã hội Bản thân thành tố tôn giáo cũng có cấu trúc - chức năng riêng Nó được cấu thành bởi các thành tố như: Hệ thống giáo lý, hệ thống biểu tượng, hệ thống tổ chức Các hệ thống này nằm trong một thể thống nhất nhằm thực hiện các chức năng như: Kiểm soát, kết dính cộng đồng và giải thích đời sống trước và sau khi chết của con người trong cộng đồng Không những vậy, tôn giáo còn là một thành tố có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành một số hình thái kinh tế - xã hội Những luận điểm nêu trên, lý thuyết cấu trúc - chức năng được vận dụng vào chương 3 đề tài luận án để lý giải sự hình thành của PGHH gắn liền với những điều kiện lao động - xã hội ở An Giang, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa SHTG và hoạt động ĐSXH trong đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở đây
Đặc biệt, luận án làm rõ các mối liên hệ tôn giáo trong hoạt động TTXH của tín đồ PGHH ở An Giang như là sự biểu hiện của một pháp tu rất đặc thù đã liên kết chặt chẽ những đồng đạo PGHH, và nhiều khi nó lôi cuốn mạnh mẽ tín đồ các tôn giáo khác, các tổ chức, cá nhân không phải là tín đồ PGHH cùng tham gia tích cực các hoạt động TTXH của tôn giáo PGHH
- Lý thuyết vùng văn hóa
Có nhiều trường phái lý thuyết vùng văn hóa khác nhau như Trường phái Tây Âu, trường phái Bắc Mỹ, trường phái Xô Viết v.v Ở nước ta, tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng, văn hóa vùng là vùng lãnh thổ có sự tương đồng nhất định
Trang 159
về điều kiện tự nhiên, dân cư với sự tương đồng về kinh tế, xã hội mà trong đó các cá nhân - con người có sự giao lưu, tương tác, ảnh hưởng văn hóa với nhau để hình thành văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân [xem: 98, tr.62] Nói đến văn hoá nói chung hay vùng văn hoá nói riêng thì phải nói đến hệ giá trị vật chất và tinh thần - là hạt nhân của văn hoá Hạt nhân này được tạo lên trong những điều kiện kinh tế - xã hội và sự vận động của lịch sử có tính đặc thù vùng miền mà các vùng miền khác không có hoặc mờ nhạt Tôn giáo nào cũng là kết tinh của cả hai thành tố giá trị vật chất và tinh thần tạo ra một hệ giá trị thống nhất
Lý thuyết vùng văn hóa được vận dụng trong luận án nhằm chỉ rõ việc PGHH ra đời trong một không gian địa lý - lịch sử đồng nhất về mặt văn hóa và có những đặc điểm, đặc trưng riêng biệt, độc đáo, đó là Nam Bộ Việt Nam PGHH là một tôn giáo nên không thể không là sản phẩm văn hóa dù ở một mức độ nào đó, của vùng đất Nam Bộ Nội dung đề tài luận án về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cần bổ sung thêm sắc thái văn hóa - tôn giáo vùng Nam Bộ, nơi mà PGHH ra đời vào trong đó
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài luận án, tác giả sẽ chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.3.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Từ toàn bộ những tài liệu, tư liệu thu thập được như sách, báo, báo cáo, công trình luận án, luận văn khoa học, tạp chí v.v tác giả sẽ phân tích, tổng hợp, khái quát để đưa ra những nhận định, đánh giá về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang
4.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi)
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi với số lượng 300 bảng khảo sát và cơ cấu mẫu hỏi phân theo giới tính, nghề nghiệp (4 loại), lứa tuổi (2 loại: trên 50 và dưới 50 tuổi) Phân bố tại các xã, phường, thị trấn (7 xã, 1 phường và 2 thị trấn) được chọn mẫu điều tra đều có đông đảo tín đồ PGHH sinh
Trang 1610
sống và có BTS cơ sở PGHH đang hoạt động Đây cũng là các đơn vị khá đặc thù về điều kiện kinh kế - xã hội ở từng huyện, thị Cụ thể số bảng hỏi điều tra phát ra là: Thị trấn Phú Mỹ (30 bảng), Thị trấn Chợ Vàm (30 bảng), xã Phú Long (30 bảng) ở huyện Phú Tân; xã Mỹ An (30 bảng), xã Bình Phước Xuân (30 bảng), xã Tấn Mỹ (30 bảng), xã Mỹ Hiệp (30 bảng) ở huyện Chợ Mới); xã Đa Phước (30 bảng) ở Huyện An Phú; xã Hòa Bình Thạnh (30 bảng) ở huyện Châu Thành; Ph.Mỹ Long (30 bảng) ở Thành phố Long Xuyên Kết quả bảng hỏi điều tra đã được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng (SPSS) và tổng hợp để phục vụ cho việc phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của giả thuyết đặt ra Hầu hết các bảng thể hiện kết quả khảo sát được trình bày ở phần phụ lục
4.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Những nhóm đối tượng khác nhau như, cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương, các người làm công tác tôn giáo, chức việc PGHH, các tín đồ có uy tín trong cộng đồng tín đồ PGHH được phỏng vấn theo kịch bản chuẩn bị trước nhằm bổ sung các thông tin định tính, cung cấp thêm thông tin định lượng để chứng minh cho các vấn đề của giả thuyết đặt ra Cụ thể: ở mỗi xã trong số 10 xã, phường, thị trấn được chọn nói trên, tác giả luận án phỏng vấn 2 cá nhân là chức việc và 2 cán bộ, công chức chính quyền có tham gia hoặc liên quan trực tiếp đến công tác tôn giáo đối với PGHH trên địa bàn Ngoài ra tác giả luận án đã phỏng vấn 2 cán bộ huyện Phú Tân An Giang có liên quan trực tiếp với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện; 2 chức việc PGHH ở Ban đại diện PGHH tỉnh An Giang; 2 chức việc PGHH ở BTS Trung ương Giáo hội PGHH Nội dung các cuộc phỏng vấn đã được phân tích, sàng lọc và tổng hợp để phục vụ cho chương 3 và chương 4 của đề tài Hai bản tổng hợp nội dung trả lời phỏng vấn như trên (một của phía đội ngũ cán bộ, công chức; và một của giới chức việc PGHH ở An Giang) được đưa vào phần phụ lục
Trang 1711
4.3.4 Phương pháp quan sát - điền dã
Đây là phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng được tiến hành nhiều lần, nhiều đợt trong quá trình thực hiện đề tài Đó là việc nghiên cứu bằng trực tiếp quan sát các sinh hoạt, HĐTG của tín đồ tại cộng đồng PGHH ở An Giang trong ngày, trong hành lễ và trong các hoạt động ĐSXH của họ Cùng với đó, tác giả có những tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện trực tiếp với các đối tượng tín đồ PGHH khác nhau, một số thành phần xã hội khác nhau mà có hoạt động liên quan đến những vấn đề của PGHH và của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang
Thông tin quan sát và nội dung những cuộc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện được ghi ra, tổng hợp lại (từ các phương tiện lưu giữ như các bản ghi chép tốc ký, bản ghi âm, ghi hình v.v ) rồi sàng lọc, xử lý thành tư liệu (dạng văn bản) nhằm để minh họa, bổ sung, củng cố cho các phân tích, biện luận, lập luận, hay cùng với các thông tin định lượng khác giúp cho việc làm rõ các vấn đề của đề tài Tư liệu văn bản nói trên, cùng với những hình ảnh, những đoạn video mà tác giả chụp và quay về sinh hoạt, HĐTG của cộng đồng tín đồ trong quá trình nghiên cứu điền dã được chọn lọc và cũng được đưa vào phần phụ lục
4.4 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án
Các khái niệm được định nghĩa sau đây chỉ nằm trong phạm vi phục vụ việc giải quyết vấn đề của đề tài luận án
- Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Tín đồ PGHH là những người tin tưởng, theo và thực hành giáo lý, giáo luật của PGHH trong đời sống hằng ngày của họ, và được cơ quan BTS có thẩm quyền công nhận Trong giáo luật của PGHH cũng có những quy định, những điều kiện nhập đạo để một người trở thành tín đồ của PGHH Cụ thể quan niệm chính thức về người được gọi là tín đồ PGHH thể hiện tại điều 3, chương I trong
Hiến chương Giáo hội PGHH, nhiệm kỳ V (2019 - 2024) rằng: “Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không phân biệt nam nữ, thành phần dân tộc, tự phát nguyện tu hành theo tôn chỉ đường hướng và thờ cúng theo nghi thức ghi ở Điều 1 và Điều 2,
Trang 1812
tuân thủ giáo lý, giáo luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước, gìn giữ sự trong sáng của giáo lý chân truyền, đoàn kết tôn giáo, đạo đời, thừa nhận bản Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo" [9, tr.2]
- Cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Trước khi trình bày về khái niệm cộng đồng tín đồ PGHH thì cần nêu ra ở đây khái niệm cộng đồng
Xã hội bao gồm rất nhiều cộng đồng tạo thành Tồn tại xã hội là tồn tại của các loại hình cộng đồng liên kết với nhau Cộng đồng là thuật ngữ được đưa ra
đầu tiên bởi Ph.Tôni (người Đức) vào năm 1887 (muộn hơn thuật ngữ “xã hội”)
Ph.Tôni đã phân biệt, so sánh cộng đồng với xã hội để làm sáng tỏ ngữ nghĩa của
cộng đồng: “Xã hội” bao gồm tập thể người rộng lớn hơn so với cộng đồng, cộng
đồng gồm những người gắn bó mật thiết hơn so với xã hội Gia đình và họ hàng là
một trong những hình thức cộng đồng điển hình nhất Thuật ngữ “cộng đồng” toát
lên cái ý chỉ về sự chung nhau, cùng nhau, hiệp tác, gắn kết Tuy ở mỗi ngành khoa học khác nhau, cộng đồng mang những sắc thái khác nhau, song nhìn chung, đối với một cộng đồng, bên cạnh những yếu tố, những tiêu chí khác, thì chúng ta phải nhận thấy sự thể hiện mong muốn, nguyện vọng chung và nhất là cùng chia sẻ một hệ giá trị của tất cả thành viên của “cộng đồng” ấy, thông qua hành động, hoạt động sống của họ Đối với cộng đồng tôn giáo (nhìn chung cộng đồng tôn giáo được phân loại vào nhóm cộng đồng văn hóa) thì nét đặc trưng nhất của cộng đồng này là cộng đồng chung niềm tin và gắn kết với nhau thông qua thực hành niềm tin cũng như tổ chức tiến hành các HĐTG
Theo nghĩa khái quát về cộng đồng như nói trên, cộng đồng tín đồ PGHH là cộng đồng những người là tín đồ PGHH, chỉ một tập hợp, một nhóm, một bộ phận tín đồ PGHH đang có mối liên hệ, quan hệ đồng đạo với nhau và cùng sinh sống ở một khu vực nhất định nào đó trong địa bàn dân cư Mối quan hệ đồng đạo là sự liên kết niềm tin tôn giáo PGHH với thực hành theo niềm tin của con người
Trang 1913
dẫn đến việc những con người đó cùng sống với nhau, gần nhau mà thành cộng đồng và chia sẻ các giá trị cho nhau, nhất là các giá trị tôn giáo
- Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
ĐSCĐ tín đồ PGHH là chỉ những hoạt động vật chất – tinh thần nói chung để duy trì tồn tại cộng đồng của những người là tín đồ PGHH Nói cách khác, đó là cộng đồng gồm có những tín đồ đang sống, đang sinh hoạt, HĐTG, HĐXH bằng sự liên kết, kết hợp với nhau nhằm xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng tôn giáo của mình ĐSCĐ tín đồ PGHH có nội dung cơ bản là những sinh hoạt, HĐTG của tín đồ PGHH, gắn với những sinh hoạt xã hội đời thường có liên quan, ảnh hưởng với tôn giáo PGHH (về niềm tin, về giáo lý hay về các giá trị đạo đức, v.v ) Cụ thể, ĐSCĐ tín đồ PGHH trong khuôn khổ luận án được xác định bao gồm: SHTG của cộng đồng tín đồ; hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ; và hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH
Hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ PGHH được xếp vào trong ĐSCĐ tín đồ PGHH bởi vì đối với PGHH, hoạt động TTXH là hoạt động tôn giáo, là một “hạnh tu” của người tín đồ; là hành động chủ động được khởi phát từ niềm tin tôn giáo cùng là sự thôi thúc của ý thức trách nhiệm và bổn phận của một người tín đồ đối với cộng đồng, xã hội và đất nước mà trong giáo lý PGHH đã chỉ ra rất rõ Hoạt động TTXH cũng luôn được Giáo hội PGHH xác định là một trong những đạo sự trọng tâm (gọi là đạo sự TTXH) của Giáo hội với tư cách là tổ chức có vai trò định hướng, dẫn đắt tất cả những hoạt động của tôn giáo PGHH
Hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH được xếp vào trong ĐSCĐ tín đồ PGHH bởi vì đây là hoạt động nền tảng của tồn tại cộng đồng tín đồ Song ở đây tác giả không đề cập toàn bộ ĐSXH của cộng đồng tín đồ vì nó bao hàm một nội dung rất rộng lớn, mà trình bày về những hoạt động ĐSXH, tức là chỉ xem xét những hoạt động tham gia vào các lĩnh vực ĐSXH địa phương của cộng đồng tín đồ mà có liên quan, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau với các yếu tố tôn giáo PGHH mà thôi
Trang 2014
- Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang
Trên cơ sở khái niệm ĐSCĐ tín đồ PGHH, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang được xem xét bao gồm: SHTG, hoạt động TTXH và hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH trong phạm vi An Giang, trong không gian địa lý và không gian xã hội của tỉnh An Giang Như vậy, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang - do gắn liền với vị thế của PGHH ở An Giang và điều kiện, hoàn cảnh xã hội của tỉnh An Giang - sẽ có sự thể hiện, biểu hiện nội dung khác biệt, riêng biệt so với ĐSCĐ tín đồ PGHH ở các tỉnh, thành khác trong khu vực
5 Đóng góp mới của luận án
- Chỉ rõ đặc điểm có tính đặc thù của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang
- Ứng dụng một số tri thức, một số lý thuyết tôn giáo học, triết học, xã hội học tôn giáo vào nghiên cứu một hiện tượng tôn giáo - dân tộc tiêu biểu của PGHH là ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang; đồng thời góp phần kiểm nghiệm một số lý thuyết về tôn giáo liên quan được ứng dụng vào nghiên cứu
- Những kết quả thu được trong nghiên cứu đề tài luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức về tính quy luật của sự hình thành, vận động và phát triển của tôn giáo, nói chung, cũng như của các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam mà PGHH là một trường hợp điển hình trong số đó
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc mô tả toàn cảnh về thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang, đề tài luận án góp phần làm rõ nội dung và vai trò của ĐSCĐ tín đồ này đối với PGHH ở An Giang nói riêng, và với PGHH nói chung; kết quả đề tài luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, học viên cao học, NCS
Trang 2115
và các nhà nghiên cứu, các giảng viên giảng dạy các chuyên ngành Tôn giáo học, hay các môn học về tôn giáo nội sinh của Nam Bộ; đồng thời, kết quả đề tài cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng Nhà nước, các cấp chính quyền ở An Giang hay các tỉnh Nam Bộ xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách tôn giáo phù hợp, hiệu quả hơn trong thời gian tới
7 Cơ cấu của luận án
Luận án có cơ cấu bao gồm:
• Mở đầu;
• Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2 Khái quát về PGHH và hình thái cộng đồng tín đồ PGHH ở An
Trang 2216
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với chương thứ nhất này, việc tổng quan tài liệu nghiên cứu và những vấn đề
liên quan đến đề tài được tác giả thực hiện bao gồm 2 vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống
hóa nội dung ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang được trình bày trong những tài liệu
nghiên cứu hiện có về PGHH; Thứ hai, đánh giá chung về những nghiên cứu ĐSCĐ
tín đồ PGHH ở An Giang và nêu định hướng tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án Từ trước đến nay ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang (cũng như ĐSCĐ tín đồ PGHH ở ĐBSCL nói chung) với tư cách là một chủ đề nghiên cứu riêng biệt, độc lập thì chưa có công trình nào nghiên cứu, song ĐSTG và hoạt động ĐSXH của tín đồ PGHH ở An Giang như là những biểu hiện của nội dung ĐSCĐ tín đồ nơi đây đã thấy được xem xét, bàn đến với các mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu PGHH, đi cùng những đánh giá, nhận định của các tác giả công trình về ĐSTG và hoạt động ĐSXH đó
Những công trình nghiên cứu PGHH thường có một số đặc điểm chung xét theo giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh xã hội mà công trình nghiên cứu ra đời, và gắn với quan điểm, tình cảm cũng như mối quan hệ của tác giả đối với PGHH
Ở giai đoạn trước và sau 1975 cho đến khi PGHH được phục hoạt, các công trình nghiên cứu về PGHH chủ yếu được thực hiện bởi những người từng sinh sống ở miền Nam Việt Nam, có những liên quan, gắn bó ít - nhiều trực tiếp với PGHH, nay đang ở trong nước hoặc đã ra nước ngoài, có người không còn sống Trong giai đoạn trước 1975, sự nghiên cứu PGHH lúc đầu thuộc về những tác giả - học giả là cư sỹ PGHH; thời gian về sau của giai đoạn trước 1975 và nhất là sau 1975, có thêm nhiều công trình nghiên cứu PGHH mà tác giả không phải là cư sỹ PGHH
Ở nước ta, tính từ khi công cuộc đổi mới toàn diện xã hội nước ta được khởi động (1986) đến nay thì nhiều công trình nghiên cứu về PGHH thuộc các ngành khoa học xã hội khác nhau, ra đời, trong đó những công trình nghiên cứu cấp luận
Trang 2317
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp bộ, cấp nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao Đặc biệt từ khi PGHH được công nhận tư cách pháp nhân trở lại đây, số công trình nghiên cứu PGHH càng nhiều hơn Có điều là phần lớn tác giả công trình nghiên cứu PGHH trong giai đoạn này cũng không phải là tín đồ PGHH
Khi nói rằng, tác giả những công trình nghiên cứu PGHH chủ yếu là người Việt có nghĩa là có một số tác giả là người nước ngoài, thậm chí có người quy y theo PGHH, và những nghiên cứu của họ cũng rất đáng chú ý
Bên cạnh đó, có việc nhiều bài viết, sách nghiên cứu về PGHH trước đây (cả trước và sau 1975) đã từng công bố ở những diễn đàn học thuật khác nhau trong nước và ngoài nước mà tác giả của chúng bao gồm cả một số người nước ngoài, thì nay được những người Việt (thường ở hải ngoại) tập hợp lại và biên tập rồi xuất bản thành sách
1.1 Nội dung đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang
1.1.1 Đức Huỳnh Giáo chủ và niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Đức Huỳnh Giáo chủ - con người, sự nghiệp và giáo lý, đứng ở vị trí trung tâm trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH và dẫn dắt, chi phối mạnh mẽ các hoạt động tôn giáo và những hoạt động xã hội khác của tín đồ Ông được nói đến trong các công trình nghiên cứu, là người có những năng lực siêu phàm, xuất chúng, đúng tầm vóc của một nhà sáng lập tôn giáo như những nhà sáng lập tôn giáo khác trên thế
giới Trong những năng lực đặc biệt đó, năng lực “tiên tri” đã góp phần đưa tên tuổi
ông và tôn giáo PGHH mà ông sáng lập lên hàng một tôn giáo điển hình về khả năng thu hút tín đồ với số lượng lớn Nhưng còn điều đặc biệt hơn nữa, đó là thánh nhân, siêu nhân Huỳnh Phú Sổ lại hóa thân vào một thường nhân, bình dị, mộc mạc, không có gì xa cách, khó gần với người xung quanh, với khối quần chúng tín đồ nông dân đông đảo của ông
Trong Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (Nguyễn Văn Hầu, Nxb.Tôn giáo, 2017), tác giả đã viết rằng: “Ngài chữa bịnh, thuyết pháp và viết kinh để phổ truyền mối
Trang 2418
đạo” [59; tr.25], và “Ngài đã cứu được rất đông người đau bịnh ngặt, thuyết pháp rất nhiều chỗ, và nhất là sáng tác kinh kệ rất dồi dào để rồi thu hút hằng triệu tín đồ trong một thời gian ngắn ngoài tầm tưởng tượng” [59, tr.25]
Trong Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ & Phật giáo thời đại (Lê Hiếu Liêm, Viện Tư
tưởng Việt Phật, Hoa kỳ, 1995) tác giả có sự trình bày về cá nhân và sự nghiệp tôn giáo của ông Huỳnh Phú Sổ với lượng thông tin phong phú và những phân tích, kiến
giải rất sâu sắc Tác giả đã đánh giá sự ra đời của PGHH như là một "Cuộc cách mạng tôn giáo của Huỳnh Phú Sổ" bởi đã tạo nên một ĐSTG đặc biệt của cộng đồng tín đồ Tác giả dành cả một chương (chương 3) viết về “Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ” với khá đầy đủ những giai đoạn cuộc đời từ thời thanh – thiếu niên đến khi “vắng bóng” Ở một chỗ khác của công trình, tác giả có những đánh giá sâu sắc về tầm vóc ông Huỳnh Phú Sổ, rằng: “Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là cư sỹ, Bồ Tát, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ” [74, tr.7], hay “Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam, miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu” [74, tr.4] Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng, con người, đạo hạnh và sự
nghiệp tôn giáo của Đức Huỳnh giáo chủ sẽ mãi là ngọn đuốc tinh thần – tôn giáo
cháy mãi, thôi thúc và hướng dẫn quần chúng tín đồ PGHH trên con đường “nhập thế” để phụng sự nhân sinh
Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn
Hoàng Sa, Luận án tiến sỹ Triết học, Hà nội, 1999) là một công trình nghiên cứu về PGHH dưới góc độ triết học Tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của
PGHH đối với đời sống tinh thần của những người dân ĐBSCL Trong công trình, những hình thức và thực trạng sinh hoạt tôn giáo của tín đồ PGHH đã được trình
bày nhiều, trong đó, niềm tin tôn giáo sâu sắc, bền chặt đã được chứng minh là cái ảnh hưởng, chi phối toàn diện sinh hoạt tôn giáo của người tín đồ PGHH Theo tác
Trang 2519
giả, niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH thể hiện căn bản ở niềm tin vào nền đạo tốt đẹp của PGHH, niềm tin gần như tuyệt đối vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và niềm tin vào giáo lý nhiệm mầu của Đạo Niềm tin này luôn vững chắc và nhờ đó tạo nên sự nề nếp của hoạt động tu tập của tín đồ, cũng như việc nó trở thành mối dây liên
kết chặt chẽ các tín đồ trong cộng đồng “Điều đó trả lời rõ sức sống khách quan và bền vững của tôn giáo này” [87, tr.113]
Trong công trình Thần, người và đất Việt (Tạ Chí Đại Trường, Nxb.Tri thức,
Hà Nội, 2014) [109], đời sống tôn giáo của tín đồ PGHH tuy không thấy được tác giả đề cập một cách cụ thể, trực tiếp, nhưng điều quan trọng là tác giả đã bàn sâu
sắc về PGHH như là không gian “tâm thức” quần chúng tín đồ PGHH ra đời trong
một không gian tôn giáo, tín ngưỡng rộng lớn hơn, đó là Nam Bộ Việt Nam thì sự ra đời của PGHH đã được tác giả xem là con đường truyền thống cách tân, một
biểu hiện của sự hội tụ các dòng tiên tri Tính chất “tiên tri” đó của dòng tôn giáo
bản địa Tây Nam Bộ mà trong đó nổi bật là PGHH đã tạo ra những hình thức sinh hoạt, hoạt động tôn giáo mới mẻ và độc đáo trong đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang
Trong Phật giáo Hòa Hảo – Lịch sử và những vấn đề hiện nay (Bùi Văn Hải,
Luận án tiến sỹ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam - Học viện KHXH, Hà nội, 2014), qua những số liệu thống kê, điều tra xã hội học công phu, tác giả đã
đánh giá: “tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tin vào chánh pháp của nền đạo, tin vào giáo lý và vào những điều Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khuyên dạy Tín đồ xem đó là khuôn vàng thước ngọc để tin và làm theo, nhân hư đạo bất hư; tín đồ đặc biệt suy tôn Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, họ luôn – thường gọi là Đức thầy, Đức giáo chủ” [57; tr.70] và “tín đồ PGHH rất coi trọng niềm tin vào tôn giáo của mình, luôn ước mong có một cuộc đời hạnh phúc và từ phương diện tôn giáo, điều đó được đáp ứng, cho dù là hư ảo nhưng lại rất có ý nghĩa, trở thành cứu cánh cho họ” [57, tr.71] Tuy nhiên “Niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH hiện nay đã thay đổi, kéo theo sự biến đổi trong nhận thức và trong thực hành tôn giáo” [57, tr.72]
Trang 2620
Trong Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (Nguyễn Minh Châu,
Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam,
2017), tác giả đã kết luận rằng: “niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH được đánh giá chung ở mức độ sâu sắc Trong đó, tập trung nhất thể hiện ở niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Niềm tin tôn giáo được tín đồ PGHH thể hiện một cách thường xuyên, mọi lúc, có tác dụng giúp tín đồ thêm sức mạnh tinh thần, thêm động lực làm việc thiện, giúp đỡ người khác và tham gia sinh hoạt tôn giáo” [16, tr.143] Tác giả còn chỉ rõ: “Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ PGHH đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữa tín đồ nam và tín đồ nữ, giữa tín đồ sống ở nông thôn và tín đồ sống ở thành thị, giữa tín đồ trẻ tuổi và tín đồ cao tuổi Tuy nhiên không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo trình độ học vấn” [16, tr.143]
1.1.2 Người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và những hoạt động tôn giáo trong đời sống cộng đồng của tín đồ
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ truyền thống BSKH và với điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới của Nam Bộ Việt Nam sau gần một thế kỷ BSKH ra đời, ông Huỳnh Phú Sổ đã sáng lập tôn giáo mới – PGHH, trong đó đề xuất và thực thi một phương pháp tu tập mới mẻ, sáng tạo và rất phù hợp với những người nông dân nghèo Nam Bộ bấy giờ mà các tác giả gọi chung đó là sự cải tiến phương pháp hành đạo Trong các công trình nghiên cứu, việc các tác giả phân tích sâu sắc giáo lý và sức thu hút mãnh liệt của nó đối với tín đồ, vốn là những nông dân Nam Bộ, đã giúp chúng ta dễ dàng nhận ra sắc thái riêng của đời sống sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ này
Trong Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (Nguyễn Văn Hầu, sđd ), học giả
Nguyễn Văn Hầu đã viết rất sâu sắc về đối tượng tín đồ nông dân có ý nghĩa quan
trọng như thế nào với việc Đức Huỳnh giáo chủ lập đạo PGHH, rằng“chúng ta nhận được một cách rõ ràng rằng trước hết Đức Giáo Chủ đã nhận thức được thời cơ, đã nắm vững được mối mặc khải của lý thiên đình Kế đó, Ngài đã biết nắm lấy nông
Trang 2721
dân trên một miền đất phì nhiêu là Hậu Giang để làm căn cứ và xuất phát điểm Và sau cùng, Ngài đã hướng được đa số nhân dân quay về một mối.” [59, tr.28]
Trong Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc (Nguyễn Long Thành
Nam, Nxb.Tập san Đuốc Từ Bi (Hoa kỳ), 1991), tác giả đã trình bày về một mô hình tổ chức ĐSCĐ tín đồ của BSKH mà mô hình này đã ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành những đặc điểm người tín đồ và ĐSCĐ tín đồ PGHH hiện nay, đó là công
thức trại ruộng của BSKH: “ các trại ruộng của BSKH lại là những thành công Bí quyết thành công nằm ở chỗ có lãnh đạo Tại trại ruộng này, quyền lãnh đạo do các đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, hướng dẫn tín đồ và dân chúng vừa làm ruộng, vừa tu hiền Nhờ có sự lãnh đạo trên phương diện tín ngưỡng, nhờ có niềm tin và nếp sống đạo đức của các tín đồ, trại ruộng của BSKH mang đặc tánh riêng biệt; vừa mở mang kinh tế xứ sở, lại vừa sống lương thiện bình dị để tu tâm dưỡng tánh Trại ruộng như trung tâm tín ngưỡng, nhưng đồng thời lại là trung tâm sản xuất ”
[77, tr.136]
Trong Đời sống xã hội và tâm lý nông dân người Việt ở làng Hoà Hảo tỉnh An
Giang trước và sau 1975 (Phạm Bích Hợp, sđd ) [63], tác giả đã khái quát về tình
hình đời sống xã hội và một số nét tính cách nổi bật của người nông dân làng Hòa Hảo trước và sau năm 1975 Từ đó, tác giả gắn cái đời sống xã hội và tính cách của người nông dân làng Hòa Hảo đó với sự hình thành, phát triển của PGHH trên mảnh đất quê hương Hòa Hảo để làm rõ về vai trò, ảnh hưởng của giáo lý của PGHH đối
với đời sống xã hội và tâm lý của người nông dân làng Hòa Hảo Tuy công trình này nghiên cứu về “đời sống xã hội và tâm lý nông dân người Việt” trong phạm vi “làng Hoà Hảo tỉnh An Giang” trong quãng thời gian “trước và sau 1975” song do vị trí
địa lý và vai trò tôn giáo đặc biệt của làng Hòa Hảo đối với sự ra đời và phát triển của PGHH nên kết quả nghiên cứu của công trình rất có ý nghĩa tham khảo đối với đề tài
Trong công trình Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương – Cao Đài – Hòa Hảo) (Phạm Bích Hợp, sđd…) [65], tác giả đã trình bày rõ về lịch sử
Trang 2822
ra đời và hoạt động của các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ Việt Nam Qua đó, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của tôn giáo bản địa đối với đời sống xã hội và văn hoá của người dân Nam Bộ, bao gồm trong đó bộ phận tín đồ PGHH Một thể hiện đặc biệt của những ảnh hưởng như thế là việc tín đồ PGHH thấm nhuần và vận dụng tư tưởng hiếu - hòa của giáo lý của PGHH vào cuộc sống, từ những hoạt động hăng hái tăng gia sản xuất, cấy trồng để có nhiều lúa gạo cứu giúp đồng bào miền Bắc bị nạn đói năm Ất Dậu – 1945 trước đây, cho đến những hoạt động TTXH với nhiều mô hình phong phú, đa dạng và hiệu quả ngày nay
Trong công trình Phật giáo Hòa Hảo một tôn giáo cận nhân tình trong lòng dân tộc (Bùi Văn Chánh – Bùi Thanh Hải chủ biên, Nxb.Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2017) [15] có nhiều bài nghiên cứu của những tác giả khác nhau về tính cách
nông dân Nam Bộ của tín đồ PGHH Cụ thể là các bài viết: Phong trào tôn giáo đạo Hòa Hảo (Minh Chi); Yếu tố nào đã giúp PGHH bành trướng mau lẹ? (Mặc Nhân Trương Hữu Đức); Tôn giáo nội sinh đồng hành cùng nông dân Nam Bộ (Nguyễn Do Đẳng); PGHH và nông dân miền Nam (Trần Ngươn Phiêu); Cuộc vận động quần chúng nông dân của Đức Huỳnh giáo chủ (Lê Văn Siêu)
Công trình Một số vấn đề về Phật giáo Hòa Hảo qua các nghiên cứu của các học giả nước ngoài (Hồ Ngọc Trí, Tạp chí Khoa học Xã hội số 09/2011) [106] là
bài viết mang tính tổng thuật khoa học khá công phu của tác giả mà qua đó PGHH được xem xét từ nhiều góc độ Trong bài viết, 4 vấn đề được tác giả nêu ra từ quan điểm về PGHH của những học giả nước ngoài như Philip Taylor, SergeiBlagov, Pierre Brocheux, Charles Keyes, Choi Byung Wook, Emil Wolf, Lương Văn Hy, Hồ Tài Huệ Tâm là rất đáng chú ý Đó là 4 vấn đề: 1) PGHH - Một minh họa cho bối cảnh tôn giáo Việt Nam cuối thế kỷ XX; 2) PGHH trong mối quan hệ về nguồn gốc với BSKH; 3) PGHH trong không gian địa lý; và 4) Tính tổng hợp tôn giáo trong PGHH
Ở vấn đề 1) PGHH - Một minh họa cho bối cảnh tôn giáo Việt Nam cuối thế kỷ XX, bài viết có đoạn cho ta biết rằng PGHH có lẽ đúng là một tôn giáo của riêng
Trang 2923
người Việt Nam Bộ: PGHH là: một thế lực quan trọng trong việc củng cố quyền kiểm soát của văn hóa Việt tại vùng Đồng bằng này Người Khmer và người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng xem Hòa Hảo như một truyền thống của người Việt Đạo Hòa Hảo tôn thờ các nhân vật ái quốc trong lịch sử Việt Nam như anh hùng chống thực dân Nguyễn Trung Trực và quả thật hai trong số những món nợ ơn nghĩa bắt buộc những tín đồ Hòa Hảo thực hiện là với đất nước và với đồng bào Tác giả dẫn: Những người theo PGHH nói với Taylor rằng những tín đồ sùng đạo mặc các bộ đồ đen là một biểu tượng của nông dân Việt Nam và nhiều người để tóc dài vì đó là phong cách truyền thống của người Việt (Taylor, 2001, tr 345)
Ở vấn đề 2) PGHH trong mối quan hệ về nguồn gốc với BSKH, bài viết cho
biết rằng Hồ Tài Huệ Tâm đã làm rõ ý nghĩa của PGHH trong quá khứ của vùng ĐBSCL, một vùng biên giới Bà đã đặt PGHH vào truyền thống của BSKH, một tập hợp rời rạc các tín ngưỡng khải huyền của dân gian mà bà giải thích như một phản ứng của nông dân với những thăng trầm của cuộc sống tại một vùng định cư mới và xa xôi hẻo lánh (Hồ Tài Huệ Tâm, 1983) Bài viết còn đề cập một ý nghĩa khác của
PGHH mà các học giả nhấn mạnh: Vấn đề cốt yếu là phải xem tôn giáo này không chỉ là một cách phản ứng lại cơn khủng hoảng mà còn tác động làm thay đổi văn hóa và xã hội một cách sâu sắc Đạo BSKH nổi lên trong phong trào của những người Việt khai hoang miền Tây Nam Bộ Trong suốt thời gian này, triều đình đã tích cực đồng hóa các nhóm người Hoa và người Khmer, đưa người Việt vào vị trí tộc người chủ đạo ở miền Nam Việt Nam (Choi Byung Wook,1999)
Ở vấn đề 3) PGHH trong không gian địa lý, bài viết nói rằng học giả Taylor có thái độ khá lạc quan về một viễn cảnh khởi sắc của PGHH: cùng một lý do đó, PGHH không có vẻ phải chống chọi lại mối đe dọa từ bên ngoài hay đánh mất bản sắc của mình Không còn nghi ngờ gì, những tín đồ của tôn giáo này sẽ là nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế, sự phát triển cộng đồng và chính trị của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai gần (Taylor, 2001, tr 352) Bài viết dẫn ra học giả Sergei Blagov cũng đồng quan điểm trên khi cho rằng: PGHH đóng một vai trò rất
Trang 3024
quan trọng tại Việt Nam về xã hội cũng như kinh tế PGHH không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một tổ chức dân sinh với trên 4 triệu tín đồ mà phần lớn sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của miền Nam Trên 80% nông dân sinh sống tại vùng này là tín đồ PGHH Do đó họ đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho miền Nam Việt Nam (Blagov, 2001)
Ở vấn đề 4) Tính tổng hợp tôn giáo trong PGHH, đây là phần bài viết cũng có nhiều nhận định quan trọng về đặc tính của PGHH như: Tôn giáo này được miêu tả như một giáo phái mộc mạc tự đặt mình vào chủ nghĩa dân tộc, trái với sự can thiệp của nước ngoài, phê bình sự suy đồi của xã hội và chống lại sự suy đồi tôn giáo Mô tả trong những giới hạn như vậy, đạo Hòa Hảo không có vẻ là một ví dụ hợp lý cho việc nghiên cứu câu hỏi về thuyết hỗn dung tôn giáo Điều này được viện dẫn như bằng chứng cho thấy rằng PGHH là một dạng “Phật giáo cơ bản” (Keyes, 1977, tr 218) Tác giả bài viết viết tiếp: Blagov thì cho rằng: Để hiểu PGHH trong xã hội Việt Nam, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng PGHH không phải là một giáo phái riêng biệt Hay nói một cách khác hơn, PGHH không tách rời Phật giáo trong việc áp dụng những tín điều, giáo lý của Đức Phật PGHH bao gồm những lời dạy của Đức Phật được truyền bá tại Việt Nam suốt 2.000 năm qua (Blagov, 2001) Cuối cùng, ở phần kết luận, tác giả bài viết viết rằng: Các học giả nước ngoài đã nghiên cứu bối cảnh mà PGHH tiến triển và khám phá được những đặc điểm chính về bản chất, vai trò của nó trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội tại ĐBSCL ngày nay
Trong Phật giáo Hòa Hảo - Lịch sử và những vấn đề hiện nay (Bùi Văn Hải,
sđd…), những HĐTG trong ĐSCĐ tín đồ PGHH được tác giả trình bày chủ yếu ở
mục “3.1.2 Mức độ nhu cầu tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng của tín đồ PGHH” [57, tr.70] Ở mục này, trước hết cho rằng “đối với tín đồ của PGHH vốn có tính đặc thù là tu tại gia, cúng tại nhà, nên việc xác định mức độ và nhu cầu tín ngưỡng chủ yếu thông qua các hình thức như: Ăn chay, làm từ thiện, làm công quả, cầu nguyện tại nhà, đi lễ, hành hương về Tổ đình” [57, tr.70] Qua kết quả điều tra xã hội học, tác giả
nhận thấy sự thực hành tôn giáo của tín đồ PGHH có những sự khác nhau về giới tính,
Trang 3125
lứa tuổi và nghề nghiệp v.v Cụ thể tác giả viết rằng “Số tín đồ có độ tuổi từ trung niên trở lên, niềm tin tôn giáo trong họ khá vững bền, sâu sắc Hằng ngày họ thực hiện đều đặn, chăm chỉ sự thờ cúng tại gia và ăn chay nhiều ngày trong tháng, cho đến trường chay, họ không uống rượu và không ăn thịt trâu, chó, bò” [57, tr.72] Ở
cuối mục này, có 2 nhận xét sau đây về mức độ thực hành tín ngưỡng của tín đồ
PGHH mà tác giả luận án rất chú ý: “Một là, tín ngưỡng thực sự là nhu cầu tinh thần của đông đảo tín đồ PGHH Họ hàng ngày hành đạo một cách đều đặn, xem đó là nhu cầu không thể thiếu, giống như các nhu cầu thiết thực khác của cuộc sống Hai là, PGHH có pháp tu đặc sắc so với các tôn giáo khác, đó là tu tại gia, cúng tại nhà, nhưng người tín đồ có tín ngưỡng sâu sắc, vì do đồng thời họ còn tham gia, gắn kết chặt chẽ với các hình thức hành đạo nổi bật, như làm từ thiện xã hội và hành hương về Tổ đình” [57, tr.73]
Trong công trình Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nguyễn Văn Hậu, Luận án tiến sỹ Tôn giáo học – Học viện
CTQGHCM – 2020) [60], tác giả đã chỉ rõ đặc trưng về lý thuyết tôn giáo và đặc trưng về thực hành đức tin của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó có PGHH Trong bốn đặc trưng về thực hành đức tin, chúng tôi rất chú ý đến đặc trưng: tính nhập thế, tính dân tộc, vì đây là những đặc trưng rất rõ nét của PGHH mà đề tài của chúng tôi đã đặt ra và đang cố gắng làm sáng tỏ
Tác giả Nguyễn Huy Diễm với bài viết Nhận dạng và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay (trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Đối thoại liên niềm tin tôn giáo và trách nhiệm xã hội”, Viện Nghiên
cứu tôn giáo, Hà Nội, 2017) [24] đã trình bày hết sức súc tích và sâu sắc về hình tượng người tín đồ PGHH ngày nay trong công cuộc đóng góp vào xây dựng và phát triển xã hội ở địa phương An Giang cũng như ở bất cứ đâu mà tín đồ PGHH có mặt
Một loạt những hoạt động giúp đời mà tác giả coi là “trách nhiệm xã hội” của người
tín đồ PGHH lại đã là một trong những khía cạnh tu tập quan trọng nhất nằm trong nội dung giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ Theo đó, sự thăng tiến của đời sống tôn
Trang 3226
giáo người tín đồ PGHH cũng đồng thời gắn liền với những phát triển của đời sống cá nhân – xã hội của người tín đồ Sự tiếp tục gắn kết giữa đạo và đời, đời và đạo nơi người tín đồ PGHH là một bảo đảm vững chắc cho những cống hiến to lớn và không mệt mỏi của PGHH cho ĐSXH đất nước mà trước hết là ở An Giang và mảnh đất phương Nam của Việt Nam này
1.1.3 Hoạt động từ thiện xã hội của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Trong bài viết Vài nét về hoạt động TTXH của các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay (Nguyễn Thị Minh Ngọc, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3, 2014) [81], tác giả bài viết đã tái hiện một bức tranh sinh động về các hoạt động TTXH mà các tôn giáo
ở Việt Nam thực hiện Điều rất đáng chú ý là tác giả đã chỉ ra những mô hình hoạt động TTXH đa dạng, phong phú và hiệu quả mà các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam đã triển khai
Các bài viết Trách nhiệm của PGHH tham gia giải quyết những vấn đề xung đột của xã hội hiện đại (của Nguyễn Tấn Đạt, trang 364) và Quán cơm chay miễn phí đồng bào tín đồ PGHH (của Nguyễn Thị Thanh Huệ, trang 384) trong Phật giáo Hòa Hảo một tôn giáo cận nhân tình trong lòng dân tộc (Bùi Văn Chánh & Bùi
Thanh Hải chủ biên, Nxb.Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017) [15] là những bài viết trình bày rất rõ nét về hoạt động TTXH và an sinh xã hội của tín đồ PGHH
Trong bài viết Quan điểm và những đóng góp của Phật giáo Hòa Hảo trên lĩnh vực từ thiện và an sinh xã hội (Ngô Hữu Thảo, trong Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam (2015) [96], tác giả đã chỉ rõ sự ảnh hưởng tinh thần mạnh mẽ
và quan trọng nhất đối với hoạt động TTXH sôi nổi của tín đồ PGHH là đến từ tư
tưởng “Học Phật, Tu Nhân” của tôn giáo này
Tác giả Nguyễn Huy Diễm với bài viết Quan điểm của PGHH với việc phát triển bền vững trên lĩnh vực từ thiện và An sinh xã hội (trong Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb.Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2015) [23], đã
khẳng định PGHH là một tôn giáo dựa trên nền đạo vị nhân sinh và đường hướng
hành đạo "Vì đạo pháp, vì dân tộc" Tôn giáo này khuyến dạy tín đồ lấy việc báo đền
Trang 3327
Tứ ân là căn bản tu hành Qua đó, PGHH thể hiện sự đồng hành cùng dân tộc thông
qua việc đông đảo quần chúng tín đồ PGHH thấm nhuần giáo lý và ra sức vận dụng giáo lý vào cuộc sống hằng ngày bằng những cố gắng hành trì tu phước, bố thí giúp đời, đem lại thật nhiều phước lợi cho chúng sinh Minh chứng rõ ràng cho điều nói trên là những thành tựu to lớn về hoạt động TTXH mà cộng đồng tín đồ PGHH đóng góp cho phát triển kinh kế - xã hội địa phương An Giang và các tỉnh Tây Nam Bộ suốt nhiều năm qua
Trong bài viết Hoạt động TTXH từ giáo lý, giáo luật, hiến chương đến thực hành của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (Nguyễn Hồng Điệp, Tạp chí Công tác Tôn
giáo, 2018) [26], tác giả bài viết đã phân tích, làm rõ về tính giản dị, dễ hiểu và dễ thực hành, vận dụng của giáo lý, giáo luật cũng như Hiến chương của PGHH hiện nay Nhờ đó, HĐXH và hoạt động từ thiện trở thành là những hoạt động nổi bật nhất của cộng đồng tín đồ PGHH Tác giả bài viết đánh giá rằng, sức sống mãnh liệt của PGHH thể hiện ở chính những đóng góp thiết thực và to lớn của hoạt động xã hội – từ thiện mà tín đồ PGHH thực hiện cho cộng đồng và cho sự phát triển ĐSXH ở địa phương
Trong công trình Phật giáo Hòa Hảo – Lịch sử và những vấn đề hiện nay (Bùi
Văn Hải, sđd ), những hoạt động xã hội của tín đồ PGHH được tác giả nêu ra và phân tích sâu sắc Tác giả nhấn mạnh rằng, những hoạt động đó có động cơ thúc đẩy từ ngay trong Hiến chương của Giáo hội, như việc quan niệm: hoạt động từ thiện chính là hạnh tu của người tín đồ PGHH, nó rất cần thiết cho xã hội và cho chúng sanh, v.v Tác giả còn chỉ ra rằng, hoạt động TTXH của tín đồ PGHH cũng bắt nguồn từ văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa, như: thương người như thể thương thân; lá lành đùm lá rách; hay một miếng khi đói bằng
một gói khi no, v.v Từ đó “hoạt động từ thiện - xã hội là bản chất, là một hạnh tu phước của tín đồ PGHH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hoàn toàn phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay” [57, tr.102] Kết luận trên được
đưa ra sau khi tác giả thực hiện phân tích số liệu thống kê chi tiết, phong phú về các
Trang 3428
sự kiện hoạt động từ thiện - xã hội, cũng như giá trị kinh tế - vật chất (tính được) của hoạt động TTXH đó của tín đồ PGHH ở nhiều tỉnh, thành của ĐBSCL Tuy nhiên,
tác giả cũng thẳng thắn chỉ ra “Còn nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân tín đồ thực hiện một cách tự phát, không thông qua Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ đã gây khó khăn cho các địa phương trong công tác quản lý và đảm bảo an ninh trật tự, rất dễ bị các đối tượng cực đoan, các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện mục đích chính trị Vẫn còn một số người lợi dụng việc làm TTXH để nhằm thực hiện mục đích kinh tế, mưu lợi cá nhân” [57; tr.104]
Cũng về lĩnh vực hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ PGHH, tác giả rất chú
ý công trình Luận án tiến sỹ được hoàn thành năm gần đây, là Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ hiện nay (Nguyễn Văn Sỹ, Luận án
tiến sỹ chuyên ngành Tôn giáo học – Học viện CTQGHCM – 2019) [89] Đây là công trình đã góp phần làm sáng tỏ hơn nội dung các hoạt động ASXH của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ, trong đó có PGHH Tác giả công trình cũng đã chỉ rõ
đường hướng hành đạo của PGHH là "Vì đạo pháp, vì dân tộc", và tôn chỉ hành đạo là "Học phật, tu Nhân", lấy báo đáp tứ ân làm căn cốt tu hành nên tín đồ PGHH luôn
nêu cao đức tính hướng thiện và có nhiều những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày về hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức Từ đó, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở đức tin tôn giáo PGHH của những hoạt động an sinh xã hội, từ thiện sôi nổi mà tín đồ PGHH thực hiện Có một điều rất đáng chú ý của công trình là tác giả đã khái quát các hoạt động an sinh xã hội, TTXH của PGHH
thành “mô hình” mà trong đó, những mô hình ở An Giang rất điển hình Với những
gì trình bày trong công trình, PGHH và cộng đồng tín đồ PGHH được thấy là có những hoạt động an sinh xã hội và từ thiện mạnh mẽ, hiệu quả hơn cả so với các tôn giáo nội sinh khác
Trong bài viết Từ thiện xã hội của Phật giáo Hòa Hảo: Một hình thái phát triển từ cơ sở tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Võ Duy Thanh, Tạp chí Dân tộc học
số 1 (229) – 2022) [95], tác giả đã nêu về sự trỗi dậy các hoạt động TTXH của
Trang 3529
PGHH khắp vùng ĐBSCL để khẳng định tín đồ PGHH hiện nay đã có nhiều sáng kiến thực hiện các phúc lợi xã hội cho người nghèo, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tham gia thực hiện và tự chủ thực hiện các dịch vụ xã hội đạt tiêu chuẩn cao, hiệu quả, minh bạch Những hoạt động như vậy vừa tỏ ra rất phù hợp và thích nghi với xã hội hiện đại trong điều kiện nó thay đổi nhanh chóng, đồng thời tín đồ PGHH vẫn giữ vững các giá trị truyền thống của một tôn giáo nội sinh ở vùng đất Nam Bộ Tác giả đánh giá rằng, PGHH – thông qua việc tín đồ thực hiện các hoạt động TTXH - đã giúp ích rất nhiều cho các địa phương ở ĐBSCL giải quyết những nhu cầu cấp bách của xã hội, lấp đầy những khoảng trống dịch vụ xã hội, và điều đó làm nổi bật quan điểm tôn giáo PGHH về trách nhiệm của tín đồ PGHH đối với đất nước Hoạt động TTXH của PGHH đã thể hiện mô hình phát triển từ cơ sở rất riêng và độc đáo của một tôn giáo nội sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong bài viết này, tác giả cho rằng tín đồ PGHH tích cực làm TTXH vì họ tuân theo lời
Đức Huỳnh Giáo chủ căn dặn tín đồ là “Làm hết các việc từ thiện”; mặt khác, họ làm từ thiện là thể hiện lòng yêu nước và đền ơn đất nước, “là sự cụ thể hóa giáo lý “Học Phật, Tu Nhân” của Đức Huỳnh Giáo chủ
Nói tóm lại, trong các công trình nghiên cứu về PGHH, hoạt động TTXH của tín
đồ PGHH được trình bày cho thấy chúng rất sôi động, mạnh mẽ và là một truyền thống nổi bật của PGHH Các tác giả cũng khẳng định rằng hoạt động TTXH mạnh mẽ như vậy là kết quả tác động, thúc đẩy từ giáo lý PGHH đối với tín đồ
1.1.4 Các sinh hoạt đời sống xã hội khác của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Trong công trình Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Hoàng Sa, sđd ), tác giả đánh giá rằng: “Đời sống tín đồ Hoà Hảo không khác xa và tách biệt so với cộng đồng nông dân ở ĐBSCL Số tín đồ sống ở vùng sâu, vùng xa thì đời sống nghèo, mức sống thấp Số tín đồ ở vùng trù phú, có đặc sản, có nghề truyền thống thì mức sống khá, ổn định” [87, tr.109-110] Các con
số sau đây cho chúng ta biết thêm về một số nét đời sống kinh tế - xã hội của những
Trang 3630
người tín đồ PGHH tại An Giang lúc đó (tính ở thời điểm 1999): “80% số hộ có xe máy các loại, 85% có tivi, đầu máy video; 95% có ruộng sản xuất và có tích luỹ” [87, tr.110] Lưu ý rằng ở giai đoạn này “An Giang đã có những chính sách cho vùng tôn giáo Hoà Hảo qua những giải pháp, chính sách nông dân, nông thôn, nông nghiệp, làm đổi mới vùng nông thôn và chính sách đó cũng đã làm chuyển biến khá mạnh mẽ các mặt đời sống của tín đồ Hoà Hảo” [87, tr.110]
Cũng ở công trình này, tác giả đã có những trình bày về các mặt ĐSXH khác của cộng đồng tín đồ PGHH, qua việc tập trung vào làm rõ sự ảnh hưởng của giáo lý, giáo luật đối với ĐSXH đó Tác giả khái quát một số nội dung về ĐSXH của
cộng đồng tín đồ như sau: Về giáo dục, nhìn chung đồng bào tín đồ PGHH có trình độ học vấn còn ở mức thấp; về sinh hoạt, hoạt động văn hoá tinh thần của tín đồ PGHH thì đã có nhiều khởi sắc, tín đồ đã tham gia khá sôi nổi vào hầu hết các phong trào xã hội – văn hóa do địa phương tổ chức [xem: 87, tr.118 - 119] Cần thấy
rằng, ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH được trình bày trong công trình là thuộc về giai đoạn PGHH vừa được công nhận tư cách pháp nhân
Điều đặc biệt có ý nghĩa nữa của công trình phải kể đến chính là 7 xu hướng phát triển của tôn giáo Hòa Hảo (tại tiểu mục 3.1.3) được tác giả đưa ra như là một sự tổng kết khoa học đối với toàn bộ nghiên cứu về đề tài của tác giả Trong 7 xu
hướng đó, các xu hướng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, có liên quan chặt
chẽ đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
Trong công trình Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương - chủ biên, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) [28],
tuy việc trình bày về đời sống tôn giáo và HĐXH của tín đồ PGHH được tác giả đặt trong mối quan hệ của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ với văn hoá và phát triển của vùng, nhưng những phác họa về ảnh hưởng của tư tưởng và giáo lý PGHH đối với sự cố kết cộng đồng, hoạt động khai hoang lập ấp và giáo dục lối sống của người tín đồ PGHH cũng đem lại cho tác giả đề tài luận án những thông tin tham khảo quan trọng
Trang 3731
Trong bài viết Ảnh hưởng và tác động của các giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội vùng Nam Bộ (Ngô Văn Lệ, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2 (15) – 2014) tác giả nêu rằng, “Ở ĐBSCL, tôn giáo nào cũng có những hoạt động từ thiện, trong đó nổi trội hơn cả có lẽ là PGHH” [73, tr.24], song quan trọng hơn, tác giả đã trình
bày rõ về ảnh hưởng và tác động của những hoạt động từ thiện của PGHH - với tư
cách là các giá trị tôn giáo - đối với ĐSXH vùng Nam Bộ mà trong đó có tỉnh An
Giang, đúng như ý nghĩa tiêu đề của bài viết
Trong Phật giáo Hòa Hảo – Lịch sử và những vấn đề hiện nay (Bùi Văn Hải, sđd ), tại mục “3.2.1 Thực trạng đời sống kinh tế của tín đồ” [57, tr.86] tác giả đã
trình bày về hoạt động sản xuất - kinh tế của tín đồ PGHH Tác giả cũng nói rõ thực trạng đời sống kinh tế của cộng đồng tín đồ Trong đó, tác giả chỉ ra rằng, tư tưởng giáo lý cũng như HĐTG của PGHH đã gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp với hoạt động kinh tế của tín đồ tôn giáo này ngay từ ban đầu khi ra đời Ở thời điểm hiện tại, với những số liệu nghiên cứu thống kê, điều tra xã hội học được đưa ra, tác giả đã chỉ
rõ sự khởi sắc của đời sống kinh tế của tín đồ PGHH vùng ĐBSCL: “Người tín đồ - nông dân PGHH đã chủ động quy hoạch trong sản xuất và nuôi trồng; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ đúng hướng nhằm ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế gia đình, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống” [57, tr.89] Song cuối cùng, tác giả đánh giá: “Nhìn chung, tín đồ PGHH ở vùng ĐBSCL, chủ yếu là nông dân, trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp, nhưng về trình độ canh tác của họ còn nhiều lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, theo đó đời sống vật chất và tinh thần của họ chậm được cải thiện” [57, tr.89] Về những nguyên nhân của tình trạng đó tác giả xem xét rằng: Thực tế ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và do những hạn chế từ phương diện sinh hoạt tôn giáo của PGHH [xem: 57, tr.89]
Tại mục “3.2.2 Thực trạng đời sống PGHH ở khía cạnh chính trị” [57, tr.89],
tác giả trình bày nhiều thông tin về việc tín đồ tham gia vào các tổ chức của hệ thống
Trang 3832
chính trị ở địa phương, rằng “có hàng ngàn tín đồ PGHH là đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác” “Tỉnh An Giang có hơn 4.000 cán bộ công chức nhà nước đã tham gia công tác lãnh đạo, quản lý xã hội ở hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở” [57, tr.90] Tác giả cũng đánh giá cao vai trò của những chức việc và tín đồ PGHH khi họ tham gia hệ thống chính trị ở địa phương: “Nhìn chung các chức việc, tín đồ khi tham gia vào hệ thống chính trị các cấp, phần đông những người này đã khẳng định được vai trò, vị trí và uy tín của mình trong bà con tín đồ” [57, tr.91-92]
Tại mục “3.3.1 Thực trạng đời sống văn hoá của PGHH” [57, tr.95], tác giả
cho rằng, PGHH góp phần nhất định vào việc làm nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của vùng Tây Nam Bộ Giáo lý PGHH đề cao đức tính hiếu thuận trong gia đình, tính nhẫn - hòa trong cư xử giữa người và người và luôn tìm cách hướng các tín
đồ về con đường đạo đức Do đó “Điều thể hiện rõ nét nhất là ở các vùng có đạo nói chung và ở vùng đồng bào theo PGHH là trong gia đình gồm nhiều thế hệ như: ông bà, cha mẹ, con cái sống hòa thuận, thủy chung, thương yêu nhau” [57, tr.96] và “Quan hệ làng xóm bình yên, tinh thần tương thân tương ái trong đồng đạo trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và an ninh trật tự trong vùng thường diễn ra tốt hơn” [57, tr.97] Không những vậy “Ngoài những đóng góp tích cực của giáo lý PGHH trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì PGHH góp phần giáo dục lòng tự tôn, tự hào dân tộc Tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước là một vấn đề quan trọng trong tâm lý PGHH [57, tr.97] Đối với lĩnh vực giáo dục của PGHH, tác giả cho rằng “trình độ học vấn của đa số tín đồ PGHH là ở bậc tiểu học, còn trình độ ở bậc cao hơn vẫn đang còn rất ít” [57, tr.98] Đối với lĩnh vực văn hoá cộng đồng của tín đồ PGHH, tác giả đánh giá rằng “Phật giáo Hoà Hảo có vai trò nổi trội trong việc cố kết cộng đồng, đúng như một số trí thức Hoà Hảo giải thích hai chữ Hòa Hảo, đó là: Chữ Hoà trong tam giáo tức hoà trong cộng động, hoà giữa đời - đạo, hoà trong lòng người” [57, tr.98] Tác giả giải
thích tính liên kết cộng đồng chặt chẽ như vậy nơi người tín đồ PGHH là do điều
Trang 3933
kiện, hoàn cảnh kinh kế - xã hội mà người tín đồ xuất thân và sự gắn kết nhau của
các thế hệ tín đồ theo truyền thống BSKH “Cho đến ngày nay, truyền thống này vẫn được PGHH phát huy thông qua từng tín đồ để đoàn kết với nhau, đoàn kết cộng đồng các tôn giáo khác và toàn xã hội” [57, tr.99] Đối với vấn đề lối sống người tín
đồ PGHH, tác giả cho rằng lối sống người tín đồ PGHH chịu ảnh hưởng rất nhiều lối sống của người Nam Bộ, nổi bật trong đó là tính bộc trực, thẳng thắn, nghĩa hiệp PGHH rất đề cao giáo lý Học Phật, Tu Nhân, bao gồm phương thức xử thế Tứ ân mà
trong đó Ân cha mẹ được đặt lên hàng đầu “Về những phẩm chất sống này hiện nay ở các vùng tín đồ PGHH chúng ta vẫn thấy nó được tiếp nối giáo dục và thực hành trong các thế hệ, góp phần tạo nên bản sắc riêng trong các lĩnh vực của ĐSXH Nam Bộ Việt Nam” [57, tr.99]
Cũng ở mục “3.3.1 Thực trạng đời sống văn hoá của PGHH” này, tác giả chỉ ra “Tuy nhiên trong đời sống văn hóa hiện nay của người tín đồ PGHH, người ta thấy nổi lên tình trạng mê tín dị đoan Tình trạng này không chỉ gây lãng phí vật chất cho xã hội, mà còn ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của cộng đồng xã hội, đôi khi còn gây nên những chuyện rất thương tâm trong đời sống của quần chúng tín đồ PGHH” [57, tr.99] Đó là các hiện tượng như tín đồ PGHH đốt vàng mã trong
các hoạt động ma chay, giỗ quả; không ít tín đồ cúng lễ để cầu mong thánh thần phù hộ che mắt pháp luật khi bản thân làm ăn phi pháp; có bộ phận tín đồ có những tư tưởng, hủ tục lạc hậu, không tin vào khoa học, chỉ tin vào những phép lạ huyền bí của Trời Phật, Thánh Thần; tình trạng bói bài, coi tay, xin xăm, xin quẻ khá phổ biến
Chương 4 trong công trình này, mang tên “Xu hướng biến đổi của PGHH và những vấn đề đặt ra, khuyến nghị”) [57, tr.107] là chương được tác giả luận án hết
sức quan tâm, vì rằng, nội dung của chương này cho biết động lực thúc đẩy những biến đổi của PGHH nằm cơ bản ở nơi những vận động, biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH, và những vấn đề đặt ra liên quan đến PGHH thì cũng trực tiếp và chủ yếu liên quan, xuất phát từ xu hướng biến đổi của ĐSCĐ tín đồ Tác giả chỉ ra trong thời
Trang 4034
gian tới PGHH sẽ vận động và biến đổi theo 4 xu hướng mà 3 xu hướng đầu cho biết
rõ về sự gia tăng, phát triển những HĐTG của PGHH Cụ thể như xu hướng “Thứ nhất, PGHH sẽ tăng cường các hoạt động SHTG tập thể tại gia đình và tái phục hồi các sinh hoạt có tính tập thể tại nơi thờ tự cũ của đạo” [57, tr.110] hay xu hướng “Thứ hai, PGHH sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động hành hương về Tổ đình”
[57, tr.111]
Ngoài ra, những vấn đề đặt ra liên quan đến PGHH và kiến nghị được tác giả trình bày có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác tôn giáo ở nước ta trong việc bảo đảm sự phát triển đúng định hướng của PGHH trong lòng dân tộc và đất nước
Việt Nam
Trong bài viết Tính đặc sắc Nam Bộ và truyền thống văn hoá Việt Nam qua một dòng tôn giáo (Đặng Thế Đại, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 - 2008) [21],
tác giả của bài viết đã làm rõ về sắc thái của dòng tôn giáo Nam Bộ, trong đó tiêu biểu là PGHH dựa trên sự phân tích các yếu tố của Nam Bộ Việt Nam: vùng đất của tiếp xúc văn hoá, động lực đổi mới văn hoá cả nước; dòng tôn giáo đạo lý Nam Bộ; sự tiếp tục của truyền thống Việt Chính những yếu tố này đã trực tiếp chi phối, ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo và ĐSXH của tín đồ PGHH Chúng cũng đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra những đặc điểm riêng biệt của ĐSCĐ tín đồ tôn giáo này
1.2 Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài và các định hướng tiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài
Các nội dung của ĐSCĐ tín đồ PGHH đã được chỉ ra trong những công trình nghiên cứu về PGHH, như trình bày ở phần trên, nhìn chung rất phong phú, đa dạng song có thể nói tóm lại như sau:
Thứ nhất, tín đồ PGHH có niềm tin sâu sắc, bền chặt vào nền đạo tốt đẹp của
PGHH và vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Đức Huỳnh giáo chủ được tín đồ xem như là
vị “cứu tinh” xuống trần để “giải thoát” cho chúng sinh, bá tánh Trong niềm tin tôn
giáo của tín đồ PGHH có sự thể hiện rất rõ những hướng vọng một đời sống bình