Sự cần thiết của đề tài Thanh Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử, có một nền văn hóa vô cùng độc đáo cùng với những nét truyền thống và những lễ hội dân gian đặc sắc.. Trong suốt hàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022 - 2023
DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ PHỦ NA (XUÂN DU, NHƯ THANH, THANH HOÁ)
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn
THANH HOÁ, THÁNG 04/2023
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022- 2023
DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN THỜ PHỦ NA (XUÂN DU, NHƯ THANH, THANH HOÁ)
Thuộc nhóm ngành: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại diện sinh viên thực hiện: Bùi Văn Thiện Nam/Nữ: Nam Khoa: Khoa học xã hội Năm thứ: 2/Số năm đào tạo: Ngành học: Sư phạm sử CLC
Người hướng dẫn: T.S Lê Sỹ Hưng
THANH HOÁ, THÁNG 04/2023
Trang 4DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
S T
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Sơ Lược về tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật ) và tính mới, đóng góp mới của đề tài 5
7 Dự kiến kết quả 5
8 Bố cục của đề tài:: 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT XUÂN DU 7
NHƯ THANH, THANH HOÁ 7
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 8
1.2 Quá trình nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành làng xã 11
1.2.1 Quá trình nguồn gốc dân cư 11
1.2.2 Quá trình hình thành làng xã 12
1.3 Truyền thống lịch sử- văn hóa 15
1.3.1 Truyền thống lịch sử 15
1.3.2 Truyền thống văn hóa 19
CHƯƠNG 2 23
DI TÍCH ĐỀN THỜ PHỦ NA 23
2.2 Quá trình hình thành, tôn tạo 26
2.3 Cấu trúc 28
2.4 Giá trị lịch sử - văn hoá, hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản 32
2.4.1 Giá trị lịch sử văn hoá 32
Trang 62.4.2 Hiện trạng 34
2.4.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị 37
Tiểu kết chương 2 40
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐỀN THỜ PHỦ NA 42
3.1 Nguồn gốc lễ hội 42
3.2 Diễn trình lễ hội 45
3.2.1 Phần lễ 45
3.2.2 Phần hội 46
3.3 Giá trị lịch sử - văn hóa, hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản 49
3.3.1 Giá trị lịch sử - văn hóa 49
3.3.2 Hiện trạng 50
3.3.3 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản 50
Tiểu kết chương 3 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tên đề tài:
Di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na (Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hoá)
2 Cấp dự thi:
Cấp trường
3 Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Bùi Văn Thiện (Nhóm trưởng)
Lớp: K24 - ĐH Sư phạm Lịch sử CLC
Khoa: Khoa học xã hội
2 Bùi Thị hoài Thương
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thanh Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử, có một nền văn hóa vô cùng độc đáo cùng với những nét truyền thống và những lễ hội dân gian đặc sắc Nơi đây từng là cái nôi của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam với một nền văn minh Đông Sơn phát triển rực rỡ Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa là vùng đất có các hệ thống đền miếu và các hoạt động lễ hội rất phát triển Hiện nay, Thanh Hóa có khoảng hơn 1500 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412
di tích được xếp hạng cấp tỉnh, trong đó có thể kể đến như: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, thành nhà Hồ, đền Bà Triệu, Những địa danh đã làm nên thương hiệu về du lịch của xứ Thanh Trong đó không thể không nhắc đến đền thờ Phủ Na tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa – một địa danh bao gồm hệ thống những đền miếu với vẻ đẹp cổ kính trầm mặc, những gốc cây cổ thụ uy nghiêm tráng lệ, cùng với những hoạt động lễ hội tấp nập, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia
Thuộc địa phận xã Xuân Du, huyện Như Thanh, không gian Phủ Na toạ lạc ở vùng linh thiêng, sơn thuỷ hữu tình với rất nhiều đền miếu cổ kính trầm mặc phối hợp với các hoạt động thờ thần như: nhiên thần và nhân thần, nhưng nổi bật hơn cả là thờ mẫu: mẫu thượng Ngàn, Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh, tạo nên một nét riêng khác biệt của hệ thống đền này Tháng 01/1993 di tích Phủ Na được công nhận là di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh cấp tỉnh, mở
ra một chiều hướng phát triển mới về cả tín ngưỡng và du lịch cho di tích này Sinh ra trên mảnh đất quê hương anh hùng, có truyền thống văn hóa yêu nước lâu đời Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn những di tích lịch sử vào giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc Chúng tôi - những sinh viên chuyên ngành Lịch sử với niềm tự hào dân tộc, say mê nghề nghiêp, cùng với các kiến thức đã học và những thông tin tìm hiểu, chúng tôi nghĩ rằng mình phải có chút đóng góp để phát huy giá
Trang 9trị lịch sử truyền thống của dân tộc Vì vậy, chúng tôi đã chọn di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa để làm đề tài nghiên cứu
Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu di tích và lễ hội đền thờ để có những nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về những giá trị truyền thống lịch
sử của ngôi đền cũng như của huyện nhà Tích lũy thêm vốn kiến thức lịch sử địa phương, phục vụ tốt công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử sau này Đồng thời, góp phần đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích trước nguy cơ phai nhạt giá trị văn hoá và những truyền thống tốt đẹp của lễ hội nơi đây
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn “Di tích và lễ
hội đền thờ Phủ Na (Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên
cứu của nhóm
2 Sơ Lược về tình hình nghiên cứu
Di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na trong thời gian gần đây đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước tìm hiểu, tiếp cận
Địa chí Thanh Hóa, Tập II (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội), trên cơ sở
nghiên cứu những nét văn hóa tiêu biểu, các di tích, danh thắng của từng địa phương, các nhà nghiên cứu đã trình bày một cách rõ nét diện mạo văn hóa
xứ Thanh Trong đó, giới thiệu cụ thể một số lễ hội tiêu biểu ở các địa phương Thanh Hóa Lễ hội Phủ Na cũng được đề cập đén trong công trình
Cuốn Lịch sử Thanh Hóa (tập 2), Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử sử
Thanh Hóa, Nxb KHXH, Hà Nội (1990) đã khẳng định vai trò, vị trí và tính chất chiến lược của vùng núi Nưa – nơi được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa
Tác phẩm Lễ tục và lễ hội truyền thống xứ Thanh (Hoàng Anh Nhân –
Lê Huy Trâm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2001) là công trình nghiên cứu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở giới thiệu tổng quan, sơ lược về các lễ hội truyền thống tiêu biểu của xứ Thanh, tác giả đã đề
Trang 10cập đến lễ hội truyền thống đền Phủ Na ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa về cả phần lễ và phần hội
Trong cuốn Di tích và danh thắng Thanh Hóa (NXB Thanh Hóa, 2006)
tác giả đã giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ các di tích và danh thắng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa, trong đó có đề cập ít nhiều đến khu di tích Phủ
Na – Như Thanh
Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Du (BCH Đảng bộ xã Xuân Du, Nxb
Thanh Hóa, 2007) đã giới thiệu khái quát về xã Xuân Du ở một số mặt cơ bản như: vị trí địa lí, quá trình hình thành, truyền thống lịch sử, văn hóa
Cuốn Le Thanh Hoa của Charles Robequain (NXB Thanh Hóa, 2012), tác phẩm này đã được học giả người Pháp giành nhiều thời gian và tâm huyết
để nghiên cứu khắp mọi miền tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì thế, tác phẩm này rất có giá trị, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quát về xứ Thanh, cũng như những nét đặc sắc của đền thờ Phủ Na và là nguồn thông tin quan trọng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài
Với công trình Một số điểm đến Du lịch, Lễ hội và Làng nghề Thanh
Hóa, (NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2015) tác giả Nguyễn Hữu Ngôn đã dẫn
dắt người đọc khám phá những khía cạnh khác nhau của của giá trị văn hóa
du lịch Thanh Hóa Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và giới thiệu quảng bá di sản văn hóa Thanh Hóa, tác giả đã trình bày một cách hệ thống diện mạo văn hóa xứ Thanh trên các phương diên khác nhau, trong đó giới thiệu cụ thể về các điểm du lịch, các lễ hội và các làng nghề truyền thống xứ Thanh Lễ hội đền thờ Phủ Na của huyện Như Thanh cũng đã được giới thiệu trong công trình
Cuốn Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Thanh Hóa (NXB Thanh Hóa, 2019) có đề cập đến hạn chế của việc bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể
để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa
Trang 11Tinh hoa văn hóa xứ Thanh (NXB Thanh Hóa, 2019) là công trình
nghiên cứu đầy tâm huyết của Hoàng Tuấn Phổ Công trình đã đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, đến tín ngƣỡng – tôn giáo của văn hóa xứ Thanh Tuy lễ hội đền Phủ Na không đƣợc đề cập đến nhƣng tác giả đã cung cấp những kiến thức cốt lõi về văn hóa xứ Thanh để chúng tôi
có thể mở rộng đề tài nghiên cứu
Những nhận biết về vấn đề Phủ Na để hướng tới một dự án qui hoạch và thiết kế tổng thể, đây là một bản tham luận khoa học về Phủ Na khá đầy đủ
của Phạm Tấn, tuy chỉ là bản tham luận chƣa đến 30 trang nhƣng cũng đã điểm qua vể nguồn gốc của Phủ Na và quá trình dânh cƣ ở Xuân Du và đƣa ra những giải pháp tạm thời để phát triển Phủ Na
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của lễ hội Tuy nhiên, chƣa có công trình nào là nghiên cứu sâu và tổng thể Di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na (Xuân Du, Nhƣ Thanh, Thanh Hóa) Nhƣ vậy
có thể khẳng định nghiên cứu Di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tƣ liệu, khảo sát thực tế, đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của di tích, lễ hội đền thờ Phủ Na, từ đó làm rõ giá trị lịch sử văn hoá và dề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị
4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đền và lễ hội đền thờ Phủ Na
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: hệ thống đền và lễ hội đền thờ Phủ Na thuộc địa phận
xã Xuân Du, huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Trang 12- Về thời gian: Từ khi hình thành đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật ) và tính mới, đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần khắc họa lại cơ bản diện mạo, lịch sử hình thành và nét đặc trưng riêng biệt của đền thờ và lễ hội đền thờ Phủ Na, từ đó giáo dục cho mọi người biết trân trọng các giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời phát huy truyền thống của cha ông
Qua việc nghiên cứu đền thờ và lễ hội đền thờ Phủ Na đã góp phần giới thiệu và bổ sung thêm tư liệu nghiên cứu để phục vụ cho việc bảo tồn, trùng
tu di tích văn hóa của địa phương, làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống kiên cường hiếu học, lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân Thanh Hoá nói riêng và của cả Việt Nam nói chung
7 Dự kiến kết quả
Sau quá trình nghiên cứu biết được giá trị về lịch sử, giá trị văn hóa tâm linh của ngôi đền, các công trình nghệ thuật điêu khắc mang đậm nét kiến trúc thời nguyễn và đưa ra những giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của ngôi đền, lễ hội nơi đây
Một báo cáo kết quả dự kiến 50 trang trở lên
Trang 138 Bố cục của đề tài: Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài bố cục gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát về vùng đất Xuân Du, Như Thanh, Thanh Hóa Chương 2.Di tích đền thờ Phủ Na
Chương 3.Lễ hội đền thờ Phủ Na
Trang 14CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT XUÂN DU
NHƯ THANH, THANH HOÁ 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Xuân Du là một trong 17 xã, thị trấn của huyện Như Thanh Đây là một vùng đất khá là bằng phẳng, có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước Trên bản đồ, Xuân Du nằm phía Bắc huyện Như Thanh, cách trung tâm huyện 21km, phía Tây giáp xã Triệu Thành, phía Bắc giáp xã Hợp Thành; xã Hợp Thắng: phía Đông giáp xã Văn Sơn của huyện Triệu Sơn: phía Nam là dãy Ngàn Nưa (tên cổ là núi Na Sơn) chấn giữa, là ngọn núi chung của 3 huyện Như Thanh, Nông Công, Triệu Sơn)
Xã Xuân Du có diện tích tự nhiên 1.701ha (trong đó 451ha đất sản xuất nông nghiêp, 150 ha đất chuyên dùng, 280ha đất 02, gần 800ha đất rừng tự nhiên) Xã có chiều dài 8km, chiều rộng 2km, dân số có 6.750 nhân khẩu, với 1.530 hộ được quy hoạch tại 14 khu dân cư (năm 2007)
Xuân Du là một xã có nhiều thuận lợi về vị trí, đặc biệt nơi đây có di tích, lễ hôi đền thờ Phủ Na, và còn nổi tiếng với thương hiệu đào Xuân Du, đây là một vùng đất vùng linh thiêng, sơn thuỷ hữu tình với rất nhiều đền miếu phối hợp thờ nhiên thần và nhân thần hàng năm có rất nhiều du khách viếng thăm Xã Xuân Du nằm ở tọa độ 19°42'2" vĩ độ Bắc, 105°32'52" kinh
độ Đông, cách Thành phố Thanh Hóa 30 km về phía Tây theo quốc lộ 47b đi qua Đông Sơn, Triệu Sơn, rồi đến phố Sim thì rẽ trái đi theo hướng Tây Nam 3km sẽ đến trung tâm hành chính xã Xuân Du Nơi đây còn có tuyến đường cao tốc nối từ Nghi Sơn đến sân bay Sao Vàng chạy qua Ngoài ra xã Xuân
Du có ba mặt tiếp giáp với huyện Triệu Sơn tuyến giao thông ở đây cũng rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi buôn bán của người dân nơi đây
Trang 15Như vậy, Xuân Du là vùng có vị trí địa lí thuận lợi mà ít có nơi nào được Chính nhờ vị trí địa lí tự nhiên như vậy đã có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm và sự phát triển của xã
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Xuân Du là vùng đất bằng phẳng màu mỡ được thiên nhiên ưu ái có diện tích trồng lúa lớn nhất huyện, đất đai ở đấy cũng rất phù hợp cho cây đào phát triển và tạo nên thương hiện đào phai nổi tiếng Xuân Du được nhiều người biết đến
Địa hình huyện Như Thanh được xem là phức tạp, chia thành hai vùng cao và thấp, trong đó Xuân Du là vùng thấp nên được xem là xã trọng điểm vùng lúa của huyện Như Thanh với địa hình bằng phẳng có độ dốc 10% đến 15% xuôi từ Tây Nam sang Đông Bắc do đó tạo ra dốc, bậc thang, đồng ruộng đa số là bậc thang
Hệ thống núi ở đây có dãy núi Nưa là dãy núi chính chân giữ ở phía Nam Núi Nưa là đỉnh núi có độ cao 537 mét (so với mực nước biển) Mạch núi Nưa kéo dài từ phủ Thọ Xuân đến huyện Nông Cống thì nổi bật lên 99 đỉnh trong đó đỉnh núi Nưa là đỉnh cao nhất, đỉnh núi có động Có thể nói, sự hấp dẫn của núi Nưa nói theo nghĩa rộng Na Sơn động phủ nói theo nghĩa hẹp, là cánh ban mai “mây trắng nhởn nhơ dính ngọn lưng sườn" chiều là
“bốn mặt khỏi sương lồng", vào đêm thu thì “bóng nguyệt lờ mờ làn nước ánh”, đó là người bạn tình của các tao sơn mặc khách và là đề tài cho các thi
sĩ sáng tác và gửi gắm lòng mình với nước non [14,tr.7-8]
Xuân Du duy nhất chỉ có một con khe gọi là khe Mái chảy trong lòng Ngàn Nưa quanh năm với lượng nước rất nhỏ Do vậy để phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, xã Xuân Du phải tập trung làm thuỷ lợi bằng sức dân
và hỗ trợ của nhà nước Đến nay đã có được 10 hồ đập lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Đồng Bể đảm bảo nước tưới cho 150ha, nhờ đó mà Xuân Du đã có
đủ khả năng tưới tiêu chủ động cả 3 vụ sản xuất hàng năm
Trang 16Xuân Du là vùng có khí hậu ôn hòa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình năm là 23.6°C Mùa hè nóng, mùa đông lạnh Những ngày nóng diễn ra trong tháng 6, ngày nóng nhất lên tới 39°C, ngày lạnh nhất vào tháng 12, có những năm dưới 9°C Mùa hè trung bình vào khoảng 28 - 30°C, mùa đông trung bình 25°C, năm cao nhất 27°C
Hằng năm, có hai mùa thay đổi Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc thường rét khô và hanh, thổi từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch Mùa hè có gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 8, đưa hơi nước từ biển vào làm khí hậu mát mẻ và có mưa Mùa hè còn có gió Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 gây nóng và khô hạn, thời gian gió tây 12 - 15 ngày, đợt dài 5 - 6 ngày (gió này ảnh hưởng đến lúa Xuân, ngô gieo trồng muộn) Hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam, tốc độ trung bình 1,3m/s, lớn nhất là 20m/s Từ tháng 7 đến tháng 10 thường có bão đổ bộ từ biển vào, tốc độ gió thường ở cấp 6 - 7, cá biệt có trận cấp 9 - 10, kèm theo mưa to, gây hại đến cây trồng và các công trình kiến trúc
Từ đây, ta có thể thấy rằng Xuân Du là vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho một vùng địa hình thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vùng, có phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, và cây hoa đào tạo nên một thương hiệu nổi tiếng đào Xuân Du nói riêng và các cây nông nghiệp khác nói chung Đặc biệt là phát triển du lịch đền thờ Phủ Na một vùng đất linh thiêng sơn thủy hữu tình Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như vậy đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành, phát triển, tạo nên những thuận lợi và khó khăn nhất định cho nơi đây, cụ thể:
* Thuận lợi:
Về kinh tế:
Nông nghiệp: Nhờ vị trí thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa mà
ở Xuân Du nghề trồng lúa nước đã sớm ổn định và phát triển Các công trình trị thủy được xây dựng cũng đã góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương Ngoài lúa thì Xuân Du còn có điều kiện thuận lợi để phát triển cây
Trang 17đào đây cũng là loại cây chủ lực của xã hằng năm vào dịp giáp tết thì các thương lái ở mọi miền tổ quốc đổ xô về xã Xuân Du để thu mua đào qua đó tạo nên thu nhập hàng chục tỉ cho người dân xã mỗi năm và nơi đây cũng có điều kiện phát triển các loại cây lâm nghiệp khác Nhờ hệ thống đê mà đất nông nghiệp không bị ngập úng, ít chua, rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng
vụ, ổn định và phát triển nông nghiệp
Thương nghiệp: Giao thông ở đây cũng khá phát triển thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa Xuân Du và các vùng lân cận Bên cạnh đó Xuân
Du còn có tuyến đường từ trung tâm thành phố Thanh Hóa nối với đường Nghi Sơn - Sao Vàng chạy qua nên dễ dàng giao thương hàng hoá với các huyện khác
Du lịch: Xuân Du có di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na là điểm đến về
du lịch văn hoá tâm linh Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về thì Phủ Na thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ở mọi miền về thăm quan, thắp hương tưởng nhớ những người có công với đất nước và cầu tự cho một năm mới may mắn, có nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu Vì vậy tạo nên mùa lễ hội nhộn nhịp kéo theo các dịch vụ vui chơi nghỉ dưỡng ngày càng phát triển hơn tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã đồng thời cũng góp phần cho sự phát triển kinh tế của huyện
Về chính trị:
Vị trí thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi nên từ xa xưa, vùng đất Xuân Du đã
được các vua chúa quan tâm, phát triển Nơi đây là vùng đất linh thiêng và là nơi bà Triệu Thị Trinh dấy binh đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248) Đây là một cuộc khởi nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta dưới thời Bắc Thuộc
Về văn hóa xã hội:
Do có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy cư dân nơi đây có một nền văn hóa nông nghiệp rất phong phú và đa dạng Các lễ hội, phong tục tập quán thuần nông xuất hiện sớm và diễn ra thường niên Người
Trang 18Mường ở đây vẫn giữ được bản sắc dân tộc riêng của mình như về ma chay, cưới hỏi, các lễ hội trò chơi dân gian như đánh mảng, đánh cồng chiêng…
* Khó khăn:
Khó khăn lớn nhất của khu vực xã Xuân Du đó là nguy cơ xảy ra lũ lụt trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm do mưa lớn, gây ảnh hưởng đến mùa vụ và hoa màu của bà con Hơn nữa do có vị trí cách xa trung tâm huyện và đường đi vào huyện còn khó khăn nên việc xử lý hành chính và giao thương giữa các xã trong huyện gặp nhiêu khó khăn trở ngại Ở đây các điểm chợ buôn bán còn rất ít và thưa thớt các mặt hàng còn hạn chế nên người dân muốn trao đổi hàng hóa cũng gặp nhiều trở ngại
1.2 Quá trình nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành làng xã
1.2.1 Quá trình nguồn gốc dân cư
Theo như một số gia phả và những tư liệu, thư tịch cổ để lại thì Xuân
Du là một vùng đất mới, có người Mường cư trú đầu tiên vào năm 1858, mà phần đông là những tù trưởng và cư dân Mường Hoà Bình di dân vào Theo Charles Robeguain, tác giả của cuốn “Le Thanh Hoa” xuất bản năm 1929 thì các tổng Hạ Thưởng và Xuân Du có vẻ là những nơi có người ở mới nhất Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, một viên thổ ty người Mường là Quách Văn Son đã theo chân một tổng đốc Ninh Bình lúc bấy giờ là Tôn Thất Trinh vào Thanh Hoá nhậm chức, viên thổ ty này đã xin phép khai hoang và lập ra làng “Lân Các” tức Xuân Du ngày nay Ông đã đem theo khoảng 30 gia đình từ Ngọc Lâu vào đây khai hoang, mà hầu hết tất cả các gia đình này đều
là người Mường Các gia đình khác, số đông hơn, di cư sau này từ khắp các châu và vùng kế cận như Hoà Bình và Bắc Thanh Hoá di cư vào
Quá trình nhập cư và di cư trên mảnh đất này diễn ra liên tục trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, gắn bó mật thiết với mọi sự biến chuyển của lịch
Trang 19sử dân tộc Nhờ vậy mà ta biết được sự thay đổi về tích chất cộng đồng làng
xã cũng như sự ràng buộc của họ đối với địa phương này
Khá nhiều các dòng họ đã có mặt ở vùng đất này nhưng chủ yếu vẫn
là các dòng họ của người Mường Trong quá trình định cư thì tất cả các cư dân đều chung sức đồng lòng để khai phá đất đai, xây dựng xóm làng, biến vùng đất vốn hoang vu vào khoảng giữa thế kỉ XIX này trở nên ngày một trù phú và tươi đẹp
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, vùng đất Xuân Du đã từng chứng kiến nhiều lần thiên tai, đói kém và cả những năm kháng chiến gian khổ Những xóm làng mà người dân cùng nhau xây dựng nên ở nơi đây không những che chở cho sự tồn tại của con người, mà còn là một mái ấm chung thường xuyên đón nhận các đợt di cư từ nơi khác đến
Và như vậy quá trình nguồn gốc dân cư của vùng đất Xuân Du này vừa
là kết quả của điều kiện tự nhiên vừa là kết quả của cả một quá trình lịch sử hình thành nên nó Ở nơi đây vừa có những nét đặc trưng văn hoá của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vừa in dấu những nét đặc trưng riêng biệt mà độc đáo liền núi này
1.2.2 Quá trình hình thành làng xã
Ngược dòng lịch sử phần đất xã Xuân Du xưa kia thuộc địa phận huyện Nông Cống, xã Xuân Du được hình thành từ khá muộn, vào khoảng giữa thế
kỉ XIX Theo gia phả của dòng họ Quách ở thôn Giang Khê xã Xuân Du do
ông Quách Văn Son cung cấp: “vào năm 1850 một thổ ty người Mường là ông
Quách Văn Hiệp người tổng Lạc Thành, phủ Lạc Thuỷ, tỉnh Ninh Bình vào Thanh Hoá để chúc mừng quan chức địa phương, ông đã đến Nông Cống thăm tổng Lai Triều và quan sát thấy vùng đất này khá rộng lớn khoảng trên
200 mẫu và có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ông đã xin phép quan chức địa phương cho phép lập làng, ông đặt tên làng là Lân Các” [14,tr.9], từ khi vùng
đất này được lập làng thì dân cư ngày một đông đúc hơn Những năm tiếp theo các tổng xung quanh như tổng Lai Triều và cư dân ở một số địa phương
Trang 20lân cận khác trong tỉnh hội tụ về đây sinh sống và lập nghiệp Nơi đây có 4 dân tộc chủ yếu là Thái, Thổ, Mường, Kinh cùng nhau sinh sống nhưng chủ yếu là người Mường
Từ khi làng Lân Các được thành lập thì một số gia đình di cư sau này từ này từ các châu Lạc Sơn và vùng Bắc Thanh Hoá tới Một trong những người này sau đó thành lập nên các làng Hạ Thưởng, Chan Khê và cứ như vậy dần dần cả vùng phía Đông châu Như Xuân do người Mường Mường gốc ở Bắc
Kỳ tới cư trú, đó là một trường hợp đáng chú ý của quá trình cư dân nơi đây lúc bấy giờ
Đến năm vua Thành Thái thứ 5(1893), chính quyền bảo hộ mới cho tách hai tổng lớn của Nông Cống là Như Lăng và Xuân Du để về hợp nhất với tổng Lãng Lăng lập nên châu Như Xuân [14,tr.9] và châu lị được đặt ở khu vực Bến Sung (Như Thanh) bây giờ, mà ngày nay là địa giới hành chính của 2 huyện Như Xuân và Như Thanh Đến tháng 11/1996, thực hiện nghị định 72 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số huyện của Thanh Hoá, huyện Như Xuân được tách thành 2 huyện Như Xuân và Như Thanh, vùng đất Xuân Du thuộc về địa phận của huyện Như Thanh
Hoà cùng với sự phát triển chung của đất nước, ở thời kỳ nào nhân dân các dân tộc xã Xuân Du cũng chung sức, đồng lòng chống chọi với mọi khó khăn từ thiên tai và giặc ngoại xâm để xây dựng một quê hương Xuân Du ngày càng giàu đẹp, vững mạnh Dù trong hoàn cảnh và thời đại nào thì tất cả các dân tộc Như Xuân vẫn luôn đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để hướng tới một Xuân Du giàu mạnh để góp phần cùng cả nước viết lên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
Nhân dân các dân tộc xã Xuân Du đã tự nguyện tập hợp dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng để xoá bỏ chính quyền phong kiến, thổ ty và lang đạo để giành chính quyền về tay nhân dân Hoà chung cùng không khí giải phóng của đất nước, ngày 20/08/1945 nhân dân các làng Trung, Chùa, Vạo phối hợp
Trang 21cùng lực lượng Bắc Nông Cống nổi dậy giành chính quyền lập ra Uỷ ban lâm thời
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Như Xuân, tháng 10/1950 chi
bộ Đảng xã Xuân Du được thành lập [14,tr.10] Từ đây dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân xã Xuân Du đã kiên cường vượt qua 2 cuộc kháng chiến lớn là chống Pháp và Chống Mỹ, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phương, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến
Trong xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hậu quả chiến tranh, ra sức làm giao thông, thuỷ lợi, phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch mức sống cho nhân dân
Địa phận xã Xuân Du được xem là vùng đất tiếp giáp giữa hai huyện đó
là huyện Như Thanh và Triệu Sơn, có một số tuyến đường giao thông chủ yếu chạy qua, tuyến đường Như Thanh – Triệu Sơn và tuyến đường Nghi Sơn – Thọ Xuân cùng với một số tuyến đường phụ khác Từ đó, phố phường nổi lên
và phát triển ngày càng nhộn nhịp, chợ và các hoạt động buôn bán xuất hiện ngày một phổ biến hơn, cư dân tựu cư về dây cũng ngày một nhiều
Xã Xuân Du trước năm 1960 đã có 10 làng bao gồm: Lân Các, Lân Khê, làng Hợi, làng Sen, làng Mỹ, làng Chén, làng Trung, làng Vạo, làng Lau, làng Chùa Sau năm 1960, Xuân Du đón bà con miền xuôi lên khai hoang phát triển kinh tế văn hoá miền núi trong 3 đợt đủ lập thêm làng Tân Lập, Xuân Hùng, Trường Sơn, Đông Phú, đến nay xã Xuân Du chia thành 14 thôn từ thôn 1 dến thôn 14 [14,tr.9]
Cùng với sự hình thành làng xã và dân cư, chùa Phủ Na ra đời như một quy luật tự nhiên của lịch sử với nguồn gốc ban đầu là thờ 2 vị anh hùng Triệu Thị Trinh và Triệu Quốc Đạt (Thành Hoàng làng), về sau kết hợp thờ thêm chúa thượng Ngàn, Đức Tản Viên…trong quá trình đó lễ hội của hệ
Trang 22thống chùa này cũng hình thành Ngày nay Chùa Phủ Na vào mỗi dịp lễ hội
đã thu hút được rất nhiều du khách đổ về đây để dâng hương và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây
1.3 Truyền thống lịch sử- văn hóa
1.3.1 Truyền thống lịch sử
Xã Xuân Du – tỉnh Thanh Hóa là một vùng quê có bề dày lịch sử mang đầy đủ những nét truyền thống của dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường Xuân Du là nơi hội tụ của những người dân từ mọi miền đất nước về đây khai hoang, lập nghiệp Mỗi tấc đất quê hương đã thấm bao giọt mồ hôi, nước mắt và xương máu của lớp người đi trước Từ đó đã tạo dựng nên những truyền thống vẻ vang làm rạng rỡ quê hương, nó được kết tinh trong mỗi thế
hệ, mỗi con người quê hương Xuân Du Người dân nơi đây dù là Mường hay Kinh, Thái hay Thổ đều có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, bền bỉ đấu tranh với thiên nhiên để tạo lập và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc Họ yêu quê hương đất nước thể hiện trong lao động sáng tạo, tự lực tự cường, biết trân trọng sự giúp đỡ của mọi cấp, mọi ngành với tấm lòng thuỷ chung son sắc
Dưới chế độ phong kiến đại diện là thổ ty lang đạo ở địa phương, chúng bóc lột nhân dân hà khắc, không cho học chữ, đặt ra nhiều tục lệ vô căn cứ để phục dịch nhà làng; chưa hết, thực dân Pháp xâm lược nước ta, tiếng súng xâm lược nổ ra vào năm 1858 và kéo dài gần 100 năm đô hộ Bắc thuộc, nhân dân ta lại chịu 1 cổ 2 tròng Song cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Xuân
Du đã đoàn kết một lòng kiên trì đấu tranh chống lại thổ ty lang đạo chống lại sưu cao thuế nặng do thực dân phong kiến đặt ra Họ yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong từng chòm bản, từng bước gạt bỏ được những khó khăn, kiên trung hướng theo ngọn cờ yêu nước của các phong trào Cần Vương - Đông Du Cho đến ngày có Đảng lãnh đạo thì nhân dân Xuân Du một lòng theo Đảng phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng giành nước, giữ nước
Trang 23Truyền thống lịch sử của quê hương Xuân Du được phát huy hơn bao giờ hết bằng ý chí kiên cường và hành động dũng cảm trong đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, không ngại hi sinh gian khổ, không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù xâm lược nào
So với lịch sử hào hùng hơn 4000 năm của dân tộc, Xuân Du là địa danh ra đời muộn mằn Song nhân dân Xuân Du đã biết mở đất lập làng như: Lân Các, Lân Chùa, Lân Chung, Lân Khê, Lân Hợi (nay là làng Các, làng Khê, làng Chùa, làng Chung, làng Hợi v.v )
Từ những bản làng heo hút xưa kia ấy, nhân dân Xuân Du đã biết khai phá ruộng nương, làm thuỷ lợi để cấy trồng lúa nước, biết kéo sợi dệt vải thổ cẩm, săn bắn muông thú tạo cho mình cuộc sống ngày càng phát triển Đến ngày nay nhờ có những thế hệ con người sáng tạo ấy Xuân Du đã thay da đổi thịt, nông thôn trù phú, kinh tế phát triển, mọi người đều có ý thức làm chủ gia đình, làm chủ xã hội, đoàn kết một lòng thực hiện công cuộc đổi mới quê hương đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh
Xuân Du có truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc Từ
khi dựng nước, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Xuân Du luôn góp sức vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Pháp thực hiện chính sách nham hiểm: Chúng áp đặt bộ máy thống trị thông qua chính quyền tay sai của thổ ty lang đạo đối với Như Xuân cũng như Xuân Du Bóc lột bằng cống nạp vì vậy nhân dân Xuân Du luôn phải gánh chịu nhiều thứ thuế
vô cùng nặng nề và hết sức vô lý Không những chúng hạn chế trong giao lưu rộng rãi về kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp và chính quyền tay sai còn kìm hãm văn hoá giáo dục của nhân dân địa phương hòng làm cho con người Xuân Du ngu dốt lâu dài để dễ bề cai trị Đi liền đó chúng thúc đẩy những phần tử hành nghề Mo âu gieo rắc tư tưởng mê tín dị đoan, chia rẽ đoàn kết trong các làng bản, các dân tộc ở Xuân Du Cũng vì chính sách bóc lột của
Trang 24thực dân Pháp, trật tự phong kiến lang đạo ở miền núi nói chung, Xuân Du nói riêng bị xáo trộn các thành phần giai cấp bị phân hoá sâu sắc Lang đạo vẫn giữ vai trò chủ yếu quản lý kinh tế - xã hội dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp Đi liền đó bọn chúng ra sức bóc lột nông dân bằng hình thức tăng địa
tô, tăng thuế ruộng rẫy, thành phần phú nông, trung nông cũng ra sức tích tụ thêm ruộng đất cho vay nặng lãi, nông dân bị bần cùng hoá biến thành người làm thuê cho nhà lang và tầng lớp trung nông bậc trên, thêm vào đó là phục dịch nhà lang nên đời sống vô cùng cực khổ
Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Đây là bước ngoặt lịch
sử của cách mạng Việt Nam, có Đảng lãnh đạo thống nhất, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp lãnh đạo Thanh Hóa, nhân dân xã Xuân Du được giác ngộ đã sẵn sàng vùng lên đấu tranh giành lấy chính quyền Suốt thời kỳ hưởng ứng cao trào
1930 – 1931, 1936 – 1939 nhân dân Xuân Du luôn hưởng ứng phong trào đấu tranh, những phong tào rèn gươm, giáo, mác, chế tạo súng kiếp xây dựng lực lượng tự vệ chiến đấu Trước phong trào khởi nghĩa của Tiểu khu Bắc Nông Cống, khí thế long trời lỡ đất ấy tại Xuân Du do các ông Bùi Văn Chức, Nguyễn Văn Bày, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Đơn đã chỉ huy nhân dân cùng lực lượng tự vệ vũ trang kéo cờ đỏ sao vàng thành lập Ủy ban lâm thời vào ngày 20/8/1945
Sau ngày 20/8/1945 chính quyền nhân dân đi vào cũng cố để bảo vệ thành quả cách mạng Cuối tháng 9/1945 Hội nghị Hiệp thương do tỉnh chỉ đạo cử ông Bùi Văn Niệu làm chủ tịch Ủy ban lâm thời Trước sự thành lập chính quyền và xây dựng các tổ chức quần chúng địa phương, nhân dân xã Xuân Du vui mừng phấn khởi, đoàn kết trong xây dựng chính quyền mới Tháng11/1945 Ủy ban lâm thời xã Xuân Du đã ổn định về tổ chức và điều hành các hoạt động theo thể chế chính quyền dân chủ cộng hòa Trước những khó khăn khi mới xây dựng chính quyền chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhân dân Xuân Du ra sức tham ra các tổ chức đoàn thể, tích cực tham gia diệt
giặc đói, giặc dốt Trong cuốn lịch sử Đảng bộ và phong trào đấu tranh cách
Trang 25mạng xã Xuân Du (1930 – 2007) xuất bản năm 2007 có chép: “ Năm 1945,
khi nhân dân khắp nơi phát động “Tuần lễ vàng” “Tuần lễ đồng”, “Ủng hộ quỹ độc lập" của Chính phủ ban ra, nhân dân các dân tộc xã Xuân Du đã tích cực hưởng ứng Để phong trào thu được kết quả cao, trong nhân dân chuyền nhau câu hát nhằm khích lệ nhân dân như: “Đeo vòng chỉ tổ nặng tai, Đeo vòng nặng cổ hỡi ai có vòng”, “Đem vòng đổi súng cối xay, Đánh tan giặc nước dựng xây nước nhà””
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) hưởng ứng lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ CHí Minh: “Ai có súng cầm súng,
ai có gươm cầm gươm không có gươm thì cầm cuốc, thuổng, gậy gộc, quyết đứng lên kháng chiến bảo vệ nền độc lập” Từ tinh thần ấy nhân dân Xuân
Du đoàn kết một lòng quyết tâm thực hiện mọi nhiệm vụ do Đảng lãnh đạo Nhân dân Xuân Du tích cực động viên sức người sức của đóng góp cho cuộc chiến đấu mới, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương vững chắc
Đến tháng 10/1950 Xuân Du dược tách ra từ chi bộ ghép ( Cán Khê – Xuân Du – Phượng Nghi) thành lập chi bộ độc lập với 15 đảng viên, Huyện
ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Dơn làm bí thư chi bộ Sự ra đời của chi bộ đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách của chính quyền, đoàn thể cách mạng của nhân dân Xuân Du, là mốc son đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về chính trị của nhân dân các dân tộc
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Tiến hành khôi phục hàn gắn chiến tranh tiến lên tiến lên chủ nghĩa xã hội và
là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Hoà chung vào không khí đó, nhân dân Xuân Du phấn đấu hoàn thành cải cách dân chủ, vận động nhân dân vào hợp tác hoá phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành sứ mệnh lịch sử với Đảng, chung tay cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước
Như vậy ta có thể thấy truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, kiên cườn bảo vệ Tổ quốc của nhân dân xã Xuân Du Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng
Trang 26nghìn năm dựng nước và giữ nước Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm nên những trang sử
vẻ vang đầy khí thế Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước Kế thừa truyền thống yêu nước ấy nhân dân Xuân Du đã không ngừng đấu tranh và không ngại hy sinh và cống hiến công lao của mình cùng với đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam Xuất phát từ lòng yêu nước ấy nhân dân Xuân Du luôn sẵn sàng thực hiện trong mọi nhiệm vụ để hoàn thành xuất sắc những mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.3.2 Truyền thống văn hóa
Xã Xuân Du mang đầy nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
ta Thứ nhất nhân dân Xuân Du có truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”
luôn biết ơn những công lao của cha ông ta để lại Dân tộc Việt Nam là một
dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phải trải qua rất nhiều cuộc chống ngoại xâm vì vậy các thế hệ sau phải nhớ rằng ông cha ta đã phải hi sinh biết bao nhiêu xương máu bảo vệ Tổ quốc xây dựng nên hòa bình cho đất nước Chính vì vậy nhân dân Việt Nam nói chung cũng như nhân dân xã Xuân Du nói riêng luôn ghi nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc Điều này được thể hiện trong phong tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sỹ, đặc biệt là thờ Mẫu ( bà chúa Thượng Ngàn) được thể hiện trong khu di tích Phủ Na Truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” giúp cho nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Xuân Du tiếp thu và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp Nhân dân Xuân Du luôn nhớ về cội nguồn cùng chung sống hòa
thuận hướng tới xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh
Thứ hai, những truyền thống tốt đẹp của người dân nơi đây còn thể hiện
ở nét đẹp của phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo Người Xuân Du
mang nhiều phong tục của dân tộc Việt Nam như tục cưới xin, ma chay,… tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu
Trang 27(thể hiện qua di tích và lễ hội đền thờ Phủ Na) Các nghi lễ, phong tục đón Tết truyền thống, những hoạt động vui chơi đầu năm ở Xuân Du khiến nơi đây thêm đặc sắc và nhộn nhịp Đó là không khí rộn rã với những điệu múa sạp của bản Mường, những trò chơi dân gian như chơi cù, đánh đáo, chọi gà, đá cầu những lễ hội đặc sắc, nét văn hoá độc đáo tại bản làng cùng với các phong tục lễ tết tại Phủ Na Những phong tục tập quán lâu đời đã làm cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây ngày càng trở nên phong phú, củng cố niềm tin và sống trở nên ý nghĩa hơn
Thứ ba, người dân Xuân Du còn có truyền thống cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất Đức tính cần cù, sáng tạo là đức tính tốt đẹp của
nhân dân Việt Nam Khi mới được thành lập chính quyền xã Xuân Du không
có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống chật vật và gặp nhiều khó khăn trong lao động sản xuất Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ và phong trào đấu tranh cách mạng xã Xuân Du (1930 – 2007) có viết: “Trên cơ sở thắng lợi của cuộc cải cách dân chủ ở miền núi Thanh Hoá, Trung ương Đảng chủ trương vận động phong trào hợp tác hoá trên toàn miền Bắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, đồng thời với hoàn thành cải cách dân chủ, thực hiện chính sách kinh tế của Đảng Xuân Du đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách như: Lũ lụt, hạn hán của những năm 1955 - 1957 để vươn lên phát huy thắng lợi trước đó về vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề xây dựng chính quyền xây dựng các tổ chức quần chúng, nhân dân Xuân Du đã tích cực nỗ lực trong tăng gia sản xuất, tương trợ nhau khắc phục tốt đời sống để củng cố và phát triển kinh tế của từng hộ đạt kết quả khá Đến năm 1958 chi bộ Đảng và Ủy ban hành chính đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng mô hình kinh tế tập thể theo chủ trương của Trung ương Đảng đó là xây dựng các nhóm tổ đổi công ở các làng bản” Nhân dân Xuân Du luôn có đức tính cần cù và sáng tạo dần vượt qua những khó khăn ấy Điều này được thể hiện qua nghề trồng đào của người dân xã Xuân Du Từ một xã nghèo đói luôn phải lo từng chút về cuộc sống và giờ
Trang 28đây xã Xuân Du đã phát triển mạnh mẽ cả về mặt kinh tế, xã hội cũng như về đời sống của nhân dân
Thứ tư, xã Xuân Du còn có truyền thống hiếu học Trước năm 1945
nước ta vào tình trạng hơn 90% dân số dân số mù chữ trong đó có xã Xuân
Du Cuối năm 1945, trong thôn bản, làng xã khắp nơi phong trào bình dân học
vụ được phát động thu hút được tất cả già, trẻ, gái, trai đều nô nức đến lớp học để học chữ Giáo viên là những cán bộ đoàn thể của chính quyền huyện
cử đến dạy học với phương châm người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy người biết ít Mặc dù khó khăn chồng chất, không có lớp học thì bà con mượn nhà dân, đình làng, học mọi lúc mọi nơi nhưng những người dân Xuân Du quyết tâm học được cái chữ để làm chủ quê hương đất nước Chỉ sau 3 năm phát động 95% thanh niên biết chữ, đến năm 1954 có trên 80% dân số đã biết chữ Truyền thống hiếu học vẫn được các thế hệ sau
kế thừa và phát huy và đã đạt được nhiều thành tích về giáo dục
Tiểu kết chương 1
Vùng đất Xuân Du là một nơi có địa thế thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng Cư dân nơi đây cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất; kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; đồng thời luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vốn có của quê hương, đất nước
Xuân Du hiện nay là một vùng đất có hoạt động tấp nập và cũng thu hút được đông đảo được du khách phương xa tới thưởng ngoạn Lịch sử hình thành xã Xuân Du là một mạch ngầm khá rõ nét, tuy hình thành khá muộn nhưng không vì thế mà yếu kém đi phần giá trị lịch sử và truyền thống của vùng đất này Yếu tố dân cư và sự đang dạng về văn hoá của các dân tộc anh
em nơi đây đã tạo nên một cố kết cộng đồng và sự giao lưu, hoà hợp rộng rãi Chính vì thế mà từ khi khai hoang, lập ấp tới nay các thế hệ cư dân Xuân Du
Trang 29cũng đã tới đây khai hoang lập ấp, phát triển kinh tế tạo nên sự trù phú của vùng đất này như ngày hôm nay
Với tinh thần lao động cần cù, ý chí vươn lên cư dân xã Xuân Du đã từng bước nối tiếp nhau tạo dựng nên một vùng đất Xuân Du những giá trị lịch sử - văn hoá vô giá cùng với những truyền thống đặc biệt, mặc dù vùng đất này mới được ra đời vào đầu thế kỉ XIX, tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một tiền đề phát triển là những hành trang vô giá cho thế hệ trả sau này làm động lực để tiếp bước của cha ông, phấn đấu xây dựng quê hương Xuân Du ngày càng phát triển và giàu đẹp Con người nơi đây họ biết dựa vào sức mạnh và thế mạnh của tự nhiên để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, xây dựng cuộc sông mới trong thời đại mới Họ luôn ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng và làng xã, mong muốn đưa quê hương của mình ngày một phát triển để hoà chung cùng không khí phát triển của đất nước
Trang 30CHƯƠNG 2
DI TÍCH ĐỀN THỜ PHỦ NA 2.1 Nhân vật thờ tự
Nước có nguồn cây có cội Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, phi thường làm rạng danh cho đất nước quê hương xứ sở Đất thiêng Na Sơn, nơi bà Triệu dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô năm 248 sau Công Nguyên đã giành độc lập tự do cho quê hương Sự tích công trạng và nơi thờ
bà Triệu đã được các triều đại phong kiến công nhận và sắc phong Ngày nay, Động phủ Na Sơn nơi thờ bà Triệu đã được nhà nước công nhận là di tích lịch
sử văn hóa và thắng cảnh vào năm 1993
Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Phủ Na nằm ở trên triền núi Na Sơn (Núi Nưa) thuộc địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh là một trong những trung tâm tín ngưỡng lớn thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn (vị chúa của rừng xanh), Đức Thánh Tản Viên, Mẹ Âu Cơ - một trong những tục thờ thần bản địa xuất hiện từ rất sớm trong các cộng đồng dân cư ở Việt Nam Tín ngưỡng thờ ở Phủ Na là tín ngưỡng thờ Mẫu - một tín ngưỡng ra đời
ở Việt Nam vào thế kỷ XVI - XVII mà trung tâm của nó là ở Phủ Dày, Phố Cát, Sòng Sơn trong mối giao thoa văn hoá của Lê - Thanh Hoá với Trần - Nam Định như nhiều nhà nghiên cứu đã với một nhân vật trung tâm xuyên suốt đó là Liễu Hạnh mà triều đình phong kiến đã sắc phong là "Mẫu Nghi Thiên Hạ"
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cùng với quá trình khai khẩn đất hoang để làm ăn, sinh sống và xây dựng quê hương, cộng đồng
cư dân người Mường, người Thái, người Thổ, người Kinh ở xã Xuân Du, từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xây dựng nên một công trình kiến trúc to lớn, bề thế để thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay
Quá trình du nhập và thờ tự Đức Thánh Mẫu này được cộng đồng cư dân của xã Xuân Du quan niệm như là một lực lượng siêu nhiên, sáng tạo và cai
Trang 31quản các miền như: trời, đất, nước, núi, rừng Thánh Mẫu trong quan niệm
dân gian là nhất thể nhưng phải thành Tam Vị Thánh Mẫu hay Tứ Vị Thánh Mẫu để cai quản các miền khác nhau của vũ trụ Các Thánh Mẫu và các vị thần trong đạo Mẫu Phủ Na đã mang hình thức nhân thần, có nam, có nữ, nhưng nữ là chính và vị thần chủ nơi đây là Thánh Mẫu Thượng Ngàn
Thánh Mẫu Thượng Ngàn được người dân nơi đây đồng nhất với “Mẫu
Liễu Hạnh - Mẫu Nghi Thiên Hạ” Mẫu Thượng Ngàn theo truyền thuyết, Bà
có tên là Công Chúa La Bình, vốn là con gái Sơn Tinh và Mỵ Nương (công chúa vua Hùng thứ 18) La Bình là người con gái đẹp người, đẹp nết nên Tản Viên Sơn Thánh rất yêu quý, nàng là người thông minh hiểu biết hay giúp các
đỡ các vị thần dạy bảo chúng sinh làm những điều thiện tránh điều ác Thượng đế biết chuyện, rất khen ngợi và phong cho La Bình là Thượng Ngàn Công Chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao Bà Chúa Thượng Ngàn là vị thần cai quản miền rừng núi, miền thượng nguồn, nơi xuất phát của loài người Bà đã trở thành một vị anh hùng văn hóa, trở thành Mẹ trong tâm thức người dân và được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó có di tích Phủ
Na Bên cạnh đó, các nhân thần (Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Đạt) là những
nhân vật có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Một vấn đề nữa rất quan trọng mà chúng ta rất quan tâm đó là việc xác định các nhân vật thờ tự ở cụm di tích Phủ Na Hiện tại trong tay chúng ta không còn và không có một nguồn tài liệu bằng văn tự nào có liên quan đến vấn đề này như sắc phong, thần phả Vì vậy để thấy rõ về nhân vật thờ tự ở cụm di tích Phủ Na, xã Xuân Du, huyện Như Thanh chúng ta lần lượt xem từng địa điểm và nơi thờ tự cụ thể như sau:
Thứ nhất, là đền Trình là đền đầu tiên ở ngoài vào người Việt (người Kinh) thì gọi là đền Cô Ba Thoải (hay Cô Bơ Thoải) Đó cũng chính là hiện thân của Mẫu Thoải (tức Mẹ Nước) Đền được dựng ngay cạnh suối nước lớn Người Mường gọi đây là đền Cô Ba Đón Còn có người nói Cô Ba Đon là
Trang 32tướng của Bà Triệu thì đó chỉ là sự áp đặt trùng tên thôi chứ dân gian không
hề có truyền thuyết nào như vậy
Thứ hai, Đền Đức Ông hiện nay và trước đây cũng chỉ thờ hai cung, cung trong thờ Đức Thánh Trần (tức Đại Vương Trần Hưng Đạo) Cung ngoài thờ ngũ vị tôn ông, ba tòa quan lớn, tứ phủ vạn linh và hội đồng các quan Thứ ba, Đền Quang Hoàng: thờ 12 vị quan Hoàng trong đó có một số một số tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Quan Hoàng Mười hoặc Quan lớn Triệu Tường…
Thứ tư, Đền Mẫu (tức Phủ Na) đây chính là khu vực đền – phủ trung tâm
có tính chất bao trùm, chi phối toàn bộ hệ thống thờ ở Phủ Na Hiện nay nhân dân có phục dựng lại và thờ tự như sau: ở cung một thờ Liễu Hạnh công chúa
và Bà Âu Cơ; ở cung hai thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế; ở cung ba thờ Ngũ vi Tiên ông; ở cung thứ tư thờ hội đồng và thần hoàng bản thổ
Thứ năm, Đền Cô Chín (tức cửu thiên huyền nữ) – đó chính là phủ thiên – một nơi thờ trong hệ thống tứ phủ Nguồn gốc nguyên thủy của nó là tín ngưỡng thờ thần mặt trời của người Việt cổ
Thứ sáu, nơi thờ chúa Thượng Ngàn (tức mẹ Rừng núi, còn người Mường thì gọi là bà chúa Cửa rừng)
Thứ bảy, nơi thờ Tản Viên là một khối đá bằng ở đỉnh Eo En thuộc hệ thống núi Nưa Dân gian nói chung đều nhận thức đây là nơi thờ Tản viên sơn thần (tức thần núi Tản Viên), còn người Mường ở xã Xuân Du thì nói đó là nơi thờ Bua (vua) Ba Vì Hiện tại đây vẫn là nơi thờ lộ thiên như trước
Vì vậy, trong hệ thống thờ của cụm di tích ở Xuân Du thì Đền Mẫu thờ Liễu Hạnh mà dân gian gọi là Phủ Na mới là nơi thờ chính Các nghi lễ chính trong các kì hội (từ mở cửa đền, tế lễ, xuất phát, tập trung, diễn xướng) chủ yếu là nơi đây
Ở Phủ Na có một vấn đề thú vị và độc đáo mà ít nơi có được đó là trước khi tín ngưỡng của đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập đến Xuân Du thì trong không gian cư trú người Mường (dù chỉ mới có từ năm 1858) một tín ngưỡng
Trang 33nguyên thuỷ mà người Mường mang đến đã ra đời và tồn tại trước rồi Tín ngưỡng đó chính là tín ngưỡng thờ thần núi Tản Viên, mẹ Âu Cơ – một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ mà nhóm cư dân Mường Hòa Bình mang đến đây ngay từ lúc vừa đặt chân đến để lập ra làng xã Xuân Du ngày nay và Chúa Cửa Rừng (mà chúng ta gọi là Chúa Thượng Ngàn tức Mẹ Rừng Núi)
Khi tín ngưỡng Đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập vào vùng đất ở miền rừng núi Xuân Du, nhóm người việt của đồng bằng xứ Thanh đã không dám bài trừ
và vứt bỏ thứ tín ngưỡng “thiêng” của làng Mường Xuân Du, mà trái lại còn phải bảo vệ và dựa vào đó để tồn tại và phát triển một cách song hành cho đến tận ngày nay Vì vậy từ trước đến nay tại chính tẩm của đến Mẫu (Phủ Na), việc thờ mẹ Âu Cơ và Liễu Hạnh vẫn song hành tồn tại ở khu vực trung tâm tối linh của Tam Toà Thánh Mẫu Ngoài ra những khu vực thờ khác như Eo En-nơi thờ Tản Viên và bờ thác nước nơi thờ Chúa Cửa Rừng (Chúa Thượng Ngàn) vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay Đó là sự độc đáo của Đạo Mẫu ở Phủ
Na mà chúng ta ít gặp ở các vùng miền khác
2.2 Quá trình hình thành, tôn tạo
Căn cứ vào các nguồn tư liệu khảo sát thực tế tại di tích nguồn tư liệu thư tịch và tài liệu dân tộc học, các nhà khoa học đã thống nhất cho rằng di tích Phủ Na được xây dựng vào thời Nguyễn ở cuối thập niên đầu tiên của thế
kỷ XX - Đó là năm 1909 (dấu tích còn ghi lại thượng lương của đền Mẫu Nghi Thiên Hạ) Vì vậy khẳng định kiến trúc của Na Sơn là kiến trúc thời
Nguyễn
Từ trước và sau khi xây dựng Phủ Na vẫn là nơi hội tụ tâm linh của đông đúc người dân bản địa với tấm lòng biết ơn nhớ về cội nguồn Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử với các triều đại phong kiến, Phủ Na ngày càng được trùng tu, tôn tạo uy nghi và linh thiêng trở thành nơi tụ hội của đồng đảo khách thập phương về lễ hội dâng hương
Trang 34Nhưng thực hiện theo chính sách chống lại các tệ nạn mê tín dị đoan, đạo
tà lừa bịp của Đảng và Nhà nước năm 1976 Phủ Na đã bị phá dỡ hoàn toàn không còn dấu tích, vì bị đánh đồng là đạo tà mê tín thờ phụng ma quỷ…
Từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong trào lưu bảo tồn và phục hưng về di tích thắng cảnh trên địa bàn cả nước, tại vùng đồi núi xã Xuân Du đã dần thức dậy sau nhiều đêm dài quên lãng đó là Phủ Na – một cụm di tích – thắng cảnh mà đến nay đã trở thành một địa chỉ quen thuộc và là điểm hẹn của hàng vạn, hàng vạn du khách gần xa trong các kì lễ hội
Mãi đến năm 1992 thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về việc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo đời sống tâm linh của người dân chùa chiền, đình miếu được xây dựng lại Lúc này cán bộ và nhân dân xã Xuân Du đã đóng góp của cải và công sức xây dựng nền quần thể di tích Phủ
Na ngày nay Mặc dù đã trùng tu tôn tạo nhiều lần nhưng đến nay không mang được những giá trị nguyên sơ của nó
Quy mô các đền không lớn song mỗi đền đều có nét kiến trúc và ý nghĩa thờ cũng khác nhau mỗi đền là một hạng mục trong quần thể Vị trí các ngôi đền được xây dựng từ lâu đời trải qua thăng trầm của tự nhiên và lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song các ngôi đền luôn được duy trì tôn tạo bằng công sức đóng góp và lòng ngưỡng mộ của nhân dân và các bản hội trong vùng mà tồn tại cho đến ngày nay
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, hầu hết các hạng mục của công trình này đều bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng và bị phá hủy hoàn toàn Trong mấy chục năm trở lại đây bằng sự nỗ lực gìn giữ của chính quyền cùng nhân dân địa phương và nguồn công đức của du khách gần xa, một số hạng mục của công trình đã được trùng
tu, tôn tạo lại nhưng quy mô còn nhỏ bé, nhưng với phong cảnh đẹp đẽ hữu tình của một vùng đất nên thơ với dãy núi Nưa hùng vĩ, Phủ Na vẫn là một trung tâm thờ Mẫu tiêu biểu và linh thiêng trong tâm thức của cộng đồng cư
Trang 35dân miền núi Thanh Hóa cũng như du khách xa gần có dịp đến du ngoạn vùng
đất linh thiêng này
Ngày nay di tích Động Phủ Na Sơn đã được sử văn hoá thông tin Thanh Hoá công nhận là di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh ngày 28/01/1993
Đến nay Phủ Na đã được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư xây dựng và tôn tạo lại Đường đi lên các đền cũng được đầu tư và xây dựng khang trang sạch đẹp khuân viên được mở rộng Bên cạnh đấy các khu gửi xe cũng được quy hạch và mở rộng thêm để đáp ứng nhu cầu đến đây tham quan của du khách gần xa Hạng mục xây dựng cổng tam quan và đền Cô Chín, đặc biệt là đền Mẫu đã được tôn tạo xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2022
để kịp phục vụ cho du khách gần xa đến tham quan và cầu may vào dịp đầu xuân năm mới
Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu tâm linh
“phú quý sinh lễ nghĩa” dòng người đến Phủ Na ngày càng đông Người ta đến Phủ Na để cầu lộc cầu tài và với quan niệm “Sáng ở Phủ Na, chiều về Độc Cước”, nên ngay từ tối hôm 30 tháng Chạp và đêm giao thừa hàng năm nhiều người đã đến thắp hương cúng lễ Tìm về Na Sơn, con người sẽ cảm thấy sự bình an, được che chở phù hộ, tìm lại được sự thư thái, thanh thoát cho tâm hồn trước thiên nhiên tuyệt mĩ và đầy uy mị Những tín ngưỡng và truyền thuyết dân gian, lịch sử hội tụ lại ở Na Sơn Động Phủ là sự thể hiện một sức sống trường tồn ở văn hóa Phủ Na đã cuốn hút sự quan tâm của mọi người Với cái nhìn tổng hòa văn hóa bản địa, đây là vùng du lịch độc đáo, hấp dẫn với khả năng tiềm tàng vốn có của vùng đất linh thiêng này
2.3 Cấu trúc
Qua nhiều lần khảo sát thực tế chúng tôi xác định cụm di tích Phủ Na, xã Xuân Du theo sơ đồ như sau:
Trang 366 Nơi thờ thánh Tản Viên
5 Đền Cô Chín
(công chúa
thƣợng ngàn)
4 Đền Mẫu (tức Phủ Na)
3 Đền Quan Hoàng
2 Đền Đức Ông
1 Đền Trình
Trang 37Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hiện nay của đền thờ Phủ Na
Quần thể di tích Phủ Na nằm dưới chân núi Nưa bao gồm các công trình:
1 Đền Trình là đền đầu tiên ở ngoài vào, người Việt (Kinh) còn gọi là đền cô Ba Thoải (hay cô Bơ Thoải) Đó là hiện thân của Mẫu Thoải (tức mẹ Nước) Đền được dựng ngay tại suối nước lớn Người Mường gọi đây là đền
cô Ba Đón, còn có người nói cô Ba Đón là tướng của bà Triệu thì đó chỉ là sự
áp đặt tùy tiện chứ dân gian thì không có thuyết nào như vậy
2 Sau khi đi qua đền Trình nằm bên phải là đền Đức Ông: Hiện nay
và trước đây cũng chỉ có hai cung Cung trong thờ đức Thánh Trần (tức đại vương Triệu Quốc Đạt), 3 vị tướng tài của ông được thờ ở cung ngoài
3 Tiếp đến phía bên trái là đền Quang Hoàng: thờ 12 vị tướng tài hay
12 vị quan Hoàng trong đó có một số là tướng của khỏi nghĩa Lam Sơn như Quan Hoàng Mười - thờ ở Nghệ An (tức Lê Khôi) hoặc Quan lớn Triệu Tường thờ chính ở Gia Miêu, Hà Long, Hà Trung (có thể là Nguyễn Kim hay Nguyễn Hoàng chăng?)
4 Đền Mẫu (tức Phủ Na) đây chính là khu vực đền Mẫu trung tâm có tính chất bao trùm chi phối toàn bộ hệ thống đền ở Phủ Na Đền gồm 3 cung Nhất, Nhị, Tam Hiện tại nhân dân phục dựng lại đền này nhưng không đúng như quy mô xưa UBND xã Xuân Du hiện nay vẫn còn giữ được cây thượng
lưởng Hậu cung đền Mẫu – Phủ Na có khắc chữ: “Hoàng Triều Duy Tân tam
(tức đền Cô Ba hoặc Cô Bơ – Mẫu Thoải)
Trang 38niên tuế thứ kỷ dậu lục nguyệt nhị thập lục nhật quý mão giáp dần bàn trụ thụ lượng lương đại cát vượng” [26,tr.6]
Về hệ thống thờ tự:
Ở cung Nhất: Thờ tam tòa thánh Mẫu
Ở cung Nhị: thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế Quan Nam Tào, Bắc Đẩu chính cung, bên tả thờ Tứ Phủ chầu bà, bên hữu thờ bà Triệu Thị Trinh
Ở cung Tam: Thờ năm tọa quan lớn hay còn gọi Ngũ vị tiên ông Bên
tả thờ bà chúa sơn lâm của rừng xanh, bên hữu thờ chúa Bản Đền hiênh thân của của công chúa thượng ngàn hay còn gọi là công chúa La Bình
Đền mẫu được xây dựng ở khu đất bằng phẳng rộng rãi ở thung lũng chân núi Nưa trong không gian thắng cảnh rừng núi, suối khe vây quanh
5 Đi hết đền Mẫu là đền Cô Chín (tức Cữu Thiên Huyền Nữ) Đó chính
là phủ Thiên - một nơi thờ trong hệ thống thờ tứ phủ Nhưng nguồn gốc nguyên thủy thì đó chính là tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của người Việt Cổ Tại đây chính cung thờ tam vị chúa Mường, đối diện vách núi thờ Cô Chín Thượng Ngàn hay còn gọi là Cô Chín Phủ Na
Đền này được dựng ở trên khối đá bằng ở ngay sườn cao phía Đông núi Nưa, sát với chỗ vực thác nước chảy không bao giờ cạn Nhưng Cô Chín trong tâm thức của người Việt sùng bái đạo Mẫu chỉ là một thuộc hạ của chúa Liễu Hạnh Nơi thờ chúa Thượng Ngàn (tức mẹ rừng núi, còn người Mường gọi là bà chúa Cửa Rừng) Vốn dĩ trước đây chỉ là bệ thờ lộ thiên nay đã được nhân dân xây thành một lầu thờ sát cạnh vực thác
6 Nơi đây còn có đền rước bóng thờ Thánh Tản Viên là một khối đá bằng ở đỉnh Eo En thuộc hệ thống núi Nưa Nhân gian nói chung đến nhận thức đây là nơi thờ Tản Viên sơn thần ( tức thần núi Tản Viên) còn người Mường Xuân Du gọi đó là Bua (Vua) Ba Vì Hiện tại đây vẫn là nơi thờ lộ thiên như trước kia