1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích và lễ hội đền mưng bà (trung thành, nông cống, thanh hóa)

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 7,8 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của đề tài (8)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (10)
  • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Đóng góp của đề tài (14)
  • 7. Bố cục của đề tài (15)
  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT TRUNG THÀNH (16)
    • 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (16)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý (16)
      • 1.1.2. Điều kiện tự nhiên (17)
    • 1.2. Quá trình hình thành vùng đất Trung Thành (21)
      • 1.2.1. Vùng đất Trung Thành trước cách mạng tháng tám năm 1945 (21)
      • 1.2.2. Vùng đất Trung Thành sau cách mạng tháng tám năm 1945 tới nay 15 1.3. Truyền thống lịch - sử văn hóa (22)
      • 1.3.1. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất (23)
      • 1.3.2. Truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm (24)
      • 1.3.3. Truyền thống uống nước nhớ nguồn (27)
      • 1.3.4. Truyền thống hiếu học (28)
  • Chương 2. DI TÍCH ĐỀN MƯNG (31)
    • 2.1. Vị trí, quá trình hình thành, tôn tạo (31)
      • 2.1.1. Vị trí (31)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành, tôn tạo (31)
    • 2.2. Cấu trúc, bài trí đền Mưng (33)
      • 2.2.1. Cấu trúc (33)
      • 2.2.2. Hệ thống hiện vật (35)
      • 2.2.3. Hệ thống thờ tự và bài trí đồ thờ (38)
    • 2.3. Giá trị lịch sử - văn hóa, thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản (39)
      • 2.3.1. Giá trị lịch sử - văn hóa (39)
      • 2.3.2. Thực trạng ( (40)
      • 2.3.3. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản (41)
  • Chương 3. LỄ HỘI ĐỀN MƯNG (44)
    • 3.1. Nguồn gốc, quá trình chuẩn bị lễ hội (44)
      • 3.1.1. Nguồn gốc lễ hội (44)
      • 3.1.2. Công tác chuẩn bị (45)
    • 3.2. Diễn trình lễ hội (47)
      • 3.2.1. Lễ hội tháng Giêng (47)
      • 3.2.2. Lễ hội tháng Ba (49)
    • 3.3 Giá trị lịch sử - văn hóa, thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản (57)
      • 3.3.1 Giá trị lịch sử - văn hóa (57)
      • 3.3.2 Thực trạng (59)
      • 3.3.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị (60)

Nội dung

Xã Trung Thành - huyện Nông Cống là một trong những vùng đất cổ, nơi người Việt đến tụ cư lập nghiệp từ buổi đầu công nguyên; địa danh ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dựng nước và giữ n

Sự cần thiết của đề tài

1.1.Xứ Thanh là vùng "địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử và văn hiến rực rỡ Mảnh đất này là mạch nguồn sinh dưỡng “Tam Vương”, “Nhị Chúa” cùng nhiều bậc kỳ tài làm rạng danh lịch sử quê hương và dân tộc Nơi đây từng là cái nôi của người nguyên thủy, một trong ba vùng phân bố chủ yếu của văn hóa Đông Sơn trên đất nước Việt Nam; nơi bảo tồn hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ

Xã Trung Thành - huyện Nông Cống là một trong những vùng đất cổ, nơi người Việt đến tụ cư lập nghiệp từ buổi đầu công nguyên; địa danh ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Cũng như nhiều làng quê khác ở tỉnh Thanh, xã Trung Thành hiện còn lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bao gồm quần thể đền, đài, miếu mạo cùng những lễ hội, trò diễn dân gian; nổi bật là di tích và lễ hội đền Mưng

1.2 Đền Mưng xưa thuộc địa phận làng Mưng, xã Thanh Nê, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia; nay là thôn 3, làng Côn Sơn, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Đền được dựng từ thế kỷ XV thời Hậu Lê, thờ Tham xung tá quốc Lê Hữu - người con thứ tư, trợ thủ đắc lực của thủ lĩnh Lê Ngọc, cũng là người trực tiếp cầm quân khởi nghĩa chống nhà Đường thế kỷ VII Đây là ngôi đền lớn nhất trong hệ thống hàng trăm đền thờ Đức Thánh lưỡng ngũ vị (5 cha con Lê Ngọc) suốt từ Đông Sơn, Triệu Sơn đến Nông Cống, Quảng Xương Nhân vật lịch sử Lê Hữu được huyền thoại hoá trở thành điểm cốt lõi để tập hợp nhiều tín ngưỡng và tập tục của người Việt cổ vùng sông nước ruộng đồng, làm sống lại truyền thống của cha ông ta từ thời các vua Hùng Với giá trị lịch sử - văn hoá sâu sắc, đến nay đền Mưng vẫn là chốn linh thiêng để nhân dân khắp nơi tụ về chiêm bái, tưởng nhớ tiền nhân, thể hiện niềm ngưỡng vọng và ước mong về một cuộc sống bình yên, tươi đẹp 1.3 Lễ hội đền Mưng (làng Côn Sơn, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được hình thành trong cộng đồng dân cư vùng ven dòng Lãng Giang từ rất lâu đời Lễ hội được tổ chức hàng năm hai dịp vào tháng Giêng và tháng Ba (Âm lịch) nhằm tri ân công đức của Chàng Út Đại vương Lê Hữu; người đã cùng cha và anh chị tụ binh khởi nghĩa đánh đuổi nhà Đường ở thế kỷ thứ VII Suốt thời phong kiến, lễ hội đền Mưng được xếp vào hàng “Quốc lễ”, thu hút cả một vùng rộng lớn từ Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương hướng về; riêng Nông Cống có tới 18 làng trực tiếp tham gia Trong lễ hội, nhiều trò diễn, trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được tái hiện như chèo cạn, chèo chải, đua thuyền, bắt vịt… Đặc biệt, trò hát chèo thờ - một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, riêng biệt của vùng đất làng Mưng, được xem là “dấu vết còn lại của chiếng chèo Thanh” 1 Sau gần 700 năm, lễ hội đền Mưng vẫn được duy trì, là nơi di dưỡng, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống; kết nối cộng đồng và hướng con người đến những giá trị nhân văn tốt đẹp

1.4 Có thể nói, di tích và lễ hội đền Mưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương Năm 1994, giám đốc sở văn hoá thể thao và du lịch Thanh Hoá đã ký quyết định công nhận đền Mưng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Năm 2019 Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du lịch công nhận đền Mưng là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia Tuy nhiên do thăng trầm lịch sử và biến cố thời gian; công tác quản lý, bảo tồn chưa được quan tâm đúng mức, ngôi đền đang xuống cấp trầm trọng; khâu tổ chức lễ hội còn nhiều bất cập Vì vậy, nghiên cứu lịch sử hình thành, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Mưng; đồng thời lan toả các giá trị văn hoá tốt đẹp là một yêu cầu cấp thiết

Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, với mong muốn đóng góp vào mục tiêu giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Di tích và lễ hội đền Mưng (Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hoá) làm đề tài nghiên cứu

1 https://baothanhhoa.vn/bao-hang-thang/le-hoi-den-mung-nbsp-net-dep-truyen-thong-dam-da-ban-sac-xu- thanh/140397.htm

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề di tích, lễ hội đền Mưng và vùng đất Trung Thành (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) đã được tiếp cận, nghiên cứu trong một số công trình sau:

Hương đất Cầu Quan (Sở VH - TT Thanh Hóa, 1992) gồm 3 chương, 96 trang Ở chương II, phần 2 Tục lệ trong các làng, phần 4 Văn nghệ truyền thống đã giới thiệu tới độc giả về tục lệ thờ thần và các lễ hội dân gian đặc sắc ở vùng đất Nông Cống, bao gồm lễ hội đền Mưng Từ những quy thức, lễ nghi trang trọng, người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân Nông Cống Địa chí Nông Cống (Hoàng Anh Nhân, 1998) gồm 933 trang, 4 phần, nghiên cứu khá toàn diện về địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, truyền thống lịch sử - văn hóa vùng đất Chương VIII, phần II (Nhân vật) giới thiệu tổng quan về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp những danh nhân tiêu biểu qua các thời kỳ, trong đó có cha con Lê Ngọc - Lê Hữu và cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường thế kỷ VII Chương V (Nếp sống truyền thống) trình bày phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội dân gian của vùng đất này Tác giả giới thiệu lịch sử hình thành di tích và lễ hội đền Mưng, khảo tả chi tiết lễ hội “bơi đua tháng Giêng” và “chèo thờ tháng Ba” Địa chí Thanh Hoá, tập II (NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2004) Gồm 8 chương, 1287 trang Trên cơ sở tìm hiểu những nét tiêu biểu về đời sống vật chất (ẩm thực, trang phục, nhà ở ) đời sống tinh thần (phong tục - tập quán tín ngưỡng, tôn giáo ), các nhà nghiên cứu đã khắc hoạ rõ nét diện mạo văn hoá - xã hội xứ Thanh Trong phần phong tục - tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo, những lễ hội lớn đã được giới thiệu khái quát như: Lễ hội làng Cổ Bôn (huyện Đông Sơn), lễ hội đền Sòng Phố Cát (thị xã Bỉm Sơn), lễ hội đền Mưng (huyện Nông Cống)

Lịch sử Đảng bộ huyện Nông Cống, tập 1 (1946-2005) (NXB, 2006) gồm 7 chương, 357 trang, đã trình bày quá trình hình thành và sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ huyện Nông Cống trên chặng đường 59 năm lịch sử Qua công trình này, chúng tôi thu thập được những thông tin hữu ích về vị trí và tiềm năng phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông Cống Trang 35 đã đề cập vài nét về thân thế và cuộc khởi nghĩa của cha con Lê Ngọc, Lê Hữu

Quản lý lễ hội Đền Mưng xã Trung Thành huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Ngô Thị Nga, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa, 2013):

Chương 1 trình bày những vấn đề chung về quản lý lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội đền Mưng Phần 2 của chương giới thiệu khái quát vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của xã Trung Thành, lịch sử hình thành đền Mưng Chương 2 khảo sát thực trạng quản lý lễ hội Đền Mưng trên các phương diện: cơ cấu bộ máy quản lý, công tác chuẩn bị và diễn trình tổ chức lễ hội, công tác tuyên truyền phổ biến văn bản nhà nước Tác giả đánh giá công tác quản lý lễ hội Đền Mưng, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội ở chương 3

Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh (Hoàng Anh Nhân, Lê Huy Trâm,

2014) gồm hai quyển Công trình là bức tranh tổng quan về hệ thống lễ tục, lễ hội truyền thống các vùng miền ở Thanh Hoá Trong tập 2, tác giả dẫn dắt người đọc khám phá các lễ hội, lễ tục vùng đồng bằng và miền biển Thanh Hóa như đền Đồng Cổ (Yên Định) lễ hội làng Bồng Thượng (Vĩnh Lộc), lễ hội làng Vĩnh Trị, lễ hội làng Nguyệt Viên, lễ hội làng Hoằng Bột (Hoằng Hóa), lễ hội làng Diêm Phố (Hậu Lộc), lễ hội đền Độc Cước (Sầm Sơn), lễ tục đền Ối, lễ hội đền Mưng (Nông Cống)

Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa từ năm 1945 đến năm 2014 (Nguyễn Thị Điệp, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử,

2015): Luận văn gồm 3 chương, 168 trang Chương 1 và chương 2 trình bày sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông Cống qua hai giai đoạn:

1945 - 1954 và 1954 - 2014 Chương 3 đánh giá tác động của sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư đến kinh tế - xã hội ở huyện Nông Cống Không trực tiếp nghiên cứu về di tích và lễ hội đền Mưng, nhưng công trình đã làm rõ điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa của huyện Nông Cống, làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính của huyện qua các giai đoạn lịch sử Đó là cơ sở để chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa vùng đất Trung Thành

Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Nông Cống (Lê Thanh Bình, Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa, 2018): Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa, tổng quan về hệ thống di tích tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Khảo sát hiện trạng, tình trạng kỹ thuật của các di tích, tác giả xếp đền Mưng vào nhóm 2 - nhóm di tích xuống cấp Tác giả khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa cũng như vai trò quan trọng của hệ thống di tích trong phát triển kinh tế và đời sống văn hóa - xã hội địa phương Chương

2 đánh giá toàn diện về thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa huyện Nông Cống, trong đó có công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn di tích; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm Từ thực trạng, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ở chương 2, chương 3 xác định phương hướng, nêu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện

Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, 2019): Công trình gồm 369 trang, tập hợp các bài viết của nhiều tác giả theo bốn chủ đề chính Phần I trình bày tổng quan về hệ thống di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa Phần II và phần III phân loại và khảo tả các di sản vật thể, phi vật thể tiêu biểu Phần IV đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Chèo làng Mưng (xã Trung Thành, huyện Nông Cống) là một trong 30 di sản phi vật thể tiêu biểu được đề cập đến Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Mạnh Hà khái quát lịch sử hình thành, đề cao giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của chiếng chèo làng Mưng

Tinh hoa văn hóa xứ Thanh (NXB Thanh Hóa, 2019) gồm 43 chương viết về các vấn đề: lịch sử, kiến thiết làng xã, nghệ thuật kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo,… Tác giả Hoàng Tuấn Phổ đã bao quát được các giá trị lịch sử, văn hóa của đất và người xứ Thanh; đồng thời mở ra một góc nhìn mới về văn hóa Thanh Hóa, không chỉ là “Tiểu vùng văn hóa” mà còn mang trong lòng “Nền văn minh sông Mã” Tuy không đề cập đến di tích, lễ hội đền Mưng nhưng công trình đã trang bị những hiểu biết cơ bản về văn hóa Thanh Hóa để chúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu đề tài

Nhìn chung cho đến thời điểm hiện tại, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến di tích và lễ hội đền Mưng; một số vấn đề đã được làm rõ ở mức độ nhất định Đó là nguồn tài liệu quý cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi Tuy nhiên dưới góc độ lịch sử chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này Đặc biệt, việc khảo tả cấu trúc, bài trí đền Mưng, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa, thực trạng di tích và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản vẫn còn khoảng trống lớn Đây cũng là nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm đặt ra cho đề tài.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành, cấu trúc di tích và diễn trình lễ hội đền Mưng, đề tài xác định giá trị lịch sử - văn hoá, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Trình bày khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử - văn hóa của vùng đất Trung Thành

- Tìm hiểu quá trình hình thành, tôn tạo, cấu trúc đền thờ và diễn trình lễ hội đền Mưng

- Đánh giá giá trị, thực trạng di tích, lễ hội; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Phương pháp nghiên cứu

Quán triệt các quan điểm của CN Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về lịch sử và văn hoá

5.2 Phương pháp cụ thể ịch sử: Dựa trên lí thuyết về phương pháp lịch sử, chúng tôi tìm kiếm, sưu tầm các nguồn tư liệu để làm rõ lịch sử hình thành, tôn tạo; mô tả cấu trúc di tích và diễn trình lễ hội đền Mưng ề tài sử dụng phương pháp logic nhằm lý giải nguồn gốc hình thành di tích và lễ hội đền Mưng, xác định giá trị lịch sử văn hóa, đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản ều tra điền dã: Cùng với việc sưu tầm, tìm kiếm nguồn tài liệu thành văn, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp về địa phương để khảo sát, đo đạc, chụp ảnh, lấy thông tin về di tích và lễ hội đền Mưng ạnh các phương pháp trên, đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học nhằm tìm hiểu di tích, lễ hội đền Mưng và vùng đất Nông Cống trong mối quan hệ tương tác điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử để từ đó có thể rút ra đặc trưng văn hóa vùng đất ử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, so sánh, thống kế, tổng hợp nhằm làm rõ cơ sở hình thành di tích và lễ hội đền Mưng, đánh giá thực trạng và đúc kết bài học; đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu một cách bài bản, toàn diện về di tích và lễ hội đền Mưng Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành lịch sử, văn hóa; phục vụ công tác quản lý văn hóa, hướng dẫn du lịch Đề tài góp phần vào việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, bồi đắp lòng tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống cho thế hệ sau.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài bố cục gồm 3 chương:

 Chương 1: Khái quát về vùng đất Trung Thành

 Chương 2: Di tích đền Mưng

 Chương 3: Lễ hội đền Mưng

TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT TRUNG THÀNH

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trung Thành là một trong 33 xã, thị trấn của huyện Nông Cống Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 28km Phía Bắc giáp các huyện Đông Sơn và Triệu Sơn, phía Nam giáp Như Thanh và Tĩnh Gia, phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương Điểm cực Bắc ở 105,7 kinh độ đông; 21,48 vĩ độ bắc Điểm cực Nam ở 105,68 kinh độ đông; 21,54 vĩ độ bắc Điểm cực Tây ở 106,63 kinh độ đông; 21,70 vĩ độ bắc Điểm cực Đông ở 105,68 kinh độ đông; 21,70 vĩ độ bắc Trung Thành nằm ở phía Bắc huyện, cách huyện lỵ 10km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 18km về phía Nam; địa hình trải dài từ phía Đông Ngàn Nưa đến tận Cầu Quan Phía Bắc giáp các xã Tân Khang, Trung Chính; phía Nam giáp xã Tế Thắng, phía Đông giáp xã Trung Ý, phía Tây giáp Ngàn Nưa

Xã Trung Thành hiện nay gồm 7 làng: Yên Quả, Côn Sơn, Lương Mộng, Phú Mỹ, Yên Dân, Đông Yên Làng Côn Sơn (tức làng Mưng) nằm bên bờ sông Lãng (Lãng Giang, sông Cầu Quan) - nơi có đền Mưng thờ Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc và lễ hội

Hệ thống giao thông xã Trung Thành - huyện Nông Cống có cả đường bộ, đường sắt và đường sông Quốc lộ 45 chạy qua trung tâm xã dài 2,5km nối thành phố Thanh Hóa với thị trấn Chuối (Nông Cống) và thị trấn Yên Cát (Như Xuân) Từ Trung Thành có thể dễ dàng đến Quán Giắt (Triệu Sơn), Bến Sung (Như Xuân) theo các tuyến đường liên huyện Từ Trung Thành ra Bắc vào Nam bằng đường sắt cũng khá thuận lợi nhờ đường sắt xuyên Việt chạy qua Yên Thái (xã Hoàng Giang), Thị Long và Minh Khôi (xã Minh Khôi) Theo các tuyến sông Hoàng, sông Nhơm, sông Thị Long có thể vào Nghĩa Đàn (Nghệ An) hoặc lên Thọ Xuân, Như Xuân (Thanh Hóa)

Với vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi, Trung Thành có điều kiện để phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội

1.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình: Nông Cống là huyện đồng bằng nhưng nằm ven vùng đồi núi phía nam của dải đồi núi trung du sông Chu nên có một vùng đồi núi thấp lượn sóng tạo thành một dải bán sơn địa có diện tích khoảng 7.5000ha

Vùng đồng bằng châu thổ Nông Cống khá rộng lớn, có diện tích 21.210ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn huyện được chia thành các tiểu vùng Đó là vùng thềm đồng bằng (tiếp giáp giữa đồi núi với đồng sâu); vùng ven sông Lãng, sông Hoàng, sông Yên và vùng địa hình thấp, trũng (chiếm tỉ lệ lớn nhất)

Sự đa dạng của địa hình Nông Cống (đồi núi, đồng bằng, và những vùng trũng…) đã tạo ra một vùng châu thổ giàu tiềm năng [25;tr.23-24] Đồng bằng Nông Cống được bồi đắp bởi các con sông Hoàng Giang, sông Thị Long, sông Nhơm, sông Chuối, thì vùng đất Trung Thành được sự bồi đắp của hệ thống sông Nhơm Địa hình tương dốc từ hướng Tây xuống Đông và từ Bắc xuống Nam, nếu xét trên bình diện rộng Bên cạnh đó vẫn tồn tại các ô trũng do phù sa chưa bồi đắp hoàn chỉnh Điển hình của dạng địa hình này là các khu đồng trũng, đầm xen k các cánh đồng cao ở các làng Tuy nhiên, tính chất này hiện nay không còn rõ nét do tác động của con người trong quá trình khai phá, cải tạo đồng ruộng Ngoài ra địa hình của Trung Thành còn mang những nét đặc thù riêng bởi có sông Nhơm, núi Nưa, núi Mưng như những ranh giới tự nhiên chạy dọc từ Bắc xuống Nam

Núi Nưa tên chữ là Na Sơn, ngọn núi lớn nhất ở vùng đồng bằng Thanh Hóa, chiều dài là 17km, diện tích 55 km 2 ; phần thuộc huyện Nông Cống dài 8,5km, diện tích núi Nưa là 55km, đây là ngọn núi chung của ba huyện Như Thanh, Triệu Sơn, Nông Cống Vùng núi Nưa phía Tây và Tây - Nam thuộc địa phận Nông Cống nằm tại các xã Tân Thọ, Tân Khang, Trung Thành, Tế Thắng,

Tế Lợi [25;tr.30] Thủa xưa, Ngàn Nưa từng là căn cứ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Không chỉ núi Nưa, phía tây xã Trung Thành còn cận kề núi Côn Sơn (núi Mưng) - một dải đồi đất đỏ rộng chừng 10ha, có độ cao so với mực nước biển 30m [18; tr.11] Núi Mưng gắn liền với truyền thuyết Thánh Lưỡng Tham xung tá quốc hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhà Đường (vào thế kỉ VII)

Với địa thế “lưng tựa núi, ngước mặt nhìn sông”, ngay từ xa xưa Trung Thành là vùng đất ý nghĩa về mặt kinh tế, đồng thời cũng là một vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự Trong giai đoạn đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nơi đây chịu sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, mà trọng điểm là Cầu Quan, do đó đã có nhiều đơn vị chiến đấu của quân dân đóng tại đồi Mưng, bến phà, nhằm bảo vệ mục tiêu mà địch đánh phá như: đơn vị tên lửa E57, đơn vị pháo 57 thuộc D27F361, Sư đoàn 316 Tiểu đoàn 81 - E238 (Đoàn Hạ Long) Ngoài ra Trung Thành còn là nơi sơ tán nhiều cơ quan đầu não của huyện [41] Đất đai: Nông Cống có tổng diện tích đất tự nhiên là 286,56km 2 ; trong đó đất nông nghiệp có 14.493,64ha, chiếm 50,67%; đất lâm nghiệp có 2.373,46ha chiếm 8,30%; đất chuyên dùng có 4.287,87ha, chiếm 14,99%; đất ở có 801,18ha, chiếm 2,83% và đất chưa sử dụng 6.641,02ha, chiếm 23,21% Đất đai huyện Nông Cống có hai nhóm đất: đất phù sa và đất đồi núi Nhóm đất phù sa gồm các loại: đất mặn hạ lưu sông Yên; đất phù sa được bồi thường xuyên hàng năm có diện tích nhỏ và phân bố dọc các bãi sông Hoàng, sông Nhơm, sông Mực và sông Thị Long

Nhóm đất đồi núi có các loại: đất feralit có màu xám trên núi Nưa Đất bazan ở vùng đồi thấp thuộc các xã Thăng Long, Công Liêm, Công Chính, Công Bình; đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất xói mòn trơ sỏi đá có ở các đồi núi sót Ngoài ra, còn có đất lầy thụt, nhờ thủy lợi hóa có thể trồng lúa, nuôi cá [36;tr.1082] Đất đai Trung Thành có đặc điểm tương tự như vậy Theo số liệu thống kê năm 2010, xã có tổng diện tích đất tự nhiên 748,09ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 370,20ha (đất lúa nước 300,03ha, đất trồng cây hàng năm 18,87ha, đất trồng cây lâu năm 5,96ha, đất rừng sản xuất 37,59ha, đất nuôi trồng thủy sản 7,75ha), đất phi nông nghiệp 183,49ha, đất chưa sử dụng 194,4ha

Nhìn chung chất đất của Trung Thành thuộc thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, trung tính Đồng đất của xã thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước Đất trồng có bốn loại chủ yếu: đất mặn hạ lưu sông Yên, đất phù sa được bồi thường xuyên hàng năm, đất đồng trũng và đất feralit núi Nưa Từ xưa đến nay, Trung Thành đã góp phần làm nên vùng lúa gạo của Nông Cống nổi tiếng cả tỉnh Ngoài đất trồng lúa, Trung Thành có một phần đồng cạn, chủ yếu trồng rau màu Diện tích không nhiều nhưng cũng đảm bảo đủ nhu cầu của người dân trong xã, và một phần cung ứng cho các nơi khác [41]

Tuy nhiên, từ khi có hệ thống sông Nhơm hình thành, ngăn không cho nước lụt vào đồng ruộng thì quá trình lắng đọng phù sa cũng không còn Điều này lý giải vì sao, bên cạnh phần lớn diện tích đất trung tính, thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, lại có những vùng đất chua, bạc màu, không mấy thuận tiện cho sản xuất

Khí hậu: Khí hậu tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của dân cư nơi đây Trung Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm; hè nóng, mưa nhiều; đông lạnh, ít mưa Hàng năm, Trung Thành chịu ảnh hưởng của ba hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam và gió Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, mang theo hơi lạnh và mưa phùn; mỗi đợt gió mùa kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió dao động từ cấp 3 đến cấp 6, đôi khi có cả sương muối Gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển cây màu vụ đông, tuy nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả Gió Tây Nam xuất hiện từ đầu mùa hè theo từng đợt 2 đến 5 ngày, có khi kéo dài đến vài tuần lễ; gió Tây Nam khô nóng, thường thổi từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, đẩy nhiệt độ không khí lên cao ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp Cũng do tác động của gió mùa, Trung Thành có một nền nhiệt độ trung bình năm tương đối cao (khoảng từ 8.500-8.600ºC), nhưng lại có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ Có 4 tháng từ tháng 12 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình dưới 20°C, có 5 tháng nhiệt độ trung bình lớn hơn 25ºC (từ tháng 5 đến tháng 9) Tổng số giờ nắng trong năm là 1658 giờ, bức xạ tổng cộng hàng năm là 225-230w/m2

Lượng mưa trung bình hàng năm tại xã là 1.500-1.900mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9, (400mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 Độ ẩm không khí trung bình là 85-86% Mùa đông vào những ngày tháng 12 hàng năm thường hanh khô, độ ẩm có thể xuống thấp tới 50% Độ ẩm cao nhất là 90%, vào những ngày mưa phùn (tháng 2 hàng năm) độ ẩm bão hòa sinh ẩm ướt gây khó khăn cho cuộc sống của Nhân dân Mỗi năm có khoảng 4 tháng có nguy cơ xảy ra hạn hán, đó là từ tháng 1 đến tháng 4, cần phải có kế hoạch đảm bảo nước cho cây trồng, vật nuôi Trên thực tế, tính chất thất thường của thời tiết luôn gây khó khăn trong đời sống sản xuất của nhân dân Đặc biệt là về mùa nóng, mỗi khi có gió Lào, nhiệt độ thường lên cao và độ ẩm xuống rất thấp, gây nên kiểu thời tiết khô nóng rất khó chịu, bên cạnh đó là những trận bão với sức tàn phá ghê gớm, thường gây lũ lụt, vốn là nỗi lo sợ của người dân vùng chiêm trũng như Trung Thành [40]

Sông ngòi: Sông ngòi Nông Cống thuộc hệ thống sông Yên - một trong 4 hệ thống sông lớn của Thanh Hóa, gồm có 4 nhánh: sông Hoàng, sông Thị Long, sông Nhơm, sông Chuối Bốn nhánh sông này phần lớn chảy quan địa phận Trung Thành

Quá trình hình thành vùng đất Trung Thành

1.2.1 Vùng đất Trung Thành trước cách mạng tháng tám năm 1945

Mảnh đất Trung Thành có cư dân đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp từ khi nào, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính thức, tuy nhiên căn cứ vào truyền thuyết, truyện kể dân gian, phả hệ các dòng họ và một số sách từ thời phong kiến, có thể ước định được rằng việc hình thành đơn vị dân cư mang tính pháp lý, được nhà nước phong kiến công nhận đã cách đây hàng ngàn năm

Vùng đất Trung Thành nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Gia phả của một số dòng họ ghi lại, vào năm 1485 sau khi cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, nhất là sau khi dẹp loạn Nghi Dân, vua Lê Thánh Tông đã ban vùng đất Nông Cống trong đó có Trung Thành là đất lộc điền cho nhiều công thần khai quốc Vì thế đất Trung Thành cũng được chăm lo phát triển, thái ấp được mở mang Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành cộng đồng dân cư dần được đẩy mạnh Đến đầu thế kỷ XIX, cộng đồng dân cư ở Trung Thành đã trở nên đông đúc, người các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã về đây làm ăn, buôn bán, khai hoang lập làng làm nên một vùng quê trù phú Theo sách

“Các tổng trấn danh bị lãm”, đầu thế kỷ XIX được lưu ở Viện Hán - Nôm, thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc Các làng của xã Trung Thành ngày nay thuộc tổng Cổ Định Đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, xã Trung Thành có tên là Tử Nê, thuộc tổng Cổ Định Theo sách Đồng Khánh dư địa chí, đến cuối thế kỷ XIX, huyện Nông Cống có 10 tổng, 221 xã, thôn, tộc, sở, trang, giáp, ấp Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, các làng của xã Tử Nê thuộc hai tổng khác nhau: làng Cáo, làng Mưng, làng Múng thuộc tổng Cổ Định, làng Yên Thượng thuộc tổng

Cổ Yên Sau này các làng đều đổi tên mới: làng Cáo thành làng Yên Quả, làng Mưng thành làng Côn Sơn, làng Múng thành làng Lương Mộng, làng Yên Thượng thành làng Yên Dân [41]

1.2.2 Vùng đất Trung Thành sau cách mạng tháng tám năm 1945 tới nay Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 các làng của xã Tử Nê (Trung Thành ngày nay) cùng một số làng của xã Trung Chính (Thanh Hà, Ty Thôn, Đông Bằng, Thắng Long, Đông Cao) sát nhập lại thành xã Thanh Nê Đến tháng 8 năm 1947, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các xã nhỏ sáp nhập thành các xã lớn, ba xã Trung Chính, Thanh Nê (Trung Thành) và Nhân Thọ (Trung Ý ngày nay) được sáp nhập thành xã lớn, lấy tên chung là xã Trung Chính Sau 7 năm sinh hoạt chung trong xã Trung Chính (lớn), đến đầu tháng 9 năm 1954, các xã lớn chia thành các xã nhỏ, xã Trung Chính lớn được chia thành 3 xã (Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý), tồn tại, phát triển đến ngày nay Cũng trong giai đoạn này, xã Trung Thành có thêm 2 làng mới là: làng Phú Mỹ, làng Đông Yên (ấp Phú Thành) Cuối năm 1962 đầu năm 1963, xã tiếp nhận hàng chục hộ gia đình từ các xã Hoằng Phú, Hoằng Quý (huyện Hoằng Hóa) vào xây dựng kinh tế và lập nghiệp Hiện nay xã Trung Thành được chia thành 7 thôn: thôn 1 (làng Yên Quả), thôn 2 (làng Yên Quả), thôn 3 (làng Côn Sơn), thôn 4 (làng Lương Mộng), thôn 5 (Phú Mỹ), thôn 6 (làng Yên Dân), thôn 7 (làng Đông Yên)

Có thể nói lịch sử xã Trung Thành từ khi được thành lập đến nay là một quá trình đấu tranh và phát triển không ngừng Là vùng đất có địa hình đa dạng, địa thế quan trọng, nên ngay từ những buổi đầu sơ khai mở đất, bao thế hệ nhân dân Trung Thành đã không ngừng tranh đấu bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiên tai giặc giã để tồn tại và phát triển Trong quá trình ấy, nhân dân đã phải bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mình [41]

1.3 Truyền thống lịch - sử văn hóa

1.3.1 Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất

Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân Trung Thành - Nông Cống được hình thành từ buổi đầu gian khổ khai phá đất đai Ngàn Nưa, sau đó tiến xuống vùng đồng lầy chiêm trũng

Cộng đồng cư dân Nông Cống nói chung, Trung Thành nói riêng, “buổi đầu với ngàn Nưa đã bám vào các sườn núi đất đỏ” để “làm nông nghiệp” với những công cụ lao động còn đơn sơ kết hợp “khai thác hái lượm trong rừng Nưa mà sinh sống”; rồi từng bước lập làng, lập xóm Làng Mưng cùng nhiều làng cổ khác (Đá Bàn, Mối, Mưng, Múng, Ối, Sòng… ) đã ra đời ở phía bắc và phía đông Núi Nưa từ sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu [18; 36]

Tiếp sau đó, họ “từ vùng bán sơn địa tiến ra chiếm lĩnh đồng lầy để lập nên làng xóm”, một hành trình vô cùng gian nan Khi tràn xuống khai phá vùng đồng lầy, cư dân Trung Thành đã chọn vị trí đất bằng phẳng và gần dòng sông Nhơm để dựng làng Điều này mang lại những thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt như đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước sông xuống thấp, sản xuất nông nghiệp thiếu nước trầm trọng, mùa mưa đối diện với lũ lụt ngập úng Là một vùng quê nông nghiệp, với việc chuyên canh cây lúa, nhưng trước đây đời sống người dân Trung Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên Vượt lên trên những khó khăn thử thách, nhân dân Trung Thành bằng sức lao động cần cù và trí thông minh sáng tạo đã từng bước chế ngự thiên tai để phát triển sản xuất Để ngăn chặn mưa lũ, nhân dân địa phương đã góp công góp sức, góp của cùng với nhà nước đắp thành công tuyến đê sông Nhơm - bức tường thành sừng sững bảo vệ mùa màng, tài sản tính mạng của nhân dân trước mưa lũ Có thể nói, quá trình trồng lúa nước ở đây là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những mùa bão giông, những khi nắng cháy, bất kể lúc nào cũng có thể đe dọa miếng ăn của người dân Nhưng càng khó khăn, càng rèn luyện thêm ý chí, nghị lực cho bao thế hệ người dân Trung Thành, vượt qua muôn vàn chông gai thử thách Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền thống đó được nhân dân xã Trung Thành thể hiện qua tinh thần quật cường chống thiên tai, không ngại nắng mưa, cần cù lao động để sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất lương thực phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Trung Thành, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy mạnh m , được thể hiện trong học tập, vận dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào công cuộc xây dựng quê hương Đó là giá trị tinh thần to lớn, trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy Đảng bộ và Nhân dân xã Trung Thành vững bước trên con đường đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội [41]

1.3.2 Truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Trung Thành nói riêng và nhân dân Nông Cống nói chung đã có nhiều đóng góp quý báu, qua đó đã làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc

Trong 10 thế kỷ trước, khi đất nước ta giành được quyền độc lập tự chủ, trên vùng đất phía Nam Cửu Chân (thuộc huyện Nông Cống ngày nay), người dân đã góp công sức để cùng cả Quận - Châu chống lại ách đô hộ và âm mưu đồng hóa của phương Bắc nhằm giành lại độc lập chủ quyền, bảo lưu nền văn hóa dân tộc

Với địa thế sơn thủy bao quanh, ở giữa là đồng bằng, Trung Thành ngay từ xưa đã có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự Năm 246, Bà Triệu đã lấy toàn bộ khu vực phía Tây của xã, với dãy núi Nưa bao bọc là nơi phát động cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô Ngày nay ai có dịp về thăm xã Trung Thành vẫn được nghe lưu truyền hai câu thơ :

Ai về Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng [41]

Nhà Đường lật đổ nhà Tùy ở Trung Hoa, đặt ách đô hộ phủ ở Giao Châu để cai trị nước ta Lê Ngọc không chịu đã cùng Tiêu Tiễn chống lại nhà Đường Ông tự xưng là Hoàng đế, xây dựng kinh đô ở Trường Xuân cùng bốn người con Khi cha qua đời, chàng cả và chàng hai bị vây riết và hy sinh, chàng Út chạy đến vùng núi Mưng, xã Trung Thành dựng căn cứ kháng chiến ở đây [25; tr.153-154] Đến khoảng giữa thế kỷ XV, khi Lê Lợi dấy binh chống lại sự đô hộ của nhà Minh, đồi Mưng cũng là một trong những địa bàn đóng quân của Bình Định Vương Để rồi những nghĩa binh từ căn cứ đồi Mưng đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung, quét sạch giặc Minh sau mười năm trường kỳ kháng chiến Trong cuộc chiến ấy, người Trung Thành đã đóng góp một phần vào chiến công chung của dân tộc

Truyền thống yêu nước của người dân Trung Thành lại bừng sáng vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, phong trào chống Pháp tại huyện Nông Cống diễn ra mạnh m Các văn thân hào kiệt của Nông Cống như Tú Phương (tức Nguyễn Phương - xã Trường Sơn), Tôn Thất Hàm (tri huyện Nông Cống) cùng nhiều nhà nho, thân hào, thân sỹ trong các làng đã tập hợp nhân dân dưới cờ Cần Vương đứng lên cầm vũ khí cứu nước Tại tổng Cổ Định cụ cử nhân Lê Ngọc Toàn đã đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng tham gia nghĩa quân, lấy căn cứ núi Nưa (trong đó có địa phận xã Trung Thành ngày nay) làm căn cứ chống Pháp Cụ Lê Ngọc Toàn có một bài thơ ca ngợi núi Nưa và nghĩa sĩ: Đất sông Lãng, tây Na Sơn Nghĩa quân xây lũy đắp đồn tuần tra Căn cứ động thẳm Khe Ba Tiền tiêu dựng đá từ xa tới gần Ngựa gươm võ tướng chuyển thân Lược thao nhờ cậy khách thần văn chương

Dấy lên sự nghiệp Cần Vương Giết Tây nêu chí cương cường không phai

DI TÍCH ĐỀN MƯNG

Vị trí, quá trình hình thành, tôn tạo

2.1.1 Vị trí Đền Mưng cách thành phố Thanh Hóa 20km Từ trung tâm thành phố, theo đường quốc lộ 45 đi cầu Quan, r phải chừng 300m là đến di tích Các phương tiện đi lại thuận lợi Đền Mưng tọa lạc trên thửa đất số 133, thôn 3, làng Côn Sơn (làng Mưng trước đây), xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Đền quay mặt về hướng Tây Nam Phía trước đền là đường liên xã (cũng là đường đê) Đối diện qua đường liên xã là ao đền; xưa mỗi khi lễ hội, dân làng tổ chức đánh bắt cá thờ Góc phải ao đền là giếng đền được xây bằng bê tông; xưa cung cấp nước ăn cho làng Trước đây đền có diện tích là 500m2 Theo quy hoạch hiện nay, diện tích của đền là 2500m2 Phía sau đền là sông Lãng, cách khoảng 100m Bên trái, bên phải là hộ dân cư

2.1.2 Quá trình hình thành, tôn tạo

*Vài nét về Lê Hữu - Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần Đền Mưng thờ Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần Cho đến nay, không ai biết Ngài sinh và mất vào năm nào Chỉ biết rằng, Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần tên thật là Lê Hữu (có tài liệu nới là Lê Hựu) Lê Hữu sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi, nguồn gốc từ Trung Quốc Tổ tiên làm quan nhà Tấn, từ đó đến thời nhà Lương đã có 3 đời liên tiếp được phong Hầu Thân sinh Lê Hữu là Lê Ngọc (Lê Cốc), đời nhà Tùy được phong Tuyên uy tướng quân Nhật Nam Thái thú, sau đổi thành Cửu Chân Thái thú Mẹ là người người Hoan Châu, quận Nhật Nam (tức Đô Lương - Nghệ An) Ông bà Lê Ngọc sinh hạ, nuôi dưỡng được bốn người con tài giỏi; trong đó ba người con trai đều có tước vị quan trọng Con trai cả là Ích Từ Công, con trai thứ hai là Trung Quốc Vương, con trai út Tham xung Tá quốc công Lê Hữu [50], [51]

Năm 618 ở chính quốc, Lý Uyên tiến hành cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Tùy, lập nhà Đường Vốn là cựu thần nhà Tùy, Lê Ngọc không khuất phục, ông cùng các con chia binh đắp thành, xây kinh đô ở làng Đồng Pho (nay là xã Đông Hòa

- Đông Sơn) Ông tự xưng là Hoàng Đế, dựng tấm bia cổ nhất nước ta có tên là

“ Tùy Cửu Chân Quận, Bảo an đạo trường chi binh minh” (bia Trường Xuân) để ghi việc này Được ít lâu, nhà Đường đem quân sang tiêu diệt Lê Ngọc, năm cha con Lê Ngọc kêu gọi nhân dân chống lại nhà Đường [22; tr.16,17] Có tài liệu cho rằng, Lê Ngọc theo vua Lương là Tiêu Tiển cùng chống lại nhà Đường Sau khi Tiêu Tiển bị nhà Đường tiêu diệt, thái thú Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay) là Khâu Hòa, trước là đồng minh của Tiêu Tiển, đã đầu hàng nhà Đường và được giữ nguyên chức Thái thú Giao Chỉ Lê Ngọc không chịu đầu hàng mà lui về trấn thủ địa phương Sau gần ba năm chiến đấu, do lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa thất bại, cha và anh của Lê Hữu đều tử trận, chỉ còn Lê Hữu – lúc này đương chức Tham xung Tá quốc công - thoát khỏi vòng vây nhưng bị trọng thương, chạy về căn cứ của chị gái ở dốc Bò Lăn (nay thuộc huyện Như Xuân) Tuy nhiên, khi vừa qua Chạ Kẻ Nưa (thị trấn Nưa ngày nay) thì mất Chị gái từ dốc Bò Lăn đem quân hỗ trợ, đến khu vực Cầu Quan (nay thuộc xã Trung Chính, huyện Nông Cống) nhận được tin dữ, liền gieo mình xuống sông Cầu Quan tự tận

Công đức của cha con, anh em Lê Ngọc, Lê Hữu được nhân dân các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương tôn thờ, tưởng nhớ Lê Ngọc được xem là người "Hộ quốc tý dân" (giúp nước, che chở cho dân), được suy tôn là Cao Hoàng Ích Từ Công là Thánh Cả, Trung Quốc Vương là Thánh Nhị, người con gái là Tam Giang trinh liệt thần mẫu và Lê Hữu là Thánh Lưỡng, Tham xung Tá quốc Tôn thần hay “ Chàng Út Đại vương”

*Quá trình hình thành, tôn tạo

Nội dung trình bày trên đây cho thấy, Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần Lê Hữu là một nhân vật lịch sử có thật; tuy có tổ tiên là người Hán, nhưng sinh trưởng tại Việt Nam Gia đình Lê Hữu đã thoát li quan hệ với triều đình Trung Quốc, cha trở thành hào trưởng địa phương, khởi binh chống lại nhà Đường Cuộc chiến khi ấy được xem “là hành động cùng chống kẻ thù của dân tộc Việt”; sự hy sinh được nhân dân cảm phục, tiếc thương, thêu dệt đượm màu huyền thoại, truyền thuyết Họ suy tôn cha con ông là Thánh Lưỡng ngũ vị, lập đền thờ phụng ở nhiều nơi Sách “ Thanh Hóa chư thần lục” cho biết, Thanh Hóa có đến 96 đền thờ Thánh Lưỡng ngũ vị, trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương Đền Mưng thờ Lê Hữu

- Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc tôn thần - là ngôi đền lớn nằm trong hệ thống đền thờ Thánh Lưỡng ngũ vị ở đây [22; tr.17] Ngoài đền Mưng ở xã Trung Thành, Lê Hữu còn được tôn thờ với tước vị Tham xung Tá quốc Tôn thần ở nhiều địa phương khác thuộc huyện Nông Cống

 Theo Địa chí Nông Cống, xưa kia đền Mưng nguy nga nhất vùng, được

14 làng quanh vùng phụng sự, tính theo đơn vị ngày nay gồm:

- Xã Trung Thành: làng Mưng (tức Côn Minh),làng Múng (tức Lương Mộng), làng Cáo ( tức Yên Quả)

- Xã Trung Chính: làng Ty (tức Ty thôn), làng Đông (tức Thanh Hà), làng

Bi Kiều, làng Tống Công, làng Sở Thôn, làng Mao Giáp, làng Đông Bằng

- Xã Hoàng Sơn: làng Thanh Liêm, làng Yên Mỗ

Khi thực dân Pháp đô hộ, đền Mưng được di dời nhưng sau đó bị phá hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống Mỹ Sau này đất nước đổi mới, khu di tích đền Mưng được trùng tu và công nhận là di tích cấp tỉnh năm 1994.

Cấu trúc, bài trí đền Mưng

Từ ngoài nhìn vào, từ phải qua trái, đền Mưng gồm những hạng mục chính sau (PL2.2):

Cổng đền dài khoảng 21m, chất liệu gạch - bê tông, xây nối với tường Đây là loại cổng tam quan với nghinh môn và hai cổng phụ Nghinh môn là hai cột trụ, chiều cao 3,6m, tiết diện 0,49 x 0,53m Mặt trước mỗi cột đắp nổi câu đối:

“ Thế đức lưu truyền Tuỳ Đại nghiệp’’ (cột bên phải) Trùng tu hiển ứng địa Côn Minh’’ (cột bên trái) Đỉnh cột gắn con sấu, phía dưới đắp nổi họa tiết hoa sen

Hai tượng quan vũ đứng hai bên tả, hữu nghinh môn, dáng vẻ lạnh lùng, uy nghiêm Hai bên cổng phụ là đôi tượng hổ trong tư thế ngồi chầu Tất cả cùng nhìn theo hướng đền (Tây Nam)

Phía trước cổng đền qua đường liên xã là ao đền và giếng đền, sân khấu

Sân đền rộng 8.95m; dài 16m, lát gạch bát nâu đỏ, kích thước 40x40cm (gạch nền chính điện và hậu cung cũng vậy) Ở vào vị trí trung tâm của sân đền, ngay phía trước tiền đường, hai hàng tượng thú đứng trang nghiêm

Trong khu vực sân, sát phía trong hai bên cổng đền đặt hai tấm bia công đức Ngoài ra, trên sân trồng một số cây bóng mát như sanh, ngọc lan…

Ngoài sân, sát đầu hồi bên phải chính điện dựng 2 cột gỗ lim (1 cột cái, 1 cột quân) cao khoảng 2,1 m Đây là 2 cây cột của ngôi đền cổ còn lại

Chính điện - trung tâm của hệ thống kiến trúc đền Mưng - nhìn về hướng Tây Nam Điện có kích thước chiều rộng chừng 5,75m; chiều dài 112m, chiều cao khoảng 3,6m Chính điện cấu trúc năm gian, hai mái, đầu hồi bít đốc Mái lợp ngói mũi hài; đỉnh mái gắn biểu tượng Lưỡng long chầu nguyệt; kìm nóc hình đuôi cá cách điệu Ba cửa ra vào chính điện hình vòm cuốn; cửa chính rộng 162m, cao 1,74m; cửa phụ rộng 82cm, cao 1,92m Phiá trên cửa chính đắp nổi hàng chữ “Di tích lịch sử văn hoá đền Mưng”; cánh cửa làm bằng gỗ, sơn nâu đỏ

Nguyên vật liệu chính dựng đền là gạch - bê tông; ngoại trừ hệ thống vì kèo bằng gỗ; rui, mè bằng luồng Nâng đỡ toàn bộ chính điện là 4 cột bê tông lớn, sơn hồng Hai cột hiên đắp đôi câu đối có nội dung như câu đối trên cột cổng đền, Hai cột chính cao 2,98m, đường kính 86cm, đắp nổi hình rồng uốn lượn Nền nhà được lát bằng gạch bát, kích thước và màu sắc tương tự gạch lát sân

Chính điện gồm 2 phần: tiền đường và hậu cung Tiền đường ở phía trước, đặt ban thờ Công đồng, nơi thờ tứ vị Thánh Lưỡng (cha, anh, chị của Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần) Ngoài ra còn có bệ thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, nay đặt chứng nhận và quyết định công nhận đền Mưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hậu cung phía sau đặt ban thờ Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Tôn thần và ban thờ các quan

Nhà Giải vũ nằm về bên phải chính điện Nhà cấu trúc 3 gian, hai mái, lợp ngói mũi hài Đây là nơi thủ từ, khách thập phương sắp lễ

Hệ thống hiện vật đền Mưng có số lượng không nhiều, có thể xếp thành các nhóm chủ yếu sau đây:

Nhóm tượng thú gồm có tượng hổ, voi, ngưa: Điểm chung của nhóm tượng thú là chức năng canh giữ, bảo vệ đền Do vây, nhóm tượng này thường được bố trí ở cổng hoặc ngay trước cửa chính

Tượng hổ gồm 02 cá thể được được tạo tác từ đá xanh nguyên khối Tượng được đặt ở bên trái và bên phải của cổng ra vào Tượng cao gần 1m trong tư thế quỳ, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng

Tượng voi gồm 2 cá thể; đặt đối xứng qua lối đi dẫn vào chính điện Tượng được làm từ đá nguyên khối, kích thước 115 x 80x 40cm, trên lưng đặt yên cương Trong tư thế quỳ, đầu giữ thẳng, vòi cuộn nhẹ, voi có dáng vẻ vừa hiền lành, quy thuận, vừa ung dung, mạnh m

*Tượng ngựa gồm 02 cặp, 04 cá thể, đặt kế tiếp tượng voi và đối xứng qua lối vào chính điện Tượng cũng được tạc từ đá xanh nguyên khối, kích thước

115 x 100 x 27cm; yên cương trên lưng và lục lạc trước cổ Ngựa trong tư thế đứng, dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe khoắn

Tương truyền, toàn bộ số voi, ngựa trên đây đều do ông cố Thủ thuộc dòng họ Nguyễn Trọng đời Nguyễn Ánh cung tiến Có thể, số tượng thú này tượng trưng cho voi, ngựa chiển của Tham xung Tá quốc Lê Hữu

Như vậy có thể thấy, nhóm tượng chầu đều được tạo từ đá nguyên khối, tương đồng về chức năng, kích thước, kỹ thuật tạo tác

*Tượng người (PL2.11; PL2.10; PL2.5)

Cũng như nhóm tượng thú, nhóm tượng người có điểm chung là chức năng canh giữ, bảo vệ đền Do vây, nhóm tượng này thường được bố trí ở cổng hoặc ngay trước cửa chính điện

Tượng người gồm có tượng quan vũ, tượng tù nhân Tượng quan vũ ở cống chính kích thước ngang bằng người lớn; mang trang phục võ quan, tay phải cầm đao, tay trái chống thắt lưng Khuôn mặt đầy đặn, đôn hậu, bộ râu quay nón làm tăng thêm sự dũng mãnh Dải thắt lưng ngang bụng có trang trí hoa văn có vạt hình tam giác che xuống đầu gối Bộ áo giáp của tượng chầu bên phải là màu vàng xen k chút xanh biển, mặt trước bộ áo giáp được trang trí hình tròn trước ngực và một linh thú Tượng chầu bên trái khoác áo giáp với màu sắc chủ đạo là màu xanh, trước ngực trang trí hình tròn nhưng hình ảnh đã mờ theo thời gian Dải thắt lưng có kí tự như chữ S

Giá trị lịch sử - văn hóa, thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản

2.3.1.Giá trị lịch sử - văn hóa Đền Mưng (Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1994 như một sự ghi nhận về giá trị to lớn của công trình trong quá khứ và đời sống hiện tại Đền Mưng ra đời từ thế kỷ kỷ XV còn tồn tại đến nay là minh chứng sống phản ánh lịch sử cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, Hán hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Thanh Hóa nói riêng Đền Mưng tồn tại đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm; có thời điểm phải di dời, có thời điểm bị phá hủy hoàn toàn Tác động đến những thăng trầm đó do nhiều yếu tố: thời gian, thiên nhiên, con người Ngôi đền trên 700 tuổi chính là nhân chứng sống, chứng kiến và phản ánh những biến thiên của lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương

Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian nhưng đền Mưng vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc và hiện vật thời cổ chứa đựng giá trị nghệ thuật độc đáo Đó là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cổ đương thời Đó còn là tư liệu quý để học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phương; về thân thế, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử cũng như đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa

- xã hội thời bấy giờ Đền Mưng có giá trị tâm linh sâu sắc Đền thờ không chỉ là nơi để nhân dân thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến Tham Xung Tá quốc Lê Hựu cùng cha anh mà còn là nơi nhân dân gửi gắm ước nguyện, cầu mong những điều may mắn, tốt lành cho cuộc sống Cho đến nay, đền vẫn là địa chỉ tâm linh, nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương Đền Mưng còn có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc; bồi dưỡng ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau

2.3.2 Thực trạng (PL2.8; PL2.20; PL2.21; PL2.22; PL2.23) Đền Mưng hiện nay là ngôi đền được xây lại trên nền móng cũ và dựa trên nguyên mẫu đền cổ Rõ ràng đây là sự cố gắng rất lớn của chính quyền và nhân dân địa phương trong điều kiện kinh tế thời bao cấp nhiều khó khăn Dấu vết của ngôi đền xưa còn lại trên nhiều hiện vật cổ có giá trị: 02 cây cột lớn bằng gỗ lim dựng sát đầu hồi 01 bát hương đá đặt trên ban thờ Công đồng Hệ thống tượng thú chầu; mỗi loại từ 2 đến 4 cá thể bằng đá nguyên khối 02 bia công đức, một số chân tảng kê cột cũng bằng đá nguyên khối, 11 sắc phong Ngoài hệ thống cổ vật nêu trên, các hạng mục, hiện vật khác đều là sản phẩm của thời hiện đại Nhà tiền đường, nhà giải vũ bằng xi măng cốt thép, thay cho cấu kiện gỗ trước đây Đền Mưng được Bộ VHTT & DL công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm

1994 Đây là cơ sở để ngôi đền ngày càng có điều kiện được bảo tồn, tôn tạo, đồng thời có khả năng thu hút nhiều hơn nữa khách thập phương tới tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp Tuy nhiên từ đó đến nay, công tác duy tu, bảo trì không được quan tâm đúng mức Do vậy, hiện nay, đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng Hai cây cột đền bằng gỗ lim nguyên cây đã mục ruỗng và chắc chắn s còn hư hỏng nặng hơn nữa nếu tiếp tục để ngoài trời như hiện nay Ngay cả cột cái và cột hiện bằng xi măng cốt thép nhưng đã có các vết rạn nứt lớn, nhỏ Ngoài ban thờ Công đồng được làm bằng gỗ, các ban thờ khác đều xây bằng xi măng, ốp gạch men trắng Gian tiền đường, ngoài ban thờ hội đồng, còn có một chiếc tủ đứng để đồ và cả một chiếc sạp làm chỗ nghỉ cho người thủ đền; khá tạm bợ Nhà giải vũ trông tồi tàn, ẩm mốc và tối; bên trong để nhiều bàn ghế cũ Các chân tảng kê cột để phơi nắng mưa bên ngoài khu vực sân Sân gạch nhiều chỗ bị vỡ, bong khỏi sàn Đế bia công đức bên phải đắp tạm bằng xi măng Quần thể kiến trúc đền bị cắt thành 2 phần bởi đường liên xã Ngoài bức tường nối liên cổng chính, ba mặt còn lại của đền để trống, không có tường bao bạo Điều này làm giảm tính tôn nghiêm, tăng độ mất an toàn cho di tích

Lễ hội đền Mưng là lễ hội vùng, được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia, hàng năm tổ chức rất long trọng, nhưng tiền đường, hậu cung, sân đền, nhà giải vũ - nói chung khu vực hành lễ và sắp lễ đều rất chật hẹp Nhà thủ từ không có Có thể nói, thực trạng đền Mưng hiện tại chưa tương xứng với tầm vóc ngôi đền và càng không tương xứng với tầm vóc lễ hội Ủy ban nhân dân xã Trung Thành, Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống đã cho lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và mặt bằng tổng thể khu di tích đền Mưng, lập dự án trùng tu với kinh phí đầu tư lên đến 15 tỷ đồng; nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được triển khai

2.3.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Để bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị di sản đền Mưng (Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa), chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là: Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền xã trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, quảng bá về hình ảnh, giá trị lịch sử của di tích đền Mưng, cũng như việc nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản trong nhân dân và các cấp, ngành cũng như tổ chức, đoàn thể

Ba là: Nhanh chóng kiểm tra, đánh giá kiểm kê lại để xác định rõ thực trạng của khu di tích, từ đó có giải pháp tu bổ kịp thời, hiệu quả Nhanh chóng triển khai dự án nâng cấp, tu bổ đền đã được phê duyệt đồng thời cần chú ý tới tính lịch sử, tính nghệ thuật và yếu tố cảnh quan, môi trường Cần phải mở rộng đền chính, nhà Giải vũ, xây nhà Thủ từ, sân lễ hội để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã và du khách thập phương

Bốn là: Có chiến lược xây dựng quỹ đầu tư nhằm thu hút sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm; thực hiện xã hội hóa việc bảo tồn phát huy giá trị di tích đền Mưng

Năm là: Cần có hình thức biểu dương, khen thưởng xứng đáng những tập thể, cá nhân có đóng góp vào việc bảo tồn, tôn tạo di sản; đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm bằng các biện pháp hành chính, cưỡng chế hoặc truy tố trước pháp luật

Sáu là: Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lí di tích; đồng thời chú trọng yếu tố đạo đức nghề nghiệp

Tiểu kết chương 2 Đền Mưng được xây dựng vào thế kỷ XV, dưới thời Hậu Lê, nhằm mục đích thờ tự, tôn vinh công đức Tham xung Tá quốc Lê Hữu, người lãnh đạo của khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường thế kỷ VII

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, đền Mưng vẫn bảo lưu được một số nét kiến trúc và hiện vật từ buổi đầu xây dựng Tiêu biểu như hệ thống tượng chầu, cột đền cổ, bát hương cổ, sắc phong, giếng đền, ao đền… Đó là di sản vô giá tiền nhân truyền lại cho con cháu

Sự tồn tại của di tích đền Mưng đã minh chứng cho nhiều vấn đề lịch sử - văn hóa đương thời và hiện tại; đồng thời khẳng định giá trị quý báu của di sản Ngôi đền là một nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa; chỗ dựa tâm linh không thể thiếu đối với người dân Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa Đền Mưng hiện nay có nhiều biểu hiện xuống cấp trầm trọng, cần có giải pháp nhanh chóng, kịp thời để bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

LỄ HỘI ĐỀN MƯNG

Nguồn gốc, quá trình chuẩn bị lễ hội

Lễ hội truyền thống của người Việt thường gắn liền với tín ngưỡng thờ thần - thánh ở đình, đền, nghè, miếu, phủ ; là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh ở làng xã cổ truyền của người Việt

Lễ hội đền Mưng gắn với tín ngưỡng thờ Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Lê Hữu - một nhân vật lịch sử có thật đượm màu sắc huyền thoại

Theo truyền thuyết, vào năm 618 Tham xung Tá quốc Lê Hữu - con trai út của Lê Ngọc - một quan lớn của nhà Tùy không chịu khuất phục sự thống trị hà khắc của nhà Đường.Ông cùng các anh chị của mình tụ binh khởi nghĩa Cha và hai anh hy sinh, Lê Hữu thay cha cầm quân đánh giặc Trong một trận giao tranh sinh tử ông đã bị giặc chém rơi đầu… Ông nhặt đầu lên và tiếp tục thúc ngựa chạy về đến núi Côn Minh bên dòng Lãng Giang thì hiển thánh Đó là ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch Người chị gái từ Nghệ An ra cứu viện, biết tin em hy sinh, bà đã gieo mình xuống dòng Lãng Giang tự vẫn để giữ trọn khí tiết, thi thể trôi đến ngã ba nơi hợp lưu giữa sông Lãng - sông Hoàng - sông Yên (thuộc địa phận xã Tế Nông ngày nay), được nhân dân an táng Để tri ân công đức, nhân dân trong vùng lập đền thờ gọi là đền Mưng đặt ở làng Mưng, tức làng Côn Sơn hiện nay [53] Lễ hội đền Mưng cũng xuất hiện từ đó; ngày ông mất (5/3 âm lịch) là ngày chính lễ

Sự tích năm cha con Lê Ngọc chống Đường và hy sinh trên vùng đất Nông Cống là sự thực lịch sử được ghi nhận Các triều đại phong kiến Lí, Trần, Lê, Nguyễn đều có sắc phong thần; lễ tế được xếp vào hàng “đại tự” ( lễ lớn) Nhân dân tôn thờ là "Thánh Lưỡng ngũ vị" Tín ngưỡng thờ “Thánh lưỡng ngũ vị” biểu hiện đậm nét ở Nông Cống, Đông Sơn và một số vùng lân cận Lê Hữu được suy tôn là Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc hay Chàng Út đại vương

Việc thờ phụng và lễ hội lớn nhất là ở đền Mưng

Trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, đền Mưng bị phá phục dựng đền Mưng, các hoạt động lễ hội cũng được khôi phục Địa phương duy trì nhiều phong tục truyền thống như: cúng tế, hát chèo thờ trên sông và trên cạn; rước cỗ của các ngõ xóm, dòng họ, các bản hội và 5 chi kỵ trong vùng Cầu Quan Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, bắt vịt, đánh cờ… Lễ hội đền Mưng đã góp phần tạo nên sự phong phú trong đời sống tâm linh của nhân dân làng Côn Sơn, đồng thời tạo được sự gắn kết cộng đồng với các làng lân cận

- Thời gian: lễ hội đền Mưng được tổ chức hàng năm hai dịp: tháng Giêng và tháng Ba âm lịch Lệ bơi thở (còn gọi là bơi đua) từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 5 tháng Giêng Lệ chèo thờ từ mùng 1 đến mùng 8 tháng Ba (chính lễ từ ngày mồng Năm đến mồng Tám tháng Ba) “Bơi đua” do trai tráng đảm nhiệm, còn "chèo thờ " do các cô gái của làng đảm nhiệm rước thuyền thánh ngự xuống đền Vua Bà "thăm chị" Vì vậy dân làng trong vùng nói về trai gái các làng: trai thi mạnh gái thi mềm [39; tr.6], [25; tr 309, 312]

- Địa điểm: lễ hội diễn ra trong phạm vi đền Mưng - sông Lãng - ngã ba đền Vua Bà (đền Thánh Mẫu - chị của Chàng Út Đại Vương) thuộc xã Trung Thành và xã Tế Tân, huyện Nông Cống với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và các vùng phụ cận

Công tác chuẩn bị cho lễ hội đòi hỏi sự khẩn trương và chu đáo trong tất cả các khâu, từ chương trình, kinh phí, nhân lực, đồ lễ, đến luyện tập…

- Kinh phí tổ chức lễ hội: nguồn kinh phí chính tổ chức lễ hội từ nguồn công đức của nhân dân làng Mưng và du khách thập phương

- Nhân lực: Toàn thể người dân 5 làng gồm: làng Mưng, làng Múng, làng Cáo, làng Ty Thôn (xã Trung Thành), làng Bi Kiều (xã Trung Chính)

Ngoài ra còn có sự tham gia của làng Đông Chu (xã Tế Tân) - nơi có đền Tam Giang thờ chị gái của thần là Tam Giang trinh liệt thần mẫu

- Luyện tập: Lễ hội đền Mưng từ xưa đều được tổ chức phần lễ và phần hội song song nhau Do lễ hội được tổ chức thường xuyên hằng năm nên các đội tế lễ (đội tế nam, đội tế nữ), phường bát âm, đội trống, đội đua thuyền, đội hát chèo đều phải luyện tập trước lễ hội

Song song với việc luyện tập của các đội tế lễ, đội đua thuyền, đội hát chèo thờ, ban tổ chức hội làng cùng với thủ từ tiến hành lau chùi sạch s tất cả đồ thờ, ban thờ trong đền và kiểm tra kĩ lại kiệu, các đồ tế khí nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm, trang trọng của lễ hội

Trong lễ hội đền Mưng, ngoài phần tế lễ và rước lễ như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Mưng còn có các hoạt động như đua thuyền trên sông Lãng, đan ngựa, voi; tổ chức đánh bắt cá làm lễ vật dâng thần, hát chèo thờ và nhiều trò chơi dân gian khác như: chọi gà, bắt vịt trên sông, kéo co… Trong đó, để có thuyền đua cần phải có nhân lực, nhiều công sức và kinh phí để làm thuyền Xưa kia các làng tự cắt cử nhân công đi lấy hoặc mua nguyên liệu là tre, nứa, luồng, vầu từ tháng Chạp của năm trước, sau đó lựa chọn những người khéo tay, giỏi nghề đan trong làng để chẻ, vót nan sạch s , đem phơi khô, cất nơi cao ráo, sạch s để sang tháng Giêng mang ra sử dụng Voi, ngựa được đan để làm vật cúng tế, thuyền dùng để đua Hiện nay, xã Trung Thành đầu tư kinh phí thuê thợ ở các vùng ven biển Hậu Lộc, Nga Sơn, Sầm Sơn đóng thuyền gỗ để phục vụ lễ hội Đánh bắt cá sông Lãng để làm cá kho và cá khô: Cá kho và các khô là hai lễ vật không thể thiếu trong lễ hội đền Mưng Theo truyền thuyết, cá kho và cá nhám là những thực phẩm chính của nghĩa quân người chị (Tam Giang trinh liệt tôn thần) mang theo ăn trên đường và tiếp tế cho đội quân của người em (Tham xung Tá quốc Lê Hữu) Do đó trước khi diễn ra lễ hội, nhân dân ngăn một đoạn sông ngay sau đền khoảng 300m để đánh cá làm lễ vật dâng trong ngày mồng Năm (ngày giỗ của Chàng Út Đại Vương) ở đền Mưng và ngày mồng Tám (ngày giỗ Vua Bà) ở đền Tam Giang, làng Đông Chu, xã Tế Tân Làng chọn trai tráng khỏe mạnh và thông thạo sông nước đảm đương việc này Họ dùng cọc tre, luồng, gỗ đóng xuống sông và giăng lưới ngăn không cho cá lọt ra ngoài Theo lệ, đoạn sông này từ tháng Giêng đến tháng Ba (trong khoảng thời gian diễn ra chuẩn bị lễ hội), người dân không ai được đánh, bắt cá; vi phạm s bị làng phạt rất nặng [39; tr.6 -7].

Diễn trình lễ hội

Lễ hội tháng Giêng được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán Phần lễ đơn giản chỉ đơn giản là thắp hương khấn thỉnh rước thánh từ đền Mưng ra áng tế trên Bến Đá để tổ chức đua thuyền Vì thế lệ này còn được gọi là lệ bơi đua tháng Giêng

*Phần hội Để chuẩn bị cho cuộc đua thuyền, ngày 18 tháng Chạp (trước Tết), các làng dự thi đã kéo ván để ghép thuyền Thuyền có 3 tấm: đáy và hai hông Các tấm ván này làn sẵn để mỗi năm đua thuyền là kéo ra ghép lại Mỗi tấm ván (bằng gỗ táu) nặng đến 5,6 tạ nên có hò kéo ván hô những câu "nghịch ngợm" để "kéo cho nhẹ"

- Bồng bềnh, bồng bếch chi cò

Lao xao chí phượng, bắt bò nướng ăn này

- Gác chân cho đến vườn cà

Vật mụ hàng gà gà gáy te te này

- Cái thuyền là cái thuyền khôn

Có nói đến thì thuyền mới đi này

Ván kéo ra bờ sông, ghép thành thuyền chắc chắn, làm lễ tế thổ công và cho thuyền "ăn cháo" (bằng nước lá cây bời lời giã ra ) chuẩn bị cho cuộc đua Trên Bến Đá trước đền có dựng áng tế Nơi đây đặt hương án thờ thánh và là nơi các quan về dự tế ngồi xem bơi thuyền

Lịch bơi thuyền như sau:

- Ngày mồng hai Tết: Bơi thử trước đền Mưng

- Ngày mồng 3 Tết: Sang huyện rước văn, các thuyền bơi đua đoạt giải ở xã

- Ngày mồng 4 Tết: Các thuyền bơi đua đoạt giải 3 xã

- Ngày mồng 5 Tết: Chèo thuyền ở thượng lưu (khúc sông trước chợ Thượng)

Có 5 thuyền dự chèo bơi chia thành "phân nhất", "phân nhị" gồm :

- Phân nhất: Các làng Bi Kiều và Yên Mỗ (1 thuyền)

- Phân nhị: Các làng Thanh Liêm và Hồi Cù (1 thuyền)

- Phân tam: Các làng Tống Công, Mau Giáp, Thừa Bình (1 thuyền)

- Phân tứ: Các làng Thanh Hà, làng Ty, làng Mưng, làng Múng (1 thuyền)

- Phân ngũ: Riêng làng Cáo (Yên Quả) 1 thuyền

Năm thuyền chuẩn bị luyện tập, cũng cố thuyền cho chắc chắn để bơi đoạt giải về cho làng Làng nào đoạt giải thì dân làng tin rằng cả năm may mắn Về sau chỉ còn 3 thuyền đua chứ không còn đủ 5 thuyền [25; 313 - 314]

Khúc sông bơi đua đoạt giải 3 xã trước đền Mưng được cắm tiêu từ Cầu (Cầu Quan) đến trước chợ (chợ Thượng) dài độ 500 mét Theo quy định, thuyền phải đua 3 vòng gọi là "Ba tiêu ba cầu" (ba vòng quay thuyền qua cọc tiêu 3 lần về qua cầu) Các thuyền đua nhau về trước, cập Bến Đá để giật giải đã treo sẵn ở đây trước hương án thờ Thánh Giải treo trên 3 cây sào cắm chĩa ra mặt sông Trước khi xuất phát, thuyền của các "phân" chầu mũi hướng lên Bến Đá - nơi đặt hương án Theo hiệu lệnh của Ban lễ hội, trống chiêng đổ hồi Trong 3 hồi mõ, quân bơi ở các thuyền cầm giầm chèo khua vào be thuyền nghe tiếng rộn ràng náo nức Dứt 3 hồi mõ, 99 quân bơi (của 3 thuyền) nhất loạn cầm giầm bơi ngang đầu, đầu cúi gục để bái Thánh, gọi là "Cầm giầm bái tạ" Sau đó, cờ lệnh phát, các thuyền thứ tự bơi vòng trước bến và vào cuộc đua Mõ ở các thuyền nổi lên, tiếng "dô huậy"ở các thuyền vang dội mặt nước đều răm rắp Ba ông cầm lái (của 3 thuyền có các trai làng phụ giúp) vừa lái thuyền vừa nhấn chân cho mũi thuyền vểnh lên, r nước vượt băng băng, sóng vỗ rầm rập, trông rất hùng dũng

Người cầm mõ đứng giữa thuyền đánh mõ "cốc! cốc! cốc!" để bắt nhịp chèo cho đều, vừa hò lên để các trai bơi "dô huậy" cho hăng hái và giữ nhịp chèo:

“Ớ quân bơi quân bơi - dô huậy Ớ hàng thuyền, hàng thuyền - dô huậy Lắng tai mà nghe mõ - dô huậy Thắng cánh ra - dô huậy Sấp thấp vai xuống - dô huậy Ngẩng cổ lên - dô huậy Đâm cho su (sâu) - dô huậy Cào cho dài - dô huậy ” Đến giai đoạn nước rút, hiệu lệnh thêm khẩn trương:

Bơi cho bạo - dô huậy Mau đến Bến Đá - dô huậy Thuyền ta giật giải - dô huậy

Về khao quân bơi - dô huậy”

Khi bắt đầu vào Bến Đá chuẩn bị giật giải, hiệu lệnh càng gấp gáp, khẩu lệnh càng ngắn

“Ơ dô huậy - dô huậy Bơi dài - dô huậy Huých dài - dô huậy Huých - dô huậy Húc - húc - dô huậy”

Lúc này, các thuyền bơi đua có thể dùng nhiều "miếng đánh" để làm cản trở thuyền khác:

- Đánh đá lái: Trai thuyền sau níu lái thuyền trước để mũi thuyền trước phải quặt lại

- Đánh dọc mạn: Đánh mũi thuyền của mình vào mạn thuyền đối phương để thuyền đối phương chòng chành, mất hướng

- Đánh lòng nước: Cho mũi thuyền truyền lên giữa thuyền đối phương (chỗ tát nước, tức lòng nước) để thuyền đối phương chìm

Gần vào bến, thuyền phải lao thật nhanh để Thủ quân đứng trên thuyền giơ tay giật giải trên một con sào, trước sự cổ vũ, náo nhiệt của hàng ngàn người xem Trong khi đoàn đua gắng sức giật giải, các bà các chị chuẩn bị cơm rượu sẵn sàng để đón đoàn trở về Ai cũng mong giành chiến thắng [25; 314 - 317]

Lệ chèo thờ tháng ba được chuẩn bị rất chu đáo

Lễ hội tháng Ba diễn ra từ mùng 1 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch nhằm kỉ niệm ngày mất của thánh Lưỡng Trong đó, chính kỵ là ngày mùng 5 - ngày giỗ của ngài

Lễ hội tháng Ba có hai nghi lễ quan trọng: đại tế ở đền Mưng và rước Thánh thẻ xuống đền Tam Giang để “em đến thăm chị là Tam Giang Trịnh Liệt thần mẫu” Trong đại tế chính kỵ và rước Thánh thẻ xuống đền Tam Giang thường có chèo thờ Xưa kia có tới 8 làng tham gia chèo thờ và lệ cứ 3 năm một lần tổ chức Tám làng ấy là: làng Mưng, làng Đông, làng Ty, làng Múng, làng

Bi Kiều, làng Tống Công, làng Sở, làng Cáo [39; tr.21] Để tiến hành chèo thờ, làng phải sắm một bộ thuyền 5 chiếc và lập đội nữ quan Thuyền không có sẵn, Ban hội lễ phải đi thuê thuyền các nơi, loại thuyền to của Tổng thủy cơ (thuyền chài) Nhà thuyền được thuê cũng rất vinh dự hầu Thánh và tin là Thánh s phù hộ Thuyền được sửa sang, trang trí, cắt giấy ngũ sắc, trang kim để làm thành thuyền rồng, có chỗ ngồi cho 12 nữ chèo thuyền, mỗi bên mạn có 6 cửa hoa để đặt mái chèo son Thuyền to nên ngoài 12 nữ chèo còn có 12 nam ngồi sau nữ chèo cho thuyền đi, còn 12 nữ chèo chỉ là "chèo biểu diễn", vừa chèo vừa hát

5 thuyền cần chuẩn bị gồm:

- 2 thuyền Phát đường còn gọi là thuyền "Khai lộ" Mũi thuyền trang trí mặt nạ màu đỏ Mỗi thuyền đặt một đôi "dao cò" bôi vôi trắng, tượng trưng cho việc xua đuổi tà ma trên đường đi

- 1 thuyền hương án còn gọi là thuyền Cụ Soạn Mũi thuyền trang trí mặt nạ màu đen Trên bàn ở giữa thuyền đặt "cơm nắm, cá nhám khô" theo tục (không được thiếu) cùng hoa quả, xôi oản Sau lễ hội "cơm nắm, cá nhám khô" được chia theo thứ bậc cho dân làng "làm khước"

- 1 thuyền Chính ngự còn gọi là thuyền Thánh ngự Thuyền to, trang hoàng lộng lẫy, mặt nạ đầu thuyền sơn đen Giữa thuyền đặt ngai sơn son thếp vàng để ngày mồng Tám rước tượng Thánh (Thánh Thẻ) xuống ngự

- 1 thuyền Phù giá chở các đồ lặt vặt phục vụ đội thuyền

Số thuyền từng làng chuẩn bị được phân công cụ thể và thay đổi theo khóa Khóa chèo gần đây nhất phân công như sau:

- Các làng Bi Kiều, Tống Công, Sơ Thôn: 2 thuyền Phát đường

- Các làng Đông, Ty, Mưng, Múng: thuyền Thánh ngự

- Làng Yên Quả (Làng Cáo): thuyền Hương án và Phù giá Đội nữ chèo còn gọi là nữ quan Các làng tự tuyển nữ chèo thuyền làng phụ trách, chọn gái thanh tân, có thân hình đẹp, có giọng hát hay, gia đình "sạch s ", không kể giàu nghèo Việc sắm sửa quần áo do gia đình tự lo, bà con giúp đỡ Các quan nữ phải tập luyện trước hàng tháng, Trước tiên là tập chèo thuyền; tập ngay trên sân nhà, lấy dóng luồng "giả" mạn thuyền để tập, gọi là “chèo cạn” Bên cạnh đó phải tập hò chèo cho thuộc, bắt cái “hò khoan” nhịp nhàng

Hò chèo có 2 loại Chèo bơi nhịp điệu khoan thai, phần hò được đệm là

Giá trị lịch sử - văn hóa, thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản

3.3.1 Giá trị lịch sử - văn hóa

Tục thờ Đức Thánh Lưỡng- Chàng Út đại vương - Lê Hữu được hình thành trong các cộng đồng cư dân ven dòng sông Lãng Giang thuộc địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa từ rất lâu đời Tục thờ này gắn liền với sinh hoạt lễ hội truyền thống dân gian ở các làng xưa cũng như hiện nay; đồng thời tưởng nhớ một nhân vật lịch sử đã được nhân dân tôn kính và huyền thoại hóa là Đức Thánh Lưỡng Điều đó phản ánh quá trình tụ cư lập làng cũng như quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cụ thể là cuộc khởi nghĩa của cha con Lê Ngọc (vị Thái thú đã Việt hóa) ách chống đô hộ Đường ở thế kỉ VII - VIII

Lễ hội đền Mưng là một hình thức sinh hoạt thuộc loại hình văn hóa dân gian Các hình thức tế lễ (rước Thánh thẻ, Đại tế, rước Thánh Ngự ), tục lệ (kiêng màu đỏ, giết vật tế thần không được chọc tiết ), các trò diễn dân gian (lễ hội bơi đua tháng Giêng, lễ hội bơi thờ tháng Ba, chèo thờ trong các ngày lễ hội) cùng với các làn điệu dân ca (như hát giao duyên, hát chèo chải ) mang đậm nét sinh hoạt dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Các hình thức biểu hiện này phản ánh ước muốn của người nông dân là mùa màng tươi tốt, con người hòa thuận, đời sống nhân khang vật thịnh Sự đa dạng, phong phú các hoạt động, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, lễ hội đền Mưng được xem là “linh hồn” của bức tranh văn hóa truyền thống xã Trung Thành nói riêng, huyện Nông Cống nói chung

Lễ hội đền Mưng có một vị trí, vai trò nhất định đối với lịch sử của dân tộc, đặc biệt nó đã thấm vào máu thịt của các thế hệ nhân dân làng Côn Sơn, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục nhân cách, tư tưởng, tạo nên sự đoàn kết đồng thuận trong nhân dân Lễ hội cũng là dịp để nhân dân làng Mưng nói riêng, nhân dân ta nói chung ôn lại truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm của dân tộc ta; trên cơ sở đó thể hiện tinh thần thượng võ, tinh thần làng xã cố kết cộng đồng để chiến thắng kẻ thù xâm lược cũng như chiến thắng thiên tai địch họa để bảo vệ làng xóm

Nổi bật nhất trong lễ hội đền Mưng là trò hát chèo thờ Hát chèo thờ là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo với nhiều nét riêng biệt Nếu các làn điệu chèo của vùng đồng bằng Bắc bộ thường tập trung luyến láy âm i thì đối với hát chèo thờ xã Trung Thành lại tập trung luyến láy ở âm a (thường gọi là chèo a) Nội dung của trò hát chèo thờ đền Mưng có 28 làn điệu và 4 tấn (vở) thường xuyên được trình diễn là: Thục Vân, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình và Tống Trân - Cúc Hoa Theo “Nghệ thuật hát chèo thờ” của tác giả Phạm Minh Khang cho biết: hát chèo thờ đền Mưng “được kết cấu theo hình thức sân khấu tự sự, vở diễn như là kể chuyện bằng hành động, không chia màn cắt cảnh Nhân vật chỉ cần nói một câu hoặc đi một vòng sân khấu là không gian đã luân chuyển từ nơi này sang nơi khác, thời gian và không gian đạt đến tính ước lệ rất cao Trong hệ thống bài bản của nghệ thuật chèo thờ thường có một số làn điệu như: đường trường, sắp, vãn, sử, sa lệch, hát cách, hát nói (ngâm, vỉa, nói lối), hề và những bài không có tên gọi trong hệ thống Mỗi làn hát trong trò hát thờ đều mang tính hoàn chỉnh như một ca khúc và tất cả chúng đều mang âm điệu của dân ca Thanh Hóa Nghĩa là chèo thờ làng Mưng có làn điệu riêng và có đặc trưng riêng”

Với ý nghĩa và giá trị di sản, Lễ hội Đền Mưng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo quyết định số 4605, ngày 20/12/2019 Đó là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của nhân dân xã Trung Thành nói riêng, mà còn là niềm tự hào của huyện Nông Cống nói chung

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương (cấp Tỉnh), lễ hội đền Mưng đã được đưa vào chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc tỉnh Thanh Hóa trong đó có lễ hội đền Mưng là cơ sở pháp lý quan trọng để từng bước sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn di sản lễ hội đền Mưng có hiệu quả, phụ vụ đời sống tinh thần và phát triển kinh tế địa phương

Di sản lễ hội đền Mưng tồn tại dưới hai thực thể là vật thể và phi vật thể Đền Mưng là công trình kiến trúc gắn liền với lễ hội đền Mưng, do chiến tranh tàn phá, thời gian tồn tại lâu ngày nên đã bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng Hiện nay, toàn bộ khu vực đền thờ đã được chính quyền địa phương từng bước, trùng tu, tôn tạo lại Tuy nhiên, do nguồn kinh phí khóa khăn nên việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục công trình còn đơn giản, chưa đáp ứng được khu vực hành lễ của nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa

Trải qua 2 cuộc kháng chiến lâu dài, không được tập luyện, không được tổ chức truyền dạy vì thế nhiều làn điệu dân ca trong các trò diễn, nhất là trò hát chèo thờ bị mai một khá nhiều Trong thực tế, những nghệ nhân trong làng trăn trở, đầu tư công sức, thời gian khôi phục lại trò hát chèo thờ của địa phương Họ chỉ mong sao có thể đóng góp tâm sức, “tiếp lửa” cho các thế hệ sau thêm yêu, thêm quý, gìn giữ, phát huy tốt di sản văn hóa quý báu của làng xã” Tuy nhiên, lớp nghệ nhân cao tuổi mất dần mang theo cả di sản không được duy trì đầy đủ như trước Trong khi đó, lớp trẻ không mấy mặn mà với những loại hình nghệ thuật cổ

3.3.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Trung Thành, cũng như huyện Nông Cống cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa với nhân dân, nhất là thế hệ trẻ có ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa của lễ hội

Hai là, Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống cần phối hợp chặt ch với các ban, ngành kiểm kê di sản, lập hồ sơ kế hoạch di sản để đánh giá giá trị, sức sống của di sản trong cộng đồng dân cư để đề xuất phương án bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị của di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - lễ hội Đền Mưng

Ba là, Ủy ban nhân dân xã Trung Thành, Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống cần phải cho lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và mặt bằng tổng thể khu di tích đền Mưng đã từng bước trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình (Đền chính, nhà Giải vũ, nhà Thủ từ, sân lễ hội) để tương xứng với tầm vóc của lễ hội đền Mưng; phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã và du khách thập phương

Bốn là, chính quyền địa phương phải có những biện pháp trước mắt, lâu dài để duy trì trò hát chèo thờ đền Mưng: Biên chép lại lời các làn điệu chèo, hò đối đáp, truyền dạy cách đóng và trang trí thuyền bơi, kỹ thuật chèo thuyền, luyện tập thường xuyên cho các đội tế, thành lập Câu lạc bộ hát chèo nhằm đào tạo nghệ nhân mới, trao truyền di sản cho thế hệ trẻ đồng thời tạo ra sự gắn kết giao lưu thế hệ

Năm là, tăng cường việc tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, tổ chức của đội ngũ cán bộ văn hóa, cán bộ tổ chức lễ hội Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, để các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia các nghi lễ, hoạt động vui chơi giải trí trong phần hội Sáu là, phối hợp chặt ch các cấp, các ngành trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiến hành thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý kịp thời và nghiêm minh những hành vi vi phạm trong hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật

Lễ hội đền Mưng có lịch sử hình thành lâu đời; gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường đầu thế kỷ thứ VII của cha con thủ lĩnh Lê Ngọc và truyền thuyết về Thánh Lưỡng ngũ vị Lễ hội được tổ chức hàng năm vào hai dịp tháng Giêng và tháng Ba nhằm tưởng nhớ công đức của Thánh Lưỡng Tham xung Tá quốc Lê Hữu và các Thánh; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an

Lễ hội đền Mưng có tuổi đời trên 700 năm, là lễ hội lớn của vùng đất Nông Cống Lễ hội có sự kết hợp giữa nghi lễ trang trọng (như rước lễ - mở cửa đền , tế lễ dâng hương, chèo thờ) với những trò vui giải trí (như chọi gà, bắt vịt, đập nồi, kéo co…); kết hợp giữa hoạt động văn hóa truyền thống với các môn thi đấu thể thao hiện đại Có thể nói, lễ hội đền Mưng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, là điểm tựa tâm linh của người dân xã Trung Thành - Nông Cống đồng thời là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là sợi dây gắn kết thế hệ; là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị của nền văn hóa dân tộc

Ngày đăng: 02/04/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w