1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công nghiệp trà nóc, thành phố cần thơ

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ
Tác giả Nguyễn Huỳnh Nghĩa, Hồ Lê Thiên Ân, Trương Khải Nguyên, Vũ Hùng Phúc, Trần Hoàng Phương Tuấn, Từ Lịch Thanh Tâm
Người hướng dẫn ThS. Hồ Thị Ngọc Hà
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa
Chuyên ngành Quản lý Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

21 Trang 3 1 Chương 1: VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 1.1.Thực trạng về khai thác nước dưới đất 1.1.1.Khái niệm nước dưới đất Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở

KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LỚP: L01 - NHÓM: 07 - HK 221 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Hồ Thị Ngọc Hà

Nguyễn Huỳnh Nghĩa 1914315

Hồ Lê Thiên Ân 2012633

Trương Khải Nguyên 2011716

Trần Hoàng Phương Tuấn 2012343

Từ Lịch Thanh Tâm 2014444

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022.

Trang 2

MỤC LỤC

1.1.Thực trạng về khai thác nước dưới đất 1

1.1.1.Khái niệm nước dưới đất 1

1.1.2.Thực trạng 2

1.2.Một số nhà máy ở KCN Trà Nóc 5

Chương 2: KHU VỰC NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC 6 2.1.Vị trí địa lý 6

2.2.Hoạt động của KCN Trà Nóc 7

2.2.1.Lĩnh vực kinh doanh 7

2.2.2.Nguồn nước sử dụng 8

Chương 3: PHÂN TÍCH KHAI THÁC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NDĐ 10 3.1 Hiện trạng khai thác nước dưới đất (NDĐ) 10

3.2 Diễn biến xu thế thay đổi cao độ mực nước NDĐ 11

3.3 Thực trạng chất lượng NDĐ 12

Chương 4: QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI KCN TRÀ NÓC 15 4.1.Căn cứ vào các văn bản pháp luật trong công tác quản lý 15

4.1.1.Các văn bản pháp luật về cấp giấy phép khai thác nước dưới đất 15

4.1.2.Quy trình khai thác nước dưới đất của một doanh nghiệp 15

4.1.3.Công tác quản lý nước dưới đất Khu Công Nghiệp Trà Nóc 16

4.3.Ứng dụng mô hình DPSIR trong công tác quản lý khai thác NDĐ 17

4.3.1.Giới thiệu về mô hình DPSIR 17

4.3.2.Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ 19

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 20 5.1.Kết luận 20

5.2.Đề xuất giải pháp 20

5.2.1 Giải pháp công nghệ kỹ thuật 20

5.2.2 Giải pháp về mặt pháp lý 20

5.2.3 Giải pháp về mặt tuyên truyền 21

Trang 3

1

Chương 1: VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

1.1.Thực trạng về khai thác nước dưới đất

1.1.1.Khái niệm nước dưới đất

Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau

Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình Nước ngầm tầng mặt thường không

có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:

Vùng thu nhận nước; Vùng chuyển tải nước; Vùng khai thác nước có áp; Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm

km

Trang 4

2

1.1.2.Thực trạng

Việt Nam hiện có 108 lưu vực sông Trong đó, có 9 hệ thống sông lớn gồm: Hồng

- Thái Bình, Bằng Giang, Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830 - 840 tỷ m3, trong

đó chỉ có gần 40%, tương đương 310 - 320 tỷ m3 nước nội địa, còn lại đến từ nước ngoài Việc khai thác quá mức nước dưới đất mà không có sự kiểm soát chặt sẽ gây ra một số tác động như: Làm thấp mực nước dưới đất do việc khai thác nước ngầm tràn lan, không có quy hoạch sẽ làm cho mực nước ngầm tại khu vực cạn kiệt dần và làm thấp mực nước ngầm; ảnh hưởng tới công trình khai thác nước ngầm

Tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất (nước nhạt) trên toàn quốc hiện nay vào khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm, chiếm khoảng 17,2% trữ lượng nước nhạt có thể khai thác, tập trung tại các khu vực đô thị lớn (TP Hà Nội, khoảng 1,78 triệu m3/ngày đêm,

TP Hồ Chí Minh khoảng 519 nghìn m3/ngày đêm ) và các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khoảng 1,45 triệu m3/ngày đêm

Số lượng giếng khoan tăng nhanh qua các năm

Việc khai thác nước dưới đất thường tập trung với lưu lượng lớn tại các khu vực

đô thị như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các đô thị vùng ĐBSCL (TP.Cà Mau, TP Sóc Trăng, TP Bạc Liêu…) đã gây ra tình trạng suy giảm mực nước dưới đất với tốc độ nhanh, liên tục trong các tầng chứa nước

Số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho thấy hiện toàn quốc có khoảng 4.500 hệ thống cấp nước tập trung cho cả đô thị và nông thôn với tổng công suất

Trang 5

Tình trạng sụt lún đất tràn lan trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bên cạnh đó, việc khai thác gia tăng dẫn đến xâm nhập mặn đến công trình khai thác nước ngầm Nhiều nơi suy giảm chưa có dấu hiệu hồi phục Ô nhiễm chất có chứa nguồn gốc Nitơ, như NH4, NO3 ở một số nơi nhất là tại khu vực phía Nam

Trang 6

4

Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc ước tính khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm (chiếm khoảng 17,2% trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác), trong đó có nhiều thành phố, đô thị lớn chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất như Hà Nội, HCM, Cần Thơ, Tiền Giang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột,… Nguồn nước dưới đất được khai thác để cấp nước cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu cấp nước sinh hoạt, sản xuất, ngoài ra còn khai thác để phục vụ cho một số mục đích khác (; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền Trung, bán đảo Cà Mau,…)

Do đặc trưng dòng chảy, phân bố lượng nước không đều theo mùa và sự suy giảm chất lượng nước do ô nhiễm khiến nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngày căng hiện hữu Trong đó, 80% nước cấp đầu vào cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt, đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất cả nước với nhiều thành phần ô nhiễm Cùng với đó, ô nhiễm từ nước thải công nghiệp của làng nghề, khu công nghiệp, nước thải nông nghiệp, y tế… đang là vấn đề thách thức

Nước ngầm trong tự nhiên nằm sâu dưới các tầng đất đá trong lòng đất

Theo “Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường đô thị” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2017, cùng với ô nhiễm nguồn nước mặt, tình trạng ô nhiễm,

Trang 7

5

suy thoái nguồn nước ngầm đang là vấn đề đáng lo ngại, nhất là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

1.2.Một số nhà máy ở KCN Trà Nóc

Khu công nghiệp Trà Nóc

Một số công ty nổi bậc như: Công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ; Công

ty cổ phần ô tô Hyundai – Vinamotor; Công ty TNHH 1 thanh viên dầu khí TPHCM; Công ty TNHH CN thực phẩm Pataya Việt Nam; Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ; Công

ty Pepsico Việt Nam; Công ty lương thực Nam Bộ

Trang 9

7

m3 /ngày.đêm Các công trình đầu mối đến năm 2025, gồm: Nhà máy nước Cần Thơ I, Nhà máy nước Cần Thơ II, Nhà máy nước Trà Nóc, Nhà máy nước Thốt Nốt sẽ được nâng lên công suất lần lượt là 40.000 m3 /ngày.đêm, 60.000 m3 /ngày.đêm, 60.000 m3 /ngày.đêm, 20.000 m3 /ngày.đêm; và xây dựng thêm các Nhà máy nước Hưng Phú, Hưng Thạnh, Thuận Hưng với công suất lần lượt là 60.000 m3 /ngày.đêm, 40.000 m3 /ngày.đêm, 40.000 m3 /ngày.đêm Tuy nhiên, khu vực khai thác NDĐ nhiều nhất chủ yếu tập trung tại các KCN của thành phố, với tổng lượng nước cấp cho công nghiệp tính đến năm 2025 là 80.000 - 90.000 m3 /ngày.đêm Thực hiện chủ trương tiết kiệm sử dụng NDĐ, hiện tại Ủy ban nhân dân (UBND) TPCT không cấp phép khai thác, sử dụng NDĐ mới tại khu vực đã có hệ thống cấp nước của nhà máy nước (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ, 2011)

2.2.Hoạt động của KCN Trà Nóc

2.2.1.Lĩnh vực kinh doanh

Các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực chế biến thủy, hải sản; chế biến thức ăn chăn nuôi; chế biến lương thực, thực phẩm; các ngành công nghiệp cơ khí; công nghiệp vật liệu xây dựng; hóa chất; may mặc, giày dép Các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được thể hiện ở dưới Trong tổng số 129 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại KCN Trà Nóc, ngành chế biến thủy, hải sản là lĩnh vực sản xuất chủ yếu (chiếm 27,13 %), thấp nhất là ngành sản xuất nước giải khát (3,1%) Ngoài ra còn các lĩnh vực sản xuất khác như chế biến lâm sản, nhựa đường, cấp thoát nước, than

Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc, năm 2013

Trang 10

8

2.2.2.Nguồn nước sử dụng

Hiện có 115 doanh nghiệp sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Nóc (chủ yếu cho sinh hoạt), 14 doanh nghiệp sử dụng nước dưới đất, nước mặt hoặc cùng lúc kết hợp nhiều nguồn nước để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất

Sở dĩ như vậy là vì với số lượng công nhân đông cùng đặc thù của ngành thì nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp là rất lớn, nước được sử dụng ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất Với yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu nên vì vậy NDĐ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vì có chất lượng tốt và giá thành rẻ Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng các nguồn nước khác như: nước máy cho mục đích sinh hoạt và nước mặt cho mục đích vệ sinh máy móc, thiết bị và khu vực sản xuất

2.2.3.Số lượng công nhân

Với số lượng công nhân đông cùng đặc thù của ngành thì nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp là rất lớn, nước được sử dụng ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất Với yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu nên vì vậy NDĐ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vì có chất lượng tốt và giá thành rẻ Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng các nguồn nước khác như: nước máy cho mục đích sinh hoạt

và nước mặt cho mục đích vệ sinh máy móc, thiết bị và khu vực sản xuất

Trang 11

9

Số lượng công nhân của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013

Các nguồn nước được doanh nghiệp khai thác và sử dụng năm 2013

Trang 12

10

Chương 3: PHÂN TÍCH KHAI THÁC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.1 Hiện trạng khai thác nước dưới đất (NDĐ)

Tổng lưu lượng khai thác NDĐ tại KCN Trà Nóc (2004-2015)

Trong giai đoạn năm 2004 - 2010, do chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN Trà Nóc nên số doanh nghiệp đầu tư xây dựng là rất lớn, điều đó được thể hiện qua việc khai thác NDĐ Cụ thể, năm 2004 lưu lượng khai thác NDĐ là 3.568 m3/ngày và năm

2010 là 19.738 m3/ngày Có thể thấy, trong vòng 7 năm lưu lượng khai thác NDĐ đã tăng gấp 6 lần

Trong giai đoạn năm 2010 - 2015, lưu lượng khai thác NDĐ tăng không nhiều (cụ thể năm 2010 là 19.738 m3/ngày và năm 2015 là 32.138 m3/ngày) Điều này là do:

- Số doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong thời gian này là không nhiều

- Công văn số 2946/UBND-KT ngày 23/6/2010 của UBND TPCT về việc gia hạn cấp phép Trong đó yêu cầu chủ giấy phép khai thác NDĐ phải chuyển đổi sang

sử dụng nước máy và có lộ trình chuyển đổi nên lưu lượng khai thác NDĐ được

ổn định

Trang 13

11

3.2 Diễn biến xu thế thay đổi cao độ mực nước NDĐ

Diễn biến cao độ mực nước NDĐ tại trạm QT08 (2000-2015)

Diễn biến cao độ mực nước NDĐ tại trạm QT16 (2000-2015)

Chú thích:

- Tầng qp2-3: Tầng Pleistocen giữa trên

- Tầng qp3: Tầng Pleistocen trên

- Tầng qh: Tầng Holocen

Trong giai đoạn năm 2000 - 2010:

- Mực nước tầng Pleistocen bị sụt giảm mạnh

- Mực nước tầng Pleistocen giữa trên (qp2-3) giảm mạnh hơn so với tầng Pleistocen trên (qp3) cho thấy các doanh nghiệp khai thác chủ yếu ở tầng qp2-3

- Mực nước tầng Holocen có tăng, có giảm qua các năm nhưng xu hướng vẫn dao động ổn định theo phương ngang Điều này là do:

Trang 14

12

+ Đa số các doanh nghiệp không khai thác ở tầng Holocen

+ Mực nước giảm là do tầng Pleistocen bị khai thác quá mức với lưu lượng lớn + Mực nước tăng lên (từ tháng 5 đến tháng 11) là do nhận được sự bổ cập từ mưa, sông Hậu và các nguồn bổ cập khác

Trong giai đoạn năm 2010 - 2015:

- Mực nước tầng Pleistocen tuy có giảm nhưng không nhiều

- Mực nước tầng Holocen dao động ổn định theo phương ngang và có xu hướng tăng Nguyên nhân là do:

+ Từ năm 2010 trở đi, số doanh nghiệp đầu tư xây dựng là không nhiều nên lưu lượng khai thác NDĐ được xem như là ổn định

+ Mực nước tăng lên là do nhận được sự bổ cập từ mưa, sông Hậu và các nguồn

bổ cập khác

Có thể thấy, việc khai thác NDĐ ở khu công nghiệp Trà Nóc trong giai đoạn 2000 -

2015 đã làm cho mực nước NDĐ tại khu vực hạ thấp đáng kể, cụ thể mực nước tầng Pleistocen đã tụt giảm khoảng 4 m và tầng Holocen khoảng 1 m

3.3 Thực trạng chất lượng NDĐ

Hàm lượng (Max, Min, TB) Chlorine và Sắt ở tầng Pleistocen trên (b) và dưới (a)

tại trạm QT08, QT16, giai đoạn 2000 – 2010

Nhìn chung, hàm lượng trung bình của sắt nằm trong giới hạn cho phép (≤ 5 mg/l), nhưng có thời gian đạt giá trị cao nhất là 6 mg/l tại trạm QT08b, vượt quy chuẩn cho phép 1 mg/L

Tuy nhiên, giá trị trung bình cao nhất của hàm lượng Chlorine đạt mức 863,1 mg/L ở tầng Pleistocen trên tại KCN Trà Nóc 1, vượt hơn gấp 3 lần giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn (250 mg/L)

Trang 15

13

Diễn biến hàm lượng Chlorine tại trạm QT08b và QT16b

Hàm lượng Chlorine có xu thế không ổn định trong giai đoạn năm 2000 – 2006, nhưng

từ năm 2007 đến năm 2010 thì có xu hướng tăng lên, và tăng nhiều nhất là ở tầng Pleistocen trên (QT08b) tại KCN Trà Nóc 1, năm 2010 hàm lượng Chlorine đạt mức gần 2.500 mg/L, gần gấp 10 lần giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn (250 mg/l)

Phần trăm mẫu quan trắc các thông số chất lượng NDĐ có giá trị vượt quá giá trị

cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT

Có khoảng 89% mẫu quan trắc tại KCN Trà Nóc có giá trị tổng Coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép Cụ thể, giá trị tổng Coliform trung bình đo được xấp xỉ bằng 423 MPN/100 ml, vượt gấp 141 lần giá trị tối đa cho phép (3 MPN/100 ml) của QCVN 09:2008/BTNMT

Bên cạnh đó có khoảng 10% mẫu quan trắc cho thấy giá trị độ cứng vượt quá ngưỡng tối đa cho phép của quy chuẩn (500 mgCaCO3/L)

Trang 16

14

Đồng thời có khoảng 40% mẫu quan trắc cho thấy giá trị COD vượt quy chuẩn Cụ thể, giá trị trung bình của chỉ tiêu COD đạt mức 8 mg/L, vượt gấp 2 lần giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn (4 mg/l)

Ngoài ra, hàm lượng Asen (thạch tín) đo được cũng tăng dần qua các năm, từ 0,003 (mg/L) vào năm 2008 đã tăng đến 0,0043 (mg/L) vào năm 2009

Các chỉ tiêu khác như NO3-, SO42-, pH và hầu hết kim loại nặng đo được tại KCN Trà Nóc đều đạt dưới giá trị cho phép

Trang 17

15

Chương 4: QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI KHU CÔNG

NGHIỆP TRÀ NÓC 4.1.Căn cứ vào các văn bản pháp luật trong công tác quản lý

4.1.1.Các văn bản pháp luật về cấp giấy phép khai thác nước dưới đất

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13

- Nghị định số 201/2013/ND-CP

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT

- Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT

4.1.2.Quy trình khai thác nước dưới đất của một doanh nghiệp

Điều kiện: DN phải thuộc diện đối tượng xin giấy phép khai thác ở diều 4 thông

tư số 27/2014 Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước

và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước dưới đất

- Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ

- Báo cáo tình hình khai nước duói đất định kỳ (sau khi được cấp phép)

Để cơ quan cấp phép nắm bắt đc hiện trạng khai thác nước dưới đất tại địa phương, từ đó có kée hoạch kiểm tra, quản lý, điều chỉnh kịp thời Tránh ô nhiễm nguồn nước, sụt lún, sạt lở

Mẫu báo cáo gồm mẫu 22-28 phụ lục 3 thông tư 27/2014

- Gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất Giấy phép gia hạn phải được nộp trong vòng 90 ngày trước khi hiệu lực hết hạn

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w