1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập Dẫn luận ngôn ngữ học

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học
Chuyên ngành Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học
Thể loại Đề cương ôn tập
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 458,94 KB

Nội dung

Bản chất của ngôn ngữ; Định nghĩa và tính chất của dấu hiệu, dấu hiệu ngôn ngữ; Cấp độ là gì? Đơn vị là gì? Ngôn ngữ có những cấp độ, đơn vị nào? Tính chất hệ thống và tính chất cấu trúc của ngôn ngữ; Các quan hệ trong ngôn ngữ; Các họ ngôn ngữ trên thế giới...

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Câu 1: Tại sao nói ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, công cụ của tư duy? - Giao tiếp: vì ngôn ngữ là công cụ của tư tưởng, tình cảm - Tư duy: vì ngôn ngữ là công cụ để suy nghĩ, nhưng ngôn ngữ không đồng nghĩa với tư duy Câu 2: Nêu bản chất của ngôn ngữ - Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên vì không học nói thì không biết nói - Ngôn ngữ không mang tính di truyền - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ do xã hội quy ước và sử dụng Ngôn ngữ tồn tại, phát triển hay mất đi là tùy thuộc vào xã hội Mặt khác, đó là công cụ của giao tiếp, tư duy, thống nhất con người thành xã hội - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì không mang tính giai cấp Câu 3: Nêu định nghĩa và tính chất của dấu hiệu, dấu hiệu ngôn ngữ - Dấu hiệu là một sự vật hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng kích thích vào giác quan của con người làm người ta tri giác được và lí giải, suy diễn một cái gì đó ngoài sự vật ấy - Đặc điểm của dấu hiệu:  Phải là vật chất để có thể tác động vào giác quan của con người  Là cái thay thế hay chỉ một nội dung nào đó  Dấu hiệu nhân tạo do con người quy ước và nằm trong một hệ thống nhất định - Dấu hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lí có 2 mặt: âm thanh và ý nghĩa Trong đó, âm thanh là cái biểu đạt, ý nghĩa là cái được biểu đạt - Tính chất của dấu hiệu ngôn ngữ:  Tính 2 mặt: âm và nghĩa [phải có đủ 2 cái]  Tính khu biệt VD: ăn ≠ uống ≠ học ≠ làm [tức là khác nhau á]  Tính hình tuyến: các dấu hiệu ngôn ngữ lần lượt phát ra theo thời gian, dấu hiệu này nối tiếp dấu hiệu kia, không thể phát ra 2 dấu hiệu ngôn ngữ cùng một lúc  Tính võ đoán: mối quan hệ giữa âm và nghĩa của dấu hiệu ngôn ngữ là không có lí do Có 2 loại: võ đoán tương đối (từ ghép, láy) và võ đoán tuyệt đối (từ đơn)  Tính hệ thống VD: tôi ≠ ta ≠ tao ≠ mình [các dấu hiệu ngôn ngữ có liên quan về mặt nào đó có thể xếp vào cùng một nhóm] Câu 4: Cấp độ là gì? Đơn vị là gì? Ngôn ngữ có những cấp độ, đơn vị nào? Nêu ví dụ - Cấp độ là bậc của những đơn vị đồng loại - Đơn vị là yếu tố làm thành một chỉnh thể nói trong quan hệ với chỉnh thể ấy - Các cấp độ và đơn vị ngôn ngữ:  Câu: câu đơn 1 nòng cốt (C-V), câu ghép 2 nòng cốt (C-V, C-V)  Từ: từ đơn, từ ghép, từ phái sinh [PHÁI sinh chứ không phải là PHÁT sinh], từ láy  Hình vị: căn tố, phụ tố (phụ tố gồm có tiền tố, biến tố, hậu tố, liên tố, trung tố)  Âm vị: phụ âm, nguyên âm, bán nguyên tố, thanh điệu Câu 5: Tính chất hệ thống và tính chất cấu trúc của ngôn ngữ a Tính hệ thống - Là tập hợp các yếu tố, các phần tử có quan hệ với nhau trong một chỉnh thể - Ngôn ngữ là một hệ thống vì các yếu tố trong các cấp độ có liên hệ mật thiết với nhau b Cấu trúc Là một tổng thể các quan hệ nội tại giữa các yếu tố làm nên một chỉnh thể VD: Câu: S-V-O Đoản ngữ: p3p2p1 trung tâm p1p2 Từ: c-c ( đẳng lập + láy), c-p [c=chính, p=phụ] Âm tiết: cvc, cwvc Câu 6: Nêu các quan hệ trong ngôn ngữ - Quan hệ cấp bậc/bao hàm: thể hiện ở chỗ đơn vị ở cấp độ cao hơn bao hàm những đơn vị ở cấp độ thấp hơn; đơn vị ở cấp độ thấp hơn nằm trong đơn vị ở cấp độ cao hơn và là thành tố để cấu tạo nên đơn vị ở cấp độ cao hơn đó Cụ thể: câu>từ>hình vị>âm vị [“>” = “bao hàm”] - Quan hệ ngang/ngữ đoạn: là khả năng kết hợp của từ này với từ khác trong câu VD: they + are + students - Quan hệ dọc/quan hệ hệ hình/quan hệ liên tưởng: là khả năng thay thế từ này bằng từ khác trong cùng vị trí VD: they | are | students teachers Câu 7: Phân loại ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ: là cái chung, có tính chất xã hội (hệ thống từ vựng, hệ thống âm vị, quy tắc, ngữ pháp) Lời nói: là cái riêng, có tính chất cá nhân (giọng nói, phong cách nói) Câu 8: Các họ ngôn ngữ trên thế giới 1 Họ Ấn- Âu - Dòng Ấn Độ - Dòng Iran - Dòng Giecman - Dòng Roman - Dòng Xentơ - Tiếng Hy Lạp - Tiếng Anbani - Tiếng Acmêni 2 Họ Ugô-Phần Lan 3 Họ Tuyếc (Uran Altaic): Nhật Bản, Triều Tiên… 4 Họ Xêmit-Hamit 5 Họ Nam Á: tiếng Việt, Khmer, Môn (Mianma)… 6 Họ Nam Đảo: - Tiếng Giava, Madura, Sunda ở Indonesia - Tiếng Tagalô ở Philippines - Tiếng Mã Lai ở Malaysia - Tiếng Chăm, Raglai, Chu Ru, Êđê, Gia Rai ở Việt Nam 7 Họ Hán Tạng: tiếng Hán, Hoa (ở Việt Nam), Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La Việt Nam có 3 họ ngôn ngữ: Nam Á, Nam Đảo, Hán Tạng Câu 9: Đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ [đề thường yêu cầu nêu đặc điểm loại hình của một ngôn ngữ cụ thể, VD: nêu đặc điểm loại hình của tiếng Việt/tiếng Anh/các ngôn ngữ khúc chiết, đơn lập…] - Loại hình ngôn ngữ là một tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính về những cấu trúc và chức năng vốn có của mỗi nhóm ngôn ngữ, là đặc trưng bản chất của các ngôn ngữ thuộc nhóm đó, phân biệt nhóm đó với những nhóm ngôn ngữ khác - Loại hình khúc chiết/hòa kết:  Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp diễn đạt ở trên trong từ  Từ có biến hình  Có căn tố, phụ tố, biến tố  VD: tiếng Xăng-crit, tiếng Hi Lạp cổ và hiện đại, Latin, Slavơ, Giecman, Do Thái cổ, Ả Rập - Loại hình chắp dính:  Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp diễn đạt bên trong từ  Từ có biến hình  Có căn tố, phụ tố  Mỗi phụ tố chỉ có một hình thái và một ý nghĩa  VD: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên, Mông Cổ, Nhật Bản, Băng-tu - Loại hình đơn lập  Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp diễn đạt bên ngoài từ thông qua trật tự từ, hư từ, ngữ điệu  Từ không biến hình  Hình vị = âm tiết  VD: tiếng Hán, tiếng Việt, các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, Aranta, Êvê, Iôruba Câu 10: Định nghĩa [và nêu ví dụ] nguyên âm, bán nguyên âm, phụ âm, phụ âm tắc, xát, tắc xát, hữu thanh, vô thanh, thanh điệu, ngữ điệu - Nguyên âm: chỉ bao gồm tiếng thanh không có tiếng động, khi cấu âm thì hơi từ phổi thoát ra tự do không gặp vật cản trong bộ máy phát âm - Bán nguyên âm: những âm gồm tiếng động và tiếng thanh, khi cấu âm hơi từ phổi thoát ra không bị cản trở VD: toán, loan là bán nguyên âm to, lo là nguyên âm mai: i là bán nguyên âm, a là nguyên âm - Âm tiết: là đơn vị phát âm nhỏ nhất - Phụ âm: là những âm mà đặc trưng chủ yếu là tiếng động hoặc những âm ngoài tiếng động thì còn có chủ yếu là tiếng thanh Khi luồng hơi từ phổi lên qua thanh hầu thì gặp phải sự cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài - Phân loại phụ âm:  Theo đặc điểm cấu âm: Phụ âm vô thanh: là phụ âm chỉ có tiếng động: t, th, tr, ch, k, f, s, x, kh, h Phụ âm hữu thanh: b, đ, m, n, ng, ch, v, z, g, l, r Phụ âm vang: là âm có tỉ lệ tiếng vang nhiều hơn tiếng động: m, n, ng, nh, l  Theo phương thức cấu âm: Phụ âm tắc xát: change /ʤ/, gink /ʤin/ Phụ âm bật hơi: th Phụ âm mũi: khi phát âm, hơi tắc ở miệng nhưng hơi ra ở mũi: m, n, ng, m Phụ âm rung: r  Theo vị trí phát âm Phụ âm môi: b, m, f, v… Phụ âm đầu lưỡi: t, th, d, n, s, x, l Phụ âm mặt lưỡi: k, ng, g, kh Phụ âm hầu: h - Thanh điệu: là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói ở trong một âm tiết ~ ʼ Cao ʽ ˀ̣ Thấp Bằng Trắc - Ngữ điệu: là sự thay đổi giọng nói trong cả câu - Âm tắc: trong quá trình phát âm, luồn hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn ở vị trí cấu âm (do sự tiếp xúc chặt của các cơ quan tham gia cấu âm) VD: b, p, d, t, k - Âm tắc xát: được hình thành bằng cách tạo ra một chỗ tắc cản luồng hơi cùng với khe hẹp tieeos sau ở cùng một vị trí cấu âm để hơi xát qua đó mà ra: /ts/, /dz/, /tʃ/ Câu 11: Định nghĩa âm vị, âm tố - Âm vị là đơn vị khu biệt âm thanh nhỏ nhất, có thể là phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm, thanh điệu - Âm tố: là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, là sự thể hiện cụ thể của âm vị [âm vị phát ra thành âm tố] Câu 12: Hình vị là gì? Nêu các loại hình vị - Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo từ hay cấu tạo dạng thức ngữ pháp của từ - Các loại hình vị: Hình vị Căn tố Phụ tố Tiền tố Trung tố Liên tố Hậu tố Câu 13: Từ phái sinh là gì? Nêu ví dụ từ phái sinh Các phạm trù ngữ nghĩa là gì? Nghĩa là gì? - Từ phái sinh = căn tố + phụ tố cấu tạo từ - Các phạm trù ngữ nghĩa: đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa - Nghĩa của từ là sự phản ánh thực tế khách quan  Các bình diện nghĩa của từ: nghĩa biểu vật, biểu niệm, biểu cảm, kết cấu; nghĩa kết cấu bao gồm kết cấu giá trị và kết cấu ngữ trị  Cấu trúc nghĩa của từ: nghĩa = nét nghĩa + nét nghĩa Câu 14: Nêu các phương thức ngữ pháp [và cho ví dụ] - Phương thức ngữ pháp là cách thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa của toàn câu - Các phương thức ngữ pháp:  Sử dụng trật tự từ  Sử dụng hư từ  Sử dụng ngữ điệu  Sử dụng trọng âm  Sử dụng phụ tố, biến tố (VD: students)  Biến đổi bên trong từ căn (VD: man-men)  Thay thế bằng một từ căn khác (VD: good-better)  Láy Câu 15: Nêu các phạm trù ngữ pháp Nêu ví dụ - Phạm trù ngữ pháp là sự khái quát của một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định thể hiện ra bằng sự biến hình của từ hay sự kết hợp của hư từ - Điều kiện để có một phạm trù ngữ pháp: Có ít nhất 2 ý nghĩa nhỏ VD: phạm trù số: số ít, số nhiều Có ít nhất 2 hình thức ngữ pháp biểu thị những ý nghĩa đúng - Các phạm trù ngữ pháp: 1 Phạm trù số: số ít, số nhiều 2 Phạm trù giống: giống đực, cái, trung 3 Phạm trù cách: chủ cách, sở hữu cách, tặng cách, đối cách, công cụ cách, vị trí cách 4 Phạm trù ngôi: ngôi thứ 1, 2, 3 5 Phạm trù thời: thời quá khứ-hiện tại-tương lai 6 Phạm trù thể: hoàn thành-chưa hoàn thành 7 Phạm trù dạng: tiếp diễn-không tiếp diễn, chủ động-bị động 8 Phạm trù thức: thức hiện thực-thức giả định Câu 16: Nêu các quan hệ ngữ pháp - Quan hệ chủ vị Con hư mẹ buồn C VC V - Quan hệ đẳng lập Con và đi chợ mẹ Đẳng lập - Quan hệ chính phụ Tất những cái con đen ấy/ đang ăn cá/ rất ngon cả mèo lành P P P C P P P CP P C

Ngày đăng: 27/03/2024, 23:19

w