Thành công trong việc hiện đại hóa đất nước ở giai đoạn Duy tân Minh Trị nửa sau thế kỷ XIX chính là bước đệm vững chắc để Nhật Bản có được những giai đoạn “phát triển thần kỳ” sau đó. Duy tân Minh Trị là một cuộc hiện đại hóa toàn diện không chỉ ở hình thức chính quyền mà còn ở tinh thần nhân dân. Tại đó, người dân Nhật Bản từ những thần dân phong kiến đã trở thành “quốc dân” với những quyền công dân hiện đại. Fukuzawa Yukichi chính là nhà cải cách tư tưởng đằng sau sự chuyển đổi này. Không dừng lại ở đó, giá trị khai sáng của ông còn tạo tác động to lớn đến rất nhiều trí thức châu Á, điển hình như Phan Bội Châu của Việt Nam.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THÙY DUNG TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN - NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THÙY DUNG TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN - NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 8.22.90.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Cao Xuân Long THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Cao Xuân Long Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố Các tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Tp HCM, ngày 11 tháng 10 năm 2023 Người cam đoan ĐỖ THỊ THÙY DUNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS TS Cao Xuân Long, là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu một cách tận tình Tôi trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi những kiến thức chuyên môn và phương pháp lý luận, kỹ năng tư duy của ngành Triết học Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi những kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội Nhật Bản ở thời đại học, nhờ đó tôi có được nền tảng lý luận không nhỏ để thực hiện luận văn này, cũng như đã truyền cho tôi những cảm hứng và tinh thần nghiên cứu học thuật đầu tiên Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình, những người bạn, những người đồng nghiệp đã khuyến khích, khích lệ tôi từ lúc tôi bắt đầu quá trình học tập cho đến khi hoàn thành luận văn Do trình độ bản thân và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong muốn nhận được những phản biện, góp ý để đề tài luận văn này được củng cố và hoàn thiện hơn nữa, cũng như hoàn thiện tư duy, năng lực nghiên cứu của bản thân Tôi xin chân thành cảm ơn Tp HCM, ngày 11 tháng 10 năm 2023 Tác giả ĐỖ THỊ THÙY DUNG MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 17 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 17 7 Kết cấu nội dung 17 Chương 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 19 1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 19 1.1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội của thế giới thế kỷ XIX hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân 19 1.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội của Nhật Bản thế kỷ XIX hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân 23 1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 43 1.2.1 Tư tưởng Nho giáo hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân 43 1.2.2 Tư tưởng khai sáng phương Tây hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân 50 1.3 NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 61 1.3.1 Năng lực học tập của Fukuzawa Yukichi hình thành tư tưởng về vấn đề công dân 61 1.3.2 Tính cách của Fukuzawa Yukichi hình thành tư tưởng về vấn đề công dân 65 Kết luận chương 1 66 Chương 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 68 2.1 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 68 2.1.1 Khái niệm “công dân” 68 2.1.2 Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về mối quan hệ giữa công dân với nhà nước 75 2.1.3 Vai trò và phát huy vai trò của công dân đối với sự phát triển đất nước 89 2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI VỀ VẤN ĐỀ CÔNG DÂN 106 2.2.1 Đặc điểm tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân 106 2.2.2 Ý nghĩa lịch sử tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân112 Kết luận chương 2 117 KẾT LUẬN CHUNG 120 PHỤ LỤC 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Công dân luôn là bộ phận không thể thiếu của một quốc gia, dân tộc Do vậy, vấn đề công dân đã được bàn luận từ sớm và xuyên suốt trong lịch sử triết học Đến thế kỷ XXI hiện nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng kéo theo những làn sóng to lớn “gây ra các hệ quả về mặt cá nhân, tâm lý cũng như xã hội” (Alvin Toffler, 2019, tr.10) Bối cảnh này một lần nữa đặt ra yêu cầu xem xét lại các quan niệm vốn có về những vấn đề xã hội nhân văn như con người, cộng đồng, công dân Tiến bộ khoa học công nghệ mang đến nhiều cơ hội thấy rõ nhưng đồng thời cũng kèm theo các mối đe dọa đối với bản sắc, chủ quyền của mỗi dân tộc Đứng trước biến động thời đại, mỗi quốc gia đòi hỏi phải có một nền kinh tế vững mạnh, độc lập, cũng như cần ý thức rõ về bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó Đảng ta nhận định “dù đạt được những thành tựu rất quan trọng, rất đáng tự hào, nhưng đất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tr.31) Do vậy, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc Lần thứ XIII, Đảng đã nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước, nêu rõ “động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc […] nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tr.34) Tìm hiểu lý luận về công dân trong các giá trị tư tưởng nhân loại là điều quan trọng để xây dựng được chính sách phát triển đất nước một cách khoa học và phù hợp Trong các giá trị đó, có thể kể đến tư tưởng của Fukuzawa Yukichi (1835-1901) – nhà cải cách kiệt xuất của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Duy tân Ông là người được Nhật Bản vinh danh trên tờ tiền mệnh giá cao nhất và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO gọi là “người thầy khai hóa của thời kỳ Minh Trị” (UNESCO, 1968, 2 tr.12) Sống giữa bối cảnh chuyển giao thời đại của thế kỷ XIX, Fukuzawa Yukichi đã phân tích nhiều nội dung then chốt đối với một quốc gia, chẳng hạn như tính bình đẳng, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, vấn đề giáo dục, tinh thần độc lập và tự tôn dân tộc, vị trí và vai trò của công dân trong sự phát triển của đất nước… Đáng chú ý, tư tưởng của Fukuzawa Yukichi không phải là những lý luận sách vở đơn thuần mà chúng đã được áp dụng ngay vào thực tiễn đời sống đương thời, vào những chính sách quốc gia của Nhật Bản Vì thế, có thể nói tư tưởng của Fukuzawa Yukichi là hệ thống lý luận mang đậm tính thực tiễn: xuất phát từ thực tiễn và có sự kiểm nghiệm trong thực tiễn từ ngay khi ông còn đang sống Thế kỷ XIX mà Fukuzawa Yukichi trải qua là cột mốc rung chuyển đối với toàn châu Á Những cuộc khai phá tìm kiếm nguyên liệu và thị trường của người phương Tây đã mang đến phương Đông sức mạnh tài chính, kỹ thuật, quân sự từ một nền văn minh đang lớn mạnh Người châu Á bị choáng ngợp, đồng thời ý thức rõ mối đe dọa về chủ quyền dân tộc Trước những biến đổi chưa từng có trong lịch sử, các quốc gia châu Á hầu hết trở nên lúng túng, chấp nhận thua thiệt trước sức mạnh phương Tây và rồi đánh mất chủ quyền, rơi vào số phận thuộc địa Tuy nhiên Nhật Bản lại không nằm trong số đó Thế kỷ XIX đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của Nhật Bản để trở thành một quốc gia hiện đại, giữ vững chủ quyền rồi từ đó sánh ngang với cường quốc phương Tây: “…trước sự đe dọa của đế quốc phương Tây, Nhật Bản đã sớm có một lớp người thức thời, đại diện cho giai cấp tư sản sớm hình thành, đứng ra làm một cuộc cải cách duy tân đất nước Nhật Bản dần dần đổi mới bộ mặt, đủ sức chống lại phương Tây và tiến lên thành một nước tư bản chủ nghĩa cường thịnh.” (Chương Thâu, 2004, tr.528) Thành công trong việc hiện đại hóa đất nước ở giai đoạn Duy tân Minh Trị nửa sau thế kỷ XIX chính là bước đệm vững chắc để Nhật Bản có được 3 những giai đoạn “phát triển thần kỳ” sau đó Duy tân Minh Trị là một cuộc hiện đại hóa toàn diện không chỉ ở hình thức chính quyền mà còn ở tinh thần nhân dân Tại đó, người dân Nhật Bản từ những thần dân phong kiến đã trở thành “quốc dân” với những quyền công dân hiện đại Fukuzawa Yukichi chính là nhà cải cách tư tưởng đằng sau sự chuyển đổi này Không dừng lại ở đó, giá trị khai sáng của ông còn tạo tác động to lớn đến rất nhiều trí thức châu Á, điển hình như Phan Bội Châu của Việt Nam (Chương Thâu, 2004, tr.535) Trước nhu cầu thực tiễn đối với lý luận về phát huy nguồn lực công dân, cũng như dựa trên giá trị tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, học viên nhận thấy “Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về vấn đề công dân – Nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử” là một đề tài cấp thiết và nhiều giá trị Việc tìm hiểu, phân tích những nội dung xoay quanh tư tưởng về công dân của Fukuzawa Yukichi hy vọng sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với người thực hiện đề tài nói riêng, và xa hơn nữa là đối với xã hội Việt Nam nói chung 2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Là một nhà tư tưởng châu Á kiệt xuất, Fukuzawa Yukichi đã xuất hiện khá nhiều trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu này có thể chia thành hai hướng cơ bản: Hướng thứ nhất: các công trình nghiên cứu, tìm hiểu sâu về cơ sở lịch sử xã hội, tiền đề lý luận và nhân tố chủ quan đối với sự hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về công dân, trong đó cũng có nhắc đến một số giá trị tư tưởng của ông nhưng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ lược Nhật Bản cận đại của tác giả Vĩnh Sính do nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2014 là công trình nghiên cứu những sự kiện và thành tựu phát triển quan trọng trong lịch sử Nhật Bản từ thế kỷ XVII đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai Ở chương V: Minh Trị Duy Tân – giai đoạn I (1868 – 4 1885), học giả Vĩnh Sính có phân tích những cải cách chính yếu đầu thời Minh Trị Trong đó, Fukuzawa Yukichi được khẳng định là nhân vật có công lao lớn nhất đối với việc định hình nền giáo dục Nhật Bản hiện đại thông qua những đóng góp như xây dựng trường học, đào tạo ra các chính trị gia tài năng, viết sách, biên tập tạp chí Tác phẩm Duy tân thập kiệt của Nguyễn Tiến Lực xuất bản bởi nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2018 giới thiệu và phân tích mười nhân vật kiệt xuất có vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của Minh Trị duy tân Chương 9 của quyển sách này dành cho nhân vật Fukuzawa Yukichi Tại đây, Fukuzawa được giới thiệu về tiểu sử và các tư tưởng khai sáng nổi bật Đó là tư tưởng về văn minh, tinh thần độc lập tự tôn, chính trị dân quyền, thương mại lập quốc, giáo dục “thực học” Tác phẩm Fukuzawa and the making of the modern world của tác giả Alan Màcarlane viết vào năm 2002 được Phạm Thúy Ngân chuyển ngữ, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2017 dưới tiêu đề Fukuzawa Yukichi và công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại đã phân tích khá chi tiết về cuộc đời và những đóng góp quan trọng của Fukuzawa Yukichi Tư tưởng nêu trong tác phẩm trải trên các vấn đề như văn minh, Tây học, tự do, bình đẳng, gia đình… Công trình này giúp mang lại một cái nhìn tổng quát về nhân vật Fukuzawa Yukichi và đóng góp của ông đối với nước Nhật lúc bấy giờ Năm 2011, Masako N Racel thuộc Khoa Lịch sử, Đại học Georgia State (Hoa Kỳ) đã thực hiện luận án triết học đề tài Finding their Place in the World: Meiji Intellectuals and the Japanese Construction of an East-West Binary, 1868-1912 (tạm dịch: Định vị bản thân trên thế giới: Trí thức Minh Trị và công cuộc xây dựng nhị nguyên Đông-Tây Nhật Bản, 1868-1912) Luận án này nghiên cứu về năm nhân vật nổi bật thời Minh Trị trong việc tiếp thu văn minh và định vị chính mình trước hai làn sóng đông và tây ở giai đoạn cải cách mở cửa của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 5 Fukuzawa Yukichi là một trong năm nhà tư tưởng được nghiên cứu trong luận án và được xem như người “dẫn nhập vào văn minh” Trong luận án, tác giả Masako N Racel nhắc đến công lao của Fukuzawa khi ông đã chuyển các thuật ngữ như “văn minh”, “dã man”, “lục địa”… sang tiếng Nhật, đưa ra những khái niệm phân biệt phương Đông và phương Tây về mặt địa lý lẫn mặt văn minh Tác giả luận án chú ý đến cách phân biệt trình độ các dân tộc thành dã man, bán khai và văn minh, cũng như cách Fukuzawa sắp xếp các quốc gia xung quanh vào cấp bậc ấy Song song đó, luận án còn chỉ ra thái độ của Fukuzawa Yukichi đối với cách vận hành nhà nước, quản lý người dân, đó là tinh thần đề cao tính tự do, tự chủ và đồng thời phê phán mạnh mẽ những lý luận vốn có đang kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân Ngoài ra, UNESCO cũng có một số công trình tạp chí phân tích và giới thiệu về cuộc đời, tư tưởng của Fukuzawa Yukichi Tạp chí Prospects: The quarterly review of comparative education năm 1993, quyển XXIII, số 3/4 là ấn phẩm phân tích các vấn đề, thách thức, tư tưởng giáo dục mang tính khai phóng của nhân loại như bình đẳng nam nữ trong giáo dục, vấn đề giáo dục công và giáo dục tư nhân, các vấn đề trong phát triển giáo dục đại học… Trong đó, ở phần Khuynh hướng/Trường hợp cụ thể, số tạp chí này dành riêng một mục cho bài viết của tác giả Nishikawa Shunsaku giới thiệu về cuộc đời và đóng góp tư tưởng của Fukuzawa Yukichi Cụ thể, Nishikawa Shunsaku điểm qua những dấu ấn nổi bật trong cuộc đời Fukuzawa như thời thơ ấu tại trường học dành cho samurai, sự kiện sang nước ngoài và nhận thức trực tiếp về văn minh phương Tây Tiếp đó, tác giả bài viết cũng giới thiệu sơ lược hai tác phẩm tiêu biểu của Fukuzawa là Khuyến học và Bàn về văn minh, nhắc đến giai đoạn điều hành trường học khai phóng Cuối cùng, bài viết nhận xét về những đóng góp cũng như hạn chế bị chỉ trích của Fukuzawa Thông qua hàng loạt những phân tích, Nishikawa Shunsaku kết luận rằng Fukuzawa Yukichi không chỉ là thầy của những cô cậu học trò trong trường học của mình, mà còn là 6 người thầy của tất cả người dân Nhật Bản, là một nhà giáo dục đáng được nghiên cứu và tư tưởng vẫn còn những giá trị cho đến tận ngày nay Hướng thứ hai: nghiên cứu những nội dung, đặc điểm, giá trị và ý nghĩa trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trên một số lĩnh vực nhất định Năm 1958, Carmen Blacker có bài báo tiêu đề Fukuzawa Yukichi on Family Relationships (tạm dịch: Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về quan hệ gia đình) đăng trên Tạp chí Monumenta Nipponica, quyển 14, số 1/2 Bài báo này tập trung vào những quan niệm của Fukuzawa Yukichi trước các mối quan hệ gia đình như cha mẹ-con cái, vợ-chồng Bài báo đưa ra so sánh giữa quan hệ gia đình truyền thống có trong xã hội Nho giáo Nhật Bản, sau đó nêu lên thái độ của Fukuzawa Yukichi trước những tục lệ vốn có Cụ thể, đối với mối quan hệ cha mẹ-con cái, Fukuzawa Yukichi không đồng tình với cách nghĩ rằng cha mẹ vì đã có công sinh thành mà có toàn quyền sở hữu và quyết định đối với con cái Ông giới hạn lại quyền hạn của cha mẹ, cho rằng cha mẹ cần tôn trọng con cái bởi cha mẹ và con cái cũng là một mối quan hệ xã hội dân sự nên phải tuân theo các nguyên tắc của xã hội dân sự Ở mối quan hệ vợ chồng, Fukuzawa nêu lên tính bình đẳng Ông phản đối mạnh mẽ sự áp đặt và những quy tắc mà xã hội dành cho phụ nữ Ông cho rằng người phụ nữ/người vợ cũng phải có những quyền hạn ngang bằng với nam giới/người chồng Giữa phụ nữ và nam giới nên là mối quan hệ cởi mở thay vì là những tục lệ ngăn cấm sự thân mật Chỉ khi phá vỡ được những lối suy nghĩ lạc hậu trong mối quan hệ gia đình, các cá nhân mới có thể phát triển tự do, xã hội mới có thể tiến bộ Năm 1982, tác giả Iida Kanae (飯田鼎) công bố trên Tạp chí Kinh tế Keio (三田学会雑誌) quyển 75, số 3 (1982.6), trang 283(55)-297(69) bài nghiên cứu 福沢諭吉における民権とナショナリズムの形成:『西洋事 情』と『学問のすすめ』を中心に (tạm dịch: Sự hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về dân quyền và chủ nghĩa dân tộc trong hai tác phẩm: 7 “Tây dương sự tình” và “Khuyến học” Bài nghiên cứu nhằm phân tích sự chuyển biến và phát triển của tư tưởng Fukuzawa Yukichi về dân quyền và chủ nghĩa dân tộc, cũng như chỉ ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này Trong đó, tác giả Iida chia tư tưởng của Fukuzawa Yukichi thành hai giai đoạn gắn với từng trước tác: (1) giai đoạn đầu gắn với tác phẩm Tây dương sự tình: chính phủ Minh Trị chưa được thành lập, chính trị rơi vào khủng hoảng, giới trí thức còn mơ hồ về hình mẫu chính trị tương lai và (2) giai đoạn sau đó gắn với tác phẩm Khuyến học: chính phủ Minh Trị mở ra một thời đại mới, xây dựng một đất nước hiện đại Ở giai đoạn đầu, Fukuzawa chủ yếu khảo sát lịch sử xã hội, chính trị của các quốc gia phương Tây phát triển Thông qua đó, ông đã giới thiệu đến người dân Nhật Bản – lúc bấy giờ vẫn còn trong tình trạng phong kiến lạc hậu – những khái niệm đầu tiên về tự do và quyền cá nhân Giữa sự mơ hồ mất định hướng, việc tiếp cận với tri thức kinh tế, chính trị, pháp luật phương Tây đã mở ra cho ông ý tưởng về một nhà nước dân chủ hiện đại, có sự kiểm soát của Hội đồng nhân dân, vận hành bằng pháp luật và hệ thống thuế quan Đến giai đoạn sau, khi nhà nước Minh Trị ra đời và áp dụng những lý thuyết chính trị phương Tây vào thực tiễn Nhật Bản, Fukuzawa Yukichi tiếp tục làm rõ và củng cố tư tưởng về dân quyền Trong đó, ông nhấn mạnh vào quyền tự do cá nhân, sự độc lập của cá nhân trước chính quyền cai trị, quyền và nghĩa vụ đấu tranh của mỗi công dân nhằm bảo vệ tính tự do chính đáng của mình Bằng sự khảo sát chuyển biến tư tưởng trong hai tác phẩm đại diện cho hai giai đoạn tư tưởng như thế, bài nghiên cứu của Iida đã cho thấy bối cảnh xã hội và đặc trưng của tư tưởng Fukuzawa Yukichi về vấn đề quyền công dân và chủ nghĩa dân tộc, qua đó cũng thấy được một số quan điểm nổi bật của Fukuzawa về công dân trong một nhà nước hiện đại Cũng trên Tạp chí Kinh tế Keio, ở quyển 78, số 6 (1986.2), trang 668(20)- 684(36), Iida Kanae vào năm 1986 tiếp tục có bài nghiên cứu với tiêu đề 福沢 8 諭吉と国会開設運動 (tạm dịch: Fukuzawa Yukichi và cuộc vận động thành lập Quốc hội) Trong bài viết này, tác giả phân tích ba nội dung chính: (1) quan điểm về văn minh của Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm Cải cách dân tình, (2) chuyển biến chính trị và tác phẩm Luận về thời thế và (3) quan điểm của Fukuzawa Yukichi xem chế độ quân chủ lập hiến của Anh như một hình mẫu lý tưởng Đây là một nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi đối với việc thành lập mô hình nhà nước mới sau khi chế độ phong kiến cũ vừa bị lật đổ Qua các phân tích trong bài báo, có thể thấy rằng Fukuzawa Yukichi xem việc thành lập Quốc hội là điều cần thiết đối với nhà nước Minh Trị vừa ra đời Fukuzawa luôn cho rằng các mâu thuẫn, xung đột trong chính trị thường là do mọi người không thể trao đổi ý kiến với nhau, vì thế Quốc hội sẽ là nơi lắng nghe và điều hòa ý kiến của các tầng lớp nhân dân Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng người dân Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn chưa hình thành được ý thức chính trị nên chưa thể phát huy hiệu quả quyền lợi, sức mạnh của mình trong một mô hình nhà nước pháp quyền kiểu mới Từ đó, Fukuzawa Yukichi tiến hành khảo sát các mô hình nhà nước và Quốc hội trên thế giới Ông kết luận mỗi mô hình đều là kết quả từ những điều kiện lịch sử xã hội nhất định, Nhật Bản không thể rập khuôn một mô hình nào cả, mà thay vào đó là phải xây dựng cho riêng mình mô hình nhà nước thích hợp Tuy nhiên, ông đặc biệt quan tâm đến mô hình quân chủ lập hiến của nước Anh – nơi vừa có Hoàng tộc thống trị, vừa có Quốc hội đại diện cho ý kiến của số đông quần chúng Bài nghiên cứu này của học giả Iida Kanae đã giới thiệu một phần tư tưởng Fukuzawa Yukichi dưới góc độ chính trị, đồng thời cho thấy sự thức thời, sâu sắc và thực tế trong cách nghĩ của nhà tư tưởng Minh Trị lỗi lạc này Trên Tạp chí Triết học số 2 năm 1995, Nguyễn Tiến Lực đã có bài viết Fukuzawa Yukichi và tư tưởng khai sáng của ông giới thiệu sơ lược cuộc đời Fukuzawa Yukichi và những vấn đề về văn minh, khai sáng trong quan điểm của nhân vật này Cụ thể, đó là lý luận về bản chất và đặc điểm của văn minh, Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)