vấn đề bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần; tư tưởng vể con người của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử; bàn luận về tính thiệnác trong bản chất con người; mối quan hệ giữa bản tính con người và môi trường sốngcách giáo dục
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Triết Học TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO TIÊN TẦN Giảng viên : PGS TS TRỊNH DOÃN CHÍNH Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ THÙY DUNG Mã số học viên : 20822900104 Tp.HCM, tháng 4 năm 2022 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3 Phương pháp nghiên cứu 4 4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO TIÊN TẦN 5 1.1 Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng về bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần 5 1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 10 Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO TIÊN TẦN 11 2.1 Quan niệm nền tảng của Khổng Tử về “bản tính” 11 2.2 Quan niệm của Mạnh Tử về “tính thiện” 12 2.3 Quan niệm của Cáo Tử về “tính không thiện, không ác” 15 2.4 Quan niệm của Tuân Tử về “tính ác” 16 2.4 Quan niệm của một số đại biểu Nho gia khác về bản tính 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nho giáo là một trong những trường phái tư tưởng có ảnh hưởng nhất tại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng Tại Việt Nam, đã có nhiều giai đoạn Nho giáo chiếm vị trí thống trị, giữ vai trò định hình và quyết định các vấn đề chính trị và giáo dục, góp phần không nhỏ trong việc ổn định trật tự xã hội Với tiền đề truy tìm nguồn gốc và phương hướng giải quyết cho những vấn đề con người và xã hội, trong tư tưởng Nho giáo, quan niệm về “tính người” có một vị trí quan trọng Một mặt, nó thể hiện quan niệm về bản chất con người; mặt khác nó là cơ sở nền tảng để xây dựng hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về việc giáo dục con người, lấy đó làm phương tiện cơ bản để xây dựng một xã hội có trật tự đẳng cấp, thái bình thịnh trị Cùng với sự suy tàn của chế độ phong kiến, Nho giáo ngày càng bộc lộ nhiều điểm lỗi thời và bất hợp lý Tuy vậy, với ý nghĩa to lớn của Nho giáo trong việc định hình và duy trì trật tự xã hội, không thể phủ nhận được những hạt nhân hợp lý và tính giá trị của học thuyết này Vì lý do đó, học viên quyết định thực hiện tiểu luận đề tài “Vấn đề bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần” với mong muốn tìm hiểu những giá trị then chốt trong hệ thống tư tưởng vĩ đại này 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu về vấn đề bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần, bài tiểu luận mong muốn hiểu rõ và hệ thống được những nội dung chủ yếu về vấn đề này trong tư tưởng của một số triết gia Nho giáo Tiên 4 Tần tiêu biểu, hiểu được bối cảnh tiền đề dẫn đến sự hình thành tư tưởng ấy, cũng như thấy được ý nghĩa lịch sử của những nội dung triết học này Nhiệm vụ nghiên cứu: Bài tiểu luận cố gắng đạt đến các mục đích nghiên cứu thông qua thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích các tiền đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc phong kiến, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc Hai là, trình bày những tư tưởng cơ bản của các triết gia Nho giáo về vấn đề bản tính con người 3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Song song đó, bài tiểu luận cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, lịch sử 4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Từ việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các nội dung liên quan đến vấn đề bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần, bài tiểu luận giúp làm sáng tỏ về một chủ đề xuyên suốt trong hệ thống triết học Nho giáo, từ đó thấy được những điểm nền tảng trong tư tưởng giáo dục và chính trị của phương Đông Từ sự gạn đục khơi trong đối với những giá trị và hạn chế của vấn đề bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần mà bài tiểu luận đúc kết được, việc nghiên cứu cũng mở ra những hướng vận dụng các giá trị này cho thực tiễn xã hội và đời sống mỗi cá nhân trong thời đại hiện nay 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO TIÊN TẦN 1.1 Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng về bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử đã phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo Thời kỳ Xuân Thu mà Khổng Tử sinh sống chính là thời kỳ tan rã xã hội nô lệ, là thời kỳ biến đổi vĩ đại và cũng chính là thời kỳ mang thai xã hội phong kiến Lúc bấy giờ vương thất nhà Chu suy vong dần, vương triều sau khi trải qua sự thống trị của nhà Hạ, Thương, Tây Chu bị chia ra hàng trăm nước chư hầu Các nước này tranh nhau xưng bá, đề phòng lẫn nhau, chiến tranh liên miên, mâu thuẫn trong nội bộ các nước diễn ra gay gắt, khởi nghĩa, nô lệ liên tiếp nổ ra, đấu tranh giữa thế lực mới cũ rất mãnh liệt, xã hội dao động rõ rệt Song song với các biến động chính trị, thời kỳ này cũng xuất hiện những biến đổi to lớn về mặt kinh tế sản xuất Về lĩnh vực kinh tế: sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng và đưa vào sản xuất các công cụ vật dụng bằng sắt thay thế các công cụ bằng đá và đồng đỏ đã thúc đẩy nền kinh tế mà trong đó hai ngành trọng yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp có nhiều bước phát triển mới tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn trước rất nhiều 6 Trong nông nghiệp, người ta đã biết sử dụng sức kéo của súc vật để tăng năng suất lao động và giảm bớt sự mệt nhọc của con người Phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Thời kỳ này hệ thống thủy lợi đã trải khắp khu vực Trường Giang Diện tích đất canh tác nhờ đó mà được mở rộng Kỹ thuật trồng trọt cũng được cải tiến tạo điều kiện tăng năng suất trong lao động nông nghiệp Trong thủ công nghiệp, nếu ở thời kỳ Xuân Thu, thủ công nghiệp được coi là một nghề phụ, sản xuất chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu phục vụ chiến tranh và đời sống của tầng lớp quý tộc, thì đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã dần phát triển trở thành ngành sản xuất ngày càng chuyên môn hóa, độc lập với hoạt động nông nghiệp Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, đặc biệt là các nghề có liên quan tới các sản phẩm bằng sắt như nghề rèn, nghề đúc Trên cơ sở phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển hơn trước và đã xuất hiện tiền tệ Sự hình thành và phát triển của thương nghiệp đã tạo ra một tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội Từ tầng lớp này xuất hiện một kiểu quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh và tìm cách leo lên tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ Nền kinh tế thay đổi và có nhiều bước phát triển mới đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội Nó làm thay đổi thể chế chính trị - xã hội của nhà Chu Biểu hiện của sự tác động đó là sự thay đổi về kết cấu giai cấp trong xã hội và hình thức sở hữu ruộng đất Trước đây, cơ cấu kinh tế gắn với chế độ tỉnh điền Mỗi đơn vị của tỉnh điền gồm có chín mảnh, tám mảnh chung quanh được giao cho nông dân cày cấy để trực tiếp thu hoa lợi, mảnh giữa là công điền, tám nhà chung quanh phải chung sức canh tác cho nhà nước Trên cơ sở của chế độ “tỉnh điền” hình thành nên hai bộ phận chính là quý tộc và thường dân và tương ứng với chế độ đó là 7 hình thức sở hữu ruộng đất dựa trên chế độ vương quyền Đến thời Chiến Quốc, sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sử dụng công cụ lao động bằng sắt trong lĩnh vực nông nghiệp, và việc mở mang thủy lợi đã làm cho diện tích canh tác do nông nô khai hoang càng nhiều Tầng lớp quý tộc mới (địa chủ) có quyền thế về kinh tế đã tấn công và chiếm dụng diện tích đất này Từ đó hình thành nên hình thức sở hữu mới về ruộng đất: sở hữu tư nhân về ruộng đất thay thế cho chế độ tỉnh điền trước đây Về mặt chính trị - xã hội: chế độ tông pháp “phong hầu kiến địa” đã giúp nhà Chu duy trì sự hưng thịnh trong suốt một thời gian dài Nhận thấy rằng đất đai chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia lãnh thổ thành nhiều vùng nhỏ hơn và chỉ định một người thân trong họ (hoặc một người đáng tin cậy thuộc cùng bè cánh, một vị thủ lĩnh bộ lạc đã cùng chống lại nhà Thương) để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa nhà Chu (chư hầu) Mỗi vị thủ lĩnh địa phương có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và cử lực lượng dân phòng riêng Nhà Chu ban cho các thủ lĩnh này những tặng phẩm như xe ngựa, vũ khí, người hầu và súc vật Các vị thủ lĩnh được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục nhà Chu, và tước vị của họ mang tính cha truyền con nối Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, các chư hầu lại tiếp tục phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến Đến thời Xuân Thu, chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu hầu như không còn giữ nghiêm như trước Thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền uy gì với các nước chư hầu và không còn đủ sức phán quyết cho tranh chấp giữa các nước chư hầu Các lãnh chúa nhỏ và vừa xưa nay vẫn dựa vào quyền uy của Thiên tử giờ đây trở nên thất vọng Nhiều nước chư hầu mượn 8 tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu đề ra khẩu hiệu “tôn vương bài di”, nhưng thực chất là mưu cầu lợi ích cá nhân, mở rộng thế lực và đất đai, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ, vì thế họ đã đua nhau xuất binh đánh nhau suốt mấy trăm năm Những nước mạnh nhất bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiện hạ, tập trung tất cả tài lực và vật lực cho các cuộc chiến tranh, thi hành chính sách “bá đạo” dựa trên sức mạnh, ra sức bóc lột người dân Chính sách này đã đẩy nhân dân lao động vào cuộc sống hết sức khổ cực Người dân ngoài việc phải tham gia các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc còn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch nặng nề Thiên tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống nhân dân ngày thêm khốn khổ Các cuộc thôn tính lẫn nhau của các nước chư hầu cũng như sự bóc lột dân chúng tàn khốc của các lãnh chúa không chỉ dẫn tới kết cục diệt vong của hàng loạt nước chư hầu nhỏ mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự triều hội, triều cống Chinh phạt giữa các nước chư hầu làm mâu thuẫn trong giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt và xã hội ngày càng rối loạn Quý tộc chỉ lo ăn chơi hưởng lạc và ra sức bóc lột người lao động, đẩy người dân vào cuộc sống khốn khổ quanh năm Tình trạng bất công đó kết hợp với những cuộc chiến tranh liên miên đã đẩy người dân lao động vào cảnh khốn cùng Họ đã đứng dậy đấu tranh chống lại nhà Chu, đẩy nhà Chu đến bờ diệt vong Những rối loạn này còn tạo ra tình trạng phi nhân tính, mất hết đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con người: bề tôi giết vua, con giết cha không còn là chuyện lạ trong xã hội Bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ cho thấy cách tổ chức và quản lý xã hội theo kiểu nhà Chu đã không còn thích hợp Xã hội cần phải thiết lập lại trật tự kỷ cương, đưa vào thế ổn định để phát triển Vấn đề bức xúc của thời đại đã khiến các nhà tư tưởng không thể làm ngơ, do vậy khắp nơi trên đất nước Trung Hoa 9 rộng lớn xuất hiện nhiều trung tâm, tụ điểm của những kẻ sĩ Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng nhìn chung đều đứng trên lập trường của giai cấp mình để phê phán trật tự xã hội 1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về bản tính con người trong triết học Nho giáo Tiên Tần Về văn hóa: cùng với thực tiễn lịch sử xã hội, những tri thức về khoa học, văn hóa khá phong phú của nhân dân Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc như thiên văn, địa lý, sinh vật học, văn học… đã góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội phát triển và đồng thời còn là tiền đề làm nảy sinh những tư tưởng triết học ở Trung Quốc cổ đại Về thiên văn học: vào thế kỷ thứ IV TCN, nhà thiên văn Thạch Thân sáng tạo ra bảng tổng mục về các vì sao bao gồm 800 tinh tú Những biên niên lịch sử ở thế kỷ II TCN đã có nói tới cuộc du lịch trên bộ, trong đó, người Trung Quốc cổ đã biết sáng chế và sử dụng la bàn Về toán học: Người Trung Quốc cổ đại đã đạt được một trình độ khá cao về toán học Ngay vào thời Chiến Quốc, các nhà bác học Trung Hoa đã biết rằng bình phương cạnh huyền của một tam giác vuông bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông, biết tính toán diện tích các hình vẽ… Về nông học và sinh vật học: trên cơ sở những kinh nghiệm lao động của nhiều thế hệ, người Trung Hoa cổ đã xây dựng được cả một hệ thống các phương pháp canh tác chuyên canh, phương pháp trồng trọt theo thời vụ và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền” Về văn học: xuất hiện nhiều tác phẩm phản ánh tình hình chính trị, kinh tế, phong tục tập quán, đời sống tình cảm và nguyện vọng của nhân dân lao động như tác phẩm Kinh Thi, Sở Từ… Về tôn giáo: nhà Chu đề cao tư tưởng “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ thượng đế”, “trời và người hợp nhất” Nhà Chu quan niệm Trời là lực lượng có 10 nhân cách, có ý chí và quyền uy tuyệt đối Chính vì vậy mà nhà Chu cho rằng nhà Ân vì không biết mệnh trời, hành động không hợp với mệnh trời nên đã bị Thượng đế trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Có thể thấy, sự ra đời của Nho giáo Tiên Tần nói chung và học thuyết về bản tính con người của trường phái này nói riêng ra đời dựa trên những nền tảng lịch sử nhất định Đó là những bước tiến của văn minh Trung Hoa trên các lĩnh vực khám phá tự nhiên, sản xuất, tổ chức xã hội Sự tiến bộ ấy đã dẫn xã hội Trung Quốc cổ đại đến một mức độ phát triển mới, đồng thời cũng kéo theo những biến chuyển về mặt trật tự xã hội Nếu như biến đổi sâu sắc của xã hội thời kỳ này là tiền đề căn bản cho các triết gia Nho giáo ráo riết truy tìm những học thuyết triết học đột phá, thì những di sản tư tưởng văn hóa vốn có của Trung Quốc cổ đại – đặc biệt là của triều đại nhà Chu – lại là nền tảng tư duy của hệ thống tư tưởng này Trong các quan niệm về bản tính con người của Nho giáo Tiên Tần, dễ dàng nhận thấy tinh thần đề cao mệnh trời, tinh thần trời người hợp nhất… vốn đã xuất hiện và được duy trì trước đó ở nhà Chu Do vậy, học thuyết của Nho giáo Tiên Tần về vấn đề bản tính con người chính là sự tiếp nối những di sản tư tưởng truyền thống, thông qua suy tư của những triết gia Nho giáo lỗi lạc để giải quyết các vấn đề cấp thiết của thời đại 11 Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO TIÊN TẦN 2.1 Quan niệm nền tảng của Khổng Tử về “bản tính” Khổng Tử là người đầu tiên nêu khái niệm về tính người Tuy vậy, Khổng Tử cho rằng “tính người” là một vấn đề phức tạp, cao siêu nên cũng ít bàn đến và ít giảng dạy cho học trò Dù không luận nhiều về chữ “tính”, song Khổng Tử chính là người đưa ra những tư tưởng cơ bản nhất, đặt nền tảng cho các thế hệ sau kế thừa và phát triển Trong Luận ngữ có ba lần Khổng Tử đề cập đến chữ “tính” Ông nói “tính tương cận giã, tập tương viễn giả” (bản tính ban đầu của người ta gần giống nhau, nhưng do tập mà tạo nên những con người khác nhau) Luận điểm này khẳng định: con người hiện thực chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố xã hội, thừa nhận vai trò to lớn của giáo dục đối với con người Đây là một tư tưởng hoàn toàn xa lạ ở thời đại lúc bấy giờ bởi xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu quan niệm rằng giáo dục là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc Thời đại của Khổng Tử vốn thịnh trị quan niệm đẳng cấp nghiệt ngã, giai cấp quý tộc dùng cả sức mạnh trần thế và sức mạnh của thần quyền để bảo vệ cho trật tự đẳng cấp Vì vậy dù có rất nhiều điểm tiến bộ nhưng tư tưởng Khổng Tử cũng bị hạn chế rất nhiều và có những điểm không thống nhất Một mặt, ông khẳng định giáo dục có thể thay đổi con người; mặt khác ông lại cho rằng có một số hạng người không chịu tác động của giáo dục: “duy thượng trí, dĩ hạ ngu bất di” (chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không đổi nết của mình) Là người đầu tiên bàn về “tính”, có lẽ trong cách nhìn của Khổng Tử, “tính” là để chỉ con người mới sinh ra hoàn toàn ngây thơ trong trắng, nguyên 12 sơ, tự nhiên bẩm thụ được ở trời đất, chưa bị thay đổi bởi ngoại cảnh và các yếu tố xã hội nên giống nhau, có những điểm chung là “Nhân chi sinh dã trực” (con người đã sinh ra bản tính vốn ngay thật) Trung thành với tư tưởng về luận thuyết tính, mở đầu sách Trung dung viết rằng: “thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” (mệnh trời phú cho gọi là tính, cái dẫn dắt tính gọi là đạo, sự tu luyện đạo gọi là giáo) Ở đây tính được hiểu là “nguyên lý tự nhiên trời phú cho người mà người bẩm thụ lấy” Theo cách này, “tính” là cái bẩm sinh ban đầu, cái nguyên sơ mà con người có được, tính trở nên thiện hay bất thiện là do công lao tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người 2.2 Quan niệm của Mạnh Tử về “tính thiện” Nếu Khổng Tử dừng lại ở chỗ đặt vấn đề “tính người” là cái nguyên sơ, ban đầu mà con người bẩm thụ thì Mạnh Tử lại phát triển tư tưởng “tính người” theo khuynh hướng thiên về các giá trị xã hội, gọi là “tính thiện” Thậm chí cực đoan hơn, Mạnh Tử cho rằng “tính thiện” biểu hiện là “tứ đoan” (nhân – nghĩa – lễ – trí), là những phạm trù có tính tiên thiên, sinh ra đã có, đó là điểm chung ban đầu của con người Ông nói: “Trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi, tu ố chi tâm, nhân giai hữu chi, cung kính chi tâm, nhân giai hữu chi, thị phi chi tâm Trắc ẩn chi tâm, nhân dã, tu ố chi tâm, nghĩa dã, cung kính chi tâm, lễ dã Thị phi chi tâm, trí dã, nhân, nghĩa, lễ, trí phi do ngoại thuốc ngã dã, ngã cố hữu chi dã” (Cái lòng thương xót, người ta đều có, cái lòng biết thẹn, ghét, người ta đều có, cái lòng biết phải, trái, người ta đều có Cái lòng thương xót là điều căn bản ở điều nhân trong tính vậy Cái lòng thẹn, ghét là căn ở điều nghĩa trong tính vậy; cái điều phải, trái là căn ở điều trí trong tính vậy Cái lòng cung kính là căn ở điều lễ trong tính vậy Điều nhân, nghĩa, lễ, trí, không phải là tự bên ngoài nung đúc cho ta, trong tính ta sẵn có đấy vậy) 13 Sở dĩ Mạnh Tử nhấn mạnh “tính thiện” là vì ông muốn làm rõ sự khác nhau căn bản giữa con người với con vật thông qua các giá trị xã hội “Nhân chi sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ hy” (Con người khác với cầm thú chỉ có vậy) Như vậy, qua thuyết “tính thiện”, Mạnh Tử đã nhìn thấy bản chất xã hội của con người, khái quát điều này thành tính trội, song qua đó cũng thể hiện tư tưởng duy tâm khi ông đưa các phạm trù đạo đức được hình thành trong xã hội thành những phạm trù có tính tiên thiên do trời phú cho con người Trong cuộc sống hiện thực, Mạnh Tử cũng nhận thấy con người biểu hiện không hoàn toàn thiện, có lúc tỏ ra thiện, có lúc bất thiện Có người tính thiện thể hiện rõ rệt thống nhất trong suy nghĩ và hành động, có người lại đánh mất bản tính thiện Thông qua nội dung này, ông khẳng định vai trò của giáo dục, của xã hội đối với việc thay đổi tâm tính con người Mặt khác, sự tác động của ngoại cảnh, điều kiện xã hội, điều kiện sinh sống của “vật dục” làm cho con người trở nên bất thiện Mạnh Tử viết: “Phú tuế, tử đệ đa lại, hung tuế, tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã, kỳ sở dĩ hãm nịch, kỳ tâm giả nhiên dã” (Năm được mùa con em nhiều kẻ no đủ mà làm điều thiện, năm mất mùa con em nhiều kẻ nhân đói rét mà làm điều ác, chẳng phải trời kia phú bẩm cho cái chất khác nhau, vì năm mất mùa nó làm hãm lệch mất cái bản tâm mới ra thế vậy) Do tác động bên ngoài có thể làm thay đổi tâm tính vốn thiện của con người nên cái “thiện” chỉ là cái hạt nhân cơ sở ban đầu, cá nhân phải có ý thức gìn giữ nó, tồn dưỡng nó tự như “cầu lấy nhân, nghĩa, lễ, trí thì vẫn hoàn được cái tính nhân, nghĩa, lễ, trí rất thiện, nếu bỏ mà chẳng cần lấy thì mất, đã mất rồi mới thành ác Cách xa điều thiện nhiều lần bởi vì chẳng biết khuyếch sung cho hết tài năng của mình đó vậy” Như vậy, cho dù “tính thiện” là “tứ đoan” vốn có sẵn trong mỗi con người nhưng mỗi người cần cũng cần phải gìn giữ, gieo trồng Nếu được chăm 14 sóc bồi dưỡng thì tính thiện được khuyếch trương, ngược lại, cứ để mặc không tu dưỡng bảo tồn thì sẽ bị mai một mà biến mất, ví như “hạt lúa mâu, lúa mạch gieo giống, mà vun trồng nó, cái đất giống nhau, mùa cấy giống nhau, vụ nước tươi tốt đến kỳ thành thục đều chín cả Dẫu có được nhiều thóc ít thóc không giống nhau thì chẳng qua tại đất có chỗ tốt chỗ xấu, mưa móc nhuần tưới có chỗ hậu chỗ bạc, việc người làm có chăm có lười khác nhau đấy thôi” Từ chỗ quan sát sự vận động của các vật xung quanh, các hiện tượng của cuộc sống, Mạnh Tử đúc rút ra một kinh nghiệm: “Nếu được cách nuôi nấng thì không vật gì là chẳng sinh trưởng, mất cách giữ gìn nuôi nấng thì không vật gì là chẳng tiêu mòn Cây cỏ với tâm người cũng một lẽ ấy cả” Theo Mạnh Tử, muốn chăm sóc, bồi dưỡng “tính thiện” ở con người thì xã hội phải được cải tạo thành một môi trường sống thuận lợi, đáp ứng những nhu cầu “vật dục” tối thiểu, tạo cho con người có “hằng sản” là tiền đề vật chất để tạo cho họ có được “hằng tâm” Mặt khác giáo hóa cũng là một nhân tố không thể thiếu trong xã hội loài người, coi đó như hoạt động đặc biệt hướng con người theo nhân tính Ông nói: “Nhân chi hữu đạo, bão thực noãn y, dật cư ni vô giáo, tắc cận ư cầm thú” (Người ta tuy có đạo lý nhưng cứ ăn no, mặc ấm ngồi không mà không dạy bảo thì gần giống cầm thú) Như vậy, nhân tính, đạo lý không phải tự nhiên mà có được, nó cần phải được định hướng, uốn nắn bằng giáo dục Ở đây Mạnh Tử cũng có quan điểm hợp lý gần giống như Khổng Tử Các ông muốn nhấn mạnh vai trò của các yếu tố xã hội, của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển của con người Tất nhiên ở đây cũng bộc lộ những hạn chế trong tư tưởng của các ông khi nhìn nhận con người chỉ là sản phẩm thụ động của quá trình giáo dục, của hoàn cảnh Ông không nhìn thấy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của con người trong các quá trình ấy; chưa nhận thấy rằng, con người không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh mà còn là chủ thể 15 tạo nên hoàn cảnh; con người không chỉ là sản phẩm của quá trình giáo dục mà còn là chủ thể tích cực của các quá trình giáo dục và tự giáo dục Tư tưởng về “tính thiện” của Mạnh Tử ít nhiều bộc lộ lập trường giai cấp của ông Một mặt, ông khẳng định “tính thiện” là điểm chung mà mọi người đều có giống nhau; nhưng mặt khác, ông lại cho rằng chỉ bậc quân tử mới tồn giữ được, còn bậc thứ dân thường bị vật dục che lấp, đó là điểm khác biệt căn bản giữa người quân tử và kẻ thứ dân Ông viết “Nhân chi sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ hy Thứ dân khứ chi, quân tử tồn chi” Có thể hiểu ý này rằng chỉ bậc quân tử là người mới có nhân tính, còn kẻ thứ dân thì ngược lại Đây là một hạn chế lịch sử khó tránh khỏi ở thời đại ông, thời đại mà giai cấp quý tộc nắm địa vị độc tôn Chính vì vậy, hệ thống tư tưởng Mạnh Tử vừa có những nhân tố tích cực, muốn tạo ra những tiến bộ, mặc khác vừa chứa đựng những nhân tố bảo thủ, muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp quý tộc, duy trì trật tự xã hội cũ Nhìn chung, tư tưởng “tính thiện” của Mạnh Tử có khuynh hướng duy tâm, cực đoan, nhìn nhận bản chất người thiên về các giá trị tinh thần, chỉ thấy phần nào cái bản chất xã hội mà không thấy bản tính sinh vật vốn có không thể thiếu của con người 2.3 Quan niệm của Cáo Tử về “tính không thiện, không ác” Nhận thấy các kẽ hở trong lập luận của Mạnh Tử, Cáo Tử cùng thời với Mạnh Tử lại quan niệm rằng “tính” ban đầu không thiện, không ác, con người ban đầu sinh ra chưa thể hiện là thiện hay bất thiện Tính người có thể thay đổi theo hướng thiện hay bất thiện Nhân nghĩa là những giá trị xã hội, qua quá trình rèn luyện, uốn nắm mới có Cáo Tử viết: “Tính do kỷ liễu dã, nghĩa do bôi quyền dã, dĩ nhân tính vi nhân nghĩa, do dĩ kỷ liễu vi bôi quyền” (Tính của Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)