Ngô Thì Nhậm là một nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng, chính trị nổi trội, có công lao to lớn và giữ vai trò trụ cột trong việc xây dựng nhà Tây Sơn. Sống trong một giai đoạn bản lề, phò tá ở cả hai triều đại đối đầu nhau mang đến cho tư tưởng của Ngô Thì Nhậm những biến chuyển sâu sắc và những điểm đặc trưng so với các nhà tư tưởng khác trong lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, với vai trò trọng yếu trong triều đình Tây Sơn non trẻ, tư tưởng của ông ắt hẳn đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các chính sách của nhà Tây Sơn và tình hình chính trị lúc bấy giờ.
Trang 1Khoa Triết Học
TIỂU LUẬN MÔN
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
NGÔ THÌ NHẬM
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS TRỊNH DOÃN CHÍNH
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Phương pháp nghiên cứu 5
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGÔ THÌ NHẬM 7
1.1 Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 7
1.1.1 Đặc điểm chính trị-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII 7
1.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII 9
1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 11
1.2.1 Giá trị truyền thống gia đình đối với việc hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 11
1.2.2 Tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đối với việc hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 12
1.2.3 Trường phái Lý học Tống Nho đối với việc hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16
Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGÔ THÌ NHẬM 18
2.1 Nội dung chủ yếu trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 18
2.1.1 Bản thể luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 18
2.1.2 Nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 21
2.1.3 Triết lý nhân sinh xã hội trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 22 2.2 Đặc điểm của tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 25
2.2.1 Tính dung hợp, kế thừa trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 25
2.2.2 Tính nhân văn trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 26
2.3 Ý nghĩa của tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 26
Trang 32.3.1 Ý nghĩa về mặt lý luận 26
2.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 28
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ thứ XVIII là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt Nam
Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền, trật tự phong kiến bị đảo lộn Vua Lê tuy nắm giữ ngai vàng nhưng thực chất không hề có quyền quyết định đối với bất cứ công việc chính trị nào Thay vào đó, chúa Trịnh và chúa Nguyễn mới thực sự nắm mọi quyền hành Hai tập đoàn chúa phong kiến này chia nhau cai trị lần lượt ở Đàng Trong và Đàng Ngoài Do vậy, đặc trưng nổi bật của giai đoạn lịch sử này chính là hỗn loạn, rối ren Sự hỗn loạn, rối ren đó tồn tại bắt đầu từ trong cơ cấu bộ máy chính trị, từ đó ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của từng tầng lớp nhân dân Đặc biệt, giới trí thức – với đặc điểm nhạy cảm, trăn trở trước thời cuộc – khi phải đứng giữa tình trạng biến loạn sâu sắc như thế, ở họ nảy sinh mạnh mẽ khủng hoảng về mặt tư tưởng chính trị, nhân sinh
Do vậy, tư tưởng triết học thời kỳ này chứng kiến nhiều sự xung đột giữa các trường phái quan điểm khác nhau và sự hoài nghi, mất định hướng của các Nho sĩ
Ngô Thì Nhậm sống giữa thời kỳ biến loạn đó Ông là một nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng, chính trị nổi trội, có công lao to lớn và giữ vai trò trụ cột trong việc xây dựng nhà Tây Sơn Sống trong một giai đoạn bản lề, phò tá ở cả hai triều đại đối đầu nhau mang đến cho tư tưởng của Ngô Thì Nhậm những biến chuyển sâu sắc và những điểm đặc trưng so với các nhà tư tưởng khác trong lịch sử Việt Nam Hơn nữa, với vai trò trọng yếu trong triều đình Tây Sơn non trẻ, tư tưởng của ông ắt hẳn đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các chính sách của nhà Tây Sơn và tình hình chính trị lúc bấy giờ Vì thế, tìm hiểu
tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm sẽ giúp phản ánh được những suy nghĩ,
Trang 5trăn trở của giới trí thức Việt Nam giữa một thời đại bản lề, cũng như góp phần tìm hiểu bối cảnh tư tưởng trong giai đoạn chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu về tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm, bài tiểu luận mong muốn hiểu rõ và hệ thống được nội dung, đặc điểm và ý nghĩa của triết học Ngô Thì Nhậm đặt trong sự ảnh hưởng của điều kiện lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Bài tiểu luận cố gắng đạt đến các mục đích nghiên cứu thông qua thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích các tiền đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội vào thời đại Ngô Thì Nhậm sinh sống, tức bối cảnh Việt Nam thế kỷ thứ XVIII Đồng thời, tiểu luận cũng tìm hiểu khái quát qua một số nội dung của các tư tưởng triết học có ảnh hưởng đến hệ thống triết học Ngô Thì Nhậm
Hai là, trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận và triết lý nhân sinh
xã hội
Ba là, tìm ra những hạn chế và giá trị lịch sử của tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm đối với thời đại mà ông đang sống cũng như đối với thời đại hiện nay của đất nước
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, lịch sử
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Từ việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các nội dung triết học Ngô Thì Nhậm, bài tiểu luận giúp làm sáng tỏ về một tư tưởng nổi bật trong lịch sử triết học Việt Nam, tạo cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về các tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng và nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung
Thông qua những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm
mà bài tiểu luận đúc kết được, việc nghiên cứu cũng mở ra những hướng vận dụng các giá trị này đối với thực tiễn xã hội và đời sống mỗi cá nhân trong thời đại hiện nay
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC NGÔ THÌ NHẬM
1.1 Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 1.1.1 Đặc điểm chính trị-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII
Ngô Thì Nhậm sống giữa một giai đoạn xã hội đầy biến động trong lịch
sử Việt Nam Đó là thời kỳ đất nước bị chia làm hai miền với hai triều đình riêng biệt cai trị: vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong Sự chia cắt không chỉ dừng lại ở chính quyền trung ương, mà ở riêng từng miền, tình hình chính trị, xã hội cũng vô cùng hỗn loạn
Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ còn là hư danh chứ thực chất không hề quyết định việc triều chính Thay vào đó, chúa Trịnh tuy lấy danh nghĩa phò Lê nhưng lại thâu tóm mọi quyền hành, lấn át hoàn toàn vua Lê Điều này đi ngược với tiêu chuẩn “trung quân” của trật tự đạo đức phong kiến Nội bộ phủ chúa Trịnh cũng vô cùng hỗn loạn khi các chúa Trịnh đều có cuộc sống hưởng thụ xa hoa, đời sống loạn luân, sa đọa, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau Sự sa đọa này khiến triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân, hơn thế nữa,
để phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của phủ Chúa, người dân còn phải chịu lao dịch nhằm xây dựng các cung điện, đền đài thỏa mãn thú vui cho chúa Trịnh
Tình hình khoa bảng và bổ nhiệm quan lại dưới thời vua Lê-chúa Trịnh đầy hỗn tạp Ở thời kỳ này, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhu cầu chi tiêu của nhà nước tăng cao Trong khi đó, đói kém diễn ra liên miên khiến người dân không đủ khả năng nộp thóc cho triều đình Trước thực trạng đó, thay vì chăm
Trang 8lo, hỗ trợ đời sống nhân dân, chính quyền chúa Trịnh lại đặt ra lệ dùng tiền, thóc gạo để mua bán chức tước và cho thí sinh nộp “tiền thông kinh” để được miễn vòng thi Hương trong kỳ thi khảo hạch, thông qua đó triều đình có được nguồn thu thóc gạo thay thế cho nguồn thuế thất thu từ nông dân Vì thế, vào thời kỳ này xuất hiện rất nhiều quan chức đến từ tầng lớp buôn bán, nông dân khá giả thay vì các nho sĩ như trước đây Đông đảo các quan lại dùng tiền hoặc thóc gạo mua chức tước này sau đó lại dùng chức vụ của mình để chèn ép, bòn rút từ người dân để bù lại khoản chi phí mua chức tước ban đầu, khiến đời sống nhân dân càng thêm khổ ải Điều này khiến dân chúng mất niềm tin vào hệ thống quan lại, đồng thời dấy lên thái độ bất mãn cùng cực ở thành phần sĩ phu Nho học Tuy vậy, trong thời kỳ nhiễu nhương này vẫn xuất hiện một số nhân vật tài cao học rộng như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Nghiễm, Trần Danh Lâm Họ là những Nho sĩ nặng lòng yêu nước, thương dân, mang mối trăn trở sâu sắc đối với đời sống nhân dân và các vấn đề tồn tại
ở giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ
Trong khi đó, tình hình chính trị-xã hội ở Đàng Trong cũng không hề khá hơn Chính quyền nhà Nguyễn tuy có công lao khai hoang lập đất, mở mang bờ cõi, khuyến khích nông nghiệp nhưng dần dần cũng bộc lộ những vấn
đề từ trong nội bộ triều đình Các chúa Nguyễn thời kỳ này sa vào ăn chơi hưởng lạc, dâm dật sa đọa, không màng đến việc chăm lo đời sống nhân dân Triều đình cũng xuất hiện hiện tượng bè phái, chuyên quyền, đảo lộn trật tự quân thần phong kiến Tiêu biểu là việc Trương Phúc Loan vốn chỉ là tôn thất nhưng lại âm mưu xây dựng quyền lực của riêng mình Ông dùng nhiều cách
để dụ dỗ chúa Nguyễn sa vào con đường ăn chơi, tửu sắc, bỏ bê việc triều chính
để ông có thể nắm quyền hành Ông đã bức hại người kế vị ngôi chúa là Nguyễn Phúc Luân để lập Nguyễn Phúc Thuần, khi đó chỉ mới mười hai tuổi, lên làm
Trang 9chúa để ông có thể đứng sau nắm mọi quyền hành Tình trạng nhiếp chính này tương tự như tình hình vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Khi nắm được quyền lực, Trương Phúc Loan áp dụng những cách cai trị chuyên quyền, vơ vét, dấy lên sự bất mãn lớn đối với tầng lớp dân chúng nghèo khổ
1.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội Việt Nam vào thế kỷ thứ XVIII
Sau cuộc chiến tranh Đàng Trong-Đàng Ngoài, do muốn thưởng công cho các quan thần, tướng lĩnh trong cuộc chiến, chính quyền chúa Trịnh áp dụng chính sách phong thưởng và ban cấp ruộng đất Tuy nhiên, việc ban thưởng này lại được thực hiện dễ dãi, tùy tiện dẫn đến đất công bị rơi vào tay
tư nhân, từ đó nảy sinh tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ, cường hào Tình trạng chiến tranh kéo dài trước đây còn tạo điều kiện cho các làng xã, địa phương xa trung ương tách khỏi sự quản lý trực tiếp của nhà nước
Từ đó, quan lại địa phương càng tăng thêm tính tự trị, mặc sức tham nhũng, chèn ép, bóc lột người dân
Ruộng đất ngày càng tư hữu hóa, ruộng công hầu hết rơi vào giới địa chủ, cường hào khiến phần lớn nông dân không có ruộng để cày cấy Người nông dân trở nên nghèo khổ, nhiều người buộc phải bỏ xóm làng để lưu tán tìm cách mưu sinh, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc Thêm vào đó, thiên tai, mất mùa, đói kém cũng diễn ra khiến đời sống nông dân lại càng thêm khổ cực
Tại Đàng Trong, nông nghiệp có những nét phát triển nhờ vào chính sách khai hoang mở đất và khuyến khích nông nghiệp Tuy vậy, chính sách tô thuế
ở đây lại phiền phức, nặng nề, chồng chất, ruộng đất bị người giàu chiếm hữu, người dân thường xuyên bị quan lại sách nhiễu Thương nghiệp, thủ công nghiệp cũng sút kém dần so với trước vì các chính sách bóc lột, nhũng nhiễu
Trang 10kiềm hãm đáng kể sức sản xuất của người dân dù ở giai đoạn này, thương nghiệp và thủ công nghiệp có những bước tiến nhất định về mặt kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm
Từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XVIII, thương nghiệp tại Việt Nam
đã phát triển khá mạnh với thủ công nghiệp phát triển, có sự giao thương buôn bán giữa các vùng miền, một số thành thị như cảng thị Phố Hiến, Hội An, Kẻ Chợ ở Đàng Ngoài, Thanh Hà, Gia Định ở Đàng Trong trở nên hưng thịnh và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thời bấy giờ Thời kỳ này xuất hiện nhiều thuyền buôn đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Nhật Bản , tầng lớp thương nhân và thương nghiệp cũng từ đó ra đời Tuy nhiên, chính quyền phong kiến
ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong đều áp dụng chính sách ức thương hà khắc, hạn chế xuất khẩu, thuế quan nặng nề Thêm vào đó, chính quyền nhà Nguyễn ở Đàng Trong còn tiến hành dùng tiền kẽm để thay cho tiền đồng trong việc trao đổi buôn bán nhằm tiết kiệm chi phí đúc tiền cho triều đình Đồng tiền kẽm có giá trị thấp, dễ hư hỏng trong quá trình trao đổi càng khiến cho thương nhân và dân chúng nói chung không muốn buôn bán hàng hóa Từ đó dẫn đến thực trạng hàng hóa có nơi thì ùn ứ, có nơi thì có nhu cầu nhưng không đủ đáp ứng, đồng thời nền sản xuất hàng hóa cũng bị kéo trì trệ
Có thể thấy, ở giai đoạn này, tình hình kinh tế tại Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có những vấn đề nghiêm trọng ở nông nghiệp lẫn thương nghiệp Thiên tai, mất mùa cộng với vấn đề tư hữu ruộng đất và chính sách thuế hà khắc, sự lộng quyền của địa chủ, quan chức địa phương khiến đời sống người dân vô cùng khốn khổ Trước tình hình kinh tế và chính trị hỗn loạn, xuống cấp như thế, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân như khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng, Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát Trong đó, đặc biệt nhất là cuộc khởi nghĩa
Trang 11của anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mà sau này dành thắng lợi, lật đổ cả hai tập đoàn phong kiến đang cai trị đất nước Sự rối ren của xã hội ấy đã tạo tiền đề cho Ngô Thì Nhậm suy nghĩ và hệ thống nên những tư tưởng nhằm giải quyết các vấn đề của thời đại Các thực trạng và biến chuyển xã hội mà Ngô Thì Nhậm phải trải qua đã có những ảnh hưởng quan trọng đến sự nghiệp chính trị cũng như tư tưởng vị danh sĩ này
1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm 1.2.1 Giá trị truyền thống gia đình đối với việc hình thành tư
tưởng triết học Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm xuất thân từ dòng họ Ngô Thì – một danh gia vọng tộc với rất nhiều người trong dòng họ đỗ đạt cao, là những danh sư và làm quan phò tá cho triều đình chúa Trịnh như Ngô Vân, Ngô Trân, Ngô Thì Ức Truyền thống của dòng họ Ngô Thì không chỉ có dừng lại ở khía cạnh quan bảng mà còn ở lĩnh vực văn chương với tuyển tập “Ngô gia văn phái”, một tuyển tập ghi chép lại các tác phẩm giá trị của các danh sĩ dòng họ Ngô Thì Đặc biệt, cha của Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ, là một vị quan tận tâm, tài ba, từng làm Ngự
sử cho triều đình chúa Trịnh và được xem là một trong những nhà sử học lớn của nước ta Trong cuộc quan trường của mình, Ngô Thì Sĩ đã đảm nhiệm qua nhiều chức vụ khác nhau, chứng kiến nhiều sự biến đổi, hỗn loạn của thời đại Ông vô cùng yêu nước thương dân, mong muốn mang lại ấm no, hạnh phúc cho dân chúng, từng nhiều lần khẩn thiết bày tỏ lên chúa Trịnh về tình trạng nghèo đói, khổ cực, chịu áp bức của dân chúng Về mặt học thuật, Ngô Thì Sĩ cũng đã biên soạn và để lại gần nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có năm tác phẩm lớn về lịch sử Những quan sát, suy niệm, đánh giá của Ngô Thì Sĩ về lịch sử, chính trị nói chung và tình hình đất nước bấy giờ nói riêng chắc chắn
Trang 12có ảnh hưởng không nhỏ đối với cách sống, cách suy nghĩ của con trai mình là Ngô Thì Nhậm
1.2.2 Tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đối với việc hình thành tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm
Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào thời nhà Trần trên cơ sở xuất phát từ Phật giáo và xây dựng bởi chính các thiền sư Việt Nam Người sáng lập và phát triển Thiền phái này như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều là những bậc xuất thân từ giai cấp quý tộc phong kiến, không chỉ thông hiểu tư tưởng giáo lý của đạo Phật mà còn am tường về Nho học và Đạo học Có thể nói, triết học Trúc Lâm là đại diện cho
tư tưởng của giới vua quan, quý tộc của một triều đại phong kiến lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam
Thời nhà Trần – thời kỳ ra đời của Thiền phái Trúc Lâm – mang những nét đặc trưng về mặt lịch sử-xã hội Những đặc trưng đó có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của Thiền phái này Trước hết, nhà Trần là triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đánh bại được đế quốc Nguyên-Mông xâm lược hùng mạnh Trước bối cảnh vừa đánh bại ngoại xâm như thế, ở thời
kỳ này tinh thần dân tộc luôn được đề cao nhằm khẳng định tính độc lập, tự cường cho quốc gia Đại Việt Triều đại nhà Trần còn độc đáo ở nét giản dị, gần gũi trong mối quan hệ giữa mọi người, giữa các tầng lớp, cấp bậc với nhau Giữa vua và tôi nhà Trần không dè dặt, đặt nặng lễ nghi thứ bậc Thay vào đó, mọi người có thể nói chuyện, cư xử với nhau như người thân trong gia đình Giữa vua quan và dân chúng cũng khá bình đẳng khi trong các lễ nghi, các buổi thuyết giảng Phật giáo, giới quý tộc vẫn ngồi nghe cùng với tầng lớp dân chúng bình dân chứ không phân chia rạch ròi về giai cấp Ngoài ra, giới quý tộc thời