Trong bối cảnh châu Á đang chịu sự bảo thủ, trì trệ trên nhiều mặt, các nước tư bản phương Tây mở rộng thị trường sang châu Á, chủ nghĩa thực dân manh nha hình thành đe dọa đến chủquyền của các quốc gia khác, chắc hẳn cải cách chuyển sang một nền kinh tế mới là điều không hềnhanh chóng, dễ dàng, không phải chỉ cần có sự thức thời là đủ. Để thực hiện được điều này, Nhật Bản ắt hẳn phải có sẵn những điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi cho mầm mống tư bản chủ nghĩa, kèm theo những chính sách phù hợp, trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Như vậy, để hiểu rõ được sự chuyển mình sang chủ nghĩa tư bản, sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản thì việc tìm hiểu các bối cảnh tiền đề hình thành chủ nghĩa tư bản tại Nhật Bản là điều không thể bỏ qua.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NHẬT BẢN HỌC NIÊN LUẬN Khóa 2014 BỐI CẢNH TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH HÌNH THÁI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TẠI NHẬT BẢN Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Tiến Lực Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thùy Dung Mã số sinh viên : 1456190015 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2017 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu 3 3 Mục đích nghiên cứu 6 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Đối tượng nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 7 7 Bố cục 7 PHẦN NỘI DUNG 8 1 Các khái niệm 8 2 Bối cảnh kinh tế-xã hội của Nhật Bản trước thời Minh Trị Duy tân 10 3 Các chuyển biến về lịch sử, xã hội ở thời đầu Minh Trị Duy tân 18 4 Các cải cách kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản 21 PHẦN KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người thường nghĩ về một đất nước châu Á nằm trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới với những cuộc phát triển “thần kỳ” Từ cuối thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, giữ chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu dẫn đến tình trạng trở thành thuộc địa của các nước phương Tây Tuy nhiên, khác với các quốc gia cùng khu vực, Nhật Bản đã vượt ra khỏi nguy cơ bị đô hộ, chuyển mình thành quốc gia mang sức mạnh kinh tế và quân sự ngang hàng với phương Tây, thậm chí còn trở thành một nước quân phiệt tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai, đối đầu với các cường quốc khác Nhìn vào tiến trình lịch sử, có thể thấy điểm khác biệt nổi trội giữa Nhật Bản với những nước châu Á khác vào thời điểm đó chính là sự thức tỉnh kịp thời để thực hiện hàng loạt cuộc cải cách trên nhiều phương diện Trong đó, để khiến đất nước trở nên giàu mạnh, có vị thế cao trên quốc tế thì kinh tế chính là mấu chốt Về phương diện này, Nhật Bản đã mạnh dạn chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp vốn đặc trưng cho chế độ phong kiến thời ấy sang nền kinh tế tư bản hàng hóa – hình thái kinh tế của các nước phương Tây Sự chuyển biến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội của người dân, và hơn hết, đây là một trong những tiền đề cho sự hình thành chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật Bản sau này Trong bối cảnh châu Á đang chịu sự bảo thủ, trì trệ trên nhiều mặt, các nước tư bản phương Tây mở rộng thị trường sang châu Á, chủ nghĩa thực dân manh nha hình thành đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia khác, chắc hẳn cải cách chuyển sang một nền kinh tế mới là điều không hề nhanh chóng, dễ dàng, không phải chỉ cần có sự thức thời là đủ Để thực hiện được điều này, Nhật Bản ắt hẳn phải có sẵn những điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi cho mầm mống tư bản chủ nghĩa, kèm theo những chính sách phù hợp, trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định Như vậy, để hiểu rõ được sự chuyển mình sang chủ nghĩa tư bản, sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản thì việc tìm hiểu các bối cảnh tiền đề hình thành chủ nghĩa tư bản tại Nhật Bản là điều không thể bỏ qua 2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu Tại Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản của Nhật, về các giai đoạn lịch sử thời Mạc phủ, Minh Trị dưới nhiều góc độ khác nhau Cuốn sách The Japanese Economy (tạm dịch: Kinh tế Nhật Bản) của tác giả Takatoshi Ito do nhà xuất bản The MIT Press phát hành năm 1994 đã phân tích nền kinh tế Nhật Bản dưới nhiều góc độ trong tiến trình lịch sử của đất nước này Một số vấn đề được đưa ra phân tích có thể kể đến 3 như cấu trúc nền công nghiệp, các chính sách kinh tế tiền tệ, thị trường tài chính, thị trường lao động, hoạt động ngoại thương… Trong đó, tác phẩm cũng đã nhắc đến bối cảnh của nền kinh tế Nhật Bản vào thời đại Mạc phủ Tokugawa, các áp lực kinh tế cho sự sụp đổ của Mạc phủ Tokugawa, kinh tế Nhật Bản dưới cuộc Cải cách Minh Trị Nền kinh tế của Nhật Bản cũng được nghiên cứu trong bộ sách Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) của tác giả F Ia Poolianxki được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tại Việt Nam vào năm 1978 Quyển 2 của bộ sách này phân tích lịch sử kinh tế các nước ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa Tại quyển 2, sự hình thành chủ nghĩa tư bản của Nhật được phân tích trên cơ sở nêu ra những đặc trưng của nền kinh tế phong kiến tại nước này, đặt trong các diễn biến lịch sử và đối sách của chính quyền phong kiến Tác giả cũng đã so sánh sự khác nhau giữa việc hình thành chủ nghĩa tư bản tại Nhật với việc hình thành ở một số quốc gia phương Tây, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân về chính trị, xã hội dẫn đến sự khác nhau đó Tạp chí Kyoto University Economic Review số 11 do Khoa Kinh tế trường Đại học Hoàng gia Kyoto phát hành vào tháng 7 năm 1936 đã đăng tải bài viết của tác giả Horie Yasuzo với tựa đề An outline of the rise of modern capitalism in Japan (tạm dịch: Sơ lược về sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản hiện đại tại Nhật Bản) Trong bài viết này, đối tượng được phân tích là các điều kiện kinh tế xã hội vào cuối thời Tokugawa, đầu thời Minh Trị có ảnh hưởng đến việc hình thành chủ nghĩa tư bản Cụ thể, tác giả đã tìm hiểu về nguồn lao động, đối tác của tư bản, khu công nghiệp và thị trường tại Nhật Bản ở giai đoạn chuyển tiếp này Trong Tạp chí Nghiên cứu châu Á (The Journal of Asian Studies) số 51 do nhà xuất bản Đại học Cambrige phát hành và tháng 5 năm 1992 có bài viết mang nhan đề Proto-industrial origins of Japanese Capitalism (tạm dịch: Nguồn gốc tiền công nghiệp của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản) của tác giả David L Howell Bài viết đã tìm hiểu về nguồn gốc tiền công nghiệp của Nhật Bản vào thời kỳ Tokugawa thông qua việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa nông nghiệp thương mại và công nghiệp thành thị, vai trò của các phiên bang trong sự phát triển kinh tế và địa lý kinh tế vào cuối thời Tokugawa, nhằm tìm hiểu rõ hơn sự chuyển tiếp giữa thời kỳ phong kiến Tokugawa, đánh giá lại vai trò của thời Tokugawa đối với sự thức tỉnh văn hóa góp phần dẫn đế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào thời Minh Trị và cả sau đó Tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Nhật Bản giai đoạn chuyển giao này, trong đó cũng có nhắc đến các hoạt động về kinh tế tài chính Tác phẩm Nhật Bản duy tân 30 năm của Đào Trinh Nhất do nhà xuất bản Thế Giới tái bản vào năm 2014 đã thống kê và phân tích diễn biến lịch sử của Nhật Bản trong 30 năm nước Nhật cải cách từ sự bế quốc như bao quốc gia châu Á 4 khác sang đất nước có nền kinh tế, quân sự lớn mạnh Trong quyển sách này, tác giả đã miêu tả lại những sự thay đổi về kinh tế, quân sự của nước Nhật như việc các lãnh chúa thay đổi hoạt động kinh tế từ nông nghiệp sang xây dựng các xưởng công nghiệp, trên cả nước hình thành các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực như ngân hàng, cơ khí, hàng hải, bảo hiểm… Tác giả Vĩnh Sính cũng có cuốn Nhật Bản cận đại được nhà xuất bản Lao Động xuất bản vào năm 2014 Cuốn sách này đưa ra tổng quan về chế độ chính trị, đời sống xã hội trong tiến trình lịch sử Nhật Bản Trong đó, tác giả tập trung vào kinh tế, xã hội, chính trị trong thời kỳ mạc phủ Tokugawa, Minh Trị duy tân và Chiến tranh Thế giới thứ hai Ở giai đoạn Minh Trị duy tân, điều kiện đất nước trước cải cách và các chính sách nhằm cải cách chính trị, phát triển công nghiệp đã được đề cập và phân tích Nhà xuất bản Lao Động năm 2011 cũng đã xuất bản cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Hoàn với nhan đề Nhật Bản trong dòng chảy lịch sử thời cận thế Đây là tập hợp những chuyên luận về lịch sử, kinh tế và văn hóa Nhật Bản do Nguyễn Văn Hoàn thực hiện nghiên cứu Trong cuốn sách này, tác giả đã có bài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế hàng hóa và thời kỳ Edo, tức giai đoạn ngay trước cuộc Minh Trị duy tân, cùng với các hoạt động giao thương với các quốc gia khác của Nhật Bản Cuốn sách mang nhan đề Nhật Bản với châu Á – những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế-xã hội của tác giả Nguyễn Văn Kim do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản vào năm 2003 đã có những phân tích kỹ về một số vấn đề kinh tế-xã hội của Nhật Bản và thời Edo Phân tích của tác giả ở các phương diện khái quát về bối cảnh lịch sử, các yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế thời đó, đặc điểm và vai trò của các chính sách ban hành bởi chính quyền Mạc phủ Từ những nghiên cứu trong tác phẩm này có thể thấy được bức tranh kinh tế và xã hội Nhật Bản vào thời kỳ phong kiến trước khi cuộc Minh Trị Duy tân diễn ra Cuốn Lịch sử kinh tế do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên, xuất bản bởi nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013 có giới thiệu sơ lược về các hình thái kinh tế và một số nền kinh tế trên thế giới Kinh tế Nhật Bản cũng được giới thiệu trong cuốn sách này Các tác giả đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật của các hình thái kinh tế trong lịch sử Nhật Bản, trong đó có nghiên cứu đến những mầm mống của chủ nghĩa tư bản, các biến chuyển trong kinh tế, xã hội, các chính sách vào cuối thời mạc phủ Tokugawa, đầu thời Minh Trị Duy tân Tuy nhiên, do được giới thiệu nhằm tạo ra bức tranh tổng thể về lịch sử các nền kinh tế trên thế giới nên các đặc điểm, chuyển biến của kinh tế Nhật Bản chỉ được nhắc đến một cách sơ lược 5 Có thể thấy, lịch sử, kinh tế Nhật Bản vào giai đoạn bắt đầu hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới Các nghiên cứu này đã đưa ra hoàn cảnh lịch sử, chính sách, đặc điểm nền kinh tế của Nhật Bản vào giai đoạn ấy dưới góc độ lịch sử lẫn góc độ kinh tế Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về Nhật Bản chủ yếu khai thác về sự kiện lịch sử của một đất nước đang cải cách toàn diện chứ chưa phân tích nhiều khía cạnh kinh tế tư bản chủ nghĩa Cũng đã có những nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhưng những nghiên cứu này nhằm mục đích phác thảo về kinh tế Nhật Bản cùng với các nền kinh tế khác trên thế giới để tạo nên một bức tranh tổng thể, thế nên vẫn chưa có sự chuyên sâu Do vậy, bối cảnh tiền đề hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa tại Nhật Bản vẫn cần phải có sự nghiên cứu, tổng hợp, phân tích sâu hơn, kỹ càng hơn 3 Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu về bối cảnh kinh tế-xã hội của Nhật Bản vào thời kỳ bắt đầu hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa, tức giai đoạn diễn ra cuộc Duy tân Minh Trị, tìm ra và phân tích các sự kiện lịch sử, các cải cách, chính sách nào ở thời kỳ đó đã có tác động đến sự hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Với việc tìm hiểu về bối cảnh tiền đề hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa tại Nhật Bản, hy vọng bài nghiên cứu sẽ thể hiện được phần nào bức tranh về hình thái tư bản chủ nghĩa Nhật Bản nói riêng và hình thái tư bản chủ nghĩa trên thế giới nói chung dưới góc độ phân tích giai đoạn hình thành Tại Việt Nam, khi nhắc đến lịch sử Nhật Bản, thông thường người ta hay nghĩ đến cuộc Duy tân Minh Trị vực dậy nước Nhật và những lần phát triển thần kỳ sau chiến tranh, giai đoạn từ thời Minh Trị trở về trước vẫn ít được biết đến Do vậy, tìm hiểu về giai đoạn chuyển giao giữa hai hình thái kinh tế đặt trong sự chuyển giao giữa hai thời đại: Mạc phủ Tokugawa và chính quyền Minh Trị sẽ góp phần tạo nguồn tư liệu để hiểu thêm về lịch sử Nhật Bản, đồng thời tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về hình thái tư bản chủ nghĩa Nhật Bản cũng như hình thái tư bản chủ nghĩa tại các quốc gia khác Ngoài ra, là một bài niên luận, thực hiện bài nghiên cứu này còn mang ý nghĩa giúp rèn luyện các kỹ năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học như kỹ năng tìm kiếm tư liệu, kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin… 5 Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng trong bài nghiên cứu này là bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, các chính sách, cải cách và mối liên hệ, ý nghĩa của chúng đối với sự hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa tại Nhật Bản Do giai đoạn nghiên cứu là lúc Nhật chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ 6 nghĩa, do đó các bối cảnh, chính sách, cải cách này sẽ nằm trong giai đoạn cuối thời Mạc phủ Tokugawa, đầu thời Minh Trị, với mốc thời gian trung tâm là cuộc Duy tân Minh Trị năm 1968 6 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp lịch sử, tổng hợp, logic để tìm hiểu và phân tích các đối tượng, các mối quan hệ 7 Bố cục Phần nội dung của bài nghiên cứu được chia các chương chính như sau: Chương 1: Cái khái niệm Chương 2: Bối cảnh kinh tế-xã hội Nhật Bản trước thời Minh Trị Duy tân Chương 3: Các chuyển biến về lịch sử, xã hội ở thời đầu Minh Trị Duy tân Chương 4: Các cải cách kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản Sau đó là phần kết luận về những đặc điểm rút ra được từ các bối cảnh tiền đề hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa tại Nhật Bản 7 PHẦN NỘI DUNG 1 Các khái niệm 1.1 Các khái niệm về hình thái tư bản chủ nghĩa Trong các tác phẩm nghiên cứu, cụm từ “hình thái tư bản chủ nghĩa” được nhắc đến với nhiều cách hiểu khác nhau, như phương thức sản xuất, hệ thống kinh tế, thể chế nhà nước… Các nghiên cứu cũng ít nhắc đến định nghĩa chính xác về “hình thái tư bản chủ nghĩa”, mà thường tập trung phân tích đặc điểm, hệ quả của nó Ở tác phẩm Tư bản của Karl Marx, chủ nghĩa tư bản được nhắc đến là “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” Tại đây, Marx phát biểu rằng chủ nghĩa tư bản được hợp thành từ nguyên liệu sản xuất, công cụ lao động, tư liệu sinh hoạt đã tích lũy trong những điều kiện xã hội nhất định, trong những quan hệ xã hội nhất định được dùng cho sản xuất mới trong những điều kiện xã hội nhất định Khởi điểm của tư bản là sự lưu thông của hàng hóa Sản xuất hàng hóa là đặc điểm nổi bật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong đó, hàng hóa được sản xuất nhằm mục đích trao đổi để mang về cho nhà tư bản giá trị thặng dư Cuốn Những nguyên lý kinh tế chính trị học của các tác giả M Ru’n-đi-na, G Tréc-nhi-cốp, G Khu-đô-cô-mốp có tổng kết về chủ nghĩa tư bản rằng: “Chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội trong đó sở hữu về tư liệu sản xuất được tập trung trong tay các nhà tư bản, còn trong khi đó công nhân thì bị tước đoạt hết các tư liệu sản xuất, để duy trì sự sống của mình, họ buộc phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản” Ở bài viết Le capitalisme monopoliste financier của tác giả Jean-Claude Delaunay in trong tạp chí “La Pensée”, số 323 vào tháng 9 năm 2000 (Quang Hưng lược dịch với nhan đề Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn tài chính), tác giả nêu ra các điều kiện để hình thành chủ nghĩa tư bản Đó là mọi liên hệ kinh tế là những liên hệ trao đổi, khế ước quan trọng nhất là khế ước lao động, mức thặng dư rút ra được từ hoạt động sản xuất được dùng vào các mục đích làm tăng giá trị và tích lũy tư bản Ngày nay đã có thêm nhiều khái niệm để phân biệt các chủ nghĩa tư bản như chủ nghĩa tư bản công nghiệp, chủ nghĩa tư bản thế giới, chủ nghĩa độc quyền, chủ nghĩa tư bản khoa học kỹ thuật… Chủ nghĩa tư bản cũng có nhiều sự biến đổi, giảm dần sự tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất vào một bộ phận các nhà tư bản Tuy vậy, trong bài tổng thuật của tác giả Minh Hiền cho cuốn “Một chủ nghĩa tư bản mới hay những diện mạo mới của chủ nghĩa tư bản” do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội biên soạn xuất bản vào năm 2000, tác giả đã đưa ra nhận xét rằng “Dù là chủ nghĩa tư bản dưới dạng nào, thì nó cũng là một sự 8 bỏ vốn ban đầu vào những hoạt động kinh doanh, nghĩa là những hoạt động mua và bán hàng hóa để làm tăng thêm giá trị ban đầu, tức là để kiếm lợi nhuận.” Trong bài niên luận này, chủ nghĩa tư bản sẽ được nghiên cứu dưới góc độ một hình thái kinh tế Đối với hoàn cảnh lịch sử khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, hình thái tư bản chủ nghĩa Nhật Bản mang hơi hướng của một hình thái tư bản chủ nghĩa công nghiệp, với sự tập trung của cải vào tay các nhà tư bản, sản xuất hàng hóa nhằm mục đích trao đổi và thu về lợi nhuận 1.2 Các cơ sở hình thành hình thái tư bản chủ nghĩa Hình thái tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội vào thế kỷ XVII tại Hà Lan và Anh Mầm mống ra đời của hình thái tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Khi các điều kiện tiền đề của hình thái tư bản chủ nghĩa phát triển đầy đủ và mạnh mẽ, hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện phủ định hình thái sản xuất phong kiến Hình thái kinh tế phong kiến – hình thái kinh tế chiếm ưu thế trước khi hình thái tư bản chủ nghĩa xuất hiện – gắn với chế độ xã hội phong kiến Đặc điểm nổi bật của nó là sản xuất mang tính tự nhiên, tự cấp tự túc Các sản phẩm được sản xuất nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của chính người sản xuất chứ không mang mục đích trao đổi mua bán, do vậy sự sản xuất này khép kín trong các đơn vị sản xuất như hộ gia đình, lãnh địa… Ruộng đất ở hình thái kinh tế này không được trao đổi mua bán như một loại hàng hóa mà tồn tại dưới hai hình thức: hệ thống đất khẩu phần và công xã nông thôn Ở hệ thống đất khẩu phần, đất được chia thành nhiều phần và chia cho các địa chủ Người nông dân bị gắn chặt vào các phần đất này như một bộ phận của đất, phải thực hiện các nghĩa vụ về ruộng đất như tô thuế, lao dịch theo quy định của từng địa chủ Nông dân không được thay đổi vùng đất canh tác của mình, do vậy các khẩu phần đất khi được sang nhượng, trao đổi giữa các địa chủ cũng bao gồm cả những nông dân bị gắn với các phần đất đó Ở hình thức công xã nông thôn, các địa chủ chiếm lấy các vùng đất bỏ không, đưa ra những quy định cho những ai muốn canh tác trên vùng đất của mình Khác với hình thức đất khẩu phần, đối với công xã nông thôn, người nông dân không bị trói buộc vào một phần đất canh tác cố định Họ làm việc trên ruộng đất của các địa chủ, hưởng các sản phẩm nông nghiệp của mình làm ra và thực hiện các quy định địa chủ đưa ra Các quy định đó thường là nộp tô thuế bằng hiện vật, tức một phần sản phẩm nông nghiệp mà nông dân đã sản xuất được trên phần đất canh tác của địa chủ Hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa có đặc điểm nổi bật là sản xuất hàng hóa nhằm mục đích trao đổi buôn bán Mục đích của người sản xuất là tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tạo ra giá trị tăng thêm so với giá trị của phần vốn, tư liệu sức lao động đã bỏ ra nhằm thu về lợi nhuận, chứ không phải sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của chính mình Ở hình thái kinh 9 tế này, tư liệu sản xuất bị tư hữu, nằm trong tay một số ít người Xã hội hình thành hai bộ phận mới là tầng lớp tư sản – những người nắm giữ tư liệu sản xuất – và tầng lớp vô sản là những người không có tư liệu sản xuất Giới vô sản làm việc cho tư sản với tư cách bán đi sức lao động của mình, nhận lại phần tiền công cho sức lao động mà mình đã bỏ ra Giới tư sản quản lý việc sử dụng các tư liệu sản xuất mà mình nắm giữ, hưởng các sản phẩm, giá trị tạo ra được từ tư liệu sản xuất của mình và sức lao động của vô sản Lao động ở hình thái tư bản chủ nghĩa mang tính phân hóa, mỗi người lao động chỉ thực hiện một vài công việc nhất định trong các khâu sản xuất ra sản phẩm thay vì sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh như ở nền sản xuất phong kiến Đây được gọi là sự phân công lao động Như vậy, để một nền kinh tế phong kiến chuyển sang kinh tế tư bản chủ nghĩa, cần có sự chuyển đổi từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa nhằm mục đích trao đổi buôn bán, từ phân công lao động tự nhiên, tham gia toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh sang sự phân công lao động, chuyên môn hóa trong sản xuất, từ chế độ ruộng đất địa chủ-nông nô và hình thức nộp tô thuế sang sự tách rời người lao động với tư liệu sản xuất, làm việc trên tư cách bán sức lao động Lưu thông hàng hóa đóng vai trò then chốt trong sự chuyển giao sang nền kinh tế hàng hóa và phân công lao động – các đặc trưng của kinh tế tư bản chủ nghĩa Sự lưu thông hàng hóa trong chế độ phong kiến gắn liền với các phường hội thủ công nghiệp và các thành thị Khởi điểm từ việc thủ công nghiệp phát triển dần bị tách khỏi nông nghiệp, những người nông dân có xu hướng muốn mua các sản phẩm thủ công nghiệp từ chính những người sản xuất, các trung tâm thủ công nghiệp hình thành trên cơ sở các thợ thủ công liên kết với nhau trong phạm vi một nghề nghiệp ở một địa phương nhất định Việc tập trung các hoạt động trao đổi buôn bán tại các phường hội như thế dần hình thành nên các thành thị phong kiến Tại các thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là trao đổi buôn bán thay vì sản xuất nông nghiệp Có thể nói, hoạt động kinh tế tại các phường hội và thành thị đóng vai trò chuyển tiếp giữa hình thái kinh tế phong kiến và kinh tế tư bản chủ nghĩa Do vậy, muốn nghiên cứu về sự hình thành của hình thái tư bản chủ nghĩa không thể bỏ qua việc nghiên cứu về kinh tế trong các thành thị phong kiến này 2 Bối cảnh kinh tế-xã hội của Nhật Bản trước thời Minh Trị Duy tân Nhật Bản trước thời Minh Trị Duy tân được đặt dưới sự cai trị của chính quyền Mạc phủ Tokugawa Giai đoạn Mạc phủ này đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử của Nhật Bản, là triều đại chấm dứt thời kỳ cát cứ, nội chiến liên miên, đưa nước Nhật đến nền hòa bình ổn định kéo 10 dài, tạo ra những thay đổi đáng kể cho văn hóa, kinh tế của Nhật, góp phần tạo nên những tiền đề cho sự phát triển đất nước ở những thời kỳ tiếp sau đó, có khi đến tận ngày nay Tokugawa Ieyasu – người có công lớn trong việc thống nhất và xây dựng hệ thống cai trị cho Nhật Bản – chủ trương dùng đức trị thay cho việc dùng vũ lực thống nhất đất nước như ở thời Chiến quốc trước đó Ông nhận thấy được vai trò to lớn của sự phát triển kinh tế đối với sức mạnh quốc gia, do vậy ông đã có những cải cách tích cực trên các phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế Đặc biệt, trước tình trạng tranh giành quyền lực suốt cả thế kỷ mà nước Nhật vừa phải chứng kiến, để giữ được quyền lực thống trị, giữ được sự ổn định trên cả nước là điều mà chính phủ này bắt buộc phải thực hiện được Nổi bật lên trong các chính sách cai trị của chính quyền Tokugawa chính là chế độ Sankin Kotai, tức là sự luân phiên trình diện của các lãnh chúa đối với chính quyền trung ương tại kinh đô Edo Để thể hiện lòng trung thành của mình đối với Mạc phủ Tokugawa, các lãnh chúa phải để vợ con mình sinh sống tại Edo, hàng năm thực hiện chuyến hành trình từ lãnh địa của mình đến Edo để cùng với Mạc phủ bàn bạc những vấn đề của đất nước, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp cho Mạc phủ các sản phẩm có giá trị như tơ lụa, đồ gốm… Chế độ Sankin Kotai đã để lại nhiều tác động làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản Trước hết, nó đã giúp nước Nhật có được thời kỳ hòa bình, ổn định kéo dài đến hơn 200 năm, là khoảng thời gian hòa bình dài nhất trong lịch sử Nhật Bản Sự ổn định này giúp cho người dân Nhật có cơ hội tập trung xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Kế đến, việc các lãnh chúa phải để vợ con lại Edo và hàng năm di chuyển đến đây đã khiến cho nơi này trở thành đô thị sầm uất bậc nhất Dân cư tại Edo thời bấy giờ chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc và võ sĩ, là những người hầu như chỉ tiêu thụ chứ không sản xuất Giới võ sĩ dưới thời Tokugawa đã được ban cho những đặc quyền để phân biệt với các tầng lớp khác, được cấp bổng lộc bằng thóc gạo hàng năm Với nền hòa bình như thế, các võ sĩ – vốn là những chiến binh có nhiệm vụ chiến đấu hết mình để bảo vệ cho các lãnh chúa – trở nên nhàn rỗi vì không còn phải tham gia vào các cuộc chiến như trước Cùng với chủ trương rèn luyện trở thành những người giỏi cả văn lẫn võ mà chính quyền Tokugawa đưa ra, các võ sĩ dành nhiều thời gian cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Lãnh chúa từ khắp các lãnh địa trên mọi miền đất nước luân phiên đến trình diện tại Edo cũng là một nhân tố khiến cho văn hóa ở đây phát triển mạnh mẽ Chỉ cần trong nội bộ của đoàn đến kinh đô của lãnh chúa, những người tùy tùng, nhất là giới võ sĩ, cũng có dịp để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật với nhau, vậy nên rất nhiều người không ngại hành trình xa xôi đã cố gắng tham gia vào đoàn tùy tùng của lãnh chúa Những đoàn Sankin Kotai đến Edo mang theo cả những nét văn hóa của mình, đồng thời học hỏi thêm những điều hay, điều mới có ở Edo để phát triển tại địa phương Từ 11 đó, kinh thành Edo trở thành trung tâm cho tinh hoa văn hóa Nhật Bản và cũng là nơi mà từ đây tinh hoa văn hóa đó được phát tán, tạo nên một nước Nhật thuần nhất Việc đi lại của các lãnh chúa từ lãnh địa của mình đến trung tâm Edo thường phải qua năm tuyến đường chính là Tokaido, Nakasendo, Nikko Dochu, Oshu Dochu, Koshu Dochu Những tuyến đường này vốn đã được xây dựng từ trước thời Tokugawa nhưng đến khi có chế độ Sankin Kotai, chúng đã được nâng cấp và mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao Dọc các tuyến đường, chính quyền Tokugawa đã cho xây dựng các trạm nghỉ, giao cho địa phương quản lý nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ về dịch vụ, chất lượng phục vụ và số người phục vụ trong trạm Nếu chia theo địa lý của nơi đặt trạm, có thể chia các trạm nghỉ này thành bốn loại: trạm đặt ở trên đỉnh đèo, trạm ở nơi hẻo lánh của vùng đồng bằng, trạm nằm ở trong hoặc gần các bến cảng và trạm ngay trong trung tâm hành chính dân cư Số người phục vụ trong các trạm này lên đến khoảng từ 3000 đến 4000 người, có khi còn cao hơn Điều này đã khiến cho không chỉ Edo mà những khu vực khác xung quanh cũng trở nên tấp nập Xung quanh kinh thành, cơ sở hạ tầng giao thông được phát triển cao hơn so với các nước khác thời đó, các hoạt động mua bán cũng tăng mạnh Như đã trình bày ở trên, Edo là nơi tập trung đông đảo tầng lớp quý tộc và võ sĩ Do được hưởng các chính sách đãi ngộ từ chính quyền, các võ sĩ không tham gia sản xuất nhưng lại là tầng lớp tiêu thụ mạnh mẽ Nhu cầu hưởng thụ của giới võ sĩ ngày một tăng và dần trở nên xa xỉ Trước nhu cầu đó, giới thương nhân đến Edo để cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sự tiêu dùng của các võ sĩ cũng ngày một nhiều Hoạt động trung gian của những người thương nhân giữa các võ sĩ tại Edo và các nông dân sản xuất trong các lãnh địa cũng góp phần thay đổi hoạt động sản xuất thời bấy giờ Sản phấm sản xuất ra được tại các lãnh địa có đến một nửa dùng để trao đổi bên ngoài lãnh địa, do vậy việc sản xuất dần có những biến đổi, từ sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho tiêu dùng thiết yếu của bản thân sang sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng định hướng tiêu dùng của các thị dân – tiêu dùng bên ngoài lãnh địa Đây là bước đầu cho một nền sản xuất hàng hóa Nhu cầu tiêu dùng của các võ sĩ ngày một xa xỉ, do vậy để đáp ứng được điều này, chất lượng của các sản phẩm cũng đã có những phát triển về chất lượng và số lượng Dần dần, các võ sĩ ngoài mua hàng hóa từ giới thương nhân còn muốn được trực tiếp từ những người sản xuất để có được chất lượng và giá cả như ý Đó là tiền đề cho sự phát triển các phường hội thủ công nghiệp xung quanh các thành thị Các thợ thủ công đến tập trung tại các thành thị lớn, vừa sản xuất, vừa trao đổi mua bán Khi sự tập trung ngày một tăng, họ hợp với nhau thành các phường hội để bảo vệ quyền lợi và tăng tính cạnh tranh Các phường hội này thường được các lãnh chúa hoặc người trong hoàng tộc đứng ra bảo lãnh, được ban cho các đặc quyền về thị trường 12 Trong mỗi phường hội cũng có riêng cho mình những quy tắc Những người muốn tham gia hoạt động trong phường hội phải thỏa mãn được các yêu cầu về kinh nghiệm, tay nghề và phải đóng các khoản phí định kỳ Các kinh nghiệm thường xuyên được trao đổi giữa các thợ thủ công tại đây nhằm tăng chất lượng của mỗi sản phẩm Đồng thời, mỗi phường hội cũng đưa ra các yêu cầu chặt chẽ về tiêu chuẩn đầu ra cho sản phẩm và quy định cả giá cả khi mang ra trao đổi trên thị trường Nhờ vào sự xuất hiện và phát triển của các phường hội mà vào giai đoạn này, thủ công nghiệp tại Nhật Bản đã có sự phát triển mạnh về chất lượng Tuy nhiên, sản phẩm được sản xuất tại các phường hội chủ yếu là các xa xỉ phẩm phục vụ lối sống xa hoa của các võ sĩ Các mặt hàng thiết yếu như vải bông, nến, giấy là do những nông dân sống tại vùng lãnh địa làm ra Dưới thời Tokugawa, do ảnh hưởng của chế độ Sankin Kotai, các lãnh chúa phải chịu sức ép về kinh tế to lớn bởi chi phí cho các chuyến đi và chi phí cho dinh thự tại kinh đô Edo Các lãnh chúa buộc phải tăng cường thúc đấy sản xuất tại lãnh địa của mình để có đủ khả năng chi trả cho những khoản khí đó Đồng thời, do chế độ cai trị, các lãnh chúa dù phải phục vụ cho chính quyền trung ương do Mạc phủ Tokugawa nắm giữ nhưng vẫn có quyền lực chính trị mạnh và toàn quyền đối với địa phương mà mình cai quản Nhờ vậy, ở từng lãnh địa, các lãnh chúa có thể tìm hiểu và ban hành những chính sách phù hợp sao cho địa phương của mình phát triển tốt nhất Vào thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ Nông nghiệp có sự tiến hành áp dụng các biện pháp để tăng năng suất như khai khẩn đất hoang, cải tạo đất, thủy lợi, bón phân, cải tiến nông cụ, sử dụng các giống cây trồng mới… Các loại cây công nghiệp như bông, dâu, mía, thuốc lá… cũng được trồng nhiều bên cạnh giống lúa gạo truyền thống Trên lãnh thổ Nhật Bản còn hình thành những khu vực chuyên canh cây công nghiệp để phục vụ cho việc trao đổi buôn bán với bên ngoài Như vậy, hoạt động nông nghiệp của người dân đã có sự chuyển biến, đi theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng trọt đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Dưới thời Tokugawa, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đã tăng lên gập đôi, kéo theo đó là sự gia tăng về dân số Sự phát triển về kinh tế và sự hình thành các đô thị còn dẫn đến tình trạng di dân và phân hóa lao động Ở thời Tokugawa, dù có diễn ra các hoạt động khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt nhưng trước tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên đầu người vẫn bị giảm sút Thêm vào đó, chế độ thừa kế lúc bấy giờ quy định việc thừa kế ruộng đất chỉ được dành cho con trai trưởng, trong khi con gái và con trai thứ chỉ có thể trở thành tá điền Điều này dẫn đến việc nhiều người lâm vào cảnh thiếu đất canh tác Ngoài ra, nông dân khi hoạt động sản xuất nông nghiệp còn phải chịu các khoản thuế nông phẩm nặng nề từ lãnh chúa xuất phát từ yêu cầu chi tiêu cho nghĩa vụ Sankin Kotai, phải chịu sự chèn ép giá cả của các thương nhân đầu cơ Sự phát 13 triển phồn thịnh tại các thành thị, nhất là tại Edo, càng tạo nên thôi thúc khiến cho một bộ phận không nhỏ các nông dân mong muốn chuyển đến sinh sống và làm việc tại các thành thị Họ chuyển đến thành thị với các công việc như sản xuất thủ công, làm thuê, phụ việc cho các cửa hàng hoặc tự mở cơ sở kinh doanh Trong số những người chuyển đến thành thị không chỉ có giới nông dân thiếu đất canh tác, mà còn có cả những người đang sản xuất nông nghiệp, đến làm việc tại thành thị trong những đợt nông nhàn nhằm kiếm thêm thu nhập Dần dần, nhận thấy thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, thủ công cao hơn nhiều so với việc canh tác, trồng trọt, nhiều người nông dân đã bỏ công việc tại ruộng đồng trước đây, chuyển hẳn sang lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp Đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phân công lao động, khiến cho các ngành thủ công nghiệp như ươm tằm, kéo sợi, dệt vải… vốn trước đây chỉ là một công việc phụ song hành với hoạt động trồng trọt của nông dân, nay trở thành một ngành nghề độc lập, đánh dấu sự tách rời thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp Hoạt động mạnh mẽ của giới thương nhân cũng là một đặc điểm có ảnh hưởng to lớn đến xã hội thời bấy giờ không thể không kể đến Dưới chế độ phân biệt giai cấp sĩ – nông – công – thương, giới thương nhân đã bị chính quyền Tokugawa đặt ở tầng thấp kém nhất trong xã hội Tuy vậy, do các hoạt động buôn bán tích cực của mình, tầng lớp này trở nên giàu có và nắm giữ thế lực to lớn về kinh tế, chi phối nhiều mặt trong đời sống xã hội của cả các tầng lớp cao hơn Trước hết, nhờ có sự kết nối giữa các vùng của các thương nhân, hoạt động sản xuất của nông dân, thợ thủ công đã có định hướng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng Họ đã khiến Nhật Bản trở thành một nền kinh tế chung, góp phần thúc đẩy kinh tế ở những lãnh địa ở địa thế xa xôi hẻo lánh Thế lực kinh tế của giới thương nhân giúp họ có khả năng điều chỉnh giá cả của thị trường Trước đây, với nền kinh tế khép kín trong từng lãnh địa, giá cả, sản xuất hàng hóa đều nằm trong quyết định của các lãnh chúa, dẫn đến sự độc quyền về kinh tế Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tầng lớp thương nhân đã có vai trò phá vỡ tình trạng đó, đưa kinh tế Nhật Bản đến với trạng thái tự do hơn, năng động hơn và phát triển hơn Tuy nhiên, do các tổ chức thương nghiệp muốn giữ các bí mật các bí quyết kinh doanh để tạo tính cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận thu được, cộng thêm chính sách, địa lý, điều kiện dân cư của mỗi phiên bang có sự khác nhau, sự phát triển kinh tế của các phiên bang không được đồng đều và đồng loạt Giá cả hàng hóa cũng có sự khác nhau, cao hơn khi ở những thành thị lớn, đặc biệt là Edo Do vậy, dù hoạt động thương nghiệp phát triển thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành của hình thái tư bản chủ nghĩa nhưng tốc độ, quy mô không giống nhau ở các địa phương Các tiền đề và dấu hiệu của hình thái tư bản chủ nghĩa ở những địa phương thuộc vùng xa xôi diễn ra khá chậm chạp và bắt đầu muộn hơn so với khu vực thành thị 14 Giới thương nhân ngày một lớn mạnh và trong chính giai cấp này cũng hình thành nên sự phân hóa thành nhiều loại khác nhau Đó là các thương nhân đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng, người sản xuất với người bán lẻ, người sản xuất và giới thương nhân trung gian… Họ đã tạo ra những sợi dây liên kết chằn chịt trong xã hội Có những thương nhân chỉ chuyên về buôn bán một hoặc một số mặt hàng nhất định và còn có tính cha truyền con nối về mặt hàng đó Do vậy, trong các thương nhân đã tích lũy được những kiến thức vững chắc về chất lượng, định giá, phân biệt các sản phẩm hàng hóa Đồng thời, dưới thời Edo, nghề nghiệp được cha truyền con nối, nên qua nhiều thế hệ, những thương gia còn có được kỹ năng về kinh doanh hết sức nhạy bén, linh hoạt Các thương nhân còn tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo Với lối sống xa hoa ngày một mạnh mẽ, cộng thêm việc bị cắt giảm bổng lộc nhằm giảm gánh nặng ngân sách từ phía triều đình, dần dần một bộ phận lớn trong giới võ sĩ lâm vào cảnh túng thiếu Để đáp ứng được nhu cầu tiêu xài của mình, họ buộc phải nhờ đến thương buôn – những người vốn bị coi là thấp kém Ngoài ra, các lãnh chúa do thực hiện nghĩa vụ Sankin Kotai đối với triều đình mà phải gánh chịu áp lực chi phí rất lớn Số người phục vụ trong dinh thự tại kinh thành Edo lên đến 1/5 số người phục vụ tại lãnh địa, ước tính số chi phí dùng cho dinh thự đó chiếm đến một nửa số thu nhập của lãnh chúa Thêm vào đó, thường xuyên lui tới kinh thành Edo, các lãnh chúa đã quen với lối sống xa hoa nơi thành thị, dần không còn muốn quay về lãnh địa của mình nữa Các lãnh chúa trở nên thiếu thông hiểu về tình hình sản xuất, sinh hoạt tại địa phương mà mình cai quản, góp phần khiến thu nhập của lãnh chúa bị giảm đi Cũng như giới võ sĩ, các lãnh chúa đành phải chọn cách nhờ đến sự giúp đỡ về kinh tế của các thương nhân Giới thương nhân, bên cạnh các hoạt động buôn bán vốn có, nay còn có thêm vai trò là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính Lãnh chúa và võ sĩ nếu muốn vay tiền từ thương nhân phải chịu lãi suất rất lớn Có lãnh chúa phải chịu số nợ còn cao hơn thu nhập quốc dân thời bấy giờ của toàn Nhật Bản, và hiển nhiên, họ không thể nào đủ khả năng chi trả được các khoản nợ này Tuy nhiên, cũng có một số người thuộc giới võ sĩ và lãnh chúa cũng lao vào các hoạt động thương nghiệp cùng với giới thương nhân Các lãnh chúa nhận thấy được lợi nhuận to lớn của việc buôn bán mang lại, vì thế họ đã bỏ qua sự coi thường vốn có mà chế độ tứ dân dành cho lớp thương nhân mà tham gia buôn bán để có thêm được lợi nhuận Bên cạnh đó, khi tháp tùng các lãnh chúa trong những chuyến đi thực hiện nghĩa vụ Sankin Kotai, những võ sĩ được lãnh chúa của mình chi trả cho những chi phí sinh hoạt, lại được hưởng phần lương bổng cao hơn so với khi phục vụ tại lãnh địa Nhiều võ sĩ đã tranh thủ cơ hội tháp tùng đó mà học hỏi những kinh nghiệm, điều mới lạ từ những người khác gặp được trong chuyến đi Họ nhận thấy sự hạn hẹp, yếu kém của mình trong một số lĩnh vực mà từ đó chủ động học thêm nghề để củng cố cuộc sống của mình Có những người còn 15 Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)