Đầu năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 1, sau một thời giangiảng dạy, tôi nhận thấy một số tồn tại ở các em như sau:Một số em ở miền nam chuyển ra học, tiếng vùng miền
UBND HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN QUỐC OAI B SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một ” Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Hoàn Giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Thị Trấn Quốc Oai B 1 Lý do hình thành biện pháp: Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt vô cùng quan trọng hình thành cho các em bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết , trong đó kỹ năng đọc rất quan trọng, đọc tốt các em mới nghe viết tốt, trả lời được câu hỏi theo nội dung bài và học tốt được các môn học khác Đầu năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 1, sau một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy một số tồn tại ở các em như sau: Một số em ở miền nam chuyển ra học, tiếng vùng miền khác nhau, một số tiếng không đọc theo miền bắc, phát âm chưa rõ tiếng thay đổi một số dấu thanh ( chẳng hạn sẽ đọc là sẹ) em Trường An Bố mẹ một số em đi làm cả tuần mới về một lần, hoặc sáng đi tối mới về đến nhà, khi về đến nhà thì các em đã ngủ, các em thường ở với ông bà, người thân nên các em thiếu sự quan tâm của phụ huynh ( em Trường An, Đăng Anh, Hà Phương, Mai Trang, Khoa ) Một số em nghe kém do mất tập chung khi học đẫn đến đọc sai ( em Khánh, Trường An, Hiếu) Các em thay đổi môi trường học tập nên chưa có thói quen nề nếp học tập và sinh hoạt ở môi trường tiểu học Vì vậy mà các em học tập còn lười nhác, chưa tự giác 2 Việc học ở nhà của các em mới vào lớp 1 là vô cùng khó khăn Do các em còn rất nhỏ Một số phụ huynh dạy cho trẻ biết đọc, biết viết và đếm số trước khi vào lớp 1, khiến các em chủ quan và nhàm chán trong học tập Trước tiên tôi đã tiến hành khảo sát các em để tìm ra các biện pháp phù hợp, kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh 31 học sinh Nhận biết được tất cả các chữ cái 12 Nhận biết được một số chữ cái 13 Không nhận biết được chữ cái nào 6 2.Nội dung sáng kiến: * Biện pháp 1: Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng: Ngày đầu tiên trước khi đến trường nhận lớp, tôi tạo nhóm zalo phụ huynh, tôi cho các em tự thực hiện đoạn video ngắn giới thiệu về tên tuổi cũng như sở thích của mình, năng khiếu của bản thân, sau đó gửi qua nhóm zalo lớp để làm quen nhau và nắm bắt tình hình của lớp Ngày hôm sau đến lớp tôi làm nếp và nêu nội quy của lớp, tổ chức bình bầu ban cán sự lớp – lớp trưởng do các em đề cử giới thiệu, sau đó biểu quyết thống nhất Mỗi ngày lớp trưởng sẽ điểm danh các bạn vắng mặt và báo với giáo viên, thực hiện quản trò tổ chức cho các bạn chơi trò chơi học tập ở lớp vào 15 phút đầu giờ 3 Bình bầu ban cán sự lớp – lớp trưởng 4 Lớp trưởng tổ chức cho các bạn chơi trò chơi Tôi hướng dẫn lớp trưởng biết cách quản lí lớp khi giáo viên đi vắng và thực hiện việc truy bài đầu giờ, nhắc nhở các học sinh khác tự ôn bài Hàng ngày tôi đi sớm hơn 10 phút trước giờ truy bài, bật máy chiếu, phân công cho ban cán sự lớp kiểm tra bạn, nếu em nào chưa hoàn thành giáo viên sẽ tiếp tục kèm cặp 5 Lớp trưởng tổ chức cho ác bạn ôn bài * Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các nét cơ bản, thuộc chữ cái: Ngay sau những buổi đầu hướng dẫn nề nếp, nội quy lớp học cũng như hướng dẫn xong cách cầm bút, cách sử dụng vở, cách xác định đường kẻ, dòng kẻ, tôi bắt đầu cho học sinh học các nét chữ cơ bản Tôi giới thiệu tên, cấu tạo nét, cho học sinh xem video cách viết, sau đó tôi hướng dẫn các em thực hành viết từng nét cơ bản Khi học sinh viết xong tôi kiểm tra và sửa chữa các lỗi ( nếu có ) Tôi cũng thực hiện quy trình tương tự như quy trình dạy phần nét cơ bản cho phần học chữ cái Chuyển sang phần học vần tôi hướng dẫn học sinh cách phân tích, so sánh vần, cách nhận biết âm chính và âm cuối, hướng dẫn đọc ghép mô hình tiếng 6 chứa vần, đọc trơn từ khóa Tôi phát cho mỗi em một bảng âm vần để các em học thuộc ở lớp cũng như ở nhà Bảng âm vần cho các em học ở nhà 7 Chia nhóm các nét và chữ cái 8 Tôi còn phân loại theo nhóm chữ có nét tương đồng giúp các em thuộc chữ cái Đối với các em chậm tôi quan tâm nhiều hơn, nếu các em phát âm sai, tôi phát âm lại 2- 3 lần cho học sinh phát âm theo Tôi cũng cần rèn các em kỹ năng nghe, học sinh nghe tốt sẽ đọc được chính xác Một số em còn phát âm sai do các nguyên nhân như nói ngọng, tật bẩm sinh, nói lắp, ngắn lưỡi…hoặc do cách phát âm của địa phương học sinh hình thành thói quen, hiện tại lớp tôi có một số em phát âm âm “kh” thành “h”, “ênh” thành “ên” “ ong’’ thành “ oong’’ “sẽ’’ thành “ sẹ’’ “ vững’’ thành “ vứng’’ Như em Thùy Chi, Trường An Đối với những âm vần, tiếng dễ lẫn, khó nhớ tôi so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm, yêu cầu các em phát âm lại cho chính xác bằng việc học sinh quan sát khẩu hình miệng của giáo viên Cũng có thể lấy ví dụ cụ thể để hs nhớ được vần như dạy vần út (ngón út) học sinh giơ ngón út, hay ai (tai) sờ tay lên tai của mình ay (tay) giơ tay lên cao, đặt tay lên eo của mình đọc eo… Ngoài ra tôi còn chú ý nhiều hơn đến một số em chưa tập chung khi học, nhắc nhở kịp thời và gọi đọc nhiều hơn, khen thưởng đúng lúc tạo hứng thú, chú ý cho các em mỗi khi đọc bài Các em mất tập chung thường được tôi xếp chỗ ngồi trên gần giáo viên và dễ quan sát 9 * Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thao tác trên bộ đồ dùng Tiếng Việt: Lứa tuổi Tiểu học nhất là học sinh lớp Một thì việc thực hành rất quan trọng, các em còn nhỏ nên rất mau quên, tôi cho các em thực hành nhiều hơn để giúp các em nhớ lâu hơn: + Tôi yêu cầu học sinh lấy bảng chữ và bảng cài trong bộ đồ dùng học Tiếng Việt, các em thực hành lấy âm chữ vừa học cài vào bảng cài và tự ghép với các âm chữ khác đã học tạo tiếng mới có mang âm vần vừa học Ngay từ những buổi học đầu tiên tôi cũng thường xuyên hướng dẫn các em cách sử dụng bảng chữ và bảng cài trong việc tìm tiếng từ mới và mỗi buổi học âm vần mới tôi đều yêu cầu các em thực hiện, nếu các em chưa biết cách cài bảng cài hoặc chưa biết cách ghép tôi sẽ hỗ trợ thêm cho các em Học sinh ghép vần mới học 10 + Tôi yêu cầu các em đọc vần, tiếng, từ mình vừa ghép được trước lớp + Tôi hướng dẫn các em phát triển từ, tiếng vừa tìm được đặt thành câu, việc nói câu sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ * Biện pháp 4: Phân nhóm học sinh: Việc phân nhóm này được thực hiện ở tuần học thứ 4 tôi khảo sát lại các em và phân thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Những học sinh đọc tốt - Nhóm 2: Những học sinh đọc còn chậm, còn đánh vần - Nhóm 3: Những học sinh chưa đọc được, chưa nhớ chữ cái Việc phân chia nhóm giúp tôi biết được học sinh ở mức đọc nào để thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” – em đọc tốt và em đọc chậm hơn hoặc em chưa nhớ chữ cái sẽ được sắp xếp ngồi cùng bàn để hỗ trợ nhau cùng tiến bộ, tôi cũng có phương hướng rèn thêm ở các tiết học chia nhóm các em đọc chậm mỗi nhóm 3 em Trong quá trình dạy tôi sẽ gọi các em ở nhóm này nhiều hơn khi gọi nhóm 1 thì 3 em sẽ đọc phần cô yêu cầu, vừa tiết kiệm thời gian lại kiểm tra được nhiều hơn Tôi chú ý nhiều hơn đến các em chậm, hay quên, tôi nhẹ nhàng động viên các em hãy cố gắng chắc chắn sẽ làm được Mỗi ngày tôi kiểm tra nếu các em có tiến bộ dù là nhỏ nhất tôi cũng khen ngợi, thưởng xích cơ, thư khen động viên tạo động lực cho các em học tập Tôi vẫn thường xuyên kiểm tra các em đọc tốt chứ không bỏ qua, tôi chuẩn bị sẵn các phần quà và treo giải, em nào đọc tiến bộ sẽ được thưởng các đồ dùng học tập, bánh, kẹo, tẩy…để các em thích thú hơn Nếu em nào không nhớ âm, vần, không đọc được thì tôi đọc mẫu và dùng ghạch chéo để tách âm và vần cho các em đọc theo, nhắc nhở lắng nghe bạn và cô đọc rồi đọc theo cho nhớ Tôi luôn động viên, khích lệ kịp thời dù là những tiến bộ nhỏ nhất để tạo động lực giúp các em cố gắng trong học tập Không - Kh / ông 11 Thư Khen Thư khen Giáo viên chủ nhiệm lớp: 1B Giáo viên chủ nhiệm lớp:……………… Khen em: Nguyễn Đình Tùng Khen em: Đã có tiến bộ trong học tập ………………………………………………… Năm học 2022 - 2023 Đã có tiến bộ trong học tập Năm học 2021 - 2022 …………………………………………… ………………………… Thư khen Giáo viên chủ nhiệm lớp: 1B Khen em: Nguyễn Đăng Minh Ngoan ngoãn, lễ phép Năm học 2022 - 2023 Phần thưởng cho học sinh có thành tích tốt 12 *Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học, vận dụng các chuyên đề đã được tập huấn: Tôi chuẩn bị bài giảng trình chiếu có kèm tranh, ảnh, video sinh động trong các giờ Tiếng Việt – Học vần giúp học sinh nhớ vần và từ tốt hơn VD: Dạy vần eo tôi sẽ cho các em xem hình ảnh một bạn nhỏ để tay vào phần giữa trên cơ thể của mình Các em hãy làm giống bạn Sau đó cho cô biết phần các bạn đặt tay lên được gọi là gì? Các em rất thích thú, hào hứng và sôi nổi đọc eo Tôi vận dụng các chuyên đề áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới như chuyên đề dạy Tiếng Việt theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chuyên đề học thông qua chơi…nhằm tạo điều kiện cho học sinh được thao tác, được thực hành nhiều trong tiết học, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 13 14 15 Ứng dụng CNTT vào bài giảng Tiếng Việt Tôi rất chú trọng việc tổ chức học thông qua chơi cho học sinh, giúp học sinh vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được trải nghiệm, khám phá, được giải trí vừa góp phần phát triển kỹ năng đọc Tôi thiết kế nhiều trò chơi như: đào vàng, giải cứu cá voi, chọn con vật em thích.… Ví dụ: Ở bài “Ôn tập và kể chuyện” trang 52 sách Tiếng Việt tập 1: Thay vì đưa sẵn các chữ cái như trong sách giáo khoa tôi chuẩn bị sẵn các hộp quà và tổ chức cho các em chơi trò “Chiếc hộp bí mật”, cho học sinh thực hiện theo nhóm,cá nhân, các em chọn ngẫu nhiên các chữ cái, tiếng, từ, tự đọc rồi tự ghép các chữ cái tạo tiếng từ và đọc trong nhóm cho bạn nghe 16 Hoặc ở bài học vần bài vần ao – eo trang 96: Tôi không đưa ra sẵn các từ để luyện đọc mà tôi đưa ra trò chơi “ Chọn con vật em thích” hoặc trò “giải cứu cá voi” cho học sinh tự tìm ra các từ luyện đọc Học sinh tham gia trò chơi học tập Việc vận dụng trò chơi giúp các em hào hứng hơn, tiết học không bị nhàm chán khi giáo viên đưa sẵn từ yêu cầu học sinh đọc Học sinh được nhận các phần quà nhỏ khi trả lời đúng Ngoài ra, các em còn được thư giãn bằng các bài hát Điệu nhảy trong các tiết học * Biệp pháp 6: Phối hợp cùng cha mẹ học sinh: - Đầu năm học, ngay từ buối họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi chia sẻ với phụ huynh về những đổi mới của chương trình, cách dạy con đánh vần Đối với các em còn hạn chế, tôi dành ít phút cuối buổi học để gặp gỡ phụ huynh và trao đổi về khả năng đọc của con Để từ đó phụ huynh học sinh có kế hoạch hướng dẫn con ôn bài ở nhà 17 Tôi kiểm tra đọc các em thường xuyên, vào ngày chủ nhật mỗi tuần tôi điện thoại video cho các em đọc một đoạn bất kì mà tôi chuẩn bị trước, nếu em nào đọc còn hạn chế tôi trao đổi ngay tại thời điểm đó để phụ huynh biết khả năng đọc của con và có biện pháp kèm cặp Ở lớp tôi cho các em đọc một đoạn ngắn bất kì mà các em chưa học tới để tránh tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng Một số em quá chậm không theo kịp bạn thì tôi kèm riêng vào đầu giờ hoặc bất kì thời gian nào trống Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh giúp các em có góc học tập ở nhà, tạo thói quen biết ngồi vào bàn học đúng giờ, để các em được học ở nhà đúng giờ giấc, đảm bảo sức khỏe tốt giúp các em phát triển về trí tuệ và thể lực Tạo thói quen đọc sách và thích đọc sách, gợi ý phụ huynh phân bố thời gian hợp lý và nên thường xuyên đọc sách cho con nghe ít nhất 15 phút mỗi ngày, điều đó tốt cho não bộ xây dựng cho các em niềm yêu thích và hứng thú với sách từ đó các em sẽ hứng thú khi đọc Đối với các em chưa được sự quan tâm tích cực từ phía phụ huynh tôi thường xuyên liên lạc trao đổi với phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu rõ vai trò của mình, đối với các em tiếp thu chậm, mau quên thì việc phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn các em học ở nhà là vô cùng cần thiết 18 Phụ huynh hướng dẫn con học ở nhà 3.Hiệu quả mang lại: - Qua một thời gian áp dụng tôi thấy các em đọc có tiến bộ hơn, chưa hết giai đoạn học vần một số em đã nắm được hết các âm vần, các em biết đánh vần, đọc trơn đoạn Các em chậm chưa theo kịp các bạn nay đã biết cách đánh vần và đọc trơn dù tốc độ đọc em còn chưa đảm bảo Tôi đã kiểm tra và thống kê kết quả tới thời điểm hiện tại kết quả đạt được như sau: Mức độ đọc đạt được Số lượng Tỉ lệ Điểm 9 – 10 15 48.4 % Điểm 7 – 8 8 25.8% Điểm 5 – 6 6 19.3% Điểm dưới 5 2 6.5% Mặc dù kết quả chưa được thật cao như mong đợi nhưng đối với tôi đó là cả quá trình cố gắng của cô trò và cả phụ huynh học sinh 19 Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình áp dụng “Biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn học vần lớp Một ” Đơn vị áp dụng Quôc Oai, ngày 19 tháng 05 năm 2022 Trường Tiểu học Thị Trấn Quốc Oai B Người yêu cầu công nhận Nguyễn Thị Hoàn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG