ln NHA XUAT BAN THANH NIEN
| TRAN VAN SAU - TRAN TUGC NGUYEN
Hoe tit
Trang 4Lit ubt déu
Quyển sách HỌC TỐT NGỮ VĂN này được biên soạn
theo chương trình hiện hành và có nội dung được trình bày
như sau: ,
e Hudng dan doc hiéu văn ban: e Hudng dan trả lời một số câu hỏi
Nhằm giúp các em củng cố kiến thức cơ bằn, rèn luyện tư dụy văn học và sẽ nâng cao dan kha nang doc hiéu van
bản cũng như kĩ năng cảm thụ văn học của mình
,Quý thầy cô và quý phụ huynh có thể xem quyển sách này như lài liệu tham khảo thêm
Chúng tôi xin chân thành đón nhận ý kiến xây dụng từ quý độc giả
Trang 5(ee 18 I H: Vấn để nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là một nhà mĩ học và lí luận văn học
nổi danh của Trung Quốc
Bèn uễ đọc sách chính là những lời bàn tâm huyết của tác giả, một người đi trước dày công suy nghĩ và tích lũy kinh nghiệm muốn truyễn lại
cho các thế hệ nối tiếp mình
Bài viết được trích từ Danh nhân Trung Quốc bàn 0ê niềm uui nỗi buôn của uiệc đọc sách in ở Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 1995 được Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt GỢI Ý ĐỌC ~ HIỂU phương pháp đọc sách Đây là một văn bản có bố cục chặt chẽ và hợp lí Có ba đoạn:
a) Từ đâu đến nhằm phát hiện thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách „ ‘
b) Từ Lịch sử càng tiến lên đến tự tiêu hao lực lượng: Việc đọc sách trong
tình hình hiện nay đễ gặp các khó khăn, các nguy hại nào
e) Phần còn lại: Phương pháp đọc sách: cách lựa chọn sách để đọc và cách đọc để có hiệu quả
Như vậy, khi triển khai vấn để sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, trong phần vào bài tác giả đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách Tiếp đó, ông nêu các khó
khăn, các nguy hại dễ gặp phải của việc đọc sách trong tình hình hiện
nay Cuối cùng người viết mới bàn về phương pháp đọc sách, cách lựa chọn sách để đọc và nhất là cách đọc như thế nào cho hiệu quả nhất,
Tâm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
Qua lời bàn của Chu Quang Tiêm, ta thấy sách có tầm quan trọng đối với con đường phát triển của nhân loại Sách đã ghi chép, lưu truyền mọi
tri thức, mọi thành tựu mà nhận loại đã tìm tòi, tích lũy được qua từng
giai đoạn, từng thời kì Có thể xem những cuốn sách tốt, sách có giá trị là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại
Sách là kho tàng quý báu lưu giữ đi sản tính thần của nhân loại đã thu lượm, nghĩ suy suốt mấy nghìn năm nay
Trang 6Đọc sách là một con đường gom góp, tích lũy nâng cao vốn tri thức
hiểu biết của con người Đối với mỗi con người, đó cũng là cách tốt nhất
để tiếp nhận kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống Ngoài ra, đọc
sách còn là sự chuẩn bị hành trang để tiến hành cuộc rèn luyện lâu đài trên đường học vấn, tích lũy tri thức nhằm khám phá và chinh phục thế
giới quanh ta
Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả trước tiên cần biết chọn lựa
sách mà đọc Theo tác giả, có hai nguy hại thường gap:
— Sách nhiều khiến người ta “ăn tươi nuốt sống” không kịp “tiêu hóa”, không biết nghiền ngẫm và cũng không chuyên sâu
— Bách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, nhất là dễ lãng phí thời gian và sức lực vào những quyển sách vô bổ, những quyển sách không
thực sự hữu ích _~ Cũng theo tác giả:
— Đọc sách quý hề tỉnh, bất quý hồ đa, không nên tham đọc nhiều, đọc
lung tung ma doc phải chon cho tinh, doc cho kì, hiểu cho sâu những
quyển sách thật sự cần thiết, thật sự có giá trị và thật sự hữu ích — Cân đọc kĩ, hiểu sâu các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực
chuyên môn của mình
— Trong khi đọc các tài liệu chuyên sâu cũng lưu ý là không được quên đọc các loại sách phổ thông, thường thức, loại sách ở các lình vực kê
cận, gần gũi Theo tác giả, trên đời không có học uấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận vì thế “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn Trước hãy biết rộng rồi sau
mới nắm chắc, đó là trình tự đề nắm vitng bat cut học uấn nào”
Theo Chu Quang Tiểm: xe
~ Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt, mà phải vừa đọc
vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, đặc biệt là đối với những quyển sách hay, những quyển sách có giá trị
- Không nên đọc một cách tràn lan, tùy hứng mà cần phải đọc có kế
hoạch và có hệ thống Có thể xem đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thâm và gian khổ
Cũng theo ông, đọc sách không chỉ là việc học tập, tích lũy tri thức mà sòn là chuyện rèn luyện tính cách, là chuyện học làm ngudi
Bai viét Ban vé doc séch cha Chu Quang Tiém cé tính thuyết phục và có sức hấp dẫn cao Điều này được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản sau:
- Cách trình bày của tác giả từ nội dung đến hình thức nghệ thuật đều © thấu lí đạt tình Các nhận định, ý kiến ông đã đưa ra đều xác đáng, hợp lẽ Thật đúng là của một bậc học giả đây uy tín, từng trải qua quá
'NV9 tập 2
Trang 7
trình nghiên cứu dày công tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài Giọng điệu
phân tích chuyện trò, tâm tình thân ái với người đọc để chia sé kinh nghiệm bại thành trong thực tế
Bài văn có một bố cục chặt chẽ hợp lí, mọi ý tưởng được dắt dẫn tự
nhiên đúng lẽ
Cách viết của tác giả lại nhiều hình ảnh, nhiều cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị “Liếc gua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống “Lòm học uốn, giống như đánh trận” “đọc nhiều mà
không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ” “iống như con chuột chui uào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thodt ”
Ghi nhớ: Đọc sách lò một con đường quan trọng để tích lũy, nâng
cao học uấn Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng Cần kết
hợp giữa đọc rộng uới đọc sâu, giữa đọc sách thường thúc uới đọc sách chuyên môn Việc đọc sách phải có bế hoạch, có mục đích hiên định chứ không thể tuỳ húng, phải uùa
đọc uừa nghiền ngẫm Chu Quang Tiềm đã trình bày
những ý biến xúc đáng ấy bằng bài viét Ban vé doc sách có lí lẽ uùò những dẫn chứng sinh động
KHGI NGU
I ĐẶC ĐIỂM VA VAI TRO CUA KHGI NGU TRONG CÂU
1 Ph ân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ
(a) (b)
(c)
Chủ ngữ trong câu cuối (còn anh, anh không ghìm nổi xúc động) là từ
ơnh thứ hai (không phải từ anh thứ nhất)
Giàu, tôi cũng giàu rôi Chủ ngữ của câu này là từ iôi
Về các thể uăn trong lĩnh uực uăn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng
ta, hông sợ nó thiếu giàu uà đẹp [ | Chủ ngữ câu này là chúng ta
Ghỉ nhớ: s Khởi ngữ là thành phân đúng trước chủ ngũ để nêu lên
dé tai được nói đến trong cdu
e_ Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ uê, đối uới
Trang 8
IL LUYEN TAP 1 Ce Oe | Các khởi ngữ: Ở(a): - Điều này NÓ Ở(): Đối uới chúng mình Ở (c): Một mình Ở (d): Làm khi tượng Ở (e): Đối uới cháu 6 (a): ; thì ông O(b): nó
(a): Làm bài, anh ấy cần thận lắm
(b): Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
-
PHÉP PHÂN TÍPH VÀ TỔNG HỢP
TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Đọc văn bản Trang phục và trả lời câu hỏi:
a) Trước khi kết luận thế nào là trang phục đẹp, bài viết đã nêu lên một
vài hiện tượng ăn mặc không đẹp (mặc quần áo chỉnh tế mà đi chân
đất hoặc đi giày có bít tất đây đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mắt mọi người) Đây là cách vào bài theo lối phần đề: từ hiện tượng ăn mặc không đẹp tác giả nêu lên thế nào là ăn mặc đẹp
Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích khi trình bày hai quy tắc ngâm khi ăn mặc mọi người phải tuân theo cho phù hợp với văn hóa xã hội: quy tắc: “Ấn cho mình, mặc cho người”, quy tắc: “Y phục xứng ki đúc” Dùng một hoặc hai đoạn để trình bày mỗi quy tắc Tác giả nêu ra các cách ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh để chứng minh cho quy tắc: “Ăn cho mình, mặc cho người” (đi đám cưới không thể mặc lôi thôi, lấch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn; ở trong hang sâu một mình cô gái không cân mặc váy xòe, váy ngắn, tô mắt xanh, môi đỏ, ) Bài viết dùng nhiều lí lẽ để bàn luận cái đẹp của ăn mặc phù hợp hay không phù hợp hoàn cảnh chung và riêng, chứng minh cho quy tắc
“ý phục xúng kì đúc”
b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngẫm” về trang phục; bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn để, rút ra kết luận (thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp
môi trường mới là trang phục đẹp) Lập luận tổng hợp thường đặt ở vi
tri cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản
Trang 9
Ghi nhớ: s ĐỀ làm rõ ý nghĩa của một sự uột, hiện tượng nòo đó,
người ta thường dùng phép phân tích uà tổng hợp
e©_ Phân tích là phép lập luận trình bày tùng bộ phận của
một uấn đê nhằm chỉ ra nội dung của sự uật, hiện tượng
Để phân tích nội dung của sự uật, hiện tượng, người ta có
thể uận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu
e Téng hop la rut ra cdi chung từ những điều đã phân tích
Không có phân tích thì không có tổng hợp Lập luận tổng
hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bùi, ở phần hết luận
của một phần hoặc toàn bộ uăn bản
II LUYEN TAP
1 Để làm sáng tô luận điểm: “Học uốn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng
đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học uấn”, tác giả đã
phân tích như sau:
— Nêu ra luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận: Học vấn là của
nhân loại Sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản
tỉnh thân của nhân loại
— Duara gid thiết: Muén tiến lên phía trước phải đọc sách để chiếm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ (Câu bắt đầu bằng từ
Nếu )
— Đươ ra giả thiết: Không đọc sách là xóa bỗ thành tựu nhân loại đã đạt
được trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm (Câu bắt đầu bằng từ Nếu )
Từ luận điểm cơ bản làm tiên để cho lập luận và bai giả thiết, tác giả đi đến kết luận: cân đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị để đi trên con đường học vấn Kết luận này được trình bày trong đoạn tiếp đó
2 Tác giả đã phân tích những lí đo phải chọn sách để đọc như sau:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc cho
kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng
- Bách nhiều dễ bị lạc hướng Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc, không cần đọc nhiều
3 Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như sau:
—_ Đọc sách không cần nhiều
— Quan trọng nhất là chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ
— Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ mười lần một quyển
sách quan trọng
2
Trang 10— Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dan dan tri
thức
~ Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kể trọc phú khoe của Đó là cách đọc sách tự lừa đối mình,.thể hiện phẩm chất tầm thường thấp
kém
— Phải đọc cả hai loại sách: sách thường thức và sách chuyên môn tFhông nên coi thường sách thường thức vì nó tạo nên nên văn hóa rộng cho chuyên môn sâu Có như thế, mới có tri thức vững
4 Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò trình bày các khía cạnh khác nhau
của một vấn để, một sự vật Chẳng hạn, bàn về đọc sách là bàn về tầm
quan trọng của việc đọc sách với việc tích lũy học vấn, là bàn về việc
chọn lựa sách để đọc trong tình trạng sách quá nhiều, là bàn về cách đọc sách như thế nào cho có hiệu quả thiết thực Từ đó người đọc sẽ hiểu được cặn kẽ nội dung của vấn để, của sự vật
LUYỆN TẬP PHÂN TÍPH WÀ TỔNG HỢP
1 a) Trong đoạn văn này, Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu diéu Tac giả đã sử dụng thao tác tổng hợp và phân tích Từ cái “hay
cả hồn lân xác, hay cả bèi”, ông chỉ ra từng cái hay để hợp thành
- Cái hay ở các điệu xanh _
~ 6 những cử động
—_Ở các vần thơ
— Ở các chữ không non lép
b) Trình tự phân tích của đoạn văn:
~_ Đoạn nhỏ mở đầu nêu ra các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt — Đoạn nhỏ còn lại phân tích từng quan niệm đúng sai ra sao và cuối
cùng đã chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tỉnh thân biên trì phấn đếu học tập không mệt
mỏi, lạt phải trau đôi đạo đúc cho tốt đẹp” nghĩa là phân tích bản thân chủ quan của mỗi người
2 Phân tích thực chất của lối học đối phó và nêu lên tác hại của nó
Gợi ý:
— Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử
— Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hàng ngày không học mà chỉ đến thị, sắp kiểm tra mới
học :
„ — Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, hoc ta
10 — NV9 tập 2
Trang 11Tác hại: học vấn không đây đủ, không chắc chắn, nhiều lỗ hổng
Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc
trách
Lí do bắt buộc mọi người chọn sách để đọc:
Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chỉ có hạn do đó phải chọn.lọc sách mà đọc
Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn
sách hay và cần thiết để đọc Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết ,
Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc
Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn
những sách đọc cần thiết,
Nhu thé, muén đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc
lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu
(ac 19
~
TIENG NOI CUA VĂN NGHỆ
I DOL NET VE TAC GIA, TAC PHẨM
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) sinh tại Luông Pra-băng (Lào) nhưng lớn lên và học hành ở Hà Nội, Ông xuất thân từ một gia đình viên
- chức, quê gốc ở Phú Xuyên, Hà Tây Ông tham gia phong trào học sinh
sinh viên từ năm 1941 và là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc,
do Dang Cộng sản thành lập từ năm 1948 Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu quốc
hội khóa đầu tiên Từ năm 1958 đến năm 1989, Nguyễn Đình Thi là
Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy
ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Ông làm thơ, viết
văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình, lĩnh vực nào cũng
có nhiều thành tựu Năm 1996 ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hề Chí Minh về văn học
Tác phẩm chính:
Tiểu thuyết: Xung bích (1952), Võ bờ (hai tập 1960 — 1970)
Thơ: Người chiến sĩ (1966), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (19174), Tia nắng (1988) ,
Trang 12~ Tiểu luận Tiếng nói uăn nghệ trên đây được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, thời kì đâu cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn
Mấy uấn đề uăn học (xuất bản năm 1956),
— Tiểu luận này bàn về nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ và
sức mạnh lớn lao kì diệu của nó đối với đời sống con người
II GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1 Bài viết Tiếng nói của uăn nghệ có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, được thể hiện qua hệ thống luận điểm rõ ràng lô-gíc Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên:
— Nội dung 0uăn nghệ: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách
quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng tình cảm của cá nhân i
nghệ sĩ Có thể nói mỗi tác phẩm văn nghệ lớn biểu hiện một cách i sống của tâm hồn, từ đó có tác dụng “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta
nghĩ”, nghĩa là có thể cảm hóa được người đọc
— Tiếng nói của văn nghệ góp phần xứng đáng và rất cần thiết với cuộc
sống của con người, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô
cùng gian khổ mà anh dũng của dân tộc ta ở những năm đâu kháng chiến
— Văn nghệ có sức cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì điệu bởi đó là tiếng
nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa từ ị
trái tim, có thể làm chuyển hóa được con người
2 Lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng tác phẩm nghệ thuật
không phải là sự giản đơn sao chép, chụp ảnh nguyên xi thực tại ấy
Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, có lời nhắn nhủ riêng của người nghệ sĩ Vì vậy, nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện con người như ở ngoài đời mà chủ yếu là
tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ kí thác trong đó _
Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời lí thuyết khô khan,
khuôn sáo cứng nhắc mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buến, thương ghét, mộng mơ của nhà nghệ sĩ Nó tác động mạnh mẽ đến chúng ta, mang đến cho chúng ta biết bao rung động, ngỡ ngàng trước những
điều tưởng chừng đã rất quen thuộc Nó có thể khiến chúng ta từ đó thay đổi tình cảm, tư tưởng, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của mình
Nội dung của văn nghệ còn là sự rung cảm, nhận thức của từng người
tiếp nhận được mỡ rộng, lan truyền, từ người này sang người khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác
Tóm lại, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn
khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí, triết học Những bệ
môn khoa họè này thường khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt xã hội, i
Trang 13
hay tự nhiên thành những quy luật có tính khách quan Trong khi đó văn
nghệ tập trung khám phá, thể hiện cuộc sống với chiều sâu của nó trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp Qua đó khám phá tính cách và số phận của con người Đặc điểm chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ
Dùng đẫn chứng các tác phẩm văn học, dùng các câu chuyện cụ thể, sinh động, nhà văn đã phân tích sâu xa và thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người
- Chính văn nghệ đã giúp chúng ta sống đẩy đủ hơn, trọn vẹn hơn, phong phú hơn trên phương diện tỉnh thần
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi uào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, uà chiếu tỏa lên mọi uiệc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho
thay đổi hẳn mốt ta nhìn, óc ta nghĩ”
- Văn nghệ là sợi đây liên hệ con người với thế giới bên ngoài trong
những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống
— Văn nghệ góp phần giữ cho “đời cứ tươi”, làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giúp cho đời sống của con người thêm đẹp đẽ và đáng yêu hơn Một tác phẩm văn nghệ hay có thể giúp con người phấn, chấn, yêu cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc sống nhiều vất vả lo toan
Nghệ thuật vốn là tiếng nói của tình cảm Tác phẩm văn học nghệ thuật lay động cảm xúc đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình
cảm Đến với một tác phẩm văn học nghệ thuật, chúng ta như được sống cùng cuộc sống được phản ánh thể hiện miêu tả trong đó được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ, mơ ước với các nhân vật và nghệ sĩ: “Nghệ thuật
bhơng đúng ngồi trỏ 0uẽ cho đường ổi, nghệ thuật vdo đốt tủa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”
Tác động đến người đọc bằng nội dung và cách thức vừa nói, văn nghệ để
góp phần giúp con người tự nhận thức và tự hoàn thiện mình Có thể nói tác động đó thật tự nhiên, có hiệu quả, lâu bến và sâu sắc
Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Dinh Thi qua bai tiểu luận này lả:
— Bố cục của bài văn rất chặt chẽ hợp lí, mạch lạc rõ ràng, cách dẫn dắt
tự nhiên, sinh động
— Cách viết giàu hình ảnh, giàu dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả về thơ văn lẫn đời sống thực tế
— Giọng điệu chân thành say sưa, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của người
viết đặc biệt là đoạn cuối bài
Trang 14Ghi nhớ: Văn nghệ nối sợi dây đông cảm bì diệu giữa nghệ sĩ uới
bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trúi tìm Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn uà tự hoàn thiện nhân cách, tâm hôn mình Nguyễn
Đình Thị đã phân tích, khẳng định những điêu ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của uăn nghệ uới cách viét vita chat
chẽ, uừa giàu hình ảnh uà cẩm xúc
GAC THANH PHAN BIET LAP TINH THAI, CAM THAN
I THANH PHAN TINH THAI
Gợi $ trả lời câu héi:
1 Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong
câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chốc và thấp hơn ở có lẽ,
2 Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi
II THÀNH PHẦN CẮM THÁN
Gợi § trả lời câu hỏi:
1 Các từ ngữ ổ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả
2 Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ổ, rời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cam thán 3 Các từ ngữ in đậm ô, rời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp
người nói giãi bày nỗi lòng mình
Ghỉ nhớ: s5 Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối uới sự uiệc được nói đến trong câu
e Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của
người nói (uui, buôn, mừng, giận )
5ø Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận
Trang 15
2 Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy ta có: đường như (văn viết /hình
như/có ouẻ như ~ có lẽ ~ chắc là - chắc hẳn - chắc chan
3 Trong ba tit chdc/hinh nhu/chde chan thì chắc chắn có độ tin cậy cao
nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất Tác giả chọn chốc (có độ tin
cậy cao hơn hình như nhưng thấp hơn chắc chắn) cho thấy nhân vật đôi
(người kể chuyện cũng chỉ dự đốn theo lơgíc, chưa biết chuyện gì sẽ thật sự xảy ra)
NGHỊ LUẬN WE MOT SU WIEG HIEN TUONG BOI SONG
1 TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG, ĐỜI SỐNG a) Trong văn bản Bệnh lễ mê, tác giả bàn luận về một hiện tượng thường
thấy trong đời sống: bệnh lễ mê coi thường giờ giấc
'Những biểu hiện của hiện tượng đồ là sai hẹn, đi chậm, đi trễ, không
coi trọng giờ giấc Tác giả đưa ra sự đối lập: những người đi họp chậm
nhưng khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi xem hát kịch lại không đi chậm chút nào
b) Tác giả chỉ rõ nguyên nhân tạo ra thói lề mề: thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác, chỉ biết quý thời gian của mình coi thường thời gian của người khác, thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung
c) Bệnh lề mề có tác hại là làm phiển mọi người, làm mất thời gian, làm nảy sinh cách đối phó
Tác giả nêu rõ tai họa của bệnh lễ mê: gây hại cho tập thể (đi họp
chậm, nhiều vấn dé bàn thiếu thấu đáo vì thiếu thì giờ)
d) Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục
| Ghi nhớ: s Nghị luận uê một sự uiệc, hiện tượng trong đời sống xõ hội lò bàn uê các sự uiệc, hiện tượng có ý nghĩa đối uới xã hội, đúng khen, đáng chê hay có uấn đề đúng suy nghĩ
e_ Yêu cầu nội dụng của kiểu bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự uiệc, hiện tượng có uấn đề; phân tích mặt sơi, mặt
đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân 0à bày tỏ
thái độ, ý biến nhận định của người uiết
5© Về hình thúc, bài uiết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ rùng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời van chính xác, sống động
Trang 16
II LUYỆN TẬP
Một số sự việc tốt đáng biểu dương của các bạn: ~ Ham hoc hỏi, vượt khó tiến lên trong học tập
— Hiếu thuận trong gia đình
—_ Đoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp học — Đúng hẹn, giữ lời hứa với mọi người
—_ Đi học đúng giờ, không ỷ lại, quay cóp
CACH LAM BAI NGHI LUAN WE MOT SU WIEC HIEN TUGNG DOI SONG
L ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG DOL SONG
Đọc các đề bài đã cho uà trả lời câu hỏi:
a) Các đề bài đã cho có điểm giống nhau:
Mỗi để nêu một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống (gương học
sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, mê chơi điện tử, đọc truyện tranh xao nhãng học tập )
~_ Đề nào cũng yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng và nêu
suy nghĩ của mình
b) Tự nghĩ một để bài tương tự: (Học sinh tự làm)
II CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Ghỉ nhớ: s Muốn làm tốt bài uăn nghị luận uề một sự uiệc, hiện tượng
đời sống, phải tìm hiéu ki dé bai, lap dan bdi, viét bai va
sta chita sau khi viét
e Dan bdi chung:
~ M6 bai: Gidi thiégu su viéc, hién tuang cé vdn dé
— Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định
— Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời bhuyên s_ Bài làm cần lựa chọn đóc độ riêng để phân tích, nhận
định, đưa ra ý kiến, có suy nghĩ uà cảm thụ riêng của
người uiết
I LUYEN TẬP
Lập dàn bài cho đề 4
~ Hoàn cảnh nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu quét chùa
— Tỉnh thần ham học chủ động vượt khó để học tập: nép bên cửa nghe thầy giảng kinh, luôn học hỏi tìm hiểu, viết chữ trên lá, lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất
16'—~ NV9 tận 2
Trang 17
~ Yêu cầu nhà vua phải có võng lọng đúng đủ nghi thức đến đón mới chịu về kinh (ý thức tự trọng cao)
(HƯƠNG TRÌNH BỊ PHƯƠNG crndn ran 4m vans
"Tìm hiểu, suy nghĩ viết bài về tình hình địa phương
Học sinh chuẩn bị để làm bài nộp đúng hạn
⁄2à¿ 20
CHUAN BI HANH TRANG VÀO THẾ Ki MỚI
I DOI NET VE TAC GIA, TAC PHAM
— Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm liên là Thứ trưởng
Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ
- Bài viết nhan để Chuẩn bị hành trang đăng trên tap chi Tia sdng năm 2001 và được in trong tập Một góc, nhìn của trí thúc, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh năm 2002 Tác giả nêu cái mạnh, cái yếu
trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam với yêu cầu phải
cấp tốc khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới
_ IL GỢI Ý ĐỌC - HIỂU
1 Thời điểm của tác giả viết này là vàơ Tết năm Tân Tị 2001, năm mở đầu
của thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ ba, tính từ đầu công nguyên theo
dương lịch Đây là thời điểm rất quan trọng, thời điểm chu$ển giao giữa
hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ, Đây cũng chính là thời điểm người ta hay
muốn nhìn lại, kiếm điểm lại mình trên chặng đường dài đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới Riêng đối với đất nước ta, dân tộc ta, đây chính là thời điểm công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỉ trước đã thu được những thành quả nhất định, đang bước sang thế kỉ mới với những mục tiêu phấn đấu vô cùng quan trọng Đó là thời điểm giải quyết nhiệm vụ cơ bản để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Chính vì thế, bài Chuẩn bị hành trang uào thế bỉ mới này có ý nghĩa rất kịp thời, đúng lúc
Bài viết đã nêu vấn đề để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ
trẻ Việt Nam chúng ta cần nhận rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt Ngay trong câu
đầu, tác giả nêu ra luận điểm cơ bản này của bài viết
Cũng phải thấy vấn để tác giả nêu ra không chỉ có ý nghĩa thời sự nóng bỏng trong thời điểm chuyển giao thể kỉ, mà nó còn có ý nghĩa lâu
đài đối với cả quá trình đi lên của đất nước ta Bởi vì có nhận thức rộ mặt
Trang 18mạnh cũng như mặt yếu của mình, khắc phục cái yếu đi, phát huy cái
mạnh lên, chính là điểu kiện quan trọng cần thiết để phát triển và
không bị tụt hậu, đối với mỗi con người chúng ta hôm nay Điều đó lại càng cấp thiết hơn nữa khi chúng ta đang thực sự đi vào công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa như bây giờ
2 Lập đàn ý theo trình tự lập luận của tác giả
a) Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là
quan trọng nhất
Đây là luận cứ mở ra hướng lập luận cho toàn bài văn, là luận cứ quan
trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của bài văn Luận cứ này được xác minh bằng các Hí lễ:
! -_ Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử; — Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người
lại càng nổi trội
b) Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước "Tác giả đã triển khai luận cứ này bằng hai ý:
— Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thỏại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng
giữa các nên kinh tế;
— Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thốt khơi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nên kinh tế tri thức
c) Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nên kinh tế mới trong thế kỉ mới
Tác giả đã triển khai cụ thể và phân tích rất thấu đáo luận cứ này vì đây là một luận 'cứ chủ yếu
đ) Kết luận: Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ
trẻ cần phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu,
rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng
nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhìn chung, hệ thống luận cứ của tác giả có tính chặt chẽ và tính định
hướng rất rõ nét
3 Trong bài này, tác giả cho rằng: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất Điều này rất xác đáng
bởi vì:
— Từ xưa đến nay, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử
— Nhất là trong thời kì nên kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay con người lại càng có vai trò nổi bật
Trang 19
4 Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính
cách thói quen của con người Việt Nam là:
~ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành;
~ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương;
— Có tỉnh thần đoàn kết, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống
hàng ngày;
— Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen
nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại
hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn uất”, ít giữ chữ “tín” `
Không liệt kê giản đơn, tác giả mỗi khi nêu một ưu điểm lại để cập một nhược điểm Đặc biệt là những ưu điểm, khuyết điểm đó luôn được đặt trong yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
5 Em đã được học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử
nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con
người Việt Nam Nói chung là chỉ thiên về khẳng định những cái hay, cái
tốt, cái mạnh, những yếu tố tích cực đáng biểu dương học tập Bài viết này trái lại, đã mang đến cho người đọc ít nhiều yếu tố bất ngờ Tác giả
không chỉ có ca ngợi, cũng khơng chỉ tồn phê phán một cách cực đoan
mà đã nhìn nhận vấn để một cách khách quan, tôn trọng sự thực nghĩa là vừa khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp tích cực đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém tiêu cực, không bị rơi vào
sự tự cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc
6 Trong văn bản này, tác giả sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ “nước
đến chân mới nhây", “trâu buộc ghét trâu dn”, “ligu com gdp mdm”, “bóc ngắn, cắn dài” Điều này làm cho bài văn thêm phần cụ thể, sinh động
và giàu ý nghĩa
Ghi nhớ:s ĐỀ chuẩn bị hành trang bước uào thể kỉ mới, thế hệ trẻ
Việt Nơm cần nhìn rõ cúi mạnh 0ò cái yếu cỦa con người Việt Nam, rèn cho mình những đúc tính uà thói quen tốt se Cái mạnh của con người Việt Nam là thông mình, nhạy
bén uới cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc
nhau trong thời hì chống ngoại xâm Bên cạnh đó cũng có
nhiều cái yếu cần phải khắc phục: thiếu kiến thúc cơ bản,
kém khả năng thục hành, thiếu đúc tính tỉ mi, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng
déng trong lam dn
s Bước uào thế ki mới, để đưa đốt nước di lén, chúng ta cần
phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu,
hình thành những thói quen tốt ngay từ những uiệc nhỏ
Trang 20
CAC THÀNH PHAN biỆT LẬP Gội - BÁP, PHU CHU
I THANH PHAN GOI DAP
Gợi ý trả lời:
1 Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp
24 Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được điễn đạt
3 Trong những từ ngữ in đậm, từ này ding để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dựng duy trì sự
giao tiếp
H THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Gợi § trả lời:
1 Rhi bỏ qua các từ ngữ in đậm , các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn
2 Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho “đứơ con gái đâu lòng”
3 Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “2ới nghĩ uậy” là cụm chủ vị chỉ việc
diễn ra trong trí của riêng tác giả Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể
Ghinhé:e Các thành phần gọi — đáp Uà phụ chú cũng là những
thành phân biệt lập
°s_ Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy
trì quan hệ giao tiếp
ø_ Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chỉ tiết
cho nội dung chính của câu Thành phần phụ chú thường
được đặt giữa hai dấu gach ngang, hai dếu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang uới một dấu phẩy
IH LUYỆN TẬP
1 Các thành phần gọi đáp: nay (để gọi) vang (để đáp) Quan hệ giữa
người gọi và người đáp là quan hệ trên — dưới và là quan hệ than mật
2 Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi Đây là lời gọi hướng tới mọi người
nói chung (bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy
khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)
3 Các thành phần phụ chú là:
a) Ké cd anh
b) Các thầy, cô giáo, các bậc chu mẹ, đặc biệt là những người mẹ
ce) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới d) Có ơi ngờ, thương thương quá ởi thôi
Trang 21
4 a) Kể cả anh (bồ sung cho chúng tôi, mọi người)
b) Các thấy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này
bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất)
e) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho jớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai)
đ) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “467”) và thương thương quá ởi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “iôi”
5 Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc
thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa
thành phần phụ chú
VIẾT BAI TAP LAM WĂN SỐ 5 - NGHI LUAN XA HOI
Đê bài: Suy nghĩ của em uề tấm guong mét ngudi khéng chiu khudt phuc
số phận
DÀN Ý
a) Mở bài:
Giới thiệu tấm gương không chịu khuất phục số phận là ai? Có gì đặc biệt uê nghị lực uượt lên số phận )
b) Than bai:
Nêu những suy nghĩ của em
~ Đưa ra những sụ uiệc thể hiện phẩm chất uà nghị lục uượt lên số
phan, vuot lên khó khăn của con người đó
- Nêu những suy nghĩ của em uê những phẩm chất va nghi luc phi ` thường uùa nói
¬, Nêu những bài học rút ra được từ tấm gương của con người được giớt thiệu
c) Kết bài:
Ý nghĩa uà tác động của những tấm gương quyết tâm uượt lên số phận đối uới cuộc sống, con người uà bản thân em
Trang 22Đề bài: Bàn về tình bạn, nhà văn Ni-cơ-lai Ơ-xtd-rốp-xki có nói: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa sai lầm”
Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
Bài tham khảo
Bạn uê có nhớ ta chăng,
Ta uê nhớ bạn như trăng nhớ trời
Trăng lên khỏi núi mặc trăng,
Tình ta uới bạn khăng khăng một niềm
Nhân đân ta đã có không ít những câu ca dao rất hay nói về tình bạn Bởi vì trong cuộc sống, ngoài tình cảm của gia đình, thì tình bạn là tình cảm
sớm có ở mỗi người, ai cũng có bạn Tình bạn là một nhu cầu không thể thiếu ở con người Nhưng cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về tình
bạn Tôi rất đổng ý với quan niệm của nhà văn Ni-cơ-lai Ơ-xtơ-rốp-xki: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lâm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa sai lâm”
Đó là một quan niệm đúng đắn về tình bạn, mot tinh cam dep dé va cao quý Trước hết tình bạn cần nhất sự chân thành Phải chân thành mới giữ
được tình bạn bền vững Không thể có tình bạn lâu dài nếu như trong tình
bạn có sự giả đối Có sống chân thành với bạn, chúng ta mới tin nhau, thể
lộ hết những băn khoăn, vướng mắc trong cuộc sống, những nguyện vọng
thẩm kín nhất cho nhau biết Nhờ đó trở thành tri kỉ, không thể xa rời nhau, luôn tin cậy nhau, giúp đỡ nhau vượt muôn ngàn gian khó trong cuộc sống, đó là một tình bạn đẹp nhất
Chân thành trong tình bạn là khơng tính tốn, vụ lợi khi hết bạn, Tìm đến kết thân là nhu cầu trong sáng của tình cảm khi ta cảm thấy người đó
có những ý nghì, cư xử hợp với ta, và kết bạn là để bày tổ tình cảm, để cho
chứ không để đòi hôi Đòi hỏi sẽ dẫn người ta đến những tính toán lợi dụng Sự lợi dụng nhất định sẽ đến một lúc nào đó sẽ lộ ra, đến thế thì còn giữ được sự tôn trọng của bạn đối với ta chăng? Sớm muộn rồi tình bạn sẽ tan
vỡ Ta không chỉ mất bạn mà đánh mất cả chính mình:
Chân thành với bạn còn là sự quan tâm đến bạn Có lẽ nào khi bạn gặp
phién muộn ta lại bỏ mặc bạn? Có lẽ nào khi bạn đạt được thành tích ta lại ghen tj? Giúp bạn khi bạn gặp khó khăn, động viên bạn khi bạn đau buồn là
chất keo gắn kết những người bạn
Tình bạn tri kỉ thường chỉ nảy sinh giữa hai ba người với nhau Nhưng
như vậy không có nghĩa là ta sẽ tách khỏi tập thể để tình bạn không bị hòa
tan trong số đông Tình bạn sẽ đẹp bơn lên nếu như ta biết kết hợp tình
bạn thân thiết với quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, Mỗi nhóm bạn với
tình bạn đẹp giống như những tế bào khỏe mạnh cùng nhau tạo nên một tập
thể vững mạnh
Trang 23
Chơi thân với nhau không vì tình cẩm mà bỏ qua cho bạn những sai lầm Ta phải nghiêm chỉnh phê bình những sai lắm của bạn, giúp bạn sửa chữa
sai lâm Có như vậy tình bạn mới bên chặt Có thể sự phê'bình của ta lúc đầu làm bạn phật ý mà xa lánh ta Đừng vội lo lắng Nếu ý kiến ta đúng thì
khi nỗi giận đã nguôi, bạn sẽ hiểu ra lẽ phải, sẽ nhận ra sự chân thành của
ta Tình bạn qua thử thách đó sẽ đẹp hơn lên Cũng có thể gặp người bạn đã vì sự phê bình thẳng thắn mà vĩnh viễn xa ta, cũng không nên vì thế mà quá đau buồn Buồn đấy, nhưng ta cũng kịp nhận ra đó phải chăng là tình
bạn chân chính? Liệu có đáng nuối tiếc tình bạn đó không? Hãy xem thất
bại đó như một bài học giúp mình chọn bạn tốt hơn
Phê bình là cần thiết, nhưng cũng phải có phương pháp khéo léo mới có
hiệu quả Trước hết phê bình phải xuất phát từ tình yêu thương bạn, vì bạn,
chứ không vì thỏa mãn vài ấm ức nhỏ mọn mà nói cho hả Cũng không nên đòi hỏi bạn phải tiến bộ ngay mà nôn nóng, gay gắt trong phê bình Dù đó là thiện ý cũng không tránh khỏi làm bạn tự ái mà khó nhận lỗi Cách góp ý tốt nhất là nhẹ nhàng phân tích có tình có li Cũng có thể tranh luận cổi mở sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạn sái lầm Tìm được nguyên nhân căn bệnh sẽ tìm được cách trị bệnh Giúp bạn sửa chữa càng cần sự kiên nhẫn, nhất là đối với sai lâm đã trở thành thói quen xấu Sự kiên nhẫn
gần gũi của ta sẽ xóa đi mặc cảm tội lỗi, gạt bỏ cảm giác lẻ loi giữa tập thể, giúp bạn tự tin mà tiến bộ đần lên
Trong cuộc sống, không thiếu những người vì nể bạn, hoặc một chút mềm
lòng vì nặng tình mà bỏ qua khuyết điểm của bạn, thậm chí bao che cho
những tội lỗi bạn mắc phải Những kiểu bạn bè như thế không tránh khỏi bị trả giá đau xót Bởi sự bao che của ta dễ làm cho bạn dựa vào đó chối bỏ sự giáo dục đúng đắn, lún sâu vào sai lắm Trong xã hội phức tạp hiện nay cũng không hiếm những “tình bạn” vụ lợi, thực chất đó đâu phải tình bạn,
chỉ là sự “móc ngoặc” để lạm ăn bất chính, bên nào cũng chỉ vì lợi ích của
mình, đến lúc quyển lợi bị va chạm, hoặc âm mưu bại lộ, bất lợi cho bản
thân, kể nhanh chân tháo chạy sẽ không từ một thủ đoạn nào đổ tội cho kẻ
kia để thoát thân Mối quan hệ đó cần phải lên án, không để họ nhân danh
tình bạn làm mất ý nghĩa tao quý của hai chữ “tình bạn”
Em cũng có một tình bạn, tuy chưa được hoàn hảo lắm, nhưng chúng em vẫn đang làm theo lời khun của Ni-cơ-lai Ơ-xtơ-rốp-xki, nhà văn — người
bạn lớn của bao thế hệ thanh niên ta Và chúng em tin rằng, tình bạn từ
thuở ấu thơ sẽ lớn lên theo tuổi chúng em và sẽ ngày càng trong sáng hơn (Học sinh Lê Hồng Hạnh)
Trang 24NGHI LUẬN VỀ MỘY ấu p£ Tư TướnG, DAO LI
1 TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, DAO Li
a) Văn bản trên bàn về vấn đề vai trò của trí thức trong đời sống, b) Văn bản trên có thể chia làm ba phần:
Phần 1 là đoạn đầu: Nêu vấn đề: Tri thức là sức mạnh
Phân 2 gồm đoạn thứ hai và thứ ba: Đưa ra các dẫn chứng, chứng
mình trí thức là sức manh trong lĩnh vực kĩ thuật, trong cuộc cách
mạng ở Việt Nam `
Phần 3 gồm đoạn 4: Xác định thái độ của mọi người đối với tri thứo
Đó là kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
c) Các luận điểm trong bài đều đúng đắn, rõ ràng
+ Trí thức là sức mạnh (Bé-con) Ái có trí thức người đó được sức
mạnh (Lâ-nin)
Trì thức đúng là sức mạnh (rong khoa học kĩ thuật)
Trì thúc cũng là sức mạnh của cách mạng
Trừ thức có sức mạnh to lớn như thể nhưng đáng tiếc là cịn khơng
Ít người chưa biết quý trọng trì thức *
d) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh
e) Bài nghị luận về vấn để tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là một đằng, từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn để tư tưởng, còn một đằng dùng giải thích
ching minh lam sáng tổ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời
sống con người,
Ghỉ nhớ:e Nghị luận uề một uốn đề tư tưởng, đạo lí là bàn uễ tự tưởng, uăn hóa, đạo đức, lối sống của con người
s Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải làm súng
tỏ các uấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chúng |
minh, so sinh, déi chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng
(hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư
tưởng của người uiết,
s Bài uiết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đồn,
sáng tỏ; lời uăn chính xác, sinh động
Trang 25
II LUYEN TAP
Trả lời câu hỏi
a) Văn bản Thời gian là uàng thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí b) Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian
Các luận điểm chính là câu chủ đề của từng đoạn là:
— Thời gian là sự sống — Thời gian là thang loi — Thời gian là tiền
—_ Thời gian là tri thức
Sau mỗi luận điểm là một đẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian
e) Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh Các luận
điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tổ thời gian là vàng Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm
(Bae Qtr ¬"
CHO SOI VA CUU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CUA LA PHONG-TEN (rich)
I DOI NET VE TAC GIA, TÁC PHẨM
Hi-pé-lit Ten (Hippolyte Taine) (1828 - 1898): Là nhà nghiên cứu văn học người Pháp Ông còn là triết gia, nhà sử học, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp
La phéng-ten va tho ngu ngôn của ông (ba Fontaine et sesfalles) là
một công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng của Hi-pô-lít Ten được xuất bản lần đầu năm 18ð3 và sau đó được tái bản lại nhiều lần Công trình này gồm 3 phần, mỗi phần được chia thành nhiều chương Văn bản trích giảng được trích từ chương II, phần thứ hai
Đây là một bài nghị luận văn chương Nghị luận văn chương là nghị
luận liên quan đến một tác phẩm văn chương mà ở đây chính là bài thơ
ngụ ngôn Chó sói uà cừu (Tú Mỡ dịch là Chó sói uà Chiên con)
Tác giả dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói của La Phông-ten với những dòng nhà khoa học Buy-phông viết về hai con vật này với mục đích là làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
Trang 26IL GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1 Xác định bố cục
Bài nghị luận văn chương này gồm có hai phần:
a) Từ Giọng chú cừu non tội nghiệp đến oà tốt bụng như thế: Hình tượng
Cừu trong thơ La Phông-ten;
b) Phần còn lại: Hình tượng Chó sói trong thơ La Phông-ten
Để nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và chó sói trong thơ
La Phông-ten, trong cả hai đoạn trên, tác giả đều dẫn ra những đòng viết về chúng của nhà khoa học Buy-phông Trong cả hai phần, mạch nghị luận nhìn chun§ đều giống nhau nghĩa là đều theo trật tự ba phân: đưới ngòi bút của La Phông-ten —- đưới ngòi bút của Buy-phông - đưới ngồi bút của La Phông-ten Riêng trong phần một, hình ảnh-con cừu trong thơ Ta Phông-ten được nhà văn thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể Cách viết
ấy làm cho bài văn đã trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
2 Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói, con cừu nói
chung, con chó sói nói chung từ quan điểm khoa học bằng ngòi bút chính
xác, khách quan nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng Theo ông, con cừu là ngu ngốc và sợ sệt còn con sói đó là trộm cướp nhưng khốn khổ và
bất hạnh
Nhà khoa học Buy-phông không nói đến đình cảm mẫu tử thân thương của cừu cũng như nỗi bất hạnh của loài chó sói bởi vì đó không phải là những đặc tính tiêu biểu của chúng, không phải là nét cơ bản của chúng ở
mọi lúc, mọi nơi
3 Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói uà cừu non, nhà thơ La Phông-ten đã lựa chọn một con cừu cụ thể, một chú cừu non bé bỏng và đặt chú vào một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên một đồng suối Chính hoàn cảnh này đã làm nổi bật được tính chất hiển lành, nhút nhát cũng là một đặc điểm tiêu biểu của loài cừu -
Do đặc trưng của thể loại sáng tác ngụ ngôn và tâm hến phóng khoáng của rnình, La Phông-ten đã nhân cách hóa con cừu Nhà thơ miêu tả cả chó sói và cừu cũng suy nghĩ, nói năng hành động như những con người cụ thể
4 Như đã nói, con chó sói trong bài cụ thể Chó sói uà cữu nọn là một on
chó sói cụ thể Nhà thơ La Phông-ten đã chọn một con chó sói không kiếm nổi miếng ăn, phải chịu đói meo gẩy giơ xương đi tìm môi Đây là
khía cạnh đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc) Ngoài ra nó còn là một
kể đáng ghét Nó làm hại đến kể khác Nó muốn ăn thịt cừu non nhưng che đậy tâm địa xấu xa của mình, tìm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt”
chú cừu non tội nghiệp Đây chính là bị kịch của sự độc ác Ở con chó sói,
chỉ phân nào có thể xem là đáng cười, còn chú yếu lại là đáng ghét
Trang 27| Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, khá nhiều bài có nhân vật chó
sói: Chó sói uè chó nhà, Chó sói uà Cò, Chó sói trở thành gã chăn cùu
Nhận xét của Ten về hình tượng chó sói là bao quát cả các bài trên nên hoàn toàn đúng Riêng ở bài này, như đã nói, chó chỉ phần nào có
thể xem là đáng cười còn chủ yếu lại là đáng ghét
Ghỉ nhớ: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu 0uề con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten uới những dòng viét vé hai con vat dy cia nha khoa hoc Buy-phéng, H.Ten nêu bột đặc trưng của sáng túc nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà vdn
LIEN KET CAU WA DOAN WAN
I KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
1 Đọc đoạn văn đã cho và trả lời câu hồi
a) Đoạn văn trên bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình
Chủ để ấy là một bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản là Tiếng
nói của uăn nghệ
9 Nội dung chính của mỗi câu ;
— Câu 1: Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực È tại
—~ Câu 9: Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm
~_ Câu 3: Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm
Ba câu trên cùng làm nổi rõ chủ để cả đoạn Trình tự các ý hợp lôgíc - được sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần
3 Mối quan hệ giữa nội dung các câu thể hiện ở sự lặp các từ Tác phẩm - Túc phẩm, dùng từ cùng trường liên tưởng với ¿ác phẩm là nghệ 'sĩ,
thay thế từ nghệ sĩ bằng Anh, dùng từ quan hệ nhưng
Ghỉ nhớ: Các doan vin trong một đoạn uăn bản cũng như các câu trong một đoạn uăn phải liên kết chặt chẽ uới nhau vé noi dung va hình thúc
— Về nội dung:
+_ Các đoạn uăn phải phục 0uụ chủ đề chung của uăn bản, các
câu phải phục uụ chủ đề của đoạn uăn (liên kết chủ đề)
+_ Các đoạn uữn uè các câu phải được sắp xếp theo một trình
tu hop li (lién két logic)
Trang 28
— Về hình thức, các câu ouà các đoạn uăn có thể được liên hết uới
nhau bằng một số biện pháp chỉnh như sdu:
+_ Lặp lạt ở câu đúng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp
từ ngũ);
+ Sử dụng ở câu đúng sau các từ ngữ đông nghĩa, trái nghĩa
hoặc cùng trường liên tưởng uới từ ngữ đã có ở câu trước (phép đông nghĩa, trái nghĩa uà liên tưởng);
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngũ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thể);
+ Sử dụng ở câu đúng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ uới
câu trước (phép nối)
II LUYỆN TẬP
1
2
Cha dé eda đoạn văn là chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam
(năng lực trí tuệ tốt nhưng thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực: hành và sáng tạo hạn chế do cách học thiếu thông minh gây ra)
Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó
Hai câu đầu bàn về chỗ mạnh của con người Việt Nam
Câu 3 là câu chuyển: bên cái mạnh, người Việt Nam cũng có cái yếu
Câu 4 và 5ð nói rõ chỗ yếu của con người Việt Nam
Các câu trên liên kết với nhau
— Nhưng là từ chỉ quan hệ nối câu 3 với câu 2
~ Ấy là là từ chỉ quan hệ nối câu 4 với câu 3
- Lé héng là từ ngữ được lặp lại ở câu 4 và câu 5
— Thông mình là từ ngữ được lặp lại ở câu 5 và câu 1
⁄2aá¿ 22
CON CO
I DOI NET VE TAC GIA, TAC PHAM
Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở xã
Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng thuở nhỏ và nhiều
năm thời thanh niên ông đã sống cùng gia đình ở tỉnh Bình Định nên
đây cũng được coi là quê hương thứ hai của nhà thơ Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới qua tập thơ đấu Điêu tàn, xuất bản lúc tác giả mới 17 tuổi và đang là học sinh trung học phổ thông
Trang 29
Với hơn B0 năm sáng tác, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi
hàng đầu của nên thơ Việt Nam thế kỉ XX Ông được Nhà nước truy
tặng Giải thưởng Hỗ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
~ Bai tho Con cé được nhà thơ sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chứữm báo bão xuất bản năm 1967 Hình tượng Con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát
triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của
mỗi con người ‘
TI GỢI Ý ĐỌC HIỂU VĂN BAN
1 Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen
thuộc trong những câu hát ru truyền thống Hình tượng này được xuất
hiện rất phổ biến mang nhiều ý nghĩa khác nhau mà thông dụng hơn cả
là ý nghĩa ẩn dụ Con cò là tượng trưng cho hình ảnh người nông dân,
người phụ nữ trong một cuộc sống đầy vất vả, lo toan, nhọc nhằn và gian khó nhưng vẫn luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui
sống lạc quan Riêng trong bài thơ này, hình tượng con cò biểu trưng cho
tấm lòng người mẹ và những lời hát ru quen thuộc :
2 Bai tho chia lam ba doan:
Đoạn 1: Con cò từ trong lời mẹ hát đã đến với tuổi ấu thơ
Doan 2: Con cò vào tiềm thức tuổi nhỏ và sẽ theo con người đi suốt cuộc
đời
Đoạn 3: Ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
3 Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng ít nhất ba bài ca dao Ông chỉ
lấy lại một vài chữ trong mỗi bài nhằm gợi nhớ các bài ấy:
— Con co bay la bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
~ Con cò bay ld bay la :
Bay từ của phủ bay uề Đồng Đăng
~ Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống øo
Ơng ơi ơng uớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đơu lòng cò con,
Trong hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò gợi tả một không gian, một
khung cảnh quen thuộc xa xưa với nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của
cuộc sống thời ấy
Trong bài ca dao còn lại (Con cò mày di dn dém ) con cò tượng trưng cho những con người, đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn lặn
lội, vất vả, lo toan để kiếm sống vì con
Trang 30
4 Ở bài thơ này, có những câu thơ mang tính khái quát Ví dụ:
_ Con du lén van la con ctia me Đi hết đời, lòng mẹ uẫn theo con
_ Một con cò thôi, Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu đắt, nâng đỡ dịu dang, triu mến của người mẹ Thấu hiểu điều này, nhà thơ đã khái quát mét quy luật của tinh mẹ con có ý nghĩa vững bền, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn uẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ uẫn theo con
Bốn câu thơ còn lại vừa mang âm hưởng lời ru vừa đúc kết ý nghĩa thi
vị và sâu sắc của hình tượng con cò: “Một con cò thôi Con cò mẹ hét Cũng là cuộc đời
Võ cánh qua nôi”
Hình ảnh đẹp một cách thơ mộng và có ý nghĩa sâu xa Cánh cò vỗ qua
nôi chẳng khác chỉ dáng mẹ nghiêng xuống nôi con chổ che thì thâm
những lời tha thiết của tình mẹ muôn đời dịu ngọt Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
—_ Về bài thơ: Bài thơ được viết theo thể tự đo nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru Tuy nhiên phải thấy giọng điệu bài
thơ còn là giọng điệu suy ngẫm triết lí
~ Vé nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của nhà thơ Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới
Ghỉ nhớ: Khai thdc hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợt ca tình mẹ uò ý nghĩa của lời
tu đối uới cuộc sống của con người
Bài thơ thành công trong uiệc uận dụng sáng tạo ca dao, có
những câu thơ đúc hết được những suy ngẫm sôu sắc
Trang 31
LIEN KET CAU WA DOAN WAN øz2zi2z?
a) Biện pháp liên kết câu và đoạn văn:
~_ Trường học ~ trường học (ặp; liên kết câu)
—_ như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (thế; liên kết đoạn văn) b) Biện pháp liên kết câu và đoạn văn:
~_ Văn nghệ - uăn nghệ (lặp; liên kết câu)
— sự sống - Sự sống; uăn nghệ - Văn nghệ (ặp; liên kết đoạn văn) c) Bién pháp liên kết câu:
~ thời gian — thời gian — thời gian; con người — con người — con người
(lap)
đ) Biện pháp liên kết câu:
yếu đuối - mạnh; hiền lành - ác (trái nghĩa) ác cặp từ ngữ trái nghĩa theo yêu cầu của đề:
—- (Thời gian) vat lí - (thời gian) tâm lí - 0ô hình - hữu hình ~ giá lạnh - nóng bỏng — thẳng tốp - hình tròn ~ đều đặn — lúc nhanh lúc chậm _ a) Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ để chung của đoạn văn ‘
Chữa: Không thé dùng được, nếu không thêm câu khác vào
b) Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong các câu
không hợp lí
Chữa: Thay đổi trật tự các câu: câu 1 ~ câu ä ~ câu 2
Câu 1 nêu chủ để chung; câu 3, câu 2 nêu sự việc bổ sung các ¢ chi tiết a) Từ thay thế nó ở câu 2 và ở câu 3 không thích hợp
b) Từ oăn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong
trường hợp này ,
TRA BAI TAP LAM WAN Số 5
Hoc sinh doc lai bai lam và sửa chữa theo hướng dẫn của thầy cô
Trang 32
CACH LAM BAI NGHI LUAN Ề MộT tẤM ĐỀ TU TƯỞNG, DAO Lí
I ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đọc các đề bài da cho va tra Idi câu hỏi
a) Từ các để 1, 3 và 10 là để có mệnh lệnh Các để còn lại đều là để mở không có mệnh lệnh Tất cả đều để cập đến một vấn để thuộc phạm trù đời sống tỉnh thân, đạo đức
b) Một vài đề tương tự như: — Lòng nhân ái; ~_ Thới đố kị ghét ăn tức ở; — Bệnh dối tra U1 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 1 Tim hiểu để và tìm ÿ 2 Lập dàn bài sơ lược 3 Viết bài 4 Doc lại bài viết và sửa chữa
Ghỉ nhớ: s Muốn làm tốt bài nghị luận uề một vdn dé tu tng, đạo lí, ngồi các u cầu chung đối uới mọi bai van, cần chú ý
vdn dụng các phép lộp luận giải thích, chúng mình, phân
tích, tổng hợp
© Dan bdi chung:
—_ Mở bài: Giới thiệu uấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
— Thân bài:
+ Giải thích, chúng mình nội dung uấn đề tư tưởng,
đạo lí
+ Nhận định, đánh giá uấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung
~ Két bài: Kết luận, tổng hết, nêu nhận thúc mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tô ý hành động :
° Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá,
đưa ra ý biến riêng của người uiết
IH LUYỆN TẬP
Lập dàn bài cho đề: Tĩnh thần tự học
Gợi$: — Học là gì? (Học là hoạt động của một người nào đó nhằm thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng, kì xảo)
~_ Học luôn luôn là tự học (Học là một hoạt động không thể làm thay Ai học thì người ấy được Không thể có chuyện người này
học thay người kia Do đó học luôn luôn là tự học)
— Gần phải nêu cao tỉnh thần tự học: Có như vậy mới nâng cao chất lượng học tập của mỗi người
—_ Dẫn ra một số tấm gương tự học
Trang 33
` È⁄2à¿ 23 MUA XUAN NHO N I ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
_ Thanh Hải (1980 - 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Ông hoạt động văn nghệ từ cuối
những năm kháng chiến chống Pháp và là một trong những cây bút có
công xây dung nền văn học giải phóng miễn Nam từ những ngày đầu Ông đã xuất bản các thi phẩm: Những đồng chí trung biên (1962),
Huế mùa xuân (hai tập 1970 và.1975), Dấu uõng Trường Sơn (1977) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết trên giường bệnh trước khi nhà thơ
qua đời không bao lâu Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống, với đất nước và bày tỏ khát vọng muốn sống hữu ích cho đời ˆ Từ điển van hoe tap II trang 350 nhan định:
Bài tho “Maa xudn nho nhé” (1980) la một thành công tiêu biểu hơn
cả, thể hiện sự phát triển tích cực trong tiếng thơ vốn đậm đà tình
yêu cuộc sống của ông Thơ Thanh Hải nói chung chân chất và bình
đị, đôn hậu và chân thành
II GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1 Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của,
tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và sau cùng là
mùa xuân nho nhé của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước
trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vẫn
đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mua xudn nho
nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đất nước Bài thơ có thể chia làm hai phân:
1) Ba khổ thơ đâu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước
~_ Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một)
- Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xuất đây chất thơ (khổ hai)
- Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cần nổi của đất nước trong quá khứ và hiện tại (khổ ba)
Trang 343) Ba khổ còn lại: Mỗi cá nhân phải đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn rhột nối trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước
2 Khổ thơ đầu với sáu đòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hou tím biếc Ơi! con chim chién chiện
Hót chỉ mà 0ang trời
Từng giọt long lạnh rơi
Tôi đưa tay tôi húng ”
“Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” Tại sao lại là “dòng sông xanh” mà không phải là “dòng sông trong mát” Vàm Cô Đông của Hồi Vũ hay “dịng sơng đỏ nặng phù sơ” của Nguyễn Đình Thị? Phải chăng màu xanh của dòng sông và sắc tín của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế Chỉ với đôi nét
điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đã đủ để nha tho dung lên một không gian mùa xuân Không gian ấy phóng khoảng, bảy bổng, nhưng đầm thắm dịu dàng, tươi mát và đây chất thơ Tiếng hót uang trời
cla con chim chién chién — một loài chìm quen thuộc thường xuất hiện vào mùa xuân ~ càng làm cho không gian ấy thêm náo nức lạ thường Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưởng như hiện rõ ra môn một:
“Từng giọt long lanh roi Tôi đưa tay tôi húng ”
Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm Giọt gì mà long lạnh rơi! Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Âm thanh vốn chỉ được nghe thấy, ở đây nhà thơ cảm nhận được, nhìn thấy được “long lạnh rơi” và đặc biệt hơn nữa là tiếp xúc được: “Tôi đưa tay tôi hứng” “Húng” là một động tác thể hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tỉnh của trời và sông, của chim và hoa
Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân
tới
3 Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình: “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa Ta nhập uào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Trang 35
Ta ở đây là nhà thơ mà cũng có thể là mọi người Bốn câu thơ phải
chăng là một lời ước nguyén Ta lam con chim, ta làm cành hoa, làm một
nốt nhac tram nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho cuộc đời, Ước
nguyện ấy sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao của cả một
mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa trong giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người
Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vưi cho đời Chỉ là một nốt
trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người Bốn câu thơ là một lời bày tô khát vọng muốn sống hữu ích cho đời
Nốt trâm xao xuyến ấy cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con
người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước , “Một mùa xuân nho nhỏ
Lạng lš dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi
Dù là hhịi tóc bạc ”
Nhà thơ muốn mình là một “mùa xuôn nho nhỏ” hòa vào mùa xuân
bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay
khi đầu đang chớm bạc Điệp từ “dò /v” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đối mặt với tuổi già hay là bệnh tat Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về
cuộc đời, làm việc có ích cho xã héi “Lang lã dâng cho đời” là như vậy
Cao quý xiết bao tấm lòng của nhà thơi
Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhả” của bài thơ -Ổ Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và
sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp
Trước tiên là thể thơ Ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là đân ca miền Trung, vốn có âm hưởng đìu đặt, nhẹ nhàng, tha thiết Ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vẫn
liển giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ
Nhà thơ cũng đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, những hình ảnh tự nhiên và giản đị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói
lên ước nguyện thiết tha cla minh “Ta làm con chim hót Ta làm một
cành hoa” Nên nhớ từ đầu bài thơ ông đã phác họa hình ảnh mùa xuân
cũng bằng các chỉ tiết bông hoa và tiếng chim hót Sự lặp lại, có nâng cao đổi mới của hệ thống hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý của bài thơ
Nhìn chung, Mùa xuẩn nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu
thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả Theo
sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự biến hóa phù hợp đoạn
đầu vui tượi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sôi nổi thiết
tha ở đoạn khép lại
Trang 365, Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la
vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, dù tuổi đang xuân hay khi
đầu chớm bạc
Một mùa xuân nho nhỏ
Lang lé dang cho doi
Dù là tuổi đôi mươi
Du la& khi toéc bac
Diép ti da la như một lời khang định, tự nhủ lòng mình kiên định, dù
phải đối mặt với tuổi già hay bệnh tật Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh
khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội
Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này Và ý nghĩa của nhan để bài
thơ cũng là như vậy
Ghỉ nhớ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến va
gắn bó uới đết nước, uới cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình:uào mùa xuân lớn của dân tộc Bai thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong súng, tha
thiết, gần gũi uới dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi
cẩm, những so sánh uà ẩn dụ sáng tạo
VIẾNG LĂNG BÁC
I DOI NET VE TAC GIA, TAC PHAM
Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928
tại An Giang Ông tham gia cả hai thời kì chống Pháp và chống Mi; là
một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải
phóng ở miễn Nam thời ki chéng Mi
Ống đã xuất bản: “Mới sáng học trò” (1970), “Nhớ lời di chúc (1972), “Như mấy mùaixuân” (1978)
Bài thơ “Viếng lăng Bác”, trích trong tập “Như mấy mùa xuân”, sáng
tác từ tháng 4 năm 1976 ngay sau khi nhà thơ ra Bắc vào lăng viếng
Bác Hồ trong không khí đẩy xúc động của nhân đân ta khi công trình
lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miễn Nam, đất nước thống nhất
Bài thơ là một dỗổn nén kết tỉnh từ tình cảm chân thành thương nhớ
Bác không chỉ riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm lớn của chiến sĩ, đồng bào miễn Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình
Trang 37
II GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1 Cảm xúc bao trùm của nhà thơ trong bài thơ là niềm xúc động thiêng
liêng, tấm lòng thành kính thiết tha biết ơn, vừa tự hào, vừa xót xa,
thương cảm
Mạch vận động của cảm xúc được biểu hiện theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác Cảm xúc bắt đầu từ cảnh bên ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre bát ngát gợi lên hình ảnh đất nước Nối theo đó là xúc cảm
trước hình ảnh đông người đi trong thương nhớ ngày ngày vào lăng viếng
Bác Nhà thơ sử dụng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như mới
trời, uẳng trăng, trời xanh để thể hiện xúc cảm và nghĩ suy về Bác Khép
lại là niễm thiết tha mong ước tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở bên lang Bác khi phải sắp sửa phải trở về quê hương miễn Nam
Chính mạch cảm xúc vừa nói đã tạo nên bố cục của bài thơ Viếng lăng
Bác vừa giản đị, tự nhiên, vừa hợp lí ,
2 Từ miễn Nam ra viếng lăng Bác, nhà thơ thấy hình ảnh nào trước hết?
“Con ở miễn Nam ra thăm lang Bac
Đã thấy trong sường hàng tre bát ngói.”
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và có ấn tượng sâu sắc là hàng tre
quanh lăng Bác Từ bao giờ cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước,
của dân tộc Việt Nam với biết bao đức tính Việt Nam đặc biệt cao quý: “Thân gầy guộc lá mong manh ộ
Mò sao nên lũy nên thành tre ơi!”
Từ thời bình minh lịch sử nước ta đã có huyền thoại Thánh Gióng đã
nhổ tre đằng ngà đuổi sạch giặc Ân Gần đây thôi, nhân dân miễn Nam ta từ'gậy tâm vông đã làm nên chiến thắng vang đội địa câu
_ Bởi vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tỉnh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sở đứng thẳng hàng”
Ở đây, nhà thơ miêu tả hàng tre quanh lăng Bác nhưng nhằm nói đến sức mạnh quần chúng, của sự đoàn kết, tư thế hiên ngang của cả dân tộc
Câu thơ cuối bài là: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Khép lại
bài thơ là hình anh “cdy tre”, hinh anh đã xuất hiện từ đầu thật là tự
nhiên Đúng như nhận xét của Đức Thảo từ “hàng tre” là khách thể ở bên trên đã tan hòa vào “cây re” là chủ thể ở cuối bài Hình ảnh “cdy tre
trung hiếu chốn này” đã làm nổi rõ hơn hình ảnh hàng tre ẩn dụ bên trên 3 Trong bài thơ, nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, giàu sức
biểu cảm và gợi ra những ý nghĩa sâu xa, liên tưởng rộng rãi Chẳng hạn:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỗ.”
Trang 38Câu trên là hình ảnh thật: mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất,
ự nhiên Câu thứ hai là hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng chính là
trái tim của Bác, một người đã dành trọn đời mình cho nước cho dân
Cách ẩn dụ ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không
những nói lên sự vĩ đại của Bác (như mớ¿ trời) mà còn thể hiện được sự
tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Cũng vậy, hai câu thơ:
_ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói 6 trong tim!”
Bác trở nên bất tử Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước như trời xanh vẫn còn mãi trên cao: Bác sống như trời đất của ta (Tế Hữu) Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hòa nhập vào đời xanh Hình ảnh ấy cho thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người! Vẫn biết hình ảnh
Bác là vĩnh hằng nhưng nhà thơ cũng không thể không đau xót vì sự đi xa
của Người
Ti câu thơ gợi ra bao liên tưởng miên man trong một niễm xúc động
thiêng liêng thương tiếc Bác vô hạn :
4 Về đặc điểm nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có những nét nổi bật về giọng điệu, hình ảnh và thể thơ
Bài thơ có một giọng điệu thành kính trang nghiêm Giọng điệu ấy
hợp thành bởi nhiều yếu tế từ thể thơ; nhịp điệu đến từ ngữ và hình ảnh
của bài thơ
Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự đo có dòng bảy chữ,
nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với nhịp chậm nhiều đòng ít
ngắt nhịp lại gieo vần liễn Bởi thế mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng,
trang nghiêm thành kính
Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con
ở miền Nưm ra thăm lăng Bác), với các hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vì
lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng
rất đỏ, vdng trăng sáng dịu hiển, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh
Ghỉ nhớ: Đài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính uà niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ uò của mọi người đối uới Bác Hồ khi uào thăm lăng Bác
Bài thơ có giọng điệu trang trọng 0à tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp va gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
Trang 39
LUYỆN TẬP -
Bài thơ là một dồn nén kết tính tình cảm chân thành thương nhớ Bác
không chỉ riệng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào miễn Nam, những người cũng như nhà thơ, tuy chưa một lần gặp Bác trong thực tế nhưng đã nghìn lần gặp Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất của mình
Câu đầu bài thơ giản đị và chân chất nói rõ hoàn cảnh Viếng lăng Bác
mở ra một không khí thân mật, trang nghiêm:
Con ở miền Nam rũ thăm lăng Đác
Từ miễn Nam là từ mảnh đất mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ với một ước mong sớm đến ngày toàn thắng, nước nhà thống nhất, để được một lần nhìn thấy Bác Giờ đây, ngày ấy đã đến, nhưng Bác lại đã đi xa Lòng ai cũng dạt dào xúc động Hình ảnh đầu tiên nhà thơ bắt gặp là gì?
Đã thấy trong sương hùng tre bát ngắt
Cây tre bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam với biết bao đức tính cao quý: Thản gầy guộc, ld mong manh, Ma sao
nên lũy nên thành tre ơi! (Nguyễn Duy) Từ thời bình mình của lịch sử nước
ta, Thánh Gióng đã nhổ tre đằng ngà đuổi sạch giặc Ân Gần đây nhân dân - miễn Nam từ gậy tâm vông đã làm nên chiến thắng vang đội địa cầu
Vì vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu sinh động cho tỉnh thần bất khuất,
chí khí anh hùng của dân tộc ta:
Oi hang tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang
Trên cái nền Hồng tre trong sương cội nguồn dân tộc ấy, Viễn Phương đã tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng ngày ngày với lòng
tôn kính đặc biệt:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất tự nhiên Mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, người đã dành trọn đời mình cho nước cho dân
Cách so sánh ở đây thật sinh động tự nhiên và nhuần nhuyễn Bằng lối ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác Hỗ như vắng thái dương rạng rỡ không những soi tổ
đường chúng ta đi mà còn luôn sưởi ấm trái tim của mỗi người Việt Nam
chúng ta: :
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Trang 40Hình ảnh những dong người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa vừa tả
thực vừa có ý nghĩa tượng trưng Cuộc đời của dòng người bất tận này đã nở
hoa dưới ánh sáng mặt trời của Bác Những bông hoa tươi thắm ấy đang
kính dâng lên Người
Khổ thơ tiếp theo là hình ảnh Bác trong lăng, khi nhà thơ bước vào được thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một uẫng trăng sáng dịu hiền, Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Ở đây là một so sánh ngầm thú vị Cuộc đời Bác như mặt trời Giấc ngủ Bác như vâng trăng
Bác trở nên bất tử hòa nhập vào trời xanh Các hình ảnh vĩnh hằng kì vĩ Uuầng trăng, trời xanh nối tiếp nhau trong bài thơ cho thấy cdi mai mai, cdi vô cùng cao cả ở một con người 6 đây lại có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: lí trí thì biết trời xanh là môi mãi, còn tình cảm thì mà sơo nghe nhói ở trong tim, đủ thấy nỗi tiếc thương, sự mất mát không gì bù đắp được trong
lòng mỗi người
Khổ thơ cuối vẫn liền mạch với cảm xúc dào dạt của tác giả, là niềm lưu
luyến dâng lên Tuy còn đứng bên Bác, nhà thơ đã bịn rịn nghĩ đến phút chia xa:
t
Mai vé mién Nưm thương trào nước mắt
Tình cảm ở đây chân thành và bộc trực xiết bao Câu thơ không chút gi chải chuốt Vậy mà đọc lên không thé nào không xúc động
Kết thúc trọn vẹn bài thơ là ước vọng thành kính của nhà thợ nhưng cũng là ước nguyện chụng của bất cứ một người Việt Nam:
Muốn làm con chỉm hót quanh lăng Bac, Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Khép lại bài thơ là hình ảnh “cấy tre”, hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật là tự nhiên Đúng như là nhận xét của Đức Thảo £ừ hàng tre là khách thể ở
bên trên đã tan hòa uào cây tre là chủ thể ở cuối bài,
Tóm lại, Viễng lăng Bác là bài thơ hay về Bác của nhà thơ Viễn Phương
Tuy mộc mạc, giản dị nhưng bài thơ không những giàu hình ảnh mà còn
giàu chất suy tưởng, chất lãng mạn trữ tình đầm thắm cộng với nghệ thuật luyến láy ngôn ngữ của nhà thơ làm nên sức gợi cảm sâu láng