1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ vai trò tiên khởi của yếu tố chia sẻ tri thức

117 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ: Vai trò tiên khởi của yếu tố chia sẻ tri thức
Tác giả Lê Phương Anh, Nguyễn Minh Anh, Trần Thị Hà Anh
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thu Loan
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 2.1. Mục tiêu chung (11)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 2.3. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 2.4. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (14)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu (14)
      • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu (14)
      • 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (19)
    • 1.2. Khung lý thuyết (20)
      • 1.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (20)
      • 1.2.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (22)
    • 1.3. Những vấn đề chung về ngân hàng xanh (24)
      • 1.3.1. Khái niệm ngân hàng xanh (24)
      • 1.3.2. Dịch vụ ngân hàng xanh (26)
      • 1.3.3. Vai trò của ngân hàng xanh (29)
      • 1.3.4. Xu hướng phát triển của ngân hàng xanh hiện nay (31)
    • 1.4. Quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh và vai trò của yếu tố chia sẻ tri thức (34)
      • 1.4.1. Khái niệm hành vi tiêu dùng xanh (34)
      • 1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh (36)
      • 1.4.3. Tri thức và chia sẻ tri thức (38)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 32 2.1. Giả thuyết nghiên cứu (0)
    • 2.2. Mô hình nghiên cứu (43)
      • 2.2.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến (43)
      • 2.2.2. Thang đo biến (43)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 2.3.1. Mẫu và dữ liệu (47)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1. Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức và sử dụng ngân hàng xanh của giới trẻ hiện nay (55)
      • 3.1.1 Hoạt động chia sẻ tri thức và nhận thức của giới trẻ về việc sử dụng ngân hàng xanh (55)
      • 3.1.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ (56)
    • 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính (57)
    • 3.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố (60)
      • 3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (60)
      • 3.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) (0)
    • 3.4. Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ (69)
      • 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả (69)
      • 3.4.2. Phân tích hồi quy mô hình SEM cấu trúc tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh (69)
  • CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP (75)
    • 4.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu (75)
    • 4.2. Một số ý hàm ý giải pháp (76)
      • 4.2.1. Đối với nhà trường (76)
      • 4.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại (77)
    • 4.3. Khuyến nghị (78)
      • 4.3.1. Đối với Chính phủ (78)
      • 4.3.2. Đối với NHNN (79)
    • 4.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai (80)
      • 4.4.1. Hạn chế của nghiên cứu (80)
      • 4.4.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai (81)
  • KẾT LUẬN (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (87)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH CỦA GIỚI TRẺ: VAI TRÒ TIÊN KHỞI

Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm qua, với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế toàn cầu, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo những hạn chế đối với sự phát triển và các xu hướng phát triển kéo theo, như sự phát triển không đồng đều giữa các nền kinh tế tại nhiều quốc gia kinh tế nghèo đói vẫn đang diễn ra, tình trạng ô nhiễm và ấm lên toàn cầu ngày càng trầm trọng (OECD 2022) Kể từ năm 1972 đến nay có nhiều hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người được diễn ra Mới đây, Hội nghị cấp bộ trưởng môi trường, khí hậu và năng lượng của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Naples, Italy Trên cương vị nước Chủ tịch G20 năm 2021, Italy nhận thức được nhiệm vụ của mình và đã đưa ra các đề xuất toàn cầu quan trọng để thúc đẩy cộng đồng quốc tế hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng như dung hòa việc bảo vệ môi trường với tiến bộ và phúc lợi của con người, đưa quá trình chuyển đổi sinh thái vào trung tâm của chương trình nghị sự chính trị, đồng thời thúc đẩy cách xử lý toàn cầu, dựa trên khoa học, có phối hợp đối với các đại dịch Quá trình chuyển đổi sinh thái không thể bị trì hoãn thêm nữa và phải bền vững về mặt xã hội Một con đường mới bắt đầu từ Naples và G20 sẽ ngày càng đi đầu trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau

Trái Đất ấm dần lên sẽ làm tăng chi phí gián tiếp và trực tiếp của ngân hàng Tình trạng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản được ngân hàng tài trợ, dẫn tới tăng khả năng xảy ra rủi ro tín dụng Hơn nữa, rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra do khách hàng vay vốn từ ngân hàng bị ảnh hưởng bởi thay đổi về quy định liên quan tới môi trường Cùng với xu hướng phát triển bền vững chung của toàn cầu, ngành Ngân hàng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế Đối với cung ứng dịch vụ ngân hàng, tính xanh được thể hiện tính xã hội và môi trường trong thiết kế dịch vụ ngân hàng Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hướng tới thúc đẩy phát triển xã hội bền vững, quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, hỗ trợ vùng sâu, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương Yếu tố môi trường được thể hiện ở các dịch vụ ngân hàng hướng tới giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên, giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường, giảm khí thải Tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm giảm thời gian giao dịch ngân hàng và giảm sử dụng văn phòng phẩm trong giao dịch Hạn chế cho vay dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường và tiến tới quản lý dự án cho vay có kiểm soát ảnh hưởng tới môi trường Để đàm bảo tính xanh trong dịch vụ cung ứng, ngân hàng đã đưa ra các ưu đãi dưới hình thức giảm lãi suất đối với dự án xanh, tăng khuyến mại cho dịch vụ xanh, lắp đặt thiết bị cung ứng dịch vụ ngân hàng không sử dụng giấy (ví dụ ATM, thanh toán trực tuyến )

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, nhưng tại Việt Nam thì nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Phương Dung (2017) lại cho thấy: 91% số ngân hàng không hiểu rõ về tín dụng xanh, và cũng không có chiến lược rõ ràng về vấn đề này – thậm chí 35% trong số đó chưa nghe nói đến tài chính xanh và tín dụng xanh là gì Thêm vào đó, các quy định và chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn chưa đủ để định hướng hoạt động này tại hệ thống ngân hàng Việc thực hiện ngân hàng xanh trong bối cảnh hiện nay được xem là một yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của cả hệ thống và cho nền kinh tế

Hiện nay có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về ngân hàng xanh, nhưng chỉ có một số tác giả quan tâm tâm đến hành vi, quyết định sử dụng và các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng Tuy nhiên tên gọi “ngân hàng xanh” tại Việt Nam là khái niệm mới, nhiều chủ thể trong nền kinh tế chưa thật sự hiểu và biết về dịch vụ ngân hàng xanh, do người tiêu dùng vẫn chưa thực sự được chia sẻ tri thức về dịch vụ, điều này làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng xanh tại Việt Nam không được như mong muốn Vì vậy, ngoài các yếu tố về hành vi thì yếu tố chia sẻ trí thức cũng tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng, ngoài ra thái độ của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi thông qua hoạt động chia sẻ tri thức.

Như vậy, có thể thấy một khoảng trống nghiên cứu ở đây, cả về lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận về ngân hàng xanh, từ chiến lược phát triển, mô hình hoạt động, tác động liên ngành, vai trò của ngân hàng xanh trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Đó chính là lý do nghiên cứu này được diễn ra để mở rộng thêm những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, cụ thể ở đây là hoạt động chia sẻ tri thức, qua đó cho thấy vai trò của yếu tố chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ để có thể đưa ra những khuyến nghị xây dựng mô hình ngân hàng xanh ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế.

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của sinh viên - nhóm khách hàng tiêu dùng trẻ từ đó hệ thống ngân hàng có thể xây dựng chiến lược tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của sinh viên qua đó điều chỉnh hành vi của khách hàng làm tăng nhu cầu sử dụng của sinh viên trong tương lai đối với các sản phẩm xanh.

Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ

(2) Xác định vai trò của yếu tố chia sẻ tri thức đến mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng dịch vụ.

(3) Dựa trên kết quả đánh giá đưa ra đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của hoạt động chia sẻ tri thức đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh và vai trò của hoạt động chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ đối với quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào quyết định sử dụng dịch vụ ngân xanh của giới trẻ Nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu để phát triển và kế thừa như thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) cho thấy kết quả khá tốt trong việc dự báo các hành vi khác nhau của con người (Sheppard & ctg.,1988) Trong đó tập trung khám phá mở rộng thêm tác động của hoạt động chia sẻ tri thức đến quyết định sử dụng dịch vụ

Về thời gian: Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu của bài nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023

Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi quan sát trên đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Hà Nội, hiện là sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội, trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Hà Nội và trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tổng quan có hệ thống các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận, phát triển lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành 10 phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn là những người thuộc độ tuổi 18-35 nhằm đánh giá sự phù hợp của thang đo trong mô hình

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả của nghiên cứu định tính làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ tại Hà Nội Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu định lượng dựa trên bảng khảo sát bằng bảng câu hỏi với các bạn trẻ tại thành phố Hà Nội Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 287 quan sát Dựa trên dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22 để thực hiện các phân tích thống kê bao gồm các nội dung: Đánh giá độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), CFA (Confirmatory factor analysis), phân tích hồi quy đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, sử dụng phần mềm SPSS 22 tích hợp AMOS 20 Thực hiện các kiểm định cần thiết liên quan đến khuyết tật của mô hình hồi quy bằng các phương pháp như: Phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan

4 Kết cấu bài nghiên cứu

Nội dung của báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận sẽ gồm 4 phần chính, cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ngân hàng xanh và các yếu tố ảnh hưởng

- Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu và hàm ý giải pháp

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Tổng quan nghiên cứu

Theo báo cáo mới nhất của IPCC (Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu)về giảm thiểu biến đổi khí hậu (IPCC 2022) trong đó nhấn mạnh thế giới sẽ tiếp tục đà ấm lên đến 3,2°C vào năm 2100 nếu không tăng cường các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính Từ nay đến năm 2030, đầu tư hàng năm cho giảm thiểu cần lớn hơn từ 3 -

6 lần mức hiện tại trên tất cả các lĩnh vực hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C Báo cáo khẳng định, biến đổi khí hậu là hậu quả của hơn một thế kỷ con người gây phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sử dụng năng lượng không bền vững, sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất cũng như các mô hình tiêu dùng và sản xuất Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tăng và không còn được coi là mối đe dọa môi trường chỉ vì nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế Hơn nữa, rủi ro liên đến khí hậu đang gây ra rủi ro vật lý và chuyển tiếp cho khu vực tài chính

Trong bối cảnh khủng hoảng hệ sinh thái môi trường hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành các bước chuyển đổi từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới bởi tăng trưởng xanh có thể giải quyết đồng thời những vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội Vai trò của ngân hàng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là mở khóa các khoản đầu tư tư nhân, kết nối cung và cầu trong khi xem xét toàn bộ các rủi ro và đánh giá các dự án từ cả góc độ kinh tế và môi trường (EBF 2017) Ý tưởng “ngân hàng xanh” sẽ giúp đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, ngành công nghiệp và nền kinh tế Ngân hàng xanh không chỉ sẽ thúc đẩy quá trình xanh hóa của các ngành mà nó còn làm tăng chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về ngân hàng xanh được thực hiện tuy nhiên không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về ngân hàng xanh và nó được định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu và tổ chức đã cố gắng đưa ra định nghĩa riêng của họ Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ngân hàng Ấn Độ (IDRBT), được thành lập bởi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã định nghĩa ngân hàng xanh là một thuật ngữ chung đề cập đến các thông lệ và hướng dẫn giúp ngân hàng phát triển bền vững về các khía xanh kinh tế, môi trường và xã hội (IDRBT 2013)

Ngân hàng Nhà nước Pakistan định nghĩa ngân hàng xanh là thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường nhằm hỗ trợ các ngân hàng và khách hàng trong việc giảm lượng khí thải carbon của họ (SBP 2015)

Jaggi (2014) đã điều tra chương trình và chiến lược ngân hàng xanh của SBI (Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ) và ICICI (Tổng công ty tín dụng và đầu tư công nghiệp của Ngân hàng Ấn Độ) SBI đã thực hiện một số sáng kiến trong lĩnh vực này bao gồm

Bộ đếm Kênh Xanh, tăng cường cam kết đạt được sự trung lập về carbon, chuyển tiền trực tuyến, trang trại gió, v.v Chiến lược sản phẩm và dịch vụ xanh của Ngân hàng ICICI bao gồm ngân hàng trực tuyến cho mọi lúc, mọi nơi ngân hàng, tài chính ô tô và tài chính gia đình Hơn nữa, các tổ chức ngân hàng này đã thực hiện các sáng kiến để bảo tồn năng lượng, chẳng hạn như cạn kiệt, tái chế và sử dụng đèn huỳnh quang compact (CFL), cùng nhiều thứ khác Các nhà điều tra tin khuyến nghị rằng các ngân hàng nên thực hiện tài chính xanh hơn và coi các yếu tố kinh tế và môi trường là một phần trong các nguyên tắc tài chính của họ, buộc các ngành công nghiệp phải đầu tư bắt buộc cho lợi ích lớn hơn của xã hội

Yadav và Pathak (2013) nghiên cứu các phương pháp tiếp cận Ngân hàng xanh được lựa chọn bởi ngân hàng tư nhân và công cộng vì sự bền vững của môi trường Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, họ thấy rằng các ngân hàng Ấn Độ đã hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện các bước tích cực đối với môi trường Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu được thực hiện cho thấy rằng các ngân hàng khu vực công đã có nhiều sáng kiến hơn so với khu vực tư nhân, ngoại trừ ngân hàng ICICI Trong khu vực tư nhân, chỉ có cách tiếp cận của ngân hàng ICICI là cách tiếp cận bền vững

Nath, Nayak et al (2014) cố gắng nghiên cứu tiêu chuẩn xếp hạng xanh do RBI đưa ra, các chuẩn mực xã hội và môi trường của Ngân hàng Thế giới và sáng kiến của ngân hàng trong việc áp dụng các thông lệ xanh Họ cũng liệt kê các chiến lược để áp dụng Ngân hàng Xanh Tiêu chuẩn xếp hạng xanh được gọi là Xếp hạng đồng xu xanh Theo đó, các ngân hàng được đánh giá dựa trên lượng khí thải carbon và số lượng hoạt động tái chế Ngân hàng Thế giới đã hình thành các chuẩn mực môi trường và xã hội cho tổ chức tài chính Các tiêu chuẩn này cung cấp các cách để giảm tác động môi trường Các ngân hàng được yêu cầu thực hiện Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo thường niên và áp dụng công nghệ bền vững Các nhà nghiên cứu nghiên cứu và liệt kê các sáng kiến liên quan đến môi trường của các ngân hàng khác nhau ở Ấn Độ Nếu các ngân hàng Ấn Độ muốn đạt được một số vị trí trong nền kinh tế toàn cầu thì họ phải hành động như những công dân tốt

Mặc dù các tổ chức tài chính không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái môi trường, tuy nhiên, họ vẫn phải chịu các chi phí gián tiếp Trừ khi các biện pháp như vậy được thông qua, các vấn đề về tín dụng, pháp lý và danh tiếng sẽ tiếp tục đeo bám các ngân hàng này Các nền kinh tế đang phát triển vẫn chưa chấp nhận khái niệm hóa Amir

(2021) cho rằng số lượng các nghiên cứu về ngân hàng xanh rất khan hiếm ở các nước đang phát triển; do đó có một nhu cầu hấp dẫn để mở khóa khái niệm trong tổng thể Tương tự, Sharma và Choubey (2022) chia sẻ mối quan tâm về sự khan hiếm của các nghiên cứu trong không gian ngân hàng xanh Vì hầu hết các nghiên cứu được thực hiện về ngân hàng xanh chủ yếu tập trung vào các hoạt động ngân hàng xanh hoặc về nhận thức của khách hàng hoặc chủ ngân hàng

Một số nghiên cứu thảo luận về việc kết hợp đổi mới xanh vào sự phát triển bền vững của ngân hàng từ quan điểm tập trung vào các nguồn lực hữu hình, nhưng có rất ít sự cân nhắc liên quan đến khả năng vô hình Chia sẻ tri thức là một trong những khái niệm vô hình như vậy nhấn mạnh lập luận lý thuyết đối với đổi mới xanh trong ngân hàng Hơn nữa, cả tính gắn kết và chia sẻ kiến thức đều thể hiện tác động trung gian một phần đáng kể đối với đổi mới xanh; chia sẻ kiến thức đặc biệt đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được đổi mới xanh Ngày càng có nhiều công nhận rằng ngân hàng xanh không phải là một quy trình “tự động” mà yêu cầu ban quản lý ngân hàng thúc đẩy hành vi sử dụng xanh trong chính nhân viên của họ Theo nghiên cứu của MRB Rubel, DMH Kee, NN Rimi (2021) cho ta thấy vai trò trung gian của việc chia sẻ tri thức xanh tác động đáng kể đến hành vi dịch vụ xanh

Ngày nay người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về tác động của mô hình tiêu dùng đối với môi trường, do đó họ đã đang dần chuyển sang mô hình tiêu dùng bền vững vì hạnh phúc của thế hệ tương lai Nhiều người tiêu dùng hiểu rằng thói quen tiêu dùng của họ có tác động xấu đến môi trường sinh thái; do đó, họ đã bắt đầu sửa đổi lối sống và cách họ kinh doanh Người tiêu dùng có trách nhiệm hiểu thói quen mua hàng của họ sẽ tác động đến môi trường như thế nào và họ cũng lo lắng (Dabija và cộng sự 2018) Những điều này đã dẫn đến việc gia tăng tiêu dùng xanh ở người tiêu dùng (Kong và cộng sự 2014) Với mối quan tâm ngày càng tăng về môi trường, các nhà nghiên cứu và thực hành đã thấy người tiêu dùng chấp nhận tiêu dùng bền vững Tiêu dùng xanh được xác định là một hành vi vì môi trường (Shrum và cộng sự 1995) vì các sản phẩm xanh không gây ô nhiễm môi trường (Mostafa 2006)

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến tác động môi trường trong mỗi hành vi tiêu dùng của họ, mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với môi trường có thể thấy ở nhiều ngành như thực phẩm (Tong và cộng sự 2020), du lịch (Ibnou –Laaroussi và cộng sự 2020), thời trang (Alok tewari và cộng sự 2022) và ngành dịch vụ (Hou và Wu 2021) Do đó, không có gì ngạc nhiên khi xu hướng ngân hàng xanh và các dịch vụ tài chính xanh nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng Trong khi những nỗ lực mang tính học thuật nhằm hiểu biết rõ hơn về hành vi cũng như ý định của người tiêu dùng trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đã ngày càng tăng lên trong những năm gần đây nhưng phần lớn các nghiên cứu chỉ tập chung nói về hành vi sử dụng đối với các sản phẩm dịch vụ mà không tập chung sâu vào hành vi của người tiêu dùng đối với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh Roberts và Bacon (1997) đã phát triển một mô hình khái niệm để khám phá mối quan hệ giữa mối quan tâm về môi trường của người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng có ý thức về mặt sinh thái ở Mỹ Nghiên cứu của họ đã khái niệm hóa biến hành vi của người tiêu dùng theo tiêu chí sáu chiều với 30 mục đo lường Chúng bao gồm từ việc sử dụng các sản phẩm tái chế đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng Trong một nghiên cứu tương tự về hành vi củangười tiêu dùng, (Chan2001) đã phát triển một mô hình được khái niệm hóa để điều tra ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và tâm lý khác nhau đối với hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng Trung Quốc Ý định mua sản phẩm xanh trong nghiên cứu được khái niệm hóa như một biến số một chiều và được đo lường bằng ba mục

Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, kết hợp với những thay đổi về khí hậu và môi trường, tất cả đều đòi hỏi các phương pháp truyền đạt kiến thức mới và cách tiếp cận sáng tạo, để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn Trong bối cảnh của những điều kiện thị trường, các dịch vụ tài chính được định hình lại, đòi hỏi cả nguồn cảm hứng và kiến thức mới được truyền đạt đến người sử dụng dịch vụ Theo đó, ngân hàng có trách nhiệm xã hội phát triển như một loạt các nguyên tắc được thiết lập tốt trong thị trường dịch vụ tài chính, vì hầu hết các ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính xem xét các vấn đề bền vững và đã trở nên minh bạch hơn trong việc báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp (Scholtens 2009) Khi bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề chính, ý thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng gia tăng (Karna và cộng sự 2003) Chia sẻ tri thức xanh dường như cung cấp một giải pháp cho thị trường ngân hàng bằng cách góp phần hướng tới phát triển bền vững (Portney 2008) và hình thành một hình ảnh môi trường thuận lợi đáp ứng mong muốn về môi trường và nhu cầu xanh của khách hàng (Chang và Fong 2010) Evangelinos và cộng sự (2009) xác nhận những khía cạnh nên được chia sẻ kiến thức liên quan đến ngân hàng: đầu tiên đề cập đến các quyết định cho vay của ngân hàng dựa trên các tiêu chí môi trường, khía cạnh thứ hai đề cập đến các chiến lược quản lý môi trường của ngân hàng và khía cạnh thứ ba là phát triển các sản phẩm tài chính xanh

Khung lý thuyết

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu và khái quát những cơ sở lý thuyết của các mô hình có liên quan đến đề tài nghiên cứu Trong đó các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và thuyết tâm lý giao tiếp xã hội.

1.2.1 Lý thuy ế t hành độ ng h ợ p lý

Vào năm 1967, học thuyết hành động hợp lý (TRA) đã được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen, học thuyết này bắt nguồn từ những nghiên cứu trước đây về tâm lý học xã hội, các mô hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về thái độ Các thuyết của Fishbein cho thấy mối quan hệ giữa thái độ và hành vi (mối quan hệ A –B) Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi đó

Hình 1 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Martin Fishbein và Icek Ajzen,1975)

- Thái độ đối với hành vi

Theo thuyết hành động hợp lý, thái độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định ý định hành vi và đề cập đến cách mà một người cảm nhận đối với một hành vi cụ thể Những thái độ này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: sức mạnh của niềm tin về kết quả của hành vi được thực hiện (nghĩa là kết quả có thể xảy ra hay không) và đánh giá kết quả tiềm năng (nghĩa là kết quả có khả quan hay không) Thái độ đối với một hành vi nhất định có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung tính Thuyết TRA quy định rằng tồn tại một mối tương quan trực tiếp giữa thái độ và kết quả, nếu người ta tin rằng một hành vi nào đó sẽ dẫn đến một kết quả mong muốn hoặc thuận lợi, thì người ta có nhiều khả năng có thái độ tích cực đối với hành vi đó Bên cạnh đó, nếu người ta tin rằng một hành vi nhất định sẽ dẫn đến một kết quả không mong muốn hoặc không thuận lợi, thì nhiều khả năng tin con người ta có thái độ tiêu cực đối với hành vi đó

Các chuẩn chủ quan cũng là một trong những yếu tố chính quyết định ý định hành vi và đề cập đến nhận thức của các cá nhân hoặc các nhóm người có liên quan như thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của đã thể một người Ajzen định nghĩa các chuẩn chủ quan là "nhận thức được các áp lực xã hội để vào do thực hiện hoặc không thực hiện hành vi" Theo TRA, mọi người phát triển một số niềm tin hoặc niềm tin chuẩn mực về việc liệu một số hành vi nhất định có được chấp nhận hay không

- Ý định hành vi Ý định hành vi là một thành phần được tạo nên từ cả thái độ và chuẩn chủ quan đối với hành vi đó; có thể hiểu rằng ý định hành vi đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ thực hiện một hành vi, được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin,

Thái độđối với hành vi

Hành vi Ý định hành viChuẩn chủ quan được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan Thái độ là cách một người thể hiện hay phản ứng đối với hành động và các chuẩn chủ quan là các chuẩn mực xã hội gắn liền với hành động Thái độ càng tích cực và chuẩn chủ quan càng mạnh mẽ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi được thể hiện càng cao

Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không Theo lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế Ý định này được gọi là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan" Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện

1.2.2 Lý thuy ế t hành vi ho ạch đị nh

TPB được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1975), lý thuyết này được đề xuất ra để khắc phục sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định là một lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một người nào đó, trong đó niềm tin được chia làm ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ Kể từ khi được phát triển cách đây khoảng 20 năm đã chứng tỏ là một cách tiếp cận mạnh mẽ để giải thích hành vi của con người Nó đã được áp dụng thành công cho một loạt các hành vi

Theo Lý thuyết về hành động hợp lý, nếu một người có thái độ tích cực đối với hành vi và những người quan trọng của họ cũng mong đợi họ thực hiện hành vi (tức là nhân tố tiêu chuẩn chủ quan), thì kết quả là họ có mức độ ý định hành vi cao hơn (có nhiều động lực hơn) và nhiều khả năng sẽ hành động (thực hiện ý định) Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, khẳng định mối liên kết giữa thái độ và tiêu chuẩn chủ quan đối với ý định hành vi, và sau đó là thực hiện hành vi

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi phản đối về mối quan hệ gắn kết giữa ý định hành vi và hành vi thực tế, từ kết quả của một số nghiên cứu cho thấy vì những hạn chế trong hoàn cảnh, ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực tế Nếu một cá nhân thiếu sự kiểm soát hành vi thì ý định hành vi không phải là yếu tố quyết định đi thực hiện hành vi đó Ajzen đưa ra Lý thuyết về hành vi có kế hoạch bằng cách thêm một nhân tố mới đó là nhận thức kiểm soát hành vi Ông đã mở rộng lý thuyết về hành động hợp lý bao gồm nhân tố phi lý trí để tăng tính chính xác cho mô hình dự đoán hành vi

Hình 1 2 Mô hình hành vi dựđịnh-TPB

Mô hình TPB giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định để thực hiện hành vi đó Thật thú vị, đó là hành vi đặc biệt phức tạp, chẳng hạn như ra quyết định sử dụng một sản phẩm dịch vụ Ajzen (1988) cho rằng ý định lại là một hàm của 3 nhân tố ảnh hưởng: Thứ nhất, các thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior); Thứ hai, là quy chuẩn chủ quan (Subjective Norms) Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) Trong đó:

- Thái độ và thái độ đối với hành vi

Theo tâm lý học, thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó Thái độ thường là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng, và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi Mặc dù thái độ thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể thay đổi được

Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior) là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá nhân

Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Hành vi

- Niềm tin theo chuẩn mực chung và quy chuẩn chủ quan

Niềm tin theo chuẩn mực chung (Normative belief): nhận thức của một cá nhân về áp lực quy phạm xã hội, hoặc niềm tin của một người về những gì người khác nghĩ anh ta/ cô ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi đó

Chuẩn chủ quan (Subjective norm): là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện; bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác.

- Niềm tin về sự tự chủ và nhận thức kiểm soát hành vi

Những vấn đề chung về ngân hàng xanh

1.3.1 Khái ni ệ m ngân hàng xanh

Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới bới tăng trưởng xanh có thể giải quyết đồng thời những vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường – xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội Ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gân đây, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vì các yêu cầu về bảo vệ môi trường là sự đánh đổi để đạt được hiệu quả kinh tế tăng trưởng và phát triển Do đó, người ta thường chấp nhận rằng ngân hàng xanh là hình mẫu cho ngân hàng trong tương lai khi nó cân bằng giữa lợi ích và chi phí giữa kinh tế và môi trường của tất cả các bên liên quan trọng ngân hàng các hoạt động.

Khái niệm “ngân hàng xanh” lần đầu xuất hiện vào năm 2003 ở các nước phương Tây với mục đích bảo vệ môi trường, sau đó được nhiều nhà kinh tế sử dụng trong các nghiên cứu của mình OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) định nghĩa Ngân hàng Xanh là một tổ chức công, bán công hoặc phi lợi nhuận được thành lập đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng carbon thấp, thích ứng với khí hậu trong nước Tại Việt Nam, ngân hàng xanh hướng tới tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt để hàng động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Ngân hàng Xanh còn có thể được gọi là ngân hàng xã hội của các ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, minh họa rằng các vấn đề xã hội thường xen kẽ với các vấn đề môi trường Ngân hàng xã hội được định nghĩa rộng rãi là giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của thời đại chúng ta và nhằm mục đích có tác động tích cực đến con người, môi trường và văn hóa theo ý nghĩa của ngân hàng (Kaeufer 2010; Weber và Remer 2011) Global Alliance for Banking on Values (GABV) là một mạng lưới các ngân hàng và hợp tác xã ngân hàng độc lập với sứ mệnh chung là sử dụng tài chính để phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững GABV đã xác nhận các nguyên tắc của ngân hàng bền vững bao gồm phương pháp tiếp cận ba điểm mấu chốt (khía cạnh xã hội, môi trường và tài chính) ở trọng tâm của mô hình kinh doanh, dựa trên cộng đồng và quản trị minh bạch và toàn diện (GABV 2012)

Dựa trên bối cảnh quốc gia và địa phương độc đáo của họ, các chính phủ điều chỉnh các Ngân hàng Xanh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể Ngân hàng Xanh và các tổ chức giống như Ngân hàng Xanh có lý do và mục tiêu đa dạng, bao gồm đáp ứng các mục tiêu phát thải đầy tham vọng, huy động vốn tư nhân, hạ giá vốn, hạ giá thành năng lượng, phát triển thị trường công nghệ xanh, hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương và tạo việc làm Các mục tiêu này được phản ánh trong phạm vi số liệu mà Ngân hàng Xanh sử dụng để đo lường và theo dõi hiệu suất của họ và thể hiện trách nhiệm giải trình: lượng khí thải tiết kiệm được, tạo việc làm, tỷ lệ đòn bẩy (tức là đầu tư tư nhân huy động trên một đơn vị chi tiêu công GIB) và trong một số trường hợp, tỷ lệ trở về

Trên cơ sở các quan điểm và các cách tiếp cận trên, ngân hàng xanh đều hướng đến các vấn đề chính: (i) Giảm phát thải các-bon trong hoạt động nội bộ ngân hàng; (ii) phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh và (iii) thúc đẩy hoạt động vì môi trường thông qua chính sách tín dụng xanh Cụ thể, các ngân hàng giảm thải các-bon thông qua việc giảm thiểu tác động của những hoạt động trong ngân hàng ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng điện, nước, giấy, vật dụng văn phòng Do đó các ngân hàng hướng tới giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng “xanh”, sử dụng những trang thiết bị ít gây ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, Đồng thời, họ cũng phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh là phát triển các sản phẩm dịch vụ có thể giảm lượng các-bon, như các dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking ), dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán qua thẻ.

Tại Việt Nam, trong hội thảo “Tài chính và Ngân hàng xanh” tổ chức ngày 25/6/2013 dưới sự chủ trì của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính, bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng - đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã giải thích: “Ngân hàng xanh là các hoạt động, nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải các-bon.”Cho đến nay, đây vẫn là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nghiên cứu, bài báo về Ngân hàng Xanh

Như vậy, Ngân hàng Xanh được hiểu là ngân hàng được xây dựng và hoạt động dựa trên chiến lược kinh doanh bền vững, đáp ứng được yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự kết hợp hài hoà và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường Ngân hàng Xanh cũng giống các ngân hàng truyền thống khác nhưng có cân nhắn đến yếu tố môi trường, xã hội thông qua việc giảm thiểu lượng các bon theo hướng khuyến khích hoạt động tín dụng xanh và xanh hóa các hoạt động điều hành tổ chức công việc của ngân hàng

Theo Bahl (2012) “Ngân hàng Xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh Nghiên cứu của Singal và Arya (2014) cho rằng ngân hàng xanh nghiêng về hoạt động kinh tế xã hội và chú trọng yếu tố môi trường thông qua giảm lượng các bon cả trong và ngoài ngân hàng

Cụ thể, ngân hàng giảm lượng các bon trong ngân hàng bằng cách thực hiện các hoạt động thông trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hòa Như vậy, các dịch vụ ngân hàng xanh bao gồm:

Ngân hàng trực tuyến cung cấp các dịch vụ: Trả hóa đơn trực tuyến, nộp tiền vào tài khoản, chuyển khoản trực tuyến, sao kê giao dịch ngân hàng và tiết kiệm trực tuyến Đây là loại hình ngân hàng giúp cắt giảm được lượng giấy, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong quá trình sử dụng Các hóa đơn như điện thoại, truyền hình cáp, dịch vụ, thẻ tín dụng đều có thể thực hiện từ xa thông qua kết nối Internet từ máy vi tính hoặc điện thoại thông minh

Sử dụng các tài khoản kiểm tra xanh: Khách hàng có thể kiểm tra tài khoản của mình trên máy ATM hoặc thông qua màn hình chuyên dụng đặt tại ngân hàng Đây chính là các tài khoản kiểm tra xanh, thân thiện với môi trường mà ngân hàng có thể cung cấp, khuyến khích khách hàng sử dụng bằng cách đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hoặc miễn (giảm) phí sử dụng

Dịch vụ tín dụng xanh

Cho vay có tài sản thế chấp xanh (Green Mortgages): phương thức này giúp cho khách hàng cá nhân, chuẩn bị mua nhà có các hiệu ứng xanh, có được khoản vay xanh với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường Phương phức này giúp họ đầu tư các vật dụng tiết kiệm năng lượng

Vay thế chấp tài sản nhà xanh (Green Home Equity loans): có thể được coi là khoản vay có tài sản thế chấp thứ cấp nhằm hỗ trợ các gia đình lắp đặt các hệ thống công nghệ năng lượng mới tại nhà

Vay xây dựng thương mại xanh (Green Commercial Building loans): bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, bao gồm cả các khoản vay khi xây dựng các công trình xây dựng xanh, ít tiêu tốn năng lượng, ít xả thải hơn các công trình truyền thống

Vay mua xe xanh (Green Car loans): lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường sẽ khuyến khích các khoản vay mua xe xanh nhằm mua các loại xe tiết kiệm nhiên liệu

Quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh và vai trò của yếu tố chia sẻ tri thức

1.4.1 Khái ni ệ m hành vi tiêu dùng xanh

Có thể thấy ý định ảnh hưởng lớn đến hành vi của người tiêu dùng Hành vi của mỗi cá nhân được xác định bởi ý định của họ và nó được thực hiện kết hợp với thái độ của mỗi cá nhân và ảnh hưởng chủ quan của xã hội về hành vi được thực hiện Quá trình hoạt động của những người tham gia trong khi tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ Hành vi tiêu dùng phản ảnh tổng thể các quyết định của người tiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa, bao gồmsản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị ra quyết định theo thời gian

Sự nóng lên toàn cầu và các hành động phá hủy môi trường khác liên quan đến những hậu quả quan trọng đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái, và nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, chẳng hạn như sản xuất năng lượng, du lịch và nông nghiệp Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm Tiêu dùng xanh đang là xu thế toàn cầu Tiêu dùng xanh được coi là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững

Tại Việt Nam tiêu dùng xanh đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Nhiều chính sách, chương trình và hành động cụ thể đã được thực hiện như tiêu dùng bền vững đã sớm được lồng ghép vào trong thể quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn 2050 với nhiệm vụ xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng Các doanh nghiệp cũng có ý thức về sản xuất xanh ngày càng cao và do đó, việc tiếp cận đến sản phẩm xanh của các cá nhân hay các tổ chức cũng trở nên dễ dàng hơn Theo đó, xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh

Vì vậy, có thể nói tiêu dùng xanh là một cách tiêu dùng phù hợp với việc duy trì môi trường tự nhiên cho hiện tại cũng như các thế hệ tương lai Do đó, tiêu dùng xanh được hiểu là hành vi mua và tiêu dùng của một cá nhân liên quan đến các vấn đề về môi trường và tài nguyên và được thúc đẩy bởi không chỉ mong muốn thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mà còn quan tâm đến phúc lợi của xã hội nói chung.

Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về hành vi tiêu dùng xanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm sản xuất, du lịch, đặc biệt tiêu dùng xanh đối với ngân hàng đang ngày càng được người tiêu dùng chú ý đến Tiêu dùng xanh không chỉ liên quan đến việc người tiêu dùng không sử dụng hàng hóa gây tổn hại đến môi trường tự nhiên, mà còn quyết định sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và giảm thải ô nhiễm tới môi trường Đó là các sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu dài hạn về bảo vệ và bảo tồn môi trường.

Như vậy, hành vi tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên

1.4.2 Y ế u t ố ảnh hưởng đế n quy ết đị nh s ử d ụ ng d ị ch v ụ ngân hàng xanh

1.4.2.1.Thái độ của khách hàng

Trong tâm lý học, thái độ là một cấu trúc tâm lý là một thực thể tinh thần và cảm xúc vốn có hoặc đặc trưng cho một người, thái độ của họ khi tiếp cận một điều gì đó hoặc quan điểm cá nhân của họ về điều đó Thái độ liên quan đến suy nghĩ, triển vọng và cảm xúc của họ Trong quá trình xem xét và đánh giá về một sản phẩm dịch vụ nào đó cảm nhận của họ về sản phẩm dịch vụ có thể tích cực hay tiêu cực Khi người tiêu dùng có thái độ cảm nhận tốt về một sản phẩm dịch vụ điều này sẽ tác động tích cực đến việc lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ đó và ngược lại

Thái độ đối với một hành vi là mức độ mà việc thực hiện hành vi đó được đánh giá tích cực hay tiêu cực Theo mô hình kỳ vọng-giá trị, thái độ đối với một hành vi được xác định bởi tổng số niềm tin hành vi có thể tiếp cận được của một người liên kết hành vi với các kết quả và trải nghiệm khác nhau Cụ thể, sức mạnh của mỗi niềm tin được cân nhắc bởi đánh giá về kết quả hoặc trải nghiệm và các sản phẩm được tổng hợp, như thể hiện trong phương trình sau Các thái độ được truy xuất từ bộ nhớ một cách dễ dàng và nhanh chóng có nhiều khả năng được kích hoạt bất cứ khi nào đối tượng thái độ hiện diện Khi mà liên tục tiếp được đề cập về những lợi ích mà tiêu dùng, sử dụng xanh mang lại sẽ dẫn đến thái độ tích cực và bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh hơn Kết quả là bất cứ khi nào một người phản ứng với sự hiện diện thực tế hoặc tượng trưng của người đó, cho dù đây là trong bối cảnh của một câu hỏi đánh giá thái độ hay trong bối cảnh đánh giá hành vi đối với người đó, thái độ tích cực tương tự nên được gợi ra một cách nhanh chóng và tự động, và thái độ này sẽ hướng dẫn cả câu trả lời và hành vi của câu hỏi

Theo kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn Chính vì thế, các dịch vụ ngân hàng xanh sẽ là một lợi thế lớn ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ khi nhận thức của họ ngày càng được nâng cao, bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh từ con người lên Trái Đất Thái độ của mỗi người trẻ sẽ có 1 hướng nhìn nhận khác nhau trước sự việc ô nhiễm môi trường dẫn đến hành vi của họ là nên hay không nên sử dụng các sản phẩm xanh Ví dụ như việc sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, đối với người luôn trân trọng nơi sinh sống, yêu môi trường thì trước họ có thể sẽ luôn sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh trước những dịch vụ của ngân hàng số truyền thống khác Vì họ hiểu hành vi của mình là đang góp phần bảo vệ môi trường, tuyên truyền ý thức sống xanh tới người khác, một truyền mười dẫn tới hành vi của người tiêu dùng hay đặc biệt là giới được thúc đẩy mạnh mẽ Thái độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi giới trẻ trong việc sử dụng ngân hàng xanh 1.4.2.2 Chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan hay còn gọi là ảnh hưởng xã hội là “nhận thức của một người rằng hầu hết những người quan trọng đối với người đó, nghĩ rằng người đó nên hoặc không nên thực hiện hành vi trong nghi vấn” Các ảnh hưởng chuẩn chủ quan này có thể là ảnh hưởng khác nhau giữa các nền văn hóa và ảnh hưởng yếu tố xã hội về niềm tin của một tin người đối với ý kiến những khác đồng tình việc lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

Nền văn hóa Việt Nam có thể coi là nền văn hóa tập thể, ở đó tự do các nhân có thể bị hạn chế do phải hòa nhập với cộng đồng Tâm lý của người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng với những người xung quanh như: bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp nên thông quan sát, lời khuyên nên hành vi tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác

1.4.2.3 Nhận thức lợi ích kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn thu lực và các cơ hội để thực hiện hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của mọi người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi nhất định Kiểm soát hành vi được nhận thức được xác định bởi tổng số niềm tin kiểm soát có thể truy cập được, tức là niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở hiệu quả của hành vi Cụ thể, sức mạnh của mỗi niềm tin kiểm soát được cân bằng bởi sức mạnh nhận thức của yếu tố kiểm soát và các sản phẩm được tổng hợp, như thể hiện trong phương trình sau Trong phạm vi nó phản ánh chính xác kiểm soát hành vi thực tế, nhận thức kiểm soát hành vi có thể, cùng với ý định, được sử dụng để dự đoán hành vi.

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng và cấu thành nên niềm tin của mỗi người, trong đó yếu tố môi trường có tác động lớn nhất Nếu xung quanh bạn là những người yêu môi trường, yêu sống xanh, luôn đề cao tinh thần vì cộng đồng nhiều hơn thì một phần nào đó bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng dần dần điều đó trở thành điều hiển nhiên Bạn bắt đầu thích những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và khi dịch vụ ngân hàng xanh xuất hiện, bạn sẽ không do dự gì mà sử dụng dịch vụ đó Một yếu tố khác quyết định đến hệ thống niềm tin của bạn chính là nền tảng kiến thức Những người có học thức và có hệ nền tảng kiến thức tốt thường có những hệ niềm tin tích cực hơn những người khác Bạn càng hiểu biết thì bạn càng tin tưởng vào bản thân, vào những gì bạn có thể làm được và hệ niềm tin của bạn sẽ càng đúng đắn, chuẩn mực hơn Chính điều đó cũng tác động đến nhận thức kiểm soát hành vi của bạn, như đã phân tích ở trên khi thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, bạn sẽ nhận thức được đó là điều không đúng từ đó tác động đến bạn có những hành vi bảo vệ môi trường như việc lựa chọn ngân hàng xanh và sử dụng dịch vụ bên đó.

1.4.3 Tri th ứ c và chia s ẻ tri th ứ c

Tri thức (knowledge) là “niềm tin được minh chứng là đúng” (Nonaka và ctg

1995) Nonaka và ctg (1995) cũng chỉ ra rằng “tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng các niềm tin các nhân với những sự thật” Sự tiến hóa của nhận thức luận khoa học đã hình thành cấu trúc thứ bậc từ dữ liệu – thông tin –tri thức, tăng dần theo 2 chiều hướng: sự hiểu biết, và sự độc lập với ngữ cảnh (Serban & ctg

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 32 2.1 Giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu dự kiến

(Nguồn: Nhóm tác giả) 2.2.2 Thang đo biế n

Kế thừa nghiên cứu của Brush and Vander Werf (1992), Chandler and Hanks

(1993), Fombrun and Wally (1989), Tsai et al (1999) về thang đo Likert (Tiếng Anh: Likert Scale) do nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert phát minh Thang đo lường được xây dựng để phù hợp với nghiên cứu mục tiêu, sử dụng thang đo Likert 5 point để đánh giá Thang đo mức độ được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: 1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý Các câu hỏi được thiết lập dựa trên sự kế thừa từ các nghiên cứu trước đó cùng với việc điều chỉnh cho phù hợp với cơ sở lý thuyết và bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt nam về vấn đề hợp tác dựa vào kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn sâu nhóm khách hàng trẻ tuổi

(i) Thang đo biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc của mô hình nghiêncứu về hành vi sử dụng dịch Do đó, nghiên cứu đề xuất yếu tố quyết định sử dụng là biến phụ thuộc đối với hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ

Bảng 2 1 Thang đo biến phụ thuộc

Mã hóa Biến quan sát Thang điểm Nguồn

QD1 Tôi lựa chọn các ngân hàng có sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh để sử dụng Likert

QD2 Tôi và gia đình tôi luôn luôn sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

QD3 Tôi sẽ khuyên bạn bè, người thân tôi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh Likert

QD4 Tôi và bạn bè thường xuyên sử dịch vụ ngân hàng xanh để bảo vệ môi trường Likert

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Thang đo các biến được thiết kế dựa trên việc kế thừa thang đo có nguồn gốc từ lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) và thuyết hành động hợp lý (TRA) Bên cạnh đó, có điều chỉnh dựa trên bối cảnh nghiên cứu của đề tàitrên cơ sở kết quả phỏng vấn sâu

(ii) Thang đo biến độc lập

Mô hình nghiên cứu gồm 4 biến độc lập bao gồm các biến Thái độ (TD), Chuẩn chủ quan (CQ), Kiểm soát hành vi (KS) và Hoạt động chia sẻ tri thức (CSTT) Mỗi biến này được đo lường từ 1-5 chỉ báo được thiết kế bằng các tuyên bố được đối tượng khảo sát trả lời theo 5 mức độ từ 1- Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý như được trình bày chi tiết trong bảng… đến bảng … dưới đây Và tương tự như đối với biến phụ thuộc, nguồn gốc thang đo các biến độc lập cũng được kế thừa có nguồn gốc từ từ lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) và thuyết hành động hợp lý (TRA) và có điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của đề tài trên cơ sở kết quả phỏng vấn sâu

- Thang đo biến thái độ (TD)

Bảng 2 2 Thang đo các biến độc lập vềthái độ

Mã hóa Biến quan sát Thang điểm Nguồn

TD1 Tôi quan tâm đến dịch vụ ngân hàng xanh Likert

TD2 Tôi ưu tiên sử dụng ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ xanh Likert

TD3 Tôi cảm thấy dịch vụ ngân hàng xanh rất hữu ích Likert

TD4 Ngân hàng xanh có những sản phẩm dịch vụ làm tôi rất hài lòng Likert

TD5 Tôi ủng hộ sự đổi mới dịch vụ hướng đến xanh của ngân hàng Likert

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Thái độ đối với quyết định sử dụng là một khuynh hướng tâm lý đề cập đến những đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng xanh đang được xem xét Thái độ tích cực của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng xanh sẽ dẫn tới quyết định tích cực về việc tham gia sử dụng Do đó, thái độ có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong việc dự đoán và mô tả hành vi của con người

- Thang đo biến chuẩn chủ quan

Bảng 2 3 Thang đo biến chuẩn chủ quan

Mã hóa Biến quan sát Thang điểm Nguồn

CQ1 Gia đình và những người quan trọng của tôi khuyên tôi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Likert

Gia đình và những người quan trọng của tôi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh nên tôi cũng sử dụng

CQ3 Bạn bè đồng nghiệp của tôi mong muốn tôi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Likert

CQ4 Những người quan trọng đối với tôi ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Likert

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Chuẩn chủ quan là một yếu tố xã hội đề cập đến áp lực xã hội được nhận thức của cá nhân để tham gia hoặc không tham gia vào một hành vi cụ thể Chuẩn chủ quan phản ánh ảnh hưởng của các cá nhân hoặc nhóm nổi bật có ảnh hưởng đến các quyết định hành vi của một cá nhân Theo TPB, chuẩn chủ quan là một yếu tố dự đoán hành vi cụ thể thông qua ý định hành vi Do đó, để đo lường cho biến “CQ”, các thang đo liên quan đến chuẩn chủ quan được trình bày tại Bảng 2.3

- Thang đo biến kiểm soát hành vi (KS)

Bảng 2 4 Thang đo biến kiểm soát hành vi

Mã hóa Biến quan sát Thang điểm Nguồn

Bản thân tôi có thời gian tìm hiểu và cân nhắc khi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh trước khi tham gia sử dụng Likert 1-5

KS2 Việc tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh rất dễ dàng đối với tôi Likert 1-5

KS3 Tôi không có bất cứ rào cản nào khi sửdụng dịch vụ xanh của ngân hàng Likert 1-5

KS4 Tôi có đủ nguồn lực (tiền bạc, thời gian, kiến thức) để thực hiện Likert 1-5

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Kiểm soát hành vi được nhận thức đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn được nhận thức củaviệc thực hiện một hành vi cụ thể Càng nhiều nguồn lực và cơ hội mà các cá nhân tin rằng họ sở hữu, họ càng lường trước được ít trở ngại hơn và khả năng kiểm soát hành vi được nhận thức nhiều hơn Những nguồn lực và cơ hội này có thể được chia thành các yếu tố bên trong và bên ngoài, bao gồm cả bên trong cá nhân, chẳng hạn như kỹ năng, khả năng, kiến thức và nhận thức, hoặc bên ngoài, chẳng hạn như thời gian, cơ hội Nhận thức kiểm soát hành vi có khả năng giống như kiểm soát hành vi thực tế, điều này sẽ có tác động trực tiếp đến ý định hành vi

Bảng 2 5 Thang đo biến hoạt động chia sẻ tri thức

Mã hóa Biến quan sát Thang điểm Nguồn

CSTT1 Tôi thường xuyên được chia sẻ các thông tin về trách nhiệmxã hội của ngân hàng Likert

CSTT2 Tôi có đầy đủ các thông tin về sản phẩm dịch vụ xanh của các NHTM Likert

CSTT3 Tôi được cung cấp có kiến thức đầy đủ về

CSR của NHTM trong chương trình đại học Likert

CSTT4 Tôi được khuyến khích bởi các cơ chế chia sẻ tri thức về trách nhiệm xã hội Likert

CSTT5 Tôi được cung cấp nhiều chương trình đào tạo và phát triển nhận thức đối với ngân hàng xanh Likert

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Chia sẻ tri thức được định nghĩa là một hành động chủ quan cố ý làm cho tri thức được tái sử dụng bởi những người khác thông qua chuyển giao tri thức (Lee & Al- Hawamdeh 2002); là quá trình cho và nhận tri thức, trong đó sự sáng tạo và chia sẻ tri thức phụ thuộc vào nỗ lựccó ý thức của cá nhân làm cho tri thức được chia sẻ (Nonaka

& Tekeuchi 1995) Trong phạm vi nghiên cứu này, đo lường ảnh hưởng của yếu tố chia sẻ tri thức ảnh hướng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở trên cân nhắc về việc chia sẻ thông tin về trách nhiệm xã hội của ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ xanh cùng với việc chia sẻ tri thức thông qua các chương trình đào tạo và việc trang bị các kiến thức về CSR Chính những điều đó sẽ tác động đến thái độ từ đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịchvụ ngân hàng xanh Do đó, các câu hỏi theo 5 mức độ của thang đo Likert được thiết kế như được trình bày tại Bảng 2.5.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này gồm hai bước chính đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Đối tượng nghiên cứu là giới trẻ tại địa bàn thành phố Hà Nội Đối tượng này được lựa chọn vì họ là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ nên sẽ mang lại một kết quả khách quan và chính xác nhất

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn Hà Nội Nghiên cứu sơ bộ định lượng để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh phù hợp với người sử dụng dịch vụ Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 11 năm 2022 tại Hà Nội

Kế hoạch lấy mẫu: Kích thước lấy mẫu: Nghiên cứu sơ bộ dựa trên phỏng vấn sâu n, nghiên cứu định lượng n(7

Phương pháp lấy mẫu: Mẫu N=5*m (m: Số tiêu chí quan sát) Dựa theo nghiên cứu của (Hair, Anderson, Tatham và Black 1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích các nhân tố (Comrey 1973; Roger 2006) Đối với phân tích hồi quy đa biến theo nghiên cứu cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell 1996)

Trong nghiên cứu này bao gồm 22 mục hỏi của 5 biến quan sát hơn nữa do số lượng mẫu trong quá trình nghiên cứu có những mẫu không phù hợp và mẫu nghiên cứu còn mới nên tác giả chọn số lượng mẫu nghiên cứu là khoảng 287 quan sát Như vậy với số mẫu là 287 quan sát sẽ đảm bảo đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố và đại diện được cho tổng thể nghiên cứu

Kết quả khảo sát thu thập được 287 phản hồi sau khi đã loại có 10 hồi đáp (từ google form) do một số thông tin không xác định đã từng trải nghiệm sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, chưa phù hợp với đối tượng khảo sát và 03 phiếu các thông tin đều đánh giá ở cùng một mức độ với các câu hỏi đảo ngược cho thấy tính thiếu chính xác của phiếu trả lời Do đó, quy mô mẫu phân tích rút gọn cuối cùng gồm 287 phản hồi được sử dụng Dữ liệu được cập nhật và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 22

- Thiết kế nghiên cứu tổng thể

Bài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn 1 và cách tiếp cận định lượng được thực hiện trong giai đoạn 2 với mục tiêu kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Với các tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài thực hiện phỏng vấn sâu nhằm làm rõ hơn và kiểm tra sự phù hợp của các khái niệm và nội dung về ảnh hưởng của hoạt động chia sẻ tri thức đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính cũng giúp có cái nhìn tổng quát về sự phù hợp của mô hình và các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đề xuất trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng với quy mô mẫu lớn Ngoài ra, nghiên cứu định tính giúp phát hiện và bổ sung các chỉ báo đo lường cho các biến nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua một cuộc điều tra chọn mẫu đối với các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với dữ liệu khảo sát thu thập từ mẫu nghiên cứu Việc sử dụng cả hai cách tiếp cận định tính và định lượng giúp hiểu được vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc hơn và kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh đặc biệt đối với nhóm khách hàng trẻ tuổi qua đó lấy căn cứ để xây dựng bộ thang đo phù hợp với đề tài nghiên cứu và thực tiễn tại thành phố Hà Nội.

Các câu hỏi được thiết kế tập trung chủ yếu vào việc đánh giá của phía khách hàng về thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, chia sẻ tri thức trong quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ Các phát hiện được trình bày dưới dạng tổng hợp từ việc phân tích, so sánh, đối chiếu và sàng lọc các thông tin thu được từ nội dung phỏng vấn sâu được gỡ băng và được mã hóa theo các cây chủ đề với các nội dung liên quan Nghiên cứu sử dụng các ứng dụng Office cơ bản để thực hiện các đối chiếu này

Kết quả nghiên cứu định tính nhằm gia tăng khả năng luận giải cho mô hình nghiên cứu và bổ sung biến nghiên cứu mới cho mô hình đề xuất ban đầu Thực hiện tổng cộng 10 phỏng vấn sâu đối, là những bạn sinh viên tham gia trong các buổi tọa đàm của ngành Tài chính – Ngân hàng và một số bạn sinh viên ngành khác Người thực hiện tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phát phiếu khảo sát trực tiếp Số phiếu thu về được sử dụng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức này được thực hiện vào tháng 1 năm 2023

Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

+ Phần A gồm các thông tin chung về nhân khẩubao gồm giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ học vấn.

+ Phần B gồm các câu hỏi liên quan đến vấn đề được nghiên cứu Ở đây, thang đo Likert 5 đã được sử dụng Thang đo này bao gồm 5 mức độ (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý

+ Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Nhằm đánh giá độ tin cậy của từng thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau, là phép kiểm định về sự phù hợp của thang đo đối với từng biến quan sát, xét trên mối quan hệ với một khía cạnh đánh giá

Theo Nunnally (1978), một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên, tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0.6 có thể chấp nhận được Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức và sử dụng ngân hàng xanh của giới trẻ hiện nay

3.1.1 Ho ạt độ ng chia s ẻ tri th ứ c và nh ậ n th ứ c c ủ a gi ớ i tr ẻ v ề vi ệ c s ử d ụ ng ngân hàng xanh

Theo thống kê từ báo cáo của 26 ngân hàng trong nước, tính đến hết ngày 31/3/2019, tổng số chi nhánh, phòng giao dịch đã đạt 10.899 điểm giao dịch bao phủ khắp cả nước Với quy mô số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng lớn như vậy, khi hoạt động và thực hiện giao dịch, các ngân hàng đã thải khí carbon ra môi trường bên ngoài là rất lớn, bởi vì các ngân hàng sử dụng các giấy tờ in ấn với số lượng lớn, thiết bị in ấn, photocopy, máy điều hòa và các thiết bị chiếu sáng,… Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng xấu đến nguồn không khí và môi trường tự nhiên xung quanh Vì vậy, ngân hàng xanh giúp giảm thiểu sự gia tăng lượng khí thải carbon do ngân hàng trực tiếp và gián tiếp gây ra đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường Ngoài ra, ngân hàng xanh cũng là có thể giúp ích rất nhiều trong việc đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tạo ra nhận thức xanh Đặc biệt là hướng tới nhóm mục tiêu là giới trẻ, nhận thức đối với việc sử dụng ngân hàng xanh có thể được nâng cao thông qua các hoạt động chia sẻ tri thức như các tạp chí, bài báo về các lợi ích của các sản phẩm dịch vụ xanh của ngân hàng tác động như thế nào đến sự phát triển bền vững hay môi trường hiện nay cùng các phương tiện truyền thông của ngân hàng, các chiến dịch quảng bá, các tài liệu báo cáo môi trường được ban hành

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của xã hội, môi trường sống đang bị ô nhiễm trầm trọng Nhận thức được vấn đề này, các bạn trẻ “Gen Z” (nhóm đối tượng có năm sinh từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010) đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, các phong trào sống xanh, những xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ xanh đã được triển khai thực hiện Không chỉ có nhất thức rõ ràng đối với những sản phẩm mặt hàng tiêu dùng xanh thông thường mà những sản phẩm dịch vụ như dịch vụ ngân hàng xanh Trong cuộc phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu với PV4 bạn cho biết quan điểm về ngân hàng xanh như sau ““…xuất phát từ trách nhiệm xã hội đối với môi trường…sản phẩm dịch vụ internet banking, những khoản cho vay xanh đối với các nhu cầu mua sắm đầu tư xanh…” Đối với người PV6 ““…các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh trước hết phải bảo vệ môi trường…hiện nay thì một số ngân hàng cũng góp vốn cho các dự án về môi trường” Và bên cạnh đó lợi ích mà ngân hàng xanh mang lại được đối tượng

PV2 cho rằng “…sẽ tiết kiệm thời gian hơn, tiết kiệm giấy tờ, hóa đơn mang lại trải nghiệm tốt hơn khi bản thân không phải mất thêm thời gian đến quầy giao dịch…” Hầu như các bạn trẻ đều cho thấy thái độ tích cực của mình đối với những lợi ích mà ngân hàng xanh mang lại

3.1.2 Th ự c tr ạ ng s ử d ụ ng d ị ch v ụ ngân hàng xanh c ủ a gi ớ i tr ẻ Đi cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng Trước bối cảnh đó, ngân hàng xanh với thực hiện tiết kiệm năng lượng, hạn chế rác thải, triển khai dịch vụ tự động hóa… góp phần mang lại lợi ích cho xã hội, khách hàng và các ngân hàng với các tiện ích như: dịch vụ trực tuyến liên quan đến chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước,… hoặc các tài khoản kiểm tra xanh, thân thiện với môi trường mà ngân hàng có thể cung cấp, khuyến khích khách hàng sử dụng bằng cách đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hoặc miễn (giảm) phí sử dụng hay các khoản vay xanh,…

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tínhđến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021

Khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do công ty VISA công bố đầu tháng 6/2022 cũng cho thấy, 65% người Việt cho biết họ mang ít tiền mặt hơn trong ví và tỷ lệ người dùng thẻ thanh toán chạm đến 82% Thu nhập người dân ngày một cải thiện và các tính năng của thẻ ngân hàng tốt hơn đã thúc đẩy doanh số thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở bộ phận khách hàng trẻ - những người tiếp cận nhanh với công nghệ và xu hướng mới

Theo báo cáo của các TCTD (Tổ chức tín dụng), tính đến ngày 30/6/2022, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đã tăng 2,54 lần so với năm 2017; trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 92,79% dư nợ tín dụng xanh, dư nợ ngắn hạn chiếm 6,21% dư nợ tín dụng xanh Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (đạt chiếm 31% tổng dư nợ tín dụng xanh), quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn (chiếm 12,05% tổng dư nợ tín dụng xanh), lâm nghiệp bền vững (chiếm 5,18% tổng dư nợ tín dụng) và năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 47% tổng dư nợ tín dụng xanh) Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội khoảng 2.283 nghìn tỷ đồng, với hơn 1,1 triệu khoản vay; trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 1.276nghìn tỷ đồng với hơn 446 nghìn món cấp tín dụng ngắn hạn, dư nợ tín dụng trung, dài hạn được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 1.006 nghìn tỷ đồng với hơn 700 nghìn món cấp tín dụng Đây là một trong tín hiệu tốt cho thấy sự phát triển của ngân hàng xanh trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ Sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh, tín dụng xanh; có chính sách khuyến khích cho vay các dự án, phương án kinh doanh thân thiện với môi trường như ưu đãi lãi suất, thời hạn cho vay… cùng với các tiện ích và lợi ích củadịch vụ ngân hàng xanh đem lại đã giúp cho khách hàng biết đến ngân hàng xanh và tham gia sử dụng ngày càng nhiều.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn sâu giúp thể hiện rõ sự tác động của các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và đặc biệt cho thấy sự tác động của hoạt động chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ

- Nhận diện nhận thức của giới trẻ về các sản phẩm dịch vụ xanh của ngân hàng

Bài nghiên cứu tập chung vào những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ Do đó, việc giới trẻ nhận thức về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh là rất quan trọng Kết quả từ 10 nghiên cứu phỏng vấn sâu cho thấy, hầu hết 10/10 đối tượng được phỏng vấn đều nhận thức rõ được các loại sản phẩm dịch vụ xanh của ngân hàng họ đang sử dụng Cụ thể, người PV6 đánh giá “…các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh trước hết phải bảo vệ môi trường…hiện nay thì một số ngân hàng cũng góp vốn cho các dự án về môi trường”, đối tượng PV4 và PV8 cho biết

“…xuất phát từ trách nhiệm xã hội đối với môi trường…sản phẩm dịch vụ internet banking, những khoản cho vay xanh đối với các nhu cầu mua sắm đầu tư xanh…” Đối tượng PV10 cho biết “dịch vụ sản phẩm xanh hiện nay khá đa dạng… hóa đơn hiện nay đã chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, vừa tiết kiệm nguyên vật liệu vừa tiết kiệm chi phí in giấy, bảo vệ môi trường, các giao dịch thì đều giao dịch dịch qua app và mở tài khoản qua app…” Tương tự đối tượng PV2 cho rằng “…sẽ tiết kiệm thời gian hơn, tiết kiệm giấy tờ, hóa đơn mang lại trải nghiệm tốt hơn khi bản thân không phải mất thêm thời gian đến quầy giao dịch…” Theo quan điểm cá nhân của đối tượng PV9 cho rằng

“…sản phẩm dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường…”

- Nhận diện thái độ của giới trẻ đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh

Về thái độ, qua 10 đối tượng phỏng vấn cho thấy ý định dẫn tới quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của họ bị tác động khá lớn bởi thái độ của họ về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh Đến 70% người được phỏng vấn thì rất quan tâm đến vấn đề môi trường và điều này khiến họ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm xanh do ngân hàng cung cấp do các bạn trẻ nhận thấy việc họ tham gia sử dụng dịch vụ xanh của ngân hàng đang gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường, điển hình như đối tượng PV4 và PV10

“bản thân mình khá là quan tâm và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường…ngân hàng xanh thì khá là phù hợp với tiêu chí của mình điều này khiến mình đặc biệt chú ý đến nó” và gần như 100% bạn trẻ được phỏng vấn thì đều cảm thấy thích thú với sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh vì những tiện ích mà các sản phẩm dịch vụ đem lại trong quá trình sử dụng

- Đánh giá tác động của yếu tố chuẩn chủ quan tới quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ.

Có khá nhiều ý kiến khác nhau được nhận thấy dựa trên 10 bạn trẻ được lấy ý kiến Theo đó có đến 60% các bạn trẻ hiện nay bị tác động với các yếu tố chuẩn chủ quan trước khi có quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Đối tượng PV3 “gia đình ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định sử dụng của tôi do nhu cầu chuyển tiền về nhà cho gia đình…khá nhiều bạn bè mình sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, các bạn đã cho chị thấy được những sự tiện lợi của nó thì chị quyết định sử dụng” Đối tượng PV5 cho hay

“…mình được nhận khá nhiều sự giới thiệu hay review ừ những người xung quanh từ bạn bè, người thân bởi vì đó là người thân của mình giới thiệu nên mình cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn về sản phẩm đó, điều này tác động khá nhiều đổi với bản thân mình” Bên cạnh đó lại có đến 20% bạn trẻ cho rằng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của họ không ảnh hưởng đến ý định cũng như quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của họ PV2 “…mình sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh do nhu cầu về công việccủa mình, chứ không vì yếu tố người thân hay bạn bè…” Đối tượng PV9 “việc có quyết định sử dụng và đưa ra quyết định sử dụng là do bản thân mình, gia đình và bạn bè không ảnh hưởng gì đến ý định cũng như quyết định sử dụng của mình” Số còn lại đối tượng PV10 và PV7 thì không hoàn toàn đồng ý, họ đều cho rằng “yếu tố môi trường xung quanh như gia đình, bạn bè đồng nghiệp thì tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, nhưng điều này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ và chính bản thân mình mới ảnh hưởng chính”.

- Nhận diện sự phù hợp của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi đối với quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

Qua đánh giá, có thể thấy 100% bạn trẻ được tham gia phỏng vấn đều nhận thấy những lợi ích mà các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh đem lại, giúp cho bản thân họ tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian PV9 “mình sử dụng chủ yếu là dịch vụ internet banking của ngân hàng, mục đích chính khi tham gia sử dụng là giao dịch tiền bạc, thì việc giao dịch này qua sản phẩm ngân hàng xanhsẽ tiện lợi hơn là mình phải ra ngân hàng rút tiền, gửi tiền” Ngoài ra, các bạn trẻ còn cho biết được họ không hề gặp bất khi khó khăn nào khi tham gia sử dụng dịch vụ, do khi tham gia sử dụng đều được hướng dẫn kỹ, mọi thao tác đều được hướng dẫn rất dễ dàng và họ có đủ mọi nguồn lực để tham gia sử dụng

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang hướng tới tăng cường nhận thức của mỗi cá nhân về ngân hàng xanh góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng Do đó,nhà nước và ngân hàng ngày càng chú trọng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng, phát triển các kênh giao dịch điện tử, dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, giúp cho mọi người có thể tiếp cận và có thêm nhiều kiến thức hơn về những sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh Ngoài ra, các ngân hàng cũng đẩy mạnh việc truyền thông qua nhiều phương tiện khác nhau như báo, đài, mạng xã hội, hội thảo…Điều này cũng diễn ra ngay trong môi trường giáo dục, các sinh viên ngay khi còn trẻ cũng được tham gia các buổi tọa đàm, môn học nói về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh Có thể thấy, yếu tố của hoạt động chia sẻ tri thức là yếu tố vô cùng quan trọng có tác động lớn đến thái độ của giới trẻ từ đó ảnh hưởng đến ý định, quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

- Nhận diện vai trò của yếu tố chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ

Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy 100% các bạn tham gia phỏng vấn đều đồng ý rằng “sau khi được tham gia chia sẻ về kiến thức ngân hàng xanh, họ đã có nhiều sự thay đổi về thái độ và trở nên quan tâm nhiều hơn với những sản phẩm dịch vụ xanh do ngân hàng cung cấp” Trong phỏng vấn số 3, người đó cho biết “Môi trường giáo dục đại học giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của các sản phẩm dịch vụ xanh của ngân hàng đối với môi trường và xã hội và Tôi nhận thấy trách nghiệm của bản thân đối với môi trường sau buổi tọa đàm chia sẻ tri thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh” Việc được chia sẻ về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, những lợi ích mà các sản phẩm dịch vụ xanh do ngân hàng đem lại đối với cá nhân và môi trường, giúp hình thành thái độ tích cực của người tiêu dùng đặc biệt là các bạn trẻ đối với quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

Như vậy, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy thái độ của giới trẻ đối với hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh có thể thay đổi nếu họ thay đổi nhân thức về vấn đề này Các hoạt động chia sẻ tri thức về tài chính bền vững nói chung và trách nghiên của giới trẻ đối với môi trường nói riêng là một trong những yếu tố tiên khởi trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định hành vi Trên cơ sở kết qua nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu chính thức sẽ tập trung kiểm tra ảnh hưởng của yếu tố chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng, bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố khác theo mô hình nghiên cứu của Ajzen Mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu chính thức

Phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố

3.3.1 Phân tích nhân t ố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

3.3.1.1 Phân tích độ tin cậy thang đo

Nhóm tác giả sẽ thực hiện tính toán và xem xét hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các thành phần trong từng nhân tố và của từng nhân tố trong mô hình đề xuất Sau khi phân tích có được kết quả trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3 1 Kết quả phân tích hệ sốCronbach’s Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến (Scale

Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted)

Tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation)

Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbac h’s Alpha if Item Deleted)

Thái độ - Hệ số Cronbach’s Alpha = 873

Chuẩn chủ quan - Hệ số Cronbach’s Alpha = 890

Nhận thức kiểm soát hành vi - Hệ số Cronbach’s Alpha = 811

Quyết định - Hệ số Cronbach’s Alpha = 870

Chia sẻ tri thức - Hệ số Cronbach’s Alpha = 911

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Kết quả xử lý cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các thang đo khá tốt đều lớn hơn 0.6, đạt từ 0.811 đến 0.911 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đại diện cho các khía cạnh của quyết định lần lượt là 0.873, 0.890, 0.811, 0.870, 0.911 Mỗi biến đều bao gồm các biến quan sát như bảng trình bày trên.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Hệ số cao nhất trong các biến quan sát đạt 0.813 đối với nhóm nhân tố hoạt động chia sẻ tri thức của biến quan sát CSTT3

Các kết quả này cho thấy thang đo các khái niệm nghiên cứu về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ tại Hà Nội được xây dựng từ các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy cho phân tích nhân tố ở bước tiếp theo Biến quan sát KS1 có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted bằng 0.826 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo KS là 0.811 Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến là 0.488 > 0.3 và Cronbach’s Alpha của thang đo đã trên 0.6, thậm chí còn lên cả 0.8 do vậy biến quan sát KS1 vẫn được giữ lại

Không có biển nào bị loại bỏ và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo của hệ số Cronbach's alpha thì bước tiếp theo phải đánh giá giá trị của nó Hai giá trị quan trọng của thang đo đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Để đánh giá hai giá trị này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

3.3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện thông qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, thức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị Hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Promax, sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ra khỏi mô hình Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát của hệ số tải lớn hơn 0.5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính.Trị số Eigenvaluelà một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát

Trong đề tài nghiên cứu này, sau khi sử dụng kiếm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 18 biến quan sát xuống ít hơn để phản ánh một cách cụ thể sự tác động giữa các nhân tố

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .938

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy hệ số KMO đạt giá trị 0.938 > 0.5 chứng tỏ các biến quan sát cần thiết để tạo thành một nhân tố và tất cả các biến quan sát đều có mối tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu (Sig.= 0.000 < 0.05), thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố và dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp

Tác giả tiến hành cho tất cả các biến quan sát đo lường các khái niệm vào để phân tích cùng một lúc Sử dụng phương pháp trích yếu tố principal components với phép quay Promax Phương pháp này được dùng trong toàn độ phân tích EFA trong nghiên cứu này Tất cả các kết quả EFA trong nghiên cứu này đều lấy điểm dừng với eigenvalue bằng 1 khi trích yếutố.

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings a

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Tác giả thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Promax Kết quả sau khi loại bỏ biến quan sát KS1 cho thấy 17 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 Giá trị tổng phương sai trích đạt 72.900% > 50%, khi đó có thể nói rằng 4 nhân tố này giải thích 72.900% biến thiên của dữ liệu và giá trị hệ số Eigenvalues các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 4 có Eigenvalues thấp nhất là 5.083 > 1

Bảng 3 4 Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Tác giả thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Promax Kết quả sau khi loại bỏ biến quan sát KS1 cho thấy 17 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu Hơn nữa, các nhân tố được rút trích đều có trọng số nhân tố khá tốt, đạt từ 0.603 đến 0.947 Do đó các nhân tố đảm bảo được đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu

3.4 Phân tích nhân t ố kh ẳng đị nh CFA (Confirmatory factor analysis)

Sau khi phân tích nhân tố EFA rút trích được 4 nhân tố như đã nêu và thực hiện phân tích nhân tố khẳng định Phần này trình bày kết quả kiểm định các mô hình thang đo này bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA thông qua phần mềm phân tích AMOS 20 kết hợp với 0 SPSS 22 Nghiên cứu tiếp tục đánh giá giá trị phân biệt của các thang đo khái niệm trong mô hình nghiên cứu, vì việc các khái niệm tự do liên kết với nhau xem chúng có thật sự là phân biệt với nhau hay không, một mô hình tới hạn (Saturated model) được thiết lập

Trong kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp đa phương pháp – đa khái niệm MTMM (multitrait-multimethod), vv (Bagozzi & Foxall, 1996)

Lý do là CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991) Hơn nữa, chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong phương pháp truyền thống MTMM

Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ

ngân hàng xanh ở giới trẻ

3.4.1 Phân tích th ố ng kê mô t ả

Bảng 3 6 Thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Như vậy, kết quả thu thập và tính toán có thể nói mức độ đánh giá của từng biến quan sát là tương đối tích cực, hầu hết các biến quan sát đều hướng đến ý kiến đồng ý với các nhận định Các chủ thể tham gia khảo sát đều có thái độ tích cực đối với dịch vụ ngân hàng xanh được thể hiện với mức giá trị trung bình thái độ là 3.9324 Bên cạnh đó, thang đo về hoạt động chia sẻ tri thức cũng nhận được ý kiến đồng tình khá cao với giá trị trung bình là 3.8920 Thang đo về chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cũng có mức giá trị trung bình lần lượt là 3.6655 và 3.7814 Điều này thể hiện rất rõ khi quyết định sử dụng ngân hàng xanh ở giới trẻ được khảo sát đạt mức giá trị trung bình là 3.7805, giá trị trung bình này tương đối cao.

Mức độ biến thiên qua độ lệch chuẩn tương thấp hầu như độ lệch chuẩn tại các biến quan sát chỉ nằm trong khoảng từ 0.64392 – 0.78632, cho thấy được các chủ thể tham gia khảo sát có câu trả lời đối với các đáp án không có độ chênh lệch quá lớn Chứng tỏ quan điểm của người được khảo sát ở đây không khác nhau quá nhiều, họ cùng chung suy nghĩ và nhận thức tương quan giống nhau.

3.4.2 Phân tích h ồ i quy mô hình SEM c ấ u trúc tuy ế n tính các y ế u t ố ảnh hưở ng đế n quy ết đị nh s ử d ụ ng d ị ch v ụ ngân hàng xanh

3.4.2.1 Kiểm định mô hình lý thuyết

Kết quả phân tích CFA cũng như kiểm định thang đo đã chứng minh rằng các thang đo được sử dụng đều đạt mức độ phù hợp với dữ liệu thị trường Vì vậy, việc kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện

Mô hình lý thuyết chính thức sau khi điều chỉnh được trình bày ở hình … Có 5 khái niệm trong mô hình: Thái độ đối với ngân hàng xanh, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi đối với ngân hàng xanh, hoạt động chia sẻ tri thức về ngân hàng xanh và quyết định sử dụng ngân hàng xanh Có 3 khái niệm độc lập là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi và chia sẻ tri thức Khái niệm về thái độ vừa là khái niệm độc lập vừa là khái niệm trung gian

Phương pháp phân tích mô hình SEM qua phần mềm AMOS được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình có 174 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương = 379.890 (p 0.000) Tuy nhiên khi điều chỉnh với bậc tự do Cmin/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với dữ liệu thị trường (2.183) Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu IFI = 0.952, GFI = 0.889, AGFI = 0.853, NFI = 0.914, TLI = 0.941, CFI = 0.951, RMSEA = 0.064 và RMR = 0.016 Như vậy có thể kết luận là mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Hình 3 3 Kết quả SEM của mô hình lý thuyết

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

3.4.2.2 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Kết quả ước lượng các tham số chính thức được trình bày trong bảng Kết quả này cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 5%), ngoài trừ biến CQ (chuẩn chủ quan) có P-Value = 0.942 > 0.05 do vậy ta có thể kết luận biến này không có ý nghĩa thống kê hay không có tác động đến biến QD (quyết định), bác bỏ giả thuyết H2 Thêm vào đó, kết quả này cũng cho chúng ta kết luận là các thang đo lường của các khái niệm trong mô hình đạt giá trị liên hệ lý thuyết vì “mỗi một đo lường có mối quan hệ với các đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết” (Churchill & Peter, 1995)

Bảng 3 7 Quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Bảng 3 8 Hệ số hồi quy chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Các trọng số hồi quy đa số đều dương khẳng định các nhân tố đều có ảnh hưởng thuận chiều Nói cách khác là có tác động tích cực Ngoại trừ mối quan hệ giữa yếu tố chuẩn chủ quan với yếu tố quyết định sử dụng là có mối quan hệ ngược chiều Có thể thấy rằng sự tác động của yếu tố chia sẻ tri thức (CSTT) có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thái độ (TD) với hệ số hồi quy là 0.840

3.4.2.3 Mối quan hệ trung gian của thái độ trong mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và quyết định sử dụng

Mô hình này xem xét mối quan hệ giữa 4 cấu trúc tiềm ẩn là: Thái độ (TD), Chuẩn chủ quan (CQ), Kiểm soát hành vi (KS) và chia sẻ tri thức (CSTT) Có thể thấy được TD đóng vai trò trung gian can thiệp vào mối quan hệ tác động từ CSTT lên QD Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành xem xét tác động trực tiếp của yếu tố CSTT đến QD Kết quả thu được trình bày như bảng 3.9

Bảng 3 9 Kết quả kiểm định biến trung gian

Mối tác động Trực tiếp Gián tiếp

CSTT ->TD ->QD 0.069 0.491 0.318 0.002 Trung gian toàn phần

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Cụ thể trong trường hợp này là mối quan hệ gián tiếp từ CSTT lên QD Giá trị sig là 0.002 < 0.05 (mức ý nghĩa 5%), như vậy tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ CSTT lên

QD, do đó, có mối quan hệ trung gian từ CSTT lên QD Trong trường hợp sig ở đây lớn hơn 0.05, chúng ta kết luận không có mối quan hệ trung gian từ CSTT lên QD với hệ số tác động gián tiếp chuẩn hóa của QC lên TT là 0.318 Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy tác động trực tiếp của yếu tố Chia sẻ tri thức (CSTT) lên Quyết định (QD)

Bảng 3 10 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

Giả thuyết Quan hệ Ước lượng

H1 Chia sẻ tri thức -> Thái độ 0.803 0.840 Chấp nhận H2 Thái độ -> Quyết định sử dụng 0.383 0.379 Chấp nhận H3 Chuẩn chủ quan -> Quyết định sử dụng -0.005 -0.06 Không chấp nhận H4 Kiểm soát hành vi -> Quyết định sử dụng 0.644 0.649 Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả)

Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố kiểm soát hành vi và quyết định sử dụng ngân hàng xanh là 0.649 (p = 0.000) Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận Điều này cho thấy rằng nhân tố kiểm soát hành vi là một trong các nhân tố tác động dượng đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh Khi yếu tố kiểm soát hành vi càng tốt thì quyết định sử dụng ngân hàng xanh càng cao và ngược lại

Như vậy, bốn giả thuyết được đề xuất trong mô hình nghiên cứu hầu hết đều được chấp nhận ngoại trừ giả thuyết về yếu tố chuẩn chủ quan với p = 0.942 > 5% không có tác động đến quyết định sử dụng ngân hàng xanh Kết quả cho thấy có hai yếu tố tác động tích cực đến quyết định sử dụng Cụ thể, nhân tố thái độ có mức ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số chuẩn hóa 0.840 và sau đó là nhân tố kiểm soát hành vi với hệ số chuẩn hóa là 0.649 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác động dương của hoạt động chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng ngân hàng xanh của giới trẻ

Trong chương này, tác giả đã trình bày thực trạng và kết quả nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy được thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ Bên cạnh đó nghiên cứu định tính đạt được đã xác định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu và đã đạt được kết quả tốt chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng Đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đặt ra Tiếp theo trong chương này trình bày tiếp nội dung nghiên cứu định lượng với kết quả phân tích EFA, hệ số tin cậy Cronbach's alpha đều cho kết quả tốt, có giá trị, và độ tin cậy cao Kết quả phân tích CFA với mô hình đo lường toàn phần các mô hình đo lường phù hợp tốt với dữ liệu sau khi loại bớt một số biến quan sát không đạt yêu cầu Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đề xuất đều được sự ủng hộ và đóng góp tích cực.

THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP

Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu bằng cách kế thừa, phát triển lý thuyết TPB và bổ sung yếu tố chia sẻ tri thức trong nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ

Dữ liệu định lượng đã xác minh mô hình đề xuất và cung cấp bằng chứng thống kê về tính hợp lệ và độ tin cậy của nó Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ là yếu tố kiểm soát hành vi với kết quả sau khi kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính 0.649 Điều này chứng minh rõ ràng rằng sự tự đánh giá của mỗi cá nhân về sự khó khăn hay dễ dàng cùng các nguồn lực từ bản thân mỗi người là yếu tố quan trọng nhất tác động và thúc đẩy quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Yếu tố thái độ được xếp là yếu tố có tác động ảnh hưởng thứ hai tới quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ (beta = 0.379), thái độ ở đây là đề cập đến những cảm xúc và nhận thức của giới trẻ về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh

Không như mong đợi, yếu tố chuẩn chủ quan không có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ, kết quả này thì tương đồng với kết quả nghiên cứu của Chaudhary và cộng sự (2018) Điều này cũng có thể được giải thích do hiện tại dịch vụ ngân hàng xanh đã khá phổ biến trên các nền tảng như mạng xã hội, báo chí, truyền thông nên giới trẻ có thể tự tìm hiểu và tự đưa ra quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh từ gia đình hay bạn bè, do đó ảnh hưởng chủ yếu sẽ từ chính bản thân của họ Vì vậy, yếu tố này có thể chỉ đóng vai trò nhỏ đối với quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ.

Tóm lại, sau khi đã tiến hành phân tích số liệu 287 quan sát với phương pháp phân tích định lượng dựa trên dữ liệu bảng hỏi khảo sát Đối tượng khảo sát là nhóm khách hàng là sinh viên đang học tập tại các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội Thông qua việc phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích yếu tố khẳng định CFA Theo kết quả kiểm định có 3 giả thuyết H1, H2, H4 được chấp nhận, giả thuyết H3 không có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh Nghiên cứu thực hiện phân tích số liệu bằng thống kê mô tả và phân tích hồi quy

Bảng 4 1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của giới trẻ: Vai trò tiên khởi của yếu tố chia sẻ tri thức

STT Biến độc lập Giả thuyết Kết quả

3 Chuẩn chủ quan + Chưa phù hợp

(Nguồn: Thống kê từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả)

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hoạt động chia sẻ tri thức xây dựng và dẫn đến thái độ tích cực về dịch vụ ngân hàng xanh Đây cũng là đóng góp mới của nghiên cứu với việc cung cấp bằng chứng trong việc nhậndiện yếu tố tiên khởi trong mối quan hệ giữa thái độ và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hoạt động chia sẻ tri thức trong hoạt động đào tạo, tuyển dụng, định hướng chính sách phát triển bền vững theo hướng gia tăng nhận thức về mục tiêu xanh hóa dòng vốn cũng như góp phần định hình và thúc đẩy cách tiếp cận mới cho ngành dịch vụ tài chính Điều này cũng có thể giúp cho những nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và tiếp thị phát triển dịch vụ điều chỉnh và bổ sung thang đo Hơn nữa, thang đo này cũng có thể giúp phát triển hệ thống thang đo nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam.

Một số ý hàm ý giải pháp

Qua kết quả phân tích và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở giới trẻ tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ta thấy rằng các thang đo hoàn toàn đều có độ tin cậy và ý nghĩa thống kê Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định sử dụng ngân hàng xanh ở giới trẻ:

4.2.1 Đố i v ới nhà trườ ng

Kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới cho thấy giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy giáo dục hoặc tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận, nâng cao nhân thức hơn về kinh tế xanh, trách nhiệm xã hội, kinh tế - xã hội và môi trường thông qua các buổi hội thảo, diễn đàn; giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước thời gian tới, cũng có thể coi đây là trách nhiệm và vinh dự của mỗi người trong xã hội

4.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại

Các NHTM sẽ phải đầu tư cho hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho nhân viên trong lĩnh vực tín dụng xanh Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào phát triển dịch vụ, quản lý dữ liệu thông tin giúp hạn chế nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp loại bỏ lãng phí giấy, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí in ấn, giảm phát thải các bon Chủ động tuyên truyền cho khách hàng của ngân hàng về lợi ích của tín dụng xanh Ngoài các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng chính là cầu nối mang tín dụng xanh đến nền kinh tế qua các hoạt động đầu tư xanh của mình Cần tập trung xây dựng khung chiến lược về ngân hàng xanh tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình; xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp Cần xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; thực hiện theo hướng dẫn về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Cần thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường, xã hội; quản lý, giám sát việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng; xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, NLTT, dệt may, theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần việc cho vay đối với các hoạt động gây hại cho môi trường

Các NHTM cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN để xây dựng và hình thành hệthống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường Bên cạnh đó, cần hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với thực tiễn, đặc biệt là thích ứng với công nghệ tài chính, ngân hàng Đào tạo nhân sự có khả năng thẩm định tốt các khoản tín dụng xanh

Phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó cần chú trọng vấn đề an toàn, bảo mật trong thanh toán điện tử để khách hàng yên tâm sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại Ngân hàng cần đảm bảo tất cả khách hàng thực hiện giao dịch đọc và hiểu rõ chính sách bảo mật của mình, khi khách hàng nhận thức rõ chính sách bảo mật của ngân hàng, cảm nhận của khách hàng về độ an toàn của dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tăng lên Gia tăng tính an toàn đòi hỏi không chỉ các khuyến nghị từ phía ngân hàng mà còn cần khuyến nghị về hạ tầng công nghệ thông tin, pháp luật thương mại điện tử của cơ quan quản lý nhà nước, ý thức bảo mật trong quá trình sử dụng dịch vụ của chính khách hàng Nhờ đó, giảm thiểu lượng phát thải cacbon do ngân hàng có thể giảm số lượng các chi nhánh cũng như giảm lượng giấy sử dụng trong giao dịch của khách hàng

Sử dụng các công cụ marketing để tiếp cận đến giới trẻ và nhiều đối tượng trong xã hội Nhằm thu hút thêm các khách hàng đến với dịch vụ này thì các ngân hàng nên thực hiện liên minh với cả các ngành kinh doanh khác như giáo dục, viễn thông, điện lực, thuế, bảo hiểm để đạt lợi ích đôi trong việc quảng bá và tăng độ phủ sóng dịch vụ này trên toàn quốc

Phải thường xuyên cải tiến, nâng cấp ứng dụng để phù hợp với thời đại, đặc biệt là với giới trẻ Những vấn đề hiện đại, cái mới, tiện lợi và hữu ích sẽ phù hợp với sinh viên hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hầu như ai cũng có Smartphone và online thường xuyên Do đó, sử dụng ứng dụng phù hợp với phong cách sinh viên ngày nay cũng là một cách thức thể hiện đẳng cấp với bạn bè.

Khuyến nghị

Thiết kế một khung pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm môi trường và xã hội của hệ thống ngân hàng trong việc cấp phát tín dụng, kiến nghị Quốc hội bổ sung trong Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Hình sự những quy định trách nhiệm của những đơn vị tài trợ, những ngân hàng cho vay đối với các dự án tác động xấu đến môi trường Qua đó, các ngân hàng mới thấy rõ trách nhiệm trong việc quan tâm đến vấn đề rủi ro môi trường

- xã hội khi cấp tín dụng

Có chính sách giảm thuế, phí và hỗ trợ lãi suất đối với các NHTM triển khai chiến lược ngân hàng xanh Đẩy mạnh công tác đào tạo và truyền thông như: triển khai và mở rộng chương trình đào tạo về tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho cán bộ NHNN và cán bộ tín dụng của các TCTD; định kỳ tổ chức diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh cũng như tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Bên cạnh đó, để Việt Nam có thể tiến gần hơn đến chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng bền vững và tăng trưởng xanh Chính phủ nên có một số gói giải pháp tổng thể để hỗ trợ chủ đầu tư, bao gồm: giảm chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đến tận chân công trình, đặc biệt là công trình điện năng, cần thực hiện việc mua điện ngay tại nhà máy để tránh chi phí đầu tư đường dây 110 kV cho dự án, cộng với một số ưu đãi khác biệt khác Đồng thời, cần đưa ra các chính sách có khả năng tạo ra nguồn vốn trung, dài hạn, nhưng phải nỗ lực hơn bằng việc đưa ra chính sách ưu đãi để các định chế thị trường trái phiếu doanh nghiệp sớm ra đời nhằm hạn chế việc tìm vốn từ nước ngoài với nhiều yêu cầu hơn Các ngân hàng có thể phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho chính các dự án ngân hàng

Các NHTM sẽ phải đầu tư cho hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho nhân viên trong lĩnh vực tín dụng xanh Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào phát triển dịch vụ, quản lý dữ liệu thông tin giúp hạn chế nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp loại bỏ lãng phí giấy, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí in ấn, giảm phát thải các bon Chủ động tuyên truyền cho khách hàng của ngân hàng về lợi ích của tín dụng xanh Ngoài các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng chính là cầu nối mang tín dụng xanh đến nền kinh tế qua các hoạt động đầu tư xanh của mình Cần tập trung xây dựng khung chiến lược về ngân hàng xanh tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình; xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp Cần xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; thực hiện theo hướng dẫn về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Cần thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường, xã hội; quản lý, giám sát việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng; xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, NLTT, dệt may, theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần việc cho vay đối với các hoạt động gây hại cho môi trường

Các NHTM cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN để xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường Bên cạnh đó, cần hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với thực tiễn, đặc biệt là thích ứng với công nghệ tài chính, ngân hàng Đào tạo nhân sự có khả năng thẩm định tốt các khoản tín dụng xanh

Xây dựng và ban hành thông tư quy định về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội để quy định bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng trong hệ thống áp dụng áp dụng các nguyên tắc chung quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và đầu tư, tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thực hiện tín dụng xanh

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để phổ biến bộ chỉ tiêu về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với một số ngành kinh tế cụ thể có nguy cơ rủi ro cao để để các ngân hàng xác định các rủi ro môi trường và xã hội khi thẩm định đơn xin cấp tín dụng cho một số ngành cụ thể

Tuyên truyền về các lợi ích của việc thực hiện ngân hàng xanh, có chính sách khuyến khích các ngân hàng phát triển ngân hàng xanh Điều này sẽ không chỉ giúp cho nền kinh tế- xã hội trong định hướng phát triển xanh nói chung, mà còn tốt cho chính từng ngân hàng và khách hàng của họ nói riêng xét cả về uy tín thương hiệu và những giá trị khác mang lại Đồng thời, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w