1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi

103 4 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Hứng Thú Học Tập Cho Học Sinh Lớp 3 Trong Dạy Học Môn Tự Nhiên Và Xã Hội Theo Cách Tiếp Cận Học Thông Qua Chơi
Tác giả Nguyễn Ngọc Linh
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Thái Lộc
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO TIẾP CẬN HỌC THÔNG QUA CHƠI .... Xuất phát với những lí

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC LINH

PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO TIẾP CẬN

HỌC THÔNG QUA CHƠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC LINH

PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO TIẾP CẬN

HỌC THÔNG QUA CHƠI

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)

Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Thái Lộc

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa được công bố ở các đề tài nghiên cứu khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Ngọc Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, phòng Đào tạo và các phòng ban trung tâm trong trường, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức rất quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Huỳnh Thái Lộc, là

người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) K29, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Đồng thời xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, cán bộ quản lý

và các em học sinh Tiểu học Tràng An (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện và hợp tác cùng tôi để tôi hoàn thành thiện luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã luôn cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Kính mong được

sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Linh

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO TIẾP CẬN HỌC THÔNG QUA CHƠI 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Một số nghiên cứu về hứng thú học tập 5

1.1.2 Một số nghiên cứu về học thông qua chơi 7

1.2 Hứng thú học tập của học sinh tiểu học 10

1.2.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập 10

1.2.2 Biểu hiện của hứng thú học tập 12

1.2.3 Vai trò của hứng thú học tập đối với quá trình học tập của học sinh tiểu học 14

Trang 6

1.3 Học thông qua chơi 16

1.3.1 Khái niệm 16

1.3.2 Đặc điểm của học thông qua chơi 17

1.3.3 Các loại hình học thông qua chơi 19

1.4 Khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 22

1.4.1 Mục tiêu môn học 22

1.4.2 Nội dung môn học 22

1.4.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 23

1.4 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học với việc phát triển hứng thú học tập theo cách tiếp cận học thông qua chơi 24

1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học 24

1.4.2 Sự phù hợp giữa đặc điểm tâm sinh lý với việc phát triển hứng thú học tập cho học sinh đầu cấp tiểu học theo cách tiếp cận học thông qua chơi 25 1.5 Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học và cách tiếp cận học thông qua chơi 26

1.5.1 Khái quát quá trình điều tra 26

1.5.2 Kết quả điều tra 27

1.5.3 Nhận xét chung 32

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CÁCH TIẾP CẬN HỌC THÔNG QUA CHƠI 35

2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 35

2.2.1 Đảm bảo tính khoa học 35

2.2.2 Đảm bảo tính phù hợp 36

2.2.3 Đảm bảo đáp ứng các đặc điểm của học thông qua chơi 36

2.1.4 Đảm bảo môi trường học tập tích cực để học sinh tham gia 37

2.2 Biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận Học thông qua chơi 38

Trang 7

2.2.1 Thiết kế và sử dụng các câu hỏi và tình huống có vấn đề chứa yếu tố

dự đoán, đố vui 38

2.2.2 Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập 43

2.2.3 Xây dựng các hoạt động học tập phân hoá 49

2.2.4 Thiết kế các hoạt động học tập ngoài không gian lớp học 55

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 64

3.1 Mục đích thực nghiệm 64

3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 64

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 64

3.2.2 Thời gian thực nghiệm 65

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 65

3.2.4 Phương pháp thực nghiệm 66

3.2.5 Tiêu chuẩn và thang đo trong thực nghiệm 67

3.2.6 Tiến hành thực nghiệm 67

3.2.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm 67

Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng

GV : Giáo viên

HS : Học sinh HTQC : Học thông qua chơi

SL : Số lượng

TN : Thực nghiệm

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nội dung khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 22

Bảng 1.2 Vai trò của các biện pháp đến việc phát triển hứng thú học tập trong môn Tự nhiên và xã hội 28

Bảng 1.3 Quan niệm của giáo viên về Học thông qua chơi 29

Bảng 1.4 Đánh giá về vai trò của Học thông qua chơi trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội 30

Bảng 1.5 Những thuận lợi của giáo viên khi dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo tiếp cận Học thông qua chơi 31

Bảng 3.1 Mô tả lớp thực nghiệm và đối chứng 64

Bảng 3.2 Mô tả trường hợp nghiên cứu điển hình 65

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC 68

Bảng 3.4 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và Xã hội trước TN của lớp TN và ĐC 69

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC 70

Bảng 3.6 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và Xã hội sau TN của lớp TN và ĐC 71

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ:

Biểu đồ 1.1 Đánh giá về vai trò của phát triển hứng thú học tập trong dạy

học môn Tự nhiên và xã hội 27 Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá trước TN của lớp TN và ĐC 68 Biểu đồ 3.2 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và

Xã hội trước TN của lớp TN và ĐC 69 Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá sau TN của lớp TN và ĐC 70 Biểu đồ 3.4 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và

Xã hội sau TN của lớp TN và ĐC 71 Biểu đồ 3.5 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và

Xã hội của lớp TN trước và sau TN 72 Biểu đồ 3.6 Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học Tự nhiên và

Xã hội lớp ĐC trước và sau TN 73

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi, tình huống chứa yếu tố dự

đoán, đố vui trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội 39

Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn

Tự nhiên và xã hội 44

Sơ đồ 2.3 Các bước xây dựng hoạt động học tập phân hoá trong dạy học

môn Tự nhiên và xã hội 50

Sơ đồ 2.4 Các bước thiết kế hoạt động học tập ngoài lớp học trong dạy học

môn Tự nhiên và xã hội 56

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 của Việt Nam đã đặt mục tiêu quan trọng là đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học để phát triển học sinh toàn diện về phẩm chất và năng lực, chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của bối cảnh 4.0 Một trong những điểm quan trọng của đổi mới giáo dục là chuyển từ trọng tâm học thuộc kiến thức hàn lâm sang phát triển năng lực của người học thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế Trong lĩnh vực này, việc áp dụng cách tiếp cận học thông qua chơi trong hoạt động học tập các môn học đang được nhiều giáo viên và nhà nghiên cứu quan tâm

1.2 Ở trường tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội là môn học có nội dung gần gũi với học sinh, giúp các em được mở rộng tri thức về thế giới tự nhiên và

xã hội xung quanh Đây cũng là môn học tạo cho học sinh nhiều tình huống có vấn đề, yêu cầu các em chủ động, tích cực để tìm ra các giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học và những gì đã trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành và phát triển ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh Môn Tự nhiên và xã hội tạo nền tảng để học sinh hình thành tình yêu, sự say mê nghiên cứu khoa học, khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên-

xã hội xung quanh Tiếp cận học thông qua chơi vào dạy học môn học này là

xu hướng phù hợp và có thể mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh

1.3 Học thông qua chơi là một cách tiếp cận giáo dục Học thông qua chơi giúp phát triển toàn diện cho học sinh Thay vì chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, học thông qua chơi khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, tương tác và tự chủ Điều này giúp xây dựng các kỹ năng quan trọng như tư duy logic, giao tiếp và giải quyết vấn đề Khi tổ chức các hoạt động theo cách tiếp cận học thông qua chơi, học sinh được tham gia trong môi trường học tập tích cực Học sinh sẽ trải qua một quá trình học vui vẻ và hứng thú, tạo ra

Trang 12

sự tương tác xã hội và kết nối giữa học sinh và giáo viên Môi trường này khuyến khích học sinh tham gia tích cực và khám phá, giúp các em tự tin và đặt mục tiêu trong việc học tập

1.4 Trong những năm gần đây, việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và

Xã hội vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu tổ chức ghi nhớ khối kiến thức rời rạc, hàn lâm Sau khi học, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng, giải quyết những tình huống có vấn đề trong thực tiễn Bên cạnh đó, bản thân cũng

là một giáo viên tiểu học với mong muốn có được những kinh nghiệm trong hành trang nghề nghiệp của mình và hi vọng tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm thúc đẩy hứng thú của HS, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng

Xuất phát với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội dựa trên cách tiếp cận học thông qua chơi nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo cách tiếp cận học thông qua chơi nhằm phát triển hứng thú cho học sinh

Trang 13

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp theo cách tiếp cận của học thông qua chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sẽ phát triển hứng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận về việc phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi nhằm phát triển năng lực cho học sinh; đặc điểm tâm sinh lí của học sinh đầu cấp tiểu học để xây dụng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của đề tài

- Thiết kế các mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra giáo viên tại một

số trường tiểu học để làm rõ quan điểm của giáo viên về việc xây dựng và tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3 theo cách tiếp cận học thông qua chơi tại một số trường tiểu học

- Xây dựng quy trình và đề xuất biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi nhằm phát triển năng lực cho học sinh

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng và đánh giá các giả thuyết mà đề tài nêu ra

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học, triết học, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam về phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp

cận học thông qua chơi

Trang 14

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Tiến hành điều tra, quan sát các hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học nhằm xác định hiểu biết và quan điểm của GV phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi

- Tiến hành trao đổi trực tiếp với GV để tìm hiểu những nội dung, phương thức tổ chức, thuận lợi và khó khăn thường gặp khi tổ chức dạy học Tự nhiên và Xã hội

- Đề xuất biện pháp để phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận học thông qua nhằm phát triển năng lực cho học sinh Xác định nhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm

7.3 Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục

Sử dụng các phần mềm thống kê để liệt kê, mô tả, phân tích, xử lí các số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm nhằm làm rõ các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo tiếp cận học thông qua chơi

Chương 2: Biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo tiếp cận học thông qua chơi

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

THEO TIẾP CẬN HỌC THÔNG QUA CHƠI 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

có những hoạt động tích cực hướng vào hoạt động ấy” [dẫn theo 16]

Năm 1971, Su-ki-na đã viết cuốn “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” [12], sau đó được Nguyễn Văn Diên biên dịch năm 1975 Trong tài liệu này, tác giả đã trình bày cụ thể về khái niệm hứng thú, các vấn đề chung

về hứng thú nhận thức trong tâm lí học và giáo dục học Bên cạnh đó tác giả trình bày 5 phương pháp nghiên cứu hứng thú nhận thức của học sinh (điều tra, bài luận, phỏng vấn, thực nghiệm, quan sát) Đặc biệt, tài liệu đã dành nhiều nội dung để phân tích những biểu hiện về hứng thú nhận thức của học sinh trong các giờ học và những các vấn đề liên quan đến việc kích thích hứng thú nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học thông qua nội dung tài liệu, tổ chức dạy học, mối quan hệ giữa các cá nhân trong lớp học

Năm 1975, Lê Khánh Trường đã biên dịch cuốn “Từ hứng thú đến tài năng” [7] của tác giả L.X.Xô- Lô- Vây- Trích Tài liệu này giúp người đọc hiểu được mối quan hệ giữa hứng thú và tài năng thông qua những câu chuyện sinh động gắn với cuộc sống thực tiễn Đây là tài liệu giúp GV và nhà nghiên cứu giáo dục có thể đưa những câu chuyện đời thường vào quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú và phát huy tài năng của học sinh

Trang 16

Năm 1976, trong nghiên cứu “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của HS” của tác giả N G Marôzôva đã phân tích những biểu hiện tâm lý của hứng thú Bên cạnh đó, tài liệu còn trình bày những

“điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của HS cũng như tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của HS” [8]

Khi tìm hiểu và nghiên cứu về hứng thú học tập của HS trong dạy học ở nhà trường phổ thông, Việt Nam cũng có nhiều các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan như: Luận văn thạc sĩ “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật Hóa học nhằm nâng cao hứng thú học tập Hóa học cho học sinh phổ thông” (1995) của Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư Phạm Hà Nội; Luận văn thạc sĩ

“Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông” (2008) của Phạm Ngọc Thủy, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Các công trình trên đều đề cập đến những biện pháp cụ thể trong dạy học môn Hoá học và phân tích trên nhóm đối tượng của học sinh Trung học phổ thông

Đối với cấp tiểu học, một số tác gỉả cũng nghiên cứu hứng thú trên một số môn học cụ thể như:

Năm 2007, Nguyễn Xuân Thức trong bài viết “Tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 5 tiểu học” [17] Bài viết đã nhấn mạnh “vai trò to lớn của hứng thú đối với sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” Bài viết mô tả quá trình nghiên cứu thực tiễn trên 88 học sinh ở Hà Nội để xác định hứng thú học tập của học sinh để đề xuất hướng biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán

Năm 2007, Lê Thu Trang trong bài viết “Phát triển hứng thú cho học sinh tiểu học trong giờ tập đọc” [19] Bài viết đã sơ lược trình bày một số phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học giờ tập đọc thể tạo sự hấp dẫn, tăng hứng thú cho học sinh như: giới thiệu bài sinh động, sử dụng trò chơi học tập, sắm vai…

Trang 17

Năm 2015, Lê Phương Nga và Trần Ngọc Lan trong bài viết “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học” [9] đã khẳng định: “Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách quan trọng của con người Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh” Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh như:

“Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học; Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học; Tạo hứng thú học tập bằng cách sứ dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò; Tạo hứng thú học tập bằng việc đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá”[9] và minh hoạ trên hai môn học là môn Toán và Tiếng Việt ở tiểu học

Như vậy, nghiên cứu về hứng thú học tập cũng được nhiều người nghiên cứu trên một số môn học, tuy nhiên việc tìm hiểu hứng thú học tập đối với môn

Tự nhiên và Xã hội, đặc biệt trên phương thức tiếp cận của Học thông qua chơi thì chưa có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống, cụ thể

1.1.2 Một số nghiên cứu về học thông qua chơi

Năm 2009, Grey đã chỉ ra rằng: “việc học của con người được hình thành

và tiến hoá thông qua hành vi vui đùa Năm 2012, Grey cũng đưa ra kết luận về việc gia tăng đáng báo động về tình trạng tâm thần ở trẻ em khi các hoạt động chơi bị suy giảm” [24]

Vào năm 2011, Marbina, Church & Tayler đã đưa ra quan điểm rằng “việc học thông qua chơi hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc viết sớm và tính toán thông

Trang 18

qua một phương pháp tiếp cận tích hợp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển xã hội, tình cảm, thể chất và kỹ năng sáng tạo của trẻ em” [27]

Vào năm 2017, một nghiên cứu được thực hiện bởi Zosh và đồng nghiệp

đã tìm hiểu vai trò của việc học thông qua chơi ở trường Họ đã xem xét cơ chế của việc học thông qua chơi và kết luận rằng chơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục khi nó mang lại niềm vui, ý nghĩa và tham gia tích cực, đồng thời có tính tương tác xã hội và khả năng lặp đi lặp lại [27]

Năm 2017, David Whitebread & Dave Neale, Hanne Jensen, Claire Liu

& S Lynneth Solis, Emily Hopkins & Kathy đã xuất bản một cuốn sách tập trung vào vai trò của chơi trong sự phát triển của trẻ em và cung cấp các bằng chứng đánh giá cho nghiên cứu này Cuốn sách này đã nhấn mạnh rằng “việc coi mọi hoạt động như một trò chơi có thể tạo ra mức độ vui vẻ và năng động cao hơn Tương tác xã hội trong quá trình chơi có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện kết quả học tập, vì trẻ em thiết lập nhiều mối quan hệ ý nghĩa hơn với kiến thức và kinh nghiệm của họ Hơn nữa, việc chơi lặp đi lặp lại có thể thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, mang lại sự đổi mới trong suy nghĩ” [24]

Năm 2018, Jay & Knaus đã chỉ ra rằng: “việc học bao gồm toàn bộ các

kỹ năng như nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo và thể chất Có nhiều bằng chứng ủng hộ việc học thông qua chơi có tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ em Tuy nhiên, nhiều hệ thống giáo dục đã giảm cơ hội cho trẻ em tham gia vào việc học vui vẻ, tập trung nhiều vào phương pháp tiếp cận giáo khoa và cấu trúc hóa quá trình học để đạt được thành tích” [27]

Năm 2019, Parker và Thomsen, đã chỉ ra rằng: “chơi có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức cơ bản, bao gồm hỗ trợ trong việc học đọc, viết, toán học và khoa học Nghiên cứu đã nhận thấy khi trẻ em chơi, các em dễ dàng tiếp thu các khái niệm khoa học như nguyên nhân và kết quả, cũng như các khái niệm toán học như số lượng, phân loại và thứ tự Các hoạt động thực nghiệm, quan sát và so sánh trong quá trình chơi giúp xây dựng

Trang 19

nền tảng cần thiết để hiểu và áp dụng các khái niệm trong môn Toán, các môn khoa học và tư duy sáng tạo” [25]

Năm 2019, The LEGO Foundation đã xuất bản cuốn "Learning through play", đã nhấn mạnh rằng: “thế giới ngày nay và tương lai ngày càng liên kết và năng động, đòi hỏi trẻ em phải sở hữu những bộ kỹ năng mới trong quá trình phát triển và đối mặt với nhu cầu học tập liên tục suốt đời Sự học thông qua chơi đã được chứng minh là đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện Nó giúp trẻ em thu thập kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng cần thiết để định hướng thành công trong tương lai đa dạng này Mục tiêu của tác giả là khuyến khích sự phát triển sáng tạo và liên tục trong suốt cuộc sống của những người trẻ, nhằm tạo nên những cá nhân mạnh mẽ trong thế giới hiện đại Tài liệu này đánh giá rất cao vai trò quan trọng của việc học thông qua chơi trong sự phát triển toàn diện của trẻ em”[27]

Năm 2020, Solis, Liu và Popp đã nhấn mạnh: “chơi được coi là một nguồn hỗ trợ quan trọng giúp trẻ em đối phó với căng thẳng Trẻ em có khả năng hiểu và thích ứng với các thách thức thông qua việc giải quyết vấn đề sáng tạo và quản lý cảm xúc trong tình huống căng thẳng Chơi cung cấp không gian và cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động chơi lịch sự, từ đó tăng khả năng

tự điều chỉnh của trẻ và giúp trẻ tiếp xúc với các tình huống nghiêm trọng và kéo dài Chơi cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các gia đình đang trải qua căng thẳng và khủng hoảng, giúp trẻ em vượt qua căng thẳng và chấn thương thông qua việc chơi”[26]

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hoạt động chơi của trẻ em trong việc học Hà Nhật Thăng trong tài liệu "Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học" đã đưa ra một số ý tưởng về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học [14] Bùi Sĩ Tụng và Trần Quang Đức giới thiệu 150 trò chơi được tổ chức trong lớp học và các buổi sinh hoạt cho học sinh, nhưng các trò chơi này được giới thiệu khái quát, chưa đi vào các môn học cụ thể [21]

Trang 20

Năm 2006, Vũ Xuân Đỉnh trong tài liệu "Học mà vui, vui mà học" đã chỉ

ra “vai trò của vui chơi trong dạy học tiểu học và minh hoạ đưa ra hệ thống các trò chơi thường tổ chức ở trường tiểu học để gia tăng hứng thú học tập cho học sinh” [4]

Năm 2018, Lê Thị An với đề tài: “Thiết kế một số trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội” đã phân tích “cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học nói chung và môn tự Tự nhiên

và Xã hội nói riêng Đề xuất nguyên tắc, quy trình và thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội” [1]

Năm 2019- 2023, Tổ chức VVOB phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam thực hiện triển khai dự án lồng ghép Học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học Việt Nam “Mục tiêu của dự án nhằm giúp cán bộ quản lí và giáo viên trường tiểu học nâng cao năng lực dạy học, thay đổi cách dạy học, tăng cường tổ chức các hoạt động học thông qua chơi để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018”[13]

Qua việc tìm hiểu một số nghiên cứu ở Việt Nam có thể nhận thấy: Ở Việt Nam, dù Học thông qua chơi đã được nghiên cứu và áp dụng phổ biến trong thời gian dài, nhưng mới chỉ có một dự án chính thức triển khai và nhân rộng ở các trường tiểu học theo hướng tiếp cận nghiên cứu hệ thống, khoa học Tuy công trình nghiên cứu về Học thông qua chơi có hạn chế, tập trung chủ yếu vào một số phương diện cụ thể, đặc biệt chỉ tiếp cận theo phương diện là phương pháp học tập gắn với trò chơi, chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng đối với từng môn học ở tiểu học nói chung và đặc biệt là Tự nhiên và Xã hội trên phương diện phát triển hứng thú học tập thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến

1.2 Hứng thú học tập của học sinh tiểu học

1.2.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập

Theo A.G Kovaliov: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự thu hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thực tiễn của nó trong đời sống của cá nhân” [dẫn theo 20]

Trang 21

Theo Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy: “Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của

nó đối với cuộc sống của ta Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo

ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó” [dẫn theo 15]

Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động Khái niệm này vừa nêu được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân” [22]

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: Hứng thú là một thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó Nó biểu hiện sự ham thích và xu hướng nhận thức của cá nhân đối với hiện thực khách quan Hứng thú chỉ xảy

ra khi sự vật hoặc hiện tượng đó có ý nghĩa đối với cuộc sống của chính cá nhân Để hình thành hứng thú, cá nhân cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa của sự vật hoặc hiện tượng đó và thấy sự vật hoặc hiện tượng đó khả năng mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho bản thân

Hứng thú học tập là một loại hứng thú đặc biệt giúp học sinh có thái độ tích cực trong việc nhận thức, thái độ và hành vi học tập và đạt được kết quả cao trong học tập Nó cũng có khả năng kích thích sự sáng tạo của học sinh Hứng thú học tập thường liên quan đến nội dung các môn học và hoạt động mà học sinh tham gia trong trường học

Hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội là sự hứng thú đặc biệt trong việc nắm bắt kiến thức và tham gia vào các hoạt động học tập liên quan đến môn Tự nhiên và Xã hội Nó thể hiện qua sự quan tâm, ham muốn tìm hiểu và khám phá về các khía cạnh của môn học Hứng thú học tập môn Tự nhiên và

Xã hội có thể đánh thức sự tò mò, khả năng phân tích và hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời tạo động lực để tiến bộ và đạt được thành công trong học tập môn học này

Trang 22

Phát triển hứng thú học tập là quá trình giáo viên tạo ra, duy trì và tăng cường sự quan tâm, ham muốn tìm hiểu và khám phá về các khía cạnh của môn

Tự nhiên và Xã hội nhằm tạo ra sự tiến bộ và đạt được thành công trong học tập môn học này

1.2.2 Biểu hiện của hứng thú học tập

Hứng thú có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo từng cách tiếp cận, có nhiều quan điểm khác nhau về những biểu hiện này Chẳng hạn như:

Theo Nguyễn Thị Thuý, hứng thú được biểu hiện ở các mặt kiến thức, ý chí, kĩ năng, thái độ tình cảm và kết quả Cụ thể là:

“- Về mặt kiến thức:

+ Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc

+ Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết, sẵn sàng học hỏi

+ Biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó

- Về thái độ, tình cảm:

+ Rất hứng thú, phấn khởi trong quá trình tham gia học tập

+ Chủ động dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức + Thích vượt qua những khó khăn và vui sướng, hạnh phúc khi biết thêm một kiến thức mới

- Về kết quả:

Trang 23

+ Biết rút ra bài học kinh nghiệm

+ Đạt kết quả cao trong học tập

+ Thường xuyên thành công trong công việc” [16]

Theo G.I.Sukina, hứng thú thể hiện ra bên ngoài thông qua:

“- Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý của con người nhằm vào đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh

- Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thoả mãn cho cá nhân

- Nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cho cá nhân do ảnh hưởng của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, còn hoạt động trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao

- Thái độ đặc biệt (không thờ ơ, bàng quang mà tràn đầy những ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung đối với ngoại giới, đối với các đối tượng, hiện tượng, quá trình)” [12]

Theo Phạm Tất Dong, hứng thú có các biểu hiện như:

“- Biểu hiện trong khuynh hướng thường xuyên của con người đối với hoạt động có liên quan tới đối tượng của hứng thú đó

- Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu

do đối tượng này gây ra

- Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có liên quan tới chúng

- Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú

- Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, tư duy căng thẳng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó” [dẫn theo 18]

Từ những quan điểm trên, theo chúng tôi, hứng thú được biểu hiện trên

ba phương diện cơ bản:

Trang 24

Thứ nhất là nhận thức: Khi chủ thể hứng thú đối với một đối tượng, sự vật nào đó thì họ sẽ tập trung chú ý cao vào nó Tính chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng được thể hiện khi nhận thức về đối tượng, sự vật đó

Thứ hai là về thái độ: Chủ thể khi hứng thú với một đối tượng, sự vật thì sẽ

có sự say mê, cuốn hút, vui vẻ khi tiếp xúc, hoạt động với đối tượng, sự vật đó

Thứ ba là về hành vi: Chủ thể sẽ miệt mài, tích cực thực hiện các hành động tìm hiểu, khám phá về đối tượng, sự vật mà bản thân thấy hứng thú

Như vậy, hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh tiểu học có thể được biểu hiện trên ba phương diện cơ bản sau:

Về mặt nhận thức: Hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội được biểu hiện thông qua sự tập trung cao và chú ý của HS đối với kiến thức và hiểu biết

về nội dung của môn học Học sinh sẽ dành thời gian và nỗ lực để ghi nhớ, suy ngẫm, tư duy và tưởng tượng về các đối tượng được đề cập trong nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội

Về mặt thái độ: Hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội được thể hiện qua sự say mê, cuốn hút và vui vẻ khi HS tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động liên quan được GV tổ chức trong môn học Học sinh có thái độ tích cực,

tò mò và sẵn sàng khám phá, thực hiện các hoạt động học tập liên quan đến môn học ngay cả khi GV không yêu cầu

Về mặt hành vi: Hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội được biểu hiện thông qua hành động tích cực và miệt mài của học sinh Các em sẽ tự giác

và chủ động tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, khám phá và thực hiện các hoạt động liên quan đến môn học, thể hiện sự nỗ lực và vận dụng, mở rộng kiến thức, kĩ năng của môn học vào cuộc sống thực tiễn

1.2.3 Vai trò của hứng thú học tập đối với quá trình học tập của học sinh tiểu học

Hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình học tập và phát triển cá nhân của học sinh tiểu học Nó kích thích sự nỗ lực, tạo

Trang 25

ra khát vọng hành động và khám phá tri thức mới, từ đó tạo ra môi trường tích cực cho việc học và khám phá các kiến thức, kĩ năng khoa học, hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

Hứng thú giúp duy trì sự chú ý của học sinh trong một thời gian dài: Khi

có hứng thú, học sinh tiểu học có khả năng duy trì sự tập trung và chú ý lâu hơn, giúp các em tiếp thu kiến thức và ghi nhớ tốt hơn Quá trình ghi nhớ trở thành một hoạt động tự nguyện và kiến thức được khắc sâu hơn trong tâm trí của các em Do đó, hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo, vui vẻ của cơ thể, giúp học sinh duy trì nhu cầu tham gia các hoạt động học tập mà không cảm thấy chán nản, uể oải

Hứng thú tạo ra và duy trì tư duy và hoạt động nhận thức tích cực: Hứng thú học tập giúp học sinh tiểu học kích thích tính tích cực của trí tuệ, nỗ lực hành động trong hoạt động học tập và khám phá tri thức mới Nó góp phần điều khiển cảm xúc và tư duy của học sinh Nó tạo ra khát vọng hành động và kích thích sự sáng tạo

Hứng thú tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo: nó giúp học sinh tiểu học phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của bản thân Nó khơi dậy khát vọng tìm hiểu, nghiên cứu và tạo ra những điều gì mới lạ, từ đó tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của học sinh

Hứng thú góp phần thiết lập và duy trì tình cảm giữa các thành viên trong lớp học: Khi học sinh có hứng thú với môn học, tình cảm giữa HS với

GV, HS với HS cũng trở nên tốt đẹp hơn Đây là một trong những yếu tố giúp xây dựng không khí lớp học trở nên thân thiện và sẽ thúc đẩy hiệu quả của quá trình truyền thụ tri thức được nâng cao Như vậy, hứng thú học tập cũng đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nhân cách và tri giác của con người

Trang 26

1.3 Học thông qua chơi

1.3.1 Khái niệm

Theo từ điển Tiếng Việt, “Học” hay còn gọi là “học tập, hay học hành, hay học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới” [11] “Chơi” là “một hoạt động giải trí, nghỉ ngơi (hay dùng một đối tượng nào đó) để tiêu khiển, làm thú vui” [11] Vậy có thể hiểu Học thông qua chơi là quá trình tìm ra hiểu biết, kiến thức, hành vi, giá trị, thái độ, sở thích mới dựa trên những cách thức tổ chức các hoạt động học tập một cách vui vẻ, mang tính giải trí

Theo giải thích của VVOB, “Học thông qua Chơi được hiểu là hướng tiếp cận giáo dục, trong đó các em học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá tri thức và giải quyết các nhiệm vụ học tập trong môi trường vui vẻ Giáo viên

có nhiệm vụ là kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy học sinh tham gia một cách tự chủ, từ đó góp phần phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết của người học” [13] “Chơi mang tính giáo dục khi nó vui

vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương

tác xã hội” (Zosh, 2018) Theo quan niệm của VVOB, “chơi” được hiểu theo

nghĩa rộng “Đó là quá trình người học tham gia vào các hoạt động vận động, thực hiện các hoạt động khám phá, giải quyết vấn đề Quá trình “chơi” đó được thực hiện trong một môi trường học tập vui vẻ, có ý nghĩa, giúp người học hình thành và xây dựng kiến thức, kĩ năng mới” [13]

Học thông qua chơi là cách tiếp cận để tổ chức các hoạt động học tập thông qua trải nghiệm vui vẻ Trẻ em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú khi tham gia vào các hoạt động học tập có ý nghĩa, tương tác và phối hợp với bạn bè Qua việc học thông qua chơi, trẻ em kết nối cuộc sống của mình với những kinh nghiệm đã tích lũy từ trước đó Họ có cơ hội suy nghĩ tích cực, thử nghiệm ý tưởng và hợp tác trong môi trường tương tác

Học không chỉ là việc ghi nhớ kiến thức mà còn là quá trình chia sẻ ý kiến, thực hành, lựa chọn nội dung và cách tiếp cận tri thức Khi học sinh được

Trang 27

tham gia hoạt động chơi có định hướng, họ sẽ hứng thú và ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn Chơi không chỉ giới hạn trong các trò chơi có quy định,

mà bao gồm nhiều loại hình hoạt động và trải nghiệm đa dạng Chơi cho phép học sinh tự do khám phá, tìm tòi và lĩnh hội tri thức Học và chơi là hai hoạt động không thể tách rời, và học thông qua chơi là một hướng tiếp cận giáo dục giúp phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh

1.3.2 Đặc điểm của học thông qua chơi

Theo VOVB, “Học thông qua chơi được hiểu không chỉ đơn thuần là các

trò chơi mà “Chơi” mang tính giáo dục được hiểu là khi hoạt động học tập giúp

học sinh thấy vui vẻ, có ý nghĩa, thúc đẩy các em tích cực tham gia, có nhiều cơ hội thử nghiệm và tương tác xã hội” [13] đó cũng chính là 5 đặc điểm của Học thông qua chơi

Vui vẻ, hứng thú: Người học có thái độ tích cực và vui vẻ trong quá trình học tập Các em có niềm vui và sự thỏa mãn khi đạt được những thành tựu và tiến bộ trong việc nắm bắt kiến thức và kỹ năng mới Trẻ em thường tỏ ra vui

vẻ, hứng thú bằng cách cười và mỉm cười Họ có thể phát ra tiếng cười lớn, tròn trĩnh hoặc mỉm cười nhẹ nhàng, tỏ ra hạnh phúc và thoải mái Đôi khi các

em có thể gặp những thách thức khi tham gia các hoạt động chơi, nhưng khi thực hiện những thử thách đó, các em sẽ trải qua các cảm giác hồi hộp, lo lắng

và cuối cùng và vỡ oà sung sướng khi nhiệm vụ được giải quyết, hoạt động chơi mang lại kết quả nhất định Trẻ em vui vẻ, hứng thú thường có sự háo hức

và phấn khích khi đối mặt với những trải nghiệm mới Họ có thể bùng nổ trong niềm vui khi tham gia vào hoạt động yêu thích hoặc khi có cơ hội khám phá điều mới mẻ Từ đó, các em sẽ hài lòng và tự tin với bản thân Họ có cảm giác

tự tin trong khả năng của mình

Tham gia tích cực: Khi tổ chức Học thông qua Chơi, học sinh phải có cơ hội tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập thường có các biểu hiện cơ bản như: Sự tự nguyện và sẵn lòng tham gia: Trẻ em tự nguyện và tự ý muốn tham gia vào các

Trang 28

hoạt động, không bị ép buộc hay cảm thấy áp lực Các em tỏ ra sẵn lòng và hứng thú tham gia vào hoạt động mà không cần sự thúc đẩy từ người khác Các

em thường có năng lượng và đam mê trong những hoạt động mình chọn, dồn hết sự tập trung và nỗ lực để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhiệt huyết; chủ động, tự tin trong việc đưa ra ý tưởng và sáng tạo trong các hoạt động Các em không sợ thử nghiệm, sẵn lòng tìm hiểu và khám phá những cách tiếp cận mới, kiên trì trong quá trình tham gia hoạt động Học sinh không nản lòng trước những thách thức và khó khăn, mà cố gắng vượt qua và không dễ dàng từ bỏ

Có ý nghĩa: Hoạt động có ý nghĩa với học sinh là những hoạt động mà học sinh thấy có giá trị và ý nghĩa trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Đây

là những hoạt động mà học sinh có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế, từ đó tạo ra những trải nghiệm hữu ích và mang lại những lợi ích cho sự phát triển của các em Hoạt động có ý nghĩa với học sinh còn thể hiện ở

sự liên quan trực tiếp đến thực tế trong cuộc sống hàng ngày của các em Nó giúp học sinh áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế và từ đó hiểu rõ hơn

về sự liên quan giữa lý thuyết và thực hành

Có nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại): Hoạt động có ý nghĩa với học sinh mang đến nhiều cơ hội để thử nghiệm và lặp đi lặp lại Trong quá trình chơi và học, trẻ em không chỉ đơn thuần tham gia một hoạt động một lần mà họ được khuyến khích thực hành và thay đổi các khả năng có thể Điều này giúp trẻ em khám phá những thách thức mới và tiếp thu kiến thức ở mức độ sâu hơn Cách tiếp cận này tạo cơ hội cho trẻ em tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó phát triển tư duy đa chiều Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích việc lặp lại bằng cách sử dụng câu hỏi, gợi ý và mô hình có mục tiêu để hướng dẫn học sinh Nhờ điều này, học sinh được khuyến khích tham gia tích cực và xây dựng sự tự tin trong quá trình học tập

Trang 29

Tương tác xã hội: Tương tác xã hội trong quá trình học tập mang lại nhiều lợi ích quan trọng Đầu tiên, tương tác xã hội cho phép trẻ em truyền đạt ý tưởng, ý kiến và suy nghĩ của mình cho người khác Qua việc tương tác với nhau, trẻ em có thể hiểu rõ hơn về ý kiến và quan điểm của người khác, từ đó xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh và phát triển các mối quan hệ xã hội bền vững Bên cạnh đó, khi việc học diễn ra trong môi trường mới và khác biệt, như ngoài trời, trong các chuyến đi thực tế hoặc trong một nhóm, tương tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ em Trong quá trình này, trẻ em được thực hành giao tiếp, hợp tác và tương tác với các cá nhân khác, học cách làm việc nhóm

và giải quyết xung đột Điều này giúp trẻ em phát triển kỹ năng xã hội quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và hình thành mối quan hệ tốt với những người xung quanh

Trong thực tiễn dạy học, các đặc điểm của Học thông qua Chơi không phải luôn xuất hiện cùng mức độ trong mọi hoạt động, mà nó phụ thuộc nhiều vào mục tiêu cụ thể của từng hoạt động khác nhau Trong quá trình dạy học, chúng ta cần tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm những khoảnh khắc vui vẻ và thú

vị, kết nối ý nghĩa và tham gia hứng thú, cũng như thử nghiệm nhiều lần và tạo mối liên kết với bạn bè và giáo viên trong các hoạt động Học thông qua Chơi Mục tiêu là tạo ra một môi trường học tập đầy cảm hứng và hỗ trợ, nơi mà học sinh có thể hòa mình vào trải nghiệm học tập sáng tạo và tương tác tích cực

1.3.3 Các loại hình học thông qua chơi

Dựa vào các cách tổ chức hoạt động học tập trên và xét về 5 đặc điểm của Học thông qua chơi (Vui vẻ, hứng thú; Tham gia tích cực; Có ý nghĩa; Có nhiều cơ hội thử nghiệm và Tương tác xã hội), VVOB đã khái quát Học thông qua chơi với 3 loại hình cơ bản sau:

Trang 30

Thứ nhất, Học thông qua chơi tự do: Đây là loại hình mà tính chơi được thể hiện rõ nét Loại hình này cho phép học sinh tự do khám phá và tìm hiểu thông qua các hoạt động chơi Đây là một hình thức học tập linh hoạt, trong đó học sinh có thể lựa chọn và tự điều chỉnh quá trình học tập của mình theo sở thích và khả năng của bản thân Trong học thông qua chơi tự do, giáo viên đóng vai trò người hỗ trợ và tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động chơi một cách tự do và sáng tạo Học sinh được khuyến khích tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết vấn đề thông qua trò chơi và hoạt động thực tế Loại hình này của Học thông qua chơi giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự chủ, sáng tạo, giải quyết vấn đề và giao tiếp Họ học cách đặt câu hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu và chia sẻ kiến thức một cách tự nhiên và thú vị Hơn nữa, học thông qua chơi tự do còn tạo ra môi trường học tập tích cực, giúp học sinh tăng cường lòng ham muốn và sự đam mê trong quá trình học tập

Thứ hai, học thông qua chơi có định hướng: Đây là loại hình học thông qua chơi có sự kết hợp giữa hoạt động chơi và mục tiêu học tập cụ thể Trong hình thức này, các hoạt động chơi được thiết kế và tổ chức một cách có cấu trúc

và hướng dẫn, nhằm đạt được những mục tiêu học tập nhất định Khi học thông qua chơi có định hướng, giáo viên hoặc người hướng dẫn có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu học tập và định hình các hoạt động chơi phù hợp Các hoạt động này được thiết kế sao cho học sinh có thể học hỏi, áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức và giá trị cần thiết Mục tiêu học tập trong hình thức này có thể bao gồm việc nắm vững kiến thức cụ thể, phát triển kỹ năng xã hội, rèn luyện tư duy logic, thúc đẩy sự sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề Các hoạt động chơi được thiết kế để tạo ra một môi trường thú vị, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh và khuyến khích sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Học thông qua chơi có định hướng cung cấp cho

Trang 31

học sinh một khung cảnh học tập có mục tiêu rõ ràng, trong đó họ được khám phá và trải nghiệm các khía cạnh học tập một cách tự nhiên và hứng thú Qua quá trình chơi, học sinh được khuyến khích áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, và từ đó phát triển khả năng ánh xạ và chuyển đổi kiến thức sang các tình huống mới

Thứ ba, học thông qua trò chơi: Trò chơi là một hoạt động giải trí, thường

có các quy tắc, mục tiêu và cấu trúc được xác định Nó liên quan đến việc tham gia tự nguyện và có tính tương tác giữa người chơi và môi trường chơi Trò chơi có thể được thực hiện với mục đích giải trí, giáo dục hoặc cả hai Học thông qua trò chơi là một phương pháp giáo dục sử dụng các hoạt động chơi và trò chơi nhằm tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho học sinh Trong hình thức này, các trò chơi được thiết kế một cách có mục tiêu và có liên quan đến nội dung học tập Học thông qua trò chơi khuyến khích sự tương tác, sáng tạo và khám phá từ phía học sinh Thay vì tiếp thu kiến thức một cách truyền thống, học sinh được tham gia vào các hoạt động chơi và trò chơi để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và áp dụng những kiến thức đã học vào tình huống thực

tế Trong quá trình học thông qua trò chơi, học sinh thường được đặt vào các vai trò, giải quyết các thử thách và vượt qua các giai đoạn khác nhau trong trò chơi Điều này giúp phát triển các kỹ năng như tư duy logic, sáng tạo, giao tiếp, cộng tác và giải quyết vấn đề Hơn nữa, trò chơi còn tạo ra một tình huống thú

vị và thử thách, khiến học sinh cảm thấy hứng thú và động viên để tham gia tích cực vào quá trình học tập Ngoài ra, Học thông qua trò chơi cũng có thể kết hợp công nghệ, như sử dụng trò chơi điện tử hoặc ứng dụng trên điện thoại di động, để mang lại trải nghiệm học tập đa dạng và phong phú Các công cụ này

có thể cung cấp phản hồi tức thì, theo dõi tiến trình học tập và khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các học sinh

Trang 32

1.4 Khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

1.4.1 Mục tiêu môn học

Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 góp phần đáp ứng mục tiêu của chung của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Môn học “góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ;

ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực

chung và năng lực khoa học” [3]

1.4.2 Nội dung môn học

Theo Chương trình GDPT 2018, môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 gồm 6 chủ đề, nội dung các chủ đề xoay quanh mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh và được thể hiện nội dung khái quát qua bảng sau:

Bảng 1.1 Nội dung khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 [3]

Gia đình - Họ hàng nội, ngoại

 Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình

 Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà

 Giữ vệ sinh xung quanh nhà Trường học  Hoạt động kết nối với xã hội của trường học

 Truyền thống nhà trường

 Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường

Cộng đồng địa

phương  Một số hoạt động sản xuất

 Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên Thực vật và động

vật  Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của

Trang 33

- Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát Đối tượng quan sát là các

sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở học sinh các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hoá những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản

- Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm Học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống

- Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác Học sinh thực hiện các hoạt động trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp và

sự tự tin

- Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể” [3]

Trang 34

1.4 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học với việc phát triển hứng thú học tập theo cách tiếp cận học thông qua chơi

1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học

Học sinh đầu cấp tiểu học, trong độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng mà cần được hiểu và chú trọng trong quá trình giáo dục như:

Về tính cách: Trong giai đoạn này, học sinh đang phát triển các khía cạnh của tính cách và nhân cách của mình Họ bắt đầu tự nhận thức và khám phá bản thân thông qua quan sát và tương tác với người khác Học sinh đầu cấp tiểu học thường có tính cách hoạt bát, tò mò, nhiệt huyết và dễ ham thích thú với những trải nghiệm mới

Về tư duy và trí tuệ: Trẻ ở độ tuổi này đang phát triển tư duy và trí tuệ cơ bản Họ có khả năng tư duy logic đơn giản, hiểu và áp dụng quy tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề Trẻ cũng phát triển khả năng hình tượng và trí nhớ, và có thể học thông qua các hoạt động tương tác và trò chơi

Về các mối quan hệ xã hội: Học sinh đầu cấp tiểu học đang học cách tương tác và hòa nhập với nhóm bạn và xã hội Họ cần được hướng dẫn và hỗ trợ để phát triển kỹ năng xã hội, như giao tiếp, chia sẻ, hợp tác và tôn trọng người khác Trẻ cũng có khả năng phân biệt giữa đúng và sai, và hình thành giá trị đạo đức và đúng mực xã hội

Về tâm lý và cảm xúc: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng hơn Họ có thể trải qua biểu đạt cảm xúc đa dạng, từ niềm vui, hạnh phúc đến buồn bã, lo lắng và tức giận Học sinh đầu cấp tiểu học cần được hỗ trợ để hiểu và quản lý cảm xúc của mình, và học cách đối phó với các tình huống khó khăn và áp lực trong quá trình học tập và xã hội Trẻ ở độ tuổi này đang phát triển khả năng tự trị và động lực trong việc học tập Họ cần được động viên, khen ngợi và hỗ trợ để phát triển lòng tự tin, ý chí

và sự kiên nhẫn Học sinh đầu cấp tiểu học có thể cần sự hướng dẫn rõ ràng và

Trang 35

cấu trúc trong quá trình học tập để giúp họ xây dựng thói quen học tập tích cực

và sự đam mê với việc khám phá kiến thức mới

1.4.2 Sự phù hợp giữa đặc điểm tâm sinh lý với việc phát triển hứng thú học tập cho học sinh đầu cấp tiểu học theo cách tiếp cận học thông qua chơi

Học sinh đầu cấp tiểu học thường thích tham gia vào các hoạt động tương tác và khám phá Các em thường thích thú với các hoạt động mang tính vui chơi và thú vị Học thông qua chơi cung cấp cho họ môi trường học tập không áp lực và hấp dẫn, nơi họ có thể tận hưởng quá trình học tập và tham gia một cách tích cực Vì thế khi các hoạt động học tập được tổ chức thông qua chơi sẽ thu hút sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, đồng thời phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết

Cảm xúc và kỹ năng xã hội của HS tiểu học đang phát triển Các em cần

có cơ hội để khám phá và quan tâm đến các tình huống xã hội, tương tác với những người khác và xây dựng các mối quan hệ tích cực Học thông qua chơi thường liên quan đến hoạt động nhóm, tạo ra cơ hội cho học sinh tương tác, hợp tác và phát triển kỹ năng xã hội một cách tích cực Điều này sẽ giúp gia tăng hứng thú và cảm xúc tích cực ở HS

Học sinh đầu cấp tiểu học thường có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo Họ thích tạo ra và khám phá các ý tưởng mới Học thông qua chơi khuyến khích sự tưởng tượng và sáng tạo của học sinh, cho phép họ tham gia vào các hoạt động sáng tạo, giải quyết vấn đề và phát triển ý tưởng mới Học thông qua chơi cũng khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp giữa các học sinh Khi tham gia vào các hoạt động chơi nhóm, họ cần hợp tác, chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung Điều này phát triển

kỹ năng xã hội và khả năng làm việc nhóm của học sinh

Khả năng tập trung, chú ý của HS tiểu học thường diễn ra trong thời gian ngắn Do đó, quá trình học tập cần tạo ra sự kích thích liên tục để duy trì sự quan tâm của HS Học thông qua chơi cung cấp môi trường kích thích và hấp

Trang 36

dẫn, giúp học sinh duy trì sự tập trung và quan tâm vào quá trình học tập, từ đó phát triển hứng thú học tập cho học sinh

1.5 Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học và cách tiếp cận học thông qua chơi

1.5.1 Khái quát quá trình điều tra

1.5.1.1 Mục đích điều tra

Điều tra nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và nhận thức của GV về vai trò của phát triển hứng thú học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội; nhận thức của GV về cách tiếp cận Học thông qua chơi; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội theo tiếp cận Học thông qua chơi Từ đó, làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo cách tiếp cận Học thông qua chơi phù hợp nhằm phát triển hứng thú học tập cho học sinh

1.5.1.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra

Trên cơ sở mục đích điều tra là thu thập những dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, trong thời gian từ 1/3/2023 - 10/3/2023, chúng tôi đã xây dựng những phiếu khảo sát và tiến hành điều tra trên 42 cán bộ quản lý và GV cấp tiểu học tại các trường: Tiểu học Tràng An, Tiểu học Nguyễn Du- Thành phố Hà Nội; Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ- Thành phố Thái Nguyên

1.5.1.3 Phương pháp, công cụ điều tra

Phương pháp điều tra: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp thống

kê toán học

Công cụ điều tra: Phiếu khảo sát dành cho GV

1.5.1.4 Nội dung điều tra

Nội dung điều tra khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học môn

Tự nhiên Xã hội; nhận thức ban đầu của giáo viên về Học thông qua chơi và những khó khăn, thuận lợi khi tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo hướng tiếp cận Học thông qua chơi

Trang 37

1.5.2 Kết quả điều tra

1.5.2.1 Vai trò của phát triển hứng thú học tập trong dạy học môn Tự nhiên và

xã hội

Chúng tôi tiến hành khảo sát GV về vai trò của việc phát triển hứng thú trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội thông qua câu hỏi số 1 (phụ lục 1) Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1 Đánh giá về vai trò của phát triển hứng thú học tập trong dạy

học môn Tự nhiên và xã hội

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy 100% GV đều đánh giá vai trò quan trọng và rất quan trọng của việc phát triển hứng thú học tập cho HS, trong đó

có đến 35 GV đánh giá rất quan trọng (chiếm 83,3%) và 7 GV đánh giá quan trọng (chiếm 16,7%)

1.5.2.2 Vai trò của các biện pháp đến việc phát triển hứng thú học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội

Chúng tôi tiến hành khảo sát về vai trò của các biện pháp tác động nhằm phát triển hứng thú học tập cho HS trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội được

GV sử dụng thông qua câu hỏi số 2 (phụ lục 1) Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Trang 38

Bảng 1.2 Vai trò của các biện pháp đến việc phát triển hứng thú học tập

trong môn Tự nhiên và xã hội

Các biện pháp

Vai trò Rất quan

trọng Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Xây dựng môi trường

thân thiện trong lớp học 17 40,5 21 50 4 9,5 0 0 Đổi mới kiểm tra, đánh

Kết quả ở bảng trên cho thấy: phần lớn GV đánh giá rất cao vai trò của việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đến việc phát triển hứng thú học tập cho học sinh với tỉ lệ 61,9% đánh giá rất quan trọng, 38,1% đánh giá quan trọng và 0 có GV đánh giá vai trò ở mức độ thấp hơn Tiếp đến

là biện pháp xây dựng môi trường thân thiện cũng được đánh giá rất quan trọng với 40,5% GV lựa chọn Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích hứng thú và tạo ra sự yêu thích của HS đối với môn học Tự nhiên và xã hội Kết quả khảo sát này gợi mở cho chúng tôi về việc lựa chọn các biện pháp phù hợp để phát triển hứng thú học tập cho học sinh

Trang 39

1.5.2.3 Nhận thức của giáo viên về Học thông qua chơi

Chúng tôi tiến hành khảo sát 42 giáo viên về việc tiếp cận với quan điểm

Học thông qua chơi và thu được kết quả là có 35 giáo viên đã biết đến Học thông qua chơi và 7 giáo viên chưa biết Trong số giáo viên đã biết đến Học thông qua chơi thì tất cả 35 giáo viên đều mới được tiếp cận qua các phương tiện truyền thông và tập huấn

Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi số 3 ( phụ lục 1),

để tìm hiểu quan điểm của giáo viên về Học thông qua chơi Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3 Quan niệm của giáo viên về Học thông qua chơi

Các quan niệm Lựa chọn của giáo viên

Số lượng %

HTQC là sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy

HTQC là một hướng tiếp cận giáo dục trong đó HS

được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải

quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ

Trang 40

1.5.2.4 Vai trò của Học thông qua chơi trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội

Để đánh giá vai trò, phạm vi áp dụng Học thông qua chơi dạy học môn

Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua một số câu hỏi số 4 (phụ lục 1) Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4 Đánh giá về vai trò của Học thông qua chơi trong dạy học môn

Tự nhiên và xã hội

Vai trò của

Học thông qua chơi

Rất đồng ý Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Rất không đồng ý

SL % SL % SL % SL % SL % HTQC có vai trò quan trọng

trong việc phát triển phẩm

chất chủ yếu cho học sinh

thành công và hiệu quả

mục tiêu phát triển năng

lực khoa học cho học sinh

trong dạy học môn Tự

nhiên và xã hội

41 97,6 1 2,4 0 0 0 0 0 0

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 1.4 khẳng định; 97,6% GV đánh giá rất cao vai trò của việc sử dụng HTQC trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội đến việc hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh; 2,4% GV đánh giá đồng ý Không có GV nào đánh giá thấp vai trò của việc sử dụng HTQC trong việc tác động hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị An, (2018), Thiết kế một số trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên xã hội, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một số trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên xã hội
Tác giả: Lê Thị An
Năm: 2018
4. Vũ Xuân Đĩnh (2015), “Học mà vui, vui mà học”, NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Học mà vui, vui mà học”
Tác giả: Vũ Xuân Đĩnh
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2015
5. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
6. Lê Thị Thu Hương, (2015), Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở , Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Năm: 2015
9. Lê Phương Nga, Trần Ngọc Lan (2015), Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học, Tạp chí khoa học đại học Tân Trào, số 1 tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Trần Ngọc Lan
Năm: 2015
10. Đào Thị Oanh (1996), Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà trường của học sinh bậc đầu tiểu học, Tạp chí NCGD số4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà trường của học sinh bậc đầu tiểu học
Tác giả: Đào Thị Oanh
Năm: 1996
11. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
13. Tổ chức VVOB tại Việt Nam, (2020), “Báo cáo nghiên cứu Học thông qua chơi”, The LEGO Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo nghiên cứu Học thông qua chơi”
Tác giả: Tổ chức VVOB tại Việt Nam
Năm: 2020
14. Hà Nhật Thăng (2001), “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học”, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học”
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
15. Phạm Ngọc Thủy, (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học, Trường ĐH sư phạm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Phạm Ngọc Thủy
Năm: 2008
17. Nguyễn Xuân Thức, (2007), Tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 5 tiểu học”, Tạp chí Tâm lý học số 4 (97)- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 5 tiểu học”
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức
Năm: 2007
18. Phan Thị Thơm, (2005), Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô, Luận văn Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô
Tác giả: Phan Thị Thơm
Năm: 2005
19. Lê Thu Trang, (2007), Phát triển hứng thú cho học sinh tiểu học trong giờ tập đọc, Tạp chí Giáo dục số 172, kì 2-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hứng thú cho học sinh tiểu học trong giờ tập đọc
Tác giả: Lê Thu Trang
Năm: 2007
20. Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2006
21. Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (2004), 150 trò chơi thiếu nhi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 trò chơi thiếu nhi
Tác giả: Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
22. Nguyễn Quang Uẩn (2002), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
24. David Whitebread & Dave Neale, Hanne Jensen, Claire Liu & S. Lynneth Solis, Emily Hopkins & Kathy Hirsh-Pasek and Jennifer Zosh, (2017), “The role of play in children’s development: a review of the evidence”, The LEGO Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The role of play in children’s development: a review of the evidence”
Tác giả: David Whitebread & Dave Neale, Hanne Jensen, Claire Liu & S. Lynneth Solis, Emily Hopkins & Kathy Hirsh-Pasek and Jennifer Zosh
Năm: 2017
25. Rachel Parker and Bo Stjerne Thomsen, (2019), “Learning through play at school”, The LEGO Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Learning through play at school”
Tác giả: Rachel Parker and Bo Stjerne Thomsen
Năm: 2019
26. S. Lynneth Solis, Claire W. Liu, and Jill M. Popp, (2020), “Learning to cope through play”, The LEGO Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Learning to cope through play”
Tác giả: S. Lynneth Solis, Claire W. Liu, and Jill M. Popp
Năm: 2020
27. UNICEF, (2018), “Learning through play”, The LEGO Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Learning through play”
Tác giả: UNICEF
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Nội dung khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 [3] - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 1.1. Nội dung khái quát môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 [3] (Trang 32)
Bảng 1.3. Quan niệm của giáo viên về Học thông qua chơi - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 1.3. Quan niệm của giáo viên về Học thông qua chơi (Trang 39)
Bảng 1.4. Đánh giá về vai trò của Học thông qua chơi trong dạy học môn - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 1.4. Đánh giá về vai trò của Học thông qua chơi trong dạy học môn (Trang 40)
Bảng 1.5. Những thuận lợi của giáo viên khi dạy học môn Tự nhiên và xã - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 1.5. Những thuận lợi của giáo viên khi dạy học môn Tự nhiên và xã (Trang 41)
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi, tình huống - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi, tình huống (Trang 49)
Sơ đồ 2.2. Các bước thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Sơ đồ 2.2. Các bước thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học (Trang 54)
Sơ đồ 2.3. Các bước xây dựng hoạt động học tập phân hoá - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Sơ đồ 2.3. Các bước xây dựng hoạt động học tập phân hoá (Trang 60)
Sơ đồ 2.4. Các bước thiết kế hoạt động học tập ngoài lớp học trong dạy học - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Sơ đồ 2.4. Các bước thiết kế hoạt động học tập ngoài lớp học trong dạy học (Trang 66)
Bảng 3.1. Mô tả lớp thực nghiệm và đối chứng - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.1. Mô tả lớp thực nghiệm và đối chứng (Trang 74)
Bảng 3.2. Mô tả trường hợp nghiên cứu điển hình - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.2. Mô tả trường hợp nghiên cứu điển hình (Trang 75)
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm (Trang 78)
Bảng 3.4. Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.4. Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học (Trang 79)
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sau thực nghiệm - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sau thực nghiệm (Trang 80)
Bảng 3.6. Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học - Phát triển hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn tự nhiên và xã hội theo cách tiếp cận học thông qua chơi
Bảng 3.6. Mức độ hứng thú học tập của HS trong tiết học (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w