Trang 1 PHẠM THANH HOÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang 2 PHẠM THANH HOÀ PHÁ
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THU HÀ
Trang 3THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn hoàn toàn do bản thân nghiên cứu
và phát triển dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thu Hà
Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn tốt nghiệp có trích dẫn nguồn gốc và hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng
Thái Nguyên, tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Hòa
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên tận tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo - Bộ phận Sau đại học, các giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn
TS Nguyễn Thị Thu Hà.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Hòa
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 5
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái 5
1.1.1 Lý luận về du lịch sinh thái 5
1.1.2 Lý luận về phát triển du lịch sinh thái 12
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch thái 23
1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 23
1.2.2 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 27
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 31
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 32
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 33
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ảnh tình hình phát triển du lịch sinh thái của địa phương 33
Trang 72.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
của địa phương 35
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 38
3.1 Khái quát về địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.2 Tài nguyên du lịch sinh thái nổi bật của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 50
3.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên 50
3.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn 51
3.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 55
3.3.1 Tăng quy mô khách du lịch 55
3.3.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 56
3.3.3 Phát triển điểm du lịch, khu du lịch sinh thái 61
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch 65
3.3.5 Phát triển cơ sở kinh doanh du lịch 70
3.3.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái của Mộc Châu 72
3.3.7 Khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch 76
3.3.8 Gia tăng sự tham gia của cộng đồng địa phương 79
3.4 Kết quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 82
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 83
3.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan 83
3.5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan 91
3.6 Đánh giá chung về phát triển DLST trên địa bàn huyện Mộc Châu 100
3.6.1 Kết quả đạt được 100
3.6.2 Hạn chế, tồn tại 102
3.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 103
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 106
Trang 84.1 Quan điểm, định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La 106
4.1.1 Quan điểm 106
4.1.2 Định hướng 106
4.2 Các nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới 106
4.2.1 Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch theo hướng đồng bộ 106
4.2.2 Phát triển và nâng cao năng lực nguồn nhân lực 109
4.2.3 Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái xứng tầm tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nông nghiệp và những trải nghiệm liên quan 110
4.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Mộc Châu 114
4.2.5 Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển và quản lý du lịch 116
4.3 Kiến nghị 117
4.3.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La 117
4.3.2 Đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Sơn La 117
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 1 122
PHỤ LỤC 2 126
Trang 9QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước SPDL Sản phẩm du lịch TTg Thủ tướng
UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thang đo Likert 31
Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu khách du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu giai đoạn 2020-2022 56
Bảng 3.2: Số lượng sản phẩm du lịch sinh thái khai thác theo tài nguyên du lịch tại địa bàn huyện Mộc Châu từ năm 2019-2021 57
Bảng 3.3: Ý kiến khảo sát về sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu 60
Bảng 3.4: Các điểm du lịch sinh thái chính đang được khai thác 61
Bảng 3.5: Ý kiến khảo sát về các điểm, khu du lịch du lịch sinh thái 64
Bảng 3.6: Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 66
Bảng 3.7: Ý kiến khảo sát về hoạt động xúc tiến du lịch 69
Bảng 3.8: Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tại địa bàn huyện Mộc Châu 71
Bảng 3.9: Số lượng homestay trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2022 72
Bảng 3.10: Đánh giá hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DLST của huyện Mộc Châu 75
Bảng 3.11: Đánh giá hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch tại huyện Mộc Châu 78
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng địa phương đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu 81
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 83
Bảng 3.14: Trình độ của cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2022 85
Bảng 3.15: Ý kiến khảo sát CBQL về chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu 90
Bảng 3.16: Ý kiến khảo sát về sự hợp tác trong phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu 91
Trang 11Bảng 3.17: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu KT-XH của huyện Mộc Châu, giai
đoạn 2020 - 2022 92 Bảng 3.18: Ý kiến khảo sát về sự ảnh hưởng của trình độ phát triển KT-XH tới du
lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu 94 Bảng 3.19: Ý kiến đánh giá về về tài nguyên DLST của huyện Mộc Châu 96 Bảng 3.20: Ý kiến khảo sát về cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch sinh thái trên
địa bàn huyện Mộc Châu 97 Bảng 3.21: Đánh giá nguồn nhân lực DLST của huyện Mộc Châu 99 Bảng 3.22: Quy mô đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái huyện Mộc Châu giai
đoạn 2019 - 2021 100
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ khách du lịch biết đến du lịch sinh thái Mộc Châu qua các kênh
thông tin quảng bá (%) 70 Hình 3.2: Thực trạng trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực DLST của huyện
Mộc Châu, 2022 73 Hình 3.3: Số nhân lực tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ DL cho phát triển du
lịch huyện Mộc Châu, 2020 – 2022 74 Hình 3.4: Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mộc Châu 84
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 80 trở lại đây, du lịch sinh thái (DLST) đã phát triển như một hiện tượng, một xu thế được quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều du khách và nó đã trở thành vấn đề phát triển toàn cầu khi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển DL bền vững” (2002) (Phan Huy Xu và cộng sự, 2018) Thực tế phát triển ở nhiều nước cho thấy việc tập trung phát triển DL thiên nhiên hay DLST đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ Là một loại hình DL có trách nhiệm, bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, DLST còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng địa phương Phần lớn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thiết lập và duy trì hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đa dạng sinh học để phát huy khả năng khai thác phát triển du lịch sinh thái, mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của du lịch sinh thái, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam luôn xác định DLST là loại hình du lịch được ưu tiên phát triển Định hướng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi phát triển du lịch cũng đang hướng tới nền kinh tế xanh, góp phần tích cực vào phát triển bền vững và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180km về hướng Tây Bắc Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ cùng những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa các dân tộc đa dạng và đặc sắc, Mộc Châu là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc Tận dụng lợi thế này, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng
Trong những năm qua, Mộc Châu dần trở thành điểm đến có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Cơ cấu khách du lịch từng bước chuyển dịch
Trang 13theo hướng tích cực, từ chủ yếu là du lịch theo dạng “phượt” sang du lịch dài ngày Năm 2022, lượng khách du lịch đến Mộc Châu ước đạt 1.568.000 lượt người, trong
đó có khoảng 800 lượt khách quốc tế, doanh thu xã hội ước đạt 1.724,8 tỷ đồng (UBND huyện Mộc Châu, 2022) Tuy nhiên, những kết quả này còn rất khiêm tốn
so với tiềm năng du lịch của huyện Du lịch Mộc Châu mới chỉ được khai thác bước đầu Những đầu tư, xúc tiến quảng bá chưa thật sự được quan tâm đúng mức, do đó các tua du lịch chưa được hình thành và hoạt động chưa chuyên nghiệp Các tua du lịch đi Mộc Châu đều chỉ đáp ứng được nhu cầu điểm đến Các danh thắng hầu như chưa có sự đầu tư tôn tạo, sửa chữa sân bãi Việc dẫn khách tham quan các địa danh chưa được tổ chức, sắp xếp mà tự phát do một số người dân bản địa kết hợp hoặc thuê mướn nhân viên khách sạn không chuyên Sự đầu tư cho dịch vụ du lịch cũng cầm chừng
Để có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt mục tiêu phát triển của khu du lịch quốc gia, trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch trung du miền núi Bắc Bộ, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc, huyện Mộc Châu cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển
những thế mạnh của mình Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn chủ đề “Phát triển du lịch
sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Trang 14- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển du lịch sinh thái của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2020 –
2022 Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2022
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phát triển du lịch sinh
thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La gồm: Tăng quy mô khách du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch; Phát triển điểm du lịch, khu du lịch; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch; Phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Phát triển lực lượng hướng dẫn viên du lịch; Phát triển hạ tầng du lịch Ngoài ra, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu; Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển
du lịch sinh thái trên địa bàn huyện; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới
4 Những đóng góp của luận văn
* Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ sung
và làm phong phú thêm cơ sở khoa học về phát triển du lịch sinh thái Vận dụng và
cụ thể hóa vào đánh giá hoạt động phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
* Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa to lớn trong hoạch
định các chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái, sự tham gia các bên liên quan đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu, Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan QLNN về du lịch tại tỉnh Sơn
La, đặc biệt là huyện Mộc Châu như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La,
Trang 15Phòng văn hóa thông tin huyện Mộc Châu, và các cơ quan quản lý liên quan, góp phần tăng cường, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học thực hiện các nghiên cứu
có liên quan sau này
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La
Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
1.1.1 Lý luận về du lịch sinh thái
1.1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
a) Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 1999)
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trỡnh lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hỡnh thành cỏc khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Luật Du lịch Việt Nam, 2005)
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài
nguyên du lịch sinh thái (DLST) là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi
là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST
Trang 17b) Khái niệm du lịch sinh thái
Theo Luật Du lịch của Việt Nam năm 2017 “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Về du lịch sinh thái (DLST), ngày nay sự hiểu biết về loại hình du lịch này ngày càng được nâng cao, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:
Ceballos-Lascurain, H.- một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định nghĩa
DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những
khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang
dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những
khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”
Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (The International
Ecotourism Society - TIES, 2006): “Du lịch sinh thái (Ecotourism) là du lịch có
trách nhiệm đối với các khu vực tự nhiên nhằm bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương đồng thời liên quan đến việc diễn giải, giáo dục thúc đẩy nhận thức về giá trị tự nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.”
Tại Hội thảo về "Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” năm 1999, khái niệm du lịch sinh thái ở Việt Nam lần đầu được thông
qua: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Trang 18Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
Năm 2006, Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên cũng đưa ra khái niệm về du lịch
sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường
và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động
du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành năm 2007, “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”
Theo Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi (2017): “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” [Khoản 16, Điều 3]
Từ nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái của các tổ chức và các học giả trong
nước và quốc tế, ta có thể hiểu “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương”
1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó
Trang 19- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế
- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội
- Du lịch sinh thái có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách: + Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu vực tự nhiên
+ Tạo ra những cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương
+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa
1.1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ Kết quả của quá trình khai thác đó
là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho XH
Trước tiên đó là các lợi ích về KT-XH, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ
DL, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển du lịch
Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách DL trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ, độc đáo; các truyền thống văn hóa lịch sử; những đặc thù dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn toàn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng
và của hành tinh nói chung
Trang 20Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm: Tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí, tính xã hội hóa
Bên cạnh đó DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học
và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động DL gây nên những áp lực lớn đối với môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển DL với việc bảo vệ môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn TNTN cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn TNTN tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình
Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thác cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng
1.1.1.4 Các loại hình du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại hình khác nhau, như: Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), Du lịch xanh (Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism), lưu trú sinh thái (Eco-loging), Du lịch nông nghiệp (Agro-tourism), Du lịch sinh thái cộng đồng (Community-based ecotourism),…
Trang 21- Du lịch thiên nhiên là tham quan các khu vực tự nhiên, kết hợp chặt chẽ với
khái niệm du lịch nông thôn Những địa điểm mà khách DL có thể đến thăm có thể bao gồm các bãi biển, rừng hoặc vườn quốc gia Các hoạt động tập trung vào môi trường tự nhiên hơn là tham quan các nơi nhân tạo của con người; Ví dụ như ngắm sao hay đi bộ đường dài
- Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục
môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững
- Du lịch mạo hiểm được coi là loại hình du lịch được thực hiện ở những khu
vực có địa hình hiểm trở, khó khăn Nó có thể bao gồm các hoạt động như: Leo núi,
đi bộ trong rừng, tìm hiểu hang động Chính vì thế, điểm hấp dẫn đối với loại hình du lịch này chính là những đỉnh núi cao hiểm trở, những hang động khó đi nhằm đánh thức trí tò mò của những du khách ưa khám phá Điểm đến là các vùng thiên nhiên hoang sơ, chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, hang động Các địa điểm được chọn thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố Đặc biệt, những nơi có sự đa dạng về địa hình, đa dạng về tài nguyên và sự độc đáo của văn hóa bản địa như là khu vực đồi núi và cao nguyên thu hút khách ưa khám phá mạo hiểm hơn cả Trên đường trải nghiệm loại hình du lịch này, du khách có thể tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa để thấy được những nét đẹp và hấp dẫn của địa phương Người tham gia loại hình du lịch này cần phải có ý chí kiên cường và sức khỏe dẻo dai Những yếu tố thu hút đối với hoạt động du lịch mạo hiểm: Độ dài chuyến đi, khoảng cách đi bộ trong cả chuyến, độ cao tối đa (đối với các đỉnh núi) so với mực nước biển mà du khách đạt được trong suốt chuyến đi
- Du lịch bản xứ: Đây là loại hình du lịch tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc
thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch bằng việc tận dụng những tài nguyên mà người dân địa phương có để phục vụ cho nhu cầu du lịch như: Nhà ở, đồ ăn, công việc,… mô hình này thu hút khách du lịch bởi sự bình
dị và chân thực không khí của vùng thôn quê
Trang 22- Du lịch có trách nhiệm được hiểu là trách nhiệm của các tổ chức và du khách
về kinh tế, xã hội và môi trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch, từ hoạch định chính sách đến quy hoạch, khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm, tổ chức kinh doanh và phục vụ khách du lịch.Phát triển loại hình du lịch này sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân địa phương và tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư, cải thiện điều kiện làm việc và khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề ảnh hưởng tới sinh kế của họ, từ đó tác động đến ý thức cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, gìn giữ các di sản tự nhiên và văn hóa
- Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào Loại hình du lịch này được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương
- Lưu trú sinh thái: Loại hình DLST này đề cập đến các chuyến du lịch lựa
chọn chỗ ở được xây dựng với ý thức về bảo vệ môi trường Các lựa chọn này rất đa dạng từ ký túc xá và khách sạn được xây dựng bằng vật liệu bền vững hoặc trong môi trường tự nhiên, cho đến các "Khu nghỉ dưỡng sinh thái", được xây dựng ở những nơi xa xôi và cung cấp các hoạt động DLST như ngắm chim, đi bộ đường dài hoặc chèo thuyền kayaking
- Du lịch nông nghiệp là một loại hình DLST tận dụng các cộng đồng nông
dân nông thôn làm điểm thu hút khách du lịch Một số địa điểm du lịch nông nghiệp phục vụ để khuyến khích và bảo vệ các cộng đồng nông dân bị đe dọa ở các nước khó khăn Nhiều địa điểm du lịch nông nghiệp cung cấp các cơ hội tình nguyện, hướng dẫn các phương pháp canh tác bền vững, giới thiệu việc trồng các loài động thực vật nổi tiếng trong khu vực cụ thể Bên cạnh đó, du lịch nông nghiệp cũng bao gồm nhiều hoạt động đa dạng và cung cấp phương tiện để nông dân đa dạng hóa và
bổ sung thu nhập Các hoạt động đó có thể bao gồm nghiên cứu động vật hoang dã, cưỡi ngựa, tham quan rừng, lớp học nấu ăn, nếm rượu, lễ hội thu hoạch, lưu trú tại trang trại
Trang 23- Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ
chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng
1.1.2 Lý luận về phát triển du lịch sinh thái
1.1.2.1 Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái
Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Phát triển không chỉ đơn thuần là tăng lên hay giảm đi về lượng mà còn biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế của phủ định của phủ định Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng
Phát triển DLST là khai thác có hiệu quả và bền vững những giá trị của tài nguyên DLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tài nguyên DLST bằng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch, đem lại lợi ích cho xã hội 1.1.2.2 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái
a) Phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng
Du lịch sinh thái được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân
về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái (HST) dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại
Trang 24Phát triển DLST đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì DLST tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình DLST được xem là công
cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học Sở dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên
Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cáp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo vệ môi trường, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường
Du lịch sinh thái còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy trì HST Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan Không chỉ dừng lại ở đó DLST còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương gồm đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc nhờ đó mà ngày càng thu hút khách DL và cải thiện môi trường địa phương
Như vậy phát triển DLST ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của
du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và là “Bí quyết để phát triển bền vững”
b) Phát triển du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội
Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn DLST phát triển tốt,
Trang 25nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Tuy nhiên về mặt người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tốt có thể tiêu cực DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST
c) Phát triển du lịch sinh thái tác động tới kinh tế
Du lịch sinh thái góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước Mặt khác nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt Hoạt động du lịch giúp tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm lượng du khách quốc tế, tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch vụ phục vụ du khách và phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt
1.1.2.3 Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
- Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên
- Phát triển DLST không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó
- Phát triển DLST phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách DLST sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân
- Phát triển DLST phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học)
Trang 26- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách DL (trước, trong và sau chuyến đi)
- Cần phải có sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động
- Phát triển DLST là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành
1.1.2.4 Các bên liên quan trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái
Tham gia vào hoạt động phát triển du lịch sinh thái của mỗi địa phương bao gồm có 4 chủ thể: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách Vai trò của từng chủ thể trong hoạt động như sau:
- Cơ quan quản lý:
+ Chính phủ: Điều phối chung; ban hành các chính sách ở tầm vĩ mô; xây dựng chiến lược, quy hoạch; hỗ trợ địa phương, cộng đồng; hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng quỹ quốc gia về du lịch sinh thái
+ Chính quyền địa phương: Có chính sách và định hướng phát triển rõ ràng; lập và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển; có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn; cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với việc tham gia của cộng đồng, hỗ trợ phát triển cộng đồng; kiểm tra, giám sát sự phát triển
+ Các ban quản lý khu du lịch: Quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường điểm du lịch; lập quy hoạch phát triển điểm/khu du lịch trên nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của cộng đồng; quản lý thực hiện nghiêm túc quy hoạch; xây dựng quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
- Doanh nghiệp: Có phương án kinh doanh phù hợp; có năng lực thật sự về
vốn và nguồn nhân lực; có cam kết trách nhiệm rõ ràng về đóng góp bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng
- Cộng đồng địa phương: Cam kết tuân thủ pháp luật, các chủ trương của
chính quyền trung ương và địa phương; chủ động tham gia vào quá trình phát triển
Trang 27du lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch; có trách nhiệm trong việc bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống địa phương;
có thái độ thân thiện, giúp đỡ khách du lịch
- Du khách: Tôn trọng tập quán truyền thống văn hóa địa phương; có ý thức
trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường của điểm đến; tham gia các hoạt động hỗ trợ đóng góp cho bảo tồn và phát triển cộng đồng tại điểm/khu du lịch
1.1.2.5 Nội dung của phát triển du lịch sinh thái
a) Tăng quy mô khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến Quy mô khách du lịch tăng phản ánh số lượng khách nội địa hoặc quốc tế đến địa điểm du lịch tăng theo thời gian, có thể là năm, quý, tháng, tuần,… Thông thường khi đánh giá sự thay đổi quy mô khách du lịch, việc tăng quy mô biểu hiện mức tăng trưởng qua lượng khách qua các thời kỳ Khi tăng quy mô khách du lịch cho thấy điểm đến du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng đảm bảo, các dịch vụ du lịch đồng bộ,… điều này tác động đến việc tiêu dùng lặp lại hoặc thu hút du khách mới, làm cho du lịch phát triển
b) Phát triển sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, do đó sản phẩm du lịch cần
có sự gia tăng về số lượng các dịch vụ trên cơ sở lợi thế của địa phương.Sản phẩm
du lịch mang lại cho du khách sự thỏa mãn tiêu dùng, chất lượng dịch vụ du lịch không còn giới hạn ở tính đơn lẻ mà là tổng hòa của chuỗi chất lượng, chúng vừa mang tính hữu hình và vô hình, cần phải khai thác hết sự khác biệt để làm mới sản phẩm, gia tăng chất lượng dịch vụ và sức hấp dẫn du khách Đây chính là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch của mỗi địa phương
Khi phát triển sản phẩm du lịch thì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mang lại cho
du khách sự thỏa mãn tiêu dùng, chất lượng dịch vụ tạo ra sản phẩm Các sản phẩm
du lịch bao gồm thể hiện 3 cấp độ cấu thành: Cấp độ 1: sản phẩm cốt lõi - có ý nghĩa du lịch mang lại cho du khách sự thỏa mãn tiêu dùng cơ bản nào, khách hàng
Trang 28được trả lời câu hỏi: đi du lịch để làm gì? Hay là lợi ích của sản phẩm du lịch đem lại là gì?; cấp độ 2- sản phẩm du lịch hiện thực thể hiện qua khách lựa chọn điểm đến, nhà cung cấp dịch vụ và các dịch vụ hiện hữu thực tế, ăn uống, vui chơi, giải trí,…; và cấp độ 3: sản phẩm gia tăng, cấp độ này gồm: hệ thống thanh toán, phương thức vận chuyển du khách, dịch vụ gia tăng thỏa mãn khác…
c) Phát triển điểm du lịch, khu du lịch
Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu
tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia; mỗi địa phương sẽ thu hút đầu tư nhằm khai thác triệt để khu du lịch, điểm du lịch Chính vì vậy, mỗi địa phương đều
có chính sách, đường lối trong thu hút các nhà đầu tư vào các khu, điểm du lịch nhằm tạo ra hình ảnh điểm đến hấp dẫn Bên cạnh đó, việc quy hoạch, phân bổ khu, vùng, điểm đến du lịch hấp dẫn làm cho địa phương ngày càng được mở rộng về phạm vi khai thác điều kiện du lịch, lan tỏa được sự phát triển du lịch đến các ngành nghề khác Ngoài ra, khai thác các yếu tố đặc trưng của khu, điểm du lịch làm cho văn hóa bản địa được giữ vững, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan nhà nước và đơn vị khai thác dịch vụ du lịch
Các cơ quan nhà nước và đơn vị khai thác dịch vụ du lịch sẽ căn cứ vào các điều kiện du lịch, giữa cá điểm, khu du lịch của địa phương khác, số lượng điểm, khu du lịch càng được mở rộng có nghĩa địa phương có quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, càng tạo nhiều hấp dẫn cho du khách
d) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch Địa phương cần gia tăng các phương thức, công cụ xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chương trình xúc tiến du lịch của địa phương Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của chương trình xúc tiến du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của tỉnh và cả nước Đáp ứng những yêu cầu của quá
Trang 29trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước
Các hoạt động xúc tiến du lịch phải phù hợp với điều kiện phát triển du lịch
là khi địa phương thực hiện số lượng, tần suất phương tiện, ngân sách dành cho các chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm tăng và phải thực hiện đo lường hiệu quả của xúc tiến du lịch trước và sau khi thực hiện quy mô khách tăng lên bao nhiêu
e) Phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các dịch vụ về lưu trú du lịch, kinh doanh
lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển các khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Nguyễn Văn Đính,
2006)
Các cơ sở này có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch ở mỗi địa phương Du lịch được coi là một ngành kinh tế kinh doanh tổng hợp: sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về
đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch cho nên các cơ sở kinh doanh đóng vai trò là nhà cung cấp quan trọng từ khi khách du lịch nảy sinh nhu cầu cho đến khi kết thúc dịch vụ du lịch đã sử dụng
Chính vì vậy, các địa phương luôn tạo điều kiện thu hút và phát triển các cơ
sở kinh doanh du lịch cả về số lượng và chất lượng:
Về số lượng, được thể hiện thông qua quy mô các cơ sở tham gia vào cung ứng dịch vụ du lịch như số lượng khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thương mại, dịch
vụ vận chuyển hành khách, khai thác điểm, tuyến du lịch, các dịch vụ khác hỗ trợ
du khách Số lượng doanh nghiệp/hộ theo vốn đăng ký kinh doanh: phản ánh được
số vốn, nguồn vốn mà doanh nghiệp/hộ đăng ký hoạt động, bao gồm vốn lưu động
và vốn cố định
Về chất lượng, số lượng doanh nghiệp/các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch: là
số lượng doanh nghiệp/các hộ kinh doanh đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch như lưu trú du lịch, vận chuyển khách, lữ hành, Chất lượng thể
Trang 30hiện:Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp; Trình độ chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp; Năng lực/kỹ năng quản lý trong doanh nghiệp; Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất, quản trị chất lượng dịch vụ,…
f) Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Nhân lực du lịch là lực lượng lao động tham gia vào quá trình hoạt động và phát triển du lịch, bao gồm lực lượng lao động trực tiếp với du khách và lực lượng lao động gián tiếp, chỉ tham gia vào công tác quản lý điều hành hoạt động du lịch
Lao động trực tiếp là lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các hoạt động du lịch, gồm lực lượng lao động như phục vụ, lễ tân, dọn phòng, đầu bếp, đội ngũ hướng dẫn viên trong các cơ sở lưu trú, hay các lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ cho du khách (quà lưu niệm, thực phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ) Nhìn chung Lao động trực tiếp là lực lượng lao động có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động và khách du lịch
Ngược lại với lao động trực tiếp, lao động gián tiếp là lực lượng lao động không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với khách du lịch, bao gồm đội ngũ lao động quản lý nhà nước về du lịch, họ có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh trong du lịch, hoặc có thể họ sáng tạo, đổi mới các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của du khách Ngoài ra, lực lượng lao động gián tiếp còn là các nhà quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở lưu trú, các đại lý lữ hành Tóm lại, lực lượng lao động gián tiếp là lực lượng lao động làm việc trong các hoạt động của ngành
Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực ngành du lịch về trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội, cụ thể là về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa; làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành
du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển
g) Khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
Trang 31Tài nguyên, môi trường du lịch được coi là một yếu tố quan trọng, mang tính quyết định của phát triển du lịch sinh thái, là mục đích khám phá của du khách, là cơ
sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở các địa phương Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch theo hướng phát triển bền vững
h) Gia tăng sự tham gia của cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình
Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục
du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thác cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng
1.1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
a) Nhóm yếu tố khách quan
* Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch phản ánh qua tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, cán bộ là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến QLNN về du lịch Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển du lịch, ban hành các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động du lịch Do đó, họ
sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho du lịch như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm Hiệu quả QLNN về du lịch thể hiện bộ máy được tổ chức một cách khoa học,
có sự phân công rõ rang về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sẽ xử lý công việc nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, mà không mất quá nhiều thời gian, công sức
Trang 32Ngược lại sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy lẫn nhau, làm chậm tiến độ giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình quản lý
* Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành du lịch Đường lối phát triển được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể, dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên - môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược, nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế.Việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở
thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của du lịch
* Sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; liên kết, phối hợp giữa du lịch và các ngành, lĩnh vực liên quan
Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch không chỉ nằm trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực Du lịch rất cần liên kết, bởi mỗi địa phương không thể đơn thương độc mã phát triển, vì không thể đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực độc lập, cũng như không đủ tiềm lực để tạo ra những hiệu ứng hay chiến dịch quảng bá trong và ngoài nước.Về liên kết, tạo dựng thương hiệu du lịch, ngoài những đặc trưng, thế mạnh riêng của du lịch mỗi tỉnh, hợp tác du lịch, đòi hỏi mỗi tỉnh phải tạo ra các mối liên kết, hợp tác với các tỉnh bạn để cùng phát triển mạnh và tốt hơn, xa hơn là thực hiện liên kết quốc tế nhằm tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách là làm cho các ngành khác có điều kiện phát triển
b) Nhóm yếu tố chủ quan
Trang 33* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Đây được xem là điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch Để đảm bảo có thể thu hút và khai thác khách du lịch nói chung thì cần có: Tình hình chính trị hòa bình ổn định, tình hình kinh tế tăng trưởng và phát triển, tình hình an ninh trật tự an toàn và đảm bảo Nếu địa phương có trình độ phát triển KT-XH ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt sẽ sử dụng chi ngân sách cho hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội tốt, thu hút được đông đảo du khách và làm cho du lịch phát triển và ngược lại
* Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là nhóm yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với các thị trường khách du lịch.Tài nguyên DLST là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó, có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là nhân tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch Tài nguyên DLST gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa khai thác Tài nguyên DLST rất
đa dạng và phong phú, chủ yếu gồm những tài nguyên chính sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim )
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây cảnh )
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng
* Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, giao thông, đường sá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, các chính sách phát
Trang 34triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phương
Cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khác du lịch Nhìn chung, một quốc gia, một vùng, một địa phương sẽ không khai thác được thiềm năng phát triển du lịch nếu như không có điều kiện về kết cấu hạ tầng, vật chất - kỹ thuật du lịch thuận lợi
* Nguồn nhân lực
Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác
và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công cho ngành
du lịch và sản phẩm du lịch đó chính là con người Đối với ngành DL, nguồn nhân lực cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ
DL Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành DL của cả quốc gia
* Vốn đầu tư phát triển du lịch
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (Trần Thị Minh Hòa, 2008) Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong nước và
ngoài nước, làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển du lịch Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở mỗi địa phương gồm: Vốn đầu tư phát triển du lịch từ trong nước; Vốn đầu tư phát triển du lịch từ nước ngoài
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch thái
1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Sa Pa là cũng là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch với những cánh rừng Sa mu xanh ngát xen những biệt thự, nhà thờ cổ kính mang nhiều dáng dấp của các thành phố Châu Âu, các thác nước, hang động, làng bản dân tộc… Đây là nơi sinh sống lâu đời của 6 dân tộc: Kinh, H'Mông, Dao, Tày, Dáy và Xá
Trang 35Phó với nhiều di tích, lễ hội, phong tục tập quán, kiến thức bản địa, và các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc, tiêu biểu là Chợ Văn hoá - Giao duyên
Sa Pa (chợ Tình)
Sa Pa còn là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai, cầu nối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vùng núi phía Bắc, cầu nối giao thương trọng điểm của Tây Bắc với cả nước và khu vực ASEAN nói chung
Tận dụng tiềm năng trên, ngành du lịch Sa Pa đã xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, từ nghỉ dưỡng đến du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch hội nghị, hội thảo…
Năm 2020, khi ngành du lịch thế giới chao đảo vì đại dịch, thị xã Sa Pa lại vào top những điểm đến mới nổi lại châu Á, tiếp tục được xướng tên với hai giải thưởng tại WTA 2020: Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn và Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn
Năm 2022, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, ngành du lịch địa phương nhanh chóng phục hồi Cả năm lượng khách đến Sapa ước đạt 4.477.000 lượt khách, tăng 219% so với cùng kỳ Năm 2023, Sapa phấn đấu đón 6 triệu lượt khách
Để đạt được thành tựu đó, UBND huyện Sa Pa đã triển khai và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả:
- Triển khai thực hiện thành công kế hoạch số 101/KH ngày 27/3/2018 về phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc
và các thế mạnh của huyện để để đưa du lịch Sa Pa đến gần với du khách quốc tế Huyện đã tập trung xây dựng các điểm du lịch cộng đồng gắn liền với bảo tồn khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa và các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên sẵn có
- Chỉ đạo xây dựng các đội văn nghệ từ thôn đến xã, các đoàn biểu diễn hoạt động lễ hội đường phố, duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ tại sân quần Sa Pa vào tối thứ 7 hàng tuần để tạo cơ hội giao lưu, gắn kết giữa du khách với người dân địa phương
- Để thuận tiện trong quá trình đi lại, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, ăn uống nghỉ ngơi của du khách, huyện Sa Pa đã chú trọng nâng cao hạ tầng, cơ sở vật chất và phát triển các dịch vụ du lịch Nhằm thu hút khách du lịch và đẩy mạnh
Trang 36quảng bá văn hóa của đồng bào các dân tộc Sa Pa đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước, huyện Sa Pa đã tổ chức thành công Lễ hội Mùa xuân và Lễ hội Mùa Hè
- Công tác an toàn giao thông, hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra trong lễ hội đều được kiểm soát chặt chẽ
- Tổ chức quy hoạch, sắp xếp điểm bán hàng tập trung cho người dân địa phương tại một số khu vực, củng cố du lịch cộng đồng, kiện toàn ban quản lý du lịch cộng đồng tại các xã Lao Chải, Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ
- Xây dựng hệ thống biển báo, bản đồ hướng dẫn du khách và quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến thăm bản, làng
1.2.1.2 Kinh nghiệm tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Tam Đảo nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc Trên địa bàn huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, với những địa danh nổi tiếng như: Khu du lịch Tam Đảo, Khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, sân golf, rừng quốc gia Tam Đảo…Tiềm năng là vậy nhưng trước đây, Tam Đảo chỉ thu hút được một lượng khách khá khiêm tốn Nguyên nhân là do hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu và không đồng bộ; sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu; các dịch vụ bổ trợ thiếu tính chuyên nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu của du khách
Để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, Huyện ủy huyện Tam Đảo ban hành Chương trình hành động số 43 - CTr/HU ngày 23/72018 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Hằng năm, UBND huyện kiện toàn BCĐ phát triển du lịch của huyện; ban hành kế hoạch phát triển du lịch; kế hoạch khai trương
du lịch Tam Đảo và tổ chức các hoạt động hội chợ, quảng bá cho du lịch của huyện
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được huyện quan tâm bằng nhiều hình thức như thông qua hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến cơ sở; làm phóng
sự tuyên truyền về lễ hội và du lịch Tây Thiên, các khu, điểm du lịch của huyện; bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện; phối hợp sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề “Sắc màu dân tộc” để giới thiệu những nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu trên địa bàn huyện
Trang 37Ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, huyện in cuốn sách di sản văn hóa Tam Đảo; cấp phát tờ rơi, tờ gấp; làm hệ thống pano cổ động giới thiệu về các khu du lịch của huyện; xây dựng 2 màn hình tại trung tâm huyện và Khu danh thắng Tây Thiên; đăng ký sử dụng các màn hình điện tử ở thành phố Vĩnh Yên, tích cực tham gia các hội chợ quảng bá du lịch trong nước… để người dân và du khách biết đến những tiềm năng, thế mạnh du lịch của Tam Đảo
Huyện đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Trong những năm qua, huyện thu hút được hàng nghìn tỷ đồng đầu tư cho phát triển
DL Nhiều dự án trong lĩnh vực này được triển khai như: Khu du lịch Tam Đảo 2, khu nghỉ dưỡng cao cấp, resort, khu công viên thị trấn Tam Đảo, Trung tâm Văn hóa lễ hội Tây Thiên; dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 2B đoạn từ đền Chân Suối đến Khu DL Tam Đảo Một số dự án tiếp tục được phê duyệt, lựa chọn nhà đầu tư như khu du lịch sinh thái hồ Xạ Hương, Hồ Làng Hà, Bản Long, dự án sân golf , góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách Hệ thống các cơ
sở hạ tầng DL được đầu tư, nâng cấp Tại Khu danh thắng Tây Thiên, hệ thống cáp treo và dịch vụ xe điện đã đi vào hoạt động Các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện có
sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, Tam Đảo ngày càng hấp dẫn trong mắt
du khách trong và ngoài nước Điều đó được thể hiện ở số khách du lịch đến với Tam Đảo trong những năm gần đây không ngừng tăng lên
Theo báo cáo của Phòng Văn hóa thông tin huyện Tam Đảo, đến hết tháng 10 năm 2021, huyện đón 606.400 lượt khách, tuy chưa bằng thời điểm trước đại dịch nhưng tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 Cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng được đầu
tư khang trang, hiện đại Đến nay, trên địa bàn huyện có 70 khách sạn, 45 nhà nghỉ,
32 homestay với tổng số hơn 3.000 phòng nghỉ Ngoài các loại hình truyền thống như
du lịch tâm linh, lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, những năm gần đây đã xuất hiện các sản phẩm mới như: du lịch thể thao (golf, đạp xe, leo núi); du lịch sinh thái vườn - rừng (Vườn quốc gia Tam Đảo, các vườn hoa đỗ quyên, rừng hoa Tây Thiên tại xã Tam Quan); du lịch cộng đồng homestay (đang phát triển mạnh tại Tổ dân phố
2, thị trấn Tam Đảo) Năm 2022 là năm có nhiều sự kiện quan trọng, nổi bật với du
Trang 38lịch Tam Đảo Thời điểm đầu năm (tháng 1/2022), khu du lịch Tam Đảo đón tin vui khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu du lịch quốc gia; đến tháng 11, khu du lịch này tiếp tục được vinh danh tại lễ trao giải thưởng du lịch toàn cầu lần thứ 29 với giải thưởng hạng mục Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới
Kết quả trên cho thấy Tam Đảo đã làm tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển du lịch; chú trọng nâng cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác du lịch… nhằm đánh thức tiềm năng, từng bước đưa du lịch Tam Đảo “cất cánh”
1.2.2 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- Xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộng đồng gắn liền với bảo tồn khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa và các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên sẵn có
- Xây dựng các đội văn nghệ từ thôn đến xã, các đoàn biểu diễn hoạt động lễ hội đường phố, duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ để tạo cơ hội giao lưu, gắn kết giữa du khách với người dân địa phương
- Phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất và phát triển các dịch vụ du lịch
- Tổ chức các lễ hội thường niên nhằm thu hút khách du lịch và đẩy mạnh quảng bá văn hóa của đồng bào các dân tộc địa phương đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước
- Công tác an toàn giao thông, hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra trong lễ hội đều được kiểm soát chặt chẽ
- Tổ chức quy hoạch, sắp xếp điểm bán hàng tập trung cho người dân địa phương tại một số khu vực, củng cố du lịch cộng đồng
- Kiện toàn ban quản lý du lịch cộng đồng tại các xã
- Xây dựng hệ thống biển báo, bản đồ hướng dẫn du khách và quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến thăm bản, làng
- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch địa phương
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như thông qua hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến cơ sở; làm phóng sự tuyên truyền
về lễ hội và du lịch, các khu, điểm du lịch của huyện; bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện Ngoài ra, thực hiện quảng bá, tuyên truyền thông qua việc
Trang 39in các ấn phẩm về du lịch địa phương; cấp phát tờ rơi, tờ gấp; làm hệ thống pano cổ động giới thiệu về các khu du lịch của huyện;
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển du lịch; chú trọng nâng cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác du lịch nhằm khai thách hiểu quả tiềm năng du lịch của địa phương
- Về công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, coi trọng công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, chống chặt phá rừng, xây dựng và thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế để đảm bảo độ che phủ rừng ở địa phương Kiên quyết xử lý những trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép, bao chiếm đất rừng để bảo vệ rừng, tài nguyên rừng
- Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư duy trì sinh kế hiện tại và có cơ hội phát triển kinh tế liên quan đến phát triển du lịch sinh thái, hình thành các vùng có khả năng tái tạo phục hồi sinh thái cũng như phát triển du lịch
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp
lý tài nguyên để phát triển du lịch, các hoạt động nghiên cứu khoa học và giám sát môi trường tự nhiên
- Xây dựng Bộ tiêu chí du lịch xanh Các tiêu chí được đưa ra là: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
- Phát triển các SPDL thân thiện, giảm thiểu tác động đến môi trường Những sản phẩm chất lượng, đặc sắc, đa dạng, đồng bộ có giá trị cao được xây dựng đáp ứng nhu cầu của du khách Tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái, chú trọng những sản phẩm du lịch xanh tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương
Trang 40CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi:
- Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La giai đoạn 2020 - 2022 như thế nào?
- Những thành tựu, cũng như những hạn chế nào còn tồn tại trong phát triển
du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu? Nguyên nhân của những hạn chế này là gì?
- Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới, huyện Mộc Châu cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Thông tin thứ cấp
Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ các nguồn:
- Các tài liệu thống kê về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2020-2022 được thu thập từ Phòng văn hóa thông tin huyện Mộc Châu, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Sơn La
- Các nguồn thông tin về KT-XH huyện Mộc Châu được thu thập từ Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế hạ tầng và Niên giám thống kê tỉnh Sơn La qua các năm 2020-2022
- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về phát triển du lịch sinh thái: Khái niệm, nội dung, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng
- Kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng với huyện Mộc Châu, bài học rút ra có thể vận dụng cho địa bàn, với thông tin này tác giả thu thập qua mạng Internet, ấn phẩm thương mại,…
2.2.1.2 Thông tin sơ cấp
* Mục đích: Đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn huyện Mộc
Châu; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La