Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PỜ PÓ CHỪ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀ NHÌ TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ KA LĂNG, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PỜ PÓ CHỪ
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀ NHÌ
TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ KA LĂNG,
HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số : 8850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Phương Mai
Thái Nguyên - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Pờ Pó Chừ, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Phương Mai, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Pờ Pó Chừ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Cô TS Nguyễn Thị Phương Mai đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Ka Lăng và các hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Hà Nhì trên địa bàn xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Pờ Pó Chừ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
4 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng 4
1.1.1 Một số khái niệm 4
1.1.2 Các loại hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam 7
1.2 Tổng quan về quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam 9
1.2.1 Những nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới 9
1.2.2 Những nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam 15
1.2.3 Người Hà Nhì bảo vệ rừng 21
1.3 Một số nghiên cứu liên quan 23
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 24
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 24
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
1.3.3 Người Hà Nhì ở xã Ka Lăng 29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.2 Phạm vi nghiên cứu 32
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
Trang 53.1 Vai trò của cộng đồng thôn, bản người Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng tại
xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 34
3.1.1 Diễn biến rừng tại xã Ka Lăng 34
3.1.2 Vai trò của Bản trong công tác lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng35 3.1.3 Vai trò của Bản việc quản lý và phát triển rừng 36
3.2 Vai trò của các hộ gia đình, cá nhân, dòng họ của người dân tộc Hà Nhì trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng 39
3.2.1 Kiến thức về quản lý bảo vệ rừng và nhận thức của người dân Hà Nhì về vấn đề bảo vệ, phát triển rừng 41
3.2.2 Nguồn thông tin về kiến thức bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy 45 3.2.3 Vai trò của người dân tộc Hà Nhì trong quản lý bảo vệ rừng 46
3.2.4 Vai trò của người dân tộc Hà Nhì trong phòng cháy, chữa cháy rừng 48 3.2.5 Vai trò của người dân tộc Hà Nhì trong phát triển rừng 49
3.3 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 50
3.3.1 Thuận lợi 50
3.3.2 Khó khăn 51
3.4 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu 52
3.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 52
3.4.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 54
3.4.3 Giải pháp về vốn 56
3.4.4 Giải pháp xã hội 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
PHỤ LỤC 61
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng
KT – XH Kinh tế - xã hội
NN-PTNT Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn
PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ người dân tộc Hà Nhì trên địa bàn xã Ka Lăng 29
Bảng 3.1 Đánh giá của cán bộ về nâng cao vai trò quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của người dân tộc Hà Nhì 38
Bảng 3.2 Đánh giá của người dân tộc Hà Nhì về phát triển rừng 44
Bảng 3.3 Nguyên nhân gây suy thoái rừng 45
Bảng 3.4 Nguồn thông tin về bảo vệ và phát triển rừng 46
Bảng 3.5 Sự quan tâm trong quản lý bảo vệ rừng 47
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Rừng đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Sự quan trọng của rừng được thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Hàng triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng trong cuộc sống hàng ngày Rừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế
ổn định Bên cạnh tạo nguồn thu nhập cho người dân, rừng còn góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh Sự gắn kết cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên rừng cũng góp phần tạo dựng nguồn vốn xã hội mạnh mẽ Như vậy, có thể thấy, rừng tạo điều kiện phát triển tổng hợp cả 3 yếu tố, kinh tế, xã hội và môi trường - ba trụ cột trong phát triển bền vững
Trong nhiều năm qua, tiếp cận về bảo vệ và phát triển rừng bền vững được sử dụng nhiều trong các vấn đề phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn Các tiếp cận, quan điểm, phương pháp và các khung phát triển rừng bền vững được sử dụng nhiều trong những báo cáo, phân tích của các dự án phát triển và các nghiên cứu liên quan Tính bền vững trong phát triển rừng được thể hiện ở cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường Những kết quả hoặc có thể bền vững hay không bền vững theo cả hướng thời gian (sự lâu bền) và tính ổn định trong phát triển
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hình đang thu hút được sự quan tâm của Trung ương và địa phương Công tác giao khoán quản
lý bảo vệ rừng đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư được thực hiện trên địa bàn huyện Mường Tè, từ năm 1999 đến nay Từ khi được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư đã có trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng Từ đó diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng
Xã Ka Lăng là một trong những xã vùng cao biên giới của huyện Mường
Tè Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của xã Ka Lăng đã có nhiều phát triển
Trang 9và diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới Đặc biệt, công cuộc giảm nghèo bền vững nơi đây đã và đang đạt được những kết quả rất khả quan Cộng đồng người
Hà Nhì là chiếm 90,6 % dân số của xã Ka Lăng Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của người dân, rừng Ka Lăng luôn được bảo vệ, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cũng luôn được tăng cường Hiện, 8/8 bản của xã Ka Lăng đều thành lập tổ chuyên trách bảo vệ rừng và nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Đánh giá vai trò của cộng đồng người Hà Nhì trong quản lý và phát triển
rừng tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng quản lý và phát triển rừng của cộng đồng người
Hà Nhì tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, từ đó xác định được những khó khăn, thuận lợi để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu
3 Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của cộng đồng người Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng: Khái niệm, vai trò, nội dung của phát triển rừng của cộng đồng người Hà Nhì
- Về mặt thực tiễn
Luận văn cung cấp những thông tin, kết quả nghiên cứu thực tiễn cho các nhà quản lý địa phương, hỗ trợ quá trình ra quyết định, quản lý và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu Đây cũng là nguồn tài liệu, học liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
Trang 104 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, báo cáo được chia làm 3 chương chính Chương 1 trình bày tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của đề tài Chương thứ 2 trình bày về đối tượng, phạm vi, nội dung và các phương pháp thực hiện của nghiên cứu Chương 3 của báo cáo sẽ trình bày ba kết quả chính của nghiên cứu chính của đề tài Sau phần Kết luận và kiến nghị là phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục của báo cáo
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng
1.1.1 Một số khái niệm
a) Rừng
Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một phần là tài nguyên nhân tạo), là đối tượng tác động để tạo ra lợi ích vật chất trực tiếp như lâm sản, lợi ích môi trường dịch vụ phục vụ con người Rừng lại là môi trường mà con người và nhiều sinh vật khác phát sinh, phát triển, song môi trường rừng còn có khả năng tương tác và cải thiện các dạng môi trường khác trong cùng không gian tồn tại như không khí, đất, nước Ngày nay, rừng đang đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống, môi trường phát triển và có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế quá trình thay đổi khí hậu trên Trái đất [2]
Luật Lâm nghiệp (Quốc hội, 2017) quy định: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [9]
Như vậy, định nghĩa về rừng theo quy định của pháp luật ngày càng cụ thể, chi tiết hơn về các tiêu chí như diện tích, độ tàn che, loài cây… giúp cán bộ quản lý và người dân cũng dễ dàng xác định được chính xác ranh giới, đặc điểm, tính chất của rừng và từng loại rừng, từ đó có cái nhìn đúng và đề ra được những biện pháp BV&PTR phù hợp, giúp công tác QLNN về bảo vệ rừng thuận lợi, dễ dàng hơn
b) Quản lý rừng
Quản lý rừng được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại
Trang 12và thế hệ tương lai cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng; Cần công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai; Công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giàu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo
Quản lý rừng nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác [6]
c) Bảo vệ rừng
Đối với khái niệm về bảo vệ rừng thì tạm thời chưa có một khái niệm đầy
đủ nào về bảo vệ rừng, bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy, bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau: Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật, thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật Theo khái niệm trên thì bảo vệ rừng bao gồm cả một số hoạt động phát triển rừng, theo như quy định của khoản
3 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) năm 2016 [11]
d) Phát triển rừng
Trong những năm qua nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích rừng càng bị thu hẹp lại Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương Tình trạng đó
đã rạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức đến sự phát triển kinh tế,
Trang 13xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán đã làm khó khăn cho việccung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp gia tăng ở nhiều khu vực, nghiêm trọng hơn là việc suy thoái rừng đã phá vỡ các
hệ sinh thái quan trọng
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới đã quan tâm đến phát triển rừng bền vững hay khả năng bền vững được đưa ra trong chiến lược bảo tồn thế giới nhằm đáp ứng lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về
sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp môi trường toàn cầu Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến mai sau [12]
e) Cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trên văn đàn khoa học, trong nhiều lĩnh vực thuộc cả Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và khoa học sự sống, như sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học, nghiên cứu phát triển vv… Thuật ngữ cộng đồng vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là (cummunitas), với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó [13]
f) quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…)
Trang 14- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng [13]
1.1.2 Các loại hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
Quản lý rừng cộng đồng được nhận dạng ở Việt Nam theo các hình thức như sau:
Rừng truyền thống (cộng đồng tự công nhận)
Đây là loại hình rừng cộng đồng được xây dựng dựa trên niềm tin, tín ngưỡng của người dân vào rừng Loại hình rừng này đã được hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thế hệ về mặt pháp lý, loại hình rừng này chưa có quyền
sử dụng đất và sở hữu tài nguyên rừng cũng chưa được xác lập Tuy nhiên, trong tiềm thức của cộng đồng thì họ vẫn coi đây là rừng của họ Chính vì vậy rừng được quản lý rất chặt chẽ và nghiêm túc thông qua các luật tục, quy định truyền thống của cộng đồng Phần lớn cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng không vì mục đích kinh tế mà chủ yếu là vì mục đích tín ngưỡng và sinh tồn (Nguyễn Xuân Quát, 2004) Tùy từng vùng sinh thái, cộng đồng dân tộc mà loại hình rừng cộng đồng này có tên gọi khác nhau như: rừng đầu nguồn, rừng mó nước, rừng bến nước, rừng ma, rừng thiêng, rừng thổ công đình chùa, rừng dòng họ
có Luật bảo vệ và phát triển rừng và đặc biệt sau khi có sự đầu tư của dự án 327
và 661 thì các khu rừng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước và được giao
Trang 15khoán cho cộng đồng quản lý, bảo vệ theo nghị định 01/CP, nghị định 178/CP của Chính phủ
Về hình thức tổ chức quản lý, thì rừng thôn, bản thông thường là các loại hình phát triển rừng có ban quản lý rừng tại cấp thôn bản (hoặc là tổ bảo vệ rừng) Khi chưa có sự đầu tư của nhà nước thì người dân trong thôn bản đã tự đóng góp tiền hoặc lương thực để hỗ trợ cho tổ bảo vệ này Khi có sự đầu tư của nhà nước thì kinh phí cho tổ bảo vệ được trích từ khoản ngân sách mà nhà nước đầu tư [12]
Rừng nhóm hộ
Đây là loại hình rừng được thành lập dựa trên sự liên kết của các hộ gia đình, phần lớn là những khu rừng sản xuất Các hộ gia đình được nhà nước giao (hoặc khoán) rừng theo nghị định 01, 163, 178 nhưng do diện tích nhỏ lẻ và thiếu nhân công nên các hộ gia đình có xu hướng liên kết lại với nhau để thuận tiện hơn trong quá trình trình chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh rừng Cũng có những nơi (như ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) các hộ gia đình liên kết với nhau
và thành lập hợp tác xã lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ Đây cũng là bước đi sáng tạo của người dân trong quản lý, phát triển và kinh doanh rừng
Rừng cộng đồng được xã giao
Loại hình rừng này thực chất là rừng của nhà nước, được thực hiện theo quy định của Nghị định 245/CP về phân cấp quản lý rừng Đây chủ yếu là những phần rừng đã hết thời hạn đầu tư của dự án 327 và 661 nhưng chưa giao lại được cho người dân theo nghị định 178 hay 163 Lý do có thể do trữ lượng và chất lượng rừng quá thấp, hoặc do những khu rừng này ở những nơi quá xa xôi, hẻo lánh, điều kiện quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn Hoặc cũng có thể là do chính quyền và các ban ngành chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng So với 3 loại hình rừng cộng đồng ở trên thì loại hình rừng này hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bảo vệ vì cơ chế quản lý của nó chưa thật sự rõ ràng [19]
Trang 161.2 Tổng quan về quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Những nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Theo FAO (1978) thì khái niệm về “quản lý rừng cộng đồng là tất cả các hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng thu nhập cho những cộng đồng sống trong rừng”
Ngoài ra, tổ chức Fern (2005) đã đưa ra khái niệm về quản lý rừng cộng
đồng đơn giản cụ thể như sau “quản lý rừng cộng đồng là quá trình quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội và luật tục của cộng đồng" Đối với hoạt động quản lý rừng cộng
đồng bao gồm tất cả các hoạt động của tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thu lợi ích từ rừng
Việc quản lý rừng cộng đồng không chỉ đóng khung trong các hoạt động của cộng đồng mà nó liên quan đến rất nhiều bên tham gia như: Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân Sự tham gia của các tổ chức này ít nhiều cũng có tác động đến tiến trình quản lý, bảo vệ rừng cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của các cộng đồng
Thực tế đã cho thấy, các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã được người dân thực hiện hàng nghìn năm Hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã được người dân thực hiện trước tất cả những khái niệm về rừng cộng đồng được các nhà khoa học nhắc tới Hiệu quả về mặt sinh thái và xã hội của các khu rừng cộng đồng đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng đồng là một trong những hoạt động mang tính lô gíc và hiệu quả nhất trong việc tìm ra những nguyên lý, những chiến lược cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Năm 1978 đại hội thế giới về lâm nghiệp đã lấy tiêu đề là “rừng cho cộng đồng” nhằm tôn vinh và thúc đẩy các hoạt động rừng cộng đồng Quản lý rừng
Trang 17cộng đồng chỉ mới được nhận diện vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà hạn hán ở châu Phi và lũ lụt ở châu á đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng Nhiên liệu và chất đốt cho các cộng đồng nông thôn trở nên ngày càng khó khăn Chính tại thời điểm này các kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở Hàn Quốc (mô hình vườn cây cấp bản), Ấn Độ (mô hình lâm nghiệp xã hội), Thái Lan (mô hình rừng cấp bản) và ở Tanzania (trồng rừng cấp bản) đã được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt chú ý và chúng được coi như là một giải pháp nhằm phát triển rừng và giải quyết vấn đề chất đốt ở nông thôn Đến những năm cuối thập kỷ 70 thì khái niệm về quản lý rừng cộng đồng
đã được thừa nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới
Sở hữu chung rằng phương thức sở hữu cộng đồng về rừng là đồng nghĩa với sử dụng tự do Đó là hình thức sử dụng mà mọi thành viên đều muốn lợi dụng của chung để tối đa hoá lợi ích cho mình, vì thế rừng bị khai thác một cách kiệt quệ Tên gọi về rừng cộng đồng cũng có những thay đổi như “cùng quản lý rừng - Join Forest Management”; “lâm nghiệp xã hội - Social Forestry”, “quản
lý rừng dựa vào cộng đồng - Community Based Forest Management” Trong thập kỷ 80 các dự án phát triển rừng cộng đồng được mở rộng ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở ấn Độ và Nepal Tuy nhiên về bản chất của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng vẫn không thay đổi, đó là quá trình lấy người dân làm trung tâm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Cuối những năm 80 và thập
kỷ 90, các nhà khoa học tập trung nhiều hơn về nghiên cứu thể chế trong quản lý rừng cộng đồng, kể cả những thể chế truyền thống và thể chế của nhà nước, nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển rừng cộng đồng Trong giai đoạn này các khái niệm về quyền sở hữu được đưa ra để thảo luận một cách rộng rãi, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng và sử dụng tự do [11]
Hardin (1968) cho rằng rừng cộng đồng mang lại hiệu quả lớn trong phát triển rừng và phát triển cộng đồng Ông nhấn mạnh rằng rừng cộng đồng phải là một hợp phần không thể thiếu trong phát triển nông thôn, mà mục tiêu chủ yếu
là nhằm giúp đỡ những cộng đồng nghèo tự duy trì và phát triển cuộc sống của
họ Vì thế, rừng cho phát triển cộng đồng phải là rừng của người dân, cho
Trang 18người dân và phải có sự tham gia của người dân trong quản lý và phát triển
Với cách nhìn như vậy thì Arnold đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản của rừng cộng đồng là (1) cung cấp nhiên liệu và những nhu yếu phẩm khác nhằm phục
vụ cho những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, (2) cung cấp bền vững nguồn lương thực và môi trường sống cho một quá trình sản xuất lương thực liên tục, (3) tạo nguồn thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương
Quản lý rừng cộng đồng rằng: Những người dân sống lâu ở trong rừng có những kiến thức đặc biệt về sinh thái bản địa và những ảnh hưởng dài hạn về mặt xã hội, môi trường của rừng đến cuộc sống của họ Sự tập trung trong hệ thống quản lý quan liêu thiếu đi sự linh động và khả năng thích ứng với những điều kiện thực tiễn của các địa phương khác nhau
Quản lý rừng cộng đồng rằng quản lý rừng bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm kiếm các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực không có được Cộng đồng là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra và kế hoạch được xác lập hàng ngày Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có trách nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng đồng
Trong khi đó quản lý rừng cộng đồng giúp cho con người sống gần gũi hơn với thiên nhiên và từ đó lập ra những thiết chế, kế hoạch nhằm quản lý và
sử dụng rừng một cách hiệu quả hơn Quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra một hệ thống nhạy bén để nhanh chóng đưa ra những quyết định và hành động nhằm thích ứng với những thay đổi của điều kiện cụ thể Các quyết định này nhằm đáp ứng lợi ích của toàn thể cộng đồng, những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đưa ra những quyết định đó Có khá nhiều những tranh luận thì phát triển rừng cộng đồng đã và đang được phát triển một cách khá tự nhiên và tương đối nhanh chóng Chính vì vậy ở nhiều nơi trên thế giới phát triển rừng cộng đồng đã được chấp nhận rộng rãi và được xem như một chiến lược quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Nhìn chung, phần lớn các nước phát triển rất chú trọng đến việc bảo vệ rừng Tại các nước phát triển thì việc nâng cao nhận thức cho người dân được quan tâm ngay từ cấp tiểu học Chính phủ các nước này cũng đầu tư các khoản tiền khổng
lồ vào việc cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trang 19Nhận được bài học đắt giá đó, cộng đồng ngư dân nhận thấy rằng việc bảo tồn rừng là rất quan trọng và họ cố gắng để tái sinh rừng ở vùng bờ biển, vùng châu thổ và vùng núi Từ những năm 1980, xuất hiện phong trào tìm hiểu về rừng bắt đầu từ những ngư dân trồng cây ở vùng ven biển, vùng châu thổ sông, vùng núi và lan rộng chưa từng có
Theo quan điểm của người Nhật, rừng, sông và biển là một hệ sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên đa số người Nhật đều có ý thức bảo vệ môi trường Kinh doanh trồng rừng đối với họ về sâu xa không vì lợi nhuận bởi vì tất
cả những đối tượng tham gia hoạt động này đều phải cam kết bảo vệ rừng và phải có trách nhiệm lâu dài Ở Nhật Bản có nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động về môi trường và đã làm cho môi trường Nhật Bản được cải thiện tích cực Chẳng hạn, Junior Eco- Club, được thành lập năm 1995, Junior Eco-Club đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và các hoạt động bảo tồn ở Nhật Hiện mạng lưới của Junior Eco-Club đã có hơn 70.000 học sinh trung học và tiểu học tham gia Tổ chức này đã góp phần nâng cao nhận thức môi trường trong giới trẻ Nhật Bản [11]
Đến nay phong trào này đã tác động tích cực đến môi trường và luôn được chính phủ khuyến khích Tiến sĩ Makoto Numata đã có những cống hiến lớn cho
sự nghiệp bảo vệ rừng tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học Từ năm 1960, TS Numata đã là thành viên của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Nhật Bản Với cương
vị là thành viên của Uỷ ban cứu hộ các loài của IUCN, ông đã biên soạn danh mục các loài cây của Nhật Bản vào năm 1989 và danh sách đỏ về các loài thực vật của Nhật Bản vào năm 1990 Ông còn là thành viên của Uỷ ban giáo dục và liên lạc của IUCN và đã có nhiều đóng góp trong việc thành lập Học viện đào tạo môi trường của Nhật Bản vào năm 1990 Ông cũng là người đứng ra tổ chức hội nghị lần thứ hai về khu bảo tồn và vùng quốc gia thuộc vùng Đông Á và
Trang 20năm 1996 ông đã biên soạn một trong những kế hoạch cho việc phát triển các khu bảo tồn trong vùng
b Thụy Sỹ
Hiến pháp Thụy Sỹ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của Nhà nước Trong lần sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiện sự quan tâm cao độ của Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ đối với vấn đề bảo vệ môi trường
Thụy Sỹ là một nước nhỏ với diện tích chỉ có 41.293 km2 nhưng có đến 70% là núi, riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%, chỉ còn lại một rẻo cao nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc Đất hẹp như thế mà dân lại đông tới gần 7,2 triệu người, sống tập trung trong một số đô thị lớn, mật độ dân số cao, đồng thời công nghiệp chế tạo lại hết sức phát triển, do đó rất khó giữ được môi trường sinh thái tốt
Trên đất nước Thụy Sỹ khắp nơi đều thấy những hàng cây cổ thụ khổng
lồ xanh tốt cành lá sum sê Có những cây đã 300 - 400 năm tuổi, gốc cây to tới mức 4-5 người ôm không xuể Những hàng cây cổ thụ to cao ngất trời ấy thực
sự là những cỗ máy nhả ôxi làm cho cả nước trở thành một nhà máy tạo dưỡng khí khổng lồ Đó chính là kết quả của việc người dân nước này đã triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt Thế nhưng bầu trời Thụy Sỹ lúc nào cũng trong vắt, không khí thơm tho trong lành, khắp nơi rực một màu xanh của cây cối xanh tốt, nhà cửa, đường phố sạch Tất cả là nhờ bàn tay chăm sóc của con người, trong đó chính quyền và xã hội đóng vai trò tổ chức quan trọng Một ví dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng tiền Hơn nữa, dù chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác Chính nhờ có chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện mà Thụy Sỹ vừa thực hiện được mục tiêu phát triển công nghiệp, vừa giữ được môi trường sinh thái tốt hơn
c Indonesia
Indonesia đã trở thành nước đi đầu trong việc thực hiện REDD+ Chính phủ Indonesia đã thông qua một số chiến lược chính sách bao gồm Chương trình
Trang 21Giảm, chấm dứt phát thải và phá hoại rừng (REDD+), lệnh cấm phá rừng và chính sách không đốt rừng Trong thời gian tới, Chính phủ Indonesia cần cải thiện thiết kế REDD+ đặc biệt trong việc bảo vệ quyền của người dân, kéo dài thời gian tạm ngừng đến năm 2030 và tăng cường việc này bằng cách bao gồm các khu rừng thứ sinh và các khu rừng theo giấy phép giảm thuế và khôi phục 4,6 triệu ha rừng thoái hóa và than bùn [12]
Tuy nhiên, các chính sách này không làm giảm nạn phá rừng do việc thực thi pháp luật yếu kém, các hệ thống sử dụng đất đai phức tạp, sự quản lý yếu kém của Chính phủ Tuy nhiên, REDD+ ở Quốc gia này hiện cũng gây ra những vấn đề phức tạp, đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư bản địa vốn chủ yếu phụ thuộc vào rừng dẫn đến các tranh chấp liên tục và thường là các dự án bị đóng cửa Điều này chỉ ra rằng bất kỳ nỗ lực giảm nhẹ nào cũng phải xem xét các khía cạnh xã hội bởi vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng là nền tảng cho các hệ thống sinh thái xã hội phức tạp, do đó việc không tích hợp các yếu tố xã hội sẽ dẫn đến các vấn đề kinh tế - xã hội
Vì vậy, chính phủ Indonesia ra quyết định về cấm khai thác gỗ và tạm hoãn chuyển rừng, nhưng không có hiệu quả trong việc khắc phục nạn phá rừng Nguyên nhân quyết định chỉ có hiệu lực từ năm 2011, nhưng lệnh tạm ngưng liên tục bị treo Ngoài ra, giấy phép nhượng quyền và giấy phép được phê duyệt trước năm 2011 có thể chồng chéo với Bản đồ quy hoạch của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia và kết quả là nạn phá rừng vẫn tiếp diễn Hơn nữa, lệnh cấm chỉ bao gồm các loại rừng nguyên sinh, không phải là rừng tái sinh, chiếm hơn một nửa diện tích rừng của Indonesia, có nghĩa là không thể bảo vệ được tổng diện tích rừng là 46,7 triệu ha với trữ lượng cacbon và đa dạng sinh học cao Một trở ngại rõ ràng nữa là kế hoạch mở rộng của ngành công nghiệp dầu
cọ Indonesia dự định tăng sản lượng lên 42 triệu tấn vào năm 2020 để duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu - gần gấp đôi tổng sản lượng năm 2012 Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế này dẫn đến việc phải chuyển mục đích sử dụng rừng, nguy cơ cháy rừng cao Indonesia chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng làm xương sống của nền kinh tế, chiếm gần 40% tổng sản phẩm
Trang 22quốc nội (GDP) Từ năm 1997 đến năm 2012, sự mất rừng ở Indonesia đã tăng khoảng 15% so với năm 2004
1.2.2 Những nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam
Ở Việt Nam cả trên phương diện về lý thuyết và thực tế thì các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã và đang được công nhận Luật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã xác nhận quyền sở hữu của cộng đồng đối với rừng
và từ đó đã có những quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản ở các vùng cao, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số đều có các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thông qua các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng nhóm hộ” Các khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ một cách khá chặt chẽ và
có hiệu quả
Kinh nghiệm tỉnh Nghệ An
Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loài cây thân thảo, thân leo và hạ đẳng Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam
Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700 m Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây
Ngày 16/11/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 69/2011/QĐ- UBND về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An Tuy nhiên đến tháng 2 năm 2012 Quỹ mới ổn định tổ chức và chính thức đi vào hoạt động Qua gần 3 năm triển khai, việc thành lập Quỹ ở địa phương cùng hướng đến nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý nguồn kinh phí liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời hỗ trợ các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự
án trong lĩnh vực này Kết quả, tính đến tháng 7/2014, Quỹ đã ký hợp đồng ủy
Trang 23thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với 7 nhà máy thủy điện, 4 cơ sở sản xuất
và cung ứng nước sạch; tổng thu lũy kế đạt trên 107.112 triệu đồng, trong đó thu
từ cơ sở sản xuất thủy điện 99.870 triệu đồng, cơ sở sản xuất nước sạch 44 triệu đồng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng 1.612 triệu đồng
Với kết quả huy động nguồn vốn trên, ngoài việc sử dụng để chi phí quản
lý, Quỹ bảo vệ phát triển rừng đã chi trả cho chủ rừng Nhờ đó rừng được bảo về tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần qua các năm Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái
Kinh nghiệm tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng hiện có 591.476 ha rừng và đất rừng và mục tiêu của Lâm Đồng là tiếp tục nâng và duy trì tỷ lệ che phủ rừng lên 61% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh vào năm 2015 Để phát triển rừng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả bảo vệ môi trường của rừng, từ nhiều năm qua, UBND tỉnh và các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện các hoạt động rất tích cực Không chỉ giảm thiểu được tình trạng vi phạm lâm luật, bảo tồn được rừng và chất lượng rừng, những hoạt động này còn có tác động nâng cao mức sống của những hộ dân cư sống trong rừng và sống gần rừng [12]
Tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra một số giải pháp chính trong thực hiện nhiệm
vụ phát triển rừng bền vững mà Lâm Đồng đã và đang thực hiện bao gồm: Rà soát, lập quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng phù hợp với tình hình mới; Thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng; Thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao diện tích và chất lượng rừng Theo Sở NN-PTNT tỉnh, rà soát và lập lại quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển rừng bền vững khác tiếp theo Từ những hoạt động này, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh và chính quyền các cấp đã tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng bao gồm 84.153 ha rừng đặc dụng, 172.800 ha rừng phòng hộ và 334.523 ha rừng sản xuất Qua đó, xác định lại cơ cấu đất lâm nghiệp, đất ngoài lâm nghiệp phù hợp với thực tế, tạo sự ổn định trong sự phát
Trang 24triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp; đồng thời làm cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý rừng một cách chặt chẽ và bền vững Quy hoạch - kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -2020 của tỉnh đã được triển khai xác lập và thực hiện trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng này
Cây cao su hiện được ngành NN-PTNT tỉnh xác định là cây đa mục đích, được trồng trên cả đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp Rà soát lại quy hoạch phát triển cao su được thực hiện nhằm giảm thiểu chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao su thuần loài để bảo tồn đa dạng sinh học và chỉ đưa quy hoạch phát triển cây cao su với rừng tự nhiên thực sự nghèo kiệt, đa dạng sinh học thấp (Theo quy hoạch trước đây, giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh sẽ trồng 40.463ha cao su tại 39 xã/thị trấn thuộc 7 huyện, sau rà soát và điều chỉnh quy hoạch diện tích cao su của tỉnh chỉ còn 26.000ha - giảm 14.000ha và chỉ tập trung phát triển cây cao su tại 3 huyện phía Nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên)
Một trong những nội dung của công tác rà soát và lập các quy hoạch sử dụng đất rừng mà UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai là điều chỉnh lại quy hoạch phát triển thủy điện trên địa bàn toàn Tỉnh, qua đó đã loại bỏ 22 công trình thủy điện có ảnh hưởng xấu lớn đối với rừng và công tác bảo vệ rừng, bảo
vệ môi trường
Việc tỉnh Lâm Đồng tiếp tục khoán quản lý bảo vệ rừng và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã và đang có tác động rất tích cực tới việc thực thi Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Tỉnh Theo
Sở NN-PTNT, giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã được UBND tỉnh và các ngành, các địa phương của Tỉnh triển khai liên tục từ năm 1993 tới nay Đã có 376.136 ha rừng - chiếm 63% diện tích có rừng của tỉnh - được giao cho 22.845
hộ dân quản lý, bảo vệ Song song với giao khoán quản lý bảo vệ diện tích rừng đang có, các hoạt động lâm nghiệp, lâm sinh khác như trồng rừng, chăm sóc và nâng cao chất lượng rừng, phòng chống cháy rừng cũng đã được triển khai trên tất cả các loại rừng Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ mọi nguồn vốn huy động, bình quân mỗi năm toàn Tỉnh khoanh nuôi tái sinh được 2.812ha rừng tự nhiên, làm giàu 498 ha rừng phục hồi, chuyển đổi
Trang 252.365ha rừng tự nhiên thực sự nghèo kiệt và không còn khả năng tái sinh sang trồng rừng kinh tế, trồng mới 6.000 ha rừng tập trung (trong đó chú trọng trồng rừng tập trung trên diện tích đất trống, diện tích giải tỏa sau lấn chiếm làm nương rẫy)
Kết quả tổng hợp của những hoạt động này là Lâm Đồng đã giảm thiểu được tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tốt được diện tích rừng đã có, diện tích rừng được chăm sóc, trồng mới bảo đảm thực hiện theo kế hoạch; gắn được trách nhiệm và quyền lợi của người quản lý bảo vệ rừng với diện tích rừng họ nhận khoán Để tiếp tục thực hiện phát triển rừng bền vững, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng các ngành có liên quan và các địa phương trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ này, trong đó chú trọng hơn tới việc nâng cao thu nhập cho người giữ rừng
Kinh nghiệm bảo vệ rừng cộng đồng ở Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên
Phú Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ và cho đến nay đã giao 1.557,8 ha rừng tự nhiên; 220,7 ha đất trống; 71,2 ha rừng trồng kèm theo chính sách hưởng lợi cho cộng đồng 8 thôn, thuộc 4 xã của huyện quản lý, bảo vệ theo hai hình thức: Cộng đồng thôn và các nhóm hộ trong thôn Các khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng hầu hết là rừng nghèo, mặc dù cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích người dân tham gia, tuy vậy thủ tục khai thác phức tạp khó để cộng đồng thực hiện Sự hỗ trợ của các dự án đã phần nào làm động lực thúc đẩy, nhưng thời gian hỗ trợ ngắn; sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng đồng trong quá trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ Tuy nhiên nhờ sự tham gia tích cực của người dân mà hạn chế được các vụ vi phạm, trữ lượng cũng như chất lượng rừng (do cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ) ngày càng được nâng cao Các khu rừng đã có vai trò rất lớn trong bảo
vệ sinh thái, môi trường Cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng, chủ yếu là sự tăng lên của thu nhập từ lâm nghiệp và nguồn thu từ
du lịch sinh thái đóng góp vào cơ cấu thu nhập của cộng đồng Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc cho thấy: Cộng đồng dân cư
Trang 26thôn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng cộng đồng là Nhà nước cần thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài của cộng đồng; cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; cộng đồng được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng
Điều kiện để có thể tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư làng (bản) quản lý, sử dụng lâu dài là: Cộng đồng có truyền thống luật tục quản
lý rừng và sự tham gia tích cực của các thành viên; Cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng trực tiếp gắn bó với rừng và sản phẩm rừng; Cộng đồng có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các quy định của cộng đồng được mọi người tôn trọng; Trưởng thôn (bản) có tinh thần trách nhiệm cao, cộng đồng được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ
Có thể xây dựng các hình thức phối hợp quản lý rừng giữa các cộng đồng địa phương, các tổ chức Nhà nước và cấp chính quyền xã trong bảo vệ và xây dựng rừng Cộng đồng phải thực hiện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng có
sự tham gia của người dân thôn (bản) và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương Hình thức quản lý rừng cộng đồng đa dạng như hình thức quản lý rừng theo cộng đồng thôn (bản), theo dòng họ, theo nhóm hộ và trong thời gian gần đây, hình thức quản lý rừng dựa vào các tổ chức đoàn thể cấp làng, xã đang phát triển, như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên Tuy nhiên, hình thức quản lý rừng theo thôn (bản), nhóm hộ là hình thức quản lý rừng đang được quan tâm nhất
Quản lý rừng bởi các cộng đồng với các đặc trưng chủ yếu là không có tính chất tập trung, cộng đồng là người ra quyết định và các quy định đưa ra có
sự tham gia của người dân, hoạt động của các thành viên chủ yếu dựa trên cam kết với các hình thức tự nguyện, hình thức quản lý đa dạng và chi phí quản lý thấp Điều đó sẽ chuyển dần một số trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý rừng cho các nhóm cộng đồng, chính sách của Nhà nước được thực thi, các nhu
Trang 27cầu cho sự phát triển cộng đồng được đáp ứng, dẫn đến tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển tốt [11]
Quản lý rừng cộng đồng, hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn gốc từ các tập quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi, phù hợp với hệ thống sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ Hàng nghìn cộng đồng thôn đã, đang trực tiếp quản lý và sử dụng rừng đáng kể
ở các vùng miền núi Việc quản lý các diện tích rừng nói trên của cộng đồng đã
có những tác động tích cực tới quản lý rừng nói chung Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi tiêu của Nhà nước trong việc bảo vệ rừng Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ sử dụng cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống người dân Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý và bảo vệ rừng tại các xã, phường có rừng còn ít, nguồn ngân sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả;
cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương trong quản lý việc quản lý bảo vệ rừng còn chưa rõ ràng
Từ kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, những diện tích rừng và đất rừng sau đây có thể giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài: Diện tích rừng phân bố xa khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức tạp mà các tổ chức Nhà nước hay hộ gia đình không có khả năng quản lý hoặc quản lý không có hiệu quả Đặc biệt các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng người Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng thì gần như chưa có nghiên cứu nào Các khu rừng có tác dụng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng; rừng phòng hộ đầu nguồn diện tích nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa trong phạm vi làng, xã; rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắt, lấy măng ), rừng núi đá; Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn,
xã, huyện; các khu rừng giàu nhưng diện tích ít không thể chia riêng cho các hộ
mà cần sử dụng chung cho cộng đồng
Trang 281.2.3 Người Hà Nhì bảo vệ rừng
a Xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Xã Y Tý có 12 thôn, bản, có đường biên giới dài 11,46km với 939 hộ, 5.011 khẩu, trong đó gần 60% là người dân tộc Hà Nhì Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu thời tiết “4 mùa” trong ngày, không chỉ có những thửa ruộng bậc thang đẹp đến mê hồn mà còn có một khu rừng già nguyên sinh độc đáo nằm giữa một thung lũng hình vòng cung, rộng 5.493 ha, trải dài trên 3 xã Y
Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo Các thôn, bản của người Hà Nhì đều có một khu riêng thờ thần rừng để bảo hộ cho bà con dân bản không bị thiên tai, dịch bệnh
Ðể bảo vệ rừng, mỗi năm người Hà Nhì bầu ra hai người có nhiệm vụ vừa chủ trì các lễ cúng rừng, vừa thay mặt cộng đồng quản lý các khu rừng xung quanh thôn, bản Những người này phải am hiểu, thông tỏ phong tục tập quán dân tộc, khỏe mạnh, có cả con trai và con gái, trong ba năm trong gia đình không xảy ra điều xấu (tảo hôn, vi phạm luật tục…), bản thân được mọi người trong bản kính trọng, tin tưởng Người được bầu có toàn quyền xử phạt các vi phạm về rừng theo luật tục và hương ước, quy định dân bản đã xây dựng nên Người Hà Nhì mình quý rừng lắm Có rừng mới có nước, mới trồng được lúa trên ruộng bậc thang, mới trồng được hoa quả trong vườn [14]
Luật tục của người Hà Nhì ở Y Tý quy định, bất cứ ai vi phạm rừng cấm cũng đều bị xử phạt nặng, bất kể người đó là ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc Người Hà Nhì đã ban hành hương ước, ai mà tự ý chặt cây, săn bắt muông thú trong rừng hoặc thấy rừng bị cháy mà thờ ơ, không dập lửa, không thông báo kịp thời cho dân làng biết để cứu rừng sẽ bị phạt rất nặng Một lần vi phạm sẽ bị phạt gạo, thịt, rượu và phải làm cơm mời bà con Mặt khác còn
bị phê bình, nêu tên trong các buổi sinh hoạt, hội họp thôn, bản Bên cạnh đó, mỗi cặp đôi uyên ương trước ngày cưới đều phải tự trồng một cây vào bìa rừng
để rừng nảy nở sinh sôi, có sự chứng kiến của trưởng bản
Ngoài diện tích rừng hiện có, mỗi năm người dân đã trồng thêm hàng chục héc ta rừng, nâng độ che phủ lên hơn 60% Nhờ có tán rừng già che chở bảo vệ nên nhiều năm qua nơi đây không bị ảnh hưởng của thiên tai, lụt bão [14]
Trang 29b Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Bản Tá Sú Lình, xã Sín Thầu nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với hơn 320 ha rừng tự nhiên, trong đó có 240 ha diện tích do cộng đồng bản bảo vệ Để quản lý tốt diện tích rừng, Tổ quản lý bảo vệ rừng bản
Tá Sú Lình thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng… Nhờ đó, khu rừng nguyên sinh nơi đây đã được bảo vệ tốt trong thời gian qua
Bản Tá Sú Lình hiện có 24 hộ, 108 nhân khẩu Với diện tích rừng được giao khoán bảo vệ, trung bình mỗi năm, người dân trong bản nhận được kinh phí
hỗ trợ trên 240 triệu đồng Hiện nay, bản có 4 tổ tuần tra với sự tham gia của hầu hết các hộ dân trong bản Không chỉ vậy, tận dụng những tán rừng xanh mát, 80% hộ dân của bản còn trồng sa nhân để tăng thu nhập cho gia đình…
Không chỉ bản Tá Sú Lình, mà cộng đồng người Hà Nhì ở 7 bản của xã Sín Thầu đều chung sức quản lý, bảo vệ tốt gần 12.000 ha rừng, duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 73% [2]
Còn tại bản Tả Ló San, một trong những bản của người Hà Nhì ở xã Sen Thượng nhiều năm nay cũng nổi tiếng bởi kỳ tích giữ rừng Cả bản chỉ có 24 hộ dân nhưng chăm sóc, bảo vệ đến hơn 2.755 ha rừng, trong đó hầu hết là rừng nguyên sinh Bìa rừng cách khu dân cư chỉ khoảng 300 m nhưng có nhiều thân cây lớn, tán rậm rạp, nhiều động vật chim, sóc sinh sống
Rừng bản Tả Ló San hiện nay không chỉ mang ý nghĩa về bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm sinh thái, giữ đất đai mà còn đóng vai trò mang lại nguồn kinh tế thiết thực cho dân bản Qua tìm hiểu, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Tả
Ló San tính theo đầu người cao nhất tỉnh Điện Biên Cụ thể, năm 2021, bản được hưởng hơn 2,5 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; đến năm 2022, mỗi khẩu được hưởng 18 triệu đồng/năm Như vậy, mỗi hộ 6 khẩu trở lên sẽ hưởng
từ trên 100 triệu đồng/năm từ rừng - một khoản tiền mà những hộ ở vùng sâu, vùng xa không đơn giản để làm ra được [2]
Trang 301.3 Một số nghiên cứu liên quan
Chu Thái Thành (2011) đã nghiên cứu “Bảo vệ rừng nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết của chúng ta” đăng trên Tạp chí Tài nguyên Môi trường Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên thủy ở nhiều tỉnh miền núi, độ che phủ của rừng tự nhiên, nhất là rừng già còn lại rất thấp Ví dụ, ở Lai Châu chỉ còn 7,88%, Sơn La là 11,95% và Lào Cai là 5,38% ở Tây Nguyên trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên mất 10 ngàn ha Những tổn thất về rừng là không thể bù đắp được và gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và phát triển đất nước bền vững Cho dù các công trình trồng rừng đang đạt được những kết quả khả quan, nhưng cũng chưa thể bù đắp ngay được mức phá rừng hiện tại và cũng khó thực hiện được mục tiêu đề ra là đến năm 2020 đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%, kể cả diện tích cây công nghiệp lâu năm
Nghiên cứu của Trần Hữu Sơn: “Tri thức bản địa của người hà nhì ở Việt Nam với vấn đề bảo vệ rừng” Tri thức bản địa của người Hà Nhì với vấn đề bảo
vệ rừng là toàn bộ những hiểu biết của người Hà Nhì về rừng Những hiểu biết này được hình thành và tích luỹ trong quá trình trải nghiệm, ứng xử lâu dài với núi rừng và tồn tại nhiều hình thức khác nhau (tín ngưỡng, kinh nghiệm, luật tục….) đồng thời được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội Tri thức bản địa đã thành một cơ chế quản lý rừng, bảo vệ rừng tương đối hiệu quả
Phan Văn Tú (2023) “Bảo tồn giá trị văn hóa trong luật tục về bảo vệ rừng của người Hà Nhì”, đăng trên Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật Các kinh nghiệm dân gian trong vấn đề bảo vệ rừng: người Hà Nhì hiện nay đã tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm về chăm sóc và bảo vệ rừng Các kinh nghiệm ấy được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo lối truyền khẩu
và được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay Các kinh nghiệm ấy đã được cụ thể hóa thành những hành vi ứng xử thiết thực và có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ vốn tài nguyên rừng theo hướng bền vững
Trang 311.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Ka Lăng là một xã thuộc vùng miền núi Tây Bắc với tổng diện tích đất
tự nhiên toàn xã là 14.057,46 ha và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp xã Tá Bạ
- Phía Tây giáp xã Thu Lũm và Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa
- Phía Nam giáp xã Mù Cả và xã Mường Tè
- Phía Bắc giáp xã Thu Lũm, Tá Bạ
Địa hình, địa mạo
Là xã vùng cao biên giới Ka Lăng có địa hình khá phức tạp Trên địa bàn
xã có nhiều dãy núi chạy qua, độ cao trung bình từ 900 – 1500 m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất có độ cao 2.026,4 m, thấp nhất là 552,2 m
Khí hậu
Ka Lăng mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa
ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
Xã có lượng mưa tương đối lớn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4 mm), trong thời gian này thường có nhiều sương mù và xuất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2 Lượng mưa lớn nhất vào tháng
7, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm
Nhiệt độ ở xã Ka Lăng có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi cao
có nhiệt độ bình quân 150C, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 200C,
ở vùng thấp < 700 m nhiệt độ bình quân cao hơn 230C Nhiệt độ bình quân năm
là 22,40C, tháng giêng có nhiệt độ 150C - 170C, tháng 7 có nhiệt độ bình quân
260C; nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 390C; nhiệt độ thấp nhất là 10C
Do cấu trúc địa hình trong khu vực phức tạp đã tạo ra 03 loại gió chính như sau: gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7 và thường gây ra hiệu ứng phơn, rất khô và nóng; gió mùa Đông Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến
Trang 32tháng 10, gây ra mưa lớn, nhất là các sườn đón gió; từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa Đông Bắc, nhưng khi thổi vào khu vực xã Ka Lăng đã bị biến tính mạnh, tốc độ gió đã giảm và gây nên kiểu thời tiết khô lạnh
Thuỷ văn
Xã Ka Lăng có hệ thống mạng lưới khe sông, suối khá dày đặc Trên địa bàn xã có sông Đà và sông Nậm Là Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các hệ thống suối nhỏ đan xen
Do địa hình chia cắt mạnh, lòng suối hẹp, độ dốc lớn, thuỷ chế rất phức tạp Mùa khô các con suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt và gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế, thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa
Thổ nhưỡng
Xã có 5 loại đất chính:
- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao (N1H) Được phát triển trên các loại đá Macma axit kết tinh chua và phiến thạch sét Phân bố tập chung ở độ cao trên 1.700m
- Nhóm đất Feralít mùn trên núi trung bình (N2FH) Được phát triển trên các loại đá Mácma axít chua và các loại đá Trầm tích sa thạch, Phiến thạch sét
- Nhóm đất Feralit đồi núi thấp (N, F), phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau Phân bố ở độ cao từ 700m trở xuống và thường tập trung nhiều ở khu vực ven suối
- Đất núi đá vôi (Fv): Phân bố ở những nơi có độ dốc lớn >350, xương xẩu
có nhiều đá nổi, đá lẫn trong tầng đất, lớp thực bì hầu hết bị phá hoại, chỉ còn cây bụi và dây leo chằng chịt Những diện tích đất này chỉ bảo vệ giữ nguyên hiện trạng
- Nhóm đất dốc tụ và phù sa sông suối: Nhóm đất này bao gồm nhiều loại đất như đất bồi tụ phù sa sông suối (P), đất feralit biến đổi do trồng lúa (F1), đất xung tích (T), đất lầy than bùn (G1) Phân bố ở các vùng thấp ven sông suối và các thung lũng, chân núi hoặc vùng bằng trước núi, gần khu dân cư
Trang 33Nhìn chung đất đai xã Ka Lăng phù hợp cho việc bố trí nhiều loại cây trồng, song do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình năm cao, đất đai bị chia cắt manh mún, một số diện tích đất bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến nghèo kiệt, bạc màu Để phát huy tiềm năng của xã Ka Lăng, việc xây dựng
hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và phương thức canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề vô cùng quan trọng
Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
Ka Lăng có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng nước tốt nhưng ít được khai thác, sử dụng do địa hình hiểm trở, khai thác nguồn nước ngầm là tương đối khó khăn
Nhìn chung, nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt nên trong thời gian sắp tới cần khai thác và đưa nguồn nước ngầm vào sử dụng
để đảm bảo nước sinh hoạt
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu kinh tế
Tổng sản lượng lương thực có hạt của xã là 1.252,2 tấn (riêng thóc 875,2 tấn), lương thực bình quân đầu người 511,1kg/người/năm
a Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng nông thôn mới
+ Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:
- Về trồng trọt:
Lúa vụ mùa tổng diện tích gieo trồng 164,2/164,2ha, đạt 100% kế hoạch huyện giao Năng suất đạt 53,3 tạ/ha (tăng 0,5 tạ/ha), sản lượng 875,2/837,4 tấn đạt 104,5% kế hoạch (Tăng 98 tấn so với năm 2020, nguyên nhân là không bị chuột bọ phá hoại)
Trang 34Ngô tổng diện tích gieo trồng 105,89/105 ha, đạt 100,85%, năng suất 35,6 tạ/ha (giảm 3,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước), sản lượng 377 tấn (Giảm 213,85 tấn so với cùng kỳ năm 2020, nguyên nhân là do giảm diện tích so với năm 2020 là 70ha, người dân chuyển đổi cây trồng) Ngô Thu – Đông tổng diện tích gieo trồng 0,7/5ha, (4,5ha không thực hiện được do người dân chăn thả gia súc tự do, không chăn dắt, không chuồng trại)
Cây sắn diện tích trồng 132/132 ha đạt 100%, năng suất 61 tạ/ha, sản lượng 805 tấn
Rau các loại diện tích trồng 63/63 ha, đạt 100%, năng suất 62 tạ/ha, sản lượng 391 tấn
+ Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là 9.037 con cụ thể như sau: Trâu 501/597 con đạt 83,9% (giảm 0,6% so với năm 2020); Bò: 59/115 con, đạt 51,3% (giảm 94,7% so với năm 2020); Lợn 1.356/1.264 con, đạt 107,3% (tăng 23,7% so với năm 2020); Gia cầm các loại: 7.370/4.800 con, đạt 153,5% Tốc
độ tăng trưởng đàn gia súc 5%;
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 0,45/0,5ha
Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thường xuyên được quan tâm; tuy nhiên trong năm 2018 đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, gây thiệt hại về tài sản lớn cho Nhân dân ước thiệt hại hơn 500 triệu đồng UBND xã đã huy động toàn lực lượng bắt tay vào chữa bệnh cho gia súc, tiến hành chặn chốt các trục đường giao thông chính, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột các chuồng trại tránh dịch bệnh lây lan rộng Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc được 177 liều vacxin cho trâu và bò; 735 liều vắc xin dịch tả lợn Châu phi
Tập trung Chỉ đạo kiểm tra, khắc phục kịp thời các công trình thủy lợi, đảm bảo nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân Thường trực canh gác 24/24 công tác phòng, chống gió lốc, mưa đá trên địa bàn xã
+ Phát triển lâm nghiệp
Tăng cường tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến cộng đồng dân cư Tập trung bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 76,68% Hằng năm, UBND xã đã thường xuyên phối hợp với các ban, ngành của xã đã tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tới các bản trên địa bàn, phát hiện 03
Trang 35vụ cất giấu lâm sản gỗ tròn, gỗ xẻ với khối lượng = 7,139m3 có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đã hoàn thiện hồ sơ gửi hạt kiểm lâm huyện Mường Tè xử lý theo quy định của pháp luật
Không ngừng tuyên truyền tới quần chúng nhân dân về công tác bảo vệ rừng, nhất là trong thời điểm mùa khô, đã tuyên truyền 8/8 bản được 9 buổi với
534 lượt người tham gia, duy trì 8 tổ chuyên trách phòng cháy chữa cháy rừng
Tiến hành chi trả tiền dịch vụ môi trường năm 2022: UBND xã chi trả với diện tích được quy ra hệ số “K” là 4.658,61 ha, số tiền là 4.336.545.440 đồng Ban quản lý rừng phòng hộ Mường Tè chi trả với diện tích là được quy ra hệ số
“K” là 4.283,11 ha số tiền là 3.375.984.463 đồng
Văn hóa – xã hội
a Giáo dục - Đào tạo
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần 98% Tiếp tục thực hiện công tác đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
Đào tạo: Trong năm, cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã
b Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra về
vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là trước, trong và sau các dịp lễ, tết; chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh trong toàn xã, tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực Tổng số lượt khám chữa bệnh là 4.060 lượt
- Dân số toàn xã Ka Lăng năm 2022 là 2.430 nhân khẩu với 532 hộ, bình quân khoảng 4,5 người/hộ Toàn xã bao gồm 8 bản Trong đó, dân tộc người Hà Nhì có 2.209 người (chiếm 90,91% tổng số nhân khẩu trên địa bàn xã) và 463 hộ (chiếm 87,03% tổng số hộ trên địa bàn xã
Người dân tộc Hà Nhì trên địa bàn xã có phong tục tập quán nhân dân
Trang 36sống thành từng xóm Các điểm dân cư sống khá tập trung và phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, các tụ điểm kinh tế và các khu vực thuận tiện cho
Nhân khẩu (người)
Số hộ (hộ)
Nhân khẩu (người)
Số hộ (hộ)
Nhân khẩu (người)
Tiếp nhận và cấp phát gạo cứu đói của Chính phủ với tổng số hộ là 220 hộ với 1.130 khẩu với 16.950kg
Đã điều tra, rà soát xong hộ nghèo, cận nghèo năm 2021, kết quả như sau:
Hộ nghèo là 340 hộ với 1.608 khẩu, tỷ lệ 66,67 % (tăng 174 hộ, 813 khẩu, 34,47%, nguyên nhân tăng là do điều tra theo hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2026), cận nghèo là 42 hộ với 192 khẩu, tỷ lệ 8,21% (giảm 73 hộ, 336 khẩu, 14,79%)
Trang 37Ở Việt Nam có khoảng 17.500 người Hà Nhì (1999) cư trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai, giáp với Trung Quốc, gồm 3 nhóm địa phương: Cồ Chồ, Là Mi
và Hà Nhì Đen Người Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi Dịp tết hàng năm có tục cả dòng
họ tụ tập lại nghe người già kể tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về xưa tới
40 đời Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, ông, bà hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm
Tại Mường Tè (Lai Châu), căn cứ vào sự khác nhau về y phục, về phương ngữ hay phong tục tập quán, người Hà Nhì tự chia thành hai nhóm: Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí (gọi chung là Hà Nhì Hoa) Trong đó, nhóm Hà Nhì Cồ Chồ cư trú tập trung ở các bản Xi Né (xã Mù Cả), A Mé (xã Tà Tổng), Nậm Hạ (xã Kan Hồ), Chang Pa Chải (xã Hua Bum) Nhóm Hà Nhì La Mí cư trú tập trung ở các xã Ka Lăng, Thu Lũm và các bản Mù Cả, Ma Ký, Gò Cứ (xã Mù Cả), Nậm Lọ (xã Kan Hồ)
Căn cứ Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL ngày 01/6/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian - nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì
Trên địa bàn xã Ka Lăng năm 2022 có 463 hộ, với 2.209 người dân tộc
Hà Nhì Các dân tộc trong xã đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh
tế, văn hoá và hôn nhân nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá Những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn cần được gìn giữ, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc
Người Hà Nhì thường sống trong các cánh rừng nguyên sinh với các đặc trưng văn hóa và phong tục tập quán rất riêng biệt, rất đa dạng và phong phú, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của người Hà Nhì và kiến trúc xây dựng nhà trình tường mang đậm sắc của người Tất cả những điều đó đã tạo nên xã Ka Lăng với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nơi thượng nguồn sông Đà Có nghề thủ công truyền thống như: thêu, đan lát, làm ruộng bậc thang Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài; có điệu múa, bài hát rất đặc trưng như: Hát ru, hát đối, hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp
Trang 38khách quý, hát trong ngày tết và nhiều loại nhạc cụ: Khèn lá, đàn môi, sáo dọc,
đàn tròn Có các lễ hội có sắc thái độc đáo, mang đậm tính cộng đồng và giàu
tính nhân văn, tinh thần thượng võ
Việc tổ chức, khôi phục lại các lễ hội truyền thống không chỉ tạo không
khí phấn khởi trong đồng bào mà còn góp phần bảo tồn, phát huy lễ hội truyền
thống, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tăng cường xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc, qua đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của dân
tộc Trong các lễ hội của đồng bào Hà Nhì không thể không kể đến: Lễ tết tháng
2, lễ cúng cầu mưa, cầu sấm, chớp đầu năm mới Lễ cơm mới; tết "Hồ sự chà"…
Các lễ hội được bà con tổ chức nhằm cầu mong một năm mới mọi việc suôn sẻ,
mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bản làng được bảo vệ bình yên Ngoài ra,
người Hà Nhì còn có chùm Lễ hội cúng rừng (Gạ Ma Thú) đầu năm mới có ý
nghĩa cộng đồng sâu sắc đó là vận động bà con bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài
nguyên, thiên nhiên quý báu đó sẽ giúp bà con có đủ nước phục vụ sản xuất, sinh
hoạt Khi đến Ka Lăng sẽ còn được thưởng thức những món ăn mang tính riêng
biệt của xã như ớt Trung Đoàn, chè Rừng, chè Dây, mật ong rừng, sâm Lai Châu…
Trang 39Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cộng đồng người Hà Nhì tại xã Ka Lăng với quản
lý và phát triển rừng
2.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;
+ Về thời gian: các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 10 năm (2012 - 2022); Thu thập số liệu sơ cấp năm 2022, 2023
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng về vai trò của cộng đồng Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cộng đồng Hà Nhì trong quản lý và phát triển rừng tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng Hà Nhì trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp được sắp xếp như sau: Xác định thông tin cần
có cho cuộc nghiên cứu Xác định thông tin thứ cấp có thể có thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ nơi cung cấp và loại); Xác định thông tin thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài (xác định rõ nguồn và loại thông tin); Thư viện: Sách tham khảo; Sách báo thương mại; Các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại; Hiệp hội thương mại; Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp; Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị giữ liệu; Xác định giá trị dữ liệu; Xem lại mục tiêu nghiên cứu; Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá đúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu