1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác phòng, chống đại dịch covid 19 từ năm 2020 đến năm 2022

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thái Nguyên là địa phƣơng có nhiều khu công nghiệp thu hút đông đảo đội ngũ chuyên gia nƣớc ngoài, ngƣời lao động từ các tỉnh, thành đến ở và làm việc; là đầu mối giao thƣơng với các tru

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LINH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2022 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 8.22.90.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MINH TUẤN THÁI NGUYÊN 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Tác giả luận văn i MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4 6 Đóng góp của luận văn 4 7 Kết cấu luận văn 5 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 6 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đại dịch Covid-19 6 1.2 Khái quát về đại dịch Covid-19 13 1.2.1 Đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu 13 1.2.2 Dịch Covid tại Việt Nam 17 1.2.3 Tình hình dịch Covid tại tỉnh Thái Nguyên .21 CHƢƠNG 2 CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO PHÒNG .27 CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN .27 TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2022 27 2.1 Chủ trƣơng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 27 2.1.1 Chủ trƣơng, biện pháp của Đảng và Nhà nƣớc 27 2.1.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 43 2.2 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 55 2.2.1 Hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2020 55 2.2.2 Công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2021 62 2.2.3 Thái Nguyên tăng cƣờng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2022 69 Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .73 3.1 Nhận xét 73 3.1.1 Một số kết quả đạt đƣợc 73 Thứ ba, Nhờ làm tốt các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thứ của ngƣời dân về dịch bệnh Covid-19 .87 3.1.2 Hạn chế 89 3.2 Một số kinh nghiệm 91 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 104 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới iii MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời có nhiều đại dịch xuất hiện, diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã cƣớp đi sinh mạng của hàng triệu ngƣời Tuy nhiên sau khi trải qua các đại dịch, con ngƣời lại dần tìm ra phƣơng cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp nhƣ cách ly, tìm ra các loại vắc-xin Chúng ta đang trải qua những thời khắc đầy lo lắng về căn bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra Đại dịch đã lây lan ra nhiều nƣớc trên thế giới và trở thành đại dịch Do ảnh hƣởng của đại dịch, từ đầu năm 2020, tình hình kinh tế của thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu Tại Việt Nam, số ca mắc Covid-19 tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con ngƣời và kinh tế - xã hội đất nƣớc Thái Nguyên là địa phƣơng có nhiều khu công nghiệp thu hút đông đảo đội ngũ chuyên gia nƣớc ngoài, ngƣời lao động từ các tỉnh, thành đến ở và làm việc; là đầu mối giao thƣơng với các trung tâm lớn về công nghiệp, dịch vụ nên công tác phòng, chống dịch đƣợc Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, mà trực tiếp là Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19; ban hành các văn bản triển khai phòng chống dịch bệnh Covid-19 ứng với từng thời điểm, chỉ đạo ngành chức năng, đặc biệt là ngành Y tế thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Nhận thức sâu sắc mức độ nguy hiểm và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với mọi mặt đời sống xã hội, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chủ động triển khai sớm, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp lãnh đạo thực hiện các hoạt động phòng chống dịch Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng bộ tỉnh, trong gần 3 năm (2020 - 2022), công tác phòng chống dịch ở Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng Việc đánh giá, tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, qua đó đúc rút một số kinh nghiệm đối với công tác phòng, chống dịch bệnh là một việc làm có giá trị khoa học và thực tiễn, bởi đây là lần đầu tiên cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo đối diện với một vấn đề chƣa có tiền lệ trong lịch sử 1 Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến năm 2022” làm luận văn Thạc sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình cả nƣớc và tỉnh Thái Nguyên tiến hành các hoạt động phòng chống đại dịch Covid-19 đã có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí về tình hình phòng chống dịch trên thế giới, trong phạm vi cả nƣớc và các địa phƣơng cụ thể: Đa số là các bài báo, tạp chí viết về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và các địa phƣơng; quá trình lãnh đạo, huy động các nguồn lực để phòng chống đại dịch; các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện các biện pháp cụ thể; có nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm của quá trình phòng chống đại dịch và những giải pháp cho thời kì hậu Covid-19: “Phát huy vai trò của các cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Đức Chiến, “Phát huy bản lĩnh, ý chí, truyền thống của dân tộc Việt Nam qua thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19” của tác giả Nguyễn Thị Nghĩa, “Phát huy “sức mạnh mềm” trong phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Thanh Hà, “Tác động của đại dịch Coivd-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, “Quyết tâm phòng, chống đại dịch hiệu quả và phục hồi phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường xây dựng hệ thống chính trị” của Tổng Bí thƣ BCH TW Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng… công bố trên Tạp chí Cộng sản Các bài viết có nội dung tƣợng tự cũng đƣợc đăng trên các báo, tạp chí trong suốt quá trình cả nƣớc phòng chống dịch Quá trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp diễn, nhƣng đã có nhiều đơn vị tổ chức hội thảo, hội nghị tổng kết về phòng chống dịch, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống dịch trong thời gian tới: Hội nghị lần thứ tƣ BCH TW Đảng khóa XIII (10/2021) đã có báo cáo về kết quả công tác phòng, chống Covid-19 và quan điểm, chủ trƣơng, nhiệm vụ, giải pháp trong tình hình mới Ngày 28/3/2022, tại tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng lý luận Trung ƣơng, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn lực và tạo động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu qua dịch Covid-19: Tầm 2 nhìn quốc gia và hành động địa phương” Ngày 12/10/2022, Học viện Chính trị khu vực II phối hợp với Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tác động của đại dịch Covid-19 tới an sinh xã hội và các vấn đề xã hội – thực tiễn mới và bài học kinh nghiệm” Ngày 15/12/2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dƣơng tổ chức Hội thảo Khoa học “Công tác phòng, chống Covid-19, phục hồi kinh tế - xã hội: Từ thực tiễn Bình Dương và vùng Nam bộ”, tham dự hội thảo có 120 các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu và cán bộ của các tỉnh vùng Nam Bộ Ngày 12/1/2023, Bộ Công an tổ chức Hội thảo Khoa học “Công tác Công an trong phòng chống dịch Covid-19 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Tại Thái Nguyên, trong quá trình đại dịch Covid-19 diễn ra, trên các báo, đài, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, ban, ngành,… thƣờng xuyên đƣợc cập nhật các thông tin về diễn biến dịch bệnh, cách phòng chống, hậu quả và sự lãnh đạo của tổ chức đảng và chỉ đạo của các cấp chính quyền…đây là nguồn tƣ liệu quý để tác giả nghiên cứu về quá trình phòng chống đại dịch tại địa phƣơng “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác phòng chống đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến năm 2022” là vấn đề rất mới, trên phạm vi toàn quốc cho đến nay chƣa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về vấn đề: Đảng bộ tỉnh, thành phố, huyện, thị lãnh đạo phòng chống Covid-19 Trên cơ sở tham khảo, kế thừa và tổng hợp những kết quả, số liệu đã đƣợc công bố, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo phòng chống đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian từ 2020 đến năm 2022 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác phòng chống đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến năm 2022 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát những vấn đề chung liên quan đến đại dịch Covid-19; - Hệ thống các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phòng chống đại dịch Covid-19 qua từng thời điểm cụ thể; - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo công tác phòng chống đại dịch Covid-19 tại địa phƣơng; 3 - Luận văn làm rõ những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo (gồm chủ trƣơng và sự chỉ đạo) của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (gồm 3 thành phố và 6 huyện) - Về thời gian: từ năm 2020 đến năm 2022 (Thời điểm chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối) - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phòng chống đại dịch Covid-19 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử để phục dựng khách quan quá trình Đảng bộ Thái Nguyên phòng chống đại dịch và phƣơng pháp lôgic để rút ra những đánh giá, nhận xét, kinh nghiệm Đồng thời sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh nhằm nghiên cứu, làm rõ các nội dung trong luận văn 6 Đóng góp của luận văn - Hệ thống các chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phòng chống đại dịch Covid-19; - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng những chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào phòng chống đại dịch Covid-19 tại địa phƣơng; - Luận văn làm rõ những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm; - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tuyên truyền phòng chống đại dịch Covid- 19 tại địa phƣơng 4 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc chia làm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Khái quát về đại dịch Covid-19 - Chƣơng 2: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống đại dịch Covid-19 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2022 - Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm 5 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đại dịch Covid-19 - Dịch bệnh: là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lƣợng lớn những ngƣời bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thƣờng là hai tuần hoặc ít hơn Ví dụ, nhiễm não mô cầu, tỷ lệ mắc vƣợt quá 15 trƣờng hợp trên 100.000 ngƣời trong hai tuần liên tiếp đƣợc coi là một dịch bệnh Dịch bệnh truyền nhiễm thƣờng đƣợc gây ra bởi một số yếu tố trong đó có một sự thay đổi trong sinh thái của số lƣợng vật chủ (ví dụ nhƣ sự gia tăng hoặc tăng mật độ của một loài vector), một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh hoặc bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ) Nói chung, dịch bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch vật chủ hoặc là một tác nhân gây bệnh mới xuất hiện hoặc một mầm bệnh mới nổi đột nhiên giảm xuống dƣới đó đƣợc tìm thấy trong trạng thái cân bằng đặc hữu và ngƣỡng truyền đƣợc vƣợt quá Một dịch bệnh có thể đƣợc giới hạn trong một không gian Tuy nhiên, nếu nó lây lan sang các quốc gia hoặc châu lục khác và ảnh hƣởng đến số lƣợng lớn ngƣời dân ngƣời dân mắc bệnh, nó có thể đƣợc gọi là một đại dịch Các tuyên bố về một dịch bệnh thƣờng đòi hỏi dựa trên cơ sở về số lƣợng hay tỷ lệ mới mắc của một bệnh; dịch bệnh xảy ra do các bệnh nhất định, chẳng hạn nhƣ cúm, đƣợc định nghĩa là gia tăng đáng kể các trƣờng hợp bị nhiễm, cũng đƣợc xác định dựa trên cơ sở này Vài trƣờng hợp của một bệnh rất hiếm có thể phân loại là một dịch bệnh, còn những trƣờng hợp của các bệnh phổ biến nhƣ cảm lạnh thông thƣờng không đƣợc coi là dịch bệnh Tuy vậy, khái niệm về dịch ngày nay không chỉ giới hạn trong các bệnh truyền nhiễm nữa Các bệnh ung thƣ phổi, tai nạn giao thông, tác dụng có hại của thuốc nhƣ thalidomide ma túy cũng có thể là những bệnh dịch, mà tác nhân gây bệnh không phải là vi sinh vật Hiện nay chúng ta phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm, nhƣng trong tƣơng lai không xa chúng ta lại phải đƣơng đầu với những vụ dịch của các bệnh không nhiễm trùng đang xảy ra ở các nƣớc phát triển - Đại dịch: là thuật ngữ đƣợc sử dụng bởi các chuyên gia về bệnh khi dịch bệnh lây lan tới nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc Bất chấp nỗi sợ hãi toát lên từ tên gọi của nó, "đại dịch" đề cập đến sự lây lan của một căn bệnh, không phải chỉ bởi mức độ lây lan của nó mà còn là sự nguy hiểm của nó đối với toàn cầu 6

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN