1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện phú bình (tỉnh thái nguyên) lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị trấn (2010 2022

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Trƣớc thực trạng đó, nghiên cứu, đánh giá quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 2010 - 2022 là một nhiệm vụ cần thiết, nhằ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC DƢƠNG THỊ THÚY HÒA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, THỊ TRẤN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2022 Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 8229015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ HẰNG NGA Thái Nguyên, năm 2024 i MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 6 5 Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 7 6 Kết cấu luận văn 8 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (TỈNH THÁI NGUYÊN) 9 LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, THỊ TRẤN (2010 - 2015) 9 1.1 Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2015) 9 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hoá - xã hội huyện Phú Bình 9 1.1.2 Thực trạng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình trƣớc năm 2010 15 1.1.3 Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2015) 19 1.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Phú Bình về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2015) 23 1.3 Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình và một số kết quả trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2015) 27 1.3.1 Chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên 28 1.3.2 Chỉ đạo công tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 30 1.3.3 Chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, thị trấn 32 1.3.4 Chỉ đạo công tác đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 36 1.3.5 Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, phát huy vai trò các tổ chức CT - XH tham gia xây dựng Đảng 38 Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (TỈNH THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG 43 ii Ở XÃ, THỊ TRẤN (2015 - 2022) 43 2.1 Những yêu cầu mới đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình (2015 - 2022) 43 2.1.1 Chủ trƣơng mới của Trung ƣơng Đảng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022) 43 2.1.2 Chủ trƣơng mới của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022) 45 2.1.3 Yêu cầu khắc phục những hạn chế trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình (2010 - 2015) 47 2.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Phú Bình về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022) 48 2.3 Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình và một số kết quả trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2015 - 2022) 58 2.3.1 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên 58 2.3.2 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 63 2.3.3 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, thị trấn 64 2.3.4 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 69 2.3.5 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng 74 Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 77 3.1 Nhận xét về quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2022) 77 3.1.1 Ƣu điểm và nguyên nhân 77 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 84 3.2 Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2022) 85 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Tổ chức cơ sở đảng là thuật ngữ dùng để chỉ một chi bộ cơ sở hay một đảng bộ cơ sở ở một đơn vị cơ sở Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng, tổ chức cơ sở đảng là “nền tảng” của Đảng Ở đơn vị cơ sở, tổ chức cơ sở đảng là “hạt nhân chính trị” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nƣớc, cần kiệm xây dựng nƣớc nhà", "Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở " Tổ chức cơ sở Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển của Đảng và thắng lợi của cách mạng Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phƣờng, thị trấn trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng vừa là nhiệm vụ cơ bản, thƣờng xuyên, vừa là đòi hỏi cấp thiết hiện nay Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, Đảng bộ huyện Phú Bình luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng, quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trƣơng của Đảng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vào thực tiễn địa phƣơng, kịp thời đề ra chủ trƣơng và chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn Trong những năm 2010 - 2022, Đảng bộ huyện Phú Bình đã tập trung lãnh đạo, đƣa ra nhiều chủ trƣơng, giải pháp để xây dựng tổ chức cơ sở Đảng về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng cả về nhận thức, năng lực hoạch định chủ trƣơng, sự chỉ đạo, sức chiến đấu đƣợc nâng lên rõ rệt Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, các tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình đã lãnh đạo nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần vào thắng lợi chung của Đảng bộ huyện, đƣa Phú Bình hòa nhập vào sự phát triển chung của quê hƣơng, đất nƣớc 2 Tuy nhiên, đặc điểm địa bàn nông thôn là chủ yếu, đời sống nhân dân còn thấp so với mức bình quân chung; cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp; chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao… làm ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tình hình thế giới và trong nƣớc diễn biến phức tạp, khó lƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn chƣa đƣợc phát huy, nhất là khả năng tổ chức thực hiện nghị quyết, phát hiện vấn đề, đề ra chủ trƣơng giải quyết mâu thuẫn phát sinh ở cơ sở, công tác phát triển đảng viên ở nông thôn còn nhiều khó khăn Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn bảo thủ, trì trệ, sức chiến đấu, tính chủ động, sáng tạo chƣa cao, chƣa thật sự tiên phong, gƣơng mẫu,… đã làm ảnh hƣởng đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn của Đảng bộ huyện Phú Bình Trƣớc thực trạng đó, nghiên cứu, đánh giá quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2022) là một nhiệm vụ cần thiết, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ huyện trong việc xây dựng và ban hành những chủ trƣơng, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế đó, có thể bƣớc đầu đƣa ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trong những năm tới Qua đó, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng địa phƣơng vững mạnh, đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển Với những ý nghĩa quan trọng, thiết thực của vấn đề và xuất phát từ vị trí việc làm của bản thân, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đảng bộ huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2022)” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các nghiên cứu về tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn Đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức cơ sở Đảng trong cả nƣớc với những góc độ tiếp cận khác nhau Một số công trình nhƣ: Sách “Một số vấn đề xây dựng Đảng về tổ chức trong giai đoạn hiện nay” (1996) của Lê Quang Thƣởng trình bày những vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn về công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn mới nhƣ: Nhận định về bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức và hoạt động của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nƣớc [42] Sách “Vận dụng và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng” [37] của Thanh Quang (2009) có 3 phần Một là, giới thiệu những bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng Hai là, giới thiệu những bài phát biểu, bài nghiên cứu của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và của các nhà nghiên cứu về vận dụng và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong điều kiện hiện nay Ba là, cuốn sách trình bày và phân tích những chủ trƣơng, chính sách của Đảng về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong điều kiện hiện nay Sách “Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng hiện nay” [34] của Nguyễn Đức Hà (2010) bao gồm những bài viết vừa mang tính nghiên cứu lý luận, vừa là sự tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong những năm gần đây Sách “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên” của Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang (2014) đánh giá vị trí, vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên, những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng Từ đó, cuốn sách đúc rút 5 kinh nghiệm có giá trị tham khảo là: Phải quán triệt kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Trung ƣơng, địa phƣơng; trong chỉ đạo phải 4 thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo củng cố kiện toàn tổ chức cơ sở đảng đồng bộ, thống nhất với tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và cấp ủy viên có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở cơ sở [32] Các nghiên cứu về Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn Nhóm này gồm số lƣợng lớn các luận văn, luận án nghiên cứu về Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn với đối tƣợng nghiên cứu là Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Có thể kể đến: Luận án “Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015" [35] của Ngô Thị Thanh Hà (2019) đã hệ thống hóa chủ trƣơng, giải pháp của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2008 đến năm 2015; đƣa ra đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố Hà Nội về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng xã, phƣờng, thị trấn ở Thủ đô Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2015 Công trình rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng từ năm 2008 đến năm 2015 Luận án “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” [30] của Lê Xuân Dũng (2022) cung cấp hệ thống tƣ liệu phục vụ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn Thông qua việc hệ thống hóa chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trong hai giai đoạn 2005 - 2010 và 2010 - 2015, công trình đã nêu nhận xét khách quan về quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 5 trên cả hai bình diện ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế Từ đó, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 Ngoài ra, còn có các luận án: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tổ chức cơ sở Đảng từ năm 2005 đến năm 2015” (2020) của Lê Thị Hồng Thuận [43]; “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” (2021) của Nguyễn Thế Thái [38]; “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020” (2022) của Nguyễn Tiến Đức [33];… Vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn và lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn còn đƣợc đề cập đến trong nhiều bài báo công bố trên các tạp chí: “Hiệu quả và chất lƣợng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở” [29] của Phạm Xuân Cát (2006); “Phát huy vai trò của sinh hoạt chi bộ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng” [40] của Phạm Thị Minh Thủy (2015); “Một số luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ trở thành hạt nhân của tổ chức cơ sở Đảng” [45] của Trần Minh Trƣởng (2016), … Bài viết “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: Nhiều giải pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng” của Trần Thị Thanh Thủy (2023) trình bày quá trình xây dựng, kiện toàn, sắp xếp các loại hình tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra thành công và hạn chế Từ đó, khẳng định “Để xây dựng Đảng bộ tỉnh vững mạnh từ cơ sở, cần tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Trung ƣơng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng Xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm Tiếp tục củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức cơ sở đảng gắn với sắp xếp, tinh gọn bộ máy Thực hiện hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn; mô hình tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sự nghiệp theo ngành, địa phƣơng một cách hợp lý…” [41] 6 Những công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phƣờng, thị trấn; cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu quan trọng cho việc hoạch định chủ trƣơng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phƣờng, thị trấn ở các địa bàn khác nhau Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề “Đảng bộ huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn (2010 - 2022)” Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả tiếp thu, sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình đối với xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn từ năm 2010 đến năm 2022; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, bƣớc đầu đúc kết một số kinh nghiệm có thể tiếp tục tham khảo, vận dụng trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2022 - Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2022 - Phân tích, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn từ năm 2010 đến năm 2022 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn từ năm 2010 đến năm 2022 7 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Phú Bình lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn Trong đó, tập trung làm rõ 5 vấn đề: (1) Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; (2) Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn; (3) Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, thị trấn; (4) Công tác đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn; (5) Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng - Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2022, qua 3 kỳ Đại hội của Đảng bộ huyện Phú Bình các khóa XXV (2010-2015), khóa XXVI (2015-2020) và khóa XXVII (2020-2025) - Về không gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình với địa giới hành chính tƣơng ứng với thời gian nghiên cứu (2010 - 2022) 5 Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Hệ thống các văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Trung ƣơng Đảng, của Tỉnh ủy Thái Nguyên, của Huyện ủy Phú Bình và các cấp ủy trực thuộc Huyện ủy Phú Bình về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn Các công trình khoa học, bài nghiên cứu, báo cáo tại hội thảo khoa học, kết quả điều tra thực tế liên quan đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là chủ yếu Với phƣơng pháp lịch sử, luận văn sẽ xem xét và trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn theo một trình tự liên tục về thời gian, trong mối liên hệ với bối cảnh, các sự kiện trong nƣớc và ở địa phƣơng; làm rõ điều kiện và biểu hiện của quá trình

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN