1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích công nghệ iot trong hoạt động kinh doanh của amazon

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Công Nghệ IoT Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Amazon
Tác giả Đỗ Trung Kiên, Lê Xuân Mai, Nguyễn Ngô Thảo Vân, Đặng Thị Bích Trâm, Lê Huỳnh Phú Bình
Người hướng dẫn ThS. Lê Hải Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành New ICT
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 10,12 MB

Nội dung

Các thiết bị IoT thường được tích hợp công nghệ như cảm biến, phần mềm và có thể bao gồm các máy cơ khí và số hóa cũng như các đối tượng tiêu dùng.. - IoT đã xuất hiện từ giai đoạn ban đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI

T

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ IO

Môn: New ICT Giảng viên phụ trách: Ths Lê Hải Nam

Lớp học phần: 231BIE105101 Nhóm trình bày: Nhóm 12

TP Hồ Chí Minh, háng T 1/2024

Trang 2

ii

Danh sách thành viên nhóm 12

Thông tin liên hệ

Nhóm trưởng: Nguyễn Ngô Thảo Vân

Email: vannnt23411@st.uel.edu.vn

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Kinh tế - Luật vì đã tạo điều kiện cho nhóm chúng em có cơ hội để được học tập và nghiên cứu môn Công nghệ thông tin và ruyền thông mới.T

Bên cạnh đó, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Hải Nam – Giảng viên khoa Hệ thống thông tin – Trường Đại học Kinh tế Luật đã tận tình giúp đỡ chúng -

em tiếp cận những kiến thức về Công nghệ thông tin và ruyền thông mới, dành cho Tchúng em những lời khuyên và góp ý trong suốt quá trình thực hiện để chúng em có thể hoàn thành một cách tốt nhất

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện song trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Do đó, nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến quan tâm, đóng góp từ Thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Lời sau cùng, tập thể nhóm kính chúc Thầy và tất cả các bạn sức khỏe và hạnh phúc

để chinh phục những chặng đường tiếp theo

Tập thể nhóm 12 xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

iv

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 2

1.1 Các khái niệm: 2

1.2 Đặc trưng: 2

1.3 Xu hướng/ứng dụng hiện nay trong kinh doanh: 3

1.3.1 Phân tích dữ liệu lớn 3

1.3.2 Điều khiển và quản lý thông minh 3

1.3.3 Dây chuyền sản xuất thông minh 4

1.3.4 Quản lý chuỗi cung ứng 4

1.3.5 Ngành bán lẻ 5

1.4 Thách thức, tác động đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh: 6

1.4.1 Chi phí triển khai và duy trì hệ thống 6

1.4.2 Bảo mật thông tin và quyền riêng tư 6

1.4.3 Quản lí và phân tích dữ liệu 6

1.4.4 Chuẩn hóa và tương thích 6

1.4.5 Hệ thống mạng 7

1.4.6 Chuyển đổi mô hình kinh doanh 7

CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 8

2.1 Tổng quan tóm tắt về doanh nghiệp: 8

2.1.1 Lịch sử: 8

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh: 9

2.1.3 Hoạt động kinh doanh: 10

2.2 SWOT/ Phân tích thị trường/ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: 11

Trang 5

v

2.2.1 SWOT: 11

2.2.2 Phân tích thị trường: 14

2.2.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: 15

2.3 Cách tổ chức, sử dụng công nghệ: 16

2.3.1 Ứng dụng, chức năng 16

2.3.2 Thu thập dữ liệu, phản hồi người dùng 21

2.2.3 Quản trị 40

2.2.4 Năng suất 49

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG NGHỆ 53

3.1 Kết quả chung 53

3.2 Ưu điểm, nhược điểm 53

3.3 Đề xuất cải tiến 54

3.3.1 Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư 54

3.3.2 Chi phí và tài nguyên 55

3.3.3 Tương thích và tiêu chuẩn: 55

3.3.4 Quản lý dữ liệu khổng lồ 55

3.3.5 Khó khăn trong quá trình triển khai 56

3.3.6 Giải quyết dữ liệu và phản hồi thời gian thực 56

3.3.7 Tự động hóa và sự tin tưởng 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM 12 59

Trang 6

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Logo và hình ảnh người sáng lập Amazon.com Jeffrey Preston Bezos 8

Hình 2.2 Doanh thu thường niên của Amazon 9

Hình 2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 10

Hình 2.4 Mô hình kinh doanh gồm nhiều dịch vụ đa dạng của Amazon 11

Hình 2.5 Amazon đưa công nghệ Just Walk Out không cần thu ngân vào siêu thị của mình 25

Hình 2.6 Amazon Alexa Echo 27

Hình 2.7 Amazon Ring 31

Hình 2.8 Nhận diện chuyển động của Amazon Ring 32

Hình 2.9 Amazon Kindle 35

Hình 2.10 Amazon Fire TV 38

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng phân tích SWOT của Amazon 14

Trang 7

doanh… 100% (7)

24

Trang 8

vii

5 - tài liệuKinhdoanh… 100% (2)

17

Trang 9

1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công nghệ IoT (Internet of Things) đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau Với sự hội tụ của nhiều công nghệ như học máy, cảm biến, phân tích dữ liệu thời gian thực, IoT đã mở ra một thế giới mới với nhiều khả năng và ứng dụng thông minh đến bất ngờ Vì vậy, nhóm 12 chúng em quyết định lựa chọn công nghệ IoT để tìm hiểu, đi sâu vào cách thức IoT ứng dụng vào việc kinh doanh Và để phân tích rõ ràng, chân thật nhất, nhóm chúng em chọn Amazon công ty công nghệ hàng đầu thế giới để tìm - hiểu cách Amazon ứng dụng IoT vào việc kinh doanh của mình như thế nào

Trang 10

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ

1.1 Các khái niệm:

- IoT (Internet of things), hay còn gọi là Internet vạn vật, là một mạng lưới các thiết

bị tương tác kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác và với hệ thống đám mây

mà không cần đến con người Các thiết bị IoT thường được tích hợp công nghệ như cảm biến, phần mềm và có thể bao gồm các máy cơ khí và số hóa cũng như các đối tượng tiêu dùng Điều đó có nghĩa là các thiết bị, đồ dùng điện tử hằng ngày như tủ lạnh, bàn chải đánh răng, máy hút bụi, máy giặt, có khả năng sử dụng cảm biến để thu thập thông tin và tự động phản hồi đến người sử dụng một cách hiểu biết và linh hoạt, bất kể người dùng đang ở đâu

- IoT đã xuất hiện từ giai đoạn ban đầu của phát triển mạng lưới Internet, khi các nhà nghiên cứu trên thế giới mong muốn liên kết mọi thứ thành một mạng lưới thống nhất để dễ dàng quản lý hoạt động trong các ngành công nghiệp, hệ thống giao thông, doanh nghiệp dịch vụ hoặc đơn giản chỉ là phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người Tuy nhiên khái niệm về IoT thực sự trở nên rõ ràng vào năm 1999 khi người ta bắt đầu nhận ra tiềm năng của xu hướng này, từ đó việc tích hợp công nghệ thông minh IoT vào

xã hội bắt đầu được thử nghiệm và khám phá

1.2 Đặc trưng:

- Khả năng định danh: IoT có thể định danh bất kỳ đối tượng nào tham gia vào hệ thống từ con người cho đến máy móc Điều này sẽ giúp hệ thống có thể phân loại từng nhóm đối tượng khác nhau từ đó làm tăng độ chính xác, hiệu quả trong việc xử lý thông tin và chia sẻ dữ liệu

- Thông minh: Hệ thống IoT được trang bị một trí thông minh nhân tạo nhằm tạo ra các thiết bị thông minh với đầy đủ các chức năng cần thiết để có thể linh hoạt thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong bất kì tình huống và điều kiện môi trường thực tế nào

- Kết nối liên thông: IoT cho phép tất cả các vật dụng, thiết bị, máy móc trong mạng

Trang 11

3

lưới của nó có thể kết nối liên thông với nhau qua mạng lưới thông tin

- Thay đổi linh hoạt: Đối với công nghệ IoT, số lượng và trạng thái thiết bị đều có thể thay đổi linh hoạt và tự động như: bật/ tắt, kết nối/ ngắt kết nối, …

- Quy mô kích thước lớn: Hệ thống IoT sở hữu rất nhiều máy móc, thiết bị được kết nối với nhau Tất cả đều được quản lý và giao tiếp một cách chặt chẽ với nhau

- Tính không đồng nhất: Mỗi thiết bị trong mạng lưới IoT đều được trang bị một phần cứng cũng như network khác nhau nên dẫn đến sự không đồng nhất

- Những dịch vụ liên quan đến “Things”: Có cả năng đáp ứng các dịch vụ liên quan đến “Things” ví dụ như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical thing và Virtual thing

- Tính thực thời gian: Tính thực thời gian trong IoT là khả năng thu thập và xử lý

dữ liệu ngay lập tức, ngay khi dữ liệu được tạo ra Tính thực thời gian mang lại nhiều lợi ích cho các ứng dụng IoT, chẳng hạn như cải thiện hiệu quả, tăng cường an toàn và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng

1.3 Xu hướng/ứng dụng hiện nay trong kinh doanh:

1.3.1 Phân tích dữ liệu lớn

- Nhiều tổ chức xem dữ liệu là nguồn tài sản quan trọng để xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh của họ Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc phân tích một lượng lớn Big Data được thu thập từ IoT và quản lý chúng để xác định tác động của chúng đối với doanh nghiệp của mình

- Internet of Things (IoT) sử dụng hàng trăm loại cảm biến được tạo ra để thu thập

dữ liệu từ đa dạng ứng dụng Sự tích lũy dữ liệu khổng lồ từ hàng triệu cảm biến thông minh đẩy mạnh việc phân tích dữ liệu, trong đó trí tuệ nhân tạo và máy học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các thuật toán đưa ra quyết định

1.3.2 Điều khiển và quản lý thông minh

Trang 12

4

- Công nghệ IoT mang lại khả năng tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình điều khiển và quản lý trong môi trường kinh doanh

Ví dụ: các cảm biến và thiết bị kết nối IoT có thể được sử dụng để giám sát và điều

khiển các hệ thống như hệ thống điều hòa nhiệt độ, chiếu sáng, an ninh, và tiết kiệm năng lượng Việc sử dụng công nghệ IoT trong điều khiển và quản lý thông minh giúp tăng tính tự động, giảm thiểu sự can thiệp con người và tạo ra môi trường hoạt động hiệu quả hơn

1.3.3 Dây chuyền sản xuất thông minh

- Nhà sản xuất đạt lợi thế cạnh tranh bằng việc áp dụng các cảm biến thông minh

để giám sát dây chuyền sản xuất Điều này cho phép các công ty giảm chi phí hoạt động

và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất quản lý và an toàn trong sản xuất

Ví dụ: trong một dây chuyền sản xuất tự động được gắn rất nhiều cảm biến để thu

thập dữ liệu của sản phẩm cũng như kiểm tra tình trạng của máy móc Các cảm biến này

sẽ liên tục gửi về trung tâm vận hành các dữ liệu liên quan đến tình trạng sản phẩm cũng như trạng thái của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hệ thống sẽ phát ra cảnh báo, gửi cảnh báo tới nhân viên kỹ thuật phụ trách và kích hoạt các biện pháp xử lý đã được thiết lập

1.3.4 Quản lý chuỗi cung ứng

- Công nghệ IoT cung cấp các cảm biến được gắn trên hàng hóa để giám sát, theo dõi vị trí và điều kiện lưu trữ trong suốt quá trình vận chuyển, thu thập và chia sẻ các thông tin quan trọng về hàng hóa và quá trình vận chuyển để nhà sản xuất, nhà bán lẻ có thể biết được hàng hóa của mình đang ở đâu, trong tình trạng thế nào và dễ dàng quản

lý Từ đó, công nghệ IoT giúp nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng, giảm thiểu tổn thất và hỗ trợ quản lý nguồn lực hiệu quả hơn

Ví dụ: các đội xe tải, tàu chở hàng tồn kho có thể định tuyến lại dựa trên điều kiện

thời tiết, tính sẵn có của xe và tính khả dụng của tài xế Bản thân hàng tồn kho cũng có

Trang 13

5

thể được trang bị các cảm biến để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo hàng hóa không bị hư hại Các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, hoa và dược phẩm thường là các mặt hàng tồn kho nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm, vì thế sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các ứng dụng giám sát IoT

1.3.5 Ngành bán lẻ

- Thu thập dữ liệu khách hàng: Các cảm biến IoT có thể được sử dụng để thu thập

thông tin về sự tiêu thụ sản phẩm, lưu lượng khách hàng và hành trình mua sắm, phân tích thói quen của họ Dữ liệu này có thể được sử dụng để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, dự báo nhu cầu và thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng năng suất do bán hàng nhanh và thông minh, làm hài lòng khách hàng hơn và tăng lợi nhuận

Ví dụ: cửa hàng có thể thu thập thông tin từ các cảm biến IoT về thói quen mua sắm

của các đối tượng khách hàng, chẳng hạn như phân tích xem các mặt hàng nào thường được mua cùng với nhau, từ đó sắp xếp hàng hóa sao cho tiện lợi và thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn

- Quản lý hàng tồn kho tự động: Các hoạt động như đặt hàng sản phẩm, kiểm kê,

sắp xếp, thu thập và phân tích dữ liệu, dự đoán mức tiêu thụ,… đều được tự động hóa Điều này giúp cải thiện độ chính xác, tiết kiệm đáng kể thời gian, giảm thiểu chi phí

Ví dụ: kệ thông minh được trang bị cảm biến trọng lượng thu thập thông tin dựa trên

RFID và chuyển dữ liệu tới nền tảng IoT để tự động theo dõi hàng tồn kho và kích hoạt cảnh báo nếu hàng hóa sắp hết

- Thanh toán tự động: IoT có thể được sử dụng trong thanh toán tự động thông qua

sự kết hợp của các thiết bị kết nối và cảm biến để tạo ra quy trình thanh toán thông minh

và hiệu quả (như kết hợp với RFID, NFC,…)

Ví dụ: các sản phẩm hoặc dịch vụ được gắn một thẻ RFID (Radio-Frequency

Identification) để nhận diện và theo dõi Khi sản phẩm hoặc dịch vụ được chọn, thông tin từ thẻ RFID được truyền tải đến các thiết bị IoT Người mua hàng chỉ cần đưa sản

Trang 14

6

phẩm đến gần thiết bị đọc, ngoài việc nhận biết về chi tiết về sản phẩm thì khi bỏ vào giỏ hàng hay túi xách thì hệ thống sẽ ngay sau đó khấu trừ số tiền thích hợp từ tài khoản tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của người dùng

1.4 Thách thức, tác động đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh:

1.4.1 Chi phí triển khai và duy trì hệ thống

- Thách thức: Chi phí đầu tư hệ thống ban đầu lớn do phải đầu tư phần cứng lẫn

phần mềm, phải tích hợp các công nghệ cảm biến Bên cạnh đó, chi phí cài đặt, triển khai và duy trì hệ thống cũng có thể đòi hỏi chi phí lớn

- Tác động: Đây có thể tạo ra một áp lực tài chính khá lớn đối với các doanh nghiệp

qui mô vừa và nhỏ

1.4.2 Bảo mật thông tin và quyền riêng tư

- Thách thức: IoT là một hệ thống rất rộng gồm nhiều thiết bị kết nối nên khả năng

xuất hiện lỗ hỏng và nguy cơ bị tấn công cao

- Tác động: Nếu không có hệ thống quản lí và bảo mật chặt chẽ, an toàn thì những

thông tin của người tiêu dùng có thể bị tấn công và đánh cắp Điều này có thể làm tăng rủi ro mất mát dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư người tiêu dùng

1.4.3 Quản lí và phân tích dữ liệu

- Thách thức: các thiết bị IoT phải nạp vào lượng lớn thông tin nên có thể gây ra

những khó khăn trong việc quản lí, lưu trữ và xử lí thông tin

- Tác động: Hệ thống quản lí dữ liệu không đủ mạnh có thể khiến doanh nghiệp

không tận dụng được tối đa lượng thông tin thu thập được Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo hệ thống thực hiện các qui trình quản lí và phân tích dữ liệu mạnh

mẽ

1.4.4 Chuẩn hóa và tương thích

Trang 15

7

- Thách thức: hệ thống IoT rất đa dạng bao gồm rất nhiều các thiết bị được tích hợp

các công nghệ cảm biến khác nhau kết nối dẫn đến nguy cơ xảy ra sự bất tương thích giữa các thiết bị

- Tác động: Làm giảm khả năng kết nối và khả năng tích hợp các thiết bị Điều này

có thể làm trì hoãn tiến độ công việc

1.4.5 Hệ thống mạng

- Thách thức: Hệ thống IoT đòi hỏi phải có hệ thống mạng mạnh, nhất là trong phạm

vi có mật độ các thiết bị IoT cao

- Tác động: Nếu hệ thống mạng xảy ra sai sót có thể dẫn đến sự cố kết nối giữa các

thiết bị, làm chậm tiến trình và giảm hiệu suất công việc

1.4.6 Chuyển đổi mô hình kinh doanh

- Thách thức: Sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang IoT có thể

đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức và nhân sự

- Tác động: Nếu thay đổi cơ cấu tổ chức thiếu hợp lí, nhân sự không được đào tạo

đủ kiến thức và kĩ thuật sẽ dẫn đến sự chuyển đổi không hiệu quả Điều này có thể khiến cho dự án không được thành công như mong muốn, thậm chí là thất bại

Trang 16

Hình 2.1 Logo và hình ảnh người sáng lập Amazon.com Jeffrey Preston Bezos

- Amazon được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp

đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn Công ty này là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI và nền tảng điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường Amazon là công ty Internet lớn nhất tính theo doanh thu trên thế giới Đây là công ty tư nhân lớn thứ hai ở Hoa Kỳ

và là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới Amazon là công ty công nghệ lớn

Trang 17

9

thứ hai tính theo doanh thu

Hình 2.2 Doanh thu thường niên của Amazon

- Công ty ban đầu kinh doanh như một nhà phân phối trực tuyến sách nhưng sau đó

mở rộng thêm để bán đồ điện tử, phần mềm trò chơi video, may mặc, đồ nội thất thực , , phẩm, đồ chơi và trang sức

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh:

- Tầm nhìn: Trở thành tổng thầu hàng đầu , theo đuổi sự xuất sắc thông qua sự tận tâm, kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên kỷ luật với niềm đam mê không ngừng để cung cấp các dự án chất lượng, đúng tiến độ và sinh lời

- Sứ mệnh:

• Hình thành quan hệ đối tác dẫn đến việc xây dựng sáng tạo, hiệu quả về chi phí

và chất lượng, vượt trên mong đợi của khách hàng trong một môi trường an toàn

• Để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty chúng tôi thông qua hoạt động kinh doanh lặp lại và giới thiệu đạt được bằng sự hài lòng của khách hàng trong mọi lĩnh vực bao gồm sự kịp thời, chú ý đến chi tiết và thái độ phục vụ tận tâm

• Để duy trì mức độ chuyên nghiệp, chính trực, trung thực và công bằng cao nhất trong các mối quan hệ của chúng tôi với các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, cộng

sự chuyên nghiệp và khách hàng

Trang 18

10

Hình 2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1.3 Hoạt động kinh doanh:

- Mô hình kinh doanh của Amazon chủ yếu tập trung vào bán lẻ trực tuyến và đám mây Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như Amazon.com, các ứng dụng di động và các trang web khác Công ty cũng cung cấp dịch vụ đám mây thông qua Amazon Web Services (AWS)

- Amazon có một chiến lược cung cấp giá cả cạnh tranh cho khách hàng của mình Công ty này tập trung vào giảm giá cả và cải thiện trải nghiệm khách hàng Công ty cũng có một chính sách trả hàng dễ dàng để khách hàng có thể trả lại sản phẩm một cách

dễ dàng nếu họ không hài lòng với sản phẩm

- Amazon cũng tập trung vào việc phát triển công nghệ để cải thiện trải nghiệm khách hàng Ví dụ, công ty này đã phát triển ứng dụng giọng nói Alexa để giúp người dùng kiểm soát các thiết bị thông minh của họ Công ty cũng đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới như vận chuyển bằng máy bay không người lái và lập trình trí

Trang 19

11

tuệ nhân tạo để cải thiện hệ thống tự động hóa trong các nhà kho của mình

Hình 2.4 Mô hình kinh doanh gồm nhiều dịch vụ đa dạng của Amazon

2.2 SWOT/ Phân tích thị trường/ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

2.2.1 SWOT:

- Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp

- SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả

- Sau đây là phân tích mô hình SWOT của Amazon:

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Amazon, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây:

Trang 20

12

o Thương hiệu mạnh: Là một người khổng lồ thương mại điện tử toàn cầu, Amazon có một vị trí mạnh mẽ và hình ảnh thương hiệu thành công trên thị trường

o Định hướng khách hàng: Amazon phục vụ một lượng lớn khách hàng cho các nhu cầu hàng ngày với giá rẻ Điều này đã làm cho nó một thương hiệu theo định hướng khách hàng

o Khác biệt và đổi mới: Amazon thường xuyên đưa ra những ý tưởng sáng tạo và bổ sung sáng tạo cho dòng sản phẩm và dịch vụ của mình như Hệ thống ngủ thông minh Withings Aura Điều này tạo ra sự khác biệt của Amazon so với các công ty khác

o Danh mục sản phẩm đa dạng: Amazon sở hữu hỗn hợp sản phẩm phong phú thu hút khách hàng trực tuyến để thực hiện phần lớn giao dịch mua hàng từ

đó thay vì các nhà bán lẻ trực tuyến khác Tính đến năm 2018 Amazon đã bán được 562,3 triệu sản phẩm trên Thị trường Amazon.com của mình

Bên cạnh những điểm mạnh, Amazon cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Amazon có thể được kể đến như sau:

o Mô hình kinh doanh dễ bắt chước: Các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến đã trở nên khá phổ biến trong thế giới kỹ thuật số này Vì vậy, bắt chước mô hình kinh doanh của Amazon cho các công ty đối thủ không quá khó Một vài doanh nghiệp thậm chí còn cho Amazon một thời gian khó khăn Chúng bao gồm Barnes & Noble, eBay, Netflix, Hulu và Oyster,…

o Mất lợi nhuận ở một số khu vực: Ở một số khu vực như Ấn Độ, Amazon đã phải đối mặt với thua lỗ Việc vận chuyển miễn phí cho khách hàng có thể

là một trong những lý do cho thấy rủi ro mất lợi nhuận ở một số thị trường

Trang 21

13

o Một số sản phẩm không thành công: Sự ra mắt của Fire Phone tại Mỹ là một thất bại lớn trong khi thiết bị chữa cháy Kindle thậm chí còn không phát triển tốt

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Amazon có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

o Mở rộng thị trường: Amazon có thể đạt được cơ hội thâm nhập hoặc mở rộng hoạt động tại các thị trường đang phát triển

o Thu mua lại các công ty thương mại điện tử: Việc mua lại nhiều hơn các công ty thương mại điện tử có thể tăng năng lực của công ty và giảm mức

o Mức độ cạnh tranh cao: Cạnh tranh quyết liệt với các công ty bán lẻ lớn như Walmart và eBay có thể mang lại cho Amazon một thời gian khó khăn trong tương lai

Trang 22

tế Amazon cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm sách, đồ điện tử, quần

áo, đồ gia dụng, thực phẩm và đồ uống, đồ chơi, đồ nội thất, đồ thể thao, sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhiều hơn nữa Amazon cũng cung cấp các dịch vụ như Amazon Prime, Amazon Web Services (AWS), Amazon Advertising và Amazon Logistics

- Điểm mạnh Amazon có một danh mục sản phẩm rộng lớn và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Amazon có một hệ thống hậu cần

- Mất lợi nhuận ở một số khu vực

- Một số sản phẩm không thành công

- Mở rộng thị trường

- Thu mua lại các công ty thương mại điện tử

- Các quy định của chính phủ

- Mức độ cạnh tranh cao

Trang 23

15

mạnh mẽ, với các trung tâm phân phối trên khắp thế giới, giúp đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng và hiệu quả Amazon có một nền tảng thương mại điện tử thân thiện với người dùng, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm Amazon có một chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn, Amazon Prime, cung cấp nhiều lợi ích như giao hàng miễn phí, giảm giá và quyền truy cập vào các dịch vụ độc quyền Amazon có một hệ thống thanh toán an toàn và tiện lợi, giúp khách hàng yên tâm khi mua sắm

- Điểm yếu Amazon bị các đối thủ cạnh tranh như Walmart, Target và eBay cạnh tranh gay gắt Amazon bị chỉ trích vì các hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm các vấn đề về thuế, điều kiện làm việc của nhân viên và tác động đến môi trường Amazon

bị cáo buộc độc quyền và lạm dụng thị phần của mình để gây áp lực lên các nhà cung cấp và đối tác Amazon bị cáo buộc vi phạm bản quyền và bán hàng giả

- Cơ hội Amazon có cơ hội mở rộng thị phần của mình cả trong nước và quốc tế Amazon có cơ hội phát triển các dịch vụ mới và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác

2.2.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh của Amazon ở thị trường bán lẻ

- Amazon là một nhà bán lẻ và cạnh tranh với các cửa hàng vật lý, trực tuyến cung cấp phần lớn danh sách sản phẩm tương tự nhau Các đối thủ cạnh tranh bán lẻ hàng đầu của Amazon bao gồm Walmart, Target , Costco và Best Buy

- Đối thủ cạnh tranh của Amazon trong thương mại điện tử Amazon là một trong những nền tảng Thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới và thu hút khoảng 2,5 tỷ người truy cập mỗi tháng Đây là một thị trường trực tuyến cho phép nhiều người bán và nhà cung cấp bên thứ ba liệt kê các sản phẩm của họ

- Đối thủ cạnh tranh của Amazon về dịch vụ phát trực tuyến Amazon cung cấp cả dịch vụ phát trực tuyến video và nhạc Prime Video là dịch vụ phát video phổ biến thứ hai sau Netflix và xếp sau đó là Disney + Trong dịch vụ phát nhạc trực tuyến, Amazon

Trang 24

16

Music cạnh tranh với Spotify và Apple Music

- Đối thủ cạnh tranh của Amazon mảng dịch vụ Web Amazon Web Service (AWS)

là công ty dẫn đầu toàn cầu về dịch vụ đám mây công cộng với 32,4% thị phần nhưng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Microsoft Azure và Google Cloud

- Đối thủ cạnh tranh của Amazon về Trợ lý ảo AI Alexa của Amazon là một trợ lý

ảo tận dụng AI và máy học để mô phỏng các tương tác giống như con người bằng cách

sử dụng ngôn ngữ tự nhiên Hai đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Alexa là: Siri của Apple, Google Assistant

2.3 Cách tổ chức, sử dụng công nghệ:

2.3.1 Ứng dụng, chức năng

- Trước sự tiến bộ không ngừng của Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã mở

ra một tương lai kỳ diệu với ứng dụng của Internet of Things trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh Amazon, được xem là “gã khổng lồ” tiên phong trong ngành thương mại điện tử và bán lẻ, không chỉ nhìn nhận sự đổi mới này mà còn tích cực áp dụng IoT vào các hoạt động kinh doanh của mình

- Với việc kết nối hàng tỷ thiết bị thông minh mỗi ngày, IoT đã tạo ra một môi trường kinh doanh động lực, giúp Amazon tối ưu hóa các quy trình, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo ra những dịch vụ mới độc đáo Từ việc quản lý hàng tồn kho thông minh đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và thậm chí là sáng tạo các dịch vụ mới dựa trên dữ liệu thu thập từ các thiết bị kết nối, Amazon đã thành công trong việc biến

ý tưởng IoT thành hiện thực, mở đường cho một kỷ nguyên mới của kinh doanh thông minh và linh hoạt

- Thu thập và tận dụng thông tin khách hàng:

• Amazon xây dựng đế chế bán lẻ của mình bằng cách thu thập và tận dụng thông tin khách hàng của bên thứ nhất để thúc đẩy tính cá nhân hóa ở quy mô thị trường lớn Lý do lớn nhất khiến công ty này hiện có giá trị 1 nghìn tỷ USD

Trang 25

17

không phải bởi họ cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ, mà vì họ thấu hiểu khách hàng của mình một cách thân tình Thay vì coi người mua là những phân khúc đối tượng chung chung, Amazon xem họ là những cá nhân cụ thể mà nó có thể tương tác một một trong hệ sinh thái của mình.-

• Sử dụng IoT để thu thập dữ liệu từ các sản phẩm thông minh được bán trên Amazon, giúp hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của khách hàng, Amazon có thể nhanh chóng xác định danh mục thực phẩm, nhãn hiệu và hương vị yêu thích của khách hàng Dựa trên những mặt hàng họ mua với những gì họ để lại, Amazon có thể xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách, chẳng hạn như giá cả hay giá trị dinh dưỡng

- Nhà thông minh và sản phẩm kết nối:

• Amazon cung cấp dịch vụ và giải pháp, sản phẩm kết nối cho nhà thông minh dựa trên công nghệ IoT Họ phát triển và bán các sản phẩm IoT như loa thông minh và thiết bị nhà thông minh thông qua nền tảng Alexa, tích hợp Alexa với các thiết bị IoT để tạo ra trải nghiệm nhà thông minh toàn diện

Ví dụ: Amazon Echo là một thiết bị nhà thông minh có khả năng điều khiển các thiết

bị khác thông qua trợ lý ảo Alexa và phát nhạc như một chiếc loa thông thường

• Amazon Alexa, hay được gọi tắt là Alexa, là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon, đầu tiên nó được sử dụng cho Amazon Echo và loa thông minh Amazon Echo Dot được phát triển bởi Amazon Lab126 Nó có khả năng tương tác bằng giọng nói, chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát podcast, đọc sách, và cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao và các thông tin hiện tại như tin tức Alexa cũng có thể làm việc như một hệ thống điều khiển nhà tự động bằng cách điều khiển các thiết bị thông minh khác Người sử dụng có thể nâng cấp khả năng của Alexa bằng cách cài đặt những "kỹ năng" (một chức năng bổ sung được phát triển bởi nhà cung cấp khác, thường được gọi là các ứng dụng, ví dụ ứng dụng thời tiết và tính năng âm thanh)

- Quản lý kho hàng thông minh:

Trang 26

18

• Kho hàng Amazon là nơi tiếp nhận, xử lý các sản phẩm của Amazon trước khi gửi đến người tiêu dùng Với mô hình chuyên nghiệp cùng trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, Amazon xử lý khối lượng lớn đơn hàng trong ngày Ngoài ra, kho hàng Amazon cung cấp các dịch vụ lưu giữ sản phẩm cho người bán

• Amazon sử dụng cảm biến và RFID để theo dõi lượng tồn kho và cập nhật tự động thông tin về việc nhập và xuất hàng RFID có thể được xem như một mã vạch nâng cao với khả năng kết nối vô tuyến Công nghệ nhận dạng bằng sóng

vô tuyến có khả năng theo dõi đối tượng và lưu thông tin trong thẻ tag (được gắn vào sản phẩm) từ đó các thiết bị đọc khác có thể phát hiện, tìm kiếm khi đối tượng di chuyển qua các chuỗi cũng ứng như trong nhà kho, gian hàng hay trong dây chuyền sản xuất

• Các vị trí trong kho hàng Amazon luôn được chỉ đạo bởi máy quét cầm tay Zebra (Máy đọc RFID) Zebra sẽ đưa thông tin đến với họ về các sản phẩm cần được lấy ra trước và thông báo tình trạng đến với người giám sát Mọi thông tin

về sản phẩm đều được Zebra lưu lại và truyền tải đến người giám sát nhằm tránh khỏi các vấn đề không mong muốn xảy ra nhằm tối ưu hóa quy trình đặt hàng và tái tồn kho để giảm lãng phí và tăng hiệu suất

- Quản lý hệ thống logistic và giao hàng:

• Cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng của Amazon là ứng dụng công nghệ Công ty sử dụng vô số các giải pháp tự động hóa và robot, để chọn và đóng gói các đơn đặt hàng cũng như quản lí hàng tồn kho Trong đó, công nghệ họ sử dụng không thể không kể đến IoT

• Họ sử dụng cảm biến và thiết bị IoT để theo dõi vị trí của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa tuyến đường giao hàng Đồng thời, công nghệ này còn giám sát và kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm của các container chứa hàng nhằm đảm bảo hàng hóa đến nơi trong tình trạng tốt nhất

• Công cụ này không chỉ tăng hiệu quả và tốc độ phân phối của công ty mà còn giảm chi phí cho nhà kho và nhân viên

Trang 27

19

- Thanh toán thông minh

• Amazon đã tích hợp IoT với công nghệ Just Walk Out tại các cửa hàng Amazon

Go

• Điều kiện để có thể mua hàng tại đây là khách hàng cần phải đăng kí tài khoản Amazon và liên kết với thẻ ngân hàng của mình Khi bước vào, khách hàng sẽ được tự do lựa chọn những sản phẩm mà mình muốn mua và cho vào giỏ Với các camera được gắn trên trần, các công nghệ cảm biến thị giác máy tính, cảm biến trọng lượng cùng chức năng định vị trên điện thoại, hệ thống sẽ theo dõi

và giám sát các hành vi của khách hàng cũng như biết được những món hàng nào đã được lấy khỏi kệ và món nào được đặt lại Những món hàng đã được lấy

sẽ được hệ thống cho vào giỏ hàng ảo Sau khi người mua bước ra khỏi cửa hàng, đơn hàng sẽ được thanh toán ngay lập tức Sau đó, hóa đơn sẽ được gửi vào email và tài khoản đã đăng kí

• Công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp của họ giảm chi phí nhân công, đảm bảo

an ninh và các hành vi trộm cắp Giúp cho việc thanh toán của khách hàng trở nên nhanh chóng và tiện lợi; giảm thiểu thời gian xếp hàng khi chờ thanh toán

- Kết nối IoT với AWS và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp

• AWS IoT Core kết nối với các thiết bị IoT không kể số lượng thiết bị là bao nhiêu mà không cần quản lí cơ sở hạ tầng Dịch vụ này mang đến khả năng cấu hình và xác thực tự động khi kết nối với các thiết bị AWS giúp doanh nghiệp

dễ dàng quản lí, mở rộng quy mô, chọn bất cứ giao thức truyền thông nào mà

họ muốn; thao tác với dữ liệu như lọc, chuyển đổi, xử lí đúng quy tắc Amazon

đã cung cấp dịch vụ này cho Volkswagen, Traege, Carrier, Belkin,

• AWS IoT Analytics thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT được kết nối mà không tốn nhiều chi phí và đơn giản hóa quá trình Dịch vụ này cho phép tạo những thông tin chuyên sâu; lọc, chuyển đổi, lưu trữ dữ liệu; phân tích và suy luận máy học; tính toán hiệu năng thiết bị đồng thời trực quan

Trang 28

• AWS IoT Greengrass xây dựng, triển khai và quản lí các ứng dụng IoT Dịch

vụ này giúp dễ dàng kiểm soát phạm vi hoạt động của phầm mềm trên quy mô lớn từ xa, xử lí cục bộ, cung cấp thông tin chi tiết với chi phí thấp hơn Amazon

đã cung cấp dịch vụ này cho Yanmar, SeaFloor,

• Ngoài các dịch vụ trên, Amazon còn có AWS FreeTOS, AWS IoT ExpressLink, AWS IoT Device Defender, AWS IoT FleetWise, AWS IoT SiteWise, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, chuyển đổi tính di động,

- Sản xuất các sản phẩm thông minh

• Chuông cửa thông minh Amazon Ring:

o Có thể kết nối internet nên có thể nhận, gửi và xử lí dữ liệu từ đám mây

o Thu thập dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video qua camera và microphone có

hỗ trợ âm thanh hai chiều, khử tiếng ồn

o Cho phép người dùng xem trực tiếp camera chuông cửa từ điện thoại hay tablet và có thể trả lời chuông cửa ở bất cứ nơi đâu, dù bạn có ở nhà hay không

• Amazon Fire TV: Sản phẩm đầu tiên được ra mắt vào năm 2014 đã nâng cao

vị thế công ty khi tham gia thị trường đa phương tiện

o Có thể kết nối internet để truy cập Hulu, Sling TV Netflix, hay Youtube,

o Có thể được điều khiển bằng giọng nói

o Có thể truy cập nội dung Prime của Amazon, nếu bạn là người đăng ký của

Amazon Prime

o Thu thập dữ liệu qua thói quen hành vi người tiêu dùng

Trang 29

21

• Amazon Kindle: là một thiết bị đọc sách điện tử Thiết bị này có thể kết nối internet, do đó có thể mua và tải xuống sách hoặc quản lý thư viện trên đám mây, bên cạnh các chức năng khác liên quan đến truy cập mạng, gửi văn bản qua email,

2.3.2 Thu thập dữ liệu, phản hồi người dùng

2.3.2.1 Công nghệ RFID

Amazon sử dụng công nghệ RFID để thu thập dữ liệu theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

- Vị trí: Amazon sử dụng dữ liệu vị trí từ công nghệ RFID để theo dõi hàng tồn kho

và để đảm bảo rằng các sản phẩm được lưu trữ ở đúng vị trí Để thu thập dữ liệu vị trí, Amazon đã trải qua nhiều giai đoạn:

• Gắn các thẻ RFID vào các sản phẩm và vật liệu trong kho

Các thẻ này phát ra tín hiệu vô tuyến có thể được đọc bởi các đầu đọc RFID Đầu đọc này được đặt ở các vị trí chiến lược trong kho, chẳng hạn như lối vào và lối ra, khu vực lưu trữ và khu vực vận chuyển

• Khi một sản phẩm hoặc vật liệu được di chuyển qua kho, đầu đọc RFID sẽ phát hiện thẻ RFID và gửi thông tin về sản phẩm hoặc vật liệu đó đến hệ thống quản

lý kho Hệ thống này sẽ lưu trữ thông tin này và sử dụng nó để cập nhật trạng thái của sản phẩm hoặc vật liệu đó

• Amazon sử dụng dữ liệu vị trí để theo dõi hàng tồn kho bằng cách theo dõi số lượng sản phẩm có sẵn ở mỗi vị trí trong kho Điều này giúp Amazon tránh tình trạng hàng tồn kho bị thất lạc hoặc bị hư hỏng

• Amazon cũng sử dụng dữ liệu vị trí để đảm bảo rằng các sản phẩm được lưu trữ ở đúng vị trí Điều này giúp Amazon cải thiện hiệu quả của việc bốc xếp và

dỡ hàng hóa

- Trạng thái: Amazon sử dụng dữ liệu trạng thái từ công nghệ RFID để theo dõi

tiến độ của các đơn hàng và để đảm bảo rằng các sản phẩm được xử lý đúng cách Thông qua các giai đoạn:

Trang 30

22

• Để thu thập dữ liệu trạng thái, Amazon gắn các thẻ RFID vào các sản phẩm và vật liệu trong kho Các thẻ này có thể lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm hoặc vật liệu, chẳng hạn như "đã nhận", "đang lưu trữ" hoặc "đã vận chuyển"

• Khi một sản phẩm hoặc vật liệu được di chuyển qua kho, đầu đọc RFID sẽ phát hiện thẻ RFID và cập nhật trạng thái của sản phẩm hoặc vật liệu đó trong hệ thống quản lý kho

• Amazon sử dụng dữ liệu trạng thái để theo dõi tiến độ của các đơn hàng bằng cách theo dõi trạng thái của từng sản phẩm trong đơn hàng Điều này giúp Amazon cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn bằng cách cho phép khách hàng biết khi nào đơn hàng của họ sẽ được giao

• Amazon cũng sử dụng dữ liệu trạng thái để đảm bảo rằng các sản phẩm được

xử lý đúng cách bằng cách theo dõi trạng thái của từng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển Điều này giúp Amazon giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng sản phẩm

đó

• Amazon sử dụng dữ liệu lịch sử để phân tích các quy trình kho bãi bằng cách xác định các xu hướng và mẫu Điều này giúp Amazon xác định các lĩnh vực

có thể được cải thiện

Ví dụ: Amazon có thể sử dụng dữ liệu lịch sử để xác định rằng một số khu vực trong

kho thường bị tắc nghẽn Amazon có thể sử dụng thông tin này để cải thiện bố trí kho

Trang 31

23

hoặc để áp dụng các quy trình mới để giảm tắc nghẽn

Ngoài ra, Amazon sử dụng dữ liệu từ công nghệ RFID để cải thiện hiệu quả của các quy trình kho bãi theo các cách sau:

• Tăng tốc độ xử lý: Công nghệ RFID có thể giúp tăng tốc độ xử lý hàng hóa trong kho bằng cách tự động hóa các quy trình thủ công, chẳng hạn như kiểm tra hàng tồn kho và xác định vị trí của hàng hóa

• Giảm thiểu sai sót: Công nghệ RFID có thể giúp giảm thiểu sai sót trong kho bằng cách tự động hóa các quy trình và cung cấp thông tin chính xác về vị trí

và trạng thái của hàng hóa

• Tăng cường khả năng hiển thị: Công nghệ RFID có thể giúp tăng cường khả năng hiển thị của hàng hóa trong kho bằng cách cung cấp thông tin thời gian thực về vị trí và trạng thái của hàng hóa

2.3.2.2 Công nghệ GPS tracker

- Thu thập dữ liệu

• Amazon sử dụng các thiết bị GPS tracker được gắn vào các phương tiện vận tải của mình, chẳng hạn như xe tải, xe tải nhỏ và máy bay Các thiết bị này phát ra tín hiệu GPS có thể được đọc bởi các máy thu GPS

• Cụ thể, các thiết bị GPS tracker của Amazon sẽ thu thập dữ liệu về vị trí, tốc độ

và hướng của phương tiện vận tải Dữ liệu này được thu thập với tần suất 1-5 phút, tùy thuộc vào loại phương tiện và nhu cầu của Amazon Các dữ liệu này được lưu trữ trên thiết bị GPS tracker Sau đó, các thiết bị này sẽ gửi dữ liệu này đến các máy thu GPS của Amazon Các máy thu GPS của Amazon được đặt ở các vị trí chiến lược, chẳng hạn như các trung tâm phân phối và các điểm giao hàng Các máy thu này có thể nhận tín hiệu GPS từ các thiết bị GPS tracker

và gửi dữ liệu này đến hệ thống quản lý logistic của Amazon

- Sử dụng dữ liệu:

Trang 32

24

• Amazon sử dụng dữ liệu từ công nghệ GPS tracker để theo dõi tiến độ của các đơn hàng, tối ưu hóa các tuyến đường và cải thiện hiệu quả của các hoạt động vận tải

• Theo dõi tiến độ của các đơn hàng:

Dữ liệu từ công nghệ GPS tracker cho phép Amazon xác định vị trí của các đơn hàng trong suốt quá trình vận chuyển Điều này giúp Amazon xác định khi nào một đơn hàng

sẽ đến nơi và để cung cấp thông tin cập nhật cho khách hàng Ngoài ra Amazon sử dụng

dữ liệu GPS tracker để xây dựng bản đồ thời gian thực về vị trí của các đơn hàng Bản

đồ này có thể được truy cập bởi các nhân viên của Amazon và khách hàng

• Tối ưu hóa các tuyến đường:

Dữ liệu từ công nghệ GPS tracker cho phép Amazon xác định tuyến đường ngắn nhất

và nhanh nhất để vận chuyển các đơn hàng Điều này có thể giúp Amazon tiết kiệm chi phí vận tải và cải thiện thời gian giao hàng Đồng thời Amazon sử dụng dữ liệu GPS tracker để xây dựng một hệ thống tối ưu hóa tuyến đường Hệ thống này có thể phân tích dữ liệu GPS tracker và xác định tuyến đường tốt nhất cho từng đơn hàng

• Cải thiện hiệu quả của các hoạt động vận tải:

Dữ liệu từ công nghệ GPS tracker cho phép Amazon xác định các khu vực tắc nghẽn

và để cải thiện hiệu quả của các quy trình vận tải Amazon còn sử dụng dữ liệu GPS tracker để xây dựng một hệ thống giám sát giao thông Hệ thống này có thể phân tích

dữ liệu GPS tracker và xác định các khu vực tắc nghẽn Amazon cũng sử dụng dữ liệu GPS tracker để cải thiện hiệu quả của các quy trình vận tải, chẳng hạn như quá trình bốc xếp và dỡ hàng hóa

Cách Amazon sử dụng dữ liệu từ công nghệ GPS tracker trong quản lý logistic:

• Amazon sử dụng dữ liệu GPS tracker để xác định khi nào một đơn hàng sẽ đến nơi Điều này giúp Amazon cung cấp thông tin cập nhật cho khách hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng

Ví dụ: nếu một khách hàng đặt hàng một món đồ trên Amazon, họ có thể truy cập

trang web của Amazon để xem khi nào đơn hàng của họ sẽ đến nơi Trang web này sẽ

Trang 33

25

hiển thị bản đồ thời gian thực về vị trí của đơn hàng

• Amazon sử dụng dữ liệu GPS tracker để tối ưu hóa các tuyến đường Điều này giúp Amazon tiết kiệm chi phí vận tải và cải thiện thời gian giao hàng

Ví dụ: nếu Amazon có một đơn hàng cần được giao từ trung tâm phân phối ở

California đến một khách hàng ở New York, Amazon có thể sử dụng dữ liệu GPS tracker

để xác định tuyến đường ngắn nhất và nhanh nhất để vận chuyển đơn hàng này Điều này có thể giúp Amazon tiết kiệm tiền và cải thiện thời gian giao hàng cho khách hàng

• Amazon sử dụng dữ liệu GPS tracker để xác định các khu vực tắc nghẽn Điều này giúp Amazon cải thiện hiệu quả của các hoạt động vận tải

Ví dụ: nếu Amazon phát hiện ra rằng có một khu vực tắc nghẽn trên đường cao tốc,

Amazon có thể điều chỉnh các tuyến đường vận tải của mình để tránh khu vực đó Điều này có thể giúp Amazon cải thiện hiệu quả của các hoạt động vận tải và giảm thiểu thời gian giao hàng cho khách hàng

2.3.2.3 Công nghệ Just Walk Out

Hình 2.5 Amazon đưa công nghệ Just Walk Out không cần thu ngân vào siêu thị của

mình

Trang 34

26

- Thu thập dữ liệu

Công nghệ Just Walk Out sử dụng một hệ thống camera và cảm biến để theo dõi khách hàng trong cửa hàng Hệ thống này có thể phát hiện khi nào một khách hàng bước vào cửa hàng, khi nào họ lấy một sản phẩm ra khỏi kệ và khi nào họ đặt một sản phẩm trở lại kệ Dữ liệu này được lưu trữ trên đám mây và được sử dụng để tạo ra một hồ sơ

về hành vi mua sắm của khách hàng Hồ sơ này bao gồm các thông tin sau:

• Thời gian và ngày khách hàng đến cửa hàng

• Nâng cao khả năng hiển thị: Amazon có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi doanh

số bán hàng của từng sản phẩm Điều này có thể giúp Amazon xác định các sản phẩm bán chạy và các sản phẩm cần cải thiện

• Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới: Amazon có thể sử dụng dữ liệu để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, chẳng hạn như các chương trình khuyến mãi hoặc các dịch vụ giao hàng mới

Cách Amazon sử dụng dữ liệu từ công nghệ Just Walk Out:

• Amazon có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi doanh số bán hàng của từng sản phẩm dựa trên số lượng sản phẩm được lấy bởi khách hàng Ví dụ, nếu một sản phẩm được lấy nhiều lần, điều đó có thể cho thấy sản phẩm đó đang bán chạy

Ngày đăng: 27/03/2024, 08:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w