1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

220 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Vân Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Hoài Thu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 491,59 KB

Nội dung

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt NamPháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌCLUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌCLUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi,dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Nội dung của

luậnán là những kết quả nghiên cứu trung thực, đáng tin cậy Những trích dẫn ý kiến, số liệu của các tổ chức, cá nhân trong luận án đều được chú giải đầy đủ thôngtin.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Vân Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhậnđược

sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin trân trọng cảmơn:

- PGS.TS Lê Thị Hoài Thu, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thờigian tôi học tập, nghiên cứu ở Khoa Luật (nay là Trường Đại học Luật), Đại học Quốc gia HàNội.

- Ban chủ nhiệm khoa Luật Kinh doanh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốcgia Hà Nội và các thầy, cô trong khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luậnán.

- Ban chủ nhiệm Khoa Luật trường Đại học Sài Gòn và các thầy cô trongkhoa đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia HàNội.

- Những người thân trong gia đình luôn giành cho tôi sự cảm thông, yêuthương, chia sẻ, tiếp thêm nguồn năng lượng để tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trên con đường học tập, nghiêncứu.

Tác giả luận án

Nguyễn Vân Trang

Trang 5

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn Mục

lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các biểu đồ

MỤC LỤC

Trang

MỞĐẦU 1

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI 8

1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hội tự nguyện và phápluật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 8 1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hộitựnguyện 8

1.1.2 Nhómcáccôngtrìnhnghiêncứulýluậnphápluậtvềbảohiểmxãhội tựnguyện 17

1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tựnguyện và thực tiễn thực hiện ởViệtNam 21

1.2.1 Nhómcáccôngtrìnhnghiêncứuthựctrạngphápluậtvềbảohiểmxã hội tự nguyện ởViệtNam 21

1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảohiểm xã hội tự nguyện ởViệtNam 31

1.3 Tìnhhìnhnghiêncứu giải pháp hoànthiệnpháp luậtvànâng caohiệu quảthựchiệnphápluậtvềbảohiểmxãhộitựnguyệnởViệtNam 36

1.3.1 Nhóm các công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảohiểm xã hội tự nguyện ởViệtNam 36

1.3.2 Nhóm các công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ởViệtNam 41

1.4 Kế thừa và phát triển trong khuôn khổ đề tàiluậnán 43

1.4.1 Những thành tựu đã đạt được của các công trìnhnghiêncứu 43

1.4.2 Những vấn đề tồn tại và định hướng nghiên cứu củaluậnán 45

Trang 6

1.5 Khung lý thuyết củaluậnán 46

1.5.1 Lý thuyếtnghiêncứu 46

1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyếtnghiêncứu 49

KẾT LUẬNCHƯƠNG1 52

Chương 2:NHỮNGVẤNĐỀ LÝLUẬNVỀBẢOHIỂMXÃHỘITỰNGUYỆNVÀPHÁPLUẬTVỀBẢOHIỂMXÃHỘI TỰNGUYỆN 53

2.1 Lý luận về bảo hiểm xã hộitựnguyện 53

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hộitựnguyện 53

2.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hộitựnguyện 62

2.1.3 Ý nghĩa của bảo hiểm xã hộitựnguyện 64

2.2 Lý luận pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 65

2.2.1 Khái niệm pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 65

2.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 70

2.2.3 Nội dung pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 75

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 87

2.3.1 Yếu tốkinhtế 87

2.3.2 Yếu tốchínhtrị 89

2.3.3 Yếu tố văn hóaxãhội 92

KẾT LUẬNCHƯƠNG2 97

Chương 3:THỰCTRẠNGPHÁP LUẬTVỀBẢOHIỂMXÃHỘITỰNGUYỆN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ỞVIỆTNAM 98

3.1 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ởViệtNam 98

3.1.1 Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộitựnguyện 98

3.1.2 Về các chế độ bảo hiểm xã hộitựnguyện 102

3.1.3 Về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hộitựnguyện 115

3.1.4 Về trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hộitựnguyện 122

3.1.5 Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 125

3.1.6 Đánhgiáchung 128

3.2 ThựctiễnthựchiệnphápluậtvềbảohiểmxãhộitựnguyệnởViệtNam 133

3.2.1 Những kết quảđạtđược 133

3.2.2 Những tồn tại, hạn chế vànguyênnhân 139

Trang 7

KẾT LUẬNCHƯƠNG3 146

Chương 4:HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀBẢO HIỂMXÃHỘITỰNGUYỆN ỞVIỆTNAM 147

4.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật và nângcaohiệuquảthựchiệnphápluậtvềbảohiểmxãhộitựnguyện ở ViệtNam 147

4.1.1 BảođảmquyềnansinhxãhộitheotinhthầncủaHiếnphápnăm2013 147

4.1.2 Khắc phục những bất hợp lý trong các quy định pháp luật về bảoh i ể m xã hội tự nguyệnhiệnhành 148

4.1.3 Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hộitựnguyện 150

4.1.4 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phù hợp với tiêu chuẩn, cam kếtquốc tế về bảo hiểmxãhội 152

4.1.5 Đảm bảo tính ổn định, toàn diện, thống nhất và đồng bộ trong hệthống pháp luậtquốcgia 155

4.1.6 Đảm bảo tính khả thi, thuận tiện trong thực hiện pháp luật bảo hiểmxã hộitựnguyện 159

4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tựnguyện ởViệtNam 161

4.2.1 Vềđốitượngthamgiabảohiểmxãhộitựnguyện 161

4.2.2 Về các chế độ bảo hiểm xã hộitựnguyện 161

4.2.3 Về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hộitựnguyện 172

4.2.4 Về trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hộitựnguyện 175

4.2.5 Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hộitựnguyện 176

4.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảohiểm xã hội tự nguyện ởViệtNam 177

4.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị hệ thống bảo hiểmxãhội 177

4.3.2 Phát triển sản xuất tạo việc làm cho ngườilaođộng 178

4.3.3 Đổi mới và đẩy mạnh công táctruyềnthông 179

KẾT LUẬNCHƯƠNG4 182

KẾTLUẬN 183

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐCỦA

Trang 8

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬNÁN 186 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO 187

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

ILO Tổ chức lao động Quốc tế

ISSA Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế

NCS Nghiên cứu sinh

NLĐ Người lao động

PAYG Mô hình bảo hiểm xã hội thực thanh thực chiSSA Cơ quan An sinh xã hội (Washington)

WB Ngân hàng thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Thống kê số lượng người tham gia BHXH tự nguyện

Biểu đồ 3.2 Số người hưởng lương hưu BHXH tự nguyện giai

Biểu đồ 3.3 Mức bình quân thu nhập tháng lựa chọn làm căn cứ

đóng BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2021 138

Biểu đồ 3.4 Kinh phí hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện từ ngân

Biểu đồ 3.5 Sốlượng người hưởngBHXHmột lầngiai đoạn2016-2021 141

Trang 11

MỞĐẦU

1 Tính cấp thiết của đềtài

Ra đời ở châu Âu từ nửa sau thế kỷ XIX, đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã cómột lịch sử tồn tại, phát triển gần hai thế kỷ, trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh

xã hội (ASXH) của các quốc gia trên thế giới Để đảm bảo ASXH, bên cạnh BHXH bắtbuộc, nhiều quốc gia áp dụng hình thức BHXH tự nguyện, xem đó như một cấu phầnquan trọng trong chiến lược phát triển ASXH của quốcgia

Ở Việt Nam, đảm bảo quyền ASXH, trong đó bao gồm quyền được tham giaBHXH cho công dân là một trong những vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm hàngđầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Hiến pháp 2013 khẳng định: “Côngdân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” (Điều 34) Để hiện thực hóa quy định củaHiến pháp cần phải có một hệ thống pháp luật ASXH đồng bộ, trong đó Luật BHXH giữvai trò đặc biệt quan trọng Năm 2006, Luật BHXH ra đời, chính thức quy định hai hìnhthức BHXH được triển khai ở Việt Nam là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, qua đóđánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam trên con đường hội nhập, phù hợpvới thông lệ quốc tế Sau 7 năm đi vào cuộc sống, Luật BHXH 2006 đã được thay thếbằng Luật BHXH 2014 Trong đó, những quy định pháp luật về BHXH tự nguyện đượcthể hiện ở Chương IV (10 điều) và một số điều khoản liên quan, có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2016 Cùng với đó, là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về BHXH

tự nguyện như: Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết về một

số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Nghị quyết số 93/2015/QH13 về Thực hiệnchính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động,… Đó là những cơ sởpháp lý để áp dụng BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước thời gianqua

Sau thời gian đi vào thực tiễn, Luật BHXH 2014 nói chung, pháp luật về BHXH

tự nguyện nói riêng, đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, trước sự phát triển

Trang 12

nhanh chóng, đa dạng của kinh tế thị trường Việt Nam là một đất nước có tỷ lệlaođộng phi chính thức (đối tượng tham gia BHXH tự nguyện) lớn (33,6 triệu người -chiếm 68,5% trên tổng số lao động có việc làm), nhưng tính đến hết năm 2022, tỷlệNLĐ tham gia BHXH tự nguyện mới đạt xấp xỉ 1,46 triệu người, chiếm khoảng2,5%trên tổng số NLĐ trong độ tuổi trên cả nước [105] Điều đó cho thấy, khoảngtrống màBHXH tự nguyện chưa bao phủ tới trong thực tế còn rất lớn, việc thực thichính sáchBHXH tự nguyện chưa mang lại hiệu quả, chưa tương xứng với sự pháttriển của kinh

tế - xã hội đất nước Do vậy, mục tiêu bảo đảm quyền được hưởng ansinh cho tất cảngười dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013 còn gặp nhiều trở ngại.Ngày 23/5/2018,

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CộngSản Việt Nam khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TW về Cải cách chínhsách BHXH Nghị quyết xác định rõ mục tiêu tổng quát “Cải cách chính sách bảohiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xãhội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mụctiêu bảo hiểm xã hội toàn dân Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đadạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, côngbằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhànước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyênnghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch….” Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030

“Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xãhội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xãhội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi” Để đạt đượcnhững mục tiêu đó, cần phải có những giải pháp phù hợp, đồng bộ, mà trước hết là

bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nóiriêng Đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, cả ởkhía cạnh lý luận và thựctiễn

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Phápluật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” làm đề tài thực hiện Luận án Tiến sĩ củamình Kết quả nghiên cứu của Luận án không chỉ có ý nghĩa lý luận mà

Trang 13

còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện,hướng tới đảm bảo ASXH cho mọi người dân trong thời kỳmới.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiêncứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lýluận về BHXH tự nguyện và pháp luật về BHXH tự nguyện Trên cơ sở đó, phân tích,đánh giá thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam và thực tiễn thực hiện; đềxuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóangàynay

Với mục đích đó, đề tài đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất,đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu BHXH tự nguyện trên thế giới,

và tình hình nghiên cứu pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam Theo đó, cần phải thuthập, phân loại các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến BHXH tự nguyện nóichung, và pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam nói riêng Từ đó khái quát những kếtquả nổi bật, chủ yếu, của các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu mở rộng, đàosâu

Thứ hai, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận về BHXH

tự nguyện và pháp luật về BHXH tự nguyện Trên cơ sở đó, đề xuất cách hiểu thống nhấtmột số vấn đề về BHXH tự nguyện và pháp luật về BHXH tự nguyện mà hiện nay còntồn tại những quan điểm khác nhau

Thứ ba,phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện

pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam, và nguyên nhân của nó

Thứ tư,luận giải yêu cầu khách quan và định hướng của việc hoàn thiện pháp luật,

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam; kiến nghị, đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về BHXH tự nguyện Việt Nam trong giai đoạnmới

3 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu

3.1 Đối tượng nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án, bao gồm:

Trang 14

i) Những vấn đề lý luận về BHXH tựnguyện;

ii) Pháp luật về BHXH tự nguyện ở ViệtNam;

iii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở ViệtNam

Ngoàira,LuậnáncònnghiêncứuquyđịnhphápluậtvềBHXHtựnguyệncủa một số quốc giatrên thế giới, các công ước quốc tế của ILO có liên quan, để qua đócónhữngđánhgiávềtínhtươngthích,mứcđộphùhợpvàrútrabàihọckinhnghiệm

choViệtNamtrongquátrìnhhoànthiệnphápluậtvềBHXHtựnguyện

3.2 Phạm vi nghiêncứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo

hiểm xã hội tự nguyện và pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thực trạng phápluật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam Luận ánkhông nghiên cứu các nội dung về tranh chấp và giải quyết tranh chấp BHXH tựnguyện, Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực BHXH tựnguyện

- Về không gian:Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng quy

định và thực tiễn thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam Những vấn đề

lý luận và quy định pháp luật quốc tế, pháp luật của một số nước trên thế giới vềBHXH tự nguyện được đặt trong tương quan so sánh, nhằm làm rõ hơn đặc điểmcủa pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam trong quá trình hộinhập

- Về thời gian:Trọng tâm nghiên cứu của luận án là thực trạng pháp luật và

thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện hiện hành, qua các văn bản quyphạm pháp luật như: Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Bộ luật Lao động 2019, và cácvăn bản hướng dẫn thi hành… Các số liệu về thực tiễn thực hiện pháp luật vềBHXH tự nguyện được thống kê, thu thập, đánh giá chủ yếu từ năm 2016 đếnnay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiêncứu

4.1 Phương phápluận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin,(duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phản ánh luận) Theo đó, pháp luật về BHXH tựnguyện Việt Nam được nghiên cứu trong quá trình vận động, biến đổi,v à

Trang 15

đặt trong mối quan hệ tương tác với nhiều yếu tố, đặc biệt là chính trị, kinh tế, vănhóa xã hội Việc nghiên cứu pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam bám sát cácquan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về ASXH qua phương pháp tiếp cận hệthống, phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành.

4.2 Phương pháp nghiêncứu

Đểhoànthànhtốtnhiệmvụnghiêncứu, tác giảsửdụng kết hợpcácphươngphápnghiêncứu, như:phươngpháp phântích,tổng hợp;phươngphápphânloại;phươngphápchứng minh, phươngpháp khái quát hóa;phươngphápsosánh pháp

luật

Phương pháp phân tíchđược sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm làm rõ các

vấn đề, như: tình hình nghiên cứu BHXH tự nguyện ở Việt Nam và trên thế giới; thựctrạng pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam; thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH

tự nguyện hiện nay ở Việt Nam; yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về BHXH tựnguyện; cơ sở lý luận, thực tiễn cho những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy địnhpháp luật và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH tựnguyện Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Phương pháp tổng hợpđược sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tập hợp,

chọn lọc các thông tin trên cơ sở những tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáotổng kết, số liệu thống kê… có ý nghĩa đối với đề tài Từ đó, sắp xếp, khái quát hóathông tin theo từng nội dung cụ thể cần luận giải

Phương pháp phân loại pháp lýđược sử dụng nhằm phân loại nội dung nghiên

cứu; phân loại mô hình lý luận; phân loại các trường hợp thực tiễn để xem xét việc thihành và áp dụng pháp luật, xây dựng hệ thống các định hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật về BHXH tự nguyện

Phương pháp chứng minhđược sử dụng trong việc đưa ra các dẫn chứng (sốliệu,

tài liệu…) nhằm làm rõ cho các luận điểm khoa học được đặt ra trong Luận án

Phương pháp khái quát hóađược sử dụng nhằm làm rõ các vấn đề lý thuyết ở

chương 2 và giải thích nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong các quy định phápluật về BHXH tự nguyện hiện hành ở chương 3 Trong chương 4, phương pháp này được

sử dụng để tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở ViệtNam

Trang 16

Phương pháp so sánh pháp luậtđược sử dụng nhằm tìm ra những điểm tương

đồng, khác biệt giữa pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam với pháp luật về BHXH

tự nguyện của một số quốc gia trên thế giới; giữa pháp luật Việt Nam với khuyến nghịtrong các Công ước của ILO Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quátrình hoàn thiện và thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện Phương pháp so sánh phápluật được sử dụng linh hoạt, kết hợp, lồng ghép với một số phương pháp đã nêu, nhằmlàm cụ thể, sâu sắc hơn những phân tích, kiến giải về các vấn đề được đềcập

5 Những đóng góp mới của luậnán

Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:

Thứ nhất,luận án làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về BHXH tự nguyện và

pháp luật về BHXH tự nguyện, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của pháp luật vềBHXH tự nguyện ở Việt Nam Những vấn đề cơ bản, như khái niệm BHXH tự nguyện;đặc điểm, vai trò; ý nghĩa của pháp luật về BHXH tự nguyện và các nhân tố ảnh hưởngđến pháp luật về BHXH tự nguyện được trình bày một cách hệ thống, logic, chặt chẽ

Từ nhiều góc độ, luận án phân tích, luận giải tính cấp thiết của việc điều chỉnh, bổ sungpháp luật về BHXH tự nguyện và các nguyên tắc/ yêu cầu cần tuân thủ trong quá trìnhđiều chỉnh, bổ sung pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam hiệnnay

Thứ hai,luận án phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ, hệ thống, toàn

diện, thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam Trên cơ sở đó, luận án chỉ ranhững khoảng trống pháp lý, những bất cập, hạn chế của pháp luật ảnh hưởng đến việcphát triển BHXH tự nguyện, tiến tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, trong chiến lượcASXH quốc gia thời kỳmới

Thứ ba,dựa trên khung lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng,

luận án phân tích, luận giải, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về BHXH tựnguyện; và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam trongbối cảnh hội nhập, toàn cầuhóa

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnán

Luận án hệ thống hóa những kiến thức về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật

về BHXH tự nguyện ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, góp phần bổ sung nhiềuvấn đề lý luận mới, hiện đại về BHXH tự nguyện nói chung, pháp luật về BHXH tựnguyện nói riêng Bên cạnh đó, luận án phân tích làm rõ thực trạng pháp luật, thực tiễnthực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam và nguyên nhân của nó Trên cơ sở

đó, luận án đưa ra một số kiến nghị, giải pháp, nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiệnpháp luật về BHXH tự nguyện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện

ở ViệtNam

Nhữngkết quảnghiêncứu đượctrìnhbàytrongluậnángợimởnhiềuvấnđềcần được traođổi,thốngnhấttrongquátrìnhsửa đổi Luật BHXH hiện nay.Trong chiếnlượcmởrộng diệnbao phủBHXH,thực hiện mục tiêu bảo hiểm toàn dânởViệt Namtronggiai đoạnmới,nhữngkiếnnghị,đềxuấttrongluậnán có ýnghĩathựctiễn

Với những ý nghĩa đã nêu, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt độngnghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo luật học, xã hội học, công tác xã hội,kinh tế và cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến BHXH nói chung, pháp luật vềBHXH tự nguyện ở Việt Nam nói riêng

7 Cấu trúc luậnán

NgoàiMởđầu,Kếtluận, Danhmục tàiliệu tham khảo,Phụlục,Danhmục cáccôngtrình nghiên cứucủa tác giảliên quanđếnluậnán đãcôngbố,luậnángồm4chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2 Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện và pháp luật về

bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chương 3 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực

hiện ở Việt Nam

Chương 4 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo

hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tìnhhình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hội tự nguyện và pháp luật về bảo hiểm xã hội tựnguyện

1.1.1 Nhómcác công trình nghiên cứu lý luận bảo hiểm xã hội tựnguyện

Hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA), văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương trụ

sở ở New Delhi, Ấn Độ, đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hệ thống bảohiểm xã hội nông

dân trong các nước đang phát triển” (1993) [45] Đối tượng nghiên cứu là BHXH tự

nguyện cho nông dân ở các nước đang phát triển, như Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia,Malaysia Các nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chủ yếu, như: chăm sóc y tế vàcác dịch vụ thuốc men; kế hoạch hóa gia đình, phúc lợi gia đình và chăm sóc bà mẹ, trẻ

sơ sinh; những khó khăn của các quốc gia đang phát triển khi triển khai BHXH tựnguyện cho nông dân Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích các nhà nghiên cứu cho rằng,

có hai khó khăn, thách thức chủ yếu mà các nước đang phát triển phải đối mặt, khi thực

hiện BHXH tự nguyện cho nông dân:Thứnhất, đối tượng tham gia BHXH (nông dân) là

nhóm người có công việc thiếu ổn định, thậm chí không có công việc, thu nhập thấp,

không ổn định Do vậy, khả năng tham gia BHXH của họ là rất hạn chế.Thứ hai, ở các

nước đang thiếu những cơ quan có chức năng quản lý về đăng ký và thu các khoản đónggóp BHXH Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp nhằm thựchiện có hiệu quả BHXH nông dân Thành công của Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳtrong việc thực hiện BHXH cho người lao động (NLĐ) ở nông thôn là kinh nghiệm chocác nước có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội

Viện nghiên cứu Lao động (ILS) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

đã công bố báo cáo “Social insurance in cooperatives” (Bảo hiểm xã hộitrong hợp tác

xã) (1995).Báo cáo nghiên cứu khảo sát, phân tích các dịch vụ bảo trợ xã hội, các khoản

trợ cấp được áp dụng trong các hợp tác xã Từ đó,cácnhàn g h i ê n cứuđưaranhữngkhuyếnnghịthiếtkếvàthựchiệncácchươngtrìnhbảo

Trang 19

trợ xã hội Bó hẹp phạm vi nghiên cứu là NLĐ trong hợp tác xã, khuvựcphic h í n h t h ứ c , d o v ậ y n h ữ n g v ấ n đ ề đ ư ợ c đ ề c ậ p

t r o n g b á o c á o v ề c h ế đ ộ , c h í n h s á c h , đ i ề u k h o ả n

t h ự c h i ệ n b ả o h i ể m h ư u t r í , c ò n c h ư a b a o q u á t hếtcácđối tượng tham gia BHXH tự nguyện[157]

Nghiên cứu hệ thống ASXH ở các quốc gia Đông Nam Á, năm 2000, Mukul

G Asher công bố báo cáo"Social Security Reform Imperatives: The SoutheastAsian

Case"(Các yêu cầu cải cách an sinh xã hội: Trường hợp Đông Nam Á) Trong công

trình này, Mukul G Asher tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá chính sách ASXHcủa các nước Đông Nam Á trong sự so sánh với một số nước Châu Âu Theo ông, ởĐông Nam Á, ASXH là một chính sách lớn, chịu tác động của kinh tế, chính trị, xã hội

ở mỗi quốc gia Bởi vậy, không có một mô hình ASXH chung cho tất cả các nướctrong khu vực Cải cách chính sách ASXH là quá trình phức tạp, đòi hỏi một cam kếtchính trị bền vững Một chính sách ASXH với những điều khoản pháp lý chi tiết, cụthể, cần phải đặt trong quan hệ tương tác với cải cách thị trường tài chính, vốn… phụthuộc vào đặc điểm cơ cấu kinh tế, xã hội, cam kết chính trị ở mỗi quốc gia Phạm vinghiên cứu của Mukul G Asher là những cải cách ASXH nói chung trong đó bao gồmBHXH, tuy nhiên những đóng góp lý luận về BHXH tự nguyện là không nhiều[174]

Trong cuốn sáchStates in the Global Economy(Các quốc gia trong nền kinhtế

toàn cầu) xuất bản năm 2003, ở chương 3, Duane Swank có bài viết “Giảm phúc lợi,

toàn cầu hóa, các thể chế kinh tế chính trị, và hệ thống Nhà nước phúc lợi hiện đại”.Trong bài viết, Duane Swank phân tích những tác động của toàn cầu hóa đối với việc cắtgiảm phúc lợi xã hội quốc gia Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các thể chế kinh tếkhác nhau sẽ có những chế độ phúc lợi xã hội khác nhau; mô hình Nhà nước phúc lợikhác nhau Ở chương IV của cuốn sách, M Ramesh có bài viết “Toàn cầu hóa và mở

rộng ASXH ở Đông Á” Theo M Ramesh, trong quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia ở

Đông Á có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc mở rộng ASXH Tuy nhiên, ởnhững nước, vùng lãnh thổ phát triển, nhưHànQ u ố c , S i n g a p o r e v à Đ à i L o a n , k h ô n g c ó b ằ n g c h ứ n g c h o t h ấ y q u á t r ì n h h ộ i

Trang 20

nhập cản trở sự phát triển của chương trình ASXH Các chính sách ASXH của HànQuốc và Đài Loan góp phần phát triển nền chính trị dân chủ còn non trẻ Trong khi

đó, với sự ổn định chính trị, kinh tế phát triển, Singapore không cần thay đổi chínhsách ASXH Những vấn đề lý luận về phát triển ASXH trong thời hội nhập được đềcập trong cuốn sách gợi mở nhiều vấn đề để Việt Nam xây dựng chiến lược ASXH

ổn định, bền vững, trong đó BHXH là trụ cột [162]

John Pitzer (2003) đã nghiên cứu hai vấn đề lý luận cơ bản của BHXH: địnhnghĩa BHXH và phân loại BHXH Trong báo cáo nghiên cứu với tên gọi

“TheDefinition of a Social Insurance Scheme and its Classification as Defined

Benefit or Defined Contribution” (Định nghĩa về BHXH và cách phân loại BHXH theo mứchưởng xác định hoặc theo đóng góp), John Pitzer cho rằng, BHXH là một

giải pháp an toàn để chống lại những rủi ro cho NLĐ Để lý giải cho quan điểm đó,ông đi sâu phân tích một số vấn đề chủ yếu của BHXH, như: phương thức đóng góphình thành quỹ BHXH; xác định các loại rủi ro để chi trả tiền BHXH; phân chia hailoại hình BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyên, mà theo ông là “do ý chí

tự do của cánhân”.Nhữngphântích,lýgiảicủaôngcóýnghĩalýluậnchonghiêncứuBHXHnói chung, BHXH tự nguyện nói riêng[173]

Nghiên cứuQuỹ hưu trí, quỹ tiết kiệm và hệ thống ASXH ở Thái Lan(Pension

Fund, Provident Fund and Social Security System in Thailand) Niwat Kanjanaphoomin

(2004) cho rằng, Thái Lan đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là lãohóa dân số do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng Điều này buộc chính phủ phải xem xétviệc cải cách hệ thống hưu trí Từ thực tế đó, theo tác giả, chính phủ Thái Lan cần phảilựa chọn chính sách cho tương lai là thay thế quỹ hưu trí bằng các khoản đóng góp nhằmtăng tiết kiệm hưu trí, cải cách hệ thống hành chính để giảm chi phí quản lý và sử dụngquỹ đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, làm tăng quỹ hưu trí Những phân tích, diễngiải trong bài viết có ý nghĩa lý luận khi nghiên cứu chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyệntrước áp lực già hóa dân số đang diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam[166]

Nghiên cứu mối quan hệ giữa ASXH, kinh tế và sự phát triển ở một số quốc

Trang 21

gia châu Á, James Midgley (2008) trong cuốn sáchSocial Securiy, the Economyand

development(An sinh xã hội, kinh tế và phát triển), đã nghiên cứu khá toàn diện các

chương trình bảo hiểm vi mô của các hiệp hội ở Châu Á Cuốn sách đề cập đến một

số vấn đề liên quan đến các hiệp hội có quan hệ tương tác ở một số nước, như: SriLanka, Thailand, Mông Cổ, Indonesia và Philippines Kết quả nghiên cứu cung cấpnhững thông tin về dịch vụ bảo vệ thu nhập hiệu quả, gợi mở một số vấn đề về hoạtđộng của các hiệp hội, và vai trò của các hiệp hội trong việc xây dựng chiến lượcASXH toàn diện, góp phần xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống cho NLĐ.Nhiều vấn đề lý luận về vai trò, tầm quan trọng của ASXH trong chiến lược pháttriển kinh tế, xã hội của quốc gia, đã được tác giả đề cập Theo ông, không thể cómột ASXH ổn định, bền vững, khi kinh tế chậm phát triển Mặt khác, không thể cómột nền kinh tế phát triển khi ASXH quốc gia thiếu sự ổn định, bền vững.[158]

Peter Lloyd-Sherlock và Elisabeth Schröder-Butterfill (2008) trong công trình

"Social security pension “reforms” in Thailand and Indonesia: Unsustainableand

unjust" (“Cải cách hưu trí an sinh xã hội ở Thái Lan và Indonesia: Không bềnvững và bất công”) cho rằng, rất khó để chỉ ra những khía cạnh tích cực trong cải cách lương hưu

ở Thái Lan và Indonesia.Theo các tác giả, cải cách của Thái Lan và Indonesia thay vì

thúc đẩy phúc lợi chung và kinh tế tăng trưởng, chúng đã dẫn đến việc hình thành cácnền kinh tế không bền vững và rất bất bình đẳng về cơ cấu tài chính Điều này đe dọa sự

ổn định kinh tế trong trung hạn và đặt ra câu hỏi về giá trị của các chế độ lương hưu đónggóp trong vai trò là một tác nhân bảo trợ xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn, thiếuthốn nhất Những kinh nghiệm của hai đất nước này đã được đưa ra trong những cuộcthảo luận rộng hơn về các vấn đề xã hội, an ninh ở các nước đang phát triển.[167]

Nghiên cứu BHXH tự nguyện Việt Nam, song ở một phạm vi hẹp là chế độ

hưu trí, Castel P (2008) có bài viết“Voluntary Defined Benefit Pension

SystemWillingness to Participate: the Case of Vietnam” (Hệ thống hưu trí tự nguyện đượcxác định quyền lợi ở Việt Nam) Trong bài viết, tác giả đã phân tích,

tốquyếtđịnhđếnviệcthamgiavàohệthốnghưutrítựnguyệncủaNLĐtạimộtsố

Trang 22

địa phương ở Việt Nam Theo tác giả, ở Việt Nam, các yếu tố chủ yếu chi phối đếnviệc NLĐ tham gia BHXH là thu nhập, trình độ học vấn, khả năng tiết kiệm, nơi cưtrú, kiến thức về BHXH, mức hưởng BHXH Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cũng

là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự sẵn sàng tham gia BHXH của NLĐ, như:thời gian đóng, mức đóng, quyền lợi được hưởng Trong khuôn khổ một bài nghiêncứu, tác giả chưa có điều kiện khảo sát, phân tích cụ thể nhóm đối tượng NLĐ ở cáclĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp Nhiều khía cạnh pháp lý về BHXH

tự nguyện và việc tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam sau khi LuậtBHXH 2006 có hiệu lực cũng chưa được tác giả đi sâu nghiên cứu[172]

Nghiên cứu hệ thống hưu trí ở châu Á, Landis MacKellar (2009) có bài viết

“Pension Systems for the Informal Sector in Asia” (Hệ thống hưu trí khu vực phichính

thức ở châu Á) Bài viết khảo sát, phân tích hệ thống hưu trí ở các quốc gia như Ấn độ,

Thái Lan, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam, Philippin Trong đó, tác giả tập trung vàomấy vấn đề chủ yếu, nổi bật, như: đặc điểm châu Á; việc mở rộng phạm vi hệ thốnghưu trí; chính sách tiền lương hưu; khó khăn, thách thức đối với NLĐ phi chính thức.Nhiều vấn đề về BHXH tự nguyện và pháp luật về BHXH tự nguyện đã được gợi mởkhi vận dụng vào thực tiễn Việt Nam [160]

Nicholas Barr và Peter Diamond (2010) xuất bản cuốn sáchPension Reformin

China: Issues, Options and Recommendations(Cải cách lương hưu ở TrungQuốc: Các vấn đề, lựa chọn và khuyến nghị) Cuốn sách tập trung phân tích các chính sách cải cách

lương hưu ở Trung Quốc Trên cơ sở tham chiếu hệ thống lương hưu của một số quốc gia

có trình độ phát triển kinh tế tương đồng với Trung Quốc (Canada, Chilê, Thụy Điển ),các tác giả cho rằng, mục đích lương hưu là nhằm đảm bảo tiêu dùng, tái phân phối thunhập, bảo hiểm Từ đó, đề xuất bộ tiêu chí để thiết kế hệ thống chế độ lương hưu phùhợp, như: thị trường lao động, nhân khẩu học, giới tính, tài chính… hướng tới mục tiêucải cách chế độ lương hưu cho NLĐ, bao gồm lao động chính thức và lao động phi chínhthức ở Trung Quốc [164]

NghiêncứuhệthốngASXHchâuÁ,JamesMidgley(2011)trongcuốnsách

“GrassrootsSocialSecurityinAsia:MutualAid,MicroinsuranceandSocial

Trang 23

Welfare” (Cơ sở của ASXH ở châu Á:Trợ giúp xã hội, bảo hiểm vi mô và phúc lợixã hội) đề cao vai trò của các hiệp hội tư nhân Theo ông, ở các khu vực lao động khác

nhau, hiệp hội tư nhân sẽ có chính sách BHXH phù hợp Từ quan điểm đó, tác giảcho rằng, để đảm bảo ASXH, với các nước châu Á, Nhà nước thực hiện chính sách

ở tầm vĩ mô, còn ở tầm vi mô, hiệp hội tư nhân sẽ đảm trách Chỉ như vậy, mạnglưới ASXH mới được mở rộng, bền vững, toàn diện [159] Dựa vào đặc điểm xã hội

và trình độ phát triển kinh tế ở các nước châu Á, ý tưởng của James Midgley là cótính khả thi

Ngân hàng thế giới (WB) (2012), đã có nghiên cứu về hệ thống hưu trí ởViệt

Nam Trong báo cáo“Vietnam: Developing a modern pension system –

Currentchallengesandoptionsforfuturereform”(ViệtNam:Xâydựnghệthốnghưutríhiệnđại – Những thách thức hiện tại và các lựa chọn cải cách trong tương lai), các nhà nghiên

cứu đã phân tích, đánh giá những khó khăn, thách thức mà hệ thống hưu trí Việt Namđang phải đối mặt, như: số người tham gia thấp (cả hai khu vực lao độngchínhthứcvàphichínhthức);tàichínhkhôngổnđịnh,thiếubềnvững;nănglựcđiều hành, quản lý hệthống tài chính của BHXH còn nhiều hạn chế Tình trạng dân số đang già hóa, số lượngngười tham gia bảo hiểm hưu trí chưa cao, tạo áp lựcchoNLĐ trẻ hiện tại và tương lai Vìvậy, tỷ lệ đóng góp có thể phải tăng lên, độ tuổi nghỉ hưu cần kéo dài, tránh nguy cơ

vỡ quỹ BHXH [175] Từ góc độ kinh tế, đó là những phân tích, đánh giá có cơ sở Tuynhiên, dưới góc độ pháp lý, các quy địnhvề mức đóng, thời gian đóng – hưởng BHXH (trong đó có BHXH tựnguyện) cần được xemxét,đánhgiákỹhơntronghệthốngphápluậtViệtNam

Nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức, Jean Pierre Cling (2013) (chủ biên)

xuất bản cuốn sáchKinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển.Cuốn sách tập

hợp nhiều bài nghiên cứu về NLĐ và BHXH ở khu vực kinh tế phi chính thức ở các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong đó có những bài viết đề cập đến thực trạngNLĐ ở các nước tham gia BHXH tự nguyện còn ít, và bước đầu chỉ ra một số nguyênnhân về chính sách, điều khoản liên quan đến chế độ bảo hiểm ngắn hạn (thai sản, tai nạnrủi ro) [59] Đây là những gợi mở để nghiên cứu

Trang 24

thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện Việt Nam hiện nay Từ đó, có những giảipháp phù hợp để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thờigian tới.

Robert Holzmann (2014) trong bài viết "Old-Age Financial Protection

inMalaysia: Challenges and Options" (“Bảo vệ tài chính cho người già ở Malaysia:Thách thức và Lựa chọn”) đã đi sâu phân tích vấn đề tài chính trong chính

sách ASXH của Malaysia Từ đó, tác giả đề xuất chính sách bảo vệ người cao tuổi phảiđảm bảo an ninh tài chính của quốc gia Thay vì mở rộng các chương trình ASXH,Malaysia có thể thực hiện một số chính sách trở thành quốc gia có thu nhập cao mộtcách bền vững Những đề xuất của Robert Holzmann dựa trên chủ trương hỗ trợ thunhập cho người cao tuổi và khắc phục những yếu kém trong điều hành quản lý, như:ASXH phân tán trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chưa tạo điều kiện đầy đủ cho các đảngphái chính trị, mức đóng góp vào quỹ ASXH thấp, giải ngân không đủ trước xu thế giàhóa dân số và biến động kinh tế Để giải quyết những tồn tại đó và bảo vệ tài chính chongười cao tuổi, tác giả đã khuyến nghị hai lựa chọn cho Quỹ tiết kiệm mà trụ cột làlương hưu: (i) di chuyển từ một quỹ đầu tư tiết kiệm hưu trí thành quỹ hưu trí chínhthức, và cung cấp một số trợ cấp hàng năm tối thiểu; hoặc (ii) triệt để hơn, di chuyểncác lợi ích hướng tới một chương trình đóng góp phi tài chính với nguồn lực của quỹđược sử dụng chính [168]

Trong báo cáo nghiêncứuđề tài khoa học:

“SocialS e c u r i t y ProgramsThroughout the World: The Americas, 2019”(Các

chương trình an sinh xãh ộ i trênkhắpthếgiới:ChâuMỹ,2019),CơquanAnsinhXãhội(SSA)đãtổnghợpnh

ữngthôngtinnổibậtvềASXHdựatrênkhungkhổpháplýcủahệthốngphápluậtcácnướcchâuMỹ,trongđócóphápluậtvềchếđộhưutrí[171].Nhiềuthôngtintrongcácbáocáocóýnghĩathamkhảotrongquátrìnhhoànthiệnphápluậtvềchếđộhưutrítrongbảohiểmxãhộit

ựnguyệnởnhiềunướctrênthếgiới,trongđócóViệtNam.Bên cạnh những cuốn sách, những bài nghiên cứu đã được phân tích dẫn giải trênđây, còn có một số báo cáo khoa học liên quan đến những vấn đề lý luận về

Trang 25

BHXHt ự n g u y ệ n v à p h á p l u ậ t v ề B H X H t ự n g u y ệ n , n h ư : S o c i a l I n s u r a n c e a n

d

Trang 26

Social Protection(Bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội) tại Hội nghị lao động quốc tế

năm 1993; Báo cáoSocial security systems around the Globe(Hệ thống an sinh

xãhội trên toàn cầu) (2014) của PWC Ngoài ra, còn có một số cuốn sách viết về

BHXH như:The emergence of Social Security in Canada: Third Edition(Sự

xuấthiện của An sinh xã hội ở Canada: Phiên bản thứ ba) của Dennis T.

Guest;Socialinsurance in Europe(Bảo hiểm xã hội ở Châu Âu) (1997) của Jochen Clasen;Thefuture of Social Insurance: Incremental action or Fundamental

Reform(Tươnglaicủa Bảo hiểm xã hội: Hành động tăng dần hay cải cách cơ bản)

PeterEdelman,DallasL.Salisbury,PamelaJ.Larson(2002);China’ssocialinsurancein the twentieth century: a global historical perspective(Bảo hiểm xã hội của TrungQuốc trong thế kỷ XX: một viễn cảnh lịch sử toàn cầu) của Aiqun Hu(2015).

Ở Việt Nam, trong luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầutư từ

Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” Nguyễn Trọng Thản (2004) đã tập trung nghiên cứu

vấn đề đầu tư quỹ BHXH, trong đó có quỹ hưu trí Những vấn đề, như: đặc điểm; vai tròcủa quỹ; sự hình thành nguồn vốn đầu tư; vấn đề thu, chi; các nhân tố tác động đến hiệuquả đầu tư từ quỹ đã được tác giả phân tích làm rõ Từ kinh nghiệm đầu tư quỹ của một

số quốc gia ASEAN (Malaysia, Singapore, Philippin), tác giả định hướng, đề xuất cácgiải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH, trong đó có quỹ hưu trí Những vấn đềliên quan đến lý luận về BHXH tự nguyện trong luận án nhìn chung không nhiều, chủyếu được xem xét, luận giải dưới góc độ kinh tế, tài chính.[109]

Nghiên cứu Đề tài: “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác địnhbảo

hiểm xã hội là lưới quan trọng” nhóm tác giả Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải, Viện Khoa

học Lao động và Xã hội (2012) đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của BHXH tựnguyện trong ASXH khu vực phi chính thức Dựa trên những số liệu khảo sát, thống

kê của BHXH và Tổng cục Thống kê, các tác giả đã nhận diện, phân tích đặc điểm củaNLĐ thuộc khu vực lao động phi chính thức Đó là khu vực, theo các tác giả, khôngchịu sự điều chỉnh của các bộ luật có liên quan đến tổ chức và laođộng.NLĐphichínhthứccónhucầuthamgiaBHXHtựnguyệnrấtlớn,nhưngsố

Trang 27

người tham gia không nhiều Đi tìm nguyên nhân của thực trạng đó, các tác giả đãphân tích, lý giải từ nhiều góc độ, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút NLĐ ởkhu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện [106] Phạm vi bao quát của đề tài

là ASXH nói chung Vì vậy, những vấn đề lý luận liên quan đến BHXH tự nguyệnđược đề cập trong báo cáo là không nhiều Tác giả về cơ bản mới dừng lại ở nhữngphân tích, diễn giải các hiện tượng cụ thể về BHXH ở khu vực kinh tế phi chínhthức

Sách chuyên khảoQuyền an sinh xã hội và bảo đảm thực hiện trong phápluật

Việt Namdo PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên (2014), đã tiếp cận BHXH Việt Nam

trong vai trò là trụ cột chính bảo đảm quyền ASXH của người dân Dựa trên quy địnhcủa Luật BHXH 2014, tác giả đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về quyềnđược hưởng thu nhập của người dân, thông qua BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện;nguyên tắc, giải pháp xây dựng quỹ tài chính ASXH để đảm bảo quyền lợi cho các đốitượng được bảo vệ khi tham gia các loại hình BHXH [115] Đó là những vấn đề khôngchỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng, hoàn thiệnpháp luật BHXH, trong đó có BHXH tự nguyện, ở Việt Nam trong giai đoạnmới

Điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan, có thể thấy, BHXH nóichung, BHXH tự nguyện nói riêng, đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ở nhiềunước trên thế giới Ở Việt Nam, nghiên cứu lý luận về BHXH nói chung, BHXH tựnguyện nói riêng chưa có nhiều thành tựu Các nghiên cứu về BHXH tự nguyện đượctiếp cận chủ yếu từ hai góc độ: khoa học pháp lý và khoa học kinh tế Những kết quảnghiên cứu này có ý nghĩa gợi mở, tham khảo, khi vận dụngvàonghiên cứu BHXH tựnguyện ở Việt Nam Nghiên cứu BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng, phảitheo nguyên tắc lịch sử - cụ thể Nghĩa là phải có “cái nhìnđộng”,đặttrongmộtbốicảnh,tìnhhìnhcụthể,gắnvớitrìnhđộpháttriểnkinhtế,thể

chếchínhtrị,đặcđiểmvănhóa–xãhộicủaquốcgiaởmỗigiaiđoạnpháttriển.Điều này giúp ngườinghiên cứu tránh được quan điểm cực đoan trong phân tích, đánhgiáthựctrạngphápluậtvàthựctiễnápdụngphápluậtvềBHXHtựnguyệnởViệtNam

Trang 28

1.1.2 Nhómcác công trình nghiên cứu lý luận pháp luật về bảo hiểm xãhội tựnguyện

Bruno Palier và Louis - Charles Viossat (2003) trong cuốn sáchChính sáchxã hội

và quá trình toàn cầu hóađã tập trung phân tích, luận giải vai trò, tầm quan trọng của chế

độ hưu trí trong BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, góp phần bảođảm ASXH cho một quốc gia Trong đó, chế độ hưu trí được xem là thành tố quan trọng.Theo các tác giả, về bản chất, chế độ hưu trí là một khế ước (hợp đồng) giữa các thế hệvới nhau Việc xây dựng chính sách, điều khoản pháp lý về chế độ hưu trí phải đặc biệtchú ý đến tính ổn đỉnh, bền vững, khả năng phát triển của quỹ Chỉ có như vây, quyền lợicủa các đối tượng tham gia, không chỉ hiện tại mà cả tương lai mới được bảo đảm [16]

Trên cơ sở tiếp cận pháp luật BHXH, ASXH của một số quốc gia trên thế giới,

cuốn sáchHệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho ViệtNamcủa Đinh

Công Tuấn (2008) giới thiệu pháp luật về bảo hiểm hưu trí của các nước Pháp, Đức,Thụy Điển, Anh và Hoa Kỳ trong mô hình cấu trúc ASXH quốc gia [107] Những thôngtin khoa học cuốn sách mang lại có ý nghĩa tham khảo, cả trong nghiên cứu và xây dựngchính sách về chế độ hưu trí ở hai loại hình BHXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Quan tâm đến các chế tài trong pháp luật BHXH, Hu Jiye - nhà nghiên cứu người

Trung Quốc (2009), có báo cáo nghiên cứu với tên gọi “An approach onsocial security

anti-fraud Law in China”(Một cách tiếp cận Luật chống gian lậnbảo hiểm xã hội ở Trung Quốc).Đây là nghiên cứu thuộc Dự án hợp tác về cải cách BHXH, được thực hiện

bởi một số nhà nghiên cứu châu Âu và Trung Quốc.Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập

trung vào giải pháp ngăn chặn các hành vi gian lận BHXH Bước đầu các nhà nghiên cứu

đã đưa ra một số giải pháp, được xem là cơ bản, như: hoàn thiện pháp luật hành chính,pháp luật thuế, pháp luật dân sự và pháp luật hình sự, tạo ra hệ thống các chế tài từ thấpđến cao, nhằm hạn chế sự gia tăng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH ở TrungQuốc Trên cơ sở phân tích các khía cạnh pháp lý của Luật BHXH hiện hành khi đi vàothực tiễn, tác giả đề xuất bổ

Trang 29

sung vào luật hình sự của Trung Quốc các điều khoản liên quan đến tội gian lậnBHXH [154] Báo cáo gợi mở nhiều vấn đề lý luận cho nghiên cứu BHXH nóichung, BHXH tự nguyện nói riêng Chẳng hạn, ở loại hình BHXH bắt buộc, chế tài

để xử lý hành vi vi phạm là cần thiết, có tính khả thi Tuy nhiên, với loại hìnhBHXH tự nguyện, việc quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm của người thamgia liệu có phù hợp và có khả thi không? Đó là những gợi mở cho quá trình nghiêncứu pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam

Trong bài viết “Xây dựng luật bảo hiểm xã hội”, Lê Thị Hoài Thu (2002) đã phân

tích, kiến giải tính cấp thiết và những nội dung cần có của luật BHXH Việt Nam, với hailoại hình cơ bản là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Nhiều vấn đề lý luận vềBHXH, như đối tượng tham gia, cơ cấu tổ chức, quỹ BHXH, các chế độ chính sáchBHXH, đã được tác giả đề cập Kiến nghị về BHXH tự nguyện, tác giả viết: “Mỗi NLĐ

có thể tự lựa chọn các chế độ BHXH tự nguyện tương tự với các chế độ của loại hìnhBHXH bắt buộc, ví như chế độ hưu trí, tử tuất Tuy nhiên trong luật cần phải đặc biệtlưu ý thế nào là “tự nguyện” để khi họ tự nguyện tham gia rồi thì phải tham gia liên tục

Có thể trước khi họ tham gia thì không nên ép buộc họ mà chủ yếu để họ nhận thức rõ lợiích của BHXH để tự nguyện tham gia Còn khi họ đã quyết định tham gia thì phải thôngqua một hình thức cam kết bằng văn bản (chẳng hạn Hợp đồng BHXH tự nguyện) để

quyềnlợiđôibêngiữacơquanBHXHvàngườithamgiaBHXHtựnguyện”[113,

Trang 30

tr.58] Những phân tích của tác giả chỉ rõ tính cần thiết phải có sự chặt chẽ, phù hợp,tránh phát sinh tình huống tranh chấp khi luật BHXH đi vào cuộc sống Vấn đề trướchết, theo tác giả, phải làm rõ “thế nào là tự nguyện” Cách hiểu khái niệm “tự nguyện”trong BHXH tự nguyện là cơ sở để xây dựng khung khổ pháp lý của pháp luật vềBHXH tựnguyện.

Trong bài viết “Bàn về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Lê Thị Hoài Thu

(2007) đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu của pháp luật về BHXH tựnguyện, như: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; chế độ BHXH tự nguyện; mức đóng

và phương thức đóng BHXH tự nguyện; điều kiện và mức hưởng BHXH tự nguyện; tổchức thực hiện Về mặt lý luận, nói đến BHXH tự nguyện, trước hết phải xác định đốitượng tham gia của loại hình bảo hiểm này có những đặc điểm gì nổi bật, khác với đốitượng tham gia BHXH bắt buộc Theo tác giả, cần xác định thật rõ đối tượng tham giaBHXH tự nguyện để tránh đến mức thấp nhất việc các doanh nghiệp không đóng BHXHbắt buộc cho NLĐ, mà hướng NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, bởi nếu đóng BHXH bắtbuộc thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng, và mức đóng phải tuân thủ cácquy định của pháp luật [114, tr.66] Những phân tích, lý giải trong bài viết đã làm sáng rõnhững nội dung cơ bản, chủ yếu của pháp luật về BHXH tự nguyện, sự khác biệt cơ bảngiữa hai loại hình BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc Đó là những vấn đề có ý nghĩa

cả về lý luận và thựctiễn

Sách chuyên khảoQuyền an sinh xã hội và bảo đảm thực hiện trong phápluật

Việt Namdo PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên (2014), đã tiếp cận BHXH Việt Nam

trong vai trò là trụ cột chính bảo đảm quyền ASXH của người dân Dựa trên quy địnhcủa Luật BHXH 2014, tác giả đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về quyềnđược hưởng thu nhập của người dân, thông qua BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện;nguyên tắc, giải pháp xây dựng quỹ tài chính ASXH để đảm bảo quyền lợi cho các đốitượng được bảo vệ khi tham gia các loại hình BHXH [115] Đó là những vấn đề khôngchỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng, hoàn thiệnpháp luật BHXH ở Việt Nam trong giai đoạnmới

Trang 31

Nghiên cứu ASXH cho NLĐ di cư tự do, năm 2019, Nguyễn Thị Hồng Cẩm chủ

biên cuốn sách chuyên khảoAn sinh xã hội đối với lao động di cư tự do trongnước.Cuốn

sách đã phân tích xu hướng, đặc điểm lao động di cư tự do và vấn đề bảo đảm ASXH quamột số chính sách, quy định pháp luật cụ thể Trong đó, tác giả đã dành một phần viết vềlao động di cư tự do ở khu vực phi chính thức Từ đó, đặt vấn đề về sự cần thiết phải cóchính sách BHXH phù hợp, đảm bảo ASXH cho nhóm đối tượng này Theo tác giả, di cư

tự do là một hiện tượng có xu hướng ngày càng tăng, do quá trình lao động ở nông thôn

đổ về thành phố tìm việc làm, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền Do đó,

mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện ở khu vực lao động phi chính thức có ý nghĩaquan trọng trong chính sách ASXH của quốc gia [17] Nhiều vấn đề được đề cập trongcuốn sách có ý nghĩa gợi mở để nghiên cứu pháp luật về BHXH tự nguyện ở ViệtNam

Báo cáo tổng quan Kinh nghiệm quốc tế về Bảo hiểm xã hội của một số nướctrên thế giớicủa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2023) gồm hai

phần:Phầnthứ nhất, tổng quan kinh nghiệm các nước được nghiên cứu dựa trên các

nhóm nội dung: (i) Vấn đề xây dựng BHXH đa tầng; (ii) Vấn đề mở rộng đối tượngtham gia BHXH; (iii) Vấn đề quy định các chế tài nhằm giảm tình trạng chậm đóng,trốn đóng BHXH; (iv) Vấn đề quy định việc nhận BHXH một lần… Những nhận xét,đánhgiátrongbáocáodựatrêntổnghợpkinhnghiệmvềBHXHcủakhoảng30quốc gia, như: TháiLan, Philippin, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, TrungQuốc,HànQuốc,Pháp,Đức,HàLan,Séc,Ý,Anh,Mỹ,Canada,Braxin,…Theođó,“Khôngcóquốc gia đang phát triển nào thành công trong việc mở rộng diện bao phủ BHXH nếu chỉtrông chờ vào việc quy định người lao động tham gia BHXH bắt buộc Tất cả các nướcthành công trong việc mở rộng diện bao phủ BHXH đều kết hợp hài hòa giữa quy địnhviệc tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự hỗ trợ của nhà nước” Đối vớiBHXH tự nguyện, theo báo cáo, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, “mở rộng diệnbao phủ bằng tăng số lượng đối tượng tham gia tự nguyện thường không mang lại nhữngkết quả nổi bật Các nước đã có kinhnghiệmt h à n h c ô n g l à n h ữ n g n ư ớ c đ ã d ầ n d ầ n m ở r ộ n g g ó i c h ế đ ộ n à y ( h ư u t r í )

Trang 32

bằng cách đưa vào các chế độ y tế, các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, trợ cấp

cho trẻ em và chế độ tai nạn lao động theo diện BHXH tự nguyện”.Phần thứhai, Báo

cáo đã tổng quan về quy định, nội dung của chính sách BHXH ở một số quốc gia trênthế giới Trong đó, có những nội dung chủ yếu, như: xây dựng hệ thống BHXH đatầng; vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH; vấn đề chế tài nhằm giảm tình trạngchậm đóng, trốn đóng BHXH; quy định về việc nhận BHXH một lần; quy định về môhình tổ chức cơ quan thực hiện BHXH Để mở rộng diện bao phủ của BHXH, kinhnghiệm của các nước là: (i) Tiến hành cải cách pháp lý và chính sách; (ii) Chính thức

hóa việc làm phi chính thức [11] Với những nội dung cơ bản trên đây,Báo cáo tổng

quan Kinh nghiệm quốc tế về Bảo hiểm xã hội củamột số nước trên thế giớicủa Bộ Lao

động – Thương binh và Xã hội là một tài liệu tham khảo có giá trị trong việc bổ sung,hoàn thiện chính sách và nghiên cứu BHXH nói chung, pháp luật về BHXH tự nguyện

ở Việt Nam nóiriêng

1.2 Tìnhhình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực hiện ở ViệtNam

Những nghiên cứu về pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam chủ yếu tập trungvào hai nhóm vấn đề: thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện và thực tiễn thực hiệnpháp luật về BHXH Tuy nhiên, việc chia tách hai nhóm vấn đề chỉ có ý nghĩa tương đối.Trên thực tế, các công trình nghiên cứu, từ bài báo khoa học, sách chuyên khảo, báo cáotổng kết đề tài, đến luận án, văn văn, đều lồng ghép, kết hợp hai nhóm vấn đề nêu trên.Bởi vậy, khi tổng quan tình hình nghiên cứu thực trạng về BHXH tự nguyện và thực tiễnthực hiện ở Việt Nam, NCS chia nhóm theo theo nội dung được đề cập trong các côngtrình nghiên cứu Một công trình nghiên cứu, vì vậy có thể được dẫn ở các nội dungkhácnhau

1.2.1 Nhómcác công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểmxã hội tự nguyện ở ViệtNam

Giang Thanh Long (2004) trong bài viết “Hệ thống hưu trí Việt Nam:

Hiệntrạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hóa” đã tập trung bàn về

tính bền vững tài chính của hệ thống hưu trí và khả năng đảm bảo quyền lợi cho đối

Trang 33

tượng hưu trí trong điều kiện dân số Việt Nam đang ngày một già hóa Dựa vàonhững dự báo của Liên hợp quốc về tốc độ già hóa dân số và xu hướng tuổi thọ giatăng của người Việt Nam đến năm 2050, kết hợp với phương pháp dự báo thống kêcủa ILO, tác giả đã phân tích, đánh giá khả năng tài chính của hệ thống hưu trí ViệtNam Từ đó, đề xuất một số kiến nghị cải cách hệ thống hưu trí ở Việt Nam, baogồm: (i) cắt giảm mức hưởng lương hưu, bảo đảm sự công bằng cho các đối tượngtham gia; (ii) chuyển từ hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác địnhtrước, sang hệ thống tài khoản cá nhân để chuyển hóa khoản nợ lương hưu tiềm ẩncủa hệ thống hưu trí PAYG thành các khoản nợ hiện hữu Bên cạnh đó là những đềxuất xây dựng khung pháp lý, phù hợp với xu hướng cải cách hệ thống hưu trí, như:việc quản lý hệ thống hưu trí nên chuyển từ thẩm quyền của Chính phủ sang tưnhân, dưới hình thức quỹ tiết kiệm; công khai, phổ biến thông tin về hoạt động của

hệ thống hưu trí [64] Những phân tích, kiến giải, đề xuất của Giang Thanh Longđược nhìn từ góc độ kinh tế học Tuy nhiên, những đề xuất của tác giả lại liên quanđến khung khổ pháp lý của Luật BHXH, vì vậy có giá trị tham khảo đối với luận ántrong quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật vềchế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện

Chuyên khảoBảo hiểm hưu trído Nguyễn Tiệp chủ biên (2009) đã trình bày nhiều

vấn đề về lý luận và thực trạng hệ thống Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam, giai đoạn

2001-2007 Cuốn sách bước đầu đề cập đến phương pháp xác định tuổi hưu trí của NLĐ Theo

đó, có hai căn cứ để xác định tuổi nghỉ hưu, là cơ sở sinh học và cơ sở kinh tế - xã hội.Với quan điểm này, việc xác định tuổi hưu trí không chỉ phải phù hợp với xu hướng giatăng tuổi thọ của NLĐ, mà còn phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốcgia Điều này góp phần đảm bảo cân đối thu - chi của quỹ hưu trí [89] Đây là những vấn

đề có ý nghĩa lý luận để nghiên cứu thực trạng pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam,như mức đóng – hưởng; thời gian đóng, chế độ hưu trí của NLĐ tham gia BHXHtựnguyện

KhôngbàntrựctiếpvềchếđộhưutríởViệtNam,nhưngcuốnchuyênkhảo

Phápluậtansinhxãhội-kinhnghiệmcủamộtsốnướcđốivớiViệtNamcủaTrần

Trang 34

Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương (2011) cũng đề cập đến một số vấn đề liên quanđến chế độ hưu trí ở Việt Nam và các nước Hoa Kỳ, Đức, Liên Bang Nga trong

pháp luật ASXH Ở chương 3“Pháp luật về an sinh xã hội của Việt Nam”,các tác

giả giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, trong đó chế độ hưu trí là mộtthành tố Từ những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của một số nước, cáctác giả rút ra nhiều vấn đề có thể vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện phápluật về ASXH ở Việt Nam, như: xây dựng mô hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam,cần có chế độ bảo hiểm cho nông dân; cần phải xây dựng mô hình quỹ hưu trí mớiphù hợp với thực tiễn, khắc phục những khó khăn về tài chính của quỹ hưu trí [43]

Đó là những gợi mở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về BHXH tựnguyện trong giai đoạn hiệnnay

Trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học hoàn

thiệnchính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Lê Thị Quế (2012) (chủ

nhiệm) đã phân tích đánh giá thực trạng chính sách BHXH tự nguyện Việt Nam sau 4năm áp dụng Trên cơ sở tham chiếu chính sách BHXH tự nguyện của một số nước,như Pháp, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Indonesia, tác giả chỉ ra những bất cập vềchính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghịhoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện giai đoạn 2010 – 2020 [75] Những phân tích,đánh giá của tác giả đều dựa trên số liệu thứcấp

Bài viết “Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam: thực trạng và thách thức” của Điều Bá

Được (2013) đã phân tích, đánh giá thực trạng bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam dựa trên

số liệu thống kê tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH, độ tuổi nghỉ hưu, mức hưởng, tuổi thọtrung bình Theo tác giả, từ năm 1995 - 2012, hàng năm số thu vào Quỹ Hưu trí, tử tuấtđều lớn hơn số chi Tuy nhiên, trong tương lai, số người nghỉ hưu hưởng từ QuỹBHXH càng nhiều Dự báo đến năm 2023, Quỹ Hưu trí, tử tuất sẽ có số thu bằng sốchi Từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong năm, phải trích sử dụng thêm tiền cân đốicủa các năm trước mới đảm bảo đủ chi Đến năm 2037, số thu BHXH trong năm và sốtồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả Các năm sau đó, số chi sẽ lớn hơnnhiều so với số thu trong năm Do đó, Quỹ Hưu trí, tử tuất tiềm ẩn

Trang 35

nguy cơ mất cân đối trong dài hạn Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, theo tác giả,

là do: Quy định về tuổi nghỉ hưu hiện hành còn thấp; Quy định trần tuổi được nghỉ hưusớm quá thấp; mức đóng góp theo quy định hiện hành chưa tương xứng với mứchưởng, đặc biệt là phần đóng góp từ phía người lao động; cách tính lương hưu cònchưa phù hợp, việc trừ tỷ lệ % hưởng đối với người nghỉ hưu sớm, cũng như việc bùbằng mức lương tối thiểu chung đối với các trường hợp có mức lương hưu thấp cònchưa hợp lý; quy định về hưởng BHXH một lần quá rộng, không đảm bảo mục đíchASXH; đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH, trong đó có Quỹ Hưu trí, tử tuất, tuy đảm bảochặt chẽ, an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao Từ đó, tác giả đề xuất, kiến nghịmột số giải pháp để bảo đảm ASXH một cách bền vững: (i) Tăng cường lãnh đạo, chỉđạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, hoànthiện hệ thống chính sách pháp luật BHXH (ii) Hiện đại hóa quản lý BHXH, nâng caonăng lực quản lý, chất lượng dịch vụ, thực hiện minh bạch, công khai các thủ tục thựchiện BHXH, giảm phiền hà cho người tham gia và thụ hưởng (iii) Tăng cường quản lýnhà nước về BHXH, thực hiện tốt hơn sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước vàBHXH các cấp; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịpthời các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH Mặt khác, cần điều chỉnh một số chínhsách, như: “áp dụng nâng trần tuổi nghỉ hưu sớm (ít nhất 50 tuổi đối với nữ, 55 tuổi đốivới nam); nâng điều kiện về thời gian đóng BHXH lên từ đủ 25 năm (hiện là 20 năm)trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi; nâng tỷ lệ % trừ cho mỗi năm nghỉ hưu trướctuổi lên ít nhất là 2% (hiện là 1%); bỏ quy định bù lương hưu bằng mức lương tối thiểuchung đối với những trường hợp lương hưu thấp; nâng tuổi nghỉ hưu đối với cả laođộng nam - nữ, theo nhóm đối tượng và lộ trình phù hợp, nghiên cứu bổ sung chế độhưu xã hội trên cơ sở hoàn thiện chế độ trợ cấp người cao tuổi như quy định hiệnhành”[138]

Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, như: “Thực trạng và giải

phápphòng chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội” của Điều Bá Được (2012), “Chế độhưu trí, tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” của Hoàng Thị Kim Dung (2014) đã phân tích làm rõ đặc điểm, đối

Trang 36

tượng được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật BHXH ViệtNam Bên cạnh đó, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số vấn đề,như: quyền được bảo vệ của NLĐ về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội khi đến tuổinghỉ hưu, hay khi qua đời; thực trạng của chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định phápluật trong thực tiễn đời sống; các giải pháp hoàn thiện chế độ BHXH và quỹ BHXHphù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam [41], [32] Những nghiên cứu về thựctrạng pháp luật về BHXH tự nguyện ở các công trình nêu trên đều dựa trên LuậtBHXH 2006 và các văn bản pháp lý có liên quan.

Bài viết“Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dưới góc nhìn lợi ích”của Nguyễn Hữu

Chí (2017) đã phân tích tác động của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với kinh tế

- xã hội Việt Nam Theo tác giả, tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng chung của nhiềuquốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, tuổi nghỉ hưu đang được quy định tương đốithấp Tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh tuổi thọ trung bình của người Việt Namngày càng cao, tốc độ già hóa dân số ngày càng nhanh, là cần thiết, góp phần giảmbớt áp lực cho quỹ BHXH nói chung, quỹ hưu trí – tử tuất, nói riêng [19].Tuynhiên,tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế, xã hội Nó cònliên quan đến nhiều khía cạnh pháp lý trong Luật Lao động, Luật BHXH Vì vậy,nhiều vấn đề tác giả đề cập trong bài viết cần phải được phân tích, kiến giải mộtcách sâu sắc, toàn diệnh ơ n

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách và đề xuất quytrình

thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động phi chính thức ở Việt Nam” của

Hoàng Văn Cương và các cộng sự (2018) đề cập đến nhiều vấn đề lý luận, cơ chế chínhsách trong pháp luật về BHXH tự nguyện Trong báo cáo kết quả nghiên cứu, ở phầnđánh giá thực trạng, các tác giả đã dựa trên 7 tiêu chí cụ thể: (i) Mức độ bao phủ của hệthống BHXH tự nguyện; (ii) Mức độ tác động của hệ thống BHXH tự nguyện; (iii) Mức

độ bền vững về tài chính của hệ thống BHXH tự nguyện; (iv) Tốc độ phát triển và tỷ lệhoàn thành kế hoạch số lượng tham gia BHXH tự nguyện; (vi) Tốc độ phát triển và tỷ lệhoàn thành kế hoạch số thu BHXH tự nguyện; (vi) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thuBHXH tự nguyện; (vii) Đốitượng

Trang 37

được hưởng BHXH tự nguyện Đây là hệ thống tiêu chí tương đối đầy đủ, khoa học

để đánh giá thực trạng BHXH tự nguyện đối với lao động phi chính thức [28]

Trong nghiên cứu “Các giải pháp thúc đẩy bảo hiểm xã hội tự nguyện

nhằmthực hiện an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam” của Hoàng Văn Cương (2019),

tác giả cho rằng chế độ hưởng của người tham gia BHXH tự nguyện (quy định ở Điều

4 Luật BHXH năm 2006 và Luật BHXH năm 2014) “thể hiện sự không công bằngtrong chế độ hưởng đối với người tham gia BHXH tự nguyện” Về thủ tục đóng vàmức đóng, theo tác giả, “Nhà nước đã có những quy định mở rộng và linh hoạt hơn vềmức đóng và chế độ đóng BHXH tự nguyện theo Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH” [29, tr.20] Tuy nhiên, “theo quy định trên thì vấn đề hộ khẩu và nơi cưtrú dài hạn là một điều kiện tiên quyết trong việc làm thủ tục đóng BHXH tự nguyện,

mà điều kiện này, nếu áp dụng vào đối tượng là lao động tự do, lao động phi chínhthức với bản chất không ổn định trong cả công việc và nơi làm việc, di chuyển liên tụcthì rất khó có thể tạo ra sự hấp dẫn đối với đối tượng này tham gia được” [29, tr.21].Theo quy định của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016,việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người thamgia BHXH tự nguyện được thực hiện

từ ngày 01/01/2018 Tuy nhiên, “đối với đối tượng lao động phi chính thức lại không có chính sách cụ thể, riêng biệt nào Do đó khó có thểkhuyến khích hoặc thu hút đối tượng này tham gia loại hình BHXH tự nguyện Mà chính đối tượng này lại chiếm khá cao trong lực lượng laođộng” [29, tr.22] Trong khi đó, “mức đóng còn khá cao so với đại bộ phận người dân ở khu vực nông thôn và lao động ở khu vực phi chínhthức, các quy định về phương thức đóng còn chưa thật sự linh hoạt” [29,tr.23]

Bùi Sỹ Lợi (2019) trong Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp Bộ:

“Nghiêncứu giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH đối với lao động khu vực phi

chính thức tại Việt Nam” đã phân tích, đánh giá mức độ bao phủ của chế độ hưu trí

và chế độ tử tuất trong BHXH tự nguyện Trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc mởrộng diện bao phủ BHXH tự nguyện, theo các tác giả, chính sách pháp luật “là nhân

độngrấttổnghợp”.Bởilẽ,“chínhsáchBHXHtựnguyệnlàmộtchínhsáchxãhội

Trang 38

nhưng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội khác của quốcgia như: chính sách lao động việc làm, chính sách trợ giúp xã hội Mục tiêu của chínhsách này là nhằm bảo vệ, che chắn cho người lao động thuộc khu vực kinh tế phi chínhthức, lao động nông nghiệp nông thôn (hay nói khác đi là những lao động không cóquan hệ lao động)” Chính sách pháp luật triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam,theo đánh giá của các tác giả, nhìn chung là tương đồng với cácnướctrênthếgiới,chỉkhácởchỗ,ViệtNamthựchiệnhaichếđộgắnliềnvớinhaulà hưu trí và tử tuất,không có bảo hiểm mất sức lao động [65, tr.33] Việc bỏ quy định về tuổi trần tham gia BHXH

tự nguyện, tạo điều kiện cho những đối tượng đã hết tuổi lao động (Nam từ đủ 60 tuổi trở lên

và Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên) nhưng có nhu cầu và đủ điều kiện được tham gia BHXH tựnguyện “là điểm mới nổi bật và mangtínhưuviệtcủaLuậtBHXHnăm2014,gópphầnmởrộngđốitượngthamgiaBHXH

tựnguyện”[65,tr.60];“PhươngthứcđónggópđốivớinhữngngườithamgiaBHXH

tựnguyệncũngrấtlinhhoạt”[65,tr.62].Đólànhữngnhậnxétcócơsở.Domụctiêu nghiên cứu là

“giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH đối với lao động khu vựcphichính thức”, vì vậy,các tác giả không đi sâu phân tích, lý giải các khía cạnh pháp lýcủanhữngquyđịnhphápluậtvềBHXHtựnguyệnởViệtNamhiệnnay

Trong luận án tiến sĩ “Vai trò của Nhà nước trong bảo đảm ASXH ở ViệtNam”,

ngành Kinh tế, Nguyễn Thị Nhung (2021) đã phân tích khung lý thuyết và mô tả chínhsách về BHXH của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020, thể hiện qua 3 nhóm: (i)Nhóm chính sách ASXH hướng tới phòng ngừa rủi ro; (ii) Nhóm chính sách ASXHkhắc phục rủi ro; (iii) Nhóm chính sách ASXH nhằm giảm thiểu rủi ro (BHXH,BHYT, BHTN) Dựa vào tỷ lệ bao phủ tiềm năng về BHXH và mức độ bao phủ thực

tế về BHXH, tác giả cho rằng, độ bao phủ của BHXH còn hạn chế, nhất là ở BHXH tựnguyện Dựa trên những phân tích số liệu thống kê, tác giả lý giải nguyên nhân dẫn tới

tỷ lệ bao phủ thấp là do các chính sách của BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn đối vớiNLĐ; NLĐ chưa đủ khả năng tài chính để đóng BHXH tự nguyện/ hoặc chưa nhậnthức được lợi ích của việc tham gia BHXH tựnguyện.Từđó,tácgiảđềxuấtmộtsốgiảiphápmởrộngdiệnbaophủBHXH,bao

Trang 39

gồm hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện [70] Những phân tích lýgiải là không mới, chưa thể hiện được những tồn tại, bất cập của pháp luật hiệnhành về BHXH tựnguyện.

Trong luận án tiến sĩ Luật học của Phạm Thị Thi (2021) với đề tài “Hoànthiện

pháp luật về chế độ hưu trí ở Việt Nam”, ở hai chương 3 và 4, tác giả đã làm rõ một số

vấn đề pháp lý về chế độ hưu trí trong BHXH, như: đặc điểm, vai trò của chế độ hưu trí;nguyên tắc của pháp luật về chế độ hưu trí Những điểm tương đồng, khác biệt giữa chế

độ hưu trí trong BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được tác giả phân tích, lý giải cụthể ở nhiều phương diện (đối tượng, mức hưởng, thời gian hưởng ) Bên cạnh đó, tácgiả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về Chương trình Hưu trí bổ sung tự nguyện Trên cơ

sở đó, tác giả định hướng, đề xuất một số giải pháp, nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độhưu trí ở Việt Nam [110] Tuy nhiên, những phân tích, lý giải thực trạng pháp luật vềBHXH tự nguyện trong luận án là không nhiều, chỉ gợi mở một số vấnđề

Trong bài viết “Bảo hiểm hưu trí một lần trên thế giới và một số kinh

nghiệmcủa Việt Nam” (2022) Nguyễn Thị Lệ Huyền đã khái lược về bảy chương trình

bắt buộc bảo vệ thu nhập khi tuổi già của các nước Cộng hòa Séc, Hà Lan, Thụy Điển,

Úc, Indonesia Đó là các chương trình: Trợ cấp hưu đóng góp mức hưởng đồng đều(Contributory flat-rate pension); Trợ cấp hưu đóng góp mức hưởng theo tiền lương(Contributory earnings-related pension); Trợ cấp hưu không đóng góp thẩm định thunhập (Non-contributory means-tested pension); Trợ cấp hưu không đóng góp phổ cập(Non-contributory universal pension); Chương trình Quỹ dự phòng” (ProvidentFunds); Chương trình Trợ cấp hưu nghề nghiệp (Occupational pensions); Chương trìnhTài khoản cá nhân” (Individual accounts) Theo tác giả, thực hiện chi trả BHXH hưutrí một lần, NLĐ có thể sử dụng tiền một cách linh hoạt, nhưng cuộc sống của NLĐ vàgia đình trong thời gian tuổi già có thể không được đảm bảo Bởi vậy, đa số cácchương trình đều chi trả trợ cấp hưu trí định kỳ, và chi trả BHXH hưu trí định kỳnhằm đảm bảo dòng thu nhập ổn định cho NLĐ trong suốt quãngđờicònlạisaunghỉhưu.Nóicáchkhác,cònsốnglàNLĐcònđượchưởngBHXH

Trang 40

hưu trí định kỳ Số dư quỹ được cơ quan BHXH đầu tư nên nguy cơ rủi ro thấp hơn.

Số tiền trả định kỳ cũng thường được điều chỉnh nhằm bù đắp lạm phát, do đó đảm bảoASXH Từ đó, tác giả cho rằng, đối chiếu với các quy định hiện hành về BHXH mộtlần ở Việt Nam, có thể thấy rằng Việt Nam đã quy định khá đầy đủ và phù hợp vềBHXH một lần Nhằm đảm bảo ASXH, cơ quan BHXH cần tiếp tục truyền thông đểNLĐ hiểu rõ ý nghĩa của việc tham gia BHXH để được hưởng bảo hiểm hưu trí dàihạn, hạn chế việc hưởng BHXH một lần [140] Thực tế diễn ra thời gian qua cho thấy,những đánh giá, kiến nghị, đề xuất trong bài viết của tác giả, cần phải được xem xétmột cách toàn diện, cả về khía cạnh pháp lý và sự tác động của nó đến hệ thốngASXH của đấtnước

Trong báo cáo “Đánh giá thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật bảohiểm xã

hội năm 2014” tại Hội thảo Khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội” (2023), Lê

Thị Hoài Thu đã đưa ra một cái nhìn bao quát về thực trạng, thực tiễn thi hành pháp luậtBHXH hiện hành Nhận xét, đánh giá thực trạng, thực tiễn pháp luật về BHXH tự nguyệnhiện hành, tác giả nêu lên một số thành tựu nổi bật như mở rộng đối tượng tham giaBHXH tự nguyện; có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia;quản lý quỹ thống nhất, đồng bộ; ghi nhận cụ thể rõ ràng về chủ thể…, đồng thời chỉ ranhững tồn tại, hạn chế cần điều chỉnh, bổ sung Từ đó, tác giả kiến nghị “Thực hiện lộtrình để dẫn tới sự cân bằng về lợi ích giữa người tham gia BHXH bắt buộc và ngườitham gia BHXH tự nguyện Cần đơn giản hóa các quy định về mức đóng và phương thứcđóng BHXH tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ có nhu cầu thamgia”[116]

Trong báo cáo “Một vài ý kiến bình luận về chế độ bảo hiểm hưu trí trongDự

thảo luật BHXH năm 2023”, khi bàn về chính sách hưu trí được quy định trong Luật

BHXH 2014, Đào Mộng Điệp (2023) cho rằng, “Chính sách BHXH tự nguyện chưathật sự hấp dẫn người tham gia” [38], và xem đó như một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệNLĐ tham gia BHXH tự nguyện cònthấp

Trong bài viết “Pháp luật Việt Nam về BHXH tự nguyện và một số kiến

nghịsửa đổi” in trongKỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Pháp luật về BHXH – kinh

Ngày đăng: 26/03/2024, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w