Trang 1 NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨTHỐNG KÊ KI
Trang 1NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Đà Nẵng- Năm 2023
Trang 2NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ
Mã số: 8310107
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM QUANG TÍN
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6
1.1.1 Doanh nghiệp 6
1.1.2 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 8
1.2 SẢN XUẤT BỀN VỮNG 9
1.2.1 Khái niệm về sản xuất 9
1.2.2 Khái niệm về sản xuất bền vững 10
1.2.3 Vai trò của sản xuất bền vững 13
1.3 Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG 13
1.3.1 Khái niệm về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 13
1.3.2 Sản xuất xanh - Ứng dụng công nghệ xanh 14
1.4 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 15
1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 15
1.4.2 Nghiên cứu trong nước 22
1.4.3 Bình luận tổng quan nghiên cứu 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Trang 5CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 26
2.2 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 28
2.2.1 Hệ thống giả thuyết nghiên cứu 29
2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
2.3 XÂY DỰNG THANG ĐO 36
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 43
2.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 43 2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 44
2.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính 46
2.5 NGUỒN DỮ LIỆU 47
2.5.1 Mẫu nghiên cứu 47
2.5.2 Phương pháp điều tra 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 50
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 50
3.1.1 Quy mô doanh nghiệp 50
3.1.2 Đánh giá chung thực trạng một số Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi sản xuất bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 50
3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 51
3.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO 53
3.3.1 Nhân tố ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 53
3.3.2 Nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 53
Trang 63.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ 58
3.4.1 Nhân tố ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 58
3.4.2 Nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 59
3.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY 62
3.5.1 Mô hình và hệ thống giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh 62
3.5.2 Kiểm định tồn tại mô hình nghiên cứu 64
3.5.3 Kết quả kiểm định các giả thiết của mô hình 65
3.5.4 Kiểm định các nhân tố 69
3.5.5 Bình luận kết quả 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78
CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 79
4.1 TỔNG KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP 82
4.2.1 Cải thiện nhân tố Sự quan tâm đến quản trị môi trường 82
4.2.2 Cải thiện nhân tố Kiểm soát hành vi 82
4.2.3 Cải thiện nhân tố Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ 83
4.2.4 Cải thiện nhân tố Sự quan tâm của khách hàng 84
4.2.5 Cải thiện nhân tố Áp lực cạnh tranh 84
4.2.6 Cải thiện nhân tố Chuẩn xã hội 85
4.2.7 Cải thiện nhân tố Pháp luật về môi trường 85
4.2.8 Cải thiện nhân tố Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền vững 86 4.2.9 Cải thiện nhân tố Kiến thức 86
4.2.10 Cải thiện nhân tố Lợi ích kỳ vọng 87
KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 72.1 Thang đo ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 37
2.6 Thang đo sự quan tâm đến quản trị môi trường 39
2.9 Thang đo sự quan tâm của khách hàng 41 2.10 Thang đo sự hỗ trợ từ phía chính phủ 42
2.12 Thang đo kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền
3.2 Kết quả kiểm định thang đo nhân tố ý định chuyển đổi
3.3 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến
ý định chuyển đổi sản xuất bền vững 56 3.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhân tố ý đổi
Trang 8Số hiệu
3.5
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố tác
động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững – LẦN
CUỐI
59
3.6 Ma trận hệ số tải của các nhân tố tác động đến ý định
chuyển đổi sản xuất bền vững – LẦN CUỐI 60
3.7 Kết quả kiểm định tồn tại mô hình nghiên cứu (hình
3.9 Kết quả kiểm định tương quan hạng giữa phần dư với
các biến độc lập của mô hình (hình 3.1) 68
3.11 Kết quả kiểm định hệ thống giả thuyết nghiên cứu 70
Trang 93.2 Đồ thị phân phối chuẩn phần dư mô hình (hình 3.1) 66
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AT : Thái độ
BC : Kiểm soát hành vi
BHXH : Bảo hiểm xã hội
CC : Sự quan tâm của khách hàng
CE : Kinh tế tuần hoàn
CP : Áp lực cạnh tranh
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EB : Lợi ích kỳ vọng
EFA : Phân tích nhân tố khám phá
EL : Pháp luật về môi trường
GS : Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ
ITS : Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
KMO : Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin
MEC : Sự quan tâm đến quản trị môi trường
OLS : Phương pháp bình phương bé nhất
SN : Chuẩn xã hội
TE : Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền vững
TK : Kiến thức
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, đồng hành cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội là các chính sách hỗ trợ, định hướng hết sức thiết thực của Đảng và Nhà nước Đặc biệt, có thể kể đến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) trong giai đoạn này Đến năm 2022, DNNVV có hơn 857.000 doanh nghiệp chiếm 98% tổng số doanh nghiệp cả nước (Theo sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2022) Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng hơn 40% GDP cả nước
Thông qua tham khảo các nguồn tài liệu và kiến thức thực tế, có thể thấy DNNVV tỉnh Quảng Ngãi cũng mang một số đặc điểm cơ bản chung của DNNVV Việt Nam Trong những năm gần đây, DNNVV tỉnh Quảng Ngãi có
sự tăng trưởng mạnh về số lượng Theo số liệu thống kê và số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư, DNNVV tỉnh Quảng Ngãi đến cuối năm 2022 chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh Cùng với số lượng DNNVV phát triển là một tín hiệu đáng mừng trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo trong dân cư, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới hiện nay
Thời gian qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về DNNVV của tỉnh Quảng Ngãi đã được thực hiện, nhưng chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong bức tranh kinh tế hiện nay, khi phát triển kinh tế bền vững được coi là kim chỉ nam, cùng với bối cảnh nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt thì sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng của các quốc
Trang 12gia Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất phải tiếp cận để xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy - CE) - Nền sản xuất hàng hóa bền vững, tiết kiệm tài nguyên Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2022 cũng đã khẳng định và đặt cơ sở pháp lý rất cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo mô hình CE, từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Quyết định số 76 Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn đi sâu nghiên cứu ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của DNNVV trên địa bàn Quảng Ngãi, nhằm giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức cơ sở lý luận và thực tiễn về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của DNNVV Từ đó nắm bắt được thực trạng và hiểu được các vấn đề về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV Quảng Ngãi hiện nay, vận dụng kết quả nghiên cứu phù hợp vào sự phát triển DNNVV của Quảng Ngãi thời
gian đến Đó là lí do tôi chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến ý
định chuyển đổi sản xuất bền vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích ý định chuyển đổi sản xuất bền vững và các nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trang 13- Mục tiêu cụ thể: Để đáp ứng được mục tổng quát, luận văn cần đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lí luận về các vấn đề, ý định chuyển đổi sản
xuất bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của DNNVV;
Thứ hai, đề xuất mô hình phù hợp để đo lường các nhân tố tác động đến ý
định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV
Thứ ba, phân tích thực nghiệm các nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi sản
xuất bền vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Thứ tư, đề xuất giải pháp, kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm gia
tăng ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài cần đáp ứng bốn câu hỏi nghiên cứu tương ứng với bốn mục tiêu nghiên cứu cụ thể
1 Cơ sở lý thuyết nào để nghiên cứu ý định chuyển đổi sản xuất bền vững trong tổ chức?
2 Mô hình nào được sử dụng để đo lường các nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV?
3 Thực nghiệm nhân tố nào tác động đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
2 Cần phải làm gì để cải thiện ý định chuyển đổi sản xuất bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian đến?
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững và các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV trên
Trang 14địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng 12 yếu tố ảnh hưởng đến
ý định chuyển đổi sản xuất bền vững bao gồm: Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững, Chuẩn xã hội, Thái độ, Kiểm soát hành vi, Kiến thức, Sự quan tâm đến quản trị môi trường, Lợi ích kỳ vọng, Áp lực cạnh tranh, Sự quan tâm của khách hàng, Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, Pháp luật về môi trường, Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền vững
- Đối tượng khảo sát: Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 5/2023 đến tháng 8/2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hai bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu định tính:
Các thành phần thang đo cho từng khái niệm nghiên cứu được tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung thông qua thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm + Nghiên cứu định lượng:
Thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng hỏi được xây dựng ở bước nghiên cứu định tính Bảng hỏi được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS
Để thuận tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu nên mẫu khảo sát sẽ được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất) Tuy phương pháp chọn mẫu này có mức độ khái quát hóa không cao nhưng phù hợp với ngữ cảnh
Trang 15nghiên cứu của bài nghiên cứu này, đồng thời số lượng mẫu tương đối đủ lớn cũng có thể đánh giá chính xác được kết quả nghiên cứu Khung chọn mẫu được thiết kế đơn giản, phù hợp để có thể dễ dàng tiếp cận với đối tượng khảo sát là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung chính của luận văn được trình bày trong 04 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
Chương 2 Thiết kế nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương 4 Hàm ý chính sách
Trang 16a Khái niệm về doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là
tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
Có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh
Theo quy mô doanh nghiệp có thể phân thành 04 loại:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ;
- Doanh nghiệp nhỏ;
- Doanh nghiệp vừa;
- Doanh nghiệp lớn
Theo tính chất có thể phân loại doanh nghiệp thành:
- Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
b Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
• Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (World Bank), doanh nghiệp siêu
Trang 17nhỏ là “Doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ
có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động”
Tiêu chí về vốn và lao động được một số quốc gia áp dụng để định nghĩa doanh nghiệp vừa nhỏ Chẳng hạn, ở Nhật Bản, theo quy định của Bộ luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh doanh dưới 100 triệu yên thuộc doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Một số quốc gia lại đánh giá quy mô doanh nghiệp không phải chỉ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật, dựa vào tiêu chí lao động và vốn mà còn dựa vào doanh thu của doanh nghiệp Như quy định trong ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng ở Đài Loan thì doanh thu không vượt quá 1,5 triệu USD, vốn không được vượt quá 120 triệu tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao động được xếp vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa…
•Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Căn cứ theo điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ
- Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá
50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ
- Doanh nghiệp vừa: Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ
Và các tiêu chí này được xác định lại một cách phù hợp nhất theo từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Theo đó, doanh nghiệp sẽ được phân loại
Trang 18căn cứ vào số lao động đóng BHXH và doanh thu hoặc nguồn vốn (ưu tiên doanh thu)
Lĩnh vực Quy mô
Nông, lâm nghiệp, thủy sản, côug nghiệp, xây dung Thưong mại, dịch vụ
DN siêu uhỏ
Lao động tham gia BHXH < 10 < 10 Tổng doanh thu
hoặc tông nguồn vốn
Doanh thu < 3 tỷ
hoặc tổng vốn < 3 tỷ
Doanh thu < 10 tỹ hoặc tổng vốn < 3 tỷ
DX nhỏ
Lao động tham gia BHXH < 100 < 50 Tổng doanh thu
hoặc tông nguồn vốn
Doanh thu < 50 tỷ hoặc tổng vốn < 20 tỷ
Doanh thu < 100 tỳ hoặc tổng vốn < 50 tỷ
DN vừa
Lao động tham gia BHXH < 200 < 100 Tổng doanh thu
hoặc tổng nguồn vốn
Doanh thu < 200 tỷ hoặc tổng
vốn < 100 tỳ
Doanh thu < 300 tỳ hoặc tổng vốn < 100 tỳ
Hình 1.1 Tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP
1.1.2 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế
Có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới Có thể thấy rằng đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV trong thời gian qua, thì sự đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã để lại những dấu ấn hết sức rõ ràng
DNNVV phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia kém phát triển và đang phát triển Sự phát triển đa ngành nghề của các DNNVV đã tạo ra nhiều màu sắc trong bức tranh kinh tế năng động của các quốc gia, đồng thời góp phần trong việc chuyển dịch nền kinh tế
Các DNNVV đóng góp đáng kể trong chuyển đổi các nền kinh tế do nông nghiệp dẫn đầu sang các nền kinh tế công nghiệp, mang lại cơ hội công bằng cho các hoạt động chế biến có thể tạo ra nguồn doanh thu bền vững và tăng cường quá trình phát triển Cách duy nhất để giảm nghèo một cách bền vững là
Trang 19thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua sự giàu có và tạo việc làm Ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn thu nhập chính, là nơi sinh sản cho doanh nhân và nhà cung cấp việc làm
1.2 SẢN XUẤT BỀN VỮNG
1.2.1 Khái niệm về sản xuất
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lý thuyết sản xuất là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra Quá trình sản xuất sử dụng các nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng, tặng quà hay là trao đổi trong nền kinh tế thị trường Quá trình này có thể bao gồm sản xuất, xây dựng, lưu trữ, vận chuyển và đóng gói Một vài nhà kinh tế học đưa ra một định nghĩa rộng hơn cho quá trình sản xuất, bao gồm thêm nhiều hoạt động kinh tế khác chứ không chỉ mỗi việc tiêu dùng Họ xem mỗi hoạt động thương mại đều như là một dạng của quá trình sản xuất, chứ không chỉ mỗi việc mua bán thông thường Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian Bởi vậy sản xuất được đo bởi "tỷ lệ của sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian" Có ba khía cạnh của quá trình sản xuất:
- Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,
- Loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,
- Sự phân bố về mặt không gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
Một quá trình sản xuất được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào làm tăng
sự tương tự giữa mô hình của nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, và số lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước và sự phân bổ của những loại hàng hóa, dịch
vụ này trên thị trường
Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết…) khác nhau để nhằm tạo ra thứ gì
Trang 20đó cho tiêu dùng (sản phẩm) Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng Phúc lợi kinh tế được tạo ra trong quá trình sản xuất, có nghĩa là mọi hoạt động kinh tế đều nhắm đền việc thỏa mãn nhu cầu của con người dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp Mức độ mà ở đó các nhu cầu được thỏa mãn thường được chấp nhận như là thước đo của phúc lợi kinh tế Trong quá trình sản xuất,
có hai yếu tố giải thích cho sự gia tăng về phúc lợi kinh tế, đó là sự cải thiện về
tỷ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từ loại hình sản xuất thị trường ngày phát triển hiệu quả
Các loại hình sản xuất quan trọng bao gồm:
- Sản xuất thị trường,
- Sản xuất công cộng,
- Sản xuất hộ gia đình
1.2.2 Khái niệm về sản xuất bền vững
Thuật ngữ bền vững xuất hiện trong tài liệu vào đầu những năm 1980 (Brown, 1981) đã xuất bản tác phẩm “Xây dựng một xã hội bền vững” vào năm
1981 Trong một xã hội bền vững, theo ông, sự hài hòa phải tồn tại giữa sự gia tăng dân số, nhu cầu tài chính của xã hội, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
và giảm thiểu ô nhiễm
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới của Liên hợp quốc (WCED) định nghĩa Phát triển Bền vững như sau: “Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ”
(Costanza, 1989) đã tạo ra một định nghĩa theo quan điểm sinh thái học Theo ý kiến của ông, một điều kiện là bền vững khi các điều kiện tối thiểu được cung cấp cho các hệ sinh thái để chúng ổn định và có khả năng phục hồi Tính bền vững là mối quan hệ giữa các hệ thống kinh tế của con người và một hệ
Trang 21thống sinh thái năng động hơn nhưng thường thay đổi chậm hơn, trong đó: + Sự tồn tại của cuộc sống con người được cung cấp trong thời gian dài + Cá nhân có khả năng đảm bảo hạnh phúc của chính họ và gia đình của
họ, các xã hội và nền văn hóa của con người có thể cải thiện, nhưng trong đó các tác động của hoạt động con người bị hạn chế để không phá hủy sự đa dạng, phức tạp và các chức năng hỗ trợ cuộc sống sinh thái
Ngày nay, nguyên tắc phát triển bền vững có hai cách hiểu (yếu và mạnh) Tính bền vững yếu có nghĩa là các cân nhắc về xã hội, kinh tế và môi trường đều được xem xét một cách bình đẳng trong quá trình ra quyết định
Tiêu chí bền vững yếu cho rằng tổng giá trị của vốn tự nhiên, vốn con người và giá trị của hàng hóa nhân tạo dưới dạng tư bản không thể giảm theo thời gian Ý tưởng này giả định khả năng thay thế lẫn nhau không giới hạn của
tư liệu sản xuất và tạo ra sự cần thiết để đánh giá bản chất về mặt tài chính được phản ánh bởi các công cụ được áp dụng (ví dụ: nội tại của ngoại tác) Điểm thiếu sót của lý thuyết là nó không tính đến tính không thể đạt được của những thay đổi gây ra trong hệ sinh thái
Trong trường hợp bền vững mạnh mẽ, các hạn chế về môi trường bên ngoài phải được tuân thủ, có nghĩa là lượng khí thải không được vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường, việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo không được vượt quá tốc độ hình thành, và việc sử dụng không -tài nguyên có thể tái sinh không được vượt quá tốc độ thay thế bền vững và có thể tái tạo được Các khái niệm bền vững có thể được tiếp cận từ quan điểm kinh tế – môi trường và kinh tế sinh thái Hai hướng có thể được hiểu là hai mô hình với các kết luận khác nhau (Málovics & Bajmócy, 2009)
Từ quan điểm về hiệu quả, điều rất quan trọng là phải phân biệt các cấp
độ và các lĩnh vực của tính bền vững (Csete & Branner, 2005) Các nguyên tắc toàn cầu và dài hạn về phát triển bền vững thường được trình bày trong các
Trang 22chương trình địa phương và khu vực, có thể được tổ chức, quy định và kiểm soát bởi các cấp chính quyền Ở cấp độ này, họ có thể vận động, thuyết phục
và dạy mọi người cách ứng phó với sự phát triển bền vững
Thông qua các khái niệm về bền vững và các nghiên cứu, giải thích đã hình thành nên khái niệm về sản xuất bền vững được hiểu là việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách kinh tế và hiệu quả hơn, giảm lượng chất thải và bảo vệ môi trường
Sản xuất bền vững là một xu hướng quan trọng trong kinh doanh hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Để sản xuất bền vững, các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tiết kiệm tài nguyên: Các doanh nghiệp cần sử dụng tài nguyên như nước, điện, nguyên liệu và năng lượng một cách hiệu quả Điều này giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường
+ Giảm khí thải: Các doanh nghiệp cần tìm cách giảm khí thải và khí nhà kính bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa quy trình sản xuất
và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
+ Quản lý chất thải: Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch quản lý chất thải và tái chế chúng một cách hiệu quả
+ Đảm bảo an toàn lao động: Các doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên
+ Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng: Các doanh nghiệp cần tôn trọng quyền lợi của khách hàng, đối tác và cộng đồng và đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được các yêu cầu của họ
+ Sử dụng công nghệ số: Các doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý nguồn lực, từ đó giảm thiểu lượng chất thải và tăng hiệu quả sản xuất
Trang 23Tổng thể, sản xuất bền vững là một xu hướng quan trọng trong kinh doanh hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Các doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp thích hợp để đáp ứng các yêu cầu của sản xuất bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai
Để thực hiện được sản xuất bền vững doanh nghiệp phải từng bước chuyển đổi từ công nghệ sản xuất truyền thống sang công nghệ xanh
Công nghệ xanh là một thuật ngữ liên quan đến việc sử dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường Có rất nhiều kỹ thuật thuộc thuật ngữ này như
sử dụng hoá học xanh, giám sát môi trường… Tất cả những điều này đều đảm bảo môi trường được bảo vệ Các công nghệ này được sử dụng để đưa môi trường trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị hư hại
1.2.3 Vai trò của sản xuất bền vững
Sản xuất bền vững có thể mang đến những lợi ích như sau:
- Bảo vệ môi trường;
- Tiết kiệm chi phí;
- Nhu cầu thị trường;
- Phát triển bền vững;
- Hội nhập xu hướng quốc tế
1.3 Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT BỀN VỮNG
1.3.1 Khái niệm về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
Mục đích chính của bài nghiên cứu là “Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững” phải được xác định một cách chính xác, đây là yếu tố chính trong việc phát triển câu hỏi nghiên cứu
(Ajzen, 1991) ý định được xem là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này có tác động tích cực đến ý định của các cá nhân để sẵn sàng thực hiện hành vi Ý định thực hiện các loại hành vi khác nhau có thể được dự đoán với độ chính xác cao từ thái độ đối với
Trang 24hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; và những ý định này, cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi, giải thích cho sự khác biệt đáng
kể trong hành vi thực tế Nói cách khác ý định là một yếu tố tạo động lực, thúc đẩy để cá nhân hiện thực hóa hành vi
Theo (Searle & Willis, 1983) ý định là tính chất của nhiều trạng thái tinh thần đối với đối tượng, vấn đề và mục tiêu mà chúng hướng đến
Từ đó, có thể hiểu rằng, ý định chuyển đổi sản xuất bền vững là khả năng chắc chắn trong tương lai của DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ tham gia sản xuất bền vững
1.3.2 Sản xuất xanh - Ứng dụng công nghệ xanh
Sản xuất xanh là quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho con người Trước những tác động của biến đổi khí hậu, trong bối cảnh môi trường… bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, … làn sóng tiêu dùng xanh đang lan rộng trên toàn cầu thì sản xuất xanh là xu thế tất yếu và là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh Dựa trên những cách tiếp cận nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh khác nhau, mỗi quốc gia xây dựng những mô hình, cách thức sản xuất xanh khác nhau cho từng lĩnh vực, ngành kinh tế
Cũng như nhiều nước trên thế giới, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững Xanh hóa sản xuất còn đặt ra cho các doanh nghiệp những đòi hỏi, yêu cầu mới phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh
ở cả thị trường trong và ngoài nước Tham gia vào chiến dịch sản xuất xanh thân thiện môi trường và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng hơn sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại; đầu tư dây
Trang 25chuyền máy móc, công nghệ, trang thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế để cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh Đồng thời lựa chọn đầu tư lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo để chủ động sử dụng năng lượng sạch, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện, nước trong quá trình sản xuất… cũng như lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải cũng như hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, sạch…
Công nghệ xanh là việc sử dụng khoa học công nghệ hướng tới mục đích bảo vệ môi trường, khắc phục những tác động tiêu cực mà con người gây
ra với môi trường Công nghệ xanh đã được áp dụng từ những năm 1990 không chỉ mang lại những lợi ích đối với thiên nhiên mà còn tạo dựng cho con người thói quen sống xanh
Công nghệ xanh có thể là những ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng hoặc bất kỳ lĩnh vực nào mà vừa mang lại lợi ích kinh tế lại vừa có khả năng bảo vệ môi trường Trong quá trình sản xuất, vận hành, công nghệ này không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm và không sử dụng các nguyên liệu ô nhiễm
Để thực hiện sản xuất xanh, các doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi công nghệ cũ sang ứng dụng công nghệ xanh
1.4 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài
a Nghiên cứu của (Chou, et al., 2012)
(Chou, et al., 2012) nghiên cứu về các yếu tố quyết định hành vi và thái
độ đối với việc áp dụng thực hành xanh trong ngành công nghiệp nhà hàng tại Đài Loan Nghiên cứu này tập trung vào ba loại hình nhà hàng tại Đài Loan: Nhà hàng khách sạn du lịch quốc tế (tương đương 3 đến 4 sao), nhà hàng khách sạn du lịch và nhà hàng độc lập Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng
Trang 26để thu thập dữ liệu, với kết quả thu được 245 câu trả lời hợp lệ Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Bằng cách xem xét đổi mới nhận thức được áp dụng, nghiên cứu này khám phá ý định hành vi của nhà hàng đối với thực hành xanh Mô hình hành vi TBC
và các yếu tố áp dụng đổi mới đã được xây dựng Cách tiếp cận này tích hợp PIC, thái độ, thái độ xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức đối với việc áp dụng các thực hành xanh
Nhân tố “Hành vi nhận thức” là nhân tố có ảnh hưởng nhất khi dự đoán
lý về việc áo dụng thực hành xanh trong nhà hàng
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của (Chou, et al., 2012)
Trang 27b Nghiên cứu của (Hojnik & Ruzzier, 2016)
Nghiên cứu của (Hojnik & Ruzzier, 2016) về động lực của quá trình đổi mới sinh thái và tác động của nó đối với hiệu suất: Thông tin chuyên sâu từ Slovenia với dữ liệu thu thập từ 223 công ty Kết quả cho thấy rằng một số yếu
tố nhất định (áp lực cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, mối quan tâm về môi trường quản lý, công cụ chỉ huy, kiểm soát và khuyến khích kinh tế) có lợi cho việc triển khai quá trình đổi mới sinh thái
Kết quả nghiên cứu hiện tại cung cấp bằng chứng thực nghiệm và cho thấy
áp lực cạnh tranh là động lực chính trong việc áp dụng đổi mới sinh thái theo quy trình, tiếp theo là mối quan tâm về môi trường quản lý và nhu cầu của khách hàng
Định hướng của công ty về tính bền vững, được thể hiện trong các mục tiêu, hành động và hành vi của họ, dẫn đến lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước (Ram Nidumolu, 2019) Áp lực cạnh tranh thúc đẩy các công ty thực hiện đổi mới sinh thái quy trình sản xuất để cải thiện vị thế trên thị trường (nghĩa là giành thị phần và lợi thế cạnh tranh bằng cách thực hiện các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và vật liệu nhờ đó tăng tính cạnh tranh hơn) đồng thời duy trì được hình ảnh công ty
“Mối quan tâm về môi trường của cấp quản lý” là nhân tố thứ hai trong quá trình ảnh hưởng đến việc đổi mới sinh thái trong môi trường kinh doanh của Slovenia Việc sử dụng các nhà quản lý quan tâm về vấn đề môi trường có
có nhận thức về sinh thái sẽ giúp các công ty đạt hiệu suất môi trường tốt hơn (nghĩa là thực hiện đổi mới sinh thái quy trình) Các khoản trợ cấp về tuyển dụng nhân sự mới (“nguồn nhân lực xanh”) có kiến thức về chuyên môn đối với các vấn đề môi trường và các chủ đề lien quan đến đổi mới sinh thái góp phần rất lớn vào việc thực hiện đổi mới sinh thái của công ty (có tính đến những hạn chế về tài chính của công ty) Những nhân viên mới có thể cung cấp những
Trang 28hiểu biết và kiến thức liên quan đến đổi mới sinh thái và đóng góp vào nguồn lực trí tuệ mà không cần phải tuyển dụng từ nơi khác
“Nhu cầu khách hàng” là nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến quá trình đổi mới sinh thái Khi giao dịch với khách hàng có ý thức về môi trường, các công ty
có thể chọn thích nghi và trở nên thân thiện với môi trường hoặc phải mất khách hàng Trong môi trường áp lực cạnh tranh là nhân tố hàng đầu trong số các động lực thúc đẩy quá trình đổi mới sinh thái, các công ty cũng quyết tâm hơn
để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng
“Chính sách môi trường” không phải là động lực chính của quá trình đổi mới sinh thái do những thay đổi xảy ra theo thời gian Những thay đổi bắt nguồn
từ việc cạnh tranh hướng tới môi trường hơn; các công ty đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong đổi mới sinh thái; một cách tạo sự khác biệt so với đối thủ và giành được lợi thế cạnh tranh do đó các công ty trở nên có ý thức hơn về môi trường
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của (Hojnik & Ruzzier, 2016)
c Nghiên cứu của (Kousar, et al., 2017)
(Kousar, et al., 2017) nghiên cứu về tác động của các yếu tố công nghệ đối với công nghệ xanh, đồng thời điều tra vai trò điều hòa của sự can thiệp
Trang 29chính phủ giữa các yếu tố công nghệ và việc áp dụng công nghệ xanh ở các DNNVV tại Pakistan
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phức tạp của công nghệ ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến việc áp dụng các công nghệ xanh, điều này hàm ý rằng các DNNVV thiếu chuyên gia kỹ thuật hoặc nguồn nhân lực để sẵn sằng áp dụng công nghệ xanh hơn, vì các đổi mới trở nên đơn giản, dễ học và sử dụng thì các DNNVV sẽ áp dụng sáng kiến xanh một cách rõ ràng hơn Các DNNVV nên dành nguồn lực cho việc tích lũy kiến thức về môi trường và cho nhân viên đào tạo về chuyên môn để giảm bớt sự phức tạp nhận thức công nghệ, tăng khả năng áp dụng công nghệ xanh
Các DNNVV sẵn sàng áp dụng công nghệ xanh khi nhận được lợi thế kinh
tế và tài chính lớn hơn so với công nghệ hiện có Khi lợi thế tăng lên thì mức
độ sẵn sàng áp dụng công nghệ xanh cũng tăng lên
Sự can thiệp của Chính phủ điều hòa đáng kể mức độ phức tạp, lợi thế tương đối, khả năng ba lần và việc áp dụng công nghệ xanh Sự can thiệp của Chính phủ làm giảm đáng kể và làm suy yếu mối quan hệ tiêu cực giữa sự phức tạp của công nghệ và việc áp dụng công nghệ xanh thông qua việc sử dụng các công cụ khác nhau như thuế và trợ cấp Vì vậy sự hỗ trợ của Chính phủ và áp lực pháp lý sẽ thúc đẩy việc áp dụng công nghệ xanh trong các DNNVV Sự
hỗ trợ về pháp lý và chuyên môn của Chính phủ cũng sẽ làm tăng sự sẵn sàng
áp dụng công nghệ xanh đối với các DNNVV
Các DNNVV sẵn sàng áp dụng công nghệ xanh khi họ nhận thấy lợi thế
về kinh tế và tài chính lớn hơn so với công nghệ hiện có Khi lợi thế tương đối tăng lên, mức độ sẵn sàng áp dụng đổi mới công nghệ xanh cũng tăng lên, do
đó có mỗi liên hệ tích cực giữa “lợi thế tương đối” và “công nghệ xanh”
Trang 30Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của (Kousar, et al., 2017)
d Nghiên cứu của (Li, et al., 2019)
Nghiên cứu của (Li, et al., 2019) nhằm phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi đổi mới xanh của các nhà nghiên cứu và sự tương tác giữa chúng
“Thái độ”, “Chuẩn mực” và “Khả năng kiểm soát” có tác động tích cực đến ý định đổi mới xanh và ngược lại
Nhân tố “Năng lực bản thân” không ảnh hưởng đáng kể đến ý định đổi mới xanh Điều này là do các hoạt động sáng tạo xanh đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể, với sự hỗ trợ của tổ chức là điều kiện tiên quyết để nhân viên hoàn thành nhiệm vụ
“Kiến thức” có tác động tích cực trong việc điều chỉnh biến ý định đổi mới xanh thành hành động “Kiến thức” có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi đổi mới
Sự can thiệp của Chính phủ
Ba khả năng của
công nghệ
Trang 31xanh, và khi các nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo, kiến thức xanh với những người khác thì sẽ kích thích được động lực đổi mới xanh của họ, tăng khả năng thực hiện hành vi
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của (Li, et al., 2019)
e Nghiên cứu của (Weng & Lin, 2011)
(Weng & Lin, 2011) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ xanh tại các DNNVV tại Trung Quốc Từ góc độ đổi mới
kỹ thuật, các yếu tố quyết định bao gồm các khía cạnh công nghệ, tổ chức và môi trường…
Việc ứng dụng công nghệ xanh tại các DNNVV tại Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi mức độ phức tạp, khả năng tương thích, và lợi thế tương đối của đổi mới xanh, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ tổ chức, hỗ trợ Chính phủ,
áp lực khách hàng và áp lực pháp lý Ảnh hưởng của sự không chắc chắn về môi trường là không đáng kể Do đó, để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ xanh, các DNNVV có thể tăng cường tính rõ ràng, khả năng tương thích, cải thiện khả năng học hỏi và đổi mới của nhân viên, tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các nguồn lực tổ chức cho công ty Nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng cho thấy các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường có ảnh hưởng đáng kể đối với việc quyết định ứng dụng công nghệ xanh trong các DNNVV
Kiểm soát niềm tin
Trang 32Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của (Weng & Lin, 2011)
1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của (Nguyen & Nguyen, 2023)
Bài viết của hai tác giả Nguyễn Thị Phúc Doang – Nguyễn Văn Đại nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đăng trên tạp chí khoa học Đại học Mở Tp.HCM ngày 18.2.2023 Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Dữ liệu được
sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ nguồn khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam vào các năm 2011, 2013 và 2015 do UNU – WIDER phối hợp cùng nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Copenhagen, Viện kinh tế quản lý trung ương và Bộ LĐTBXH thực hiện Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy chính phủ cần có hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động đầu tư vào đổi mới sáng tạo của các DNVVN tại Việt Nam
1.4.3 Bình luận tổng quan nghiên cứu
Như vậy, thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể nói có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững trong các
công nghệ
Hỗ trợ Chính phủ
Hỗ trợ tổ chức Môi trường
Chất lượng nguồn
nhân lực
Áp lực pháp lý
Áp lực khách hàng
Trang 33DNNVV trên toàn thế giới Tuy nhiên, để phù hợp với mục đích nghiên cứu và tình hình chung của các DNNVV tại Việt Nam nói chung và các DNNVV tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững như sau : Chuẩn xã hội, Thái độ, Kiểm soát hành
vi, Kiến thức, Sự quan tâm đến quản trị môi trường, Lợi ích kỳ vọng, Sự quan tâm của khách hàng, Sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, Pháp luật về môi trường, Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền vững để đưa vào mô hình nghiên cứu
Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
1 Intention to transform
sustainable production
Ý định chuyển đổi sản xuất bền vững
(Chou, et al., 2012), (Li, et al., 2019)
2 Subjective norm Chuẩn xã hội (Chou, et al., 2012),,
(Li, et al., 2019)
4 Behavioral Control Kiểm soát hành
vi
(Kousar, et al., 2017), (Li, et al., 2019)
Knowledge Kiến thức (Kousar, et al., 2017),
(Weng & Lin, 2011)
environmental concern
Sự quan tâm đến quản trị môi trường
(Hojnik & Ruzzier, 2016)
(Li, et al., 2019) (Weng
& Lin, 2011)
7 Expected benefits Lợi ích kỳ vọng (Hojnik & Ruzzier,
2016)
Trang 34STT Tên nhân tố Nguồn tham khảo
(Li, et al., 2019) (Weng
(Li, et al., 2019) (Kousar, et al., 2017)
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan về sản xuất bền vững, trình bày một số cơ
sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu Đồng thời, kế thừa kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về ý định chuyển đổi sản xuất bền vững Nghiên cứu đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững gồm 11 yếu tố: Chuẩn xã hội, Thái độ, Kiểm soát hành vi, Kiến thức, Sự quan tâm đến quản trị môi trường, Lợi ích kỳ vọng, Áp lực cạnh tranh, Sự quan tâm của khách hàng, Sự hỗ trợ từ Chính phủ, Pháp luật về môi trường, Kinh nghiệm về chuyển đổi sản xuất bền vững
Trang 36CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu ý định chuyển đổi sản xuất bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với sự kết hợp của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất : Nghiên cứu sơ bộ sử dụng nghiên cứu định tính được
thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm
Thông qua tổng kết các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia và nhiều lĩnh vực khác nhau, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho bài nghiên cứu thông qua thảo luận nhóm để có được bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho việc thu thập dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu định lượng Thang đo nháp được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo trong nghiên cứu của (Chou, et al., 2012), (Li, et al., 2019), (Kousar, et al., 2017), (Weng & Lin, 2011), (Hojnik & Ruzzier, 2016)
Các từ ngữ trong cuộc thảo luận được điều chỉnh một cách phù hợp bằng cách tham luận từ nghĩa gốc của bài nghiên cứu, sau đó dùng cách thức chuyển ngữ cho thích ứng với hoàn cảnh nghiên cứu để có được bảng câu hỏi gần gũi hơn với những đối tượng được trả lời Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong dự án nghiên cứu định tính
Tác giả tiến hành thảo luận nhóm bao gồm 10 thành viên, các thành viên tham gia thảo luận nhóm này gồm các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bền vững và các cá nhân có
Trang 37hiểu biết về các khái niệm nghiên cứu
Cuối cùng tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi và dùng nó để tiến hành khảo sát thử 30 quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng khảo sát của luận văn Tác giả đã xây dựng, mã hóa thang đo chính thức, gửi bảng câu hỏi chính thức đến đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu Thang
đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ
Giai đoạn thứ hai : Nghiên cứu chính thức sử dụng nghiên cứu định lượng
để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi
- Mẫu nghiên cứu : Nghiên cứu khảo sát các đối tượng là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Phương pháp điều tra: Trong quá trình khảo sát, bảng hỏi sẽ được thiết
kế trên Google form và gửi đường link khảo sát đến doanh nghiệp thông qua email và các trang mạng xã hội Để thuận tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu nên mẫu khảo sát sẽ được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất)
- Xử lý phân tích số liệu :
Buớc 1: Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo nhằm xem xét các biến quan sát thuộc các thang đo cho các khái niệm có thống nhất với nhau về nội hàm, độ tin cậy nhất quán hay không Thông qua phần mềm SPSS 20.0, dùng hệ số Cronbach Alpha để xem xét độ tin cậy thang đo của các khái niệm, loại bỏ các biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố
Buớc 2: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach Alpha, các biến quan sát đạt yêu cầu thì sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Việc phân tích nhân tố khám phá EFA giúp ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Bên cạnh đó, dùng để
Trang 38rút gọn tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
2.2 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
DNNVV là một xu hướng tất yếu được hình thành trong nền kinh tế hiện nay Cùng với sự đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, DNNVV cũng phải từng bước chuyển mình để phù hợp với nền kinh tế thế giới Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được, chúng ta cũng phải đánh đổi với những hệ lụy
Nghiên cứu định lượng
Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách
Mô hình đề xuất và thang đo nháp 1
Thang đo nháp 2
Thang đo chính thức
Phân tích hồi quy bội
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định mô hình
Trang 39khác kèm theo Một trong những hệ lụy đầu tiên là tình trạng khí hậu Trái Đất đang nóng lên và sự cạn kiệt tài nguyên môi trường Để đáp ứng được nhu cầu phát triển và hạn chế phần nào những thiệt hại tác động lên môi trường, các Doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đã bắt đầu hướng tới sản xuất bền vững – sản xuất xanh để đảm bảo với sự phát triển bền vững trong tương lai
2.2.1 Hệ thống giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của DNNVV bao gồm: Chuẩn xã hội, Thái độ, Kiểm soát hành vi, Kiến thức, Sự quan tâm đến quản trị môi trường, Lợi ích kỳ vọng, Áp lực cạnh tranh, Sự quan tâm của khách hàng, Sự hỗ trợ từ Chính phủ, Pháp luật về môi trường, Kinh nghiệm về chuyển đổi sản suất bền vững
• Chuẩn xã hội:
Chuẩn xã hội đề cập đến tác động của áp lực xã hội bên ngoài đến hành vi
cụ thể của chủ thể Chuẩn xã hội có thể bắt nguồn từ các lãnh đạo đơn vị, cơ quan chức năng… hoặc đến từ các nguồn lực xã hội khác gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chủ thể Ví dụ, gia đình, bạn bè, hàng xóm là những người cung cấp lời khuyên, tài liệu cho một cá nhân ra quyết định Các nghiên cứu trước đây cho thấy áp lực của xã hội càng lớn thì cá nhân càng sẵn sàng tham gia ( (McEachan, et al., 2011), (Matthies, et al., 2012)) Trong bối cảnh văn hóa Đông Á, xã hội khuyến khích chủ nghĩa tập thể hơn chủ nghĩa cá nhân (Shi, et al., 2017) Ví dụ, theo (Shen, 2019) cho thấy chuẩn xã hội có tác động đáng kể đến ý định phân loại rác thải rắn ở giới trẻ Trung Quốc Một nghiên cứu khác của (Ho, 2022) khẳng định rằng áp lực xã hội là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến ý định tái chế Trong nghiên cứu này, đề cập đến chuẩn xã hội ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững Vì vậy tác giả xây dựng giả thuyết:
Trang 40H1: Chuẩn xã hội có tác động dương đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Thái độ
Thái độ ở đây thực chất là một trạng thái được thể hiện qua mặt hành vi, cảm xúc của mỗi người Trên thực tế, con người thường thể hiện thái độ của mình thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, nét mặt, để thay cho những phản ứng, cảm xúc và đánh giá của mình với thế giới xung quanh Những đánh giá này đôi khi cũng rất mơ hồ, chúng có thể bao gồm cả thái độ tích cực và tiêu cực, nhưng đôi khi cũng là những cảm xúc không rõ ràng của người thể hiện thái
độ Nhiều nghiên cứu cho thấy, thái độ có ảnh hưởng đến ý định hành vi (Wallén Warner & Aberg, 2018), (Yazdanpanah & Forouzani, 2015) Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra các cá nhân có thái độ tích cực rất sẵn sàng tham gia ( (Curro, n.d.) (Zhang, et al., 2014)) Thái độ đối với việc áp dụng thực hành xanh (Chou, et al., 2012) Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết:
H2: Thái độ có tác động dương đến ý định chuyển đổi sản xuất bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Kiểm soát hành vi
Hành vi là hành động và các cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ Hành vi chính là sự biểu hiện của ý chí của chủ thể ra bên ngoài, biến các hành vi diễn ra trên thực tế Hành vi là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động trong quá trình hoạt động hàng ngày nhằm hướng đến mục đích nhất định
Ý định hành vi không chỉ bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan mà còn bị hạn chế bởi nhận thức hành vi – các biến kiểm soát ngoài ý muốn Khi kiểm soát nhận thức hành vi có thể phản ánh chính xác hành vi thực tế Nó có thể dự đoán khả năng xảy ra hành vi cùng với ý định