Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườnvà thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ratừ tư liệu sản xuất là đất.Một số mặt hàng
Tầm quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản
Nông sản và bảo quản nông sản
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất.
Một số mặt hàng nông sản
Nông sản hàng hoá là Nông sản hàng hóa (cash crops) là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị trường Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ cho mục đích tự sản, tự tiêu.
Hàng nông sản bao gồm một vi phạm khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản:lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,….)
- Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô và nhiều sản phầm khác
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản được chia làm hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác như đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.
Bảo quản nông sản là các phương pháp hay quy trình giúp nông sản đảm bảo được chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong.
Nông sản sau khi thu hoạch sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, không khí sẽ làm hư nông sản Vì lý do đó mà sau khi thu hoạch, nông sản cần được bảo quản để đảm bảo chất lượng.
Mỗi loại nông sản khác nhau sẽ có đặc điểm sinh học khác nhau Vì vậy mà cách bảo quản cũng có thể khác biệt đối với mỗi loại nông sản Mỗi vùng và địa phương cũng sẽ có khí hậu khác biệt Ví dụ miền Bắc hay xuất hiện mùa nồm,còn các tỉnh phía Nam thì có nhiệt độ trung bình cao Tùy theo điều kiện của môi trường mà doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Tầm quan trọng của bảo quản nông sản
2.1 Sự thiệt hại trong quá trình bảo quản
Trong quá trình sản xuất chất lượng nông sản chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường, điều kiện kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái vận chuyển. Trongquá trình bảo quản cất giữ, sơ chế nông sản phẩm lại luôn chịu ảnh hưởng cácyéu tố môi trường mà biến đổi chất lượng gây ra những tổn thất.
Theo thống kê của liên hiệp quốc, mỗi năm trung bình thiệt hại của thế giới về lương thực từ 15-20% tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ nuôi được 200 triệu người trong một năm.
Theo tài liệu điều tra của FAO hàng năm thế giới có 10% số lượng lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất, riêng những nước có trình độ bảo quản thấp và khí hậu nhiệt đới, sự thiệt hại lên tới 50%. Ở nước ta, tính trung bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với cây có củ từ 10-20%, còn với rau quả là 10-30% Trong quá trình bảo quản, tổn thất của nông sản được biểu hiện ở 3 dạng:
- Tổn thất về số lượng: biểu hiện bằng sự hao hụt về số lượng cá thể trong khối nông sản Khi nghiên cứu về tổn thất của xoài do bệnh hại trong giai đoạn bán lẻ và tiêu dùng, người ta đã quan sát thấy tổn thất về cá thể lên tới khoảng 40% số lượng quả nghiên cứu, trong đó 25% là mất hoàn toàn, số còn lại bị giảm giá trị thương phẩm.
- Tổn thất khối lượng: biểu hiện bằng sự hao hụt về khối lượng chất khô hay thủy phần của từng cá thể nông sản Khối lượng chất khô có thể bị tiêu hao do quá trình hô hấp của nông sản, hay do bị sinh vật hại ăn mất Thủy phần của phần lớn các loại rau, củ, quả cũng bị giảm do quá trình thoát hơi nước tự nhiên. Một thí nghiệm bảo quản cam sành cho thấy nếu để cam tiếp xúc trực tiếp với không khí ở điều kiện thường trong hai tuần, khối lượng cam giảm tới 20%.
- Tổn thất về chất lượng: biểu hiện bằng sự thay đổi về chất lượng cảm quan, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng chế biến… Các nông sản dễ hỏng nếu bị sây sát, giập nát hay héo thường kém hấp dẫn người tiêu dùng, giá trị có thể bị giảm hoặc mất Nông sản trong quá trình bảo quản nếu xảy ra các biến đổi hóa sinh bất lợi sẽ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, hoặc một số vi sinh vật gây hại sinh ra các độc tố có hại cho người tiêu dùng Hoặc một số nông sản được bảo quản để sử dụng cho các mục đích chế biến nếu bị biến đổi về chất lượng sẽ không còn đủ tiêu chuẩn của quy trình chế biển, sẽ bị loại bỏ và tạo ra tổn thất.
Trong môi trường bảo quản, sự hao hụt về khối lượng và chất lượng thường đan xen và có thể sự hao hụt này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt kia. ðối với ngũ cốc, hàng năm trên thế giới có tới 6-10% lượng bảo quản trong kho bị tổn thất, đặc biệt ở các nước có trình độ bảo quản thấp và khí hậu nhiệt đới, sự thiệt hại có thể lên tới 20% Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tuỳ vào loại nông sản, tuỳ điều kiện bảo quản cần nghiên cứu để có những đánh giá chính xác nguyên nhân hao hụt.
2.2 Vai trò của công tác bảo quản
Mục đích công tác bảo quản:
- Bảo quản để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất.
- Khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp
- Đảm bảo thực phẩm dự trữ cho tiêu dùng- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-Tăng giá trị kinh tế cho nông sản
- Đảm bảo hao hụt thấp nhất về khối lượng
- Hạn chế sự thay đổi về chất lượng
- Chi phí giá thành thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm bảo quản
Đặc điểm của nông sản và môi trường bảo quản
Đặc điểm của nông sản
Dựa vào đặc điểm hình thái và phần dinh dưỡng ta có thể chia nông sản thành các dạng sau:
Hạt nông sản dùng làm lương thực thực phẩm bảo quản chủ yếu thuộc 2 họ Hoà thảo (Gramineae) và họ đậu (Leuguminoseae) Nếu căn cứ vào thành phần hoá học có thể chia làm 3 nhóm:
- Nhóm giàu tinh bột: thóc gạo, ngô, cao lương, mì, mạch
- Nhóm giàu protein: đậu, đỗ
- Nhóm giàu chất béo: lạc, vừng
Cấu tạo hạt nông sản bao gồm các phần chính là vỏ hạt, nội nhũ và phôi hạt, với tỷ lệ kích thước, khối lượng rất khác nhau tùy vào loại nông sản, giống và điều kiện và kỹ thuật canh tác.
Cấu tạo của hạt thóc
Vỏ hạt là lớp ngoài cùng bao bọc xung quanh toàn bộ hạt, được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào mà thành phần chủ yếu là cellulose và hemicellulose Cắn cứ vào đặc điểm của vỏ hạt, người ta cũng có thể chia làm hai loại: vỏ trần (ngô, đậu) và vỏ trấu (lúa gạo, mỳ, mạch) Sắc tố ở vỏ hạt khác nhau tạo mầu sắc khác nhau cho hạt Hạt có thể có lông hoặc râu.
Lớp vỏ hạt có tác dụng bảo vệ phôi hạt và các chất dự trữ bên trong, chống lại ảnh hưởng xấu của điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, sinh vật hại) Vì thế trong quá trình bảo quản cần chú ý giữ gìn bảo vệ vỏ hạt tránh xây xát cơ học.
Lớp alơron (lớp cám) là lớp tế bào phía trong cùng của vỏ hạt và tiếp giáp với nội nhũ độ dày lớp alơron phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt Lớp này tập trung nhiều dinh dưỡng quan trọng Ở các loại hạt ngũ cốc, lớp alơron chứa chủ yếu là protein, lipit, muối khoáng và vitamin (như vitamin B1 ở hạt lúa), vì vậy lớp này dễ bị oxy hóa và biến chất trong điều kiện bảo quản không tốt.
Nội nhũ hạt là nơi tập trung dinh dưỡng dự trữ chủ yếu của hạt Hạt có thể có nội nhũ lớn như ở các hạt ngũ cốc, hay nhỏ hoặc thậm chí không có nội nhũ. Ở những loại hạt ngũ cốc, phần nội nhũ nằm ngay dưới lớp alơron và dinh dưỡng dự trữ dưới dạng tinh bột Ở các loại hạt khác như đậu đỗ, lạc, vừng, dinh dưỡng dự trữ dưới dạng protein hay chất béo trong các lá mầm (còn gọi là tử diệp) Trong nội nhũ còn chứa các thành phần dinh dưỡng khác, nhưng với tỷ lệ không đáng kể.
Nội nhũ là phần dinh dưỡng dự trữ mà con người có ý định sử dụng nhưng trong quá trình bảo quản, đây cũng là phần dễ bị thất thoát do sinh vật hại, quá trình hô hấp hay nảy mầm của bản thân hạt làm tiêu hao đi Tùy từng đối tượng hạt có đặc điểm nội nhũ khác nhau mà cần có những điều kiện bảo quản phù hợp.
Phần phôi hạt thường nằm ở góc hạt, được bảo vệ bởi lá mầm Qua lá mầm, phôi nhận được đầy đủ dinh dưỡng chủ yếu để duy trì sức sống và phát triển khi thành cây con khi hạt nảy mầm Phôi gồm có 4 phần chính: lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm Người ta phân chia ra hạt của hai loại thực vật là loại một lá mầm (đơn tử diệp) như ngô, lúa và hai lá mầm (song tử diệp) như đậu đỗ. Phôi hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như protein, lipit, đường, vitamin, các enzyme, Ở thóc, có tới 66% lượng vitamin B1 tổng số được dự trữ trong phôi, ở ngô 40% tổng số lipit chứa trong phôi.
Do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, lại có cấu tạo xốp và hoạt động sinh lý mạnh nên phôi hạt rất dễ nhiễm ẩm và hư hỏng, dễ bị vi sinh vật và côn trùng tấn công trước rồi sau đó mới phá hại sang các bộ phận khác Do đó những loại hạt có phôi lớn thường khó bảo quản hơn.
1.2 Nông sản dạng trái cây
Các loại trái cây thương phẩm được hình thành đa dạng do kết hợp các phần mô tế bào của bầu nhụy, hạt, và các phần khác của cây như đế hoa (như táo, dâu tây), lá bắc và cuống hoa (như dứa) Sự kết hợp các phần tạo nên trái cây và được từ điển Oxford định nghĩa là ‘sản phẩm ăn được của cây, có chứa hạt và vỏ, đặc biệt là các phần khác khi chín và mọng nước Người tiêu dùng định nghĩa trái cây là ‘sản phẩm cây trồng có mùi thơm, có vị ngọt tự nhiên hoặc được xử lý để quả tự ngọt trước khi ăn’ Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng phổ biến mà một số quả chưa chín (như dưa chuột, đậu) hay đã chín (như cà chua, ớt) được sử dụng làm rau Những sản phẩm này được gọi là rau dạng quả và được sử dụng để ăn tươi hay nấu chín, dùng làm thức ăn riêng biệt hay trộn thành sa-lát Quả thông thường bắt nguồn từ bầu nhụy và các mô bao quanh.
Phần lớn sự phát triển lớn lên của một phần nào để sau này trở thành quả là do tăng trưởng tự nhiên, nhưng cũng có thể do con người tác động thêm thông qua các hoạt động lai tạo và chọn giống nhằm tạo ra kích thước tối đa phần sử dụng được và hạn chế sự phát triển của các phần không cần thiết Có thể thấy nhiều giống trái cây không có hạt một cách tự nhiên (như chuối, nho, cam navel) hay do lai tạo (như dưa hấu, ổi) hay do kỹ thuật canh tác (như hồng).
Trái cây là nguồn cung cấp đường, khoáng, vitamin, cho nhu cầu dinh dưỡng người và cũng là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ thực phẩm.
1.3 Nông sản dạng rau và củ
Khác với quả, rau không đại diện cho nhóm cấu trúc thực vật nào mà là những phần đa dạng khác nhau của cây trồng Tuy vậy, cũng có thể nhóm rau thành ba loại như sau: hạt và quả (đậu); củ (hành tỏi, khoai sắn, khoai tây); hoa, chồi, thân, lá Trong nhiều trường hợp, bộ phận được sử dụng thường đã được biến đổi rất nhiều so với cấu trúc nguyên sơ Bộ phận sử dụng làm rau thường rất dễ nhận ra khi quan sát Một số khó định loại hơn, đặc biệt là những nông sản loại củ phát triển dưới mặt đất Ví dụ như củ khoai tây là dạng cấu trúc dự trữ của thân biến đổi, nhưng dạng khác như khoai lang lại do rễ phình ra thành củ.
Nông sản dạng rau củ
Nguồn gốc cấu tạo của rau và củ là cơ sở quan trọng quyết định kỹ thuật bảo quản Nói chung, nông sản trên mặt đất có xu hướng phát triển lớp sáp bề mặt giúp hạn chế hô hấp và thoát hơi nước khi chín, còn các loại rễ củ lại không phát triển lớp vỏ ngoài nên cần được bảo quản ở điều kiện có độ ẩm tương đối cao để hạn chế mất nước Các loại rễ củ có khả năng tự hàn gắn vết thương do côn trùng gây hại Đặc tính này cũng giúp làm tăng tính an toàn cho nông sản nếu có những vết thương cơ học trong quá trình thu hoạch.
Đặc điểm của môi trường bảo quản
Môi trường bảo quản nông sản là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian, chất lượng nông sản bảo quản Môi trường bảo quản có thể ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng, thời gian nông sản bảo quản như: các yếu tố nhiệt độ,độ ẩm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của nông sản hoặc ảnhhưởng gián tiếp đến thời gian, chất lượng nông sản bảo quản như các yếu tố môitrường (nhiệt độ, ẩm độ ) đến sự phát triển, phá hại của côn trùng, vi sinh vật.
- Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên nhìn chung nhiệt độ tương đốicao Vào mùa nóng TTB = 30 – 35 0 C, vào mùa lạnh TTB = 15 – 20 0 C
- Độ ẩm trung bình hàng năm ở nước ta khoảng 85% đôi khi ẩm độ lên tới 100%
Ngoài 2 yếu tố nhiệt độ và ẩm độ còn các yếu tố khác của môi trường cũngảnh hưởng đến nông sản phẩm khi bảo quản như lượng mưa, oxi không khí, ánhsáng mặt trời
Với điều kiện môi trường bảo quản như vậy thì công tác bảo quản nông sảngặp nhiều khó khăn
+ Nhiệt độ cao, ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập pháttriển và gây hại của côn trùng, vi sinh vật
+ Nhiệt độ cao, ẩm độ cao thúc đẩy các hoạt động sinh lý, sinh hoá trongnông sản như: quá trình nảy mầm, quá trình hô hấp
Mối quan hệ giữa nông sản và môi trường bảo quản
Nông sản phẩm sau khi thu hoạch về được bảo quản trong điều kiện nhất định của môi trường Sự thay đổi của những yếu tố môi trường đều có ảnh hưởng nhất định đến trạng thái của nông sản phẩm.
Chất lượng của nông sản phẩm trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào điều kiện của môi trường, vào sự phát sinh, phát triển và gây hại của các yếu tố dịch hại trong kho, vào nhiệt độ và độ ẩm trong kho đồng thời phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm trước lúc nhập kho
Nhiệt độ không khí là một trong những điều kiện cơ bản làm ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình xảy ra trong nông sản phẩm khi bảo quản Khi nhiệtđộ tăng lên thì các quá trình hoá học, sinh hoá, lý học đều tăng.
Về độ ẩm bình quân hàng năm của nước ta thường > 80% Với độ ẩm nàynếu để nông sản phẩm tiếp xúc thường xuyên thì thuỷ phần của nông sản sẽ tăng lên
Sự tăng giảm thuỷ phần của khối nông sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vàoloại hình kho chứa, tình trạng kho và phương pháp bảo quản Ngoài nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, không khí cũng là yếu tố ảnh hưởng Nó bao gồm các loại hơi khí khác nhau như oxy, nitơ, hơi nước, amôniac và ôzôn Oxy không khí sẽ oxy hoá các chất chứa trong nông sản phẩm tạo ra các andehyt, xeton làm ảnh hưởng đến mùi vị và mầu sắc của sản phẩm Lượng ozon tuy chứa một lượng nhỏ trong không khí 2,5 mg/cm3 nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm vì nó là chất oxy hoá mạnh, có khả năng làm tăng nhanh các quá trình phân giải những hợp chất hữu cơ - đặc biệt là chất béo Mặt khác trong môi trường bảo quản còncó các sinh vật gây hại như vi sinh vật, côn trùng, chuột có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hao hụt về khối lượng cũng như chất lượng của nông sản phẩm trong quát rình bảo quản.
Ngược lại nông sản trong quá trình bảo quản cũng ảnh hưởng trở lại môi trường xung quanh
Trong thời gian bảo quản các hoạt động sinh lý sinh hoá trong nông sản sẽ diễn ra như quá trình hô hấp, quá trình bay hơi nước làm tăng ẩm độ và nhiệt độ xung quanh.
Như vậy trong quá trình bảo quản giữa nông sản và môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời hạn nông sản bảo quản và ngược lại các hoạt động sinh lý sinh hoá trong nông sản diễn ra tác động trở lại môi trường.
Thu hoạch, phân loại và bảo quản nông sản
Thu hoạch nông sản
1.1 Độ chín thu hoạch Độ chín thu hoạch còn được gọi là độ chín thu hái đó là độ thành thục của nông sản mà ứng với nó, nông sản đáp ứng được một nhu cầu bảo quản và chế biến nào đó.
Ví dụ: Thóc, ngô có thể thu hoạch trước khi chín hoàn toàn 5–7 ngày Với rau quả, rau quả nào có quá trình chín sau thu hoạch thì có thể thu hái khi nó còn xanh (cà chua, xoài, chuối,…) nhưng rau quả không có quá trình chín sau thu hoạch thì phải thu hái chúng khi đã thật già để bảo đảm chất lượng dinh dưỡng và ăn uống cho rau quả (quả họ cam chanh, bầu bí, dưa,…) Rau ăn lá có thể thu hoạch ở nhiều độ chín thu hái khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng chúng (rau muống, rau cải, rau mồng tơi,…).
Như vậy, không có một quy luật nào trong đó có sự liên hệ giữa sự phát triển cá thể nông sản với độ chín thu hoạch Nguyên tắc tối cao cho việc xác định độ chín thu hoạch là chất lượng và giá trị sử dụng của nông sản sau thu hoạch.
1.2 Thời điểm thu hoạch Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt cho bảo quản và chế biến công nghiệp, nông sản cần được thu hoạch đúng thời điểm Việc thu hoạch cần phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, gọn vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt (với rau hoa quả), lúc có nắng nhẹ và khô hanh (với nông sản dạng củ) Tốt nhất là thu hái vào những ngày đẹp trời, khí hậu mát mẻ, tránh thu hái vào những ngày mưa, ẩm hay nhiều sương để hạn chế sự lây lan và gây hại của vi sinh vật.
1.3 Kỹ thuật thu hoạch Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi bảo quản. Khi thu hoạch không được làm xây xát, giập nát, không làm mất lớp phấn bảo vệ tự nhiên bao quanh nông sản Tóm lại, càng giữ được trạng thái tự nhiên của nông sản như khi chúng còn trên cây mẹ bao nhiêu càng có lợi cho quá trình bảo quản bấy nhiêu Muốn vậy cần phải có phương tiện và kỹ thuật thu hoạch tốt.
Tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu, mục đích sử dụng mà chọn phương tiện thu hái thích hợp Có thể thu hái bằng tay, bằng dao, kéo, cuốc, xẻng,… Cũng có thể thu hái bằng máy móc cơ giới như máy rung, máy đào, máy cắt, Tuy nhiên, thu hái rau hoa quả có lẽ là khâu khó cơ giới hóa nhất vì phần thu hoạch nằm lẫn với các bộ phận cây trồng khác và có độ chín, độ thành thục khác nhau Muốn cơ giới hóa thu hoạch, rau hoa quả phải được tuyển chọn sao cho chúng chín đều, chín đồng loạt, cây đứng thẳng, độ cao đồng đều,… đây cũng là một việc khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật nông nghiệp cao.
Nhược điểm của thu hoạch bằng cơ giới là tỷ lệ mất mát, hư hỏng cao, chỉ thích hợp khi nguyên liệu được dùng cho chế biến Với nguyên liệu dùng để bảo quản cho dùng tươi thì hầu như không thu hái bằng cơ giới.
Phân loại nông sản
Phân loại nông sản là một quá trình sau thu hoạch quan trọng Các nông sản có phẩm cấp cao hơn thường có giá trị cao hơn khi thương mại hoá Ngược lại, nông sản có phẩm cấp kém thậm chí không thể bán được Hoa hồng trong mùa hè ở miền bắc nước ta là một ví dụ cho điều này Khí hậu nóng ẩm trong mùa hè làm cho hoa hồng nhỏ, nhanh tàn nên nhiều ngày ngưới sản xuất phải vứt bỏ hoa vì không thể bán được Do đó, với người sản xuất nông sản, việc phân loại nông sản có tác dụng khuyến khích họ sản xuất ra thật nhiều sản phẩm có phẩm cấp cao để có thể bán được nhiều nông sản với giá cao Việc phân loại nông sản thực chất gồm 2 vấn đề: Loại bỏ các nông sản giập nát, sâu bệnh, không hoàn thiện,…và phân loại nông sản thành các phẩm cấp khác nhau theo nhiều tiêu chí đánh giá.
2.1 Loại bỏ nông sản chất lượng kém
Các nông sản có chất lượng kém thường do các nguyên nhân sau :
- Cây trồng sinh trưởng, phát triển trên đồng ruộng trong điều kiện không thuận lợi.
- Thu hoạch nông sản lúc thời tiết không thích hợp (trời mưa, đất ẩm,…)
- Dụng cụ thu hái, phương pháp thu hái không thích hợp (rung cây, đập quả, rứt quả,…)
- Đóng gói nông sản để vận chuyển không tốt (đóng quá lỏng hay quá chặt, bao bì vận chuyển quá cứng hay quá mềm,…)
- Các phương tiện vận chuyển chạy quá nhanh trên đường mấp mô
- Các phương tiện, bao bì vận chuyển bị nhiễm bẩn vi sinh vật trước đó,… Việc loại bỏ nông sản chất lượng kém có ý nghĩa lớn vì qua đó, độ đồng đều của sản phẩm sẽ cao hơn, sẽ hạn chế được sự lây lan sâu bệnh trong khối nông sản sau thu hoạch Việc loại bỏ nông sản có chất lượng kém thường được tiến hành ngay sau khi thu hoạch nông sản và làm trực tiếp bằng tay và mắt thường do đó nó tốn nhiều công sức nên nhiều khi, người sản xuất làm việc này không cẩn thận và kết quả là tổn thất sau thu hoạch rất cao do thối hỏng.
Phân loại nông sản là cần thiết không những đối với việc thương mại hoá mà còn cần thiết đối với việc bảo quản an toàn nông sản Nông sản khác nhau sẽ có thuỷ phần khác nhau, độ thành thục khác nhau, tình trạng sâu bệnh khác nhau,…nên chúng hô hấp khác nhau, mẫn cảm với sâu bệnh và etylen khác nhau,…Một vài quả chuối chín trong kho tồn trữ chuối có thể sản sinh etylen đủ để làm tất cả các quả chuối xanh trong kho chín đồng loạt nhanh chóng; một vài bông hoa đã nở có thể làm cho toàn bộ hoa tồn trữ bị hư hỏng vì chúng sản sinh nhiều etylen,…
Nông sản thường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau nhưng phổ biến là :
- Theo kích thước (độ lớn của quả, cây, lá, hoa; chiều dài của cành hoa,…)
- Theo độ thành thục ( độ già, độ chín, độ nở,…)
- Theo một số tiêu chí đặc biệt như hoa hồng cần có lộc kèm để phục vụ lễ bái; quả vải cần có một quả nhỏ đi kèm,…
Bảo quản nông sản
3.1 Công tác bảo quản nông sản a Yêu cầu đối với kho bảo quản
Kho bảo quản phải đảm bảo chống được mọi ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.Đặc biệt là khống chế được nhiệt độ, ẩm độ và bức xạ mặt trời xâm nhập vào kho, đồng thời phải có khả năng thoát nhiệt và ẩm tốt, đảm bảo xuất nhập kho thuận tiện.
Kho bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản khối nông sản nên việc thiết kế xây dựng kho chủ yếu nhằm phục vụ yêu cầu bảo quản chứ không đơn thuần chỉ là nơi chứa đựng Đặc biệt đối với từng loại nông sản phải có từng loại kho thích hợp riêng.
Riêng đối với các loại hạt giống rau và hạt có khối lượng ít cần phải có những dụng cụ bảo quản thích hợp ở các cơ sở sản xuất và công ty giống như chum, vại b Yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất nông sản
Nông sản phẩm phải thường xuyên đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất cao nhất là lúc trước khi nhập kho. Để giữ khối hạt và nông sản ở trạng thái an toàn được lâu dài phải quản lý tốt tiêu chuẩn phẩm chất ngay từ khi thu nhập cũng như trong quá trình vận chuyển và trong suốt quá trình bảo quản chế biến.
Những chỉ tiêu phẩm chất quan trọng như: thủy phần, độ đồng nhất, tạp chất, hạt hoàn thiện tỷ lệ nảy mầm, mật độ sâu bọ, màu sắc, mùi vị và các chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo, vitamin
Muốn đạt được những yêu cầu về phẩm chất tròng ngành nông nghiệp và các ngành khác phải làm tốt mấy điểm sau:
- Hướng dẫn và vận động nhân dân thu hoạch nông sản đúng độ chín, lựa chọn phân loại đúng tiêu chuẩn phẩm chất quy định.
- Khi thu nhập nông sản phẩm phải kiểm tra chu đáo phẩm chất ban đầu, chú ý các chỉ tiêu độ sạch, thủy phần, sâu bệnh, thành phần dinh dưỡng
- Trong quá trình vận chuyển bảo quản phải hết sức ngăn ngừa hạn chế các yếu tố làm ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản, phải thường xuyên kiểm tra và phải có biện pháp xử lý kịp thời thích đáng.
3.2 Chế độ bảo quản nông sản a Chế độ vệ sinh kho tàng
Việc giữ gìn sạch sẽ kho tàng, dụng cụ thiết bị bao bì và nông sản là một trong những khâu công tác chính của nghiệp vụ bảo quản, là điều kiện căn bản nhất để phòng ngừa khối nông sản khỏi bị hư hỏng biến mất.
Vệ sinh kho tàng có thể ngăn ngừa được sự phát sinh phá hoại của côn trùng, vi sinh vật và các loài gặm nhấm khác Đặc biệt là trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta, trình độ kỹ thuật, thiết bị bảo quản còn hạn chế nên việc giữ gìn vệ sinh kho tàng càng phải được coi trọng Nội dung và yêu cầu của công tác vệ sinh sạch sẽ bao gồm:
- Giữ gìn khối nông sản luôn sạch sẽ, không làm tăng tạp chất, thủy phần, không để nhiễm sâu hại.
- Giữ gìn kho tàng luôn luôn sạch sẽ, trên, dưới gầm kho, xung quanh kho không có rác bẩn, nước ứ đọng, trước và sau mỗi lần xuất nhập phải tổng vệ sinh Có thể dùng một số hóa chất để xử lý trong và ngoài kho.
- Giữ gìn dụng cụ, phương tiện máy móc vận chuyển bảo quản chế biến, trước và sau khi sử dụng phải sạch sẽ Tùy theo mỗi loại kho và tính chất của nông sản mà có chế độ tổng vệ sinh thích hợp.
Ví dụ: Kho chứa rau quả thì mỗi tuần phải tổng vệ sinh 1 lần, kho chứa lương thực mỗi tháng tổng vệ sinh từ 1 - 2 lần. b Chế độ kiểm tra theo dõi tình hình phẩm chất Để kịp thời ngăn chặn những biến đổi có tác hại xảy ra trong quá trình bảo quản, để nắm chắc tình hình diễn biến về chất lượng của nông sản phẩm phải có chế độ kiểm tra theo dõi phẩm chất một cách có hệ thống.
Các chỉ tiêu chủ yếu phải kiểm tra theo dõi là: thủy phần và nhiệt độ khối nông sản, nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí trong kho, mức độ sâu mọt và bệnh hại đối với hạt giống, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của khối hạt Dựa vào hiện tượng sinh lý sinh hóa trong khối hạt ta có thể đánh giá được tình hình và trạng thái phẩm chất của khối hạt Căn cứ vào kết quả kiểm tra để có biện pháp khắc phục và xử lý nông sản hợp lý Kết quả kiểm tra phải ghi vào bản lý lịch phẩm chất để theo dõi.
3.3 Phương pháp bảo quản a Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng
Bảo quản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản Do đó giữ đượ thủy phần và nhiệt độ của khối nông sản ở trạng thái an toàn Bảo quản thoáng đòi hỏi phải có hệ thống kho vừa thoáng vừa kín và có hệ thống thông hơi thoáng gió hợp lý để phòng trường hợp khối nông sản có thủy phần và nhiệt độ cao hơn so với không khí bên ngoài thì tiến hành thông gió tự nhiên hay quạt gió để tận dụng không khí khô lạnh ở ngoài vào Ngược lại khi nhiệt độ và ẩm độ ở ngoài không khí cao hơn trong kho, phải đóng kín kho để ngăn ngừa không khí nóng và ẩm xâm nhập vào kho.
- Nhiệt độ: Ngoài trời, xung quanh kho nhiệt độ không được cao quá 320c và không thấp dưới 100C thì lại mang hơi lạnh vào kho làm ngưng tụ hơi nước trong kho.
- Độ ẩm tuyệt đối: Ngoài trời xung quanh kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho Nếu cao hơn thì khi mở cửa thông gió, độ ẩm tuyệt đối bên ngoài có thể luồn vào làm cho độ ẩm tương đối trong kho lên cao, hạt, nông sản dễ bị nhiễm ẩm.
Một số biện pháp bảo quản nông sản
Phương pháp Modifed atmsphere packaging (MAP)
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa quanh năm đều có nông sản thu hoạch Do đó, cần có kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng nông sản Việc nâng cao chất lượng của nông sản có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo được chất lượng nông sản sau thu hoạch Rau, quả là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau, quả chiếm rất cao là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoạt động.
Trước nhu cầu bức thiết về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học trong nước đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau, quả có hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, từ năm 2008, Viện Hóa học đã nghiên cứu và xây dựng quy trình côngnghệ, thiết bị đồng bộ sản xuất màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả sau thu hoạch quy mô 50 tấn/năm trên cơ sở nhựa LDPE và phụ gia Silica.Trong công nghệ chế tạo màng MAP, các loại nhựa này được sử dụng ở dạng nhựa nguyên sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Để bảo quản rau bằng công nghệ MAP, người ta chỉ cần cho rau vào các túi PE (Polime
Ethylene) độ dày thích hợp có tác dụng điều chỉnh thành phần không khí trong túi nhờ đó mà rau sẽ tươi lâu hơn Rau quả tươi được đựng trong bao bì dán kín. Đây là phương pháp bảo quản rau quả bằng cách sử dụng các loại màng polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ kết hợp với điều chỉnh khí quyển nhằm khống chế được mức độ hô hấp của từng loại rau quả, hạn chế sự chín nhanh và do đó bảo quản được lâu hơn.
Kỹ thuật MAP tương đối đơn giản, rẻ, dễ áp dụng, có thể bao gói những sản phẩm lớn nhỏ khác, bảo quản ngay cả lúc bày bán và có thể quảng cáo ngay trên bao bì.
Phương pháp bảo quản bằng màng MAP có thể dùng để bảo quản rất nhiều loại rau, củ, quả như: Vải thiều, cải bắp, cải thảo, bí đao, su hào, súp lơ, cà rốt… Ưu điểm của nó là làm giảm cường độ hô hấp và các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa của rau, kéo dài thời gian “sống” của rau lâu hơn so với bình thường. Công nghệ này còn có tác dụng ngăn cản sự bay hơi nước, thay đổi nồng độ Oxy và Cacbonic theo hướng tích cực, giúp hạn chế việc thất thoát các Vitamin và khoáng chất của rau, củ, quả trong quá trình bảo quản, nhờ đó hàm lượng dinh dưỡng của rau, củ, quả được đảm bảo Hạn chế hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và việc phân phối sản phẩm lát rời cũng dễ dàng hơn, giảm chi phí và phân phối được xa hơn.
- Kéo dài độ tươi lâu của sản phẩm và giảm tốc độ lão hóa của sản phẩm mà không cản trở quá trình hô hấp hiếu khí.
- MAP có khả năng kiểm soát luồng khí lưu chuyển vào và ra, nó có thể kéo dài đáng kể thời gian được bảo quản an toàn cho rau quả.
- Tùy loại sản phẩm mà nó bao gói, MAP sẽ có đặc tính thích hợp với loại sản phẩm đó
- Các loại rau quả khác nhau thì có cường độ hô hấp khác nhau, do đó khi chế tạo MAP người ta phải nắm rõ mức độ hô hấp của từng loại rau quả cần bảo quản.
Màng có thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tạo màng: tinh bột chuối, metylcellulose, gelatin, paraffin và một số phụ gia giúp màng tan được trong nước, tăng tính bám dính và khả năng giữ ẩm Với đặc tính thành phần như vậy, màng có khả năng cô đặc dưới dạng rắn và có thể hòa tan tốt trong nước tạo thành dung dịch huyền phù để sử dụng, khả năng kho nhanh ở nhiệt độ môi trường.
Hình trên cho thấy thanh long sau 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng thì mẫu đối chứng và mẫu được bọc màng cải tiến không khác nhau là mấy về hình dạng ngoài Nhưng chất lượng bên trong cho thấy mẫu đối chứng có độ chắc giảm nhanh, từ giá trị ban đầu 0.85kg/cm 3 xuống 0,56kg/cm 3 , trong khi mẫu bọc màng cải tiến là 0,65kg/cm 3
Bảo quản nông sản bằng chế phẩm sinh học
2.1 Chế phẩm sinh học PDP
Viện Hoá học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia hợp tác với Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ bảo quản rau quả tươi ở quy mô gia đình bằng chế phẩm sinh học PDP.
Chế phẩm PDP là hỗn hợp polysacarit có nguồn gốc tự nhiên, lấy từ vỏ tôm, bảo quản quả tươi gồm: nho, mận, cam, quýt, vải, xoài, hồng… và các loại rau quả tươi là bí, cà chua, củ cải, dưa chuột…
Chế phẩm này không độc, có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng tạo màng, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và một số loại nấm Việc bảo quản được thực hiện theo nguyên tắc: đối với rau quả tươi thì tạo màng polyme sinh học bao bọc quả để làm giảm tốc độ mất nước, ngăn cản vi khuẩn và nấm xâm nhập, hạn chế quá trình hô hấp làm quả chín chậm, ít bị nhăn héo, mất màu và hương vị Đối với nước quả ép thì dùng chế phẩm PDP trong nước quả làm tăng khả năng kết tủa của các chất vô định, dễ dàng thu được nước quả trong, bền màu sắc và hương vị.
Chế phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, cả ở quy mô công nghiệp lẫn quy mô gia đình, không gây độc hại và không gây ô nhiễm môi trường Hiên nay chế phẩm đang được thử nghiệm dùng bảo quản các loại rau quả như: nho, mận, cam, quýt, vải, xoài, hồng… và các loại rau quả tươi là bí, cà chua, củ cải, dưa chuột… là những loại rau quả được sản xuất nhiều ở Việt Nam.
2.2 Chất bảo quản rau, hoa quả - SH
Phân viện Công nghiệp thực phẩm TPHCM đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công một chất bảo quản rau, hoa quả có tên là “SH”.
Chất có dạng lỏng, mầu nâu nhạt, hơi có mùi chanh Chất bảo quản hiện có nhiều loại trên thị trường, trong đó có cả những loại gây độc hại cho người và gia súc, cũng như môi trường chung quanh.Sản phẩm SH có thể khắc phục được nhược điểm này Đây là loại sản phẩm thuần sinh học, có thành phần chủ yếu mang bản chất thiên nhiên, có khả năng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật có hại cho rau, hoa quả trước và sau thu hoạch.
SH có những ưu điểm chính là:
- Không hại môi sinh, tan vào trong đất
- Vẫn phát huy hiệu quả khi lẫn lộn vào các chất hữu cơ khác
- Việu nghiệm lâu dài mà không có hiệu ứng phụ
- Không biến chất, cho dù trong nước có nhiều chất vôi
- Không độc, an toàn cho người và các động vật
- Không làm thay đổi mùi vị của rau, hoa quả: Khoai tây, cà chua, ớt tây, bắp cải các loại, dưa chuột, hành các loại, cà rốt, các loại trái cây (xoài, chuối, nho, vải, cam, quýt, nhãn, chôm chôm, thanh long), các loại hoa (cúc, lan, hồng…), các loại cây kiểng nhiều lá trang trí…
2.3 Chế phẩm PDP – M2, bảo quản rau quả
Phòng hóa Polymer dược phẩm (Viện Hoá học - Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia) đã sản xuất thành công chế phẩm PDP - M2 bảo quản rau quả Chế phẩm này được sản xuất từ vỏ tôm, có thể bảo quản rau quả mà không hề gây độc PDP - M2 đã chính thức được đưa ra thị trường thông qua Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các nhà làm vườn đều sử dụng thuốc bảo quản của Trung Quốc, thuốc này có thể giữ cho rau quả lâu hỏng nhưng lại ảnh hưởng chất lượng rau quả Chế phẩm PDP - M2 bảo quản theo nguyên tắc tự nhiên Rau quả sau khi chọn lọc, rửa sạch, được nhúng vào dung dịch 1 để tiệt trùng, sau đó nhúng tiếp vào dung dịch 2 để tạo ra một lớp màng polymer sinh học bao phủ. Lớp màng này có tác dụng làm giảm nước, giảm tốc độ hô hấp, sự già hóa, từ đó làm quả chín chậm lại, tươi lâu hơn, ít bị nhăn héo, mất mầu, mất hương vị. Chế phẩm bảo quản PDP - M2 có thể sử dụng cho nhiều loại rau quả khác nhau như nho, táo, cam, quýt, xoài, mận, vải thiều, nhãn… thậm chí có thể dùng cho các loại rau tươi như bí đao, cà chua, củ cải… Thời gian bảo quản có thể từ ba tuần đến ba tháng tùy từng loại rau quả.
Chế phẩm PDP - M2 còn có khả năng giúp nông dân sử lý quả chín thành nước quả một cách dễ dàng Chất này làm kết tủa thịt quả ở dạng huyền phù và vô định hình, do vậy, chỉ cần loại bỏ khối kết tủa đó là có ngay nước quả trong,còn nguyên hương vị Nếu xử lý và đóng hộp có thể bảo quản được hai đến ba tháng.
2.4 Màng bán thấm BOQ – 15 Đây là sản phẩm do bộ môn Bảo quản sau thu hoạch ( Viện cơ điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) nghiên cứu, sản xuất BBQ-15 là hỗn hợp dung môi hữu cơ và thuốc chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch lỏng dùng để bảo quản các loại thuộc họ Citrus (cam, chanh, quýt, bưởi) và một số loại rau ăn quả như cà chua.
Sau khi thu hái, quả chỉ cần được rửa sạch, lau khô rồi nhúng hoặc dùng khăn sạch tẩm dung dịch lau một lớp mỏng lên bề mặt quả, để khô 3-5 phút rồi xếp vào thùng cacton đem bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lớp màng mỏng bằng parafine hữu cơ có tác dụng vừa làm bóng mặt quả, tăng thêm độ hấp dẫn của quả, vừa tác dụng ngăn ngừa sự bốc hơi nước giảm sự hao hụt khối lượng trong suốt quá trình bảo quản thuốc chống nấm được phối trộn với parafine có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhiễm và gây hại của nấm bệnh nhưng hoàn toàn không độc hại với người sử dụng.
BQE 15 là chế phẩm sinh học được chiết suất từ sáp ong, cỏ… thành phần chính là keo BE có màu nâu vàng nhạt ở thể lỏng và chất chỉ thị Anionic BQE
15 được sử dụng để tạo ra một lớp màng bán thấm rất mỏng bao bọc quanh vỏ hoa quả như: Cam, quýt, bưởi BQE 15 dạng thể sữa bán lỏng ion âm (anionic), mầu nâu vàng nhạt, thành phần chính là keo PE kích thước rất nhỏ (trung bình
50 nm), tan một phần trong nước, độ nhớt nhỏ hơn 200 cp (ở 23 0 C), pH 8,5 - 9,5; hợp chất không bay hơi 24,5 - 25,5%, khối lượng riêng 0,97 - 0,99, nhiệt độ cháy 149oF (tương đương 65 0 C), không ổn định ở trạng thái lạnh sâu, thời gian bảo quản 12 tháng Hoa quả bảo quản bằng "màng costing", quả luôn tươi, bóng đẹp hấp dẫn khách hàng Theo nguyên lý tạo màng rất mỏng trên bề mặt quả nhằm:
Bảo quản nông sản bằng phương pháp chiếu xạ
Chiếu xạ là một quá trình vật lý Người ta sử dụng tia bức xạ điện từ hoặc dòng electron để tác động lên các mẫu thực phẩm Hiện tượng thực phẩm hấp thu năng lượng từ tia bức xạ điện từ hoặc dòn electron sẽ làm xảy ra một số biến đổi có lợi cho chất lượng sản phẩm.
Mục đích chủ yếu của quá trình này là tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật, côn trùng có hại trên rau quả và làm chậm các quá trình chín sau thu hoạch, lão hóa sản phẩm….
3.1 Tiêu điệt hoặc ức chế vi sinh vật và côn trùng có hại trên rau quả
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây hư hỏng rau quả trong quá trình bảo quản là do vi sinh vật và một số côn trùng có hại.
Hệ vi sinh vật trên rau quả bao gồm nấm sợi, nấm men và vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là nấm sợi Khi các tế bào vi sinh vật thực hiện quá trình trao đổi chất và sinh trưởng nên chúng làm thay đổi thành phần hóa học cũng như giá trị cảm quan của rau quả là làm cho rau quả nhanh chóng bị hư hỏng.
Một số loài vi sinh vật khác có thể gây bệnh rau quả như Botrytis, Alternaria… Thực tế cho thấy khi số tế bào vi sinh vật có trong rau quả càng nhiều thì thời gian bảo quản rau quả càng ngắn.
Như vậy, để kéo dài thời gian bảo quản rau quả, một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng là khống chế số tế bào vi sinh vật và côn trùng trên rau quả càng ít càng tốt Các kết quả nghiên cứu trước đây đã khẳng định là kỹ thuật chiếu xạ rau quả có thể tiêu diệt hoặc ức chế các tế bào vi sinh vật và côn trùng, góp phần kéo dài thời gian bảo quản rau quả.
Nếu như đông lạnh chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật thì tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử AND) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật Nhờ đó sau khi chiếu xạ, các vi sinh vật gây bệnh cho người và các vi sinh vật khác gây hại cho thực phẩm bị bất hoạt. Quá trình tương tác giữa bức xạ và thực phẩm tạo ra một lượng nhiệt không đáng kể (chiếu 10kGy nhiệt độ chỉ tang 20C) nên chiếu xạ diệt được vi khuẩn nhưng không làm chín, làm mất mác các chất dinh dưỡng và không làm biến dạng bao gới thực phẩm bằng plastic…
Nhờ các hiệu ứng đó thực phẩm chiếu xạ trở nên vệ sinh và an toàn hơn, chất lượng dinh dưỡng được ổn định, thời gian sử dụng của thực phẩm được kéo dài…tạo điều kiện thuận lợi cho khâu lưu trữ và phân phối thực phẩm tới các thị trường xa trái thời vụ.
Chiếu xạ thực phẩm gớp phần ngăn chặn sự lây lan của nhiều dịch bệnh. Trong các loại ngũ cốc, hoa quả, thịt, trứng, sữa, hải sản…là một trường lưu trú thích hợp cho nhiều vi khuẩn, côn trùng, ký sinh trùng gây bệnh (Salmonella, Listeria monocytogeess, Campylobacter, Vibro cholera, Yersina, Shigella, Escheria coli, Clostridium perfringenes…)
Khi lưu trú trên thực phẩm, các mầm bệnh này rất dễ lây lan sang người sử dụng hoặc sang các vùng địa lý khác nhau Vì vậy, chiếu xạ trước khi thực phẩm được xuất đi tiêu thụ là một biện pháp kiểm dịch hữu hiệu góp phần ngăn chặn đáng kể sự lây lan, làm giảm sự thiệt hại về nhân mạng, kinh tế.
3.2 Làm chậm các quá trính chín sau thu hoạch, lão hóa của rau quả
Sau thời điểm thu hái, thường xảy ra hai quá trình nối tiếp nhau: quá trình chín và quá trình lão hóa Đối với các loại trái cây có đỉnh sinh trưởng, quá trình chín sẽ diễn ra khá nhanh sau khi thi hái Điểm đặc trưng của quá trình chín sau thu hoạch là hệ số hô hấp của trái gia tang và sự sinh tổng hợp ethylene được tang cường Bên cạnh đó, nhiều biến đổi hóa sinh và hóa học diễn ra bên trong trái như:
- Pectin bị phân hủy làm cho cấu trúc trái trở nên mềm hơn
- Tinh bột cũng bị phân hủy làm tang lượng đường khử và độ ngọt của trái
- Chlorophyll bị phân hủy, ngược lại các hợp chất carotenoid hoặc anthocyanin được sinh tổng hợp làm màu sắc từ xanh chuyển dần sang vàng
- Phản ứng sinh tổng hợp các chất mùi được thúc đẩy và cường độ mùi của trái gia tăng…
Những biến đổi trên làm cho trái chưa chín khi thu hái sẽ tiến dần trạng thái của độ chín kỹ thuật Ở trạng thái này, chất lượng trái cây được xem là tốt nhất cho người sử dụng Tuy nhiên, nếu các biến đổi trên tiếp tục diễn ra với mức độ lớn, quá trình lão hóa của trái sẽ tiếp diễn và chất lượng của trái sẽ bị giảm đi nhanh chóng Nhìn chung, các loại trái cây có đỉnh sinh trưởng thường có thời gian bảo quản khá ngắn. Đối với trái cây không có đỉnh sinh trưởng, hệ số hô hấp của trái giảm dần sau thời điểm thu hái Như vậy, quá trình chín sau thu hoạch tuy cí diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn Tuy nhiên, trái cây không có đỉnh sinh trưởng vẫn bị lão hóa theo thời gian Khi đó, trái trở nên mềm nhũn, các thành phần hóa học và tính chất cảm quan của trái cũng bị thay đổi sâu sắc, không còn thích hợp cho người sử dụng.
* Nhóm rau củ: Đối với một số loại rau củ như salad, cải, cà rốt, su su…sau thời điểm thu hái sẽ bắt đầu quá trình lão hóa Khi đó, rau lá sẽ bị mất nước, còn củ sẽ trở nên mềm nhũn Thành phần hóa học và giá trị cảm quan của rau củ sẽ bị biến đổi sâu sắc và không còn thích hợp cho người sử dụng Đối với một số loại rau củ khác như hành tây, tỏi, khoai tây…có thể xảy ra hiện tượng nảy mầm trong quá trình bảo quản sau thu hoạch Hiện tượng này ảnh hưởng xấu đến chất lượng của rau củ và làm tăng tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch. Đến nay, các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy khi chiếu xạ một số loại rau trái tươi với liều lượng thích hợp sẽ hạn chế được các quá trình chín, lão hóa và nảy mầm Như vậy, sử dụng kỹ thuật chiếu xạ sẽ góp phần kéo dài thời gian bảo quản rau tráu tươi, hạn chế tỷ lệ tổn thất do hiện tượng nảy mầm và lão hóa ở rau quả.
3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp chiếu xạ
* Ưu điểm của chiếu xạ
- Tạo ra nguồn thực phẩm an toàn Thực phẩm chiếu xạ không tiếp xúc với chất phóng xạ mà chỉ bị chiếu bởi tia gramma từ nguồn phóng xạ, do đó không thể bị nhiễm xạ.
- Sau khi chiếu xạ thực phẩm không xuất hiện bất kỳ độc tố nào và không có sự thay đổi thành phẩn hóa học gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người.
- Quá trình tương tác giữa bức xạ và thực phẩm chỉ tạo ra một lượng nhiệt không đáng kể (chiếu 10 kGy nhiệt độ chỉ tăng lên 20C) nên chiếu xạ tiêu diệt được vi sinh vật…nhưng không làm chín, không làm tổn thất các chất dinh dưỡng và biến dạng bao bì bao gói thực phẩm bằng plastic.
Kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản nông sản tại công ty
Kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản cà chua
1.1 Kỹ thuật gieo vườn ươm
Chuẩn bị giống: Sử dụng các giống chất lượng cao có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ quan, công ty có uy tín trong nước.
Vườn ươm được chọn nơi thoáng, đủ nắng, có dụng cụ, thiết bị che chắn để tránh mưa rào, nắng to.
Xử lý hạt giống trước khi gieo: Hạt giống mới không cần xử lý trước khi gieo Đối với hạt đã qua bảo quản, cần xử lý bằng ngâm hạt trước khi gieo trong nước ấm 50 0 C, thời gian 30 phút sau đó tráng qua nước lạnh và hong se hạt.
Có 2 cách gieo hạt trong vườn ươm: gieo trực tiếp xuống đất và gieo vào khay bầu.
Cách thứ 1: Gieo trực tiếp xuống đất:
- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch c dại 1ha cà chua cần 120-130 m 2 vườn ươm Lên luống cao 25-30 cm, ruộng 80-100 cm.
- Lượng phân bón lót cho 1 m 2 vườn ươm là: 1,5 kg phân chuồng hoai mục, 150g phân lân super, 100 g kali.
- Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm.
- Lượng hạt cần cho 1 ha là 200-250 gam, lượng hạt gieo cho 1 m2 vườn ươm là 1,5-2,0 g
Cách gieo hạt: Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ chặt ngắn 5-10 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước Trong 3-5 ngày sau gieo tưới nước 1-2 lần ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên kh i mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1lần Khi cây được 2-3 lá thật tỉa b cây bệnh, cây dị dạng, để khoảng cách cây x cây 3-4cm/cây Tuyệt đối không tưới phân đạm trong giai đoạn vườn ươm.
- Vườn ươm gieo cây con nên có mái PVC che mưa hoặc tốt nhất gieo trong nhà lưới sáng để gi cho cây không bị ảnh hưởng bởi mưa hoặc nắng quá.
Cách thứ 2: Gieo hạt vào khay bầu Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với 40 hốc/khay.
Hỗn hợp giá thể sử dụng cho vườn ươm như sau: đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khụ đập nh ) + Mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + Trấu hun hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1,0: 0,7: 0,3 Giá thể được xử lý thuốc trừ nấm, sâu bệnh và bổ sung chất dinh dư ng gồm: 10kg với bột + 1,0 kg thuốc asudin hoặc Vibam 5H + 1,0 kg Zineb + 1,0 kg đạm ure + 1,5 kg supe lân + 1,5 kg Kali clorua cho 1.000 kg hỗn hợp.
Giá thể được chuẩn bị 10-15 ngày trước khi sử dụng Hạt được gieo vào các khay nhựa khay xốp, hoặc túi bầu với kích thước 7x10 cm Gieo 1 hạt ô khay(bầu) Gieo xong phủ lớp hỗn hợp giá thể lên trên vừa kín hạt, sau đó phủ một lớp trấu m ng hoặc rơm khô chặt ngắn khoảng 10 cm, tưới gi ẩm cho đến khi hạt mọc đều và sau mọc 20-25 ngày ( Khi cây có 5-6 lá thật) đem trồng.Trong suốt giai đoạn vườn ươm cần đảm bảo tưới đủ ẩm cho cây, phun thuốc trừ sâu bệnh hại kịp thời Nhổ b cây sâu bệnh, cây yếu, cây lẫn tạp trước khi trồng.Tiêu chuẩn cây giống: thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, 5-6 lá thật, cao 10-15 cm, không bị sâu bệnh hại.
Trong điều kiện trái vụ nên sử dụng cây giống cà chua gh p trên gốc cà tím để chống bệnh h o xanh vi khuẩn và chịu ngập ng (cho miền ắc) Đối với tỉnh Lâm Đồng sử dụng cây cà chua ghép trên gốc cà chua.
1.2 Kỹ thuật làm đất Đất được cày bừa kỹ, sạch c dại, bón vôi ngay khi cày lật đất, phơi ải 7-10 ngày Trước khi trồng đất phải được xới xáo lại và bón phân lót, lên luống, trong các trường hợp rất cần thiết có thể dùng các loại thuốc phòng trừ tuyến trùng, các loại thuốc phòng trừ nấm để xử lý các loại dịch hại trong đất gây hại bộ rễ và các loại nấm bệnh trong đất xâm nhập vào cây cà chua Loại thuốc và cách sử dụng được cập nhật theo thị trường và hướng dẫn ghi trên bao bì.
Mùa khô: lên luống cao 20 cm, rãnh 30 cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi Mùa mưa: lên luống cao 25-30cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 80- 90cm, trồng hàng đơn.
Phủ nylon: Nên phủ nylon để gi ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh Nếu không phủ nylon sau trồng nên phủ 1 lớp cỏ tranh hoặc rơm rạm ng trên mặt luống.
1.3 Phân bón và chất bổ sung
Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, ưu tiên phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi để tưới Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
Tuỳ theo loại đất tốt xấu, mưa nhiều hay ít mà bón lượng phân cho phù hợp.
Lượng phân bón (cho 1ha) như sau:
* Cho cà chua quả nhỏ (Cherry)
Loại Phân ĐVT Lượng bón
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Phân hữu cơ
* Cho cà chua tại Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng
Loại Phân ĐVT Lượ ng bón
- Bón lót theo 2 rạch trồng, đảo đều phân với đất, lấp kín phân trước trồng 5-7 ngày.
- Bón thúc: Chia làm 7 lần: Hoà nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc cây 10cm Sau bón lấp kín phân, tưới nước đủ ẩm để hoà tan phân
+ Lần 1: Sau trồng 10-15 ngày (lúc cây bén rễ hồi xanh)
+ Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày (khi cây ra hoa)
+ Lần 3: Sau thu hoạch lần 1
+ Lần 4- lần 7: Sau mỗi lần thu hoạch cách nhau 7-10 ngày cho đến kết thúc thu.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua có thể kết hợp phun lên lá các loại nguyên tố vi lượng theo nồng độ sau: CuSO4 0,1%, ZnSO4 0,1%, MnSO4 0,3-0,4% phun vài lần cho cây Có thể sử dụng các loại phân bón lá như ayfolan (20- 30 cc /8lít), Komic BFC VG: 40-50 cc 8lít, hay các loại phân bón NPK và các loại thuốc kích thích sinh trưởng như: Dekamon, Agritonic, Atonic: 5-10cc 8lít Đối với giống cà chua có thời gian ra hoa đậu trái kéo dài, đợt bón thúc lần 3 có thể chia làm 2-3 đợt phụ cách nhau 5-7 ngày.
1.4 Trồng và chăm sóc cây
- Mùa khô trồng hàng đôi: hàng x hàng 70cm, cây x cây 50cm theo kiểu nanh sấu Mật độ: 27.000 cây ha.
- Mùa mưa: trồng hàng đơn cây x cây 50-60cm, hàng x hàng 1-1,2m, mật độ 18.000-20.000cây/ha.
Nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng để tránh vỡ bầu, nén đất không quá chặt (nếu trồng cây cà chua ghép không lấp đất cao quá vết ghép Ở những ruộng trống, nhiều gió nên dùng que tre, dóc ngắn khoảng 30cm), cắm cạnh cây và choàng một sợi dây thun để cây tựa, phòng đổ gãy). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo Cần dự phòng 10% cây con đ ng tuổi để dặm Cây dự phòng được trồng ra ruộng (trồng gi a các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này.
Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, tuyệt đối không sử dụng nước ao tù, nước thải, nguồn nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại, nhiễm độc hoá học để tưới rau.
Tưới đủ ẩm, từ khi trồng đến khi hồi xanh tưới nước 2-3 lần ngày, sau đó tưới 1lần ngày, mùa mưa tuỳ tình hình độ ẩm để tưới; sau các trận mưa to cần phải tưới để rửa đất cho cây để phòng ngừa các nấm bệnh, đảm bảo ẩm độ cho đất 60 -70% Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%, nếu khô hạn quả bị nứt, dễ rụng.Trong mùa mưa cần ch ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.
Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng Sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước gi a hàng, bộ rễ phát triển k m Loại b cây bệnh, trái bệnh, sâu… Trong mùa mưa nên tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển sang vàng… để ruộng cà chua được thông thoáng Gom lá bệnh, trái thối, trái sâu tiêu hủy cách xa ruộng cà chua.
Khi cây cao 40-60cm cần làm giàn kịp thời để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản dưa chuột
Chuẩn bị giống: Lượng hạt gieo cho mỗi ha cần từ 400-600 gam/ha Gieo hạt vào các hốc, mỗi hốc 1-2 hạt và tưới đủ ẩm Sau đó hàng ngày phải tưới giữ ẩm cho cây, trước trồng 1 ngày thì ngừng tưới.
Chuẩn bị giá thể: Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng mục Các thành phần trên được trộn đều, loại b rơm, rác, vật rắn sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà lưới có mái che bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).
Chuẩn bị khay: Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng tốc, tăng độ đồng đều cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kính thước 60 x 45cm với số lượng 50-72 hốc khay.
Chọn đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới. Đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha có độ pH từ 5,5-6,5.
Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu bí.
Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày bừa kỹ, nh , tơi xốp, sạch cỏ dại.
Luống rộng 1,2-1,5m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3-0,4m.
Sau khi lên luống rạch 2 hàng với khoảng cách 60-70cm, cách m p luống15- 20 cm rồi bón phân vào rãnh.
Phân chuồng hoai mục từ 20-25 tấn ha hoặc 700-800 tạ sào Bắc Bộ hoặc phân hữu cơ sinh học với liều lượng tương đương với phân chuồng.300 kg ha Supe lân: 560kg ha (20kg sào Bắc Bộ).
Phân đạm urê: 200-250 kg/ha (7,5 – 9,0 kg sào Bắc Bộ).
Phân kali sunphat: 250 - 270 kg/ha (9,0 - 10kg sào Bắc Bộ).
Bón lót 100% phân chuồng, lân và 20-30% lượng đạm, kali Số phân còn lại dùng để tưới thúc 5-7 ngày lần.
2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Vụ Đông: cây cách cây 35-40cm, hàng cách hàng 70 cm
Vụ Xuân: cây cách cây 40-45cm, hàng cách hàng 70 cm.
Mùa mưa và mùa khô ở Tây nguyên trồng với khoảng cách cây cách cây 45-50 cm, hàng cách hàng 70 cm.
Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc cho chặt gốc.
- Tưới nước: Dưa chuột có bộ rễ ăn nông nên cần nhiều nước Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông Trước khi cắm giàn cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước Trong vụ thu-đông, mùa khô, có thể tưới rãnh để đảm bảo nước đầy đủ cho cây Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng năng suất chất lượng thương phẩm quả (khi thiếu nước, quả bị đắng và cong).
- Chăm sóc: Cây 5-6 lá thật, l c ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây.Giàn dưa chuột cắm theo hình ch nhật, cao 1,6-2,0 mỗi ha cần 42-45 nghìn cây dóc Sau khi cắm giàn chắc chắn, dùng dây mềm treo ngọn dưa lên giàn theo hình số 8, công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng. Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo sự thông thoáng cho ruộng.
2.5 Phòng trừ sâu bệnh hại
Rệp (Aphis gossipii), ọ trĩ (Thripi palmi), sâu vẽ bùa hay còn gọi là giòi đục lá, bọ dưa: Trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng, cây dưa chuột thường yếu, dễ bị các loại sâu hại tấn công Trong thời kỳ này, khi thấy trên lá của cây dưa chuột có khoảng 15-30 con bọ trĩ hay rệp hoặc có 2-3 lá có hiện tượng vẽ bùa có thể dùng thuốc hóa học an toàn để xử lý.
Các thuốc hoá học bao gồm Chess 50WG, Vitarco 40WG, hoặc Kinalux 25
EC để phun với liều lượng in trên bao bì, có thể phun lặp lại vào ngay ngày hôm sau để trị tận gốc sâu hại.
- Bệnh giả Sương mai (Pseudoperonospora cubensis Benk and Curt)
- Bệnh Phấn trắng (Erysiphe cichoracearum DC.)
- Bệnh lở cổ rễ (Pythium, Rhizoctonia)
Các bệnh này đều do nấm gây ra nên khi bệnh xuất hiện đặc biệt trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ cao cần phun phòng bằng thuốc enlat C, Ridomil 68WP hoặc Ensurant 50WG với liều lượng ghi trên bao bì.
- Bệnh héo do nấm: ệnh làm cây dưa h o, mất nước Trong vòng 2-3 ngày, các lá trên cây h o tái xanh không chuyển thành màu vàng, từ gốc cây dưa có thể có vết nổi u sần.
Phòng trừ: Cần thu dọn bệnh cây mang ra khỏi ruộng để đưa đi tiêu hủy.
- Bệnh virus: Virus gây hại dưa tạo thành vết loang lổ trên bề mặt lá gọi là bệnh khảm, trên bề mặt phiến lá có các đám vết xanh, xanh nhạt hoặc đám vết vàng xen lẫn nhau Đỉnh sinh trưởng của cây bị chùn lại, lá đọt nhỏ quăn queo, cây chậm lớn quả nhỏ có màu vàng, phẩm chất, chất lượng k m, nếu bệnh hại nặng cây không đậu quả.
Phòng trừ: Cần phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng tránh lây lan Sử dụng các loại trừ sâu phun trừ rệp là môi giới truyền bệnh trên đồng ruộng.
Ngoài các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp với luân canh và thâm canh hợp lý, bón phân cân đối, đ ng thời kỳ và vệ sinh đồng ruộng như đã trình bày ở trên, khi cần thiết vẫn sử dụng thuốc hóa học an toàn đã ghi trong phần phụ lục theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật hay trên bao bì thuốc.
Ngoài một số bệnh do nấm, vi khuẩn hay virus gây ra, dưa chuột còn gạp một số bệnh sinh lý như thiếu lân, thiếu Kali, thiếu vi lượng.
2.6 Thu hoạch và bảo quản
Do dưa chuột thu hoạch thường xuyên (1-2 ngày thu 1 lứa) vì vậy trong thời gian thu hoạch phải tránh phun thuốc hóa học, tập trung chăm sóc cây tốt, bón phân cân đối, ruộng thông thoáng để ngăn chặn dịch hại Sau thời kỳ ra hoa chỉ được sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, chủ yếu dùng T 0,2-0,3%, Delfin WP (32BIU), Pegasus.
Bắt đầu thu từ lứa thứ hai: thu liên tục thời kỳ đầu ngày thu 1 lần, thời kỳ rộ ngày thu 2 lần vào sáng sớm và nhiều tối để đảm bảo chất lượng quả, động tác hái quả nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thân cây Phân loại quả, bảo quản vận chuyển bằng thùng Carton.