KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP --------BÀI BÁO CÁO MÔN: BẢN ĐỒ HỌC Đề tài: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ THỦY DƯƠNG – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - TỈNH THỪA T
Trang 1KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
BÀI BÁO CÁO MÔN: BẢN ĐỒ HỌC
Đề tài:
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ THỦY DƯƠNG – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trang 2Huế 26/4/2012
BÁO CÁO
THUYẾT MINH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT XÃ THỦY DƯƠNG – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN –
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I Mục đích yêu cầu và căn cứ pháp lý của việc thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1) Muc đích
- Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2012 nhằm xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của
xã , hiện trạng quản lý đất đang quản lý, sử dụng đánh
giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng tình hình
biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, việc thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử
dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập 5 năm một lần
2) Yêu cầu
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo và
có đủ cơ sở pháp lý
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo đúng quy phạm, ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
các văn bản kỹ thuật khác có liên quan do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành
3) Căn cứ pháp lý
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MT NÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ HTSDD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Trang 3- Thực hiện chỉ thị số 618/CT – TTg ngày 15 tháng
5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
- Thực hiện công văn số 1539/TCQLĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng Cục Quản lý đất đai và công văn số 13/TNMT-CCQLĐĐ ngày 15 tháng
01 năm 2010 của Sở Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
- Kế hoạch số 2842/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ
II Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1) Vị trí địa lý
- Xã THỦY DƯƠNG, thuộc Huyện Quảng Điền, cách trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế 12 Km về hướng Bắc, giáp thị trấn Sịa Xã Quảng Vinh nằm ở phía tây của huyện Quảng Điền, nên tiếp giáp với các xã trong huyện, và tiếp giáp với huyện khác
+ Phía Bắc giáp với xã Quảng Lợi
+ Phía Tây giáp với huyện Phong Điền
+ Phía Nam giáp với xã Quảng Phú và xã Quảng Thọ
+ Phía Đông giáp với thị trấn Sịa
- Địa bàn xã có Tỉnh lộ 9 và Tỉnh lộ 11A chạy qua, nối liền Huyện Phong Điền và Thị trấn Sịa
- Xã Quảng Vinh là xã có điều kiện vị trí khá thuận lợi, giáp với trung tâm kinh tế của Huyện Quảng Điền là Thị
Trang 4trấn Sịa, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ nối Huyện Quảng Điền với các địa phương khác trong tỉnh
2) Địa hình
- Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, địa hình không phân hóa nhiều theo độ cao
- Là xã có diện tích rộng, với diện tích lên tới 1.976 ha
- Là một trong những vùng thấp trũng nhất của Huyện Quảng Điền và của Thừa Thiên Huế
3) Khí hậu
- Xã Quảng Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, nhưng thuộc loại khắc nghiệt với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Lượng mưa phân bố không đều trong năm và thường gây ra lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân
- Nắng: tổng số giờ nắng của xã trên 2.000 giờ/
năm, xấp xỉ như mức trung bình của cả nước (2.115 giờ/năm) Tuy vậy, số giờ nắng phân bố không đều, cao nhất vào tháng VII và tháng VIII hàng năm (250 – 280 giờ/tháng), và thấp nhất vào tháng VII hằng năm (45 giờ/ năm) Biên độ giao động giữa các tháng vào khoảng 234 giờ, cao hơn biên độ nhiệt quan sát được ở Playcu và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Vì vậy, bảo đảm cho năng suất cây trồng cao cần phải đảm bảo tốt khung lịch thời vụ
- Nhiệt độ: Trung bình hằng năm là 25,3oC Biên độ nhiệt dao động khá lớn Nhiệt độ cao nhất là 41,8OC, nhiệt độ thấp nhất là 10,5oC Nhiệt độ trung binh của tháng mùa đông là 23,4oC, mùa hạ là 28,5oC, nhưng nhiệt
độ tăng lên khá rõ rệt vào thời kỳ gió Tây Nam Tổng tích nhiệt lớn, tổng trung bình năm là 1.952oC, đủ ánh
Trang 5sáng cho cây trồng phát triển quanh năm Chế độ nhiệt của TT Huế có những đặc điểm: có một nền nhiệt độ khá cao và biến động lớn vào mùa Đông giúp các loại cây trồng hoàn thành nhiều vòng sinh trưởng trong năm, số ngày rét đậm, rét hại trong năm không nhiều, nhưng thời tiết âm u kèm theo nhiệt độ thấp kéo dài làm cây lúa Đông Xuân dễ mất mùa, đàn gia súc bị rét về mùa đông
và nóng về mùa hè
- Mưa: tổng lượng mưa bình quân hằng năm khá
lớn 2.995,5 mm, nhưng phân bố không đều Từ tháng IX đến
XI, lượng mưa chiếm từ 70 – 75 % lượng mưa cả năm, nên thường xảy ra lũ lụt Ngược lại về mùa khô từ tháng III đến VIII lượng mưa ít nên thường xảy ra hạn hán
- Độ ẩm: Tương đối, bình quân 84,5% Độ ẩm tuyệt
đối 15% Mùa đông có mưa nhiều nhất độ ẩm cao nhất
- Chế độ gió: Diễn biến theo mùa, từ tháng IV đến
VIII có gió Tây Nam khô nóng, từ tháng X đến III năm sau có gió Đông Bắc ẩm lạnh Trong đó tháng I là thời kỳ gió Đông Bắc hoạt động mạnh nhất Bão thường xuất hiện vào tháng VIII đến tháng X Tần suất bão trung bình là 0,4 trận/năm, thấp hơn so với trung bình cả nước là 2,5 – 3 trận/năm
Với những điều kiện thuận lợi trên xã Quảng Vinh có một điều kiện phát triển nông nghiệp, trồng các loại cây ngắn ngày, cây ăn quả… tuy nhiên cần phải chủ động được nguồn nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa
4) Thủy văn:
- Xã THỦY DƯƠNG là một xã thấp trũng, nằm ở
hạ lưu sông Bồ Do điều kiện địa hình, khí hậu nên chế
độ nước của con sông này không đều, hạn về mùa khô và ngập úng vào mùa mưa Hiện nay vẫn chưa có hệ thống các công trình thủy lợi hoàn chỉnh nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân Vì vậy, cần tăng cường các
Trang 6phương án cảnh báo lũ, xây dựng cênh mương một cách hoàn thiện và có chất lượng
5) Giao thông
- Địa bàn xã có Tỉnh lộ 9 và Tỉnh lộ 11A chạy qua, nối liền Huyện Phong Điền và Thị trấn Sịa Với chiều dài hơn 10 km
- Hệ thống giao thông liên thôn được bê tông hóa, nhựa hóa giúp nhân dân được đi lại một cách an toàn và thuận tiện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội
- Hệ thống các kênh rạch tương đối nhiều, giao thông đường thủy khá nhiều
III Tài liệu được sử dụng và phương pháp công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
1) Tài liệu được sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất:
- Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch và sử dụng đất
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
- Hướng dẫn số 33/TNMT-ĐĐBĐ ngày 27 tháng 01 năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000
2) Phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
a) Phương pháp kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000 được xây dựng trên công nghệ số Quy trình
Trang 7thực hiện theo đúng quy phạm, biên tập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất sử dụng phần mêm MICROSTATION, FAMIS được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng
b) Điều tra thực địa – xây dựng bản đồ.
- Điều tra thực địa: dùng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005 sao in để đi thực địa đối soát đường địa giới hành chính và đối soát các thửa đất, chính lý sổ sách đối với các thửa biến động về loại đất, diện tích, đối tượng
sử dụng
- Sử dụng công nghệ tiên tiến GPS để khoanh vẽ thực địa các khu đất có biến động
- Khoanh vẽ, chỉnh lý bổ sung những biến động mới của các khu đất có biến động để đối chiếu rà soát
và tổng hợp giữa các loại đất, các đối tượng sử dụng trong tổng diện tích tự nhiên của xã theo hiện trạng địa giới hành chính
- Điều tra các vùng đất mới khai hoang, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng; các khu dân cư quy hoạch mới
- Các tổ chức, cơ quan mới đã có quyết định giao đất, cho thuê đất
- Các bản vẽ địa chính khu đất của các tổ chức đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong thời gian thực hiện công tác ngoại nghiệp đã kết hợp chặt chẽ với cán bộ địa chính các xã Quảng Điền và cán
bộ phòng tài nguyên và môi trường Huyện Quảng Điền Hoàn chỉnh công tác ngoại nghiệp, tiến hành số hoá bản đồ bằng phần mềm Arcgis, biên tập bản đồ bằng phần mền Microstation, Famis
Trang 8* Cơ sở số học, độ chính xác của bản đồ: Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở:
- Múi chiếu 30, kinh tuyến trung ương 1070 00' kinh độ Đông
- Lưới chiếu UTM, elipsoid WGS84 định vị theo lãnh thổ Việt Nam
- Hệ toạ độ VN 2000
* Thành lập bản đồ:
- Số liệu điều tra, thu thập từ thực địa và tham khảo
hồ sơ địa chính sau đó chuyển vẽ trên bản đồ tài liệu và
số hoá trên máy tính
- Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dùng phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép
sử dụng
- Sau khi kiểm tra các công đoạn trên hoàn thành, tiến hành kiểm tra 100% tính thống nhất của các tài liệu giữa thực địa, bản đồ chỉ dẫn và file số, sổ sách và các bảng biểu Kết quả đạt yêu cầu
* Biên tập bản đồ:
Bản đồ đo vẽ và biểu thị các yếu tố nội dung theo đúng quy định, các địa vật quan trọng được xác định chính xác, tên cơ quan, tên các địa danh, tên các khu dân cư, giao thông, thuỷ hệ .đầy đủ, ghi chú đúng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiếp biên với các đơn vị hành chính lân cận phù hợp với đường địa giới 364/CT ngoài thực địa
Các cell UBND, trạm y tế, trường học, đài phát thanh truyền hình, chợ,
sân vận động…được thể hiện đúng và đầy đủ
Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất đã
đảm bảo đúng theo qui định:
Trang 9- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ
lệ bản đồ nền
Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã đảm
bảo đúng theo qui định:
- Tỷ lệ bản đồ từ 1/1000 đến 1/ 10 000 diện tích khoanh đất ≥ 16 mm2
- Tỷ lệ bản đồ từ 1/25 000 đến 1/ 100 000 diện tích khoanh đất ≥ 9 mm2
* In bản đồ: Bản đồ được in và kiểm tra bằng trực quan
gồm:
- Các yếu tố nội dung địa vật, tên cơ quan, tên các địa danh ,tên các khu dân cư, giao thông, thuỷ hệ Các cell UBND, trạm y tế, trường học, đài phát thanh truyền hình, chợ, sân vận động…
- Nhóm lớp cơ sở gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan
Trang 10- Nhóm lớp ranh giới gồm: ranh giới các khoanh đất, ranh giới các khu đất khu dân cư nông thôn, đơn vị quốc phòng và các ký hiệu loại đất, ký hiệu các yếu tố kinh tế
xã hội, pattern loại đất
- Nhóm giao thông, thuỷ hệ gồm: giao thông, thuỷ hệ và các đối tượng liên quan
+ Nhóm địa hình gồm: bình độ, các điểm độ cao
và các ghi chú liên quan
+ Nhóm màu loại đất
Kết quả các yếu tố trên của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được in đầy đủ, rõ nét chất lượng đạt yêu cầu
IV-Tổng hợp khối lượng thực hiện
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/ 5.000 và 1/10.000 các xã, thị trấn, và tỷ lệ 1/25.000 huyện Hương Trà với tổng diện tích là 51853.4 trong đó:
- Đất nông nghiệp: 38350.21 ha, chiếm 73.96 % tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 12753.99 ha, chiếm 24.60% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 749.2 ha, chiếm 1.44 % tổng diện tích tự nhiên
V- Kết Luận
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thủy Dương được xây dựng đúng theo quy trình quy phạm quy định, biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ theo đúng ký hiệu bản đồ hiện trạng do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Trong quá trình thực hiện, Trung tâm đã bám sát theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các văn bản, quy phạm hiện
Trang 11hành, sửa chữa triệt để các sai sót Thành quả bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 cấp xã và bản đồ cấp huyện, thuộc xã Quảng Vinh đạt yêu cầu về chất lượng, đảm bảo đưa vào sử dụng