1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Xây Dựng Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2013 Tại Xã Phước Chánh - Huyện Phước Sơn - Tĩnh Quãng Nam

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2013 Tại Xã Phước Chánh - Huyện Phước Sơn - Tỉnh Quảng Nam
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2013
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nó tham gia vào tất cả các hoạt động của môi trường sống kinh tế xã hội, phân bố dân cư, kinh tế văn hoá; là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của một quốc gia, là kết quả đấu tranh của dân tộc ta, nó quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người Theo Luật Đất đai 1993 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” Để thực hiện được điều này thì Ngày 2/8/2007 bộ TNMT đã ban hành thông tư 08/2007/ TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất điều đó sẽ giúp công tác quản lí tốt hơn và giúp cho công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất được thống nhất và chính xác hơn Theo điều 17 luật đất đai 2003 thì Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính Hay nói theo cách thông thường thì Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết cá bài toán tổng thể cần đến thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Xã Phước Chánh là một xã miền núi vùng cao thuộc huyện Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam gồm có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống Trình độ dân trí của người dân còn thấp hiểu biết về pháp luật đất đai còn hạn chế Do đó việc quản lí và thống kê đất đai gặp nhiều khó khăn Xuất phát từ tầm quan trọng trong công tác thiết kế quy hoạch, quản lý đất đai và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, nhóm tiến hành : “Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 tại xã Phước Chánh - huyện Phước Sơn - tĩnh Quãng Nam”  Thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - Bắt đầu: 15/11/2013 - Kết thúc: 26/11/2013 2 Mục đích, yêu cầu 2.1 Mục đích - Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ và được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai - Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt - Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,… 2.2 Yêu cầu - Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm - Đạt được độ chính xác cao vì bản đồ HTSDĐ cấp xã là tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh - Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất Phần 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Điều kiện tự nhiên: 1.1.1 Vị trí địa lý: Phước Chánh là xã miền núi vùng cao thuộc huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam Cách Phước Kim 8.1 km, Khâm Đức 9.0 km, Phước Năng 10.8 km, Phước Công 11.4 km, Phước Đức 12.1 km, Phước Mỹ 12.1 km, Phước Lộc 14.0 km, Phước Hiệp 14.7 km, Phước Xuân 15.7 km, Phước Thành 16.4 km, Đăk Blô 19.7 km Về ranh giới hành chính tiếp cận với các xã  Phía Bắc giáp Thị trấn Khâm Đức  Phía Tây giáp xã Phước Đức, xã Phước Năng, xã Phước Mỹ  Phía Nam giáp xã Phước Công  Phía Đông giáp xã Phước Kim Toàn xã có diện tích 4741 ha và dân số là 2078 người Xã Phước Chánh có hệ thống giao thông khá thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ được bao bọc bởi dòng sông Đăk Mi 1.1.2 Khí hậu: Xã Phước Chánh thuộc huyện Phước Sơn có khí hậu gần như giống với khí hậu của huyện Huyện Chánh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc  Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC  Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC  Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%  Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa thường nhiều hơn so với các vùng đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông 1.1.3 Thủy văn: Bao quanh xã Phước Chánh là dòng sông Đăk Mi dài và rộng Sông Đăk Mi khởi nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum đổ về sông Vu Gia, đoạn qua huyện dài khoảng 60km Các trạm thủy điện ĐăK Mi 1,2,3,4 với tổng công suất trên 380 MW, diện tích lòng hồ rộng hàng nghìn ha, trữ lượng nước hàng tỷ m3, tạo ra hướng khai thác giao thông đường thủy và tổ chức dịch vụ du lịch, thăm quan phong cảnh thiên nhiên rất thuận lợi Ngoài ra còn có các sông, suối như sông Nóc Chè, suối Ta Dê, suối Nóc Rú, suối Sa Rang, suối Núc Non chen chúc trong vùng đất nhỏ xã Phước Chánh 1.1.4 Cơ sở hạ tầng: Xã gồm có 7 thôn với gồm 2078 người Là một xã nghèo của huyện Phước Sơn nên năm 2013 xã nhận được sự hổ trợ theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xóa đói giảm nghèo Đến cuối tháng 10 năm 2013 thì toàn xã có:  4 trường học và nhà ăn bán trú cho học sinh  Ngoài ra còn xây dựng được 1 trạm y tế đảm bảo việc khám và chữa bệnh của người dân địa phương  1 sân vận động phục vụ cho thể dục thể thao  1 bưu điện để kế nối thông tin Xã Phước Chánh cũng là địa phương được chọn làm thí điểm của huyện Phước Sơn về xây dựng nông thôn mới, theo đó đã được phân bổ 1,3 tỷ đồng làm đường bê tông nông thôn, đào giếng cho dân sử dụng và hoàn thành chợ nông thôn mới PHẦN 2: QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2013 CỦA XÃ PHƯỚC CHÁNH – PHƯỚC SƠN – QUẢNG NAM TRÊN PHẦN MỀM MAPINFOW 2.1 Cơ sở pháp lý 1 Luật đất đai ngày 26/11/2003 2 Quyết định ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 17/12/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường 3 Quyết định ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ngày 17/12/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường 4 Quyết định số 83/2000/QĐ- TT ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam 5 Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 6 Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2.2 Quy trình thành lập bản đồ hiện trang sử dụng đất trên phần mềm MapInfow 2.2.1 Đăng ký ảnh Khởi động MapInfow và chọn chế độ open, xuất hiện hộp thoại - Trong mục Files of type ta chọn Raster Image rồi - Mục Files name chọn ảnh cần đăng ký “ nhom 2.jpg ” - Chọn “ Open “ → Chọn Register trong hộp thoại MapInfo để đăng ký ảnh - Xuất hiện hộp thoại Image Registration - Chọn hệ quy chiếu cho bản đồ bằng nút Projection xuất hiện bảng “Choose Projection” Hệ quy chiếu bản đồ phải trùng với hệ quy chiếu của ảnh Ta chọn các thông số như hình - Sau đó chọn Units, chọn các chỉ số như sau Sau đó chọn OK Kết thúc thao tác điều chỉnh các thông số và tọa độ theo đúng chuẩn Ta quay lại hộp thoại Image Registration - Nhập tọa độ các điểm khống chế vào bản đồ trong hộp thoại Image Registration bằng cách nhấp chuột vào điểm đã biết tọa độ, hộp thoại Add Control Point mở ra, nhập tọa độ cho điểm khống chế vào hai ô MapX và MapY Chọn Add tiến hành nhập tọa độ cho các điểm khống chế còn lại Ít nhất là 4 điểm như vậy - Sau khi nhập tọa độ các điểm khống chế xong thì kiểm tra sai số, nếu sai số chấp nhận được (bằng 0 là tốt nhất ) thì chọn OK trong hộp thoại Image Registration để mở ảnh quét 2.2.2 Số hóa bản đồ Bao gồm: 1 Ranh giới hành chính 2 Hệ thống thủy hệ 3 Ranh giới các khoanh đất 4 Đường bình đồ (đường bình đồ con và đường bình đồ cái) 5 Chú thích, chú giải 2.2.2.1 Số hóa đường bình độ Chọn biểu tượng Editable trên lớp cosmetic layer để chọn chế độ làm việc cho lớp đó Sau đó chọn công cụ Polyline để số hóa Sau khi số hóa xong thì lưu thành một lớp khác Chọn vị trí lưu: Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là binh_do_con/ Save Kích chuột vào Line Style chọn kiểu đường và màu đúng như quy phạm để số hóa đường bình đồ Lưu ý: Ta nên số hóa đường bình độ cái và đường bình độ con ở 2 lớp khác nhau cho dễ chỉnh sữa Sau khi lưu nếu thấy sót đường chưa số hóa ví dụ là 1 đường bình độ cái thì chọn chế độ làm việc cho lớp bình đồ cái và tiếp tục số hóa cho đến khi kết thúc thì vào File/ chọn Save table/ binh_do_cai/ OK Tương tự với lớp binh_do_con Kết thúc ta sẽ được 2 lớp bình đồ: 2.2.2.2 Số hóa ranh giới hành chính Cũng tương tự như đường bình đồ ta đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và số hóa ranh giới hành chính Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là RANH_GIOI_XA/ Save 2.2.2.3 Số hóa hệ thống thủy hệ Tương tự ta đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và số hóa hệ thống thủy hệ Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là RANH_GIOI_SONG/ Save 2.2.2.4 Số hóa sơ đồ vị trí Cũng tương tự ta lại đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và số hóa sơ đồ vị trí Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là SO_DO_VI_TRI/ Save 2.2.2.5 Số hóa hệ thống giao thông Tiếp theo ta số hóa hệ thống giao thông Ta lại đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và số hóa Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là GIAO_THONG/ Save 2.2.2.6 Số hóa điểm độ cao Để số hóa điểm độ cao Ta đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và chọn Text Style Ta chọn các thông số như trong hình và số hóa tất cả điểm độ cao có tong bản đồ Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là DIEM_DO_CAO/ Save 2.2.2.7 Số hóa địa danh, tên sông suối Tương tự số hóa điểm độ cao ta số hóa các địa danh, tên sông suối, tên núi, tên xã lân cận……… Ta đặt chế độ biên tập cho lớp Cosmetis Layer và chọn Text Style Ta chọn các thông số như phần số hóa điểm độ cao rồi số hóa tất cả các địa danh, tên sông suối, tên núi, tên xã lân cận……… có trong bản đồ Sau đó Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là TEXT/ Save 2.2.2.8 Số hóa thửa đất Khác với số hóa đường bình độ thì khi sô hóa thửa đất thì ta đặt chế độ biên tập (làm việc) cho lớp Cosmetis Layer và chọn công cụ vẽ vùng Polygon để số hóa ranh giới các thửa đất Sau khi vẽ được thửa đất đầu tiên thì ta Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là THUA_DAT/ Save Và chọn chế độ làm việc cho file đó luôn Ta sẽ vừa số hóa vừa tạo bảng thông tin thuộc tính cho các thửa đất Bằng cách: Chọn Table > Maintenance > Table Structure > chọn File THUA_DAT hộp thoại Modify Table Structure mở ra Chọn nút Add field để thêm trường mới, ta đặt tên cho trường mới và khai báo kiểu dữ liệu của trường đó ở mục Type Đối với lớp thửa đất thì tiến hành tạo thêm ba trường mới là dien_tich, loai_dat, loai_dat_chinh Nhập các thông số như trong hình Làm xong chọn OK, khi đó lớp THUA_DAT sẽ tự tắt Để mở lại lớp THUA_DAT ta vào Map > Layer Control Chọn nút Add, hộp thoại Add Layer mở ra, ta chọn lớp thua_dat rồi chọn Add Sau đó ta nạp dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất Đối với trường loai_dat và phan_loai_dat: ta chọn công cụ Info để nhập thuộc tính cho từng thửa đất Sau khi vẽ xong thửa đât nào ta nhập tên loại đất và pân loại đất vàovào hộp thoại Info Tool như hình bên Lưu ý: Trường phan_loai_dat có muc đích là để tính diện tích của các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng để xây dựng biếu đồ cơ cấu sử dụng đất Đối với trường dien_tich: Vào Table > Update Column để cập nhật diện tích cho trường Hộp thoại Update Column hiện ra Trong: - Table to Update chọn bảng THUA_DAT - Column to Update chọn trường dien_tich - Value chọn Area(obj,”hectae”) Sau đó nhấn OK để cập nhật diện tích 2.2.2.9 Tô màu cho thửa đất Chọn phương pháp tô màu thủ công để tô màu cho bản đồ - Đầu tiên đặt chế độ hoạt động cho lớp thuadat - Ta vào Query \ Select, xuất hiện hộp thoại Select Ở mục Select Records from Table: Chọn bảng thuadat Ở mục that Satisfy : Chọn Assist \ xuất hiện hộp thoại Expression - Chọn các thửa đất có mục đích sử dụng là “RPT” - Tiếp theo vào Options\Chọn Region Style để thay đổi màu cho các thửa đất đã chọn, xuất hiện hộp thoại Region style - Chọn kiểu tô trong mục Pattern - Chọn màu trong Foreground > chọn Pick Color sau đó nhập mã màu theo mục đích sử dụng đã chọn - Xong chọn OK Đối với các thửa đất khác cũng tiến hành tương tự 2.2.3 Trình bày bản đồ 2.2.3.1 Tạo khung bản đồ Để tạo khung thì cần phải có vùng xác định phạm vi của khung Ta thu nhỏ phần bản đồ cần nằm trong khung lại, sau đó dung công cụ Rectangle để vẽ vùng phạm vi của khung Sau đó dùng công cụ Select clik vào khung đã vẽ sẽ xuất hiện hộp thoại Rectangle Oject clik vào biểu tượng xuất hiện hộp thoại Region Style ta thay đổi các thông số để hiện đối tượng trong khung Vào Map/ Save comestic object/ chọn vị trí lưu/ File name là KHUNG/ Save Và chọn chế độ hoạt động cho lớp đó luôn Tiếp theo ta clik vào khung chọn Trich luoc ban do xuất hiện hộp thoại ta Add khung qua chọn ve khung theo vung thì xuất hiện hộp thoại Tao khung Ban do Chọn tỷ lệ thích hợp > OK (1:10000) Sau khi tạo xong thì khung đang ở trên lớp Cosmetis Layer do đó phải lưu lại thành lớp mới luoi_km2 Sau khi đã tạo khung thì tiến hành nhập tên bản đồ Chọn chế độ làm việc cho lớp TEXT sau đó ta chọn công cụ Text Style điều chỉnh các thông số về đúng quy định của Bộ TN&MT về ” Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; 1:50000; 1:100000; 1:250000; 1:500000; 1:1000000” Sau đó chọn công cụ Text chọn vị trí cận nhập và nhập tên bản đồ, nguồn tài liệu và đơn vị thi công Muốn sữa chữ thì dùng công cụ Select clik click vào chữ rồi sữa OK Để lưu vào File > Save table > TEXT > Save 2.2.3.2 Tạo nhãn Đặt chế độ biên tập cho lớp bản đồ so_hoa_ thua_dat Hiển thi nhãn tự động cho lớp thửa đất Chọn Tool > Run MapBasic Program… > chọn Danh Nhan Thua, xuất hiện hộp thoại Chọn các thông tin thích hợp: lớp để đánh nhãn, trường loại đất, tỷ lệ bản đồ Xong chọn Danh nhan Sau khi thực hiện xong phần mềm sẽ tự động lưu một lớp ban đồ mới với tên Nhanthua 2.2.3.3 Ghi chú, ký duyệt Để làm ghi chú và ký duyệt ta dựa vào QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ TNMT ” Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; 1:50000; 1:100000; 1:250000; 1:500000; 1:1000000 ”  Phần ghi chú Chọn biểu tượng Editable trên lớp cosmetic layer Đối với 1 số ký hiệu có sẵn trong Symbol thì ta click vào để chọn kiểu ký hiệu cần lấy, sau đó click vào để đưa ra Còn 1 số kí hiệu không có trong Symbol thì ta sẽ vẽ hoặc số hóa Đối với ghi chú dạng text chọn công cụ , để viết chữ và click vào để sữa phông chữ Chọn phông chữ VnTimeH Sử dụng công cụ Rectangle để vẽ khung và công cụ line để chia khung  Phần ký duyệt để chia khung Rồi Sử dụng công cụ Rectangle để vẽ khung và công cụ line chọn công cụ , để viết chữ Sau khi tạo xong ta vào Map/ Save Comestic Object/ chọn vị trí lưu/ File name BANG_GHI_CHU / save 2.2.3.4 Kim chỉ nam Chọn nút công cụ vẽ điểm Nhấp chuột chấm một điểm ngay vị trí dự định đặt kim chỉ nam Nhấp chuột lên biểu tượng đó để thay đổi biểu tượng, xuất hiện hộp thoại Symbol Style - Trong ô Font chọn MapInfo Arows, chọn biểu tượng thích hợp - Chỉnh kích thước biểu tượng trong ô Size - Chọn nền cho biểu tượng trong phần Backgrond Xong chọn OK 2.2.3.5 Tạo biểu đồ cơ cấu Muốn tạo được biểu đồ cơ cấu cần phải có bảng thuộc tính về diện tích của các loại đất chính nông nghiêp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng Do đó cần phải tạo một bảng thuộc tính mới cho các loại đất này - Trước tiên chọn Windows > New Redistrict Windows, xuất hiện hộp thoại > New Redistrict Windows - Chọn bảng so_hoa_thua_dat trong mục Source Table - Chọn trường phan_ loai_dat trong mục Ditrict Field - Add phần Sum(dien_tich) qua - Xong chọn OK Sau khi thực hiện xong thì sẽ cho kết quả là diện tích của các loại đất chính Mở New table mới để lưu kết quả bảng trên, bằng công cụ hoặc File -> New, Xuất hiện hộp thoại: Đánh tích như hình dưới => create Chọn Projection Đăng ký tọa độ: WGS- 84, múi chiếu 480 Bắc Add Field: để thêm trường dữ liệu > Create > Lưu lại với tên: Co_cau

Ngày đăng: 26/03/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w