Hiện nay giáo dục phổ thông nước nhà đang thực hiện bước chuyển mình đổi mới từ tiếp cận nội dung giảng dạy sang tiếp cận năng lực người học; từ việc quan tâm học sinh học được cái gì sang vấn đề học sinh tự học được gì sau bài học và áp dụng những kiến thức đã học ấy như thế nào vào đời sống. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đó nhất định phải có sự chuyển đổi từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của người học. Đồng thời cần chuyển đổi từ kiểm tra đánh giá kiến thức qua trí nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng kĩ năng giải quyết vấn đề. Kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập kết hợp với kiểm tra cuối kì học từ đó có động thái tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Trong những năm đầu thực hiện quá trình đổi mới giáo dục, giáo viên cả nước nói chung và đội ngũ giáo viên trong tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đã rất nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học và bước đầu đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Đây được xem là tiền đề để giáo dục hoàn thiện một cách toàn diện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy cũng như qua nhiều buổi dự giờ đồng nghiệp tại nơi công tác, tôi thấy sự sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh theo hướng tiếp cận đa trí tuệ còn chưa thật hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy việc phát hiện, phát huy tính đa trí tuệ của học sinh chưa được chú trọng. Học sinh vẫn duy trì thói quen học tập thụ động, chưa tìm thấy tiềm năng của chính mình. Vì thế mà các em vẫn còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề học tập, còn mông lung khi tìm hiểu khám phá bản thân. Từ đó kéo theo vấn đề định hướng nghề nghiệp trong giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Vì những lí do trên, sau khóa học bồi dưỡng chức danh nghề ngtôquyết định chọn chuyên đề: Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ. Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch: Tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cơ sở lí luận dạy học theo hướng tiếp cận đa trí tuệ Đưa ra được những cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học theo hướng tiếp cận đa trí tuệ Những giải pháp tối ưu áp dụng cách thức dạy học đa trí tuệ vào quá trình công tác.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ====== BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA Họ và tên: Ngày sinh: Nơi ở: STT: Hà Nội – Năm 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn……………………… 1.1 Giới thiệu tổng quan chuyên đề “Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ”………………………………………………… 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của “Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ”……………………………………………… 1.2.1 Cơ sở lí luận…………………………………………………………… 1.2.2 Cơ sở thực tiễn………………………………………………………… 1.3 Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng…………………………… 1.4 Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được 2 Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khoá bồi dưỡng………………………… 2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân………………………… 2.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng………………………………………………………………………… 2.3 Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp……………………………………… 3 Kiến nghị và đề xuất ……………………………………………………………… 3.1 Đề xuất về nội dung bồi dưỡng………………………………………………… 3.2 Đề xuất về tổ chức lớp học……………………………………………………… KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Hiện nay giáo dục phổ thông nước nhà đang thực hiện bước chuyển mình đổi mới từ tiếp cận nội dung giảng dạy sang tiếp cận năng lực người học; từ việc quan tâm học sinh học được cái gì sang vấn đề học sinh tự học được gì sau bài học và áp dụng những kiến thức đã học ấy như thế nào vào đời sống Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đó nhất định phải có sự chuyển đổi từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của người học Đồng thời cần chuyển đổi từ kiểm tra đánh giá kiến thức qua trí nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng kĩ năng giải quyết vấn đề Kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập kết hợp với kiểm tra cuối kì học từ đó có động thái tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Trong những năm đầu thực hiện quá trình đổi mới giáo dục, giáo viên cả nước nói chung và đội ngũ giáo viên trong tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đã rất nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học và bước đầu đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận Đây được xem là tiền đề để giáo dục hoàn thiện một cách toàn diện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy cũng như qua nhiều buổi dự giờ đồng nghiệp tại nơi công tác, tôi thấy sự sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh theo hướng tiếp cận đa trí tuệ còn chưa thật hiệu quả Trong quá trình giảng dạy việc phát hiện, phát huy tính đa trí tuệ của học sinh chưa được chú trọng Học sinh vẫn duy trì thói quen học tập thụ động, chưa tìm thấy tiềm năng của chính mình Vì thế mà các em vẫn còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề học tập, còn mông lung khi tìm hiểu khám phá bản thân Từ đó kéo theo vấn đề định hướng nghề nghiệp trong giáo dục còn gặp nhiều khó khăn Vì những lí do trên, sau khóa học bồi dưỡng chức danh nghề ngtôquyết định chọn chuyên đề: Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch: - Tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cơ sở lí luận dạy học theo hướng tiếp cận đa trí tuệ - Đưa ra được những cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học theo hướng tiếp cận đa trí tuệ - Những giải pháp tối ưu áp dụng cách thức dạy học đa trí tuệ vào quá trình công tác NỘI DUNG 1 Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn 1.1 Giới thiệu tổng quan Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ - Một số vấn đề chung về đa trí tuệ trong lớp học - Một số vấn đề chung về phát triển năng lực trong chương trình GDPT 2018 cho HS theo tiếp cận đa trí tuệ - Cách thức phát triển năng lực trong chương trình GDPT 2018 cho HS theo tiếp cận đa trí tuệ 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ 1.2.1 Cơ sở lí luận: Một số vấn đề khái quát về thuyết đa trí tuệ Howard Gardner, một nhà tâm lý học người Mỹ, nghiên cứu và công bố bảy dạng trí tuệ vào năm 1983, trong tác phẩm Cơ cấu trí khôn - Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn Năm 1999, ông công bố thêm 2 dạng trí tuệ nữa, là: trí tuệ tự nhiên học, trí tuệ sinh tồn Tuy nhiên, dạng trí tuệ sinh tồn vẫn chưa đủ chứng cứ để cho rằng đây là một dạng trí tuệ riêng biệt Theo đó, có đến 9 loại trí thông minh, được phân loại dựa trên khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm trong nhiều hoàn cảnh và môi trường khác nhau Hiện cũng có những cách phân loại khác nhau, như 7 loại trí thông minh (của Thomas Armstrong) hoặc 8 loại hình thông minh, nhưng cách hiểu của H.Gardner vẫn được xem là đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất Mỗi loại trí thông minh sẽ phù hợp để phát triển một ngành nghề nhất định Theo tiếp cận ĐTT, một số trí thông minh có thể hiểu như sau a) Trí thông minh nội tâm: là khả năng tự nhận thức về bản thân, thường hay xem xét mình và thích trầm tư suy nghĩ, muốn được ở trạng thái tĩnh lặng hay các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc Người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của mình, có tính độc lập, tự giác và thích làm việc một mình hơn làm việc cùng người khác Trí thông minh này thường thấy ở các nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, lãnh đạo tôn giáo hay chuyên viên chăm sóc sức khỏe thần kinh, chẳng hạn, Khổng Tử, Dalai Lama, Sigmund Freud, Descartes và Howard Schultz, b) Trí thông minh không gian là có khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi, tái tạo theo các góc độ khác nhau trong không gian trực quan Theo thống kê trên toàn cầu thì đây là một trong những trí thông minh phổ biến nhất Nếu biết trẻ có năng khiếu về thiết kế hay trang trí thì cha mẹ có thể giúp chúng phát triển thông qua các hoạt động phù hợp tại nhà ngay từ sớm Trí thông minh này thường rất phát triển ở các kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, kỹ sư máy móc hay phi công, nghệ sĩ Những ngành nghề phù hợp với loại trí thông minh thường này là trang trí nội thất, kiến trúc sư, thiết kế đồ họa, bếp trưởng, phi công, nghệ nhân điêu khắc,…, chẳng hạn, Picasso Leonardo Da Vinci, Steven Spielberg, … c) Trí thông minh vận động là loại hình thông minh của cơ thể, bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể, khiến các hoạt động và các thao tác một cách khéo léo, phù hợp với những người năng động, yêu thích sự luyện tập cơ bắp và các hoạt động hướng ngoại Trên thực tế, đây cũng là loại hình phổ biến, chiếm tỉ lệ cao nhất Có thể tìm thấy loại hình trí thông minh này ở các vận động viên thể thao nổi tiếng, như David Beckham, Tiger Woods hay các bác sĩ phẫu thuật, diễn viên múa, diễn viên điện ảnh,… d) Trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu, loại này có trong tiềm thức của bất cứ ai, miễn là người đó có khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu Trí thông minh này phù hợp để phát triển các ngành nghề liên quan đến âm nhạc, như nhạc sĩ, nhân viên thu âm, giám đốc sản xuất âm nhạc,… chẳng hạn, các ca sĩ như Britney Spear, Michael Jackson, các nhà soạn nhạc như Mozart, Beethoven hay GV thanh nhạc,… Nếu nhận thấy con có năng khiếu thì phụ huynh nên đầu tư phát triển trí thông minh âm nhạc cho con, cả về nhạc lý lẫn cách sử dụng các loại nhạc cụ e) Trí thông minh ngôn ngữ là có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình diễn, tranh biện, thuyết phục người khác Loại hình trí thông minh này thường có ở luật sư, phóng viên, hay diễn giả, nhà báo Chẳng hạn, J K Rowling, William Shakespeare,… là những nhà văn nổi tiếng và có trí thông minh về ngôn ngữ phát triển rất mạnh Những nghề như dịch giả, viết quảng cáo, MC cũng phù hợp để lựa chọn nếu trẻ có loại hình trí tuệ này Trí thông minh ngôn ngữ là yếu tố cần thiết để phát triển việc học tập của trẻ, nhất là trong việc học ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh Phụ huynh nên thường xuyên cho HS xem các chương trình tin tức, đọc các tác phẩm văn học tiếng anh (hay nghe những bài hát tiếng Anh) để giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, năng lực sử dụng ngôn ngữ (hay Anh ngữ) ngay tại nhà g) Trí thông minh logic-toán là có khả năng với những con số và sự suy luận logic, tức là có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, tìm ra quy tắc dựa trên các khái niệm Trí thông minh này thường thấy các nhà khoa học, lập trình viên hay kế toán, người làm trong các ngân hàng Chẳng hạn, một số nhà khoa học tiêu biểu cho loại trí tuệ này như Isaac Newton, Albert Einstein, Archimedes, H.Gardner cũng đánh giá rất cao việc phát triển năng lực logic, tư duy Toán học, đặc biệt là cho trẻ trong độ tuổi từ 8 – 15, vì đó như hành trang để trẻ tiếp thu hiệu quả kiến thức, trong đó có tiếng Anh h) Trí thông minh tự nhiên là khả năng tinh thông về nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường Những người có trí thông minh này thường có khả năng sáng tạo cảnh quan thiên nhiên, thể hiện sự quan tâm của mình đối với môi trường và hệ sinh thái Một điển hình về loại trí tuệ này là Charles Darwin, nhà Tự nhiên học nổi tiếng người Anh, cha đẻ của Thuyết Tiến hóa Những người làm vườn, trồng cây cảnh, các nhà thực vật học, sinh vật học hay bác sĩ thú y, quản lý sở thú đều có trí thông minh thiên nhiên phát triển Trong việc giáo dục con tại nhà, bên cạnh việc học để có hiểu biết về Toán hay khoa Khoa học,…phụ huynh nên khuyến khích HS tham gia các hoạt động tìm hiểu môi trường và các loài sinh vật sống xung quanh, khám phá tự nhiên để tăng cường trí thông minh thiên nhiên Không chỉ giúp giải trí sau những giờ học căng thẳng mà trẻ còn học được nhiều điều bổ ích, nâng cao vốn từ vựng về thiên nhiên và các loài động, thực vật,… i) Trí thông minh xã hội, là khả năng hiểu và cộng tác với những người khác, có khả năng nhìn thấu suốt bên trong người khác, từ đó, nhìn ra viễn cảnh bên ngoài bằng chính con mắt của họ Khác với trí thông minh nội tâm, trí thông minh xã hội phù hợp với những người có tính hướng ngoại, có khả năng tương tác xã hội và yêu thích các công việc thiện nguyện, làm việc theo nhóm Các nhà hoạt động xã hội, người đại diện công chúng, các nhà quản lý xã hội, hay hướng dẫn viên du lịch, nhân viên ngành Marketing,… đều có trí thông minh xã hội mạnh Để phát triển năng lực này trẻ cần học thêm các kỹ năng mềm khác, như làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch hay kỹ năng lãnh đạo, đặc biệt là ngoại ngữ để hỗ trợ các hoạt động xã hội một cách tốt nhất k) Trí thông minh hiện sinh, triết học (loại hình đặc biệt nhất theo thuyết ĐTT) là khả năng giúp con người xác định bản thân để vươn tới những tầm xa nhất của vũ trụ (nơi tận cùng, vô tận) và xác định bản thân với những tính năng hiện hữu nhất của con người, như tầm quan trọng của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết, những trải nghiệm sâu sắc về tình yêu hay về nghệ thuật Trí thông minh hiện sinh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống, giúp đưa ra những câu hỏi triết học như: Cuộc sống là gì? Ý nghĩa của học tập là gì? Vì sao lại có quỷ dữ? Loài người sẽ tiến tới đâu?… là những điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một cuộc khai phá tầm nhận thức sâu sắc hơn Các nhà thần học, những nhà truyền giáo đều có trí thông minh hiện sinh phát triển Chẳng hạn, những nhà văn nổi tiếng thế giới như Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Martin Heidegger,… đều là các nhà hiện sinh, sử dụng tác phẩm văn học của mình để trình bày về các khái niệm triết học, quan điểm theo tinh thần hiện sinh Chú ý rằng, mỗi người có thể nhận ra mình có một hoặc hai dạng trí tuệ nổi trội trong số các loại được mô tả ở trên, nhưng trong thực tế, ai cũng đều sở hữu tất cả các loại trí thông minh đó Hơn nữa, bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể phát triển một trong số các loại trí thông minh nói trên đến một mức độ đáng kể để tinh thông và sử dụng thành thạo được nó Tuy nhiên, với mỗi người các dạng trí thông minh lại được thể hiện theo cách khác nhau, không ai giống ai, hiếm khi có người đạt được một mức độ thông minh cao ở đầy đủ cả loại trí thông minh kể trên Thuyết đa trí tuệ cho rằng, cách tốt nhất để đánh giá trí thông minh nổi trội l à dựa vào những khả năng hữu ích của nó đối với xã hội văn minh, chứ không phải là việc giành được kết quả tốt hay không trong các cuộc kiểm tra theo tiêu chuẩn Đối với thuyết ĐTT, ngoài việc hiểu về các dạng trí tuệ như trên để vận dụng cũng cần nắm được một số đặc điểm sau - Tính khác biệt: mỗi người đều sở hữu ít nhất một dạng trí tuệ và là những tổ hợp không giống nhau, ở những mức độ khác nhau trong mỗi con người Tức là, một vài người có những mức độ biểu hiện cực kỳ cao đối với tất cả các dạng trí tuệ, nhưng một số khác lại biểu hiện thiếu tất cả, trừ vài dạng trí tuệ thô sơ nhất; đa số chúng ta nằm trong ranh giới giữa hai thái cực đó; có người phát triển ở mức độ cao về vài trí tuệ này, phát triển ở mức độ trung bình về vài dạng trí tuệ khác, phát triển ở mức độ thấp (kém phát triển) về các dạng trí tuệ còn lại Hơn nữa, tính khác biệt có thể thay đổi do hoàn cảnh môi trường và phương thức giáo dục tạo nên - Tính thực tiễn: Trí tuệ được xem là năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của mỗi người, cũng là năng lực tạo ra các sản phẩm có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu xã hội Nhưng trí tuệ không phải là một dạng vật chất được ban tặng cho số ít người may mắn, mà phải do chính họ giải quyết những vấn đế thực tiễn, ở phương diện và trong khả năng nào đó - Tính khơi gợi: Dạng trí tuệ nào ở mỗi người cũng có thể khám phá, bồi dưỡng và phát triển Mỗi dạng trí tuệ đều có nhiều biểu hiện, mức phát triển cao hay thấp với từng người, nhờ sự dạy dỗ, đó chính là phát triển giáo dục trí tuệ, khai mở ĐTT của họ - Tính tổng thể: Khi đã biết dạng trí tuệ của mình, muốn phát huy tác dụng tối đa chúng thì phải biết kết hợp với nhau trong quá trình học tập và lao động Chẳng hạn, khi giải toán, không chỉ sử dụng trí tuệ logic-toán để phân tích, suy luận, tổng hợp, mà còn sử dụng cả trí tuệ không gian (quan sát, vẽ hình, tưởng tượng, hình dung cách giải), trí tuệ nội tâm để nắm bắt các ý tưởng, trí tuệ giao tiếp (thảo luận với bạn bè, xin ý kiến thầy cô), trí tuệ ngôn ngữ (đọc đề bài, diễn đạt, ghi giả thiết và kết luận, trình bày lời giải); Phần lớn các hoạt động học tập đều dựa trên vài loại hình trí tuệ 1.2.2 Cơ sở thực tiễn Theo thuyết đa trí tuệ cho thấy mỗi đứa trẻ đều có ít nhất một dạng trí tuệ nổi trội và nếu được phát hiện và bồi dưỡng đúng cách (trong môi trường thuận lợi) thì mỗi đứa trể ấy đều có thể học tập tốt, trở thành người tài, trong lĩnh vực có khả năng nổi trội nhất Thực tế dạy học cho thấy HS học theo những cách rất khác nhau, nhưng các GV thì lại thường dùng điểm số để đánh giá Nghiên cứu cho thấy rằng khi GV cố gắng để HS có khả năng ghi nhớ thông tin và tái hiện nó thì áp dụng các phong cách học tập khác nhau là không hiệu quả Ở Việt Nam thường chỉ tập trung vào trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic-toán, tức là HS nào giỏi cả văn và toán thường được đánh giá cao, ngược lại, HS nào mà kém phát triển cả hai dạng trí tuệ đó thường bị đánh giá thấp Cách đánh giá này là không chính xác, đã xem nhẹ những loại khả năng và tài năng khác Vì xem nhẹ những khả năng khác của HS mà GV đã vô tình bỏ qua những cách học hiệu quả cho các HS trong lớp đưa các em vào cách tiếp thu kiến thức lối mòn, không đúng với thế mạnh của HS nên kết quả học tập sẽ không cao Đặc biệt, khi GV không khám phá ra những năng lực ưu tú khác của HS thì quá trình định hướng nghề nghiệp cho HS trong giai đoạn THCS sẽ bị bỏ qua thậm chí định hướng sai lệch Điều này sẽ rất nguy hại cho tương lai của mỗi đứa trẻ Do đó, nhà trường cần coi trọng sự đa dạng về các dạng trí tuệ, mỗi cá nhân đều có những dạng trí tuệ riêng, có những phong cách học tập không giống nhau GV cần đánh giá đúng những sự khác biệt này, thông qua quan sát, khảo sát, để hiểu được mỗi HS có dạng trí tuệ nổi trội nào, nhờ đó có biện pháp giáo dục, dạy học phù hợp Trọng tâm ở trường THCS là tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng được dạng trí tuệ nổi trội ở mỗi HS để giúp em đó và gia đình em cũng như GV dạy học sát đối tượng, phù hợp với sở trường mà mỗi em có, qua dạy học cũng như trong các hoạt động ngoại khoá, Ví thế, dạy học theo hướng tiếp cận thuyết đa trí tuệ ở trường học là vô cùng cần thiết, giúp GV có phương pháp giáo dục (hay dạy học) phù hợp, phát huy được điểm mạnh của mỗi HS, hạn chế các điểm yếu, hướng tới giáo dục cá thể hoá (phân hoá sát với nguyện vọng, mục đích của từng đối tượng người học), mỗi người được học và phát huy tối đa thế mạnh mà mình có, do đó, học tập sẽ thuận lợi, hiệu quả Đây là một quan điểm giáo dục có tính nhân văn Như vậy, thuyết đa trí tuệ giúp chúng ta hiểu về trí tuệ của con người một cách đa dạng, khoáng đạt hơn Hơn nữa, nếu biết kết hợp những trí tuệ này để phục vụ cho công tác giảng dạy thì sẽ phù hợp với người học và hiệu quả sẽ tốt hơn 1.3 Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghệ nghiệp hạng III, tôi đã được học tập và tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích thông qua các chuyên đề cụ thể và chuyên sâu đến từ đội ngũ các thầy cô giáo giảng dạy nhiệt tình và tâm huyết Tôi thêm hiểu hơn về lí thuyết chuẩn chức danh nghề nghiệp của bản thân; quá trình áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào giáo dục; năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh THCS Tất cả những chuyên đề trên đã mang đến cho tôi nhiều kiến thức bổ ích cũng như phục vụ đắc lực cho GV trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Một trong những chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu, hiểu kĩ hơn về nghiên cứu đa trí tuệ của HS từ đó áp dụng hiệu quả vào quá trình giảng dạy tại trường THCS Về kiến thức: - Mỗi đứa trẻ có 9 loại trí thông minh được phân loại theo cách khác nhau - Bao gồm: + Trí thông minh nội tâm + Trí thông minh không gian + Trí thông minh vận động + Trí thông minh âm nhạc + Trí thông minh ngôn ngữ + Trí thông minh logic-toán + Trí thông minh tự nhiên + Trí thông minh xã hội + Trí thông minh hiện sinh, triết học - Để vận dụng thuyết đa trí tuệ vào thực tế, chúng ta cần nắm vững về những đặc điểm: + Tính khác biệt + Tính thực tiễn + Tính khơi gợi + Tính tổng thể Về kĩ năng: * Mỗi GV được trang bị kĩ năng cách thức thiết kế các hoạt động, nhiệm vụ học tập theo hướng phát triển năng lực trong chương trình 2018 cho HS, theo tiếp cận đa trí tuệ Quá trình đó được thể hiện qua các bước: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học theo tiếp cận ĐTT Mục tiêu dạy học nói chung, mục tiêu bài học nói riêng, có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó định hướng và giúp lập kế hoạch thực hiện cũng như lựa chọn các hoạt động học tập thích hợp Khi mục tiêu chính xác quyết định thành công của kế hoạch bài học; định hướng cho việc lựa chọn và sắp xếp nội dung bài học phù hợp; lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để bài học được hiệu quả nhất Bước 2: Xác định những loại hình trí tuệ nổi trội và chia nhóm phù hợp Ở bước này, GV phải xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài học (hay chủ đề) Dựa vào những đơn vị kiến thức trong bài học (hay chủ đề) mà xác định có thể (hay cần phải) sử dụng những loại trí tuệ nổi trội nào trong bài học (hay với từng đơn vị kiến thức) Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài học theo tiếp cận đa trí tuệ Vì mỗi HS đều có một dạng trí tuệ nổi trội nên mỗi HS sẽ có khả năng, sở trường và cách thức học tập khác nhau Do đó, GV cần tìm hiểu kĩ để thiết kế các gói (về nội dung, kiến thức, kĩ năng, câu hỏi, bài tập) phù hợp (vừa sức) với từng đối tượng và khai thác, bổ sung thêm nhằm phân hoá theo sở trường, nhờ đó tạo điều kiện để mỗi HS đều được phát huy tối đa thế mạnh của mình GV bố trí phân hóa học sinh theo cách thức sau: - Nhóm đối tượng HS đại trà: chung cho những HS nổi trội về trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ không gian, mĩ thuật, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ hình thể - động năng, nhưng về mức độ lĩnh hội kiến thức hay giải quyết vấn đề GV cần: Thiết kế câu hỏi, bài tập ở mức độ bình thường, đòi hỏi tư duy ở mức độ vừa phải; Phân bậc, chia nhỏ câu hỏi, bài tập, vấn đề, để giải quyết từng phần, tiến tới giải quyết toàn bộ - Đối với nhóm HS có dạng trí tuệ nổi trội (nào đó) GV cần: Sử dụng câu hỏi, bài tập, vấn đề phù hợp với trí tuệ nổi trội đó Dạng câu hỏi, bài tập này ứng với mức độ cao trong 3 mức đề ra Thêm yêu cầu, thay đổi số liệu, dữ liệu để tăng mức độ khó, phức tạp của bài tập, câu hỏi, vấn đề học tập Tăng mức độ khó, khai thác sâu, chi tiết hóa vấn đề khi vận dụng các thao tác tư duy để phân tích, suy luận vấn đề - Khai thác, bổ sung nội dung dạy học theo hướng tăng cường ứng dụng thực tiễn, liên môn, hướng đến một số dạng trí tuệ như: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic-toán, trí tuệ không gian, trí tuệ tự nhiên học,… Ngoài các câu hỏi hay bài tập như đã có trong sách giáo khoa, GV cần khai thác thêm một số câu hỏi, bài tập có thể tác động nhất định về một mặt nào đấy tới các dạng trí tuệ của HS Bước 4: Tổ chức cho các nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập được GV giao Ở bước này quan trọng là GV thiết lập được môi trường học tập theo tiếp cận ĐTT Bước 5: Tổng kết và báo cáo, đánh giá kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định, từng nhóm trình bày kết quả trước lớp Sau khi một nhóm lên trình bày kết quả các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo Khi các nhóm đã báo cáo xong, GV trình chiếu nội dung của từng nhóm, các nhóm đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm bạn, trên cơ sở đó cho điểm các nhóm khác, dựa vào 2 tiêu chí: đánh giá tính tích cực của nhóm và đánh giá nội dung (hay kết quả) mà nhóm đó đã làm được Kĩ năng áp dụng khi dạy học theo hướng phát triển năng lực trong chương trình 2018 cho HS theo tiếp cận ĐTT ST Tên trí tuệ Kĩ thuật dạy học áp dụng T Tổ chức các hoạt động đọc, viết, ghi chép, 1 Trí tuệ ngôn ngữ thuyết trình, diễn giảng và đàm thoại - Tổ chức các hoạt động giao tiếp và hợp tác 2 Trí tuệ logic-toán với người khác bằng hình thức nói và viết khi trao đổi, thảo luận 3 Trí tuệ không gian - Sử dụng kỹ năng đọc, phát triển kỹ năng nói hay dùng kỹ năng nói để phát triển kỹ năng viết - Tạo cơ hội cho HS làm việc và rèn luyện các kĩ năng, như kĩ năng tính toán, tính nhẩm và tính nhanh; lập biểu mẫu, thống kê số liệu; khuyến khích hay tổ chức để HS vận dụng linh hoạt các thao tác tư duy và các phương pháp suy luận, giải quyết các vấn đề học tập toán học; - Tổ chức sưu tầm và giải những bài tập khó, nâng cao, những đề thi; đọc thêm các tài liệu liên quan (như Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, Tạp chí Văn học,…); - Trưng bày hình vẽ, hình ảnh, mô hình, bảng, biểu đồ,… để truyền tải nội dung kiến thức và xử lý các thông tin; Biểu thị đối tượng nhận thức (như kiến thức, khái niệm, quan hệ, tính chất toán học,…) bằng hình vẽ, bản đồ, sơ đồ tư duy,… để tổng hợp lại, tóm tắt câu hỏi, bài tập, nội dung kiến thức đã được học; - Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đo đạc, vẽ hình, dựng hình, gấp hình, cắt ghép hình, tạo dựng hình khối - Các trò chơi cần trí tưởng tượng, vẽ trang trí, tìm ẩn dụ, sắp xếp, xoay lật, di chuyển, tách, gộp, 4 Trí tuệ xã hội - Tổ chức hình thức học tập theo nhóm, GV sử dụng một số kĩ thuật dạy học hợp tác, như: theo cặp, kĩ thuật "khăn trải bàn", kĩ thuật mảnh ghép; Dạy học theo góc, theo dự án nhóm; động não tập thể; 5 Trí tuệ nội tâm - Học theo hợp đồng (tự nguyện, tự chọn); dự án học cho từng cá nhân; - Tổ chức những hoạt động cá nhân, kích thích tính tích cực, tự giác, tự quản, tự học, tự tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức theo tài liệu hướng dẫn học 6 Trí tuệ tự nhiên - Khai thác những câu hỏi, những ví dụ, bài tập, có nội dung gắn với thế giới tự nhiên hay thực tiễn gần gũi xung quanh; - Có những ví dụ về các loài động vật và thực vật mà nó có vai trò quan trọng trong thích nghi với môi trường sống; - Tổ chức các hoạt động học tập ngoài trời, dã ngoại 1.4 Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được - Khóa bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng III đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân trong sự nghiệp trồng người Khóa học mang đến khối lượng kiến thức toàn diện từ các kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung đến các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp Đặc biệt hơn nữa, GV có cơ hội tiếp cận với thuyết đa trí tuệ để từ đó xây dựng kĩ năng nhận diện những ưu điểm của HS, phát huy giảng dạy theo hướng đa trí tuệ thông qua các bài giảng thực tiễn trên lớp - Đây là yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ quan trọng GV cần thực hiện để xúc tiến công cuộc đổi mới giảng dạy từ thụ động – chủ động - Áp dụng phương pháp giảng dạy theo thuyết đa trí tuệ để tạo ra những lớp học hạnh phúc, học sinh được yêu thương – đề cao – trân trọng từ đó phát huy tối đa tài năng tiềm ẩn của bản thân - Dạy dọc theo hướng phát triển đa trí tuệ tạo nền tảng trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho cấp học THPT sau này - Từ đó, GV sẽ có động lực, cơ sở thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp giảng dạy, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục 2 Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khoá bồi dưỡng 2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân Khóa bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân trong sự nghiệp trồng người Khóa học mang đến khối lượng kiến thức toàn diện từ các kiến thức về các chủ đề, chủ điểm cần thiết trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Sơ lược về bản thân: - Hiện nay, tôi đang công tác tại trường THCS Nguyễn Trãi Trường nằm ở xã Tam Quan – một xã miền núi của huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc Trường nằm cách xa trung tâm thị trấn vì vậy kinh tế còn tương đối khó khăn Nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo - Nhiệm vụ chính của tôi trong năm học 2022-2023 vừa qua đó là giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 6 – đây là cấp học đã và đang áp dụng chương trình giáo dục phôt thông 2018 từ học liệu đến cách thức giảng dạy - Là một giáo viên trẻ, mới bước chân vào nghề được nên tôi tự nhận thấy kĩ năng, kinh nghiệm giảng còn chưa dày dặn nên đối với tôi được tham gia khoá học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS là một cơ hội để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy hiện tại Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân: Là một giáo viên, theo yêu cầu của Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông công lập; Thông tư số 12//2011/TT- BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tôi đảm nhiệm những công việc sau đây: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học Quản lý học sinh và các hoạt động giáo dục học sinh do nhà trường tổ chức Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ học sinh, sổ điểm các lớp, quyết định khen thưởng và kỷ luật học sinh Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ quy định cho giáo viên ở Điều lệ nhà trường phổ thông và lịch trực của lãnh đạo trường hàng tuần 2.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng Ưu điểm của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp: - Trẻ trung, nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ - Phẩm chất tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Năng lực chuyên môn tốt, vững vàng tay nghề, - Luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới trong dạy học và quản lý Một số tồn tại trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân: - Chưa áp dụng được nhiều kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy - Chưa được tạo điều kiện tốt như các bộ môn khác trong dạy học - Đối tượng HS lớp 6 vừa bước lên từ tiểu học còn chưa thích ứng được cách học mới mẻ có phần nâng cao của chương trình mới dẫn đến chất lượng dạy và học còn bất cập - Thời gian còn hạn hẹp để GV đào sâu, khám phá những thế mạnh của HS - Số lượng HS trong lớp đông dẫn đến việc GV phân hóa HS theo hướng đa trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn - Khả năng quản lí tổ chuyên môn còn có những hạn chế nhất định - Trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế 2.3 Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Gv, đặc biệt là sau chuyên đề Giúp học sinh phát triển các năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua dạy học ở THCS, theo hướng tiếp cận đa trí tuệ bản thân tôi đề ra kế hoạch hoạt động ở Trường THCS Nguyễn Trãi trong năm học tới như sau: Cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển NL nghề nghiệp, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THCS, thông qua dạy học theo tiếp cận đâ trí tuệ Chủ động vận dụng dạy học theo tiếp cận đa trí tuệ và tự hoàn thiện các kỹ năng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục HS cũng như khi thực hiện các nhiệm vụ của GV THCS Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng công nghệ thông tin Cụ thể: ứng dụng dạy học theo nhóm, dạy học mảnh ghép, trạm góc thường xuyên khi giải bài tập Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của ngành và theo kế hoạch thực hiện kỷ cương - kỷ luật hành chính của trường Thực hiện hồ sơ kiểm tra nội bộ theo đúng mẫu hướng dẫn của Phòng Thanh tra Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc 3 Kiến nghị và đề xuất 3.1 Đề xuất về nội dung bồi dưỡng Một số ý kiến về nội dung của khoá học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS đó là : Nội dung rất phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng và nâng cao năng lực của giáo viên THCS cho nên tôi xin phép không có kiến nghị hay đề xuất nào thêm nữa về phần nội dung bồi dưỡng của khoá học 3.2 Đề xuất về tổ chức lớp học: - Mở nhiều lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên - Cần hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, giáo viên tham gia khóa bồi dưỡng - Bố trí thời gian và địa điểm cho khóa học thuận lợi Đối tượng kiến nghị: Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; giảng viên hướng dẫn các chuyên đề; Ban cán sự lớp KẾT LUẬN Trên đây là nội dung bài thu hoạch cuối khóa của bản thân em sau khi học xong lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THCS hạng II, trong bài viết em đưa ra một số ý kiến mang tính chất cá nhân nhằm góp phần định hướng bản thân học tập nghiên cứu trong thời gian tới đồng thời đưa ra ý kiến nhằm xây dựng đơn vị phát triển hơn Trong thời gian học tập qua với sự nhiệt tình tận tâm của quý thầy cô trường Đại Học sư phạm Hà Nội 2 em đã nhận được rất nhiều kiến thức phục vụ cho quá trình công tác và học tập của bản thân sau này Qua bài viết này em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô và cho phép em gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hồ Long Anh (2013), Vận dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Huế 2 Thomas Armstrong (2009, Người dịch: Mạnh Hải, Thu Hiền): Bảy loại hình thông minh, NXB Lao động 3 Thomas Armstrong (2011, Người dịch: Lê Quang Long): ĐTT trong lớp học, NXB Giáo dục 4 Vũ Hữu Bình (1998): Kinh nghiệm dạy Toán và học Toán (bậc THCS), NXB Giáo dục Việt Nam 5 Bộ Giáo dục & Đào tạo: Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông - Kinh nghiệm Quốc tế và ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, Hà Nội ngày 10 - 12/12/2012 6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): Chương trình GDPT, ban hành tháng 12 năm 2018 7 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ (2013): Vận dụng thuyết ĐTT trong dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, (kì 2 tháng 8/2013) 8 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2013): ĐTT - Ai cũng thông minh, Giáo dục và thời đại, (số chủ nhật 7/2013) 9 Trần Khánh Đức (2013): Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội 10 Howard Gardner (2012, dịch giả: Phạm Toàn, Phạm Anh Tuấn): Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, NXB Tri thức, Hà Nội 11 Lê Thị Thu Hà - Đoàn Anh Chung (2018): Lí thuyết đa trí tuệ của H.Gardner trong đánh giá HS tiểu học theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018 12 Võ Thanh Hà (2013): Đề tài cấp Viện “Nghiên cứu lý thuyết đa trí tuệ (Đa trí thông minh) và khả năng ứng dụng vào giáo dục tiểu học”, Mã số: V2012 - 16, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 13 Lê Thị Tuyết Hạnh (2017): Thuyết đa trí năng và ngầm định cho giáo dục, Tạp chí khoa học giáo dục, số 420, tr.75-78 14 Trần Huy Hoàng (2022): Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển trí tuệ của HS phổ thông đáp ứng yêu cầu phát huy tiềm năng của cá nhân theo tinh thần của Nghị quyết 29 – NQ/TW Thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016- 2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” Mã số: KHGD/16-20 15 Trần Thị Thanh Huyền (2020): Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học phần Thủ công – Kĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí Thông tin khoa học và rèn luyện nghề số 11 - 2020 16.Nguyễn Công Khanh (2009): Phát triển trí thông minh ở trẻ em theo mô hình Đa trí tuệ, Tạp chí Giáo dục, số 209 (kì 1 - 3/2009) 17 Nguyễn Bá Kim (2005): Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm 18 Nguyễn Bá Kim - Vương Dương Minh - Tôn Thân (1998): Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của HS qua môn toán ở trường THCS, NXB Giáo dục Việt Nam