1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài dự án đánh giá môn học môn tư duy sáng tạo và phát triển chủ đề sinh viên mới ra trường nên khởi nghiệp hay đi làm thuê

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh viên mới ra trường nên khởi nghiệp hay đi làm thuê?
Chuyên ngành Tư duy sáng tạo và phát triển
Thể loại Bài dự án đánh giá môn học
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 40,52 KB

Nội dung

BÀI DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC MÔN: TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Chủ đề: Sinh viên mới ra trường nên khởi nghiệp hay đi làm thuê? MỤC LỤC I Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 II Tổng quan lý thuyết 2 1 Khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp 2 1.1 Khởi nghiệp 2 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp .2 2 Làm thuê và các khái niệm liên quan .4 2.1 Làm thuê .4 2.2 Các khái niệm liên quan 4 III Nội dung phản biện 5 1 Khởi nghiệp 5 1.1 Ưu điểm 5 1.2 Nhược điểm 6 2 Làm thuê 8 2.1 Ưu điểm 8 2.2 Nhược điểm 9 IV Kết luận 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 I Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển, những thông tin từ internet mang lại ngày càng đa dạng Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường 1 càng có nhiều lựa chọn và nhiều hướng đi cho tương lai, như việc lựa chọn giữa khởi nghiệp để làm chủ hay đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm Trong những năm trở lại đây, khởi nghiệp là cụm từ “chiếm sóng” hầu khắp các phương tiện truyền thông Đây đang là xu hướng, mục tiêu và đích đến của nhiều bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận thử thách Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng cửa vào đời, việc lựa chọn giữa việc khởi nghiệp hay đi làm thuê là điều vô cùng khó khăn đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều va chạm Bên cạnh đó, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau đối với vấn đề này, người thì bảo nên khởi nghiệp vì cơ hội không đến nhiều lần trong đời, người lại bảo nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm và có nguồn thu nhập ổn định hơn Từ những lý do trên, em chọn chủ đề “Sinh viên mới ra trường nên khởi nghiệp hay đi làm thuê?” để phản biện với mong muốn có thể đem lại góc nhìn khách quan và đa chiều cho các bạn sinh viên đang còn phân vân và bối rối với con đường sự nghiệp của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết, phân tích đa chiều và nêu rõ ưu, nhược điểm của từng trường hợp khi lựa chọn khởi nghiệp để làm chủ hay làm thuê nhận lương hằng tháng Mục tiêu của bài tiểu luận là đưa ra góc nhìn toàn diện, đầy đủ và khách quan hơn cho các bạn sinh viên mới ra trường trong bối cảnh ở thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại 3 Đối tượng nghiên cứu Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu đối tượng là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học (độ tuổi từ 22-25 tuổi) II Tổng quan lý thuyết 1 Khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp 1.1 Khởi nghiệp Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Như Lee & cộng sự (2006) cho rằng tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm hay Sobel & King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế Vậy khởi nghiệp là gì? Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp Cụ thể, theo MacMillan (1993) định nghĩa khởi nghiệp (startup) là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở cửa hàng kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và làm giàu hay Hisrich & Drovensek (2002) cho rằng khởi nghiệp là quá trình tạo ra một cái gì đó mới mẻ, có giá trị bằng cách dành thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được sự độc lập về tiền tệ, trong đó có những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội đi kèm Còn theo Nga & Shamuganathan (2010), khởi nghiệp là sự theo đuổi các cơ hội làm giàu về mặt kinh tế thông qua 2 các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cá nhân trong môi trường hoạt động không chắc chắn với các nguồn lực hữu hình giới hạn Trong nghiên cứu này, khởi nghiệp sẽ được hiểu là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình (Koe, Sa’ari, Majid, & Ismail, 2012) Bên cạnh đó, việc bắt đầu khởi nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong số đó quan trọng nhất là ý định khởi nghiệp Theo Krueger và Brazeal (1994), ý định cho khởi nghiệp chính là tiền đề cho hành vi khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007) Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010) Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz & cộng sự, 2009) 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Dựa trên mô hình của Ajzen (1991), ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể dựa trên các yếu tố: - Thái độ đối với hành vi: Ajzen (1991) định nghĩa thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu cá nhân đối với việc thực hiện hành vi Đây cũng là mức độ mà cá nhân đánh giá hành vi được thực hiện có lợi hay không có lợi Trong nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành vi khởi nghiệp - Quy chuẩn chủ quan: Quy chuẩn chủ quan được định nghĩa là các áp lực xã hội đến từ gia đình, bạn bè, người thân hay những người quan trọng đối với cá nhân,… áp lực này có thể là sự kỳ vọng, ủng hộ hoặc không ủng hộ thực hiện hành vi khởi nghiệp, từ đó dẫn đến việc cá nhân sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi sau này (Ajzen, 1991) Ngoài ra, Bird (1988) cũng kết luận rằng một cá nhân sẽ lựa chọn thực hiện hành vi theo cách mà họ cảm nhận rằng những người khác trong xã hội mong chờ họ - Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi là quan niệm của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi, có liên quan đến những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như dự đoán những trở ngại trong tương lai 3 Trong một bài phân tích tổng hợp của 185 nghiên cứu thực nghiệm, Armitage và Conner (2001) đã kết luận, nhận thức kiểm soát hành vi trong lý thuyết hành vi dự định rất có hiệu quả đối với việc thúc đẩy cả về ý định lẫn hành vi khởi nghiệp của cá nhân - Giáo dục khởi nghiệp: Isaacs, Visser, Friedrich & Brijlal (2007) định nghĩa “giáo dục khởi nghiệp” là sự can thiệp có mục đích của các nhà giáo dục trong việc truyền đạt những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để người học có thểtồn tại được trong thế giới kinh doanh Theo Turker và Selcuk (2009), nếu một trường đại học cung cấp đầy đủ kiến thức và nguồn cảm hứng cho sinh viên, đặc biệt là những kiến thức về khởi nghiệp thì ý định lựa chọn thực hiện khởi nghiệp sẽ tăng lên - Kinh nghiệm: Theo Obschonka, Silbereisen & Schmitt-Rodermund (2010), kinh nghiệm trong nghiên cứu về khởi nghiệp được hiểu là những trải nghiệm trong việc làm của sinh viên (làm bán thời gian, theo hợp đồng,…) có liên quan đến kinh doanh T.T.Nguyen (2015) & Do (2016) bổ sung thêm kinh nghiệm còn là trải nghiệm ở các vị trí quản lý mà sinh viên từng đảm nhiệm (chẳng hạn quản lý cấp lớp, cấp đoàn thể trong nhà trường, câu lạc bộ,…) Như vậy, kinh nghiệm trong đề tài này sẽ được hiểu đồng thời theo quan điểm của các nghiên cứu trên - Đặc điểm tính cách: Theo Nga và Shamuganathan (2010), đặc điểm tính cách của một cá nhân được định nghĩa là mô thức thường xuyên của hành vi, suy nghĩ hay cảm xúc Đây là những đặc điểm bền vững, giải thích cho sự khác biệt của hành vi trong những tình huống tương tự nhau Kickul và Gundry (2002) khi nghiên cứu về đặc điểm tính cách đã đo lường yếu tố này với các biến quan sát liên quan đến sự đối mặt và vượt qua trở ngại, giỏi xác định cơ hội và thích được thử thách với hiện trạng.Trong đề tài này, đặc điểm tính cách sẽ được đo lường theo hướng tính cách chủ động dựa trên quan điểmcủaKickul và Gundry (2002) - Nguồn vốn: Theo Mazzarol, Volery, Doss & Thein (1999), nguồn vốn là một khía cạnh hay một đặc điểm kinh tế Trong bài nghiên cứu này, nguồn vốn được hiểu là tiền được sử dụng cho hoạt động khởi nghiệp Nguồn vốn có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác Thông qua nhiều nghiên cứu trước, các yếu tố nêu trên được giả định là đều có tác động tích cực đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên mới ra trường trong bài nghiên cứu này 4 2 Làm thuê và các khái niệm liên quan 2.1 Làm thuê Theo từ điển tiếng Việt, ‘làm thuê’ hay còn gọi là ‘làm công ăn lương’ là một động từ chỉ hành động làm việc cho người khác để đổi lấy tiền công Hay nói một cách cụ thể hơn, làm thuê nghĩa là bạn sẽ làm việc cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp và nhận lương vào cuối tháng Làm thuê sẽ có hợp đồng lao động và sự đồng ý thỏa thuận giữa hai bên Đây được xem là hình thức lao động phổ biến nhất 2.2 Các khái niệm liên quan Tiền lương: Là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động Phụ cấp: Là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động ngoài lương Bảo hiểm xã hội: Là chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm cuộc sống của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, chết, Bảo hiểm y tế: Là chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm giúp người lao động được khám chữa bệnh, mua thuốc men, khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp: Là chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm giúp người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi họ bị mất việc làm III Nội dung phản biện 1 Khởi nghiệp Khi sinh viên mới ra trường, trước khi quyết định khởi nghiệp thì cần có ý định là sẽ khởi nghiệp và ý định này được xác định dựa trên các yếu tố đã nêu ở phần II như: tính cách chủ động, bản lĩnh dám đối mặt với trở ngại, tính tự lập, dám chấp nhận rủi ro; nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình, người thân, bạn bè,… Tuy nhiên, trong số đó, yếu tố được xem là quan trọng nhất chính là nguồn vốn Vì để bắt đầu một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì phải đều cần vốn để trả chi phí mặt bằng, nhân công, thiết bị,… Mà đối với một bạn sinh viên mới tốt nghiệp sẽ chỉ có vốn trong hai trường hợp: một là tích góp và vay mượn, hai là có sự hỗ trợ từ gia đình, người thân Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, mức lương làm thêm tối thiểu của các bạn sinh viên chỉ dao động từ 15.600 đồng/giờ đến 22.500 đồng/giờ, không quá nhiều và rất khó để có thể tiết kiệm đủ và bắt đầu cho việc startup, còn nếu vay mượn thì rủi ro rất cao nếu không thành công bạn phải gánh một khoản nợ khổng lồ nên các bạn sinh viên ở trường hợp 1 thuộc nhóm đối tượng không thuận lợi khởi nghiệp khi vừa mới ra trường Vì 5 vậy, đối tưởng giả định sử dụng trong trường hợp này là những bạn sinh viên có sẵn nguồn vốn đến từ sự hỗ trợ của gia đình sẽ thuận lợi để khởi nghiệp hơn Theo thống kê hiện nay, ‘Chỉ số tinh thần khởi nghiệp’ (AESI) của Việt Nam đứng đầu thế giới và đứng thứ 2 về ‘Thái độ tích cực đối với khởi nghiệp’, có đến 3.000 công ty khởi nghiệp và con số này tăng gần gấp đôi so với năm 2015 Với sự gia tăng đáng kể này, có thể thấy chắn chắc việc khởi nghiệp có những ưu điểm và đem lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp 1.1 Ưu điểm - Ít bị ràng buộc bởi giới hạn: "Những người dưới 35 tuổi là những người tạo ra sự thay đổi mới" - nhà đầu tư mạo hiểm Vinod Khosla cho biết vào năm 2011 Giới trẻ không bị ràng buộc bởi bất kỳ giới hạn nào và cũng không nản lòng trước bất kỳ trở ngại nào Đây là những lý do tại sao họ sẵn sàng đặt cược tiền của mình vào những ý tưởng hoàn toàn mới, vượt trội, và cuối cùng có thể tạo nên một kết quả rực rỡ Không phân tích quá mức hay suy nghĩ quá nhiều, những người trẻ tuổi có tốc độ nhìn nhận và chấp nhận những điều mới nhanh hơn Họ cũng có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, mà rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao Như người sáng lập Snapchat, Evan Spiegel đã ra mắt ứng dụng chia sẻ ảnh của mình ở tuổi 23 và Dropbox, nền tảng lưu trữ tệp được thành lập bởi Drew Houston vào năm 24 tuổi - Chủ động và thoải mái về không gian và thời gian: Một điều không thể phủ nhận rằng khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm việc rất nhiều Thậm chí bạn phải làm việc 100 tiếng/ tuần, gấp đôi so với nhân viên văn phòng bình thường Tuy nhiên, đổi lại bạn có thể làm việc bất cứ khi nào và ở bất kỳ nơi đâu, chẳng hạn như bạn có thể lên công ty để làm việc hoặc có thể làm work from home tại nhà Khi bạn ốm hay cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể tự do nghỉ mà không cần phải xin phép hay sợ bị trừ lương, thưởng,… Thời gian hoàn toàn nằm trong tay bạn và bạn có toàn quyền tự quyết Ngoài ra, trừ giai đoạn đầu phải làm việc cực lực thì khi công ty đã đi vào quỹ đạo ổn định, bạn sẽ càng có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình hơn - Kiếm được nhiều tiền hơn, mang lại cơ hội tự do tài chính: Khi khởi nghiệp, một điều chắc chắn rằng số tiền bạn kiếm được sẽ không có một giới hạn nhất định nào cả và bạn cũng không phải trông chờ vào việc được sếp tăng lương Tùy thuộc vào năng lực của bạn, nếu thành công bạn có thể kiếm được 100.000$, 1 triệu $ hay thậm chí 10 triệu $ mỗi tháng Số tiền đó cao hơn rất nhiều lần so với mức lương nếu bạn đi làm thuê 6 Như anh Nguyễn Duy Thắng (SN 1984, Hà Nội) sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Xuất sắc ngành Mỹ thuật tại trường Đại học mở Hà Nội, anh từ chối lời mời của nhà trường để làm giảng viên mà quyết định khởi nghiệp với bút tre nghệ thuật Đến năm 2014, anh đã thành lập công ty TNHH TM Dinet và đạt mức doanh thu hàng năm lên gần 1 tỷ đồng - Có cơ hội để phát triển kỹ năng tự học: Khởi nghiệp là cơ hội để bạn tự học rất tốt bởi vì sẽ không có bất kỳ ai “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn bạn phải làm thế nào Thay vào đó, bạn phải tự mày mò học tập nhiều kỹ năng mới nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình như kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian và tự học thêm nhiều kiến thức ở các lĩnh vực như tài chính, đầu tư, kế toán,… Do đó, khởi nghiệp sẽ là cơ hội giúp bạn phát triển thêm các kỹ năng tự học và quản lý chính mình Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì việc mới ra trường mà quyết định khởi nghiệp cũng tồn tại một vài nhược điểm đối với các bạn sinh viên 1.2 Nhược điểm - Thiếu kinh nghiệm: Sinh viên mới ra trường chắc chắn vẫn sẽ còn thiếu sót về mặt kinh nghiệm, để có thể điều hành một doanh nghiệp thì bạn cần hiểu rõ về thị trường bằng cách va chạm và đúc kết từ những trải nghiệm thực tế Sự thiếu kinh nghiệm này có thể dẫn đến thua lỗ hay nghiêm trọng hơn là thất bại trong việc khởi nghiệp - Phải chịu áp lực cao: Việc tự kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu rất nhiều áp lực, bạn sẽ phải lo lắng và suy nghĩ về các để quản lý doanh nghiệp của mình ra sao Thay vì việc đi làm thuê bạn chỉ cần giỏi trong một chuyên môn nào đó thì khởi nghiệp bạn sẽ cần sự hiểu biết mọi lĩnh vực Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm chủ, bạn sẽ phải kiểm soát tất cả các hoạt động Bạn sẽ phải tự mình thực hiện tất cả các công việc từ làm giấy tờ, đến chuẩn bị và tính toán Đôi khi chuyên môn của bạn là thiết kế, nhưng khi khởi nghiệp bạn buộc phải kiêm luôn các chức vụ khác như quản trị, kế toán, marketing để vận hành doanh nghiệp của mình - Thu nhập không ổn định, tỷ lệ thất bại và thua lỗ cao: Khi đi làm thuê bạn sẽ được đảm bảo về việc trả lương hàng tháng, nhưng nếu bắt đầu khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp, bạn phải thực hiện điều ngược lại và chi trả cho nhiều loại chi phí khác nhau như phí thuê văn phòng, phí điện nước, tiền lương nhân viên,… Do đó, điều kiện tiên quyết trước khi bắt đầu khởi nghiệp là phải có số tiền đủ lớn để chi cho các khoản vừa được đề cập 7 Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần nếu công việc kinh doanh không thành công, thì sẽ không còn gì cả Điều này cũng có thể gây ra những mâu thuẫn trong các mối quan hệ xung quanh và dễ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe của bạn Tóm lại, ai khởi nghiệp cũng hi vọng mình sẽ thành công và chỉ khi thành công thì mới có thể hưởng được lợi ích từ những ưu điểm nêu trên Tuy nhiên, theo Giáo sư Phan Văn Trường – người đã có kinh nghiệm hơn 40 năm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia cũng như từng tiếp xúc nhiều doanh nghiệp chia sẻ bốn trường hợp khởi nghiệp dễ thành công và ít rủi ro bao gồm: - Khởi nghiệp khi đã lớn tuổi: Xác suất thành công cao do chính những thất bại khi còn trẻ sẽ giúp ta tránh lặp lại những sai lầm và quan trọng là có sẵn nguồn vốn - Dựa vào doanh nghiệp lớn: Nghĩa là những nhóm trẻ hỗ trợ cho một doanh nghiệp đã lớn mạnh có thêm sản phẩm trên một thị phần chưa hoặc ít được khai phá, hoặc giúp họ tăng thêm hiệu năng, lấy thêm khách hàng Ví dụ, những ứng dụng được Apple cho phép gắn vào iPhone đã giúp cho đời sống của người sử dụng vui hơn, lý thú hơn Nó đã giúp cho máy điện thoại thông minh tăng số lượng chức năng hữu ích - Đón đầu xu hướng mới của xã hội tiêu dùng: Một minh chứng nổi tiếng là việc IBM đã mở cuộc đấu thầu về việc viết một phần mềm – thứ sẽ trở thành Windows sau này, chính điều này đã giúp Microsoft vương lên vị trí số 1 trong giới công nghệ - Khởi nghiệp trên ý tưởng cũ: Dựa vào những ý tưởng cũ, nếu ta biết điều chỉnh cho đúng thị hiếu, đúng nhu cầu của thế hệ tiêu dùng mới thì việc startup vẫn có cơ hội thành công cao Từ những trường hợp trên, có thể thấy việc khởi nghiệp muốn thành công thì những kinh nghiệm và trải nghiệm là vô cùng quan trọng, nhưng hầu hết sinh viên mới ra trường hiện nay lại không thể đáp ứng, dẫn đến việc khởi nghiệp dễ bị thất bại 2 Làm thuê Khác với khởi nghiệp, làm thuê không cần quá nhiều điều kiện vì nó là hình thức lao động phổ biến nhất Nhưng giống như khởi nghiệp, việc làm thuê cũng sẽ có hai mặt ưu và nhược điểm 2.1 Ưu điểm - Thu nhập ổn định, quyền lợi được đảm bảo: 8 Trái với nguồn thu không ổn định của việc khởi nghiệp, nếu đi làm thuê bạn sẽ được đảm bảo về thu nhập hơn do được nhận lương đều đặn và ổn định vào mỗi tháng Bên cạnh đó, khi đi làm thuê tại công ty bạn còn được hưởng thêm các chế độ đãi ngộ và phụ cấp như tiền xăng xe, quà tặng sinh nhật, du lịch hằng năm,… được công ty đóng các loại bảo hiểm cơ bản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Và trong trường hợp thất nghiệp bạn vẫn sẽ được hưởng mức trợ cấp từ việc đóng bảo hiểm thất nghiệp Với nhiều công ty tốt hơn, sẽ có thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn, bạn sẽ nhận được các dịch vụ từ công ty như bảo hiểm y tế cho người thân, thẻ tập gym,… - Cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn: Việc khởi nghiệp dù thoải mái về thời gian hơn nhưng thời gian làm việc lại không cố định có lúc rất rảnh cũng có lúc lại rất bận phải làm việc 24/7, còn khi làm thuê, bạn sẽ được làm trong một môi trường có quy củ, kỉ luật nghĩa là bạn sẽ làm việc theo đúng thời gian quy định (thường là từ 8h đến 12h và từ 13h30 đến 17h30) Ngoài ra, Bộ Luật lao động 2019 còn quy định cụ thể thời gian làm việc bình thường không được quá 8h trong 1 ngày và không quá 48h trong 1 tuần, được hưởng các nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, Do đó, bạn sẽ cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần - Nâng cao kỹ năng, kiến thức: Nếu khởi nghiệp cần phải bạn phải tự học nhiều, thì khi đi làm thuê bạn sẽ được hướng dẫn và nâng cao các kỹ năng như tin học văn phòng, giao tiếp, làm việc nhóm Ngoài ra, ở nhiều công ty còn có những chương trình đào tạo giúp nâng cao kiến thức cho nhân viên như khóa ABC Young Leader hay Business Concept Development Vì vậy, bạn khi đi làm bạn sẽ có cơ hội phát triển cả về kỹ năng lẫn kiến thức trong cuộc sống 2.2 Nhược điểm - Không tạo ra nhiều lợi nhuận như khởi nghiệp: Khởi nghiệp thành công sẽ đem lại cho bạn mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với đi làm thuê Vì dù làm nhiều hay ít bạn đều nhận được mức lương cố định đều đặn hằng thán hoặc nếu có thêm tiền thưởng thì cũng khó để bằng mức lợi nhuận mà khởi nghiệp đem lại Vì vậy, nếu làm thuê trừ khi bạn lên đến mức giám đốc với mức lương vài chục đến vài trăm triệu mỗi tháng còn không thì khó trở thành người giàu có và đạt tới ước mơ tự do tài chính - Gò bó về thời gian: Mặc dù việc làm việc theo thời gian cố định sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn, nhưng ngược lại nó cũng ít nhiều khiến bạn bị gò bó Chẳng hạn như, nhiều lúc bạn muốn đi du lịch hay cảm thấy burn out mất động lực làm việc và cần thời gian để nghỉ ngơi thì phải làm thủ tục xin phép và đôi khi còn không được 9 duyệt do hết thời hạn nghỉ phép hoặc công ty thiếu người,… Do đó, việc đi làm ở công ty sẽ có những gò bó về thời gian hơn so với việc khởi nghiệp - Giới hạn bởi nhiều quy tắc: Khi đi làm thuê, bạn có thể sẽ không có quyền làm những gì mình thích, không được đồng hành với người cùng chí hướng, thậm chí không được chọn vị trí ngồi mình mong muốn Mọi việc đều phải thực hiện một cách quy củ theo nội quy của tổ chức, doanh nghiệp đề ra Ngoài ra, công ty còn đặt ra các chế tài xử phạt nếu bạn vi phạm như đi làm trễ, nghỉ không phép, làm việc riêng,… Tóm lại, với trường hợp làm thuê, bên cạnh sự ổn định về nhiều mặt thì lại có một bất cập rất lớn là khó để thành công Thước đo thành công ở đây được giả định là dựa trên mức thu nhập, nghĩa là khi đi làm thuê bạn khó có thể trở nên giàu có, khó để đạt được tự do tài chính Nguyên nhân chủ yếu là do: - Mức thuế cao: Chênh lệch thuế suất giữa các đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân ở mức cao dẫn đến người làm thuê sẽ phải đóng thuế cao hơn người kinh doanh (khởi nghiệp) dù cùng mức thu nhập Cụ thể, một phụ nữ sinh năm 1992 có hộ khẩu tại Q.Cầu Giấy (TP.Hà Nội) thực hiện kê khai và nộp số thuế thu nhập cá nhân lên đến 23,4 tỉ đồng cho khoản thu nhập 330 tỉ đồng, thu nhập này đến từ công việc sáng tạo phần mềm đăng tải trên Google Play và App Store Tính ra, mức thuế khoảng 7% Trong khi đó, các cá nhân làm công ăn lương nếu có thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên phải chịu ngưỡng thuế cao nhất, lên tới 35% - Chi tiêu không kiểm soát: Ngày nay, các bạn trẻ thường không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, làm bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu Đặc biệt là sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử như shopee, tiki,… khiến cho việc mua sắm dễ dàng và ta sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những thứ không cần thiết - Chỉ lo tiết kiệm: Tiết kiệm là điều cần thiết, không ai có thể phủ nhận chuyện đó Nhưng tiết kiệm không thôi sẽ khó có thể khiến bạn giàu lên Nhịn uống Starbucks và tự làm cà phê ở nhà có thể tiết kiệm cho bạn được 100 nghìn chứ chẳng làm cho bạn có thêm được 100 nghìn Thực tế bạn chỉ đang có một thu nhập ổn định và một khoản tiền tiết kiệm được phân ra từ thu nhập chính đó mà thôi Từ những nguyên nhân trên, trừ mức thuế do Nhà nước quy định thì hai nguyên nhân còn lại bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết và gia tăng thu nhập bằng cách đầu tư vào các kênh ít rủi ro như trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… 10 IV Kết luận Từ những phân tích trên, có thể thấy dù khởi nghiệp hay làm thuê đều sẽ có hai mặt ưu và nhược Khởi nghiệp dù mang lại cơ hội thành công cao nhưng cần nhiều điều kiện cả về mặt tài chính, kiến thức và kinh nghiệm, không có nhiều cơ hội để sai và sửa Còn làm thuê, dù khó đạt được mức thu nhập cao nhưng lại có sự ổn định, ít áp lực cho ta cơ hội học hỏi và sửa chữa sai lầm Vì vậy, không có lựa chọn nào là sai cũng không có lựa chọn nào là đúng, nó phụ thuộc vào bản thân mỗi người và nhiều yếu tố đi kèm khác Nếu cảm thấy bản thân dám mạo hiểm, không sợ thất bại và có đủ các yếu tố trên thì có thể chọn khởi nghiệp, còn nếu thích sự ổn định, an toàn và thấy mình còn nhiều thiếu sót thì nên làm thuê Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng sinh viên mới ra trường nên chọn làm thuê để tích lũy kinh nghiệm, để nhìn nhận bản thân, tích cách của mình có thật sự phù hợp với việc khởi nghiệp hay không rồi tương lai sẽ đưa ra sự lựa chọn giữa hai con đường nay Còn nếu vừa ra trường đã khởi nghiệp thì rủi ro thất bại rất cao, do hiện nay số lượng công ty startup mở ra nhiều và đóng cửa cũng nhiều, do tính cạnh tranh, đào thải cao và đặc biệt là sự suy thoái của nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại lại càng không phải là một thời điểm thích hợp để khởi nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tiên, N T T., & Việt, C Q (2016) Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM – Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 11(3), 102-111 2 Hiền, V V (2021) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Tiền Giang Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh-Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, 16(2), 170-192 3 Tsai, S D., & Lan, T T (2006) Development of a startup business—A complexity theory perspective National Sun Yat-Sen University, Kaohsiung, Taiwan, 23 4 Khởi nghiệp khi còn trẻ: Ưu và nhược điểm mà người trẻ có thể không nhận ra https://makeitvietnam.com/khoi-nghiep-khi-con-tre-uu-va-nhuoc-diem- ma-nguoi-tre-co-the-khong-nhan-ra 5 Nên khởi nghiệp hay đi làm thuê? Hướng đi nào cho giới trẻ https://yuanta.com.vn/tin-tuc/nen-khoi-nghiep-hay-di-lam-thue-huong-di- nao-cho-gioi-tre#ftoc-heading-6 11

Ngày đăng: 25/03/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w