1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng trong hoạt động thương mại

12 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sưu tầm pháp luật 12 quốc gia trên thế giới về nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Trên cơ sở đó, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam. Đề thi kết thúc học phần môn Hợp đồng trong hoạt động thương mại HLU

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỀ BÀI: TL HĐTM.05 Sưu tầm pháp luật 1-2 quốc gia trên thế giới về nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính Trên cơ sở đó, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam Họ và Tên : ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN MSSV : 432324 LỚP : N01-TL1 Hà Nội, 2023 MỤC LỤC I Một số vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp tại Việt Nam 1 1 Khái niệm và bản chất của bán hàng đa cấp 1 2 Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp 2 II Pháp luật Việt Nam về nhận diện hành vi BHĐC bất chính - so sánh với pháp luật Malaysia và Đài Loan 3 1 Khái quát về BHĐC bất chính 3 2 Nhận diện hành vi BHĐC bất chính theo pháp luật Malaysia và Đài Loan 3 a Pháp luật Malaysia về nhận diện hành vi BHĐC bất chính 4 b Pháp luật Đài Loan về nhận diện hành vi BHĐC bất chính 5 3 Pháp luật Việt Nam về nhận diện hành vi BHĐC bất chính 6 III Bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật Malaysia và Đài Loan về nhận diện hành vi BHĐC bất chính 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 I Một số vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp tại Việt Nam 1 Khái niệm và bản chất của bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp (BHĐC) được biết đến như một phương thức kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động tiếp thị, phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay Khái niệm và bản chất của BHĐC vẫn được bàn luận nhiều trên thế giới Bản thân cách gọi tên phương thức kinh doanh này cũng rất đa dạng, ví dụ như tại Việt Nam sử dụng thuật ngữ “bán hàng đa cấp”, hoặc gần đây là “kinh doanh theo phương thức đa cấp”, thì Hàn Quốc lại sử dụng thuật ngữ “bán hàng tận cửa” (door to door selling), hay một số cách gọi khác như “tiếp thị đa cấp” hay “bán hàng theo mạng” (network selling) cũng được sử dụng hết sức phổ biến Bàn về khái niệm của BHĐC, hiện nay có nhiều học giả trên thế giới đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm riêng, nhưng tựu chung lại có thể hiểu: “BHĐC là một dạng của bán hàng trực tiếp, được chia thành nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau Người tham gia mạng lưới BHĐC được hưởng hoa hồng từ việc bán hàng của mình và của mạng lưới bán hàng cấp dưới do mình quản lý.”1 Như vậy, về mặt bản chất, BHĐC là một phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá Tuy nhiên, khác với bán lẻ theo phương thức truyền thống (retail selling) là các sản phẩm được bán tới người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối thì BHĐC lại là một hình thức bán hàng trực tiếp (direct selling) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; người phân phối ban đầu có quyền bảo trợ thêm người tham gia mới vào mạng lưới bán hàng và hưởng hoa hồng trên khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người được bảo trợ tiêu thụ được Hàng hóa được bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng không thông qua những địa điểm bán lẻ cố định; thù lao mà những người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn là: Hoa hồng trực tiếp (được tính trên doanh số bán hàng trực tiếp của người tham gia và của những người tham gia cấp dưới được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận) và Hoa hồng gián tiếp (khoản tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia) BHĐC tập hợp đội ngũ các nhà phân phối độc lập, họ tự do hoạch định kế hoạch làm việc cũng như thời gian thực hiện, lại không cần phải bỏ vốn lớn nên không chịu sự mạo hiểm về tài chính, không cần văn phòng và không trả lương người làm thuê Nhờ những ưu điểm này mà số người tham gia vào đội ngũ các nhà phân phối ngày càng tăng, việc mở rộng mạng lưới phân phối cũng diễn ra nhanh chóng 1 Trần Ngọc Dung, “Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2021, tr.36 1 2 Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp Ở Việt Nam, thuật ngữ “bán hàng đa cấp” là một khái niệm mới và lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Luật Cạnh tranh 2004 Theo đó, Luật này không định nghĩa trực tiếp BHĐC là gì mà thay vào đó là liệt kê ba điều kiện để một phương thức bán hàng được coi là BHĐC Cụ thể: (i) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; (ii) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; (iii) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận2 Tuy nhiên, khi Luật Cạnh tranh 2018 ra đời thì BHĐC không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh nữa Sau đó, Chính phủ đã ban hành riêng Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp Theo Nghị định này, thuật ngữ “bán hàng đa cấp” được đổi thành “kinh doanh theo phương thức đa cấp” và được hiểu như sau: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới”3 Có thể thấy rằng, cách định nghĩa của Nghị định 40/2018/NĐ-CP có tính khái quát cao hơn so với Luật Cạnh tranh 2004 trước đây Ở đây, cần lưu ý rằng, trong khi Nghị định 40/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa “kinh doanh theo phương thức đa cấp”, thì Luật Cạnh tranh 2004 lại chỉ đưa ra định nghĩa “bán hàng đa cấp” Mặc dù “kinh doanh” rõ ràng là từ có ý nghĩa rộng hơn “bán hàng”, nhưng sự thay đổi này không đồng nghĩa với việc pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không phải hàng hoá Thực tế, Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ ràng rằng “Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”4 Như vậy, mặc dù có sự khác biệt về từ ngữ, song về mặt bản chất, từ trước tới nay, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận và cho phép kinh doanh đa cấp đối với hàng hoá 2 Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 3 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP 4 Khoản 1 Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP 2 II Pháp luật Việt Nam về nhận diện hành vi BHĐC bất chính - so sánh với pháp luật Malaysia và Đài Loan 1 Khái quát về BHĐC bất chính Bàn về thuật ngữ “bán hàng đa cấp bất chính”, trên thế giới hiện sử dụng những tên gọi khác nhau như: illegal multi - level marketing (tiếp thị đa cấp bất chính), illegal polyhierarchy (đa cấp bất chính) hay pyamid scheme (mô hình kim tự tháp) Theo từ điển tiếng Việt, “bất chính” được định nghĩa là “không chính đáng, trái đạo đức, trái pháp luật”5 Như vậy, “bán hàng đa cấp bất chính” có thể hiểu là việc thực hiện BHĐC trái pháp luật, trái đạo đức BHĐC bất chính có một số đặc điểm cơ bản như: (i) việc tăng số lượng thành viên tham gia vào hệ thống được đề cao hơn việc bán sản phẩm; từ đó, lợi nhuận có được phụ thuộc vào việc tiếp nhận thành viên mới; (ii) doanh nghiệp BHĐC không có sản phẩm hoặc sản phẩm không có giá trị hoặc sản phẩm được định giá quá cao so với chất lượng; (iii) các thành viên mới muốn tham gia mạng lưới bán hàng này phải đóng một khoản tiền khá cao; (iv) số lượng các thành viên càng ngày càng đông, cho tới khi bão hòa thị trường xảy ra, không thể tiếp nhận thêm thành viên mới và những người mới ở tầng đáy sẽ là những người thiệt hại, các thành viên trên “đỉnh chóp của kim tự tháp” là những người duy nhất đạt được nguồn lợi tài chính Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, BHĐC bất chính là việc một chuỗi nhóm những người cũng tham gia thành hệ thống, được chia thành nhiều tầng, trong đó những người thuộc tầng cuối cùng sẽ trả tiền cho một vài người ở tầng cao nhất BHĐC bất chính gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, người tiêu dung cũng như toàn thể xã hội Do đó, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều có những quy định rất chặt chẽ để kiểm soát loại hình kinh doanh đặc thù này Một số quốc gia như Singapore, Bangladesh, … cấm hoàn toàn hoạt động BHĐC Một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia hay Việt Nam thì cho phép hoạt động BHĐC nhưng kiểm soát chặt chẽ về điều kiện, hoạt động kinh doanh và nghiệm cấm mọi hành vi BHĐC bất chính 2 Nhận diện hành vi BHĐC bất chính theo pháp luật Malaysia và Đài Loan Cả hai quốc gia Malaysia và Đài Loan đều không cấm hoàn toàn hành vi BHĐC mà chỉ đưa ra những biện pháp kiểm soát hành vi BHĐC bất chính Đây được coi là điểm tương đồng lớn với pháp luật Việt Nam hiện hành Ngoài ra, hai quốc gia này còn có sự tương đồng với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam Đây đều là những quốc gia châu Á có nền kinh tế “mới nổi”, điều kiện kinh tế - xã 5 Từ điển tiếng Việt Soha, http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/B%E1%BA%A5t_ch%C3%ADnh, truy cập ngày 17/11/2023 3 hội mặc dù có phát triển hơn nhưng lại không quá chênh lệch với Việt Nam Thị trường BHĐC tại các quốc gia này cũng mới phát triển và có nhiều điểm tương đồng với nước ta Do đó, việc so sánh và học hỏi kinh nghiệm từ hai quốc gia này trong việc ngăn chặn, kiểm soát hoạt động BHĐC bất chính sẽ dễ được tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam ta a Pháp luật Malaysia về nhận diện hành vi BHĐC bất chính Malaysia là một trong số ít những quốc gia Đông Nam Á có “thái độ cởi mở” với hoạt động BHĐC Hoạt động BHĐC phát triển mạnh mẽ và rộng khắp quốc gia này trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây Pháp luật Malaysia hiện có nhiều quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ phương thức kinh doanh này Hiện nay, đạo luật chính điều chỉnh hoạt động BHĐC tại Malaysia là Đạo luật số 500 về Bán hàng trực tiếp và chống mô hình kim tự tháp bất chính năm 19936 (sau đây gọi tắt là “Đạo luật số 500”) Tuy nhiên, trong đạo luật này không có quy định rõ ràng về khái niệm của BHĐC Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp Malaysia (Direct Selling Association of Malaysia – DSAM) có đưa ra khái niệm về BHĐC là “một phương pháp tiếp thị có đặc điểm nổi bật là người bán hoặc nhà bán lẻ trực tiếp bắt đầu tiếp xúc với khách hàng tiềm năng thay vì đợi khách hàng đến cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh cố định nào đó Do đó, người bán trực tiếp hoặc nhà bán lẻ trực tiếp là người bán các sản phẩm tiêu dùng và cung cấp dịch vụ bằng cách tiếp xúc cá nhân trực tiếp với người tiêu dùng Thường thì địa điểm là nhà của người tiêu dùng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy”7 Mặc dù không đưa ra định nghĩa cụ thể về BHĐC nhưng Đạo luật số 500 lại quy định rất chi tiết và rõ ràng về cách nhận diện hành vi BHĐC bất chính Theo đó, BHĐC bất chính theo mô hình kim tự tháp được định nghĩa “là bất kỳ mô hình, sự sắp xếp, kế hoạch, hoạt động hoặc quy trình dây chuyền nào có tất cả hoặc bất kỳ tính năng nào được ghi nhận trong Phụ lục”8 Phụ lục đính kèm theo Đạo luật này quy định chi tiết 10 dấu hiệu của một mô hình BHĐC bất chính, cụ thể: Thứ nhất, việc quảng bá cho chương trình hoặc việc trả tiền thưởng hoặc các lợi ích khác chỉ hoặc chủ yếu thông qua tuyển dụng hoặc giới thiệu những người tham gia vào chương trình, kế hoạch, hoạt động của chuỗi kim tự tháp chứ không phải là việc bán hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình của những người tham gia 6 Tên gốc tiếng Anh: Direct sales and Anti-Pyramid Scheme Act 1993, (https://www.kpdn.gov.my/images/dokumen/awam/perundangan/AktaBI/7-bi-Direct-Sales-and-Anti-Pyramid-Scheme- Act-1993-reprint-2013.pdf, truy cập 17/11/2023) 7 “What is Direct Selling?”, Trang thông tin chính thức của Direct Selling Association of Malaysia (DSAM), https://dsam.org.my/what-is-direct- selling/#:~:text=THE%20DIFFERENCE%20%26%20SIMILARITIES-,CONVENTIONAL%20DISTRIBUTION%20SY STEM%20%26%20DIRECT%20SELLING,some%20permanent%20place%20of%20business, truy cập ngày 17/11/2023 8 Điều 27A Đạo luật số 500 về Bán hàng trực tiếp và chống mô hình kim tự tháp bất chính năm 1993 4 Thứ hai, tiền thưởng được trả cho những người tham gia hoặc các lợi ích khác mà những người tham gia nhận được chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người khác vào chương trình, kế hoạch, hoạt động hoặc quy trình chuỗi hình tháp hơn là việc bán hàng hóa, dịch vụ hoặc vô hình tài sản của những người tham gia hoặc những người khác Thứ ba, một hợp đồng hoặc tuyên bố bằng văn bản mô tả các điều khoản quan trọng của thỏa thuận không được cung cấp cho những người tham gia vào chương trình bán hàng đa cấp Thứ tư, việc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình hoặc việc phải trả một khoản tiền tối thiểu được áp dụng như một điều kiện bắt buộc để có thể đủ tư cách thành viên tham gia vào hệ thống, để nhận tiền thưởng hoặc bất cứ một lợi ích nào khác từ hệ thống Thứ năm, những người tham gia bị ép buộc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình với số lượng không hợp lý vượt quá dự kiến để được bán lại hoặc tiêu thụ trong một khoảng thời gian hợp lý Thứ sáu, không có chính sách hoàn lại tiền cho hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình được mua bởi người tham gia hoặc người tiêu dùng Thứ bảy, chính sách mua lại của người điều hành hệ thống đối với hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình hiện có thể bán được trên thị trường theo yêu cầu của người tham gia trong các điều khoản hoặc thỏa thuận hợp lý không tồn tại Thứ tám, yêu cầu nghiêm ngặt đến mức không hợp lý của hệ thống để người tham gia đủ điều kiện được trả tiền thưởng hoặc các lợi ích khác Thứ chín, không cho phép người tham gia rút lui khỏi hệ thống Thứ mười, những người tham gia được phép hoặc khuyến khích mua nhiều hơn một vị trí hoặc quyền tham gia vào hệ thống b Pháp luật Đài Loan về nhận diện hành vi BHĐC bất chính Hoạt động BHĐC du nhập vào Đài Loan từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 Mặc dù thái độ của công chúng đối với hoạt động này không mấy tích cực nhưng BHĐC vẫn phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến với người tiêu dùng của quốc gia này9 Hiện nay, hoạt động BHĐC được điều chỉnh bởi Luật giám sát tiếp thị đa cấp 201410 Đây được coi là luật chuyên ngành quy định riêng về hoạt động BHĐC và các biện pháp chống BHĐC bất chính Theo đó, Điều 3 của Luật này định nghĩa 9 “Multi-level Marketing’s Deep Roots in Taiwan”, AmCham Taiwan Business Topic, https://topics.amcham.com.tw/2020/02/multi-level-marketing-taiwan/, truy cập ngày 18/11/2023 10 Tên tiếng Anh: Multi-Level Marketing Supervision Act – tên gốc tiếng Trung: 多 層 次 傳 銷 管 理 法 (https://law.moj.gov.tw/ENG/LawClass/LawAll.aspx?pcode=J0150017, truy cập ngày 18/11/2023) 5 “Bán hàng đa cấp là hoạt động tiếp thị nhằm thiết lập tổ chức đa cấp bằng cách cho người tham gia giới thiệu những người mới tham gia vào doanh nghiệp bán hàng đa cấp và quảng bá, bán hàng hóa hoặc dịch vụ” Việc quản lý BHĐC và ngăn chặn hành vi BHĐC bất chính được quy định chi tiết tại Chương 3 Luật này, đặc biệt là tại Điều 18 và Điều 19 Theo đó, Điều 18 quy định rằng “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải lấy người tham gia quảng bá, bán hàng hóa, dịch vụ với giá hợp lý trên thị trường là thu nhập chính của mình, thay vì thu nhập chủ yếu bằng cách giới thiệu người mới tham gia” Đây được xem là một điều khoản nằm chống lại mô hình kim tự tháp đa cấp bất chính với mục tiêu hàng đầu là thu hút người tham gia thay vì bán sản phẩm Ngoài ra, Điều 19 của Luật này cũng quy định rõ những hành vi mà doanh nghiệp BHĐC và người tham gia không được phép tiến hành, cụ thể: “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào sau đây: 1 Yêu cầu người tham gia trả bất kỳ khoản phí nào rõ ràng là không tương xứng với chi phí dưới danh nghĩa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, cuộc họp, quảng cáo hoặc các hoạt động tương tự khác; 2 Yêu cầu người tham gia phải trả bất kỳ khoản đặt cọc bảo đảm nào, tiền phạt vi phạm hoặc các khoản phí khác mà rõ ràng là không hợp lý; 3 Yêu cầu một người tham gia mua hàng hóa với số lượng mà một người bình thường không thể bán hết trong một thời gian ngắn, trừ khi người ta đồng ý rằng giá chỉ được trả sau khi hàng hóa được bán lại; 4 Dành sự ưu đãi cho những người cụ thể theo cách trái với tổ chức hoặc kế hoạch bán hàng đa cấp và do đó gây tổn hại đến quyền và lợi ích của những người tham gia khác; 5 Yêu cầu người tham gia mua hoặc cấp phép người tham gia trong hai hoặc nhiều tổ chức bán hàng đa cấp quá mức; 6 Yêu cầu một người tham gia thực hiện các nghĩa vụ rõ ràng là không công bằng Người tham gia không được thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 1, khoản 3, 5, 6 đối với những người mà họ giới thiệu tham gia.” 3 Pháp luật Việt Nam về nhận diện hành vi BHĐC bất chính Hiện nay, Nghị định 40/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 18/2023/NĐ-CP) là văn bản pháp luật chủ đạo điều chỉnh hoạt động BHĐC tại Việt Nam Trong Nghị định này không quy định cụ thể thế nào là BHĐC bất chính, thay vào đó liệt kê những hành vi bị cấm khi thực hiện BHĐC tại Điều 5 Vì vậy, có thể hiểu hành vi BHĐC bất chính là những hành vi bị cấm trong các văn bản pháp luật 6 đối với hình thức kinh doanh này Theo đó, doanh nghiệp BHĐC bất chính được nhận diện qua các hành vi sau11: (i) Yêu cầu đặt cọc, nộp tiền tham gia hoặc bắt buộc mua hàng hóa khi tham gia; (ii) Cho người tham gia nhận tiền từ việc tuyển dụng người mới; (iii) Cho người tham gia đầu tư nhiều mã số, ký nhiều hợp đồng; (iv) Cung cấp thông tin gian dối về sản phẩm; (v) Cung cấp thông tin gian dối về cơ hội kinh doanh Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về các dấu hiệu nhận diện đối với hành vi BHĐC bất chính, mà mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các hành vi bị cấm trong hoạt động BHĐC III Bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật Malaysia và Đài Loan về nhận diện hành vi BHĐC bất chính Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các quy định của pháp luật Malaysia và Đài Loan – hai quốc gia châu Á có nhiều nét tương đồng về tình hình kinh tế - xã hội với Việt Nam, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng, sự chưa chặt chẽ trong quy định về loại hình kinh doanh đặc thù này Vì thế, em xin đưa ra một vài kiến nghị như sau: Thứ nhất, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về BHĐC bất chính Hiện nay, trên thế giới, pháp luật của nhiều quốc gia đã phân định rạch ròi hai thuật ngữ là BHĐC (multi-level marketing) và BHĐC bất chính (illegal multi-level marketing), từ đó làm rõ ranh giới về tính hợp pháp và bất hợp pháp của các hành vi này Điển hình như pháp luật Đài Loan, theo phân tích ở trên, quốc gia này đã quy định rất rõ ràng về hai khái niệm trên tại Điều 3 và Điều 18 Luật giám sát tiếp thị đa cấp 2014; hay pháp luật Malaysia dù không định nghĩa về BHĐC nhưng lại quy định vô cùng chi tiết và chặt chẽ về các dấu hiệu nhận diện hành vi BHĐC bất chính Ngoài ra, việc quy định rõ ràng về BHĐC hợp pháp và “bất chính” còn giúp tránh nhầm lẫn với các vi phạm BHĐC khác mà không có dấu hiệu bất chính12 Cách quy định liệt kê các hành vi bị cấm trong BHĐC của Việt Nam hiện nay không thể làm rõ bản chất trên của BHĐC bất chính, cũng như không thể giúp phân biệt được BHĐC bất chính với các hành vi vi phạm pháp luật về BHĐC khác nhưng không có dấu hiệu “bất chính” Do đó, việc quy định rõ khái niệm, bản chất của BHĐC bất chính là vô cùng cần thiết trong việc giúp các chủ thể nhận diện được hành vi này trên thực tế 11 Nguyễn Ngọc Hà, “Bán hàng đa cấp bất chính và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống hành vi vi phạm pháp luật”, Tạp chí Nghề luật, số 09/2021, tr 42-43, https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/328431/CVv358S92021041.pdf, truy cập 18/11/2023 12 Trần Ngọc Dung, “Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2021, tr 121 7 Thứ hai, nên mở rộng đối tượng được kinh doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm cả hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại Hiện nay, theo Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 18/2023/NĐ-CP) thì “mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm”, tức có thể coi việc kinh doanh đa cấp đối với mặt hàng dịch vụ tại Việt Nam là một hành vi BHĐC bất chính Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều đã công nhận phương thức kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ, bao gồm cả Malaysia và Đài Loan Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ, việc người tham gia sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp quảng bá và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng và được doanh nghiệp trả hoa hồng trích từ phí dịch vụ thu được – tức là mô hình kinh doanh đa cấp đối với dịch vụ - hoàn toàn khả thi và sẽ đóng góp một vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của ngành này Hơn nữa, việc mở rộng thêm đối tượng kinh doanh là dịch vụ trong hoạt động kinh doanh đa cấp là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam Theo đó, kể từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã cam kết về việc mở cửa thị trường hàng hóa, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và cam kết đa phương; trong đó thì cam kết mở cửa thị trường dịch vụ là một trong những vấn đề trọng tâm nhất Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO của Việt Nam được tiến hành theo các nguyên tắc và quy định của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Không chỉ vậy, xét về mặt từ ngữ, việc bổ sung thêm đối tượng dịch vụ không mâu thuẫn với thuật ngữ “kinh doanh theo phương thức đa cấp” mà pháp luật Việt Nam đang sử dụng, bởi phương thức kinh doanh thì hoàn toàn có thể bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ Ngoài ra, việc kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng là hàng hóa hay dịch vụ về bản chất không vi phạm nguyên tắc chung trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, không ảnh hưởng hay gây thiệt hại đến môi trường kinh doanh và xã hội, ngược lại còn đem lại sự bình đẳng, tự do lựa chọn phương thức kinh doanh của chủ thể, phù hợp với xu thế trên thế giới Do đó, việc thừa nhận và bổ sung này sẽ tạo sự công bằng cho các thương nhân trong lĩnh vực dịch vụ 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài 1 Luật Cạnh tranh 2004 2 Luật Cạnh tranh 2018 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp 4 Nghị định 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp 5 Đạo luật số 500 về Bán hàng trực tiếp và chống mô hình kim tự tháp bất chính năm 1993 của Malaysia (Direct sales and Anti-Pyramid Scheme Act of Malaysia 1993) 6 Luật giám sát tiếp thị đa cấp 2014 của Đài Loan (Multi-Level Marketing Supervision Act of Taiwan 2014) II Sách 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 III Luận án, luận văn 1 Trần Ngọc Dung, “Pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2021 2 Trần Thị Khuyên, “Pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016 IV Bài viết, tạp chí 1 ThS Trần Thị Phương Liên, “Điều chỉnh hành vi bán hàng đa cấp bất chính dưới góc độ Luật Cạnh tranh”, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế, số 10/2017, https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv240/2017/CVv240S1 02017032.pdf, truy cập ngày 16/11/2023 2 Nguyễn Ngọc Hà, “Bán hàng đa cấp bất chính và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống hành vi vi phạm pháp luật”, Tạp chí Nghề luật, số 09/2021, https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/328431/CVv358S 92021041.pdf, truy cập ngày 18/11/2023 9 3 ThS.LS Lê Văn Sua, “Hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị”, Bộ Tư Pháp, 28/3/2017, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2118, truy cập 16/11/2023 IV Trang web 1 “What is Direct Selling?”, Trang thông tin chính thức của Direct Selling Association of Malaysia (DSAM), https://dsam.org.my/what-is-direct- selling/#:~:text=THE%20DIFFERENCE%20%26%20SIMILARITIES-,CON VENTIONAL%20DISTRIBUTION%20SYSTEM%20%26%20DIRECT%20 SELLING,some%20permanent%20place%20of%20business, truy cập ngày 17/11/2023 2 “Multi-level Marketing’s Deep Roots in Taiwan”, AmCham Taiwan Business Topics, https://topics.amcham.com.tw/2020/02/multi-level-marketing-taiwan/, truy cập ngày 18/11/2023 10

Ngày đăng: 25/03/2024, 18:56

Xem thêm:

w