- Ngành nghề kinh doanh: + Vận tải Đường bộ + Vận tải đường thủy nội địa + Dịch vụ logistic + Dịch vụ môi giới hành hải - Bên cạnh đó còn có những sản phẩm dịch vụ cụ thể của công ty là:
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Phương
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ VẬN
TẢI NGỌC MINH 3
1.1 Khái quát về công ty 3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 4
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5
1.4 Cơ sở vật chất và tình hình lao động của Công ty 7
1.5 Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ 8
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 8
1.5.2 Công tác tổ chức lao động của công ty 10
1.5.3 Hệ thống thông tin kế toán của công ty 11
1.6 Nghiên cứu sự vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán 12
1.7 Khảo sát quy trình thu thập, ghi chép, tính toán, tổng hợp, truyền dẫn, khai thác, bảo mật và lưu trữ thông tin kế toán 15
1.8 Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với các phần hành kế toán 16
1.8.1 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ 16
1.8.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 18
1.9 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 19
1.10 Nghiên cứu tổ chức hệ thống kế toán tài chính về kế toán quản trị 20
1.10.1 Tổ chức hệ thống kế toán tài chính 20
1.10.2 Tổ chức hệ thống kế toán quản trị 21
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 23
2.1 Kế toán vốn bằng tiền 23
Trang 32.1.1 Kế toán tiền mặt (Tài khoản 111) 23
2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng (Tài khoản 112) 31
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38
2.3 Kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh 46
2.3.1 Kế toán Bán hàng 46
2.3.2 Xác định kết quả kinh doanh 55
2.4 Lập báo cáo tài chính 59
2.4.1 Các bước lập báo cáo tài chính 60
2.4.2 Nội dung từng phần của báo cáo 61
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 65
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết cấu và nội dung phản ánh TK 111 25
Bảng 2: Kết cấu và nội dung phản ánh TK 112 33
Bảng 3:Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 41
Bảng 4: Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511 48
Bảng 5: Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911 57
Bảng 6: Thông tin chủ yếu trên bảng cân đối kế toán 62
Bảng 7: Thông tin chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 63
Bảng 8: Thông tin chủ yếu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 64
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1: Cơ cấu bộ máy công ty 5
Hình ảnh 2: Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán của công ty 8
Hình ảnh 3: Sơ đồ hình thức ghi sổ của Công ty 14
Hình ảnh 4: Sơ đồ Tài khoản 111 26
Hình ảnh 5: Quy trình lập hoàn tất của Phiếu Thu 27
Hình ảnh 6: Quy trình lập hoàn tất của Phiếu Chi 28
Hình ảnh 7: Sổ quỹ Tiền mặt Tháng 12 năm 2021 30
Hình ảnh 8: Sổ Nhật ký chung Tháng 12 năm 2021 31
Hình ảnh 9: Sổ Cái TK 111 Tháng 12 năm 2021 31
Hình ảnh 10: Sơ đồ Tài khoản 112 34
Hình ảnh 11: Quy trình hoàn tất của Uỷ nhiệm Chi 35
Hình ảnh 12: Quy trình hoàn tất của Giấy báo Có 36
Hình ảnh 13: Sổ tiền gửi ngân hàng tại Ngân Hàng MB 38
Hình ảnh 14: Sổ nhật ký chung Tháng 12 năm 2021 39
Hình ảnh 15: Sổ Cái TK 112 Tháng 12 năm 2021 39
Hình ảnh 16: Sơ đồ tài khoản 334 42
Hình ảnh 17: Quy trình lập hoàn tất của Bảng thanh toán lương 43
Hình ảnh 18: Sổ Nhật kí chung Tháng 12 năm 2021 45
Hình ảnh 19: Sổ Cái TK 334 Tháng 12 năm 2021 46
Hình ảnh 20: Sơ đồ tài khoản 511 50
Hình ảnh 21:Quy trình lập hoàn tất của hóa đơn bán dịch vụ 51
Hình ảnh 22: Sổ Nhật kí chung Tháng 12 năm 2021 54
Hình ảnh 23: Sổ Cái TK 511 Tháng 12 năm 2021 55
Hình ảnh 24: Sơ đồ Tài khoản 911 58
Hình ảnh 25: Sổ Nhật ký chung Tháng 12 năm 2021 60
Hình ảnh 26: Sổ Cái TK 911 Tháng 12 năm 2021 60
Trang 7MỞ ĐẦU
Với nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, không thể không nhắc đến sự
có mặt của loại hình lưu thông thương mại hàng hóa dịch vụ Và trong đó vận tải chiếm một vị trí quan trọng trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến với mọi người Nền kinh tế của nước Việt Nam ta nói riêng và các nước trên Thế Giới nói chung thì đầu tư vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường biển , đường hàng không, đường sắt được coi như
là nguồn nhựa sống của một thân cây vững chắc Bên cạnh đó thì những ngành đầu tư vậntải đó lại có những chức năng, loại hình, vai trò, vị trí khác nhau nhưng chúng lại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng tạo nên một nền kinh tế phát triển cho nước ta Do
đó ngành đầu tư vận tải ngày càng phổ biến và phát triển ở trong nước và các nước trên Thế Giới để việc giao thương giữa các nước được thuận tiện nhất
Trước những sự giao thương trong ngành đầu tư vận tải đó thì nhà nước ta khuyến khích và luôn tạo động lực cho các Doanh nghiệp, Công ty phát triển để cho nền kinh tế nước ta đi lên một tầm cao mới Ngành Đầu tư Vận tải trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và sôi nổi có thể nói là cạnh tranh gay gắt và không hề thua kém gì so với các ngành khác trong nước ta Các ngành nghề, Công ty, DN đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau để cùng nhau liên kết chặt chẽ để tạo cho nền kinh tế nước ta ngàycàng đa dạng và phát triển qua nhiều khía cạnh
Đứng trước những sự kì vọng của Nhà nước ta nhiều Công ty, DN không ngừng nỗlực để phát triển nền kinh tế hội nhập hiện nay Bên cạnh đó phải kể đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Vận tải Ngọc Minh Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các cô, các anh chị Phòng Kế toán hành chính của công ty cũng như sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn Kế toán của khoa
Bài báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
PHẦN I: Giới thiệu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Vận tải Ngọc Minh.PHẦN II: Công tác kế toán các nghiệp vụ kế toán tài chính
PHẦN III: Kết luận
Trang 8Bên cạnh những tài liệu, thông tin em tìm hiểu của công ty và bên ngoài các nguồntham khảo không thể tránh khỏi những thiếu sót vì có nhiều sự hạn chế Nhưng với một tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu của em thì em kính mong các thầy cô của khoa Quản trịTài chính và các cán bộ đang công tác tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Vận tải Ngọc Minh có thể tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ VẬN TẢI NGỌC MINH.
1.1 Khái quát về công ty.
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Vận tải Ngọc Minh
- Tên giao dịch: NGOC MINH TRANSINCO
- Tên quốc tế: NGOC MINH Transport Investment Limited Company
- Địa chỉ: 117 Lê Lai, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
- Điện thoại: 0906.145.556
- Email: vantaingocminhhp@gmail.com
- Mã số thuế: 0201608655
- Người đại diện Pháp luật: Ông Nguyễn Văn Trừu
- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 14/01/2015 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phốHải Phòng cấp
- Ngày hoạt động: 10/01/2015
- Số vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND (Bằng chữ: Mười tỷ Việt Nam đồng)
Trang 101.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Chức năng chính của công ty chủ yếu là kinh doanh hoạt động về dịch vụ vận tải
liên quan đến vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, dịch vụ logistic, dịch vụ môi giới hàng hải
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Vận tải Đường bộ
+ Vận tải đường thủy nội địa
+ Dịch vụ logistic
+ Dịch vụ môi giới hành hải
- Bên cạnh đó còn có những sản phẩm dịch vụ cụ thể của công ty là:
+ Vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy nội địa;
+ Bốc xếp hàng hóa;
+ Vận tải đường bộ;
+ Vận tải đường bộ bằng xe tải, container, xe bồn;
+ Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;
+ Cho thuê xe có động cơ (xe ô tô);
+ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
+ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày ( khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày);
+ Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí ( bán buôn dầu thô, bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan);
Công ty đã và đang có nền tảng tài chính vững mạnh, và đội ngũ thành viên công
ty dày dặn kinh nghiệm đã thu hút được sự hợp tác đối với các công ty lớn và các khách hàng tiềm năng Công ty sẽ hướng tới và đưa ra những dịch vụ chất lượng trên thị trường
để đem tới sự thắng lợi trong nền kinh tế của Hải Phòng nói riêng và nền kinh tế của xã hội Việt Nam nói chung
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
GIÁM ĐỐC
Trang 11- Bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Vận tải Ngọc Minh nhỏ gọn, đầy đủ và rõ ràng song vẫn đảm bảo đem đến những dịch vụ chất lượng cho
khách hàng Những kết quả tốt hiện có trên thị trường do công ty tạo ra phần lớn do sự điều hành hợp lý từ những vị trí, bộ phận cấp cao đến cấp trung gian và cấp cơ sở, các cấpphối hợp và liên kết với nhau chặt chẽ, điều đó được thể hiện qua từng chức năng, nhiệm
vụ của từng bộ phận của công ty như sau:
1) Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Văn Trừu
- Là người đứng đầu trong công ty, có trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chức năng, các nhà đầu tư và toàn thể các cán bộ công nhân về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2) Phòng kinh doanh
- Thực hiện việc tiếp cận và nghiên cứu thị trường khách hàng
- Thực hiện các chiến lược giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hành mới
- Thực hiện và phân bổ kế hoạch, tổ chức các hoạt động kinh doanh
- Đề xuất các chiến lược Marketing cùng với các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm
Kinh doanh
vụ của công
ty qua điện thoại
Tư vấn dịch
vụ trực tiếp tại công ty
vận tải,
Nhân viên hỗ trợ sửa chữa thiết bị, xe chở hàng hóa
Nhân viên giám sát hành trình xe, bảo hành phương tiện và các thiết bị
Lưu trữ hồ sơ
Tuyển dụng
Hình ảnh 1: Cơ cấu bộ máy công ty
Trang 12- Thực hiện các công tác phát triển thị trường, các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và chịu trách nhiệm trước bộ phận ban giám đốc về các hoạt động của
DN, công ty trong đó bao gồm cả nhiệm vụ và thẩm quyền được giao
3) Phòng kế toán
- Thực hiện việc ghi chép, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của công ty
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, nộp, thanh toán, phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, sai phạm chế độ, quyđịnh của công ty
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Giám đốc công ty
4) Phòng dịch vụ khách hàng
- Tương tác với khách hàng giúp cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ và sử dụng dịch vụ của công ty
- Tổ chức ghi nhận, tổng hợp các ý kiến phản hồi của khách hàng về công ty
- Tổ chức và xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng các thông tin và dịch vụ của công ty
-Tổ chức thực hiện các cuộc thăm hỏi khách hàng và lập báo cáo phân tích ý kiến của khách hàng để cải thiện công việc
5) Phòng điều vận
- Nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý
điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến điều hành vận tải, kĩ thuật trong công ty
- Quản lý những vấn đề liên quan đến kĩ thuật, công nghệ trong các kế hoạch của doanh nghiệp
Trang 13- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị, xe tải, xe chở hàng của công ty.-Giám sát hành trình của tất cả các đầu xe trong công ty.
- Quản lý đội ngũ kĩ thuật viên
- Bộ phận kĩ thuật thiết bị xe Container, xe tải… của công ty: luôn theo dõi và thay thế sửa chữa định kì để vận chuyển hàng hóa, vật liệu trên đường được an toàn
6) Phòng nhân sự
- Theo dõi và đánh giá nguồn nhân lực của công ty Ngọc Minh Transinco
- Xây dựng các kế hoạch và chương trình cho công ty mình
- Xem xét những tình hình biến động ở trong DN, công ty
- Tuyển dụng nhân sự mới vào làm việc theo yêu cầu của công ty
- Tiếp nhận và sàng lọc các hồ sơ xin việc của các ứng viên
- Thực hiện sự phối hợp giữa các phòng ban trong Ngọc Minh Transinco
1.4 Cơ sở vật chất và tình hình lao động của Công ty.
- Cơ sở vật chất của công ty:
+ Mặt bằng số 117 Lê Lai, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng diện tích 325m2 (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định) làm trụ sở chính của công ty
+ Phương tiện vận tải: 3 đầu kéo loại 135CV, 8 sà lan loại 250T, 3 tàu tự hành 720T, tổng cộng là 4160 tấn phương tiện
+ Phương tiện vận tải đường thủy tàu Ngô Quyền 85 trọng tải 2000T
+ Phương tiện vận tải đường bộ: 5 xe vận tải bằng 42.5 tấn phương tiện
- Tình hình sử dụng lao động:
- Ban điều hành của công ty gồm có:
+ Ông Nguyễn Văn Trừu ( Giám đốc công ty)
+ Bà Nguyễn Thu Hương ( Kế toán trưởng công ty )
Và gồm có 30 lao động là cán bộ, nhân viên của công ty
Trang 141.5 Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
1) Kế toán trưởng : Bà Nguyễn Thu Hương
- Lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phòng kế toán tài chính
- Theo dõi quản lý dòng tiền, các khoản phải thu, phải trả
- Lập kế hoạch tài chính phục vụ cho hoạt động SXKD cho công ty
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về nguồn vốn và giá dự toán, công tác quản lý,
sử dụng vốn của công ty
- Trích lập các quỹ, nộp ngân sách và sao lưu dữ liệu
2) Kế toán viên bán hàng: Bà Vũ Thị Xuyên
- Thu thập xử lý dữ liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế của DN như phiếu thu, phiếu chi,…
- Đối chiếu số liệu giữ các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và chi tiết
- Cung cấp số liệu cho Giám đốc hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu và giải trình số liệu cho cơ quan thuế
Hình ảnh 2: Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán Bán hàng Tiền lương Kế toán
Kế toán
Trang 15- Giúp kế toán trưởng làm bản báo cáo phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị.
- Hạch toán TSCĐ, chi phí trả trước và các khoản bảo hiểm, KPCĐ
3) Kế toán tiền lương: Bà Nguyễn Thị Thúy Hảo
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán ở các hoạt động
sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép về tiền lương theo dúng chế
độ, đúng quy định
- Lập báo cáo về tiền lương và các khoản trích theo lương theo định kỳ
- Theo dõi tình hình trả và tạm ứng tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động
4) Kế toán thuế: Bà Lê Thị Ngọc Ánh
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm.
- Hàng tháng kế toán thuế phải lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT
- Thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình tồn đọng ngân sách, hoàn thuế công ty
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế cũng như kiểm tra đơn đầu vào
- Cập nhật kịp thời các thông tin và nghiệp vụ về thuế
5) Thủ quỹ: Bà Nguyễn Thị Toan
- Thực hiện thu, chi tiền mặt đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Hạch toán chính xác các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt và làm báo cáo về quỹ tiền mặt trong công ty
- Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt của công ty
- Thực hiện việc thu, chi tiền mặt của cơ quan đơn vụ theo những kế hoạch đã đề rahoặc những công việc cần thiết, hiệu quả
1.5.2 Công tác tổ chức lao động của công ty.
- Nguyên tắc:
Trang 16+ Phân công lao động là yếu tố đầu tiên của tổ chức lao động, luôn dựa vào chuyênmôn nghiệp vụ được đào tạo của người lao động để duy trì được khả năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng người khi được phân công
+ Đảm bảo tính thống nhất hành động trong việc phân công lao động để thực hiệncông việc đạt được hiệu suất đã đặt ra
- Hình thức phân công lao động:
Luôn xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động công tytrong quá trình kinh doanh dựa vào những nguyên tắc, chuẩn mực chuyên môn hóa
- Công tác tổ chức lao động do phòng tổ chức nhân sự tham mưu thực hiện:
+ Xây dựng nội quy quản lý cán bộ của các phòng ban trong công ty
+ Thường niên tổ chức triển khai việc nhận xét, đánh giá cán bộ
+ Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong công ty
+ Thực hiện công tác điều phối nhân sự
+ Xây dựng phương án tổ chức, hoàn thiện các phương án tổ chức sản xuất kinhdoanh các đơn vị, phòng ban trong công ty phù hợp với các nhiệm vụ được phân công
- Công tác đào tạo:
+ Điều hành cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo yêu cầu của Ban giámđốc
+ Nâng cao quy chế đào tạo, nghiệp vụ cho các cán bộ
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương trongtoàn công ty
+ Thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện làm việc trong môi trường tiêu chuẩn chocán bộ công nhân viên theo quy định
+ Tạo ra những chế độ đãi ngộ nhân viên để khuyến khích nhân viên trong công tylàm việc luôn có hiệu quả
1.5.3 Hệ thống thông tin kế toán của công ty.
- Phương pháp chuyên môn kế toán:
Trang 17- Mục đích: Hạch toán chi tiết, đầy đủ chính xác và theo dõi quá trình biến độngchi phí, quản lý chi phí của từng đối tượng cụ thể.
- Bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thông tin, kiểm tra tình trạng và
sự vận động của các đối tượng, nghiệp vụ kế toán để làm căn cứ xử lý thông tin
+ Phương pháp cân đối kế toán: là phương pháp tổng hợp số liệu từ các tài khoản
kế toán dựa trên tính cân đối của các đối tượng để phục vụ cho công tác kế toán và côngtác quản lý
+ Phương pháp tài khoản ghi sổ: là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trìnhvận động của tài sản, phân loại theo từng bộ phận của tài sản
+ Phương pháp thống kê, kiểm kê, đánh giá: là phương pháp theo dõi tình hìnhhạch toán chi phí của từng đối tượng kế toán
+ Hệ thống thông tin kế toán (AIS): là hệ thống để công ty sử dụng để thu thập,tổng hợp, quản lý, lưu trữ, xử lý và báo cáo dữ liệu tài chính - kế toán
- Trình độ ứng dụng công nghệ:
- Nếu kế toán làm bằng tay, thủ công sẽ gặp phải những khó khăn:
+ Nhầm lẫn, sai xót khi vào sổ
+ Dễ xảy ra thất lạc, mất mát trong việc lưu trữ chứng từ kế toán
+ Phải thật cẩn trọng trong việc sắp xếp các bộ chứng từ, giấy tờ ghi chép của côngty
=> Việc áp dụng hệ thống kế toán trên máy tính cho văn phòng sẽ đảm bảo đượcnhững lợi ích sau:
+ Tránh được những sai xót, nhầm lẫn và có thể khắc phục, xử lý được những saixót đó một cách nhanh chóng, dễ dàng
+ Quản lý được toàn bộ dữ liệu chứng từ của văn phòng một cách khoa học
+ Tính an toàn, bảo mật chứng từ của công ty cũng được sắp xếp hợp lý
+ Việc xử lý dữ liệu cũng nhanh gọn, chính xác và đạt hiệu suất cao
Trang 18+ Tinh giản được đội ngũ nhân sự của công ty Một nhân sự của văn phòng có thể
xử lý được nhiều công việc cùng một lúc
- Quá trình sử dụng hệ thống của công ty: Công ty xử dụng phần mềm kế toánMisa
- Hiệu quả khi sử dụng:
+ Việc vào sổ nhanh gọn, chính xác, thông tin rõ ràng minh bạch trên từng dữ liệuchứng từ
+Vô cùng tiết kiệm được thời gian và công sức, chi phí của cán bộ
+ Nâng cao hiệu quả làm việc của các nhân công kế toán
1.6 Nghiên cứu sự vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản chứng
từ, sổ sách và báo cáo kế toán.
Hình thức tổ chức ghi sổ kế toán của Công Ty TNHH Đầu tư Vận tải Ngọc Minh
là hình thức ghi sổ Nhật ký chung và sử dụng phần mềm Kế toán Misa
- Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung của công ty:
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dungkinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký đểghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
- Kỳ kế toán: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm dương lịch
- Hệ thống báo cáo được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy địnhcủa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày26/08/2016
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp Khấu trừ
- Giá trị khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng
- Đơn vị hạch toán theo kỳ kế toán là quý
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Hệ thống chứng từ kế toán trong công ty được tổ chức theo quy định của chế độ
kế toán hiện hành Chứng từ kế toán được lập từ doanh nghiệp hay từ bên ngoài chuyển
Trang 19đến đều phải tập trung vào Phòng Kế toán của công ty Bộ phận kế toán tiếp nhận và kiểmtra, xác minh tính hợp lý, chính xác của chứng từ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán,định khoản và ghi sổ kế toán Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán.
Hình ảnh 3: Sơ đồ hình thức ghi sổ của Công ty.
Trong đó:
Ghi hàng hàng:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
-Trình tự ghi sổ Nhật ký chung của Công ty:
a Công việc hàng ngày
- Hàng ngày căn cứ chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào sổ Nhật
ký chung được ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trang 20b Công việc cuối tháng, quý, năm
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo Tài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung
Hệ thống tài khoản kế toán:
Một số tài khoản mà Công ty sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp: TK 111; TK112; TK131(chi tiết từng khách hàng); TK 133; TK 1388 ; TK 136;
TK 141 (chi tiết từng nhân viên ); TK 141, TK 142 ; TK 154 ; TK 211.1; TK2112; TK 214; TK 241; TK331 (chi tiết từng đơn vị cung cấp); TK 3331; TK 3334; TK 3338; TK 311;TK 334; TK 338; TK 335: TK 336; TK 411, TK 421, TK 511, TK 515, TK 621, TK
622, TK 623, TK 627, TK 642 , TK 711, TK 811, TK 911
Hệ thống báo cáo tài chính (Báo cáo tài chính theo năm) gồm có:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN): Được lập trên cơ sở số dư của các tàikhoản từ loại 1 đến loại 4 trên Sổ cái tài khoản, Bảng cân đối các số dư Dựa trên Bảngcân đối kế toán kế toán lập các tỷ suất tài chính để đánh giá tình hình tài chính cũng nhưhiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B02-DNN): Được lậptrên cơ sở tổng số phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Báo cáo này được sử dụng
để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty và phân tích các tỷ suất
về khả năng sinh lời
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN): Do các nghiệp vụ liên quan đếnvốn bằng tiền tại Công ty rất nhiều với giá trị lớn nên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập
để theo dõi dòng tiền luân chuyển của Công ty trong một kỳ kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN): Được lập theo đúng quyếtđịnh của Bộ trưởng Bộ tài chính
1.7 Khảo sát quy trình thu thập, ghi chép, tính toán, tổng hợp, truyền dẫn, khai thác, bảo mật và lưu trữ thông tin kế toán.
* Quy trình xử lý thông tin kế toán trong công ty:
Trang 21- Bước thu thập đầu tiên của quá trình xử lý thông tin về hoạt động kinh tế củacông là lập chứng từ xử lý và ghi nhận thông tin của các hoạt động.
- Ghi nhật ký: Dựa trên các chứng từ gốc đã được kiểm trra, kế toán bắt đầu tiếnhành phân tích các số liệu để xác nhận các tài khoản bị ảnh hưởng Kế toán sử dụng các
sổ Nhật ký để thực hiện công việc này bằng cách làm việc và nhập dữ liệu trực tiếp trênphần mềm kế toán của công ty
- Ghi sổ tài khoản: Các nghiệp vụ kinh tế ngay khi được phân tích ở giai đoạn ghiNhật ký, kế toán tiến hành chuyển số liệu này vào các tài khoản kế toán tổng hợp ỏ trong
hệ thống tài khoản của công ty Bước này còn được gọi là ghi Sổ Cái Trường hợp đốitượng kế toán phản ánh trên các tài khoản tổng hợp sẽ được theo dõi, giám sát chi tiết ởnhiều thông tin bổ sung kèm theo thì kế toán sẽ vận dụng hệ thống các sổ chi tiết để theodõi
- Thực hiện các bút toán điều chỉnh: Cuối tháng kế toán cần tiến hành thực hiệncác bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ, tính toán kết quả kinhdoanh, công việc này cũng được thực hiện theo quy trình ghi Nhật ký rồi chuyển ghi tàikhoản kế toán
- Kiểm tra số liệu kế toán: Quá trình phân tích, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế của
kế toán có thể bị sai nên kế toán cần kiểm tra lại số liệu ghi chép trên sổ kế toán Thôngthường, kế toán sẽ lập các bảng cân đối tài khoản, bảng kê chi tiết để kiểm tra số liệu kếtoán Ngoài ra các kế toán còn tiến hành các thủ tục đối chiếu sổ sách với thực tế hoặc vớicác nguồn ghi chép độc lập khác có liên quan như ngân hàng, khách hàng,
- Lập báo cáo kế toán: Đây là bước công việc cuối cùng trong quy trình xử lý sốliệu của kế toán Ngoài các báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc, các báo cáo quản trị
có thể được lập tùy theo nhu cầu của người quản lý trong doanh nghiệp Báo cáo sau khiđược thiết lập cần được chuyển giao cho người sử dụng theo phương thức, kênh thông tinphù hợp với quy định của Nhà nước và chính sách của công ty
* Quy trình lưu trữ, bảo mật thông tin của công ty:
- Tổ chức sắp xếp, lưu trữ: Thông tin kế toán khi đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có
hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ (hồ sơ chứng từ kế toán sổ kế toánchi tiết, báo cáo quản trị hoặc hồ sơ sản phẩm, ) Trong từng bộ hồ sơ, thông tin kế toán
Trang 22phải được sắp xếp theo đối tượng kế toán được theo dõi, thứ tự, thời gian phát sinh, bảođảm hợp lý, dễ tra cứu,
- Tổ chức kho lưu trữ: Công ty tổ chức kho lưu trữ tài liệu với điều kiện có đủtrang thiết bị bảo quản và các điều kiện đảm bảo an toàn tài liệu kế toán lưu trữ
- Tổ chức ghi chép, theo dõi tài liệu lưu trữ: Mở sổ kế toán theo dõi tài liệu kế toánlưu trữ để ghi chép, theo dõi và quản lý tài liệu kế toán lưu trữ Sổ theo dõi tài liệu kế toánlưu trữ có các nội dung chủ yếu: loại tài liệu lưu trữ, số liệu, ngày tháng đưa vào lưu trữ,hiện trạng tài liệu khi đưa vào lưu trữ, thời hạn lưu trữ,
- Phân công người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo quản kho tàiliệu: Người quản lý kho phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ sự mất mát, hư hỏng đối vớitài liệu được lưu trữ do chủ quan mình gây ra Người quản lý và bảo quản tài liệu kế toánlưu trữ không được phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xem, sử dụng tài liệu kế toánlưu trữ nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu hoặc người được ủyquyền của người đứng đầu đơn vị
- Trường hợp có nguy cơ hoặc phát hiện tài liệu kế toán lưu trữ bị mất, mối mọt,
hư hỏng, người quản lý, bảo quản tài liệu kế toán phải báo cáo ngay cho người đứng đầuđơn vị để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục
1.8 Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với các phần hành kế toán.
1.8.1 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các tổ chức, đơn vị Trên
cơ sở đó có thể đánh giá rủi ro xảy ra để tìm biện pháp ngăn chặn hiệu quả tất cả các mụctiêu của công ty, bảo vệ tài sản của công ty
- Hệ thống kiểm soát còn bảo vệ tài sản của công ty, đơn vị: Tài sản của công tygồm có tài sản hữu hình và vô hình Những tài sản đó có thể lạm dụng, đánh mất, thất lạchoặc sử dụng vào những mục đích phạm pháp nếu không được bảo vệ, quản lý bởi các hệthống kiếm soát thích hợp Điều đó cũng được áp dụng tương tự với tài sản phi vật chấtkhác ví dụ như chứng từ sổ sách kế toán, giấy tờ tài liệu quan trọng của công ty
- Bên cạnh đó hệ thống còn phải đảm bảo sự tin cậy của thông tin: Chứng từ kinh
tế tài chính được kế toán xử lý và cũng là căn cứ quan trọng hình thành nên những quyết
Trang 23định của các nhà quản lý Do đó các thông tin đưa ra phải chính xác, kịp thời và có độ tincậy cao và phản ánh đầy đủ nội dung chủ yếu của các nghiệp vụ kinh tế.
- Không thể không nói đến việc đảm bảo thực hiện các chế độ pháp lý trong doanhnghiệp Điều đó còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thểđược thể hiện qua hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
+ Ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác và lập báo cáo tài chính một cách chính xác,trung thực và khách quan trên các phương diện
+ Duy trì kiểm tra, tuân thủ các chính sách quy định có liên quan tới hoạt động củacông ty
+ Đảm bảo được hiệu của các hoạt động, năng lực trong quá trình làm việc, quản
+ Tính xác thực: Bộ máy cơ cấu quản lý cho phép ghi chép những nghiệp vụ xảy ra
và có thực khi cho vào sổ sách của doang nghiệp
+ Tính đầy đủ: Luôn phản ánh đầy đủ, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảyra
+ Sự đánh giá: Liên kết các nghiệp vụ đưa ra phải đảm bảo chính xác và không xảy
ra sai xót trong việc tính toán các phần hành công việc
+ Sự phân loại: Các nghiệp vụ được ghi chép và vào sổ sách phải đúng đắn vàchính xác phù hợp với tính pháp lý quy định
+ Quy trình chuyển sổ và tổng hợp: Số liệu mà kế toán khi vào sổ phải được tínhtoán chính xác và chuyển vào đúng sổ sách sau đó tổng hợp trên các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp
1.8.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
* Kiểm soát:
Trang 24Trong kiểm toán báo cáo tài chính, bộ phận kiểm toán phải đánh giá hệ thống vềkiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát không chỉ làm cơ sở về xác minh phạm vi thực hiện
cơ bản về số dư của các nghiệp vụ mà còn làm xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội
bộ của doanh nghiệp
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo một trình tự nhất địnhgồm 4 bước sau:
B1: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thốngkiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc
B2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trênbáo cáo tài chính
B3: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát nội bộ
B4: Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ
* Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên báo cáo tài chính.
- Các bước đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ:
+ Nhận diện mục tiêu kiểm soát
+ Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù
+ Nhận diện đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát
* Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
- Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế, thủ tục kiểm soát đểgiảm những sai sót thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ phần hành kế toán
- Phương pháp:
- Nếu thử tục để lại dấu vết trên tài liệu:
+ Kiểm tra tài liệu
+ Thực hiện lại thủ tục kiểm soát
- Nếu thủ tục không để lại dấu vết trên tài liệu:
Trang 25+ Quan sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ.
+ Phỏng vấn nhân viên đơn vị về thủ tục kiểm soát
* Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ.
- Bảng đánh giá kiểm soát nội bộ phản ánh các thông tin
- Mục tiêu của kiểm soát nội bộ với từng khoản mục, chu trình, nghiệp vụ
- Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ được kiểm toán viên thu thập
- Bản chất, tính hệ thống trong rủi ro tương ứng
- Nguyên tắc thiết kế, vận hành thủ tục kiểm soát
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ứng từng khoản mục
1.9 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán.
- Tổ chức kiểm tra kế toán: Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toántrong doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách chế độ được ban hành, thông tin cung cấp
có độ tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả
- Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc thực hiện các nội dung của công tác kế toán, tổchức bộ máy kế toán và người làm kế toán, tổ chức quản lý và các hoạt động nghề nghiệp,chấp hành các quy định của pháp luật về kế toán
- Để thực hiện tốt các nội dung trên, công tác kiểm tra kế toán cần đảm bảo các yêucầu sau:
+ Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu vớichế độ, thể lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành.Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục
+ Luôn phải thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểmtra
+ Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra;những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung,sửa đổi về chế độ kế toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính
Trang 26- Đơn vị kế toán cấp có quyền và chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán các đơn vị cấpdưới, đồng thời chịu sự kiểm tra của cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý tài chínhtheo chế độ kiểm tra kế toán.
1.10 Nghiên cứu tổ chức hệ thống kế toán tài chính về kế toán quản trị.
1.10.1 Tổ chức hệ thống kế toán tài chính.
Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính
kế toán phục vụ cho các nhu cầu thông tin của các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanhnghiệp là chính Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn, tài sảncủa doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệtrong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài
A, Đặc điểm của kế toán tài chính doanh nghiệp:
- Kế toán tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bênngoài doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo tính khách quan, thống nhất kế toán tài chínhphải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia
- Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh, nghĩa là được tổ chức ở tất cả các đơn vị
kế toán và hệ thống sổ ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đềuphải tuân thủ các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận
- Báo cáo của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính tổng quát về sản nghiệp,kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ báo cáo của kế toán tài chính đượcthực hiện theo quy định kỳ thường là hàng năm
B, Việc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy tắc sau:
- Tổ chức công tác kế toán tài chính phải đúng những quy tắc trong luật kế toán vàchuẩn mực kế toán
- Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với các chế độ, chính sách, thể lệvăn bản pháp quy về kế toán do nhà nước ban hành
- Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh, hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của công ty
Trang 27- Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với yêu cầu và trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán tài chính phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm vàhiệu quả
Những nguyên tắc trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tổ chứcthực hiện tốt và đầy đủ nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong công ty
Thực chất của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp là tổchức ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức phát sinh theo nhữngnội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù hợp với chínhsách chế độ quản lý kinh tế quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanhnghiệp để phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý vĩ mô và nềnkinh tế
C, Những nội dung cơ bản của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp:
- Tổ chức kiểm tra kế toán
- Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán
- Tổ chức trang bị, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin
1.10.2 Tổ chức hệ thống kế toán quản trị.
Kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọnnhững phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sảnxuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sửdụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất
Trang 28A, Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị doanh nghiệp cung cấp, doanh nghiệp cấp, có thể khái quát kế toán quản trị.
Bao gồm:
- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (mua sắm, sử dụng các đối tượnglao động – hàng tồn kho, tư liệu lao động – tài sản cố định, tuyển dụng và sử dụng laođộng – lao động tiền lương)
- Kế toán quản trị về chi phí và giá thành sản phẩm (nhận diện sản phẩm, phân loạichi phí, giá thành sản phẩm, lập dự toán chi phí, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành, lậpbáo cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định, )
- Kế toán quản trị về doanh thu và kết quả kinh doanh (phân loại doanh thu, xácđịnh giá bán, lập dự toán doanh thu, tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ phíchung, xác định kết quả chi tiết, lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận, theocác tình huống ra quyết định )
- Kế toán quản trị các khoản nợ
- Kế toán quản trị các hoạt động đầu tư tài chính
- Kế toán quản trị các hoạt động khác của công ty
B, Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ chức năng quản lý, kế toán quản trị
*Bao gồm:
- Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế
- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết
- Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện mục tiêu
- Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị
Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin thực hiện
mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự đoán, dự tính, ) Mặt khác,thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị mà còn bao gồm các thôngtin khác (hiện vật, thời gian lao động, )
Trang 29CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ
- Khi tiến hành, nhập xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đỷ chữ
ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ,… theo quy định của chế
độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập xuất quỹ đính kèm
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngàyliên tục theo trình tự các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tạimọi thời điểm
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹphải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toántiền mặt Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân
và kiến nghị xử lý biện pháp chênh lệch
Trang 30B, Kết cấu và nội dung phản ánh
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ
nhập quỹ;
- Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ
phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời
điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ
tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán)
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ,vàng xuất quỹ;
- Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụtquỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giálại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thờiđiểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệgiảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán)
Số dư bên nợ: Các khoản tiền mặt còn
tồn quỹ tại thời điểm báo cáo
Bảng 1: Kết cấu và nội dung phản ánh TK 111
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt
Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam
Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp
Trang 31Hình ảnh 4: Sơ đồ Tài khoản 111
Trang 32C: Quy trình luân chuyển chứng từ.
Phiếu Thu:
- Sau khi có tiền mặt về hoặc tiền gửi ngân hàng về, khách hàng thanh toán, thanh
lý bán tài sản… Phiếu thu sẽ được lập Phiếu thu được ghi đầy đủ nội dung và ký tên vào Người lập phiếu, sau đó chuyển qua cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt rồi chuyểnvào kho cho Thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ Sau khi làm đủ thủ tục đủ các chữ ký thì lưu trữ phiếu thu
- Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán thanh toán ghi
sổ kế toán
Hình ảnh 5: Quy trình lập hoàn tất của Phiếu Thu
Trang 33Phiếu Chi:
Bước 1: Người đề nghị chi tiền lập Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng,
… chuyển cho Kế toán thanh toán;
Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu chi nộp lên Kế toán trưởng;
Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi, nếu không hợp lý sẽ trả lại phiếu chi cho
kế toán thanh toán chỉnh sửa, còn nếu hợp lý sẽ chuyển lên Giám đốc hoặc Người được
ủy quyền để ký duyệt Phiếu chi;
Bước 4: Giám đốc ký duyệt Phiếu chi sau đó chuyển lại Kế toán thanh toán;
Bước 5: Kế toán thanh toán tiếp nhận Phiếu chi đã được duyệt giao cho Thủ quỹ;Bước 6: Thủ quỹ tiến hành ký và xuất tiền cho Người đề nghị và lấy đầy đủ chữ kýbên nhận tiền;
Hình ảnh 6: Quy trình lập hoàn tất của Phiếu Chi.
Trang 34D: Nghiệp vụ phát sinh
- Nghiệp vụ 1: Ngày 24/12/2021, Công ty chi tiền thanh toán Cước phí chứng từ, Phí vệ sinh Container ( Cont: 40HC) bằng tiền mặt giá đã thanh toán là 330.000 đồng ( Thuế GTGT: 10%)
Nợ TK 154: 300.000 đồng
Nợ TK 133: 30.000 đồng
Có TK 111: 330.000 đồng
- Phiếu Chi + Hóa đơn thanh toán Cước phí ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Công
ty < Kèm theo chứng từ trang sau>
- Nghiệp vụ 2: Ngày 31/12/2021, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đại Dương trả tiền Cước vận chuyển bằng tiền mặt giá đã thanh toán là 8.910.000 đồng ( Thuế GTGT là 10%)
Trang 35E: Ghi sổ kế toán liên quan.
Đối với tài khoản 111, công ty có 3 loại sổ liên quan là Sổ Quỹ, Sổ Nhật ký chung,
Sổ Cái
Hàng ngày những chứng từ phát sinh của TK 111 ( Phiếu thu, phiếu chi,…) được
Kế toán thanh toán ghi vào sổ Quỹ và sổ Nhật ký chung, từ sổ Nhật ký chung ghi vào sổCái TK 112 Sổ Quỹ và sổ Cái là 2 loại sổ có quan hệ đối chiếu kiểm tra Đến cuối tháng
Kế toán tổng hợp thực công tác ghi Bảng cân đối số phát sinh để lập Báo cáo tài chính
Hình ảnh 7: Sổ quỹ Tiền mặt Tháng 12 năm 2021
Hình ảnh 8: Sổ Nhật ký chung Tháng 12 năm 2021
Trang 362.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng (Tài khoản 112)
A: Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm cáckhoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn cứ để hạch toán trêntài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngânhàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảochi,…) Thực tế tiền gửi ngân hàng của công ty chỉ có tiền Việt Nam công ty kế toán tiềngửi ngân hàng sử dụng tiểu khoản 1121 - Tiền Việt Nam
*Hạch toán tài khoản này cần tuân thủ một số quy định sau:
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếuvới các chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị, sốliệu của chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ ngân hàng thì đơn vị phải thông báo chongân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng chưa xác định đượcnguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo nợ,giấy báo có hoặc bản sao kê Số chênh lệch trong trường hợp số liệu của kế toán lớn hơn
số liệu của ngân hàng ghi vào bên nợ tài khoản 138 "phải thu khác" Còn trong trườnghợp số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng ghi vào bên có tài khoản 338 "phảitrả, phải nộp khác" Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra đối chiếu, xác định nguyên nhân đểđiều chỉnh số liệu ghi sổ
- Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toánriêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp
để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loạitiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết sổ tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng để tiệncho việc kiểm tra, đối chiếu
- Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng
mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng